1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học

22 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 157 KB

Nội dung

Ưu điểm của giải pháp cũ - Các tổ trưởng thực hiện khá tốt vai trò của mình, biết quản lý và điều hànhcác công việc, hoàn thành nhiệm vụ; - Hồ sơ của tổ trưởng đúng quy định, nội dung

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

2 Lĩnh vực áp dụng: Quản lý giáo dục tiểu học

3 Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1 Tình trạng giải pháp đã biết

3.1.1 Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới

- Trường có 5 tổ khối chuyên môn (từ khối 1 đến khối 5), số thành viên trongmỗi tổ khối tương đối đồng đều, có từ 7 - 8 thành viên;

- Các thành viên trong tổ khối thường không cố định, có thay đổi hàng năm

do vậy về chuyên môn của giáo viên cũng có phần hạn chế Một số giáo viên cònhạn chế bề dày kinh nghiệm giảng dạy ở khối lớp đang phụ trách;

- Đa số giáo viên đạt chuẩn về chuyên môn nhưng còn một số ít chưa có ý chíphấn đấu học để nâng chuẩn, nâng cao trình độ; ý thức chưa cao trong việc xâydựng tập thể tổ vững mạnh Chưa phát huy hết vai trò của mỗi cá nhân trong hoạtđộng của tổ;

- Tổ trưởng chưa phát huy đúng vai trò của mình, còn “ vị nễ” một vài thànhviên trong tổ;

- Phát triển đội ngũ nhà giáo để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

là hết sức cần thiết Trong trường học, việc xây dựng tổ khối chuyên môn vữngmạnh nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học và từng bước nâng cao ý thứccộng tác, tay nghề của giáo viên Phát huy vai trò của Tổ trưởng là một yêu cầu cấp

Trang 2

- Từ trước đến nay, có rất ít những đợt tập huấn về công tác quản lý, cũng như

tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng của tổ chuyên môn

3.1.2 Ưu điểm của giải pháp cũ

- Các tổ trưởng thực hiện khá tốt vai trò của mình, biết quản lý và điều hànhcác công việc, hoàn thành nhiệm vụ;

- Hồ sơ của tổ trưởng đúng quy định, nội dung khá đầy đủ, có kế hoạch hoạtđộng và theo dõi rõ ràng, cập nhật kịp thời;

- Tổ trưởng tổ chức sinh hoạt chuyên môn đúng quy định, có đề ra và thựchiện tốt các công việc, nhiệm vụ được giao;

- Giáo viên có phấn đấu trong giảng dạy, đạt nhiều thành tích; tham gia đầy

đủ các buổi họp, sinh hoạt chuyên môn ở trường, cụm và cấp huyện; có tinh thầntrách nhiệm trong công việc cũng như trong việc học tập nâng cao trình độ chuyênmôn

3.1.3 Khuyết điểm của giải pháp cũ

- Chưa tạo ra môi trường, điều kiện tốt để tạo sự đoàn kết nội bộ cao trong tổ;giáo viên thật sự quan tâm, gần gũi, giúp đở lẫn nhau; tự nguyện tham gia học tậpcác lớp nâng chuẩn chuyên môn, quản lý;

- Một số tổ trưởng còn vị nễ, chưa phát huy tốt vai trò của mình, chưa mạnhdạn đóng góp xây dựng đồng nghiệp trên tinh thần đoàn kết;

- Chưa có giải pháp hữu hiệu cho giáo viên tay nghề chưa vững vàng (và giáoviên bộ môn) nâng cao năng lực sư phạm;

- Chưa có giải pháp hay để hỗ trợ, giúp đỡ tổ trưởng chuyên môn thật sự bảnlĩnh, chủ động, sáng tạo trong sinh hoạt tổ; giải quyết nhanh các vấn đề bức xúc; tựtin trong công việc, tạo được sự đồng thuận cao các thành viên trong tổ và mọingười;

- Việc phối hợp giáo dục, bồi dưỡng học sinh (nhất là học sinh năng khiếu)giữa giáo viên chủ nhiệm và bộ môn chưa chặt chẽ, kết quả chưa cao

Trang 3

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

3.2.1 Mục đích của giải pháp

Tìm ra một số biện pháp xây dựng tập thể tổ khối chuyên môn vững mạnhgóp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục đạt kết quả cao Tổ chuyên môn là một bộphận trong các bộ ban của trường, đảm nhận các chức năng thực thi các nhiệm vụchính trị, chuyên môn của nhà trường đề ra Muốn nâng cao chất lượng hoạt độngcủa các tổ chuyên môn, cán bộ quản lí chuyên môn phải chú trọng đến việc nângcao chất lượng hoạt động của tổ Tìm các biện pháp để phát huy vai trò, nhiệm vụcủa từng thành viên trong tổ chuyên môn nhất là người tổ trưởng, phấn đấu đạtnhiều thành tích của bản thân và góp phần xây đựng khối đoàn kết vững mạnh, thúcđẩy chất lượng giáo dục đạt kết quả cao hơn

3.2.2 Nội dung của giải pháp

a) Những tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so giải pháp cũ

Nghiên cứu tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ

chuyên môn cụ thể và thiết thực sẽ:

- Là cơ sở để tổ chuyên môn định hướng được bước đi trong năm học mộtcách có hệ thống;

- Là động lực thu hút được sự nhiệt tình tham gia hội họp với ý muốn của mỗithành viên là nâng cao tay nghề, có tầm hiểu biết bao quát hơn;

- Giúp tổ trưởng chuyên môn tự tin, nhẹ nhàng và bản lĩnh hơn để thực hiệntốt các công việc;

- Giúp các thành viên trong tổ phối hợp chặt chẽ nhau trong giảng dạy, giáodục học sinh; thật sự đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và cuộcsống; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

b) Cách thức và các bước thực hiện của giải pháp

- Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt

+ Đầu năm, Hiệu trưởng phân công tôi là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên

Trang 4

môn Tôi tiếp tục tìm hiểu, cập nhật thêm thông tin về giáo viên: quá trình đào tạo,năng lực, trình độ chuyên môn, hoàn cảnh gia đình, sở trường nguyện vọng …Tôicòn xem lại các nội dung ghi nhận các hạn chế về soạn giảng, hồ sơ tổ, phiếu ghinhận các tiết dạy điểm chưa cao …; lắng nghe và phân tích dư luận về chất lượngcác công việc Từ đó, tôi nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt mộtcách khách quan, khoa học, cụ thể;

+ Trong quá trình tìm hiểu, ngoài giáo viên thuộc nhóm tích cực (ủng hộ lãnh đạo, hòa đồng với mọi người), tôi đặc biệt quan tâm những giáo viên nhóm trung gian (không mặn mà, không chống đối với lãnh đạo) và giáo viên lớn tuổi … để có

biện pháp quản lí cho phù hợp

- Sắp xếp phân công việc trong tổ

+ Đây là khâu hết sức quan trọng trong công tác, phân công việc hợp lí sẽ tạođiều kiện cho mọi người phát huy được tài năng; hiệu quả, chất lượng giáo dụcđược nâng cao hơn;

+ Tôi đã nắm được mặt mạnh, mặt yếu của Tổ trưởng chuyên môn và giáoviên các khối Trong cuộc họp đầu năm học, tôi tham mưu với Hiệu trưởng, vớiHội đồng giáo dục trường phân công một vài trường hợp đổi khối chuyên môn hoặcgiữ lại sử dụng lâu dài Phối hợp với các bộ ban trong nhà trường chọn giáo viên cónăng lực để bồi dưỡng học sinh năng khiếu Trước khi đề xuất tôi có lưu ý một sốquan điểm:

Quán triệt quan điểm sử dụng theo đào tạo;

Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo vì lợi ích của học sinh(bố trí giáo viên cũ xen giáo viên mới, giáo viên giỏi kèm giáo viên còn hạn chế để

hỗ trợ khi soạn giảng và trao đổi kinh nghiệm …);

Chọn giáo viên nhiệt tình, đủ năng lực, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụtrong môi trường mới;

Trang 5

Quan tâm đúng mức tới nguyện vọng, sức khoẻ của mỗi thành viên.

- Đề xuất tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

+ Trình độ, tài năng sư phạm của giáo viên chỉ có thể đạt được khi tiến hành

các hoạt động một cách tự giác, độc lập, thường xuyên rút kinh nghiệm về công

việc của bản thân và đồng nghiệp và không ngừng học tập;

+ Trong thời đại hiện nay, đất nước ta đang phát triển và hội nhập quốc tế,lượng kiến thức của nhân loại và những sự thay đổi không ngừng diễn ra trong đờisống xã hội, điều đó đòi hỏi con người phải học, học nữa, học mãi Điều này lạicàng đúng với người giáo viên khi đối tượng của lao động sư phạm tiểu học - trẻ

em với tất cả tiềm năng vô tận - đang phát triển rất nhanh về mọi mặt;

+ Trong các cuộc họp lãnh đạo trường, tôi mạnh dạn đề xuất vấn đề là trường

có kế hoạch tiếp tục khuyến khích việc học tập nâng cao trình độ, tạo môi trường,điều kiện thuận lợi cho giáo viên đăng ký học tập theo nguyện vọng của mình (nhất

là các giáo viên có năng lực lãnh đạo, tạo nguồn cho cán bộ quản lý) Giáo viên vừahọc tập vừa đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ ở tổ chuyên môn, ở trường;

+ Tôi động viên được 02 giáo viên đăng ký và tham gia học nâng chuẩn vềchuyên môn (đại học) Đề xuất việc đưa giáo viên dự nguồn cán bộ quản lý học tập

về quản lý trường học, trung cấp lý luận chính trị - hành chính, lớp Thanh tra viên;

+ Qua học tập người giáo viên sẽ cập nhật hoá về trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ; quản lý …; được rèn luyện kỹ năng thực hiện tốtnhững phương pháp, hình thức tổ chức mới trong dạy học, biết sử dụng các thiết bịcông nghệ hiện đại, biết tìm kiếm những kiến thức trên mạng để giảng dạy cho tốthơn Giáo viên tìm hiểu, nắm bắt các kiến thức về quản lý, lý luận, kinh tế - chínhtrị - hành chính, thanh tra; các vấn đề đất nước ta đang phát triển và hội nhập quốc

tế Giáo viên sẽ có nhiều thuận lợi, vận dụng tốt trong giảng dạy và khi được bổnhiệm là cán bộ quản lý;

Trang 6

+ Ngoài việc tham gia việc học trên, trường còn qui định giáo viên ghi chépđầy đủ các chuyên đề do trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức; các đợt thaogiảng trong cụm chuyên môn, thao giảng cấp huyện Việc tự học bồi dưỡng thườngxuyên, tôi tư vấn cho tổ trưởng nên chọn trước các modun có nội dung thiết thực vàcấp thời, để áp dụng thực tiển phù hợp;

+ Các buổi họp, tôi luôn thường xuyên động viên đến từng giáo viên về họctập trên tinh thần: Toàn thể giáo viên đều phải tham gia học tập, đăng ký các lớphọc nâng chuẩn; coi tự học - tự bồi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng, xây dựng tổchuyên môn thành đơn vị tự học, tự bồi dưỡng;

+ Theo tôi, những nội dung tự học - tự bồi dưỡng mà giáo viên cần thườngxuyên thực hiện là: Tự học bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch của trường; kiếnthức chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động dạy học; tìm hiểu đất nước tatrong thời kì hội nhập quốc tế; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phẩm chấtnhà giáo; đặc biệt là tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,nêu cao tinh thần trách nhiệm, tránh chủ nghĩa cá nhân

- Tăng cường việc dự giờ, thao giảng ở trường

+ Trong xây dựng kế hoạch chuyên môn năm học, tôi lên kế hoạch dự giờ,thao giảng, giao chỉ tiêu cho từng cá nhân, tổ rất cụ thể và có biện pháp tổ chứcthực hiện, kiểm tra, đánh giá;

+ Sau các tiết dự giờ, ngoài việc kiểm tra vở học sinh, tôi thường quan tâmviệc giáo viên thực hiện phương pháp dạy phân hoá học sinh, học sinh chậm tiến,phân bố thời gian các hoạt động, soạn dạy các nội dung thế vào (theo công văn số5842/BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo) đối với các tiết quy định không dạy

Từ đó trao đổi, thảo luận giúp giáo viên hiểu và thực hiện tốt hơn về việc điềuchỉnh nội dung dạy học các môn học Ngoài ra, tôi còn chú ý theo dõi giáo viênthực hiện theo tinh thần Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT như thế nào, để trao đổi, rútkinh nghiệm;

Trang 7

+ Đối với các tiết dạy khó hoặc có nội dung lồng ghép, nhất là những tiếtđiều chỉnh nội dung dạy học theo công văn số 5842/BGD&ĐT của Bộ Giáo dục vàĐào tạo, tôi thường đi dự giờ đột xuất hoặc đề nghị các khối tổ chức thao giảng đểrút kinh nghiệm;

+ Tôi đặc biệt quan tâm đến các nội dung mới quy định phải giảng dạy như:Phương pháp Bàn tay nặn bột, thực hiện các chuyên đề, việc lồng ghép giáo dụcứng phó với biến đổi khí hậu, giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo, về antoàn giao thông, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các kĩthuật dạy học… Sau khi cung cấp tài liệu, hướng dẫn thực hiện, tôi đã phối hợp các

bộ ban trong trường tổ chức thao giảng để rút kinh nghiệm và thường xuyên dự giờ

để kiểm tra, điều chỉnh kịp thời;

- Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn

+ Trong năm, tôi có xây dựng kế hoạch phối hợp các bộ ban trong trườnggiao lưu với các trường trong và ngoài huyện về nhiều mặt: văn nghệ, thể dục thểthao, … trong đó có trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn;

+ Tôi chủ động phối hợp tổ chức giao lưu với 2 trường tiểu học ở huyện BaTri và Giồng Trôm theo đúng kế hoạch;

+ Ngoài việc dự giờ trong trường, trong cụm chuyên môn theo kế hoạch, tôi

đã tổ chức cho giáo viên mới đổi khối và giáo viên (nhất là giáo viên bộ môn) taynghề còn hạn chế đến dự giờ, trao đổi, học hỏi các trường bạn; dự thao giảng ở cáccụm chuyên môn khác Từ đó, giáo viên đúc kết nhiều kinh nghiệm về chuyênmôn, tay nghề ổn định và có tiến bộ thêm;

+ Tôi thường gặp gỡ, trao đổi, học hỏi với cán bộ quản lý nhiều kinh nghiệm

về chuyên môn: lập hồ sơ sổ sách, việc tổ chức dạy học sinh năng khiếu, nâng caochất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, việc thực hiện Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT

- Coi trọng sinh hoạt tổ khối chuyên môn

+ Sinh hoạt tổ chuyên môn là một công việc rất quan trọng trong nhà trường,

Trang 8

là môi trường thuận lợi để các thành viên trong tổ có điều kiện học hỏi, trao đổikinh nghiệm, đồng thời nắm bắt những nội dung, yêu cầu mới về chuyên môn Đây

là khâu then chốt để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của mỗi cá nhân;

+ Tôi tư vấn, trao đổi thêm cho tổ trưởng cách thức và các nội dung trongbuổi họp: Tổ trưởng phải biết dựa trên công việc của Ban giám hiệu để đề ra kếhoạch hoạt động cụ thể, linh động phù hợp với tình hình ở tổ theo năm, tháng, tuần.Phải biết cách tổ chức một buổi họp từ hình thức đến nội dung Trong mỗi buổihọp, tổ trưởng phải chủ động nêu lên những vấn đề bức xúc, khó khăn mà tổ cònvướng mắc hay những mặt còn hạn chế để cùng các thành viên bàn bạc, tìm rahướng khắc phục kịp thời;

+ Tôi còn tư vấn cho tổ trưởng: với mỗi nội dung cần bàn, phải gợi mở chotừng thành viên mạnh dạn nêu ý kiến để đi đến điểm thống nhất Tổ phải bàn sâu vềchuyên môn như: thảo luận đưa ra phương pháp dạy các môn học, tiết học khó;thảo luận các nội dung dạy lồng ghép để soạn bài… Tổ rút kinh nghiệm về thựchiện chương trình (tiến độ, thuận lợi, khó khăn); về việc dự giờ, thăm lớp, tổ chứcchuyên đề; tìm nguyên nhân và biện pháp giúp học sinh học yếu; việc sử dụng đồdùng dạy học trong các tiết dạy, đổi mới phương pháp dạy học, việc lồng ghép cácnội dung, sử dụng giáo án có ứng dụng công nghệ thông tin; các ưu điểm, nhượcđiểm, hướng khắc phục

+ Tôi còn yêu cầu tổ trưởng bàn bạc về việc thực hiện Thông tư 30 của BộGD&ĐT (thuận lợi, khó khăn, đề nghị); việc soạn giảng trong tổ: Soạn đủ các mônhọc (theo nhiệm vụ được phân công); thực hiện đổi mới phương pháp, sử dụng hiệuquả đồ dùng dạy học; tìm cách giải quyết các vấn đề khó nảy sinh trong soạn giảng(nhất là các bài có nhiều nội dung lồng ghép); thống nhất các nội dung lồng ghép,tìm phương pháp dạy các bài khó trong tuần, trong tháng, dạy phân hóa đối tượnghọc sinh; sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học;

+ Tôi thường yêu cầu tổ trưởng nghiên cứu trước các văn bản chỉ đạo chuyên

Trang 9

môn của các cấp (nhất là các công văn mới và công văn chỉ đạo về chuyên môn),

có dự kiến trước và bàn biện pháp thực hiện; thảo luận các vấn đề nổi bật vềchuyên môn, về các công việc của trường trong phiên họp;

+ Việc phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộmôn (và cả với gia đình) là rất quan trọng Tôi tư vấn với tổ trưởng phải có kếhoạch phối hợp với các giáo viên bộ môn để theo dõi, kiểm tra, trao đổi việc họctập của học sinh từng lớp trong khối Đối với việc bồi dưỡng những học sinh mũinhọn, giáo viên bộ môn và chủ nhiệm phải thường xuyên liên hệ nhau để cùng sắpxếp, hỗ trợ, tạo điều kiện phù hợp và thuận lợi nhất cho các em được bồi dưỡng Đểhọc sinh vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trên lớp vừa đạt kết quả cao trong các

kỳ thi;

+ Trong năm, nội dung dạy học các tổ chuyên môn phải tiếp tục thực hiệnđiều chỉnh theo công văn số 5842/BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết hợpvới công văn số 1310/SGD&ĐT-GDTH của Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre vềđiều chỉnh nội dung dạy học các môn học ở tiểu học Nội dung chính cần thảo luận

là điều chỉnh nội dung dạy học và Chuẩn kiến thức, kỹ năng sao cho phù hợp vàđúng tinh thần của các công văn này

- Xây dựng mối quan hệ tình đồng nghiệp giữa các thành viên trong tổ + Đây là một vấn đề không thể thiếu trong môi trường sư phạm Tôi chủ động

phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở và tổ trưởng chuyên môn trong cáchoạt động để thực hiện;

+ Tăng cường việc xây dựng các mối quan hệ giữa các thành viên trong tậpthể từ nhân cách của mỗi người: yêu mến tôn trọng đồng nghiệp - học sinh, quantâm hợp tác giáo dục, lo lắng công việc chung của tổ, của trường, trách nhiệm với

xã hội, ý thức tổ chức, tôn trọng lãnh đạo;

+ Tôi thường tâm sự “Phải thật sự dân chủ hoá hoạt động của tổ”, tạo điềukiện cho mọi người tham gia vào những công việc chung, tích cực đóng góp xây

Trang 10

giáo viên không phải chỉ có ở tổ chức công đoàn mà các bộ ban trong trường phải

có trách nhiệm chung Từ lý lẽ đó, tôi luôn chủ động đề xuất những chế độ tuy nhỏnhưng có tác động rất lớn đến tinh thần của giáo viên Chẳng hạn có chế độ hỗ trợgiáo viên luyện học sinh đạt các giải qua các kỳ thi giải Toán, Tiếng Anh quaInternet, thi Tin học trẻ cấp huyện, tỉnh và toàn quốc (từ xã hội hóa);

+ Ngoài ra, tôi đã phối hợp chặt chẽ với công đoàn tổ chức thăm viếng, hỗ trợ

về nhiều mặt khi cá nhân, gia đình đồng nghiệp gặp khó khăn, bệnh hoặc có hữu

sự

- Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động dạy học

+ Trong kế hoạch chuyên môn năm học, tôi đã xây dựng nội dung kiểm tra,

cụ thể: kiểm tra đánh giá việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học,việc soạn bài; kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; việc thực hiện Thông

tư 30 của Bộ GD&ĐT… Ngoài ra, tôi còn qui định về các loại hồ sơ, sổ sách, vềviệc thực hiện chuyên môn;

+ Từng nội dung kiểm tra, tôi lên kế hoạch trong tháng, tuần và theo sự chỉđạo của Hiệu trưởng Hoạt động kiểm tra, đánh giá được tổ chức càng chu đáo,công phu, càng đạt hiệu quả cao Qua mỗi lần kiểm tra, tôi điều ghi nhận những ưuđiểm, hạn chế của từng giáo viên để trao đổi riêng và rút kinh nghiệm chung qua

Trang 11

các lần họp chuyên môn Tôi vừa động viên cá nhân và tập thể làm tốt, vừa đưa rađược các biện pháp để chỉnh sửa những hạn chế, tạo động lực cho họ phát triển; + Hàng tháng, trong các lần họp chuyên môn, tôi thông báo thời gian thựchiện chương trình các tuần trong tháng; yêu cầu tổ trưởng chuyên môn kiểm tra tiến

độ thực hiện chương trình Còn Ban giám hiệu kiểm tra chương trình của giáo viênqua các lần kiểm tra toàn diện, chuyên đề, đột xuất;

+ Khi duyệt các loại hồ sơ, sổ sách của giáo viên, hồ sơ tổ, tôi đã hướng dẫn,

tư vấn cho cá nhân, tổ trưởng hoàn thiện hơn về nội dung và phù hợp theo quyđịnh Ngoài ra, tôi còn kiểm tra giáo viên việc thực hiện các công văn và quy định

về chuyên môn; nhất là những nội dung mới như: Phương pháp Bàn tay nặn bột;việc lồng ghép giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, giáo dục tài nguyên môitrường biển, hải đảo, về giáo dục an toàn giao thông, việc học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh, các kĩ thuật dạy học;

+ Theo công văn số 5842/BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn

số 1310/SGD&ĐT-GDTH của Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre về điều chỉnh nộidung dạy học các môn học ở tiểu học và một số công văn chuyên môn khác, tôi tiếptục kiểm tra giáo án để xem có bổ sung, điều chỉnh về các nội dung qui định haykhông; về mục tiêu, thời gian hoặc tựa bài khi nội dung thay đổi; việc soạn nộidung thế các tiết không dạy, các nội dung lồng ghép;

+ Để thực hiện tốt theo tinh thần Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT, tôi yêu cầucác tổ trưởng báo cáo những khó khăn, thắc mắc (giữa và cuối các học kỳ) để cùngtrao đổi, giải quyết Ngoài ra, tôi còn chú ý giáo viên thực hiện Thông tư 30 qua dựgiờ, duyệt sổ để hỗ trợ kịp thời

- Quan tâm tổ trưởng chuyên môn

+ Tổ trưởng chuyên môn là nhân tố quan trọng góp phần cho sự thành cônghay thất bại mọi công việc trong tổ;

Ngày đăng: 24/10/2017, 14:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w