Quy hoạch cộng đồng được quy định hoặc lồng ghép trong các văn bản pháp luật về dân chủ cơ sở, quản lý quy hoạch - kiến trúc và quản lý đầu tư xây dựng và các văn bản dưới luật có liên quan.
QTKD Bất động sản 49 Quy hoạch cộng đồng LỜI MỞ ĐẦU Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa đã kéo theo quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Các đô thị luôn giữ vai trò là đầu tàu trên con đường tiến bộ, văn minh. Các đô thị lớn thường đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại, văn hóa của xã hội, là động lực của sự tiến bộ trong những giai đoạn lịch sử cũng như những thời điểm chuyển biến mang tính cách mạng. Cho đến ngày nay, khái niệm đô thị đã trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi, mọi quốc gia trên thế giới. Điều đó khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của đô thị- đô thị hóa đối với sự phát triển của mỗi vùng, mỗi khu vực và mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Là một trong số những nước nghèo( tính theo GDP bình quân đầu người ) trong số các nước đang phát triển, quá trình đô thị hóa đã mang lại cho Việt Nam những chuyển biến tích cực về mọi mặt. Tuy nhiên, một quá trình đô thị hóa ồ ạt, vội vàng đã dẫn đến những vấn đề nan giải về môi trường, văn hóa, xã hội,…. Những qui hoạch tuy được đưa ra nhưng không được thực hiện và trở thành quy hoạch treo, một trong những nguyên nhân quan trọng là do không có được sự đồng thuận của người dân. Nhận thức rõ được điều đó, hiện nay trong những năm vừa qua, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách đổi mới về công tác quy hoạch cộng đồng thông qua hệ thống văn bản pháp luật về sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch cộng đồng. Quy hoạch cộng đồng được quy định hoặc lồng ghép trong các văn bản pháp luật về dân chủ cơ sở, quản lý quy hoạch - kiến trúc và quản lý đầu tư xây dựng và các văn bản dưới luật có liên quan. Mặc dù vậy, việc áp dụng quy hoạch cộng đồng vào Việt Nam hiện nay còn rât nhiều điều vướng mắc. Hiểu đúng và thực hiện tốt qui hoạch cộng đồng là một vấn đề hết sức quan trọng quyết định sự thành công của các dự án quy hoạch. Do vậy nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài ” Quy hoạch cộng đồng” với mong muốn góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình phát triển đô thị hóa của vùng và cả nước. 1 QTKD Bất động sản 49 Quy hoạch cộng đồng Nhóm thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Ths. Bùi Thị Hoàng Lan đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này. I. Cơ sở lí thuyết quy hoạch cộng đồng 1. Các khái niệm cơ bản Phương pháp quy hoạch đô thị có sự tham gia của cộng đồng đã được nghiên cứu và áp dụng tại các nước phát triển trên thế giới từ những năm 60 của thế kỉ trước và đã đạt được những thành công đáng kể. Quy hoạch đô thị có sự tham của cộng động đảm bảo cho người dân trong các dự án quy hoạch đô thị, tăng mức độ cam kết của dự án và nhờ đó tăng tính bền vững của dự án. Trong đó, cộng đồng là nền tảng của loại hình quy hoạch này. - Cộng đồng được hiểu theo nghĩa rộng là một thể thống nhất các đối tượng ( động vật và thực vật ) sống trong cùng một môi trường, có đặc tính chung là thể hiện mối quan hệ và sự tương tác qua lại lẫn nhau bằng nhiều cách. Cộng đồng còn được hiểu theo nghĩa hẹp là một tập hợp dân cư sinh sống trên cùng một lãnh thổ thường có mối quan tâm chung, có ý thức/ tình cảm về sự thống nhất trong một địa phương , có khả năng tham gia nhũng hoạt động mang tính tập thể vì quyền lợi của các thành viên trong cộng đồng địa phương đó. - Cộng đồng đô thị là trung tâm hợp hoặc trung tâm chuyên ngành lớn, phức tạp và không thuần nhất về mặt xã hội ( thành phần và nguồn gốc dân cư ), hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất công nghiệp và thương mại, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước hoặc một vùng lãnh thổ. - Qui hoạch cộng đồng là qui hoạch đô thị, nó vừa là khoa học vừa là nghề thuật về tổ chức chức sắp xếp không gian sống, không gian chức năng, kiến trúc đô thị cho các đô thị và các khu vực đô thị trên cơ sở điều tra, dự báo tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị có sự tham gia của cộng đồng để hướng tới sự bền vững. - Khái niệm sự tham gia của cộng động có thể hiểu như sau : 2 QTKD Bất động sản 49 Quy hoạch cộng đồng + Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà Chính phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các dịch vụ đô thị cho tất cả cộng đồng. + Sự tham gia của cộng đồng là quá trình trong đó các dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình qui hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. + Sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho những người chịu ảnh hưởng của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án. + Sự tham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực của cộng đồng, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị cho nhà nước. 2. Sự cần thiết của quy hoạch cộng đồng - Người dân có quyền tham gia vào việc ra quyết định vì kết quả của các quyết định trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. - Sự tham gia của cộng đồng làm tăng sức mạnh người dân bởi vì khi làm việc cùng nhau sẽ tăng tính tự tin và khả năng để giải quyết các vấn đề khó khăn trong cộng đồng. - Sự tham gia của cộng đồng đảm bảo thu được những kết quả của dự án tốt hơn vì chính người dân biết rõ nhất là họ cần gì, những khả năng của họ và có thể dùng các nguồn lực riêng cho các hoạt động của cộng đồng. - Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch là chức năng cao nhất, thể hiện cam kết của người dân và tăng tính hiệu quả của dự án như: + Sự tham gia của nhiều người được hưởng lợi giúp đảm bảo cho dự án sẽ đạt được các mục tiêu của nó. + Tăng tính hiệu quả của dự án thông qua việc trao đổi ý kiến với những người được hưởng lợi trong suốt quá trình lập kế hoạch cũng như sự tham gia của họ trong công tác quản lý, thực hiện và điều hành dự án. + Ðảm bảo cho những người tham gia chủ động dành hết tâm trí vào việc quy hoạch và thực hiện dự án. 3. Đặc điểm của quy hoạch cộng đồng - Lấy không gian người dân đang sinh sống làm nền tảng, không đặt vào không gian trí thức hóa nghiêm ngặt. - Thể hiện tính dân chủ, đề cao công bằng xã hội. 3 QTKD Bất động sản 49 Quy hoạch cộng đồng - Làm gia tăng sức mạnh của cộng đồng. - Cần sử dụng phương pháp cụ thể, thích hợp để tránh nhất trí giả tạo. - Có hiệu quả hơn đối với những cộng đồng có mức sống cao hay đồng nhất về mặt xã hội. 4. Các mức độ tham gia của cộng đồng - Cộng đồng kiểm soát quá trình quy hoạch. - Các nhóm dân cư trong cộng đồng được giao quyền tham gia vào các hoạt động quy hoạch khác nhau. Có sự phối hợp giữa cộng đồng và chính quyền địa phương trong quá trính quy hoạch. - Chính quyền xem xét, đáp ứng các nhu cầu của nhân dân trong cộng đồng. - Chính quyền trao đổi, bàn bạc với các nhóm dân cư. - Chính quyền thông báo cho dân biết các thông tin cơ bản của quy hoạch. - Chính quyền ra quyết định và thông báo quyết định trước khi thực hiện. - Chính quyền vận động nhân dân làm theo các quyết định. 5. Qui trình tham vấn cộng đồng Để quá trình tham vấn cộng đồng đạt hiệu quả cao, thực hiện theo 5 bước sau : • Chuẩn bị tham vấn : - Lựa chọn các vấn đề tham vấn. - Chuẩn bị câu hỏi. - Lập kế hoạch thực hiện. - Chuẩn bị nguồn lực cần thiết. • Thực hiện tham vấn : - Truyền thông về việc tham vấn. - Thử nghiệm công cụ tham vấn và điều chỉnh. - Thực hiện tham vấn theo kế hoạch. • Xử lý phân tích thông tin và dữ liệu - Phân tích, xử lý thông tin và dữ liệu thu được. - cần Lập báo cáo tổng hợp về các thông tin, dữ liệu. • Phản hồi: - Gửi ý kiến phản hồi tới cộng đồng. • Thực hiện điều chỉnh bổ sung : - Xem xét, đánh giá các ý kiến có tác động tới nội dung quy hoạch - Xác định, thực hiện các điều chỉnh bổ sung theo quy hoạch. 4 QTKD Bất động sản 49 Quy hoạch cộng đồng II. Thực trạng quy hoạch cộng đồng tại Việt Nam 1. Thực trạng chung của quy hoạch cộng đồng tại Việt Nam Trong những năm vừa qua, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội phát huy một bước quyền làm chủ của nhân dân, nhờ đó đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Đối với công tác qui hoạc đô thị, quy chế dân chủ cơ sở đang từng bước được cụ thể hóa thông qua hệ thống văn bản pháp luật về sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư. Các quy định về qui hoạch cộng đồng được ban hành hoặc lồng ghép trong các văn bản pháp luật về dân chủ cơ sở, quản lý quy hoạch - kiến trúc và quản lý đầu tư xây dựng cùng các văn bản dưới luật có liên quan. Qua đó đã cho thấy được vai trò hết sức quan trọng của nhân dân và sức mạnh to lớn của đoàn kết dân tộc trong công cuộc phát triển bền vững đô thị và xây dựng đất nước. Nắm bắt được tình hình như vậy, thời gian vừa qua đã có nhiều dự án chú trọng đến tham vấn cộng đồng ở một số nội dung nhất định như : Tuyên bố rộng rãi cho dân cư đặc biệt là các hộ dân nằm trong vùng quy hoạch biết về dự án; Tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử chi đại diện các hộ gia đình về các vấn đề nổi cộm và gây nhiều tranh cãi trong quá trình qui hoạch; Sử dụng các hình thức trên phương tiện thông tin đại chúng nhằm truyền thông cho nhân dân biết nội dung qui hoạch, qua đó nhân dân góp ý bằng văn bản, thư kiến nghị…;Tiếp nhận thư dân nguyện, đơn khiếu nại (tùy theo lĩnh vực) và phản hồi. Sự tham gia, tham vấn ý kiến cộng đồng bước đầu đã đem lại những chuyển biến khả quan, kết quả đáng ghi nhận : + Có sự chuyển biến trong nhận thức về tham vấn trong qui hoạch đô thị trong các đối tượng dân cư. Đối với người dân, hoạt động tư vấn bước đầu tạo được sự thay đổi trong cách nghĩ, trong nhận thức về công tác quản lý đô thị theo phương pháp mới. Người dân có cơ hội tích cực, chủ động tham gia vào các quy trình của công tác quy hoạch tại địa phương mình. Qua đó thể hiện được vai trò của mình đối với những vấn đề của địa phương, do vậy ở một số dự án đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí trong dân cao hơn, việc 5 QTKD Bất động sản 49 Quy hoạch cộng đồng quy hoạch diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Bởi vậy người dân đánh giá cao phương pháp này và mong muốn được tham gia nhiều hơn nữa vào việc đóng góp ý kiến vào các dự án. + Đối với các cấp lãnh đạo, quản lý nhà nước về qui hoạch đô thị, hoạt động tư vấn đã mang lại ý nghĩa tích cực trong việc hỗ trợ ra quyết định đảm bảo cân đối lợi ích của các bên liên quan đến dự án. Là cơ sở để sửa đổi, bổ sung phương án qui hoạch đô thị sát với thực tế và mong muốn của người dân đạt được tính khả thi cao trong quá trình thực hiện. Thêm nữa, thông qua hoạt động tham vấn cán bộ quản lý qui hoạch đô thị đã có thêm nhiều nguồn thông tin và cách nhìn tổng thể về phát triển đô thị, khu dân cư. Từ đó có tầm nhìn chiến lược, nhận định các vấn đề mang tính cấp bách và đưa ra các giải pháp cụ thể tùy thuộc vào sự cần thiết của từng nhiệm vụ phát triển. + Đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, hoạt động tham vấn cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp đưa ra những đề xuất, giải pháp, kiến nghị cụ thể tháo gỡ những khó khăn, bức xúc từ người dân trong hoạt động của mình. Thực tế ở nhiều dự án các doanh nghiệp đã có những ý kiến đóng góp có giá trị trong việc huy động nguồn lực để thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Cũng như người dân, cộng đồng các doanh nghiệp đánh giá cao việc đổi mới trong lập qui hoạch và mong muốn các ý kiến đóng góp của họ được ghi nhận và xem xét một cách nghiêm túc. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại những bất cập chưa được thực hiện nghiêm túc trong quá trình quy hoạch như thiếu những quy định, cơ chế chặt chẽ và chi tiết bảo đảm sự tham gia hiệu quả của cộng đồng trong hoạt động qui hoạch đô thị, đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Do vậy việc tham vấn ở một số nơi, trong một số trường hợp chỉ dừng lại ở việc lấy ý kiến, mang tính hình thức . Cơ chế giải đáp, tiếp thu ý kiến tham vấn còn nhiều bất cập, chưa được thực hiện nghiêm túc trong quá trình thực hiện quy hoạch. 2. Dự án cải tạo vỉa hè Hồ Gươm 2.1. Giới thiệu dự án cải tạo vỉa hè Hồ Gươm. Cải tạo vỉa hè Hồ Gươm là gói thầu nằm trong dự án chỉnh trang khu vực Hồ Gươm chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội do UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo và ra quyết định thực hiện. 6 QTKD Bất động sản 49 Quy hoạch cộng đồng Hình ảnh 1: Toàn cảnh khu vực đường kè Hồ Gươm Kinh phí thực hiện dự án từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước ước tính lên đến gần 50 tỷ đồng do UBND Quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư. Theo thiết kế dự án, toàn bộ vỉa hè ( dài 1,7km ) chạy quanh Hồ Gươm sẽ được bóc lên và lát đá xanh ( kích thước 60*60cm ) thay thế. Bờ kè hồ được đổ bê tông cao thêm chừng 30cm. Hệ thống cây xanh, ghế đá, tiểu cảnh, đèn trang trí được bố trí, sắp xếp lại và bổ sung cho phù hợp với nhu cầu và cảnh quan chung đô thị. Hình ảnh 2 : Đường đi bộ phía ngoài cùng (sát với đường giao thông) được lát đá xanh mặt nhám kích khổ 60x60cm, với nhiều họa tiết đẹp măt. 7 QTKD Bất động sản 49 Quy hoạch cộng đồng Hình ảnh 3 : Ghế ngồi sẽ tăng thêm và được đặt theo khu, không nằm trên đường đi bộ. Dự án khởi công vào ngày 10/4/2010 và dự kiến hoàn thành vào ngày 31/7/2010. Tuy nhiên 10 ngày sau khởi công, dự án đã vấp phải những luồng ý kiến trái chiều của người dân, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực và một số ban ngành. Trước thực tế đó, dự án đã ngừng thi công để lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng và lùi lại đến sau đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ tính tiếp. 2.2.Thực trạng tham vấn cộng đồng của dự án cải tạo vỉa hè Hồ Gươm. Hồ Gươm là hình ảnh biểu tượng cho Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Nơi đây chứa đựng ý nghĩa lịch sử, văn hóa, xã hội, đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, chính trị của Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Hình ảnh Hồ Gươm không chỉ ghi dấu trong lòng người Việt mà nó còn là điểm đến lý tưởng của khách du lịch trên thế giới. Vì vậy, cải tạo Hồ Gươm là một điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, do nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân, của các cấp chính quyền, ban ngành nên những dự án liên quan đến Hồ Gươm thường hết sức nhạy cảm. Từ đó cho thấy, việc tham vấn ý kiến cộng đồng cho dự án cải tạo vỉa hè Hồ Gươm là điều không thể thiếu. Song, trên thực tế thì dự án đã vấp 8 QTKD Bất động sản 49 Quy hoạch cộng đồng phải những khó khăn bước đầu trong quá trình thực hiện do những vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện tham vấn cộng đồng. Là một trong những dự án chào mừng đại lễ nghìn năm Thăng Long – Hà Nội với tổng vốn đầu tư không nhỏ, song chủ đầu tư cũng như đơn vị quản lý đã không tổ chức lấy ý kiến cộng đồng một cách nghiêm túc và khoa học. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư chỉ được tiến hành sau khi vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía người dân. Một tháng sau khi dự án đi vào thực hiện ( từ ngày 10/4/2010- 10/5/2010 ), UBND Thành phố Hà Nội và Ban quản lý Hồ Gươm đã phải đưa ra quyết định tạm dừng lát đá xanh vỉa hè Hồ Gươm để chờ lấy ý kiến người dân, sau đó xin ý kiến của các ban ngành liên quan rồi mới quyết định có tiếp tục hay không. Vậy là sau khi dự án thực hiện dở dang được 2000m2 thì người dân mới được hỏi đến. Điều này đã gây ra tâm lí ức chế cho người dân khi tham gia đóng góp ý kiến vào dự án. Theo ông Thực (phố Hàng Bông ) chia sẻ : “ Đừng nên làm được một đoạn rồi mới dừng lại lấy ý kiến người dân. Làm như vậy chúng tôi thấy không được tôn trọng”. Hơn nữa, quá trình lấy ý kiến lại diễn ra trong vòng chỉ có 7 ngày nên liệu chăng chất lượng của quá trình tham vấn cộng đồng có được đảm bảo. Trưng bày thiết kế dự án đặt hòm thư góp ý ngay vị trí xung quanh bờ hồ đã lát Ngay sau khi nhận được những phản hồi của người dân, các chuyên gia, các ban ngành, Ban quản lý dự án đã gấp rút tiến hành những cách thức lấy ý kiến người dân. Dù có những động thái nhanh nhạy nhưng do sự bị động nên những hình thức lấy ý kiến người dân không mang lại hiệu quả cao. Thiết kế 9 QTKD Bất động sản 49 Quy hoạch cộng đồng về dự án đã được trưng bày ngay trên khu vực Hồ Gươm kèm theo những hòm thư góp ý đặt cạnh khu vực đã lát để tiện cho người dân tham gia đóng góp ý kiến. Dù đây là dự án được nhiều người quan tâm , song bàn đóng góp ý kiến lại vắng vẻ. Sau 4 ngày, ban quản lý hồ chỉ mới nhận được 100 ý kiến đóng góp của người dân. Lý do tại đâu ? Một là do bản thiết kế nhỏ, mờ lại thiếu phần thuyết minh nên rất khó để người dân hiểu về dự án, từ đó đưa ra ý kiến nhận xét. Hai là do thời gian gấp rút, dự án lại không được tuyên truyền sâu rộng đến người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nên ngay cả khi thời gian tham vấn cộng đồng kết thúc nhiều người vẫn hết sức ngỡ ngàng khi nhắc đến tên dự án. Đối với riêng Quận Hoàn Kiếm, Ban quản lý đã tiến hành phát phiếu điều tra, họp bàn trên 18 phường trong quận. Đây là một dự án mang tính chất quốc gia, nên việc tiến hành lấy ý kiến trong phạm vi nhỏ hẹp như vậy sẽ không phản ánh hết được quan điểm, mong muốn của người dân. Trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin, quá trình tham vấn cộng đồng cũng trở nên đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn. Thay vì phát phiếu điều tra đến tận tay từng tổ chức, cá nhân, quá trình tham vấn có thể dựa trên những câu hỏi ngắn gọn, xúc tích trên các trang báo mạng. Với dự án này đã có hàng triệu ý kiến khác nhau của nhiều lứa tuổi, thành phần người dân không chỉ ở Hà Nội mà còn ở nhiều nơi trong và ngoài nước được gửi lên các trang web như : Vnexpress, Dantri, Vietnamnet,…. Tuy nhiên việc tham khảo ý kiến này không phải do Ban quản lý dự án thực hiện, mà do tính thời sự của vấn đề mà các trang web chủ động đưa lên. Chính vì vậy, những ý kiến của người dân đưa ra không được tổng hợp, cô đọng cho phù hợp với mục đích của việc tham vấn cộng đồng. 10