Để đứng vững, tồn tại và có sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường hiện nay, trong bối cảnh nước ta hiện nay đang thực hiện bước chuyển đổi cơ chế kinh tế Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá tiếp tục phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đóng góp đáng kể cho sự phát triển của đất nước là nghành xây dựng cơ bản nói chung và doanh nghiệp hoạt động xây lắp nói riêng một nghành mũi nhọn thu hút khối lượng vốn đầu tư của cả nước.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Để đứng vững, tồn tại và có sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường hiện nay, trong bối cảnh nước ta hiện nay đang thực hiện bước chuyển đổi cơ chế kinh tế Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá tiếp tục phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đóng góp đáng kể cho sự phát triển của đất nước là nghành xây dựng cơ bản nói chung và doanh nghiệp hoạt động xây lắp nói riêng một nghành mũi nhọn thu hút khối lượng vốn đầu tư của cả nước. Sản phẩm của ngành xây dựng không chỉ đơn thuần là công trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế - xã hội. Với đặc trưng của nghành xây lắp là đầu tư vốn lớn, thời gian thi công kéo dài qua nhiều khâu nên vấn đề đặt ra làm sao phải quản lý vốn một cách có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí thất thoát vốn trong quá trình thi công. Các công trình xây lắp trải dài qua nhiều khâu từ thiết kế, lập dự toán, thi công, nghiệm thu bàn giao thời gian thi công kéo dài. Vì vậy kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trở thành một khâu rất quan trọng, là cơ sở để theo dõi, kiểm soát vốn đầu tư hoạt động xây lắp. Dựa trên các số liệu mà kế toán cung cấp về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nhà quản trị sẽ có cái nhìn cụ thể, chi tiết và khái quát tình hình sử dụng nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất được tập hợp một cách chính xác kết hợp với việc tính đúng giá thành sản phẩm sẽ làm lành mạnh hoá các quan hệ tài chính của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó có các biện pháp điều chỉnh kịp thời thu được hiệu quả cao nhất giúp các nhà quản trị đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn góp phần vào sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của đề tài vậy nên qua thời thực tập tại Trung tâm thí nghiệm điện cùng với thời gian học tập ở trường, được sự giúp đỡ của các anh, chị Ban Tài chính Kế toán của Trung tâm và đặc biệt là sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Công, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty cổ phần Kỹ thuật điện Sông Đà - Trung tâm thí nghiệm điện” làm chuyên đề thực tập chuyên nghành của mình. SV: Nguyễn Thị Vân - B Lớp: Kế toán K39_BXD Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công Trong quá trình thực tập tại Trung tâm thí nghiệm điện, em thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại Trung tâm còn có nhiều hạn chế, chưa hoàn thiện vì thế em chọn đề tài này để có thể hiểu rõ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời đưa ra một số ý kiến của mình nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Trung tâm thí nghiệm điện. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích của đề tài là vận dụng lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp vào nghiên cứu thực tế tại Trung tâm, trên cơ sở đó thấy được những thành tựu mà Trung tâm đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại từ đó đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Trung tâm. Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu những lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Trung tâm thí nghiệm điện. 3.Tên và kết cấu của đề tài Tên đề tài: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty cổ phần Kỹ thuật điện Sông Đà - Trung tâm thí nghiệm điện” Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có kết cấu gồm 3 chương sau: Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty cổ phần Kỹ thuật Điện Sông Đà - Trung tâm Thí nghiệm Điện. Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty cổ phần Kỹ thuật Điện Sông Đà - Trung tâm Thí nghiệm Điện. Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty cổ phần Kỹ thuật Điện Sông Đà - Trung tâm Thí nghiệm Điện. SV: Nguyễn Thị Vân - B Lớp: Kế toán K39_BXD 2 Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT ĐIỆN SÔNG ĐÀ - TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM ĐIỆN 1.1. Đặc điểm sản xuất sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Chi nhánh Công ty cổ phần kỹ thuật điện Sông Đà – Trung tâm thí nghiệm điện có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.1.1. Đặc điểm sản xuất sản phẩm Đặc điểm sản xuất sản phẩm của Trung tâm thí nghiệm điện hoạt động sản xuất về lĩnh vực xây lắp và thí nghiệm hiệu chỉnh của doanh nghiệp cũng rất rộng lớn và luôn thay đổi theo địa điểm thi công công trình. Sản phẩm xây lắp, thí nghiệm hiệu chỉnh có một số đặc điểm sau: Thứ nhất: Sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình, vật kiến trúc…có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian thi công dài… Do vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế thi công. Thứ hai: Sản phẩm xây lắp được xây dựng theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trước, do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ. Thứ ba: Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện: xe, máy, thiết bị thi công… phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Do đó, trước khi thi công xây lắp, doanh nghiệp xây lắp cần phải nghiên cứu các điều kiện như: nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nguồn lực lao động nhằm đảm bảo tiết kiệm chi phí vận chuyển, di dời. Cũng do đặc điểm này mà DNXL thường sử dụng lao động thuê ngoài tại nơi thi công. * Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của Trung tâm Thí nghiệm Điện: - Xây lắp nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các dây chuyền công nghệ có cấp điện áp đến 500kV; SV: Nguyễn Thị Vân - B Lớp: Kế toán K39_BXD 3 Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công - Thí nghiệm hiệu chỉnh đưa vào vận hành, thí nghiệm hiệu chỉnh định kỳ, duy tu bảo dưỡng định kỳ và xử lý sự cố bất thường các nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, các dây chuyền công nghệ công nghiệp có điện áp đến 500 KV, công suất đến 3000MW; - Lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh đưa vào vận hành, bảo trì và nâng cấp các hệ thống thong tin viễn thông, hệ thống điều khiển phân tán, hệ thống SCADA và các hệ thống khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin; - Tư vấn chuyên ngành kỹ thuật điện cho quản lý xây dựng nhà máy điện, hệ thống điện - điện tử và tự động hóa, bao gồm cả công tác đồng bộ thiết kế, đồng bộ thiết bị, lập sơ đồ khởi động và thử đồng bộ thiết bị cho các nhà máy điện, trạm biến áp, các dây chuyền công nghệ có cấp điện áp đến 500KV, công suất đến 3000MW; - Đào tạo chuyên ngành điện kỹ thuật, điện tử, công nghệ thông tin, tin học; - Sản xuất công nghiệp và quản lý vận hành trong các lĩnh vực: cơ khí, điện, điện tử, thông tin viễn thông và sản xuất năng lượng điện. 1.1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp xây lắp nên Trung tâm thí nghiệm điện luôn xác định sản phẩm xây lắp và thí nghiệm là sản phẩm truyền thống, mũi nhọn. Sản phẩm của Trung tâm chia làm 2 nhóm chính là: Sản phẩm xây lắp và sản phẩm thí nghiệm hiệu chỉnh các thiết bị điện của trạm biến áp và nhà máy thuỷ điện. Sản phẩm đơn chiếc, công nghệ phức tạp và chi phí lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Quá trình thi công xây lắp của Trung tâm thí nghiệm điện là một quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp, thời gian thi công kéo dài, việc tổ chức thi công ở nhiều nơi. Xuất phát từ đặc điểm đó nên quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu của Trung tâm là liên tục, phức tạp, qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công trình đều có dự toán và biện pháp thi công riêng, tuy vậy hầu hết các công trình đều phải tuân thủ thực hiện qua 5 giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có một đặc điểm riêng. Giai đoạn 1: Giai đoạn nhận thầu xây lắp thông qua đấu thầu hoặc giao thầu giữa Tổng công ty Sông Đà và các đơn vị ngoài. SV: Nguyễn Thị Vân - B Lớp: Kế toán K39_BXD 4 Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công Giai đoạn 2: Tiến hành lập biện pháp tổ chức thi công công trình, hạng mục công trình. Giai đoạn 3: Tổ chức bố trí nhân sự, máy móc, thiết bị thí nghiệm, xe máy, mua sắm vật tư, vật liệu phụ Giai đoạn 4: Lắp đặt các thiết bị điện của hệ thống điện nhất thứ, hệ thống điện nhị thứ và thí nghiệm đồng bộ các hệ thống trạm biến áp và các tổ máy của nhà máy Đây là giai đoạn phức tạp và quan trọng nhất do đặc thù của nghành xây lắp ở giai đoạn công nghệ này là lắp đặt và thí nghiệm và đưa vào vận hành an toàn các thiết bị điện của trạm biến áp và các hệ thống điện của các tố máy, phục vụ cho việc kiểm tra, chạy thử đồng bộ các thiết bị điện của một Nhà máy thuỷ điện để đảm bảo an toàn cho việc hoà lưới điện Quốc gia và chạy thử đồng bộ 72h của nhà máy. Giai đoạn 5: Sau khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định tiến hành công tác nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình với chủ đầu tư Sơ đồ 1.1.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Trung tâm thí nghiệm điện Để đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm trong công tác xây lắp, thí nghiệm hiệu chỉnh hiện nay thì tiêu chuẩn chất lượng là mục tiêu hàng đầu. Trung tâm thí nghiệm điện đã và đang áp dụng thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế là phòng thử nghiệm hợp chuẩn ISO - IEC - 17025 với mã số VILAS 162 và phòng kiểm định đo lường N146. Vì vậy quy trình công nghệ sản SV: Nguyễn Thị Vân - B Lớp: Kế toán K39_BXD 5 Đấu thầu và nhận thầu xây lắp, TNHC Lập kế hoạch và biên pháp thi công Tổ chức bố trí nhân sư, TBTN, xe máy, mua sắm vật tư, VLP Lắp đặt và thí nghiệm hiệu chỉnh các thiết bị điện và hệ thống điện nhà máy Duyệt, quyết toán , bàn giao công trình, hạng mục công trình Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công xuất sản phẩm và các phương tiện đo, kiểm định đều phải thực hiện theo đúng quy trình, hệ thống quản lý chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế mà Trung tâm đã áp dụng 1.2. Đặc điểm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và tổ chức quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty cổ phần Kỹ thuật điện Sông Đà – Trung tâm thí nghiệm điện. 1.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. * Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất trong đơn vị xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên sản phẩm xây lắp. Chi phí sản xuất bao gồm 2 bộ phận. + Chi phí về lao động sống: Là các chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản phẩm xây lắp. + Chi phí về lao động vật hoá: Bao gồm chi phí sử dụng TSCĐ, chi phí NVL, nhiên liệu, công cụ dụng cụ … Trong chi phí về lao động vật hoá bao gồm hai yếu tố cơ bản là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Cơ cấu chi phí là một chỉ tiêu phản ánh quan hệ chi phí khả biến và chi phí bất biến trong tổng chi phí của doanh nghiệp ở một phạm vi hoạt động xác định. * Phân loại chi phí sản xuất: Để thuận lợi cho công tác quản lý chi phí sản xuất được hiệu quả và công tác hạch toán kế toán được chính xác, đầy đủ thì cần phải phân loại CPSX theo các tiêu thức phân loại thích hợp. Trong các DNXL thường phân loại CPSX theo các tiêu thức sau: - Phân loại chi phí sản xuất xây lắp theo mục đích, công dụng của chi phí. Theo cách phân loại này, CPSX xây lắp được chia thành các khoản mục chi phí: - Chi phí NVLTT (Biến phí) - Chi phí NCTT (Biến phí) - Chi phí SDMTC (Hỗn hợp) - Chi phí SXC (Hỗn hợp) SV: Nguyễn Thị Vân - B Lớp: Kế toán K39_BXD 6 Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công Phân loại chi phí sản xuất xây lắp theo mục đích và công dụng của chi phí có tác dụng phục vụ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất xây lắp theo dự toán, vì trong hoạt động xây dựng cơ bản việc lập dự toán công trình, hạng mục công trình là khâu không thể thiếu. - Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí, bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu - Chi phí nhân công - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí khác bằng tiền Cách phân loại này là cơ sở để kế toán tập hợp CPSX theo yếu tố, phục vụ cho việc lập thuyết minh báo cáo tài chính, tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sản xuất sau. * Ngoài ra còn có các cách phân loại CPSX theo các tiêu thức: - Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp CPSX vào các đối tượng chịu chi phí được chia thành: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. - Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa CPSX với khối lượng công việc hoàn thành bao gồm: Chi phí cố định và chi phí biến đổi. * Giá thành sản phẩm xây lắp Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng xây lắp theo quy định. Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng và đo lường hiệu quả kinh doanh của hoạt động xây lắp. Kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà đơn vị đã đặt thực hiện nhằm đặt được mục đích sản xuất sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế hoạt động xây lắp của đơn vị. Giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất. Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công được tính cho từng công SV: Nguyễn Thị Vân - B Lớp: Kế toán K39_BXD 7 Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công trình, từng hạng hạng mục công trình. Khối lượng xây lắp đã hoàn thành được nghiệm thu bàn giao và được chấp nhận thanh toán. Trong doanh nghiệp xây lắp giá thành sản phẩm xây lắp mang tính chất cá biệt, mỗi công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công việc hoàn thành đến giai đoạn kết thúc đều có một giá thành riêng. * Phân loại giá thành trong sản phẩm xây lắp Giá thành sản phẩm xây lắp có thể phân thành các loại giá thành sau: - Giá thành dự toán Giá thành dự toán xây lắp là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình bao gồm: Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sử dụng máy thi công Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức chi phí theo thiết kế được duyệt và khung giá quy định áp dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản do các cấp có thẩm quyền ban hành. Giá trị dự toán công trình được xác định theo công thức. Giá thành dự toán = Giá trị dự toán công trình – Lợi nhuận định mức Trong đó, giá trị dự toán của công trình là tổng cộng các khoản chi phí dự toán và phần lợi nhuận định mức. Phần lợi nhuận định mức được xác định bằng tổng cộng các khoản chi phí dự toán nhân với một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này đối với mỗi công trình, mỗi đơn vị quy định là khác nhau: - Giá thành kế hoạch công tác xây lắp Giá thành kế hoạch công tác xây lắp giá thành được lập trên cơ sở giá thành dự toán và những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trong một kỳ kế hoạch nhật định Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành kế hoạch SV: Nguyễn Thị Vân - B Lớp: Kế toán K39_BXD 8 Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công Giá thành kế hoạch chính là mục tiêu để các doanh nghiệp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp xây lắp căn cứ vào điều kiện cụ thể, biện pháp thi công, đơn giá, định mức của doanh nghiệp mình để xác định mức hạ giá thành. - Giá thành thực tế công tác xây lắp. Giá thành thực tế công tác xây lắp gồm toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để hoàn thành quá trình thi công do kế toán tập hợp được trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất trong kỳ, kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trước và cuối kỳ này. Giá thành thực tế là biểu hiện chất lượng, hiệu quả về kết quả hoạt động của doanh nghiệp xây lắp. Muốn đánh giá được chất lượng của hoạt động xây lắp thì ta phải tiến hành so sánh các loại giá thành với nhau. Giá thành dự toán mang tính chất xã hội nên việc so sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán cho phép đánh giá sự tiến bộ hay yếu kém về trình độ quản lý của doanh nghiệp về nguyên tắc mối quan hệ giữa các loại giá thành trên phải đảm bảo. Giá thành dự toán > Giá thành kế hoạch > Giá thành thực tế Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây lắp và đáp ứng yếu cầu công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp giá thành công tác xây lắp còn được theo dõi trên hai chỉ tiêu sau: - Giá thành khối lượng hoàn chỉnh: Là giá thành của công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng kỹ thuật, đúng thiết kế như hợp đồng đã ký kết được chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. - Giá thành khối lượng hoàn thành theo quy ước: Là giá thành của khối lượng công việc đảm bảo các điều kiện, nằm trong thiết kế kỹ thuật hợp lý, đảm bảo chất lượng kỹ thuật được chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán. 1.2.2. Tổ chức quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Trung tâm thí nghiệm điện. SV: Nguyễn Thị Vân - B Lớp: Kế toán K39_BXD 9 Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công Trước khi đi vào thực tế công tác tổ chức quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp của Trung tâm thí nghiệm điện chúng ta cần tìm hiểu qua đặc điểm chi phí sản xuất của Trung tâm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, chúng cùng biểu hiện bằng tiền về những hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất thi công để hoàn thành một công trình, hạng mục công trình. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên chi phí sản xuất của Trung tâm cũng bao gồm 04 khoản mục chi phí đó là: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm. Ngoài ra còn bao gồm cả nhiên liệu dùng cho máy thi công. + Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tại Trung tâm thí nghiệm điện gồm: Tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân điều khiển máy thi công; các khoản trích theo lương (BHYT, BHXH,KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân điều khiển máy thi công. + Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm toàn bộ các chi phí về vật tư, lao động, khấu hao và chi phí bằng tiền trực tiếp cho quá trình sử dụng máy thi công. Chi phí SDMTC bao gồm chi phí tạm thời và chi phí thường xuyên. + Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung bao gồm tiền lương nhân viên quản lý đội xây lắp, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội; chi phí khấu hao TSCĐ ở các tổ, đội, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Các công trình trước khi bắt đầu thi công đều phải lập dự toán cho từng khoản mục chi phí và đó là cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành và hiệu quả của Trung tâm. SV: Nguyễn Thị Vân - B Lớp: Kế toán K39_BXD 10