1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những quan điểm lớn, độc đáo, sáng tạo của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam từ 1921 đến 1930

19 3,6K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 124 KB

Nội dung

Những quan điểm lớn, độc đáo, sáng tạo của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam từ 1921 đến 1930

Lời nói đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị anh hùng dân tộc, một Danh nhân Văn hóa thế giới, điều đó đã được dân tộc Việt Nam và cả nhân loại công nhận. Với thiên tài trí tuệ của Mình, với lòng yêu nước nồng nàn và thương dân sâu sắc, Bác từ một con người giản dị bình thường đã phấn đấu trở thành nhà tưởng vĩ đại, một nhà lý luận lỗi lạc của cách mạng Việt Nam. tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị tinh hoa nhất của văn hóa dân tộc và của nhân loại, là bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác-Lê nin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam tưởng ấy có giá trị vô cùng to lớn, định hướng cho cách mạng Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua, góp phần thúc đẩy tiến trình văn minh, tiến bộ của nhân loại. Hiện nay, tưởng Hồ Chí Minh đang tiếp tục soi đường cho Cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tưởng Hồ chí Minh làm nền tảng tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động”. tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, là lý luận chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên Chủ nghĩa xã hội, là khoa học về quy luật phát triển xã hội thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế chưa phát triển, là hệ tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam trong thời đại mới. Hay có thể nói đó là một hệ thống những luận điểm về cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và con người, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và văn minh góp phần vào công cuộc cách mạng trên thế giới. 1 tưởng Hồ Chí Minh hình thành và phát triển từ trong quá trình Người tham gia các hoạt động tìm đường cứu nước, từ những kinh nghiệm phong phú được tích lũy qua quá trình hoạt động phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tưởng của người được hình thành không tách rời những nguồn gốc xã hội lúc bấy giờ. Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử và cả nhân loại ngày nay thừa nhận, sống trên một đất nước có diện tích không rộng người không đông và bị biết bao các cuộc xâm lược của giặc ngoại xâm, nhiều kẻ thù mạnh hơn gấp bội, từ các thời kỳ bị đế quốc phương bắc xâm lược, từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây dựng nền độc lập … đã đánh bại các triều Tần, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, sản sinh ra các anh hùng hào kiệt từ Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung … Từ thời kỳ Pháp xâm lược với chính sách ngu dân, hòng xóa tên Việt Nam trên bản đồ thế giới cũng không khuất phục được nhân dân ta. Nhiều sỹ phu yêu nước đã tập hợp lực lượng chống lại thực dân pháp, khởi nghĩa nổ ra khắp nơi như Ba đình, Bãi sậy; phong trào Đông kinh nghĩa thục với các tên tuổi của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh …. khởi nghĩa Thái nguyên, Yên bái với anh hùng Nguyễn Thái Học … Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường đã thúc giục những người con ưu trong đó có người thanh niên Nguyễn Tất Thành, quyết ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Đó cũng là tưởng, tình cảm chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời. Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. 2 Đối với Chủ nghĩa Mác-Lê nin Hồ Chí Minh đã khẳng định đó là vũ khí tưởng không gì có thể thay thế được, nó là cẩm nang, là mặt trời soi sáng ta đi đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Với phép biện chứng duy vật Bác đã có được duy và phương pháp luận đúng đắn, nhờ đó Bác đã thành công trong quá trình hoạt động cách mạng, gần mười năm bôn ba qua nhiều châu lục, khảo sát thực tiễn qua nhiều nước bản và thuộc địa, Bác đã sớm nhận thức được xu thế của thời đại, từ một người yêu nước, từ nhận thức hết sức nhạy bén sáng tạo và trí tuệ sáng suốt Bác đã gặp chủ nghĩa Mác-Lê nin như tiền duyên kiếp trước, “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê nin đã soi sángtạo ra những bước ngoặc phát triển tưởng của Hồ Chí Minh, từ yêu nước chưa có định hướng chuyển sang lập trường của chủ nghĩa Mác-Lê nin và Người đã rút ra kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản” .Đó là cuộc cách mạng dân chủ sản kiểu mới do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm đánh đổ Đế quốc, phong kiến và tay sai, giành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng, sau đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của gia cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mânh thời đại nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Đối với tôn giáo Bác hiểu rất sâu sắc, Người đã vận dụng sáng tạo của Nho giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác như việc liên hệ đạo đức cách mạng với tam tài tứ đức, với trời với đất. Bác đã từng nói: “Ông Mác có phép duy vật biện chứng, Ông Khổng có đức trí dũng con người, Đức chúa Jesu có lòng nhân ái, Đức phật thích ca có lòng từ bi bác ái, Tôn Dật Tiên có chủ nghĩa tam dân. 3 Nếu các vị ấy còn sống thì chắc họ sẽ sống hoàn mỹ với nhau, bởi vì các vị đó có một điểm chung là muốn giải phóng con người, giải phóng nhân loại, Tôi nguyện làm học trò nhỏ của các vị ấy”. Những giá trị tốt đẹp ấy đã trở thành nguồn gốc rất quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc đời và sự nghiệp. Bác ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, 30 năm hoạt động ở nước ngoài trên hầu hết các nước trên thế giới với hành trang là chủ nghĩa yêu nước, thật xứng đáng là vị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn của thế kỷ. Từ bản lĩnh và phẩm chất, tính cách của Hồ Chí Minh cho ta thấy ngay từ thuở nhỏ Bác đã có hoài bão lớn, có bản lĩnh kiên định, giàu tình nhân ái và sớm có ý thức yêu nước tự tin vào Mình, Bác coi trọng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh nhưng không tán thành con đường đi của các bậc tiền bối. Ở con người Bác có năng khiếu chính trị cộng với nghị lực phi thường nên đã thành công trong lãnh đạo cách mạng. Có thể nói nguồn gốc hình thành nên tưởng Hồ Chí Minh đó chính là Chủ nghĩa Mác-Lê nin, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc ViệtNam, tinh hoa của nhân loại. Nguồn gốc hình thành tưởng Hồ Chí Minh đã quy định tính cách mạng, khoa học của tưởng đó. tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần quý báu của toan Đảng, toàn dân tộc ta đã đang và sẽ biến thành sức mạnh vật chất soi đường chỉ lối cho dân tộc ta đi tiếp chặng đường đối mới hoàn thiện việc xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tính khoa học sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam kiểm chứng, trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, tưởng của Bác vẫn luôn cùng con cháu thời đại Hồ 4 Chí Minh vững bước đi tới mục tiêu dân giàu, xã hội công bằng và văn minh, tưởng đó là niềm tự hào của mọi thế hệ Việt Nam. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tưởng Hồ Chí Minh, toàn Đảng toàn dân ta càng vững tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới của đất nước, mỗi cán bộ công chức Hải quan cần phải ra sức học tập, rèn luyện tu dưỡng theo tưởng của Người góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp và vững vàng trước mọi thử thách làm cho tưởng của Người sống mãi với lịch sử non sông Việt Nam. 5 Chương I: Cơ sở hình thành hệ thống Tưởng Hồ Chí Minh I: Tưởng Hồ Chí Minh là gì? Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng nhiệt huyết, hết lòng vì nước, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản tinh thần hết sức sâu sắc, cao cả không chỉ góp phần to lớn và quyết định vào thắng lợi của dân tộc trong những năm qua mà còn có ý nghĩa chỉ đạo lâu dài cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta. Tổng hợp những giá trị tinh thần đó là tưởng Hồ Chí Minh. Vậy, tưởng Hồ Chí Minh là gì? Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân… 6 tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta". Định nghĩa về tưởng Hồ Chí Minh như trên thể hiện bốn nội dung chủ yếu cần nắm vững: - tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. - tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. - tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và tinh hoa văn hoá nhân loại. - tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn 70 năm qua, tiếp tục soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong thời gian tới. II. Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển TTHCM. 1.Nguồn gốc a tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc chủ yếu sau: Chủ nghĩa Mác-Lênin là nhân tố ảnh hưởng và tác động quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của tưởng Hồ Chí Minh. Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của Hồ Chí Minh, nhờ đó mà Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về chất từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Chính trên cơ sở của lý luận Mác-Lênin đã giúp Người tiếp thu và chuyển hoá những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hoá của dân tộc và của nhân loại để tạo nên tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của lịch sử. Vì vậy, trong quá trình hình thành tưởng Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa 7 Mác-Lênin có vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất. b. tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã hun đúc, tạo lập cho dân ta một nền văn hoá phong phú, đa dạng và thống nhất bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp, cao quý, trong đó chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là nấc thang cao nhất của văn hoá Việt Nam. Đây là tài sản có giá trị nhất trong hành trang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cơ sở xuất phát, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, là động lực giúp Người vượt qua mọi gian nan thử thách, hiểm nguy. Đây là nguồn gốc, là một cơ sở quan trọng để hình thành nên tưởng Hồ Chí Minh. c. tưởng Hồ Chí Minh là sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tích cực của văn hoá phương Đông trong Nho giáo và Phật giáo, như lòng vị tha, tưởng từ bi bác ái, tình yêu thương con người; triết lý hành đạo giúp đời, tu thân dưỡng tính, truyền thống hiếu học… tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ và phong cách dân chủ, nhân quyền của văn hoá phương Tây… Như vậy, trên con đường hoạt động cách mạng Người đã làm giàu trí tuệ của mình bằng trí tuệ của thời đại: Đông, Tây, kim, cổ…, vừa thu hái, vừa gạn lọc, suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa, vận dụng, phát triển góp phần làm phong phú, tạo nên tưởng của Người. d. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh. Trước hết, đó là duy độc lập tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng, phát huy tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại và kinh nghiệm hoạt động 8 thực tiễn qua các phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động quốc tế. Đó là tâm hồn, ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành, một trái tim yêu nước thương dân, thương yêu con người, sẵn sàng chịu đựng những gian khổ hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Chính những phẩm chất cá nhân hiếm có đó đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp nhận, chọn lọc chuyển hoá, phát triển những tinh hoa của dân tộc và của thời đại thành tưởng đặc sắc của Người. 2. Quá trình hình thành và phát triển tưởng Hồ Chí Minh. tưởng Hồ Chí Minh không phải đã hình thành ngay một lúc mà trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện gắn với quá trình hoạt động cách mạng phong phú của Người, gồm 5 giai đoạn sau: - Giai đoạn hình thành tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng (từ năm 1890 - 1911). - Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm (1911 - 1920). - Giai đoạn hình thành cơ bản về con đường cách mạng Việt Nam (1921 – 1930). - Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định của cách mạng Việt Nam (1930 - 1941). - Giai đoạn phát triển và hiện thực hoá tưởng Hồ Chí Minh (1941 - 1969). III. Nội dung cơ bản của Tưởng Hồ Chí Minh tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đó là: 1. tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. 9 Toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh và mong muốn của Người là mục tiêu giành độc lập, tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, làm cho nhân dân "ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Để thực hiện mục tiêu đó cần thực hiện sự giải phóng triệt để: Đó là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Chính vì mục tiêu cao cả đó, Người đi tìm đường cứu nước và đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động trên toàn thế giới. 2. tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Người đã chỉ ra rằng: "Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Người đã giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Những tưởng quan trọng này xuất phát từ một đòi hỏi thực tiễn bức xúc: Phải chống chủ nghĩa thực dân, phải gắn liền cách mạng thuộc địa với cách mạng ở chính quốc. Con đường để giữ vững độc lập, tự do, hạnh phúc, ấm no cho dân tộc là con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tưởng chủ đạo trong toàn bộ di sản lý luận Hồ Chí Minh. 3. tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh đã đưa vai trò của nhân dân lên 10

Ngày đăng: 18/07/2013, 14:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w