1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN HÀ NỘI

30 1,9K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 196,5 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ K5B-08 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN NỘI Học viên: NGUYỄN THỊ HUYỀN NGA Đơn vị công tác: Bệnh viện Đa Khoa Hoè Nhai Giáo viên hướng dẫn: TH.S ĐẶNG ĐÌNH VINH Nội, Tháng 05 Năm 2010 1 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CSSK Chăm sóc sức khỏe KCB Khám chữa bệnh KCBNN Khám chữa bệnh người nghèo BHYT Bảo hiểm y tế BHYTNN Bảo hiểm y tế người nghèo TW Trung ương HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân PKĐKKV Phòng khám đa khoa khu vực TYT Trạm y tế CBYT Cán bộ y tế TTYTDP Trung tâm y tế dự phòng LĐTB&XH Lao động thương binh xã hội BV Bệnh viện KT-XH Kinh tế -xã hội 3 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới .Phần lớn nhân dân sống ở nông thôn, miền núi vùng sâu vùng xa có thu nhập thực tế ở mức thấp. Đến nay nước ta vẫn còn khoảng gần 20% dân số ở mức nghèo. Đây là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong khám chữa bệnh chăm sóc y tế. Có nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản vẫn do khả năng kinh tế của họ không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh. Trong những năm qua Đảng Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm trợ giúp người nghèo được chăm sóc sức khỏe như chế độ miễn, giảm viện phí cấp thẻ BHYT cho người nghèo …Tuy nhiên những chính sách này, chưa được thực thi một cách đồng bộ nên hiệu quả còn thấp. Từ trước đến nay, công tác khám chữa bệnh cho người nghèo được các địa phương thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Do phụ thuộc vào địa phương nên đã bộc lộ nhiều bất cập, không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người nghèo. Cũng chính vì mang nặng tính địa phương nên các hộ nghèo người nghèo chỉ có thể được miễn giảm một phần viện phí khi đi khám chữa bệnh trong địa bàn Tỉnh ( Thành phố) nơi cư trú khi phải điều trị ở tuyến TW ngoại tỉnh thì các dạng ưu tiên không còn giá trị. Trong những năm qua ,Đảng nhà nước ta đã có nhiều nghị quyết chính sách thể hiện sự quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.Gần đây nhất Nghị quyết 46 của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương đẩng ban hành ngày 23 tháng 2 năm 2005 đã đề cập đến việc “ Xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe gắn với tăng cường đầu tư của nhà nước ,thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tượng chính sách người nghèo trong chăm sóc nâng cao sức khỏe. Như vậy,chăm sóc sức khỏe cho người nghèo đang ngày càng trở thành một vấn đề quan tâm của ngành y tế của toàn xã hội.Nhiều biện pháp rất cần được đưa ra để giải quyết vấn đề chăm sóc sức khỏe khám chũa bệnh cho người nghèo.Trên cơ sở thực tế thực tiễn công tác ,Tôi quyết định 1 chọn đề tài “Thực trạng giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn quận Long Biên ,thành phố Nội “ làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp lớp trung cấp lý luận chính trị Ngoài phần mở đầu ,kết luận ,tài liệu tham khảo ,nội dung tiểu luận được chia thành 3 phần Chương I : Một số vấn đề về công tác khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn quận Long Biên . Chương II :Thực trạng công tác khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn quận Long Biên . Chương III:Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người nghèo trên địa bàn quận Long Biên 2 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC CSSK NGƯỜI NGHÈO I Khái niệm quan điểm của Đảng,chính sách của nhà nước về khám chữa bệnh cho người nghèo 1 Khái niệm : Khi nói đến nghèo đói,chúng ta thường nghĩ đến tình trạng thiếu đói,nhà cửa dột nát …thực tế không chỉ đơn thuần như vậy,ngoài những đặc trưng về vật chất nối bật này,nghèo đói còn có nhiều đặc trưng khác về khía cạnh tâm lý,văn hóa,xã hội.Tuy nhiên,cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa duy nhất về nghèo đói,do đó cũng không có một phương pháp hoàn hảo để đo được nó. Theo ngân hàng thế giới:“ Nghèo là bị đói,không có áo mặc chốn ở ,là ốm đau không được chăm sóc,mù chữ mà không được đi học.Ngoài ra,sống trong nghèo khó luôn bị đe dọa bời hiềm họa mà không có khả năng chống đỡ,không có tiếng nói quyền hạn gì trong cơ quan nhà nước” Theo ngân hàng phát triển châu á:Nghèo đói là tình trạng thiếu những tài sản cơ bản cơ hội mà mỗi người có quyền được hưởng.Mọi người đều cần được tiếp cận với giáo dục cơ sở các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản,Các hộ nghèo có quyền duy trì cuộc sống bằng chính lao động của mình được trả công một cách hợp lý cũng như được bảo trợ khi có biến động bên ngoài . Việt Nam thừa nhận chung về định nghĩa đói nghèo do hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu á –Thái bình dương do ESCAP tổ chức TẠI Băng Cốc Thái Lan tháng 9/1993: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triền kinh tế -xã hội phong tục tập quán của địa phương.Khái niệm người nghèo ở mỗi quốc gia mỗi giai đoạn,thời kỳ cũng có khác nhau với những chuẩn được quy định.Theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của thủ tướng chính phủ về 3 việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 như sau : Hộ nghèo được định nghĩa là hộ có thu nhập bình quân từ 200000 đông/tháng trở xuống tại nông thôn dưới 260000 đồng /tháng trở xuống tại thành phố. 2. Mối liên quan giữa nghèo đói sức khỏe Nghèo đói bệnh tật có mối quan hệ hai chiều rất chặt chẽ,bệnh tật dẫn đến đói nghèo ngược lại,nghèo đói dẫn tới bệnh tật . Bệnh tật dẫn tới nghèo đói : Về cơ bản,ốm đau bệnh tật gây nghèo đói bởi hai lý do : một là giảm năng suất lao động,giảm thu nhập hộ gia đình,hai là gia tăng chi tiêu hộ gia đình cho khám bệnh. Nghèo đói dẫn tới bệnh tật: người nghèo dinh dưỡng kém,sức đề kháng kém, nhà ở chật chội,ẩm thấp làm việc trong môi trường độc hại,thiếu vệ sinh,thiếu các điều kiện đàm bảo an toàn,ít có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế dự phòng điều trị,ít đi khám bệnh thường đến bệnh viện khi bệnh đã nặng,đây là những lý do dẫn tới tình trạng dễ ốm đau,bệnh tật của người nghèo. Hình 1 Mối liên quan giữa sức khỏe kém đói nghèo 4 Bẫy đói nghèo : trong những trường hợp bị ốm nặng cần có chăm sóc của y tế khẩn cấp hầu hết mọi người đều cố gắng hết khả năng để tìm đủ kinh phí trả cho những dịch vụ thậm chí là họ phải bán cả các tư liệu sản xuất,cho con cái thôi học hoặc đi vay nặng lãi.Hậu quả là,nhiều bênh nhân nghèo cố gắng chi trả cho các chi phí y tế đã trở nên nghèo đói hơn,còn những bệnh nhân thuộc nhóm những người vừa thoát nghèo những người thuộc nhóm cận nghèo thì sẽ rơi vào tình trạng nghèo đói. [2] 3.Quan điểm của Đảng,chính sách của nhà nước về CSSK người nghèo : Chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng nhà nước Việt Nam.Mọi người dân đều có quyền được CSSK,Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 quy định : “Nhà nước chăm lo bảo vệ tăng cường ,sức khỏe của nhân dân ’’(điều 47); “Công dân có quyền bảo vệ sức khỏe ,nhà nước thực hiện chế độ khám chữa bệnh không phải trả tiền” (điều 61 [3] Giảm sức Lao động - Giảm thu nhập - Giảm chỉ tiêu - Bán sản phẩm LĐ - Bán tài sản - Bán công cụ SX - Vay mượn - Trẻ em bỏ học Tăng chi tiêu cho KCB Ốm đau Bệnh tật Dinh dưỡng kém ,sức đề kháng kém ,điều kiên LĐ vất vả… nghèo đói 5 Quan điểm của Đảng về công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân là : “Sức khỏe là vốn quý mỗi con người của toàn xã hội,là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc.Vì vậy,,chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe”.[4] Trước năm 1989 mọi chi phí cho KCB phòng bệnh,nâng cao sức khỏe đều do nhà nước chi trả,nên quyền CSSK bình đẳng trong CSSK nhân dân đều được đảm bảo Năm 1989,chính sách thu một phần viện chi phí chính thức được thực hiện theo quyết định số 45/HĐBT,ngày 24/4/1989 của hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ ).và “luât bảo vệ sức khỏe nhân dân” ban hành ngày 30/6/1989 quy định người bệnh phải trả một phần chi phí cho y tế ( điều 27). Như vây mọi chi phí cho y tế cần phải được thanh toán.Những người sống trên mức nghèo sẽ phải tự chi trả chi phí KCB,Những người nghèo,người có công với cách mạng người sống ở vùng đặc biệt khó khăn …sẽ được KCB miễn phí hoặc miễn một phần viện phí. Miễn phí KCB không phải là không thanh toán các chi phí KCB mà là các chi phí này sẽ do nhà nước thanh toán, điều này sẽ góp pần làm đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đảm bảo sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Việc hỗ trợ phí KCB cho người nghèo đã thay đổi qua các thời kỳ, tại các quyết định, Nghị quyết, Nghị định, thông tư cụ thể như sau: Quyết định số 45/HĐBT ngày 24/4/1989 của Hội đồng bộ trưởng về việc thu một phần viện phí. Nghị quyết 04 của ban chấp hành TW khóa VII yêu cầu khẩn trương phát triển bảo hiểm y tế Nhà nước có biện pháp thực hiện chính sách xã hội, hỗ trợ cho người nghèo. Nghị định 95/ CP ngày 27/8/1994 của chính phủ về việc thu một phần viện phí, trong đó có quy định các đối tượng được miễn một phần viện phí. Thông tư số 27/LĐ-TB&XH ngày 24/10/1995 hướng dẫn cấp “sổ hộ nghèo”. Sổ này được dùng vào nhiều mục đích hỗ trợ, miễn giảm học phí, viện phí, hưởng chế độ ưu đãi trong vay tín dụng… 6 Thông tư liên bộ số 05/1999/BLĐ-TB&XH-BIT-BTC ngày 29/1/1999 của liê bộ Lao động-Thương binh xã hội, y tế tài chính, hướng dẫn việc thực hiện KCB được miễn nộp một phần viện phí đối với người thuộc diện quá nghèo, những người này được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí hàng năm. Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của thủ tướng chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo, quy định mọi chi phí KCB cho người nghèo sẽ do Quỹ KCB người nghèo chi trả. Trước quyết định 139, đã có rất nhiều phương thức hỗ trợ KCB cho người nghèo được thực hiện như:sổ hộ nghèo, thẻ KCB T8, thẻ BHYT người nghèo (gọi là thẻ A7), miễn giảm trực tiếp tại cơ sở KCB, bệnh viện miễn phí một số hình thức hỗ trợ khác. Các hình thức hỗ trợ này đã đáp ứng một số lương đáng kể nhu cầu KCB của người nghèo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các phương thức này bị phụ thuộc rất nhiều vào nguồn ngân sách địa phương việc miễn giảm trực tiếp sử dung nguôn kinh phí của các cơ sở y tế đã là một khó khăn đáng kể cho việc thực hiện chính sách miễn giảm phí KCB cho người nghèo [1]. Quyết đinh 139 nhằm mang lại lợi ích cho người nghèo trong hai phương diện: Tăng việc sự dụng dịch vụ y tế ,góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo.Quyết định này cũng làm tăng vai trò của các tỉnh trong việc xây dựng chính sách hoạt động phù hợp với địa phương . KCBNN là một trong những chủ trương chính sách lớn của Đảng nhà nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước .đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng nhà nước,thực hiện quan điểm công bằng trong chăm sóc sức khỏe,tạo cho người nghèo,nhân dân trong vùng khó khăn một bộ phận lớn đồng bào dân tộc thiểu số có đủ nguồn lực tài chính dể sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh từ tuyến xã đến tuyến cao nhất. Tất cả các chính sách trên đã đang góp phần to lớn vào chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân đặc biệt là người nghèo .Cải thiện tình trạng sức khỏe người nghèo góp phần đáng kể vào thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nước ta . 7

Ngày đăng: 18/07/2013, 14:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 Một số thông số về nhân lực - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN HÀ NỘI
Bảng 1 Một số thông số về nhân lực (Trang 17)
Bảng 2. Tỷlệ sử dụng dịch vụ khámchữa bệnh ngoại trú tại tuyến quận - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN HÀ NỘI
Bảng 2. Tỷlệ sử dụng dịch vụ khámchữa bệnh ngoại trú tại tuyến quận (Trang 20)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w