NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12 Giảng viên hướng dẫn: THS.VŨ CƯƠNG Sinh viên thực hiện: TÔ THỊ HƯỜNG Lớp: Kế hoạch 48A Mã sinh viên: CQ481381 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP .2 1. Khái quát chung về vốn của doanh nghiệp .2 1.1. Khái niệm về vốn 2 1.2.Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp .3 1.2.1. Vốn là điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp 3 1.2.2. Vốn là cơ sở để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng phát triển sản xuất .3 1.3. Phân loại vốn trong doanh nghiệp 3 1.3.1. Căn cứ vào phương thức chu chuyển vốn .3 1.3.2. Phân loại theo giác độ nguồn hình thành vốn .4 2. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 5 2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn .5 2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 6 2.2.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn .6 2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định 8 2.2.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động 9 2.2.4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp .11 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 13 3.1. Các nhân tố chủ quan .13 3.1.1. Lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động .13 3.1.2. Trình độ của đội ngũ nhân viên quản lý của doanh nghiệp .14 3.1.3. Năng lực ra quyết định của lãnh đạo .14 3.1.4. Khả năng dự báo và nắm bắt cơ hội đầu tư .14 2 3.1.5. Quan hệ với đối tác của doanh nghiệp 15 3.1.6. Hệ thống quản lý và giám sát vốn của doanh nghiệp 15 3.1.7. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong doanh nghiệp .15 3.1.8. Cơ cấu vốn trong hoạt động của doanh nghiệp .16 3.2. Các nhân tố khách quan 17 3.2.1. Cơ chế chính sách của nhà nước .17 3.2.2. Sự phát triển của thị trường tài chính 17 3.2.3. Thị trường đầu vào của doanh nghiệp .18 3.2.4. Thị trường đầu ra của doanh nghiệp .18 3.2.5. Các nhân tố khác .18 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12 19 1. Khái quát về công ty cổ phần LICOGI 12 19 1.1. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh và năng lực của công ty cổ phần LICOGI 12 .19 1.1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty 19 1.1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty .20 1.1.3. Năng lực của công ty .21 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần LICOGI 12 .23 1.3. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .24 2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần LICOGI 12 26 2.1. Cơ cấu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần LICOGI 12 26 2.2. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của công ty .34 2.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty 39 2.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty 41 2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty .46 3 2.5.1. Những kết quả đạt được 46 2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân 47 2.5.2.1. Hạn chế 47 2.5.2.2. Nguyên nhân 48 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12 .51 1. Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty cổ phần LICOGI 12 đến năm 2010 51 2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty .52 2.1. Tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý 52 2.2. Cải thiện hệ thống quản lý và giám sát vốn của công ty 54 2.2.1. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng .54 2.2.2. Tăng cường quản lý hàng tồn kho .55 2.2.3. Tăng cường khả năng quản lý và sử dụng vốn cố định .56 2.3. Các giải pháp khác 57 2.3.1. Tăng cường hợp tác, đẩy mạnh công tác dự báo và hoạt động tìm kiếm dự án đầu tư 57 2.3.2. Triệt để ngăn ngừa sự lãng phí, thất thoát vốn trong khi thực hiện và thanh toán các dự án .58 2.2.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên .58 KẾT LUẬN 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VCĐ: Vốn cố định VLĐ: Vốn lưu động TSNH: Tài sản ngắn hạn TSDH: Tài sản dài hạn ROA: Doanh lợi trên tài sản ROE: Doanh lợi trên vốn chủ sở hữu 5 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần LICOGI 12 23 Bảng 1.1. Doanh thu của công ty từ 2006 đến 2009 24 Bảng 2.1.Nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 2006 đến 2009 27 Bảng 2.2. Cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản từ 2006 đến 2009 29 Bảng 2.3. Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản dài hạn từ 2006 đến 2009 .30 Bảng 2.4. Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn từ 2006 đến 2009 32 Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của công ty từ 2006 đến 2009 .35 Bảng 2.6. ROA, ROE của một số công ty cùng ngành .37 Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 40 Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động .42 Bảng 2.9. Khả năng thanh toán của công ty và ngành 45 Bảng 2.10. Một số chỉ tiêu kế hoạch của công ty LICOGI 12 năm 2010 .52 6 LỜI MỞ ĐẦU Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải cần tới vốn, vốn là yếu tố chi phối tới hầu hết các yếu tố khác. Việc sử dụng và quản lý vốn có hiệu quả mang ý nghĩa quan trọng trong quản lý. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói riêng muốn cạnh tranh được, muốn phát triển được phải thực sự vững chắc về mặt tài chính.Từ thực tế như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tìm ra các hướng đi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần LICOGI 12. Qua tìm hiểu thực tế về công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty tôi đã chọn đề tài nghiên cứu:’’Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần LICOGI 12’’ cho chuyên đề tốt nghiệp cuả mình. Với mong muốn đánh giá thực trạng, những mặt đạt được và các hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn. Trên cơ sở đó, đề xuất một số ý kiến giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Kết cấu của chuyên đề gồm có 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần LICOGI 12 Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần LICOGI 12 Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TH.S Vũ Cương và ban lãnh đạo công ty, các cô chú, anh chị phòng Kinh tế- Kỹ thuật đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này. 7 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1. Khái quát chung về vốn của doanh nghiệp 1.1. Khái niệm về vốn Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn, cố gắng huy động đủ vốn và làm sao để sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Vậy vấn đề đặt ra là vốn là gì? Vốn là một phạm trù kinh tế được tiếp cận dưới nhiều giác độ khác nhau. Theo C. Mác, dưới giác độ các yếu tố sản xuất cho rằng: Tư bản là “ Giá trị đem lại giá trị thặng dư, là đầu vào của quá trình sản xuất”. Theo David Beggs trong cuốn Kinh tế học cho rằng: Vốn hiện vật là giá trị của hàng hóa đã sản xuất được sử dụng để tạo ra hàng hóa và dịch vụ khác. Ngoài ra còn có vốn tài chính. Bản thân vốn là một hàng hóa nhưng được tiếp tục sử dụng vào sản xuất kinh doanh tiếp theo. Theo P. Samuelson, Ông cho rằng: Vốn là các hàng hóa sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp. Một số nhà Kinh tế học khác cho rằng: Vốn có nghĩa là phần lượng sản phẩm tạm thời phải hy sinh cho tiêu dùng hiện tại của nhà đầu tư, để đẩy mạnh sản xuất tiêu dùng trong tương lai. Có nhiều cách tiếp cận để hiểu về vốn và trong chuyên đề này, vốn được hiểu như quan điểm của P. Samuelson đã nêu ra ở trên vì nó phù hợp nhất với nội dung nghiên cứu của chuyên đề. 8 1.2. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp Vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp.Vốn là một trong các yếu tố quan trọng nhất để thành lập, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1. Vốn là điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp Muốn thực hiện đăng ký kinh doanh, theo quy định của pháp luật, bất cứ doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực nào cũng phải có một số vốn pháp định tùy theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình. Vốn là một cơ sở quan trọng để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật. 1.2.2. Vốn là cơ sở để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng phát triển sản xuất Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tiến hành xây dựng, thuê mua nhà xưởng, lắp đặt các trang thiết bị cần thiết, thuê mướn nhân công, mua nguyên nhiên vật liệu…đây là các yếu tố tiền đề cho doanh nghiệp tồn tại. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có vốn để tiếp tục duy trì hoạt động cũng như tiến hành mở rộng sản xuất, đầu tư vào các lĩnh vực mới cũng như nâng cao, đổi mới chất lượng sản phẩm, nghiên cứu triển khai các dự án… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu được lợi nhuận tối đa và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn tham gia vào tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu dùng và cuối cùng trở về hình thái ban đầu là tiền tệ, sự luân chuyển vốn giúp doanh nghiệp thực hiện được tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng. 1.3. Phân loại vốn trong doanh nghiệp Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân loại vốn. Trong chuyên đề này, vốn được phân loại theo hai cách: Căn cứ vào phương thức chu chuyển vốn và phân loại theo giác độ nguồn hình thành vốn. 1.3.1. Căn cứ vào phương thức chu chuyển vốn Căn cứ vào cách phân loại này vốn được chia thành hai loại: Thứ nhất: Vốn cố định 9 Vốn cố định là bộ phận vốn được sử dụng để hình thành tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác của doanh nghiệp, nói cách khác, vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Vốn cố định luân chuyển qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bộ phận vốn cố định đầu tư vào sản xuất được phân ra làm hai phần, một bộ phận vốn cố định tương ứng với giá trị hao mòn của tài sản cố định được dịch chuyển vào chi phí kinh doanh hay giá thành sản phẩm dịch vụ được sản xuất ra, bộ phận giá trị này sẽ được bù đắp và tích lũy lại mỗi khi hang hóa hay dịch vụ được tiêu thụ, bộ phận còn lại của vốn cố định nằm ở tài sản cố định dưới hình thức giá trị còn lại của tài sản cố định. Thứ hai: Vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động của doanh nghiệp thường bao gồm hai bộ phận: Tài sản lưu động trong sản xuất (bao gồm vật tư dự trữ như nguyên nhiên vật liệu…các sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất) và tài sản lưu động trong lưu thông (bao gồm sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán…) 1.3.2. Phân loại theo giác độ nguồn hình thành vốn Trên giác độ nguồn hình thành vốn chia thành: Vốn chủ sở hữu, vốn đi vay và vốn chiếm dụng nhà cung cấp. Thứ nhất: Vốn chủ sở hữu Thông thường nguồn vốn này bao gồm: Vốn góp và lợi nhuận chưa phân phối. Số vốn này không phải là một khoản nợ, doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, không phải trả lãi suất. Thứ hai: Vốn đi vay 10