Kinh doanh luôn xuất hiện nhu cầu về vốn. Doanh nghiệp nào tìm được biện pháp giải quyết nhu cầu về vốn sẽ có thuận lợi lớn trong hoạt động kinh doanh của mình. Với đòi hỏi về vốn ngày một tăng trong nền kinh tế thị trường, tín dụng thương mại ra đời và được đánh giá là biện pháp hữu hiệu nhất giúp các doanh nghiệp vượt qua các giai đoạn khó khăn về mặt tài chính.
Đại Học Kinh Tế Quôc Dân LỜI MỞ ĐẦU Trong các hoạt động của Ngân hàng thì cho vay tín dụng đóng một vai trò quan trọng. Cho vay tín dụng là hoạt động cơ bản chiếm tỷ trọng cao, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho các tổ chức tín dụng. Vì thế đảm bảo và nâng cao chât lượng hoạt động cho vay tín dụng vừa là mục tiêu, vừa là nhân tố quan trọng để cạnh tranh và phát triển của mỗi Ngân hàng thương mại. Như vậy quan hệ cho vay tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng ngày càng gắn bó, tương tác lẫn nhau. Khách hàng không trả được nợ đến hạn, doanh thu của Ngân hàng giảm, ảnh hưởng đến việc cho khách hàng khác vay vốn, ảnh hưởng đến sự tồn tại của Ngân hàng. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà nội. Em đã nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động cho vay tín dụn đối với hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt Ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà nội đóng vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng vốn cho đầu tư phát triển, góp phần thực hiện chủ trương, đường lối và các chỉ tiêu phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước nói chung và của thủ đô nói riêng. Do đó,với vai trò cung cấp nguồn vốn cho các các nhân, tổ chức; hoạt động cho vay tín dụng có tầm quan trọng bậc nhất trong các hoạt động của Ngân hàng. Xuất phát từ lý do trên, em đã lựa chon đề tài: “Phát triển cho vay tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà nội”. Chuyên đề của em gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung về phát triển cho vay tín dụng của ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà nội. Chương 2: Thực trạng cho vay tín dụng tại ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà nội Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển cho vay tín dụng ở ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà nội. KhamSeng PhetSyKham – Thương mại 48A 1 Đại Học Kinh Tế Quôc Dân Em xin trân thành cảm ơn GS.TS …………… cùng Cán bộ nhân viên tại Ngân hàn Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà nội đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại chi nhánh Sinh viên thực hiên KhamSeng PhetSyKham CHƯƠNG 1 KhamSeng PhetSyKham – Thương mại 48A 2 Đại Học Kinh Tế Quôc Dân NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT 1.1 Vai trò hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội . 1.1.1 Đối với khách hàng Kinh doanh luôn xuất hiện nhu cầu về vốn. Doanh nghiệp nào tìm được biện pháp giải quyết nhu cầu về vốn sẽ có thuận lợi lớn trong hoạt động kinh doanh của mình. Với đòi hỏi về vốn ngày một tăng trong nền kinh tế thị trường, tín dụng thương mại ra đời và được đánh giá là biện pháp hữu hiệu nhất giúp các doanh nghiệp vượt qua các giai đoạn khó khăn về mặt tài chính. Vai trò của tín dụng chính là ở chỗ nó tạo một kênh dẫn vốn từ người tạm thời thừa sang người tạm thời thiếu vốn, với tư cách là người sử dụng cuối cùng. Kênh dẫn vốn đó được thông thoáng chắc chắn sẽ tạo ra được bốn hệ quả quan trọng: Người cho vay sẽ thu lợi tức, người sử dụng cuối cùng số vốn đó sẽ tạo ra lợi nhuận, nền kinh tế có thêm được sản phẩm mới và cuối cùng là sẽ tạo ra được nhiều việc làm. Các hệ quả đó, suy cho cùng chính là tạo cho nền kinh tế ổn định, bền vững và được ví như là mạch máu trong một cơ thể vậy. Nền kinh tế thị trường hiện tượng thừa thiếu vốn ở các doanh nghiệp thường xuyên xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mại một mặt đáp ứng được nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tạm thời thiếu đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá của mình. Mặt khác sự tồn tại của hình thức tín dụng này giúp cho các doanh nghiệp khai thác được vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.2 Đối với ngân hàng KhamSeng PhetSyKham – Thương mại 48A 3 Đại Học Kinh Tế Quôc Dân Là chi nhánh đầu tiên của hệ thống LVB, Chi nhánh Hà Nội đã chính thức tạo thành một cầu nối thanh toán giữa hai Nước, đáp ứng lòng mong mỏi của cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh Việt – Lào, các cá nhân học tập, công tác tại hai Nước. Hoạt động với mô hình Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, trong môi trường pháp luật cạnh tranh, các thế hệ cán bộ, công nhân viên Chi nhánh luôn nhận thức được vị thế của mình để vượt qua những khó khăn, làm tròn nhiệm vụ chính trị được giao. Không ỷ lại vào sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, của các ngân hàng mẹ (BIDV và BCEL). Chi nhánh đã phát huy sáng tạo, áp dụng công nghệ mới và chủ động đổi mới tư duy kinh doanh theo nhu cầu thị trường để tận dụng các cơ hội, vượt qua thách thức trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh tại Việt Nam. Những điều đó đã giúp cho Chi nhánh ngày càng vững bước đi lên, xác định cho mình một vị thế riêng vượt qua khuôn khổ là giải pháp cho vướng mắc trong khâu thanh toán, trở thành một đơn vị góp phần tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Lào. Theo đó, Chi nhánh xác định bản thân Chi nhánh cũng như toàn hệ thống LVB là một thực tế sinh động cho quan hệ kinh tế Việt Nam và Lào, không chỉ phải hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao mà còn phải tập trung năng lực cho hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất, xứng đáng là hình mẫu cho quan hệ kinh tế Lào - Việt Nam Trong điều kiện cạnh tranh, Chi nhánh luôn xem hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh là thước đo hết sức quan trọng, khẳng định sự tồn tại hữu ích bản thân để thực hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Liên tục đổi mới năng lực, tư duy hoạt động phù hợp với chuyển biến mới của môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng chính là phương châm, là hướng đi Chi nhánh đã xác định để tiếp vững bước đi lên sau chặng đường 10 năm thành lập và phát triển. KhamSeng PhetSyKham – Thương mại 48A 4 Đại Học Kinh Tế Quôc Dân Ngày 27/03/2010 là thời điểm đầy ý nghĩa khi Chi nhánh đã tròn 10 năm hoạt động. Dù còn rất khó khăn trước mặt, nhưng những gì đã đạt được xứng đáng để cho các thế hệ cán bộ, nhân viên Chi nhánh tự hào báo cáo với các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai Nước. 1.1.3 Đối với nền kinh tế Với vai trò là công cụ của Chính phủ, LBVHN đã góp phần thực hiện các giải pháp của Chính phủ ngăn chặn suy giảm kinh tế thông qua việc cung cấp vốn cho nền kinh tế, tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực trọng điểm nhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đẩy mạnh xuất khẩu và khai thác tốt hơn những tiềm năng của đất nước, góp phần vào sự tăng trưởng chung của GDP, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. LVBHN đã và đang chứng tỏ mình không chỉ là một công cụ đắc lực của Chính phủ trong tài trợ đầu tư và xuất khẩu mà còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường tài chính với sự đa dạng về dịch vụ và hoạt động năng động trên thị trường vốn khu vực và quốc tế; tiềm lực tài chính mạnh, đủ sức đảm nhiệm những nhiệm vụ mới trong bối cảnh Việt Nam phấn đấu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Thứ nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh; Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là kết quả tác động nhiều mặt của đổi mới hoạt động ngân hàng, nhất là những cố gắng của ngành ngân hàng trong việc huy động các nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và KhamSeng PhetSyKham – Thương mại 48A 5 Đại Học Kinh Tế Quôc Dân hiệu quả của từng dự án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay. Dịch vụ ngân hàng cũng phát triển cả về chất lượng và chủng loại, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh; Thứ ba, tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục. Với dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm khoảng 35-37% GDP, mỗi năm hệ thống ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả nước; Thứ tư, đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. Thông qua nguồn vốn tín dụng cho các chương trình và dự án phát triển sản xuất kinh doanh, hàng năm hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, nhất là tại các vùng nông thôn. Việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng cho mục đích này ngày càng có tính chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả, nhất là từ khi tín dụng chính sách được tách bạch với tín dụng thương mại và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội đảm nhiệm; Thứ năm, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. Đóng góp này được thể hiện qua công tác thẩm định dự án, quyết định cho vay vốn ngân hàng cho các dự án và giám sát thực hiện một cách chặt chẽ sau khi cho vay, các TCTD luôn chú trọng yêu cầu các khách hàng đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay, tuân thủ các cam kết quốc tế và các qui định về bảo vệ môi trường. 1.2 Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của ngân hàng liên doanh Lào – Việt. 1.2.1 Nhân tố khách quan 1.2.1.1 Môi trường pháp lý. KhamSeng PhetSyKham – Thương mại 48A 6 Đại Học Kinh Tế Quôc Dân Bất cứ hoạt động kinh doanh nào vượt ra khỏi biên giới một quốc gia sẽ phải tuân thủ hai loại pháp luật đó là pháp luật trong nước và pháp luật của nước chủ nhà nơi tiến hành kinh doanh. Hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng không những chịu sự chi phối bởi các cơ chế, chính sách, pháp luật trong nước và quốc tế mà còn phải tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực quốc tế, thông lệ quốc tế của tường loại hình nhiệm vụ phát sinh. 1.2.1.2 Môi trường kinh tế. Trình độ phát triển của nền kinh tế, sự tham gia của mọi thành viên vào hoạt động trong thị trường với một trình độ phát triển nhất định của sức sản xuất. Sự phát triển của nền kinh tế phát triển đúng hướng và tới tốc độ tăng trưởng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả. Hoạt động ngân hàng trong một nền kinh tế ổn định và phát triển sẽ an toàn, hiệu quả hơn. Ngân hàng an tâm đầu tư tín dụng cho nền kinh tế, phát triển dịch vụ mới, mở rộng tầm hoạt động trên thị trường quốc tế, tạo khả năng phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn. Qua đó sẽ góp phần tích cực trong việc gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng cường được hệ số mở cửa của nền kinh tế, phục vụ quá trình mở rộng hoạt động đầu tư nước ngoài, mở rộng liên kết giữa thị trường trong nước với thị trường quốc tế, đưa hoạt động thanh toán quốc tế phát triển ngang tầm trung tâm tài chính quốc tế 1.2.1.3 Nhóm khách hàng mục tiêu của hoạt động cho vay. Năng lực kinh doanh của khách hàng: Khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng, ngân hàng còn thu hút được nhiều khách hàng càng có điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Một môi trường tốt cho các hoạt động ngân hàng là thu hút “Nguyên liệu đầu tư” thông qua tập trung được khách hàng ngày càng nhiều. Tuy nhiên phải là những khách hàng có năng KhamSeng PhetSyKham – Thương mại 48A 7 Đại Học Kinh Tế Quôc Dân lực kinh doanh, hoạt động có hiệu quả. Đối với lĩnh vực thanh toán quốc tế, khách hàng của những ngân hàng là những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, những khách hàng có quan hệ đối tác với thương nhân nước ngoài càng đòi hỏi là những người năng động, có năng lực và trình độ về thanh toán quốc tế và pháp luật nước ngoài, có khả năng giao tiếp với nước ngoài để có thể am hiểu và quyết định nhanh nhạy, chớp thời cơ trong kinh doanh, không bị nước ngoài lừa đảo vì trình độ non yếu của mình. Khi ngân hàng thu hút được các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu có năng lực kinh doanh, hoạt động có hiệu quả sẽ hạn chế những rủi ro trong thanh toán quốc tế cho cả ngân hàng và khách hàng, sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế cho ngân hàng. 1.2.2 Nhân tố chủ quan Bên cạnh cá nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong lĩnh vực thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại, hiệu quả hoạt động này chịu sự tác động của một số nhân tố chính sau: 1.2.2.1 Chính sách tín dụng của ngân hàng liên doanh Lào-Việt. Chính sách đối ngoại của ngân hàng: Đây là một trong những chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại. Chính sách đối ngoại của ngân hàng bao gồm những định hướng chung trong việc mở rộng đối ngoại, quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài, phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, đưa ra các quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế,… làm kim chỉ nam cho hoạt động thanh toán quốc tế trong xử lý các giao dịch phù hợp với thông lệ quốc tế. Một chính sách đối ngoại đúng đắn sẽ làm thu hút được khách hàng trong và ngoài nước, tạo được mối quan hệ tốt với các ngân hàng bạn, khi có sự phối hợp, hiệu quả tốt trong kinh doanh sẽ tạo hiệu quả cho cả ngân hàng và khách hàng, giúp khách hàng tăng được lợi nhuận, từ đó tăng thu nhập cho ngân hàng, giúp ngân hàng KhamSeng PhetSyKham – Thương mại 48A 8 Đại Học Kinh Tế Quôc Dân tồn tại và phát triển. Chính sách đối ngoại của ngân hàng phải phù hợp với quan điểm, đường lối phát triển kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Có như vậy mới đảm bảo kết hợp được lợi ích của ngân hàng, phù hợp với lợi ích xã hội, lợi ích quốc gia. Chính sách phát triển dịch vụ của ngân hàng: Nếu ngân hàng chỉ quan tâm đến các nghiệp vụ sẵn có mà không quan tâm đến phát triên nghiệp vụ mới sẽ dần đi vào lạc hậu, không theo kịp đà tiến bộ của xã hội, sẽ không đủ khả năng hội nhập và chắc chắn sẽ bị đào thải. Vì vậy, chính sách phát triển dịch vụ phải nằm trong tổng thể chiến lược kinh doanh của ngân hàng và phải bao gồm dịch vụ thanh toán quốc tế. Một chính sách phát triển dịch vụ hấp dẫn, phù hợp với yêu cầu khách hàng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút khách hàng. Để thực hiện chính sách này, các ngân hàng phải đa dạng hóa nghiệp vụ nghiên cứu, áp dụng các nghiệp vụ mới vào trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng. Chính sách khách hàng: Đây là một chính sách nằm trong chiến lược Marketing ngân hàng. Với một chính sách khách hàng linh hoạt sẽ giữ được khách hàng truyền thống, phát triển được mối quan hệ với khách hàng mới, các khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Chín sách khách hàng phải gắn liền với hiệu quả kinh doanh của khách hàng, với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, phải kết hợp nhiều loại hình dịch vụ với các nhu cầu tổng thể của khách hàng, phải có những chính sách ưu đãi cho khách hàng trung thành, khách hàng truyền thống và khách hàng có doanh số hoạt động thanh toán quốc tế qua ngân hàng lớn, thu hút được càng nhiều khách hàng tốt đến với ngân hàng thì hoạt động kinh doanh ngân hàng càng có chất lượng và hiệu quả cao KhamSeng PhetSyKham – Thương mại 48A 9 Đại Học Kinh Tế Quôc Dân Chính sách tỷ giá của ngân hàng: Hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến ngoại tệ tất yếu liên quan đến vấn đề tỷ giá. Với một chính sách tỷ giá tích hợp sẽ thu hút được nhiều khách hàng thanh toán quốc tế qua ngân hàng, nhờ đó sẽ phát triển được hoạt động này, chính sách tỷ giá của ngân hàng thương mại phải phù hợp với cơ chế quản lý tỷ giá của ngân hàng Nhà nước cũng như quy chế quản lý ngoại hối của đất nước trong từng thời kỳ cụ thể một chính sách tỷ giá linh hoạt, phù hợp cơ chế thị trường đáp ứng được mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa ngân hàng và khách hàng sẽ phát triển được dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng, thông qua đó nâng cao được hiệu quả cho hoạt động rất nhiều. 1.2.2.2 Mạng lưới hoạt động của ngân hàng. 1.2.2.3 Chất lượng nhân sự. Không chỉ đổi mới mô hình tổ chức, năng lực nhân sự chú trọng phát triển từ các cấp lãnh đạo cho đến cán bộ trực tiếp. Đáp ứng yêu cầu mở hoàn thành nhiệm vụ chính trị ngày càng sâu rộng, yêu cầu hoạt động kinh doanh ngày càng khắt khe, đội ngũ nhân sự đã phát triển hết sức nhanh chóng từ 24 cán bộ năm 2000 lên mức gấp gần 3 lần năm 2009, với tổng số cán bộ là 60 trong đó hầu hết cán bộ chuyên môn đều có trình độ đại học trở lên. Hàng năm số lượng cán bộ tuyển ở mức 10%, nhờ vậy mà đội ngũ cán bộ có độ tuổi bình quân rất trẻ. Số lượng cán bộ là Đoàn viên thanh niên luôn chiếm trên 50%; độ tuổi cán bộ bình quân của chinh nhánh hiện nay dưới 30. Dù trẻ về độ tuổi nhưng có trình độ nhận thức lý luận chính trị vững vàng, đặc biệt là ý thức về việc giữ gìn và vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào. Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Chi nhánh từ khi thành lập đến nay đều là cán bộ do 2 ngân hàng mẹ cử tới trong đó chủ yếu là cán bộ được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tin tưởng giao phó nhiệm vụ. KhamSeng PhetSyKham – Thương mại 48A 10