Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, kế toán cụ thể là kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đã theo dõi, phản ánh, ghi chép đầy đủ chính xác những khoản doanh thu, chi phí, kết quả,... và cung cấp cho doanh nghiệp các báo cáo doanh thu, kết quả làm căn cứ cho việc phân tích và ra quyết định tối ưu.
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế Quốc dân DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải GTGT Giá trị gia tăng DT Doanh thu L/C Thư tín dụng TK Tài khoản TTĐB Tiêu thụ đặc biệt CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp CKTM Chiết khấu thương mại GGHM Giảm giá hàng mua TSCĐ Tài sản cố định BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KPCĐ Kinh phí công đoàn GGHB Giảm giá hàng bán HBBTL Hàng bán bị trả lại Thuế XK Thuế xuất khẩu Thuế NK Thuế nhập khẩu DTBH Doanh thu bán hàng KQ Kết quả DN Doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn CK Chiết khấu CPQLKD Chi phí quản lý kinh doanh Nguyễn Thị Hương Lớp: Kế toán KT1.K9 1 Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế Quốc dân LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu của xã hội luôn có sự thay đổi và ngày một tăng lên. Để phù hợp với nhịp độ phát triển của nền kinh tế, đồng thời nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu trong xã hội, các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại nói riêng ngày càng mọc lên và được mở rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chúng ta đều biết hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường chịu sự cạnh tranh gay gắt, chịu sự điều tiết của quy luật kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, . và cụ thể hơn, doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, mẫu mã, giá cả, . và hơn cả đó là cạnh tranh bằng phương pháp tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, muốn đứng vững trên thị trường và thu được lợi nhuận tối đa thì ngoài việc phải đáp ứng tốt nhu cầu thị trường còn phải tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, kế toán cụ thể là kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đã theo dõi, phản ánh, ghi chép đầy đủ chính xác những khoản doanh thu, chi phí, kết quả, . và cung cấp cho doanh nghiệp các báo cáo doanh thu, kết quả làm căn cứ cho việc phân tích và ra quyết định tối ưu. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập ở Công ty TNHH quốc tế Sao Nam, bằng kiến thức được trang bị ở nhà trường cùng với sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Trần Nam Thanh và ban lãnh đạo, cán bộ phòng kế toán Công ty TNHH quốc tế Sao Nam, em xin chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH quốc tế Sao Nam”. Nguyễn Thị Hương Lớp: Kế toán KT1.K9 1 Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Đề tài được trình bày với các nội dung sau: Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH Quốc tế Sao Nam. Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Quốc tế Sao Nam. Chương 3: Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Quốc tế Sao Nam. Do thời gian thực tập ngắn, kiến thức tích lũy của bản thân Em còn hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong muốn và xin chân thành tiếp thu ý kiến chỉ bảo, đóng góp bổ sung của Cô giáo, các Bác trong Ban giám đốc cùng Cô, Chú, Anh, Chị trong Phòng tài chính – kế toán để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thị Hương Lớp: Kế toán KT1.K9 2 Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế Quốc dân CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM, TỔ CHỨC QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ SAO NAM. 1.1 Đặc điểm, tổ chức bán hàng tại công ty TNHH quốc tế Sao Nam. 1.1.1. Đặc điểm bán hàng của công ty TNHH quốc tế Sao Nam. Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa gắn với phần lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán và chấp nhận thanh toán. Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất - kinh doanh, đây là quá trình chuyển hóa vốn từ hình thái vốn sản phẩm, hàng hóa sang hình thái vốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán. Đứng trên góc độ luân chuyển vốn: Bán hàng ở các doanh nghiệp là quá trình chuyển vốn kinh doanh từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ( H- T). Thông qua quá trình này, nhu cầu người tiêu dùng về mặt giá trị sử dụng được thoả mãn và giá trị hàng hoá được thực hiện. Xét từ góc độ kinh tế: Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu về hàng hoá tiền tệ, thành phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp thu được tiền từ khách hàng. Do đó quá trình bán hàng có thể được chia thành 2 giai đoạn: +Giai đoạn 1: Đơn vị xuất bán giao hàng cho đơn vị mua, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết. Trong giai đoạn này chỉ phản ánh một mặt quá trình vận động của hàng hoá, chưa phản ánh kết quả của việc bán hàng, vì số hàng hoá chưa đảm bảo chắc chắn đã thu được tiền hay chấp nhận thanh toán tiền. Nguyễn Thị Hương Lớp: Kế toán KT1.K9 3 Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế Quốc dân +Giai đoạn 2: Đơn vị mua hay khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán tiền. Đây là giai đoạn mà đơn vị mua đã thu được hàng còn đơn vị bán thu được tiền hoặc sẽ thu được tiền từ đơn vị mua. Kết thúc giai đoạn này cũng là kết thúc quá trình bán hàng. Xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân: Bán hàng là điều kiện để tiến hành tái sản xuất xã hội. Quá trình tái sản xuất xã hội gồm có 4 khâu: “Sản xuất - Phân phối - Trao đổi - Tiêu dùng”, giữa các khâu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu thiếu dù chỉ một khâu thì quá trình tái sản xuất sẽ không được thực hiện. Trong mối quan hệ đó thì sản xuất giữ vai trò quyết định, tiêu dùng là mục đích, là động cơ thúc đẩy sản xuất phát triển, còn khâu phân phối và trao đổi có vai trò là cầu nối giữa quan hệ sản xuất và tiêu dùng, từ đó kích thích tiêu dùng và đẩy mạnh sản xuất phát triển. Ngoài ra bán hàng còn góp phần điều hòa giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa khả năng và nhu cầu . là điều kiện để phát triển cân đối trong từng ngành, từng vùng cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hoạt động kinh doanh chính của công ty là kinh doanh thương mại. Hoạt động chủ yếu của công ty là mua hàng và tổ chức bán buôn, bán lẻ các mặt hàng thuộc lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty. Với chức năng kinh doanh các mặt hàng về chăm sóc tóc, chăm sóc da và chăm sóc răng miệng cho thị trường hai miền Nam Bắc, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường. Các hình thức buôn bán chính thường được sử dụng là bán hàng thanh toán ngay và ký gửi hàng hoá tại một số siêu thị lớn. Hình thức ký gửi hàng hoá chỉ được công ty áp dụng cho đơn hàng đầu tiên. Sau khi các mặt hàng của công ty đã bán được cho quý khách hàng tại các cửa hàng cũng như các siêu thị công ty sẽ chuyển từ hình thức bán ký gửi sang hình thức bán hàng thanh toán ngay. Như vậy sẽ giúp công ty bán được lượng hàng lớn hơn, đáp ứng kịp thời hơn nhu cầu khách hàng, và không bị ứ đọng vốn.Trong Nguyễn Thị Hương Lớp: Kế toán KT1.K9 4 Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trường hợp hàng hoá của công ty tại các cửa hàng và siêu thị bán chậm công ty sẵn sàng thu hàng bán chậm về và đổi thanh mặt hàng bán tôt hơn. Công ty chủ yếu nhập khẩu hàng từ các nước Malaysia, Anh Quốc, Hàn Quốc. Sau đó phân phối ra các thành phố lớn và các tỉnh trong cả nước. Công ty có mạng lưới kinh doanh, thị trưòng tiêu thụ trên toàn quốc: Trong những năm qua Công ty TNHH Quốc Tế Sao Nam không ngừng hoàn thiện và mở rộng mạng lưới kinh doanh, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường mặt khác đã mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp cho công ty. Hiện nay công ty đang cung ứng hàng hoá cho các đơn vị trong TP. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Hà Tây, Hải Phòng, Thanh Hoá,Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ, An Giang . Công ty đã mở rộng phân bộ phận bán hàng theo quy mô để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách chuyên nghiệp. • Thị trường Hà Nội: - Siêu thị: + Siêu thị Cash & Carry Metro + Siêu thị Bourbon Thăng Long Big C + Siêu thị Thái Hà + Hệ thống siêu thị Intimex, Fivimart, Hapro mart . . . • Cửa hàng lẻ: + Công ty TNHH Xuân Thuỷ (38 Khâm Thiên, 122Nguyễn Thái Học, 18 bạch Mai . . .) + Mỹ Phẩm Hà Xuân ( 35 Hàng Ngang, 43 Bạch Mai,. . .) + . Với mạng lưới tiêu thụ rộng lớn Công ty đã đáp được nhu cầu của TP. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, tạo được mối quan hệ lâu dài và ngày càng chiếm được sự tin yêu của khách hàng. Nguyễn Thị Hương Lớp: Kế toán KT1.K9 5 Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1.1.2. Danh mục sảm phẩm hàng hóa tại công ty. Danh mục sảm phẩm hàng hóa tại công ty có rất nhiều loại đa dạng về chủng loại và mặt hàng sảm phẩm sau đây em xin trình bày ở 2 nhóm mặt hàng sau: STT Tên, quy cách sản phẩm ĐVT Ký hiệu I Nhóm hàng thiết yếu 1 Kem đánh răng Colgate, P/S… Tuýt 2 Bàn chải đánh răng Colgate, P/S… Chiếc 3 Dầu gội đầu Sunsilk, Double rich… Tuýt 4 Sữa tắm Baby JohnSon, Enchenter… Tuýt …… … … II Nhóm hàng mỹ phẩm 1 Kem dưỡng và trắng da Pond, Hazaline…Sữa dưỡng thể làm mềm da: Olay, Sunlay, Nivea… Hộp 2 Mỹ phẩm trang điểm: Esance, Maybeline… Bộ 3 Son dưỡng môi các loại: Liponlip, nivea, Lipice… Hộp … … … 1.2. Tổ chức quản lý công tác bán hàng tại công ty TNHH quốc tế Sao Nam. Là loại hinh doanh nghiệp tư nhân, hạch toán độc lập, có sử dụng con dấu riêng và có phạm vi hoạt động trong cả nước, chịu trách nhiệm hữu hạn về dân sự đối với hàng hóa. Nguyễn Thị Hương Lớp: Kế toán KT1.K9 6 Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hoạt động kinh doanh trước pháp luật. Do đó chủ doanh nghiệp cũng như toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp luôn quan tâm tới hoạt động kinh doanh như thế nào để đạt kết quả tốt, đem lại lợi nhuận cao nhất. Doanh nghiệp tiến hành kinh doanh và chịu sự quản lý, kiểm tra chặt chẽ của chủ doanh nghiệp. Công ty TNHH Quốc Tế Sao Nam luôn quan tâm đến công tác tổ chức bộ máy quản lý để vừa đơn giản, gọn nhẹ đồng thời mang lại hiệu quả cao. Bộ máy tổ chức được bố trí, sắp xếp theo chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận, các bộ phận này có mối liên hệ, phối hợp chặt chẽ với nhau.Để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và quản lý tốt, công ty TNHH quốc tế Sao Nam tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến tham mưu.Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty gồm Ban giám đốc và các phòng ban chức năng.Để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và quản lý tốt, công ty TNHH quốc tế Sao Nam tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến tham mưu, đứng đầu là tổng giám đốc, giúp việc cho tổng giám đốc có 2 giám đốc, 1 kế toán trưởng và một số chuyên viên khác Chức năng nhiệm vụ của từng người, phòng ban : Giám đốc: chịu trách nhiệm chung và trực tiếp quản lý các khâu trọng yếu, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh tế. 2 phó giám đốc: giám đốc kinh doanh và giám đốc tài chính. Phó giám đốc tài chính làm tham mưu cho giám đốc, có nhiệm vụ điều hành bộ máy tài chính từ đó có quyết định sáng suốt nhằm lãnh đạo tốt công ty.Phó giám đốc kinh doanh đảm nhiệm chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong việc tổ chức quản lý, phân công lao động,kinh doanh và tiêu thụ… Phòng khai thác nghiên cứu thi trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu và khai thác nguồn hàng và thị trường tiêu thụ , là nơi các quyết định mua hàng, Nguyễn Thị Hương Lớp: Kế toán KT1.K9 7 Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đặt hang, kiểm tra, kiểm soát, kiểm định chất luợng sản phẩm đầu vào tại công ty. Phòng kinh doanh : Có nhiệm vụ khai thác, kiếm tìm đối tác, khách hang để tạo ra được nhiều hợp đồng bán hang cho Công ty. Chịu trách nhiệm chuyển chở giao cho mọi khách hàng… Phòng kế toán: Có nhiệm vụ làm công tác quản lý toàn diện về tài chính, thu thập và cung cấp đầy đủ các mặt hoạt động tài chính và thông tin kinh tế, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ, chính sách Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính. Phòng vật tư, tiêu thụ: Có nhiệm vụ mua vào và bảo quản các vật tư thuộc phạm vi kinh doanh và làm việc của công ty, đảm bảo đầy đủ chính xác tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh. 1.2.1. Yêu cầu tổ chức quản lý đối với công tác bán hàng. Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, việc thực hiện tốt hay không tốt chỉ tiêu bán hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt khâu bán hàng thì mới đảm bảo được chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch tiêu thụ và đánh giá chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Vì vậy cần phải quản lý tốt công tác bán hàng, cụ thể như sau: + Quản lý kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ đối với từng thời kỳ, từng khách hàng, từng hoạt động kinh tế. + Quản lý chất lượng, cải tiến mẫu mã và xây dựng thương hiệu sản phẩm là mục tiêu cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp + Quản lý theo dõi từng phương thức bán hàng, từng khách hàng, tình hình thanh toán của khách hàng, yêu cầu thanh toán đúng hình thức, đúng hạn để tránh hiện tượng mất mát, thất thoát, ứ đọng vốn. Nguyễn Thị Hương Lớp: Kế toán KT1.K9 8 Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế Quốc dân + Giám sát chặt chẽ các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các số liệu, đồng thời phân bổ cho hàng tiêu thụ, đảm bảo cho việc xác định tiêu thụ được chính xác, hợp lý. + Đối với việc hạch toán tiêu thụ phải tổ chức chặt chẽ, khoa học đảm bảo việc xác định kết quả cuối cùng của quá trình tiêu thụ, phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước đầy đủ, kịp thời. 1.2.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty. 1.2.2.1. Vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, bán hàng có một vai trò đặc biệt, nó vừa là điều kiện để tiến hành tái sản xuất xã hội vừa là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, phản ánh sự gặp nhau giữa cung và cầu về hàng hoá, qua đó định hướng cho sản xuất, tiêu dùng và khả năng thanh toán.Trong doanh nghiệp, kế toán là công cụ quan trọng để quản lý sản xuất và tiêu thụ, thông qua số liệu của kế toán nói chung, kế toán bán hàng và kết quả bán hàng nói riêng giúp cho doanh nghiệp và cấp có thẩm quyền đánh giá được mức độ hoàn thành của doanh nghiệp về sản xuất, giá thành, tiêu thụ và lợi nhuận. Nguyễn Thị Hương Lớp: Kế toán KT1.K9 9