Hạch toán kế toán có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý kinh doanh, là công cụ quan trọng phục vụ điều hành và quản lý các hoạt động trong các đơn vị, điều hành và quản lý nền kinh tế quốc dân. Để đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý kinh tế mới hiện nay, hoàn thiện công tác hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp là rất cấp thiết giúp doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính, về sản xuất kinh doanh và đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.
Chuyên đề thực tập LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, công cuộc đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các phương diện kinh tế, văn hóa và xã hội. Nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển tốt với nhịp độ tăng trưởng vững chắc, khắc phục và ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội. Do đó, uy tín và vị thế của Việt nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước ngày càng được củng cố. Thực hiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới các doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đã có sự phát triển vượt bậc. Sau những năm đổi mới nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đối với các doanh nghiệp nước ta hiện nay, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì buộc phải giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời nâng cao mẫu mã và chất lượng sản phẩm, sử dụng yếu tố đầu vào một cách hợp lý và có hiệu quả. Trong hàng loạt các chính sách kinh tế mới của Đảng và Nhà nước, giữ vai trò quan trọng phải kể đến sự đổi mới về cơ chế quản lý, nguyên tắc quản lý tài chính, về chế độ hạch toán kế toán và các luật thuế mới… đây là những nhân tố thúc đẩy sản xuất trong nước ngày càng phát triển. Hạch toán kế toán ở các doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Hạch toán kế toán có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý kinh doanh, là công cụ quan trọng phục vụ điều hành và quản lý các hoạt động trong các đơn vị, điều hành và quản lý nền kinh tế quốc dân. Để đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý kinh tế mới hiện nay, hoàn thiện công tác hạch toán kế SV: Đoàn Thị Xuân Lớp : Kế toán 48A Chuyên đề thực tập toán trong các doanh nghiệp là rất cấp thiết giúp doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính, về sản xuất kinh doanh và đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH nội thất Huy Hòa, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán tại Công ty. Đặc biệt là công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu. Thấy được tầm quan trọng của nguyên vật liệu trong sản xuất nên trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH nội thất Huy Hòa em đã chọn đề tại: “ Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH nội thất Huy Hòa” nhằm đi sâu và tìm hiểu về công tác kế toán nguyên vật liệu. Báo cáo thực tập chuyên đề gồm 3 phần: Phần một: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty TNHH nội thất Huy Hòa. Phần hai: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH nội thất Huy Hòa. Phần ba: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH nội thất Huy Hòa. Do thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến của các thầy cô giáo và các cán bộ nghiệp vụ ở Công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ban quản lý, bộ phận kế toán Công ty TNHH nội thất Huy Hòa cùng Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Anh đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo. Sinh viên thực hiện. ĐOÀN THỊ XUÂN SV: Đoàn Thị Xuân Lớp : Kế toán 48A Chuyên đề thực tập PHẦN MỘT ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH NỘI THẤT HUY HÒA. 1.1. ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH NỘI THẤT HUY HÒA. 1.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu. Công ty TNHH nội thất Huy Hòa là một doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa là đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ từ gỗ và mây tre đan. Với đặc điểm riêng của sản phẩm mà trong quá trình sản xuất Công ty sử dụng tương đối ít chủng loại nguyên vật liệu như: gỗ tròn - Lim, gỗ tròn - Phay, gỗ tròn - Keo, gỗ gụ, gỗ hương, gỗ sồi, gỗ kẹn, gỗ cao su, kính…cùng các vật liệu phụ khác như vecni, đinh, nhám, giáp, vôi… Để tiến hành sản xuất sản phẩm, Công ty phải sử dụng tương đối ít chủng loại nguyên vật liệu do tính đồng chất của sản phẩm. Các sản phẩm của Công ty như bàn, ghế, tủ, bộ cửa,… và các sản phẩm thủ công như bàn ghế đan bằng mây, tre, giỏ đựng hoa, đồ dùng gia dụng …phục vụ nhu cầu trang trí nội thất và các nhu cầu thiết yếu khác. Tuy nhiên, để quản lý được chặt chẽ, hạch toán được chính xác tình hình nhập xuất vật liệu, tồn kho vật liệu đảm bảo kịp thời vật liệu phục vụ cho sản xuất, Công ty đã tiến hành phân loại vật liệu như sau: • Nguyên vật liệu chính: Các loại gỗ lim, phay, keo, gụ, hương… • Vật liệu phụ: Vecni, vôi, nhám, keo, đinh, ốc… • Phế liệu thu hồi: Các loại vật liệu thu hồi trong quá trình sản xuất không tái sử dụng hoặc không tận dụng để làm gỗ ép. Cũng do chủng loại nguyên vật liệu sử dụng tương đối ít nên Công ty chỉ phân nhóm theo chức năng của nguyên vật liệu đó tới sản phẩm mà không mã SV: Đoàn Thị Xuân Lớp : Kế toán 48A Chuyên đề thực tập hóa cho các loại nguyên vật liệu. Công ty đều sử dụng tài khoản 152 để theo dõi cả nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Do vậy khi hạch toán chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu, kế toán ghi tên nguyên vật liệu bên cạnh tài khoản sử dụng. • TK 1521 – Gỗ tròn Lim. • TK 1521 – Gỗ tròn Phay. • TK 1521 – Gỗ tròn keo. • … 1.1.2. Tính giá nguyên vật liệu. 1.1.2.1. Đối với nguyên vật liệu nhập kho. Nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất sản phẩm ở Công ty TNHH nội thất Huy Hòa chủ yếu là mua ở trong nước và đa số là mua ngoài. Nguyên vật liệu tại Công ty được tính theo nguyên tăc giá thực tế ( giá gốc) theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán hiện hành. Vì vậy giá thực tế của vật liệu được tính bằng giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào ( Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) cộng với chi phí vận chuyển, bốc dỡ và trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng ( nếu có), việc phản ánh thanh toán được theo dõi trên các tài khoản: • TK 331 (Phải trả người bán). • TK 111 ( Tiền mặt). • TK 112 ( Tiền gửi ngân hàng). • TK 141( Tạm ứng). Để đánh giá nguyên vật liệu được chính xác và thống nhất, hàng ngày kế toán sử dụng giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho để ghi sổ. SV: Đoàn Thị Xuân Lớp : Kế toán 48A Chuyên đề thực tập Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho được tính theo công thức sau: Giá thực tế Giá mua ghi Các chi phí Các khoản chiết NVL nhập = trên HĐ + thu mua - khấu thương nhập kho (chưa có thuế) thực tế mại (giảm giá) Chi phí thu mua thực tế bao gồm các chi phí trong quá trình thu mua vật liệu: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí kiểm nhận nhập kho…Và cũng tùy theo hợp đồng kinh tế đã ký kết với nhà cung cấp mà các loại chi phí thu mua có thể được cộng hoặc không được cộng vào giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho. Nếu chi phí vận chuyển do bên bán chịu thì trị giá thực tế của nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho không bao gồm chi phí vận chuyển. Trường hợp vật liệu giao tại kho của Công ty, trong gía mua ( giá thanh toán với người bán chưa có thuế GTGT) đã bao gồm cả chi phí vận chuyển thì : Giá thực tế Giá mua ghi NVL = trên HĐ nhập kho ( chưa có thuế GTGT) 1.1.2.2. Đối với nguyên vật liệu xuất kho. Khi xuất kho nguyên vật liệu kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp gía đích danh. Cụ thể, toàn bộ nguyên vật liệu sử dụng ở Công ty được thủ kho theo dõi trên Thẻ kho, trên cơ sở theo dõi cả về mặt số lượng và mặt giá trị của từng lần nhập. Nguyên vật liệu thuộc lô hàng nhập nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho, đơn giá mua thực tế của lô hàng đó lúc nhập kho để tính ra giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho. SV: Đoàn Thị Xuân Lớp : Kế toán 48A Chuyên đề thực tập 1.2. ĐẶC ĐIỂM LUÂN CHUYỂN NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY TNHH NỘI THẤT HUY HÒA. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và dự trữ ( cung cấp trực tiếp cho sản xuất hoặc dự trữ cho các đơn hàng của khách hàng), Công ty tiến hành lập kế hoạch thu mua. Việc thu mua này được tiến hành nhanh chóng do các nhà cung cấp chủ yếu nằm gần địa bàn mà Công ty đang hoạt động và là nhà cung cấp quen thuộc. Công ty thường thu mua nguyên vật liệu của các nhà cung cấp lớn, uy tín, đảm bảo chất lượng nguyên liệu, cũng có khi Công ty thu mua của các nhà cung cấp gỗ tư nhân với khối lượng từ 13 – 15 m 3 . Khi có đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài, Công ty có thể sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng là dùng gỗ nhập trong nước hoặc sử dụng gỗ do chính khách hàng cung cấp. Nguyên vật liệu khi mua về, sau khi đã được kiểm nghiệm, đủ điều kiện theo hợp đồng kinh tế đã ký kết được tiến hành nhập kho. Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà kho với diện tích đủ lớn, thoáng mát. Công ty đã xây dựng một hệ thống kho tàng bảo quản gồm 3 kho: kho 1 chứa gỗ, kho 2 chứa mây, tre, kho 3 chứa vật liệu phụ khác. Kho 1 có diện tích lớn nhất, tiếp đến là kho 2, kho 3 với diện tích nhỏ vừa đủ để chứa các loại vật liệu với số lượng ít. Các kho được nối liền với nhau và ngăn cách bằng một bức tường gạch. Mỗi kho được thiết kế một cửa rộng và cao, thuận tiện cho việc vận chuyển nhập xuất kho nguyên vật liệu. Nền nhà kho được xây cao hơn nền đất ngoài trời và làm bằng xi măng rắn chắc, khô ráo. Mái nhà kho được lợp blu chặt chẽ giúp bảo quản nguyên vật liệu trước thời tiết khắc nghiệt. Tất cả các kho đều do một thủ kho trực tiếp theo dõi. Hệ thống thiết bị trong kho tương đối đầy đủ nhất là khi nguyên vật liệu của Công ty là chất dễ SV: Đoàn Thị Xuân Lớp : Kế toán 48A Chuyên đề thực tập cháy gồm cân, xe đẩy, các thiết bị phòng chống cháy nổ… nhằm bảo đảm an toàn một cách tối đa cho nguyên vật liệu trong kho. 1.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY TNHH NỘI THẤT HUY HÒA. Cùng với sự phát triển mạnh của sản xuất và công tác quản lý toàn doanh nghiệp nói chung, công tác quản lý nguyên vật liệu nói riêng đã có nhiệu sự tiến bộ. Kế hoạch sản xuất của Công ty phần lớn phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ sản phẩm. Người quản lý Công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xác định những nhu cầu về nguyên vật liệu cung cấp và dự trữ trong kỳ kinh doanh. Đồng thời, cũng căn cứ vào kế hoạch tài chính và khả năng cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho Công ty để lập các phương án thu mua nguyên vật liệu. Công tác quản lý nguyên vật liệu ở Công ty được thực hiện ở tất cả các khâu từ thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng. Ở khâu thu mua: Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm của Công ty là đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ từ gỗ và mây tre ( sản phẩm có tính đồng chất cao) nên việc thu mua nguyên vật liệu với các chủng loại khác nhau và đòi hỏi cao về chất lượng. Tất cả các nguyên vật liệu của Công ty đều được đặt mua theo kế hoạch do phòng sản xuất xây dựng. Nguyên vật liệu trước khi nhập kho đều được kiểm tra chặt chẽ về mặt số lượng, chất lượng và chủng loại. Do nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm là gỗ nên thị trường thu mua chủ yếu là trong nước. Do vậy Công ty luôn chủ động trong việc cung ứng nguồn nguyên vật liệu đầu vào phục vụ kịp thời và đầy đủ cho công tác sản xuất. Ở khâu bảo quản: Do số lượng chủng loại nguyên vật liệu không nhiều song đòi hỏi độ bền của sản phẩm sản xuất nên việc đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu không những được chú trọng ở khâu thu mua mà còn được hết sức chú ý ở khâu bảo quản. Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống lò sấy gỗ SV: Đoàn Thị Xuân Lớp : Kế toán 48A Chuyên đề thực tập tương đối rộng rãi, đảm bảo chât lượng nhằm cung cấp những tấm gỗ với chất lượng đạt chuẩn và sản xuất ra những sản phẩm với chất lượng tốt, độ bền sản phẩm cao, giúp Công ty mở rộng thị phần trong nước cũng như nâng cao uy tín của Công ty ra thị trường nước ngoài. Ở khâu dự trữ: Tất cả các nguyên vật liệu trong Công ty đều được xây dựng định mức dự trữ tối đa, tối thiểu. Các định mức này được lập bởi các cán bộ trong phòng quản lý sản xuất để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn đồng thời cũng tránh tình trạng mua nhiều dẫn đến ứ đọng nguyên vật liệu từ đó dẫn đến ứ đọng vốn. Ở khâu sử dụng: Do chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất nên để tiết kiệm nguyên vật liệu, Công ty đã cố gắng hạ thấp định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tận dụng tối đa nguyên vật liệu thừa mà vẫn đảm bảo chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm. Việc sử dụng nguyên vật liệu tại các phân xưởng được quản lý theo định mức. Công ty khuyến khích các phân xưởng sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hiệu quả và có chế độ khen thưởng thích hợp cho các phân xưởng sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Việc xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu do phòng quản lý sản xuất đảm nhận và trực tiếp thực hiện. Phòng quản lý sản xuất thực hiện kiểm tra và xây dựng định mức cụ thể chi tiết cho từng loại mặt hàng. Công tác xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu được tiến hành dựa vào các căn cứ kinh tế, kỹ thuật sau: • Căn cứ vào định mức của ngành. • Căn cứ vào thành phần và chủng loại sản phẩm. • Căn cứ vào việc thực hiện định mức của các kỳ trước. • Tham khảo kinh nghiệm của các công nhân sản xuất lành nghề trong Công ty. SV: Đoàn Thị Xuân Lớp : Kế toán 48A Chuyên đề thực tập Dựa vào các căn cứ trên, phòng quản lý sản xuất tiến hành xây dựng hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho phù hợp với thực tiễn sản xuất của Công ty. Với nhiều chủng loại, đơn đặt hàng, mẫu mã sản phẩm khác nhau có thể theo từng sản phẩm hoặc theo từng đơn đặt hàng mà Công ty đều có một hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu. Ví dụ: ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU ĐƠN HÀNG NỘI ĐỊA (KH Số 02/04) 1. 1000 ghế ăn 5 nan gỗ keo ( đã có sẵn phôi cho 300 ghế) - Làm 100% Gỗ keo :12,6 m 3 2. 100 bàn giả đá - MDF 15: 100 tấm - Gỗ cao su: 5,5 m 3 3. 200 ghế ăn sồi - Mua phôi sẵn ( 195.000đ/ ghế) 4. 100 bàn Ovan - MDF 15: 100 tấm - Gỗ cao su: 1 m 3 - Chân bàn 200 mua sẵn ( 45.000đ/chân) - Veneer xoan đào 130 m 2 … Để tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất một cách chặt chẽ, sau khi phòng quản lý sản xuất đã nghiên cứu và xây dựng định mức, giám đốc Công ty xem xét và ký duyệt bảng định mức vật tư dùng cho sản xuất. Công nhân sản xuất dựa vào bảng định mức, áp dụng cho từng sản phẩm. SV: Đoàn Thị Xuân Lớp : Kế toán 48A Chuyên đề thực tập Tuy trong quá trình hạch toán, nguyên vật liệu của Công ty không được chi tiết hoá theo tài khoản để hạch toán nhưng trong công tác quản lý, dựa trên vại trò và tác dụng của chúng trong sản xuất, nguyên vật liệu của Công ty được phân thành các loại sau: - Nguyên vật liệu chính: Gỗ lim, keo, gụ, hương, phay, mây, tre… - Vật liệu phụ: Kính, nhám, giáp, vôi, keo dán gỗ… - Phế liệu thu hồi: mùn cưa, gỗ vụn… Cách phân loại như trên giúp cho quá trình quản lý và kiểm tra hạch toán nguyên vật liệu được thuận tiện hơn, nói chung là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa xây dựng Sổ danh điểm nguyên vật liệu và việc đặt mã hiệu để quản lý vật tư nên gây nhiều khó khăn cho hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Đặc biệt Công ty chưa có tài khoản để theo dõi phế liệu thu hồi sau quá trình sản xuất, phế liệu của Công ty không được phản ánh trên sổ sách. Những điều này khiến cho công tác quản lý bị phân tán, dễ xảy ra nhầm lẫn, mất mát. Theo quy định của Công ty, việc kiểm kê nguyên vật liệu được thực hiện thành 4 lần trong năm vào cuối mỗi quý. Việc kiểm kê được tiến hành ở tất cả các kho nguyên vật liệu nhằm phát hiện và xử lý chênh lệch giữa tồn tại kho thực tế và số tồn sổ sách và để đảm bảo hạch toán chính xác vật liệu Công ty phải tiến hành kiểm kê và ghi kết quả cuộc kiểm kê đó. Biên bản kiểm kê được lập và sao thành 3 bản: • Một bản ( gốc) giao phòng quản lý sản xuất lưu để đối chiếu. • Một bản ( sao) do phòng kế toán lưu. • Một bản cuối Thủ kho lưu. SV: Đoàn Thị Xuân Lớp : Kế toán 48A [...]... Thực tế 100 75 40 … Kế toán NVL (Ký, họ tên) Sổ sách 100 75 40 … Thực tế 0 0 0 … 0 0 0 … Phó giám đốc (Ký, đóng dấu, họ tên) PHẦN HAI SV: Đoàn Thị Xuân Lớp : Kế toán 48A Chuyên đề thực tập THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH NỘI THẤT HUY HÒA 2.1 KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH NỘI THẤT HUY HÒA Một trong những yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu đòi hỏi phải... Xuân … Lớp : Kế toán 48A Chuyên đề thực tập D 1 Vật liệu khác … … … 672.000 … … 320.960 … … 477.960 … … Cộng … 5.366.960 8.737.010 Kế toán lập bảng Kế toán trưởng (Ký,họ tên) (Ký, họ tên) SV: Đoàn Thị Xuân … 515.000 … 8.218.300 5.885.670 Giám đốc (Ký, đóng dấu, tên) Lớp : Kế toán 48A Chuyên đề thực tập 2.2 KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH NỘI THẤT HUY HÒA Kế toán chi tiết vật liệu hàng... cho thấy, công tác tổ chức kế toán tại Công ty TNHH nội thất Huy Hòa cũng được thực hiện tương đối đầy đủ và khoa học SV: Đoàn Thị Xuân toán 48A Lớp : Kế Chuyên đề thực tập Mẫu số 13 Bảng tổng hợp nhập xuất tồn BẢNG TỔNG HỢP N – X – T NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng 12/2009 Đơn vị: Công ty TNHH nội thất Huy Hòa TT Tên vật tư ĐV T A 1 2 3 4 B 1 NVL chính Gỗ tròn – Phay Gỗ tròn – Lim Gỗ tròn – Keo … Vật liệu phụ... đó kế toán tổng hợp vật liệu cũng là công cụ quan trọng không thể thiếu được và rất có ảnh hưởng trong công tác quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh Ở Công ty TNHH nội thất Huy Hòa hiện nay, tổ chức công tác kế toán vật liệu được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên Cùng với việc kế toán chi tiết, kế toán cũng đồng thời phải ghi sổ kế toán tổng hợp phản ánh tình hình nhập xuất vật liệu. .. kho gửi lại phòng kế toán phiếu lĩnh vật tư để vào sổ chi tiết vật liệu SV: Đoàn Thị Xuân Lớp : Kế toán 48A Chuyên đề thực tập Cuối tháng đối chiếu số lượng nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu giữa thẻ kho của thủ kho và sổ chi tiết nguyên vật liệu của kế toán nguyên vật liệu Ví dụ: Trong tháng 12 năm 2009 Công ty thực hiện xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư như sau: Mẫu... liên quan đến chi phí thu mua vật liệu - Phiếu xuất kho, phiếu chi tiền, séc chuyển khoản Để thực hiện công tác kế toán tổng hợp nhập vật liệu, Công ty sử dụng một số tài khoản sau: - Tài khoản 152: Nguyên vật liệu Và Công ty mở các tài khoản cấp 2: 1521: Nguyên vật liệu chính 1522: Nguyên vật liệu phụ SV: Đoàn Thị Xuân Lớp : Kế toán 48A Chuyên đề thực tập 1528: Phế liệu thu hồi - Tài khoản 331:... từng thứ vật liệu cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị thông qua việc tổ chức công tác kế toán chi tiết vật liệu Để có thể tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán vật liệu nói chung và việc hạch toán kế toán chi tiết vật liệu nói riêng, trước hết phải bằng phương pháp chứng từ kế toán để có thể phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tình hình nhập, xuất vật liệu phát... lý tại Công ty TNHH nội thất Huy Hòa, để tổ chức công tác kế toán chi tiết vật liệu được thuận tiện SV: Đoàn Thị Xuân Lớp : Kế toán 48A Bảo quản và lưu giữ Chuyên đề thực tập Công ty đã chọn phương pháp ghi thẻ song song Việc áp dụng phương pháp này ở Công ty được tiến hành như sau: - Tại kho: Hàng ngày thủ kho sử dụng thẻ kho để phản ánh tình hình tăng, giảm do nhập, xuất và tồn của từng loại nguyên. .. tăng nguyên vật liệu do mua ngoài SV: Đoàn Thị Xuân Lớp : Kế toán 48A Chuyên đề thực tập Mẫu số 04: Phiếu nhập kho Đơn vị: Công ty TNHH nội thất Huy Hòa Số: 01/12/2009 Bộ phận: PHIẾU NHẬP KHO Ngày 02 tháng 12 năm 2009 Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Văn Thái Tên đơn vị: Xí nghiệp cung ứng gỗ Bình Minh Theo HĐ GTGT số 0013478 ngày 02 tháng 12 năm 2009 Nhập tại kho: Công ty TNHH nội thất Huy Hòa Tên,... trị thực tế vật liệu nhập kho, giá trị vật liệu xuất kho theo từng đối tượng sử dụng… nhằm cung cấp số liệu phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu thong tin kinh tế cũng như phân tích hoạt động kinh tế, đồng thời đảm bảo theo dõi chặt chẽ việc thanh toán với nhà cung cấp… 2.2.1 .Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu Trong công tác kế toán nhập vật liệu, kế toán Công ty căn cứ vào . THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH NỘI THẤT HUY HÒA. 2.1. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH NỘI THẤT HUY HÒA. Một trong. toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH nội thất Huy Hòa. Phần ba: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH nội thất Huy Hòa. Do thời gian và