Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về quản trị hoạt động bán hàng ở Công ty CP TVPlus; Phân tích thực trạng quản trị bán hàng; Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị hoạt động bán hàng tại công ty CP TVPlus trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế.
GVHD: Nguyễn Thu Lan Lời mở đầu 1.Lý do c h ọ n đề tài. Trong nên kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra hết sức gay gắtvà khốc liệt. Để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng có sự cải tiến và đổi mới trong hoạt động kinh doanh mà trong đó hoạt động quản trị bán hàng đóng vai trò rất quan trọng. Nó là một hoạt động cụ thể gắn liền với nghiệp vụ tác nghiệp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy việc nghiên cứu để tìm ra những thuận lợi khó khăn mà các doanh nghiệp đã đang và sẽ gặp phải trong hoạt động bán hàng là điều kiện tiên quyết giúp cho doanh nghiệp đi lên. Đồng thời việc nghiên cứu vấn đề này sẽ tạo điều kiện giúp cho sinh viên ra trường có thể nắm bắt và có sự hiểu biết hơn nữa về quản trị bán hàng nhất là đối với sinh viên chuyên nganh quản trị. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác quan trị bán hàng trong doanh nghiệp kết hợp với tình hình thực tiễn tại Công ty Cổ phần TVPlus. Do vậy trong quá trình thực tập tại công ty em đã lưa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả của quá trình bán cho dịch vụ tư vấn truyền thông của công ty cổ phần TVPlus”, làm đề tài thực tập của mình với mong muốn được đóng góp những ý kiến, đưa ra những giải pháp giúp Công ty hoàn thiện công tác quản trị hoạt động bán hàng để từ đó có thể củng cố và phát triển hơn nữa thị phần của Công ty. 2. V ấ n đề t ồ n t ạ i ở C ô n g ty CP TVPlus Trong thời gian thực tập tại công ty em được biết, công ty đã được thành lập cách đây trên chục năm và hiện nay với xu hướng phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là về nhu cầu về quảng cáo và truyền thông ngày một lớn. Sự chênh lệch về giá của một mẫu quảng cáo của công ty với các công ty nước ngoài khác, có phải do quá trình thực hiện cho các dịch vụ tư vấn truyền thông của công ty chưa hiệu quả. Hiện tại, công ty chưa có một quy trình bán hàng chung cho dịch vụ tư vấn truyền thông. 3. Mục đ ích nghiên c ứu: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về quản trị hoạt động bán hàng ở Công ty CP 1 | P a g e SVTH: Nguyễn Đức Mạnh MTSV: CQ481793 GVHD: Nguyễn Thu Lan TVPlus; Phân tích thực trạng quản trị bán hàng; Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị hoạt động bán hàng tại công ty CP TVPlus trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. 4 . Đ ố i tượng n g hiên c ứu: Đối tượng nghiên cứu là các quá trình hoạt động bán hàng và các yếu tố hợp thành của nội dung quản trị bán hàng ở Công ty CP TVPlus. Đề tài chủ yếu đưa ra những ý tưởng, giải pháp nhằm hoàn thiện một số chính sách bán hàng và tổ chưc hoạt động bán hàng. 5.Giới h ạ n – p hạ m vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Quá trình cho dịch vụ tư vấn truyền thông của công ty cổ phần tv cộng - Phạm vi nghiên cứu: Tại phòng account services và khách hàng của công ty tại miền bắc của công ty cổ phần tv cộng. 6. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống, biện chứng, logic và lịch sử. Các phương pháp cụ thể là phân tích - tổng hợp, các phương pháp thống kê, phương pháp đối sánh (benchmarking). Ngòai ra trong quá trình sử dụng Với mục đích, đối tượng, giới hạn và phương pháp nghiên cứu trên, ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, đề tài thực tập đuợc kết cấu thành ba chương: Chương 1: Tổng quan về thị trường quảng cáo-truyền thông và công ty cổ phần tv cộng. Chương 2: Thực trạng hoạt động bán hàng của công ty CP TVPlus và cho dịch vụ tư vấn Media tổng thể. Chương 3: Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của quá trình bán dịch vụ tư vấn truyền thông. 2 | P a g e SVTH: Nguyễn Đức Mạnh MTSV: CQ481793 GVHD: Nguyễn Thu Lan Mục Lục Mục Lục 3 Chương 1: Tổng quan về thị trường quảng cáo-truyền thông và công ty cổ phần tv cộng .4 Chương 2: Thực trạng hoạt động bán hàng đối với dịch vụ tư vấn cho dịch vụ tư vấn truyền thông của công ty cổ phần tv cộng .26 2.3Tiếp cận khách hàng .49 2.4Trình bày chào bán dịch vụ tư vấn truyền thông 50 2.5Ứng xử với những phản đối 51 2.6Kết thúc bán hàng 52 2.7Những hoạt động sau bán 54 Chương 3: Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của quá trình bán dịch vụ tư vấn truyền thông của công ty cổ phần tv cộng .60 3 | P a g e SVTH: Nguyễn Đức Mạnh MTSV: CQ481793 GVHD: Nguyễn Thu Lan Chương 1: Tổng quan về thị trường quảng cáo-truyền thông và công ty cổ phần tv cộng 1. Khái quát về ngành kinh doanh quảng cáo Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin. Từ cả ngàn năm trước, con người đã biết cách làm quảng cáo. Mục đích quảng cáo là để bán hàng, hoặc để tác động vào đám đông, tạo ra các lợi thế về uy tín cá nhân, các mục đích chính trị hoặc quân sự. Kênh truyền thông chủ yếu dựa vào cơ chế phát tán tin đồn truyền miệng. Ngành quảng cáo chỉ thực sự phát triển khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ vào thế kỷ 19. Máy móc được chế tạo ra đã giúp sản xuất hàng hoá nhanh và rẻ hơn, dễ dàng hơn. Sự cạnh tranh xuất hiện khi có nhiều nhà sản xuất làm ra cùng một loại hàng hoá khiến cung vượt cầu. Muốn bán được hàng thì phải quảng cáo là điều tất yếu. Ngành quảng cáo bắt đầu phát triển mạnh vào gia đoạn cuối của thế kỷ 19. Cho tới nay ngành quảng cáo đã đi được một chặng đường dài cùng với sự xuất hiện của nhiều kênh thông tin mới và các phương pháp quảng cáo mới. Lịch sử phát triển của quảng cáo từ cuối thế kỷ 19 tới nay có thể chia ra thành 5 giai đoạn, Sau đây tôi sẽ đi phân tích từng giai đoạn để thấy được sự phát triển của ngành quảng cáo qua từng giai đoạn. Giai đoạn 1: Giai đoạn từ thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ XX. 4 | P a g e SVTH: Nguyễn Đức Mạnh MTSV: CQ481793 GVHD: Nguyễn Thu Lan Đây là cách quảng cáo vào thời kỳ đầu tiên, nói về sản phẩm một cách hay ho, hấp dẫn và chân thật, giúp giành được sự chú ý và cảm tình của mọi người đối với sản phẩm và thương hiệu. Quảng cáo Chân thật giúp mô tả, định nghĩa về một sản phẩm hay một nhãn hiệu và nêu các ích lợi của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Kỹ thuật thể hiện thường dùng là kể một câu chuyện, hay một tình huống rất độc đáo, rất thu hút và khéo léo lồng ghép ích lợi của sản phẩm (hay dịch vụ) vào trong cốt truyện. Điểm quan trọng của chiến lược này là làm sao thể hiện được khả năng đáp ứng một nhu cầu cụ thể nào đó của khách hàng ở mức cao nhất và độc đáo nhất theo tiêu chí: “Hãy nói cho khách hàng biết họ được cái gì, thay vì chỉ giới thiệu là mình có cái gì”. Giai đoạn 2: Từ thập nên 40 thế kỷ XX Để tạo ra sự vượt trội hay điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, thương hiệu phải có một điểm mạnh khác biệt. Qủang cáo điểm mạnh của sản phẩm giúp thuyết phục người tiêu dùng nhanh hơn. Vào những năm 40 thế kỷ XX, Rosser Reeves – người đồng sáng lập ra công ty quảng cáo Ted Bates & Company (Tiền thân của Bates Worldwide Advertising) đã đưa ra khái niệm về USP (Unique Selling Proposition) và chiến lược này đã trở thành tiêu chí chủ đạo cho tất cả các quảng cáo của công ty Bates Điểm cốt lõi trong chiến lược quảng cáo USP là: “Nếu muốn bán được hàng, mẫu quảng cáo phải chỉ ra, phải nêu lên được một điểm mạnh vượt trội (hay độc đáo) của sản phẩm”. Nếu sản phẩm không có gì đặc sắc thì chúng ta cần phải tìm và tạo ra cho nó một giá trị độc đáo nào đó phù hợp để có thể đáp ứng được những nhu cầu mới của người tiêu dùng và để cho họ một lý do mua hàng. Ví dụ: “Dầu gội Dove - Có 1/4 hàm lượng kem dưỡng da” “Sữa bột Anlene – Loại sữa giàu can-xi tốt cho xương” Giai đoạn 3: Từ thập niên 60 của thế kỷ XX Một thương hiệu mạnh luôn gắn liền với những hình ảnh, những biểu tượng đặc trưng - tạo nên sự khác biệt và tạo ấn tương mạnh về thương hiệu. Việc dùng quảng cáo để 5 | P a g e SVTH: Nguyễn Đức Mạnh MTSV: CQ481793 GVHD: Nguyễn Thu Lan tạo ra một nhân vật, hoặc một biểu tượng đại điện cho thương hiệu đã giúp tạo nên nhiều thương hiệu ngày nay như: Chàng Cow Boy của Marlboro, Chú sư tử của Kem Wall, Chàng hề Ronan của McDonald’s, Chuột Mickey của WalDisney. Tại thị trường Việt Nam đã áp dụng chiến lược này để tạo dựng thành công một số thương hiệu như Bé Bino cho tã giấy BINO, gia đình đậu nành cho sữa đậu nành SOMILK, ông đầu bếp cho nước tương CHINSU,… David Ogilvy cùng với Leo Burnett được coi là những người đầu tiên xác lập nên cách quảng cáo này. Dưới đây là các mẫu quảng cáo cho áo sơ mi Hathaway do David Ogilvy thực hiện và đã được ghi vào lịch sử ngành quảng cáo. Hình ảnh người đàn ông với miếng che mắt đã trở thành biểu tượng cho phương pháp quảng cáo tạo dựng hình ảnh thương hiệu (Image Advertising). Bản chất của chiến lược quảng cáo này là xây dựng nên một nhân vật, một biểu tượng đại diện cho thương hiệu và tạo được các ấn tượng cần thiết cho người tiêu dùng. Bên dưới đây là một ví dụ khác về chiến lược quảng cáo tạo dựng hình ảnh thương hiệu: Chiến dịch quảng cáo cho Marlboro nổi tiếng do nhà quảng cáo huyền thoại Leo Burnett thực hiện, giúp tạo dựng nên thương hiệu thuốc lá lớn nhất thế giới Marlboro. Trong lịch sử ban đầu của mình, Marlboro được quảng cáo như là một loại thuốc lá dành cho phụ nữ và không mấy thành công. Khi nhận lời làm quảng cáo cho thương hiệu này, Leo Burnett đã đề nghị thay đổi cách thức quảng cáo và đối tượng khách hàng. Ông sử dụng một anh chàng Cowboy làm nhân vật đại diện cho thương hiệu, để tạo nên một thương hiệu có những tính cách rất nam tính, rất phong trần và mạnh mẽ. Chiến dịch quảng cáo này đã mang lại những thành công lớn và được áp dụng liên tục trong hơn 50 năm trời. Các quảng cáo của Marlboro không chỉ tạo nên một thương hiệu trị giá hơn 20 tỉ Đô-la Mỹ mà còn tạo ra cả một hình ảnh nước Mỹ tuyệt vời, một nước Mỹ trong mơ (American-Dream Country) với các chàng cao bồi phong trần, hào hùng và rất lịch lãm. Giai đoạn 4: Từ thập niên 80 của thế kỷ XX. 6 | P a g e SVTH: Nguyễn Đức Mạnh MTSV: CQ481793 GVHD: Nguyễn Thu Lan Vào giữa thế kỷ XIX, quảng cáo được thực hiện chủ yếu qua những bảng hiệu ngoài trời, trên những phương tiện giao thông, qua các tờ in và qua các tạp chí và báo. Do tạo được hiệu quả bán hàng ở mức độ cao và rộng khắp, các dạng quảng cáo qua báo và tạp chí trở nên phát triển nhanh chóng, mang lại lợi nhuận rất lớn cho các chủ báo. Số lượng và lọai hình báo chí tăng lên nhanh như nấm mọc sau cơn mưa. Các công ty quảng cáo hoạt động với tư cách là các đại lý bán chỗ trống trên trang báo cho những ai cần đăng quảng cáo. Do vậy các công ty này được gọi là Advertising Agency – tức Đại lý Quảng cáo – là từ ngữ mà cho tới nay vẫn được dùng trong ngành quảng cáo. Công ty quảng cáo tạo thu nhập từ số tiền huê hồng do các báo trích lại. Do áp lực cạnh tranh, các công ty quảng cáo phải nỗ lực tạo mọi điều kiện hỗ trợ Nhà quảng cáo - tức người bỏ tiền ra mua chỗ quảng cáo. Các công ty quảng cáo cạnh tranh bằng cách giúp Nhà quảng cáo thực hiện các mẫu quảng cáo sao cho thật ấn tượng và mang lại hiệu quả bán hàng từ các mẫu quảng cáo. Theo thời gian, các nhà quảng cáo nhận ra rằng vấn đề không chỉ nằm ở việc quảng cáo trên báo nào, mà lại phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và kỹ thuật quảng cáo, tức là các hình ảnh và thông điệp được thể hiện trong mẫu quảng cáo. Do vậy, những đại lý quảng cáo nào có khả năng làm được các mẫu quảng cáo thật độc đáo, tạo được ấn tượng, giúp bán được nhiều hàng hoá thì sẽ có được nhiều khách hàng. Cũng vào thời kỳ đầu này, thu nhập của các đại lý quảng cáo sẽ được tính bằng phần trăm trên tổng chi phí mua chỗ quảng cáo. Để tránh xảy ra tình trạng giảm giá, cạnh tranh không lành mạnh, Hiệp Hội Quảng Cáo của Mỹ đã thống nhất đưa ra mức huê hồng dành cho các công ty quảng cáo là 17,65% (thường gọi là commission fee) trên ngân sách quảng cáo báo và khoảng 20% (được gọi là mark-up) trên các chi phí để sản xuất ra mẫu quảng cáo. Theo thời gian, do sự phát triển đa dạng của các kênh truyền thông cùng với mức độ chuyên môn hoá trở nên rất cao, không thể gói gọn các hoạt động quảng cáo trong thể loại in ấn (tức báo và tạp chí). Các loại hình quảng cáo ngày nay trải rộng từ quảng cáo in ấn (print ads) sang quảng cáo ngoài trời (outdoor ads), từ quảng cáo truyền hình (TVCs – tivi commercials) tới quảng cáo trực tuyến trên internet (web-banners), tới các dạng quảng cáo 7 | P a g e SVTH: Nguyễn Đức Mạnh MTSV: CQ481793 GVHD: Nguyễn Thu Lan tại điểm bán (POSM- point of sales materials hay còn gọi là POP- point of purchases) hoặc thông qua dạng tài trợ cho những chương trình giải trí hoặc nhiều dạng quảng cáo khác. Quảng cáo (Advertising) ngày nay phải được hiểu là Truyền Thông (Communication). Nói là “quảng cáo” những chúng ta cần phải hiểu ở một tầm rộng hơn, không chỉ giới hạn ở các loại hình quảng cáo báo, đài hay tivi. Một chương trình quảng cáo ngày nay chính là cả một chương trình truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC – Integrated Marketing Communication). Ví dụ: + Double Mint là loại kẹo cao su làm hơi thở thơm tho (chứ không phải là ngon, hay nhai cho vui miệng) . + Close Up là loại kem đánh răng làm trắng răng thơm miệng. + Colgate là loại kem đánh răng giúp răng chắc – bảo vệ răng. Giai đoạn 5: Từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng thương hiệu bằng quảng cáo là chưa đủ. Do lượng thông tin người tiêu dùng phải ghi nhận mỗi ngày đã quá tải, cơ hội để một quảng cáo trên báo hay Tivi có đủ ấn tượng nhằm tác động và thuyết phục người tiêu dùng trở nên rất thấp. Theo những nghiên cứu của Viện Gallup (Hãng nghiên cứu thị trường lớn nhất của Mỹ): vào năm 1965, chỉ cần chạy một quảng cáo tivi 3 lần trong 3 ngày liên tục vào giờ cao điểm trên một kênh truyền hình quốc gia, thì có thể đạt được mức độ nhận biết thương hiệu của nhóm các bà nội trợ là 90%. Vào năm 2002, số lần chạy quảng cáo cần thiết để đạt được mức nhận biết 90% là 137 lần vào giờ cao điểm. Hiệu quả của các kênh truyền thông đã giảm sút một cách tệ hại, trong khi đó chí phí để đăng quảng cáo lại tăng cao đến mức khó có thể chấp nhận được. Do vậy, nếu chỉ chạy đơn thuần quảng cáo là chưa đủ, và cũng khó có thể mang lại hiệu quả cần thiết. Giải pháp tốt nhất cho tình trạng khủng hỏang này là gì? Câu trả lời chính là IMC. IMC - Integrated Marketing Communication - Chương trình Truyền Thông Tiếp Thị Tích Hợp là việc tập trung rất nhiều dạng hoạt động tiếp thị vào cùng một thời điểm và đưa ra cùng một thông điệp, hình ảnh giống nhau đã được tính toán trước để tạo nên một tập hợp ấn tượng rất mạnh nhằm thuyết phục khách hàng.Hiện nay các thương hiệu phải được xây dựng bằng các chương trình IMC được thiết kế theo tình hình kinh doanh. 8 | P a g e SVTH: Nguyễn Đức Mạnh MTSV: CQ481793 GVHD: Nguyễn Thu Lan Các Thành phần của IMC: Những người làm Marketing thường chia các hoạt động quảng cáo tiếp thị ra thành 2 nhóm lớn: - Các hoạt động ATL (Above The Line activities) và - Các hoạt động BTL (Below The Line activities). ATL được hiểu là các quảng cáo thông qua những phương tiện thông tin đại chúng, tiếp cận với số đông (Như QC Tivi, QC Báo & Tạo chí, QC ngoài trời). BTL là các hoạt động tiếp thị khuyến mãi tại các điểm bán hoặc tiếp thị trực tiếp đến người tiêu dùng, tác động vào một nhóm nhỏ khách hàng. Ngày nay, các dạng hoạt động tiếp thị mới liên tục xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. Chúng ta có thể kể đến những dạng khác như các hoạt động “Quan Hệ Công Chúng” tức P.R. (Public Relation), các chương trình khuyến mãi (Promotion campaign), tham gia tài trợ cho những sự kiện thể thao, văn hoá, giải trí, những trò chơi truyền hình (Game Show), các chương trình phát hàng mẫu, cho dùng thử sản phẩm hay dịch vụ, các chương trình tiếp thị online, telemarketing hay direct marketing, …Tùy theo cách chia nhóm của nhà tiếp thị mà chúng ta sẽ có 3,4,5 hay 6 nhóm các dạng hoạt động tiếp thị – là những thành phần của một chương trình IMC. Sau đây là một cách phân nhóm các hoạt động của IMC: +ATL (Mass Advertising – TV, Radio, Print & Outdoor Ads) + BTL (Trade Marketing - POP-Point Of Purchasing, dùng các vật phẩm & ấn phẩm quảng cáo tại điểm bán như poster, banner, standee, dây cờ, kệ trưng bày,…) + Promotion Campaign & Sampling (Các loại chương trình khuyến mãi và cho dùng thử sản phẩm) + Direct marketing & Activations (Các hoạt động tiếp thị trực tiếp, tác động thẳng đến người tiêu dùng tại gia đình, tại điểm bán hoặc những nơi công cộng) + Public Relation & Event (Các hoạt động tạo tin mới và đưa tin qua báo đài và các dạng tài trợ tạo sự kiện công chúng) + Brand Inovation Activities- Các hoạt động đổi mới thương hiệu (Đưa ra sản phẩm cải tiến, đổi mới bao bì, đổi mới hình ảnh, đổi mới thông điệp,…) Trong một chương trình quảng cáo (mà chúng ta phải hiểu là chương trình truyền thông) hiện nay, ta cần phải xem xét và có thể áp dụng một vài hoặc cả 5 chiến lược quảng cáo nêu trên.Một chương trình quảng cáo hiệu quả phải nói lên được sự thật về ích lợi của sản phẩm, phải nêu được điểm mạnh của thương hiệu, phải đồng nhất trong thông điệp quảng 9 | P a g e SVTH: Nguyễn Đức Mạnh MTSV: CQ481793 GVHD: Nguyễn Thu Lan cáo và phải tác động tới người khách hàng mục tiêu ở những kênh truyền thông phù hợp nhằm tạo nên hiệu quả tổng lực. 1.1 Quy mô thị trường quảng cáo-truyền thông Nền kinh tế thị trường tại Việt Nam khởi sắc từ đầu thập niên 90. Khi có nền kinh tế thị trường tức là có cạnh tranh. Có cạnh tranh thì việc phải quảng cáo và tiếp thị là điều bắt buộc. Tổng chi phí cho quảng cáo tại Việt Nam tăng nhanh trong những năm vừa qua với tốc độ trên dưới 25% mỗi năm. Trong năm 2005, doanh số quảng cáo báo, đài và tivi là khoảng 320 triệu USD (theo TNS Việt Nam). Nếu tính cả các loại quảng cáo ngoài trời sẽ đạt trên dưới 400 triệu USD. Tổng chi phí cho ngành truyền thông tiếp thị tại Việt Nam – bao gồm cả quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, tiếp thị trực tiếp, . - hiện đã vượt con số 1 tỷ USD. Hơn 80% ngân sách quảng cáo tại Việt Nam hiện nay đang được thực hiện bởi khoảng 30 công ty quảng cáo đa quốc gia. Phần còn lại được chia cho khoảng hơn 3.000 công ty quảng cáo Việt Nam (Theo số liệu của Hiệp hội QC Việt Nam). Lãnh đạo của các doanh nghiệp làm quảng cáo và cả lãnh đạo của Hiệp Hội Quảng Cáo Việt Nam đều bức xúc tìm cách thay đổi tỷ lệ trên, nhưng cho tới nay vẫn chưa có được một giải pháp khả thi. Thông thường bất cứ công ty hàng tiêu dùng đa quốc gia nào khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam đều có các công ty quảng cáo đa quốc gia đi kèm, thường được gọi là Đại lý quảng cáo song hành - Aligned advertising agency. Mặt khác, kể từ ngày luật doanh nghiệp tư nhân đi vào hiệu lực năm 1995, đến nay nền kinh tế thị trường tại Việt Nam mới phát triển được hơn 11 năm. Do đó, các doanh nghiệp quảng cáo của Việt Nam đều hoạt động một cách tự phát, không đủ tầm về năng lực lẫn tiềm lực để cạnh tranh với các hãng quảng cáo đa quốc gia chuyên nghiệp và hùng mạnh. Không chỉ ở Việt Nam, tình hình tương tự đang xảy ra ở tất cả các nước tại Châu Á. Vào thời điểm khởi đầu của ngành quảng cáo ở Việt Nam, quảng cáo ngoài trời là loại hình đầu tiên được thực hiện và đã phát triển rất nhanh chóng. Do nhu cầu bắt buộc phải làm quảng cáo của các tập đoàn đa quốc gia, hàng loạt các bảng quảng cáo ngoài trời mọc lên khắp nơi. Chính điều này tạo nên hiện tượng loạn bảng quảng cáo một thời, và sau đó đã bị chính quyền các địa phương chấn chỉnh. Cùng với quảng cáo ngoài trời, các loại hình 10 | P a g e SVTH: Nguyễn Đức Mạnh MTSV: CQ481793 [...]... Lan Đánh giá hiệu quả (Post & Buy): Chức năng đánh giá hiệu quả quảng cáo (Post Buy) của Infosys và Galileo là công cụ đắc lực cho việc đáng giá hiệu quả quảng cáo với các chỉ số GPR, CPP, OTS và Reach • Phân tích hiệu quả • Đề xuất điều chỉnh Chương 2: Thực trạng hoạt động bán hàng đối với dịch vụ tư vấn cho dịch vụ tư vấn truyền thông của công ty cổ phần tv cộng 1 Đặc điểm và hành vi mua của khách hàng... ứng dịch vụ quảng cáo ở chỗ: các công ty quảng cáo trọn gói có thể tư vấn cho nhà quảng cáo cách xử dụng ngân sách truyền thông hiệu quả nhất Bắt đầu từ việc tư vấn về chiến lược phát triển thương hiệu, chiến lược sáng tạo và chiến lược truyền thông, công ty quảng cáo trọn gói sẽ đại diện cho nhà quảng cáo thực hiện và giám sát trọn vẹn tất cả các khâu của hoạt động quảng cáo tiếp thị sao cho đạt hiệu. .. những người bán đụng độ nhau Những nhân viên Sales của công ty phải biết những khách hàng của mình và điều chỉnh chiến thuật của mình cho phù hợp với những ảnh hưởng đã biết của các yếu tố môi trường, tổ chức, quan hệ cá nhân và cá nhân đến tình huống mua hàng 1.3 Quá trình thông qua quyết định mua dịch vụ tư vấn truyền thông của công ty cổ phần tv cộng Những người mua dịch vụ tư vấn truyền thông không... vấn truyền thông của công ty cổ phần tv cộng 1 Đặc điểm và hành vi mua của khách hàng mục tiêu của dịch vụ tư vấn truyền thông 1.1 Đặc điểm của khách hàng mục tiêu của dịch vụ tư vấn truyền thông của công ty CP tv cộng Khách hàng của công ty Cp Tvplus là các công ty, tổ chức có nhu cầu về quảng cáo và truyền thông Có rất nhiều cách phân loại khách hàng, nhưng theo tôi nên phân loại khách mục tiêu theo... 5-1 Những giai đoạn chủ yếu của quá trình mua sắm công nghiệp 1.3.1 Giai đoạn 1: Ý thức vấn đề: Quá trình mua dịch vụ tư vấn truyền thông bắt đầu khi có một người nào đó trong công ty hay trong phòng marketing ý thức được một vấn đề hay nhu cầu có thể đáp ứng được bằng cách mua một loạt dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông Ý thức vấn đề có thể là kết quả tác động của những tác nhân kích thích... này bao gồm: Công ty thiết kế tạo mẫu và in ấn Công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo ngoài trời Công ty làm phim quảng cáo và dịch vụ hậu kỳ Các phòng chụp ảnh chuyên nghiệp Công ty sản xuất các vật phẩm quảng cáo Công ty tiếp thị trực tiếp Công ty cung cấp các dịch vụ nghiên cứu thị trường Chủ của các phương tiện truyền thông Các loại công ty khác a/ Công ty Thiết kế Tạo mẫu và In ấn 15 | P a g e SVTH:... tiếp thị sao cho đạt hiệu quả cao nhất b/ Công ty dịch vụ truyền thông (Media Agency) Đây là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng như Tivi, báo, tạp chí, Radio, và các loại hình quảng cáo ngoài trời khác Đại lý Truyền thông sẽ cung cấp cho Nhà quảng cáo các dịch vụ như: Lập chiến lược và kế hoạch truyền thông, đại diện cho nhà quảng cáo để thương lượng... tiêu dùng của thị trường Các công ty cung ứng dịch vụ quảng cáo sẽ thực hiện các dịch vụ cụ thể theo yêu cầu của Nhà quảng cáo – nói gì làm nấy, chỉ đâu đánh đó Còn các công ty tư vấn quảng cáo sẽ phải là người vạch ra các định hướng đồng thời chỉ cho nhà quảng cáo thấy phải làm gì và làm như thế nào vào từng thời điểm Dịch vụ tư vấn quảng cáo tiếp thị là công việc sáng tạo ra, rồi bán các ý tư ng và... nằm dứơi sự quản lý của nhà nước nên ảnh hưởng của báo, đài, Tivi đối với nhà quảng cáo là rất lớn i/ Các loại công ty khác Tất cả các công ty khác những công ty kể trên nhưng không thường xuyên tham gia thực hiện các dịch vụ quảng cáo như: Cty xây dựng (thiết kế các loại quầy kệ, gian hàng hội chợ), Cty Tổ chức các dịch vụ hậu mãi, Cty Công ty vận tải,… 1.3.3 Các công ty tư vấn quảng cáo (Advertising... lên để trở thành các công ty tư vấn quảng cáo 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành quảng cáo -truyền thông và dịch vụ tư vấn truyền thông 2.1 Ảnh hưởng của nhân tố chính trị/luật pháp tới ngành quảng cáo Nhận thức được tầm quan trọng của ngành quảng cáo, Nhà nước đã ban hành rất nhiều thông tư, nghị định quy định các hành vi của các chủ thể kinh doanh và sử dụng quảng cao Có rất nhiều văn