Nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà hàng Tao - Li khách sạn Nikko

55 840 6
Nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà hàng Tao - Li khách sạn Nikko

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng về năng lực cạnh tranh của nhà hàng Tao – Li” ở đây trình bày những hoạt động diễn ra ở nhà hàng và tìm ra những vấn đề bất cập cần giải quyết.

Chuyền đề thực tập tốt nghiệp GV: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, tất cả các công ty luôn phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và các đối thủ cạnh tranh liên tục thay đổi chính sách nhằm thu hút khách hàng về phía mình. Mỗi một loại hàng hoá, người tiêu dùng nói chung đứng trước rất nhiều sự lựa chọn khác nhau về chủng loại và nhãn hiệu hàng hoá. đồng thời nhu cầu của khách hàng cũng ngày càng phong phú đa dạng. Do đó khách hàng có quyền lựa chọn những hàng hóa có sức hấp dẫn nhất nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu và lợi ích của mình. Đứng trước môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, các công ty phải làm gì để tồn tại và chiến thắng. Các công ty thành công không thể làm việc theo cảm hứng và thờ ơ trước nhu cầu của khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh, mà họ xem marketing là một triết lý toàn công ty chứ không chỉ là chức năng riêng biệt. Tất cả các nhân viên của họ đều hướng theo khách hàng và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Tuy vậy muốn thu hút được khách hàng thì cần phải có chiến lược định vị nhằm tạo ra sự khác biệt hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh. Đồng thời phải luôn theo dõi từng cử động của đối thủ cạnh tranh để có những phản ứng kịp thời. Các công ty này không thể làm ngơ trước một chiến dịch quảng cáo, một chương trình khuyến mãi hay một sản phẩm mới được cải tiến được tung ra thị trường, mà các đối thủ cạnh tranh được theo dõi một cách sát sao và có chiến lược, chiến thuật cần thiết và hơn hẳn nhằm dành thế chủ động. Vì vậy các công ty cần định rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình nhằm định vị và khách biệt hoá tạo lợi thế cạnh tranh, song song với việc tìm ra những điểm yếu, những kẽ hở của đối thủ cạnh tranh để tấn công và né tránh. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về chiến lược cạnh tranh và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn của nhà hàng TaoLi khách sạn Nikko, chuyên đề thực tập tốt nghiệp này hướng vào đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà hàng Tao - Li khách sạn Nikko”. Bản chuyên đề này chia làm ba chương. Chương 1: “Lý luận chung về kinh doanh ăn uống và năng lực cạnh tranh trong nhà hàng”. Nguyễn Duy Hưng Lớp: Du Lịch 48 1 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp GV: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh Chương 2: “Thực trạng về năng lực cạnh tranh của nhà hàng Tao – Li” ở đây trình bày những hoạt động diễn ra ở nhà hàng và tìm ra những vấn đề bất cập cần giải quyết. Chương 3: “Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà hàng Tao – Li”. Chương này đưa ra những ý kiến cá nhân nhằm giải quyết những bất cập nêu ra trong chương 2 và nêu ra những ý kiến đóng góp cho nhà hàng Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, sự chỉ bảo giúp đỡ của ban giám đốc khách sạn Nikko, ban quản lý cũng như các anh chị nhân viên nhà hàng Tao - Li đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập và hoàn thành bài viết chuyên đề này. Sinh viên Nguyễn Duy Hưng Chương 1. Lý luận chung về kinh doanh ăn uống và năng lực cạnh tranh trong nhà hàng. 1.1. Khái quát chung về kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khách sạn. Nguyễn Duy Hưng Lớp: Du Lịch 48 2 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp GV: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh 1.1.1 Kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khách sạn Kinh doanh ăn uống giữ vai trò quan trọng trong kinh doanh khách sạn: Kinh doanh ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thoả mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng (khách sạn) cho khách nhằm mục đích có lãi. Đặc trưng cơ bản của kinh doanh ăn uống - Tổ chức ăn uống chủ yếu là cho khách ngoài địa phương, và các khách này thường có thành phần rất đa dạng nên muốn tổ chức ăn uống tốt cần phải hiểu rõ tập quán ăn uống của từng đối tượng khách - Phải tổ chức ăn uống toàn bộ cho khách du lịch từ bữa ăn chính đến bữa sáng hay đồ uống .vì các khách sạn thường ở những nơi cách xa địa điểm cư trú thường xuyên của khách. - Phục vụ tại chỗ theo nhu cầu tạo sự thuận lợi tối đa cho khách - Kết hợp các hoạt động giải trí, bố xung thoả mãn nhu cầu và nâng cao doanh thu Quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống của khách sạn được tiến hành qua các bước sau:  Xây dựng kế hoạch thực đơn  Tổ chức mua hàng  Tổ chức nhập hàng  Tổ chức lưu kho cất trữ hàng  Tổ chức chế biến thức ăn  Tổ chức phục vụ trực tiếp Cả 6 bước trên đều hết sức quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả của dịch vụ ăn uống trong khách sạn, bất cứ một bước nào xảy ra trục trặc đều ảnh hưởng tới hiệu quả của cả dịch vụ nói chung cũng như với từng hoạt động nói riêng. Chính vì vậy không thể xem nhẹ bất cứ một khâu nào trong quá trình trên Tuy nhiên trong thời gian thực tập tại nhà hàng tôi nhận thấy có sự độc lập tương đối giữa bộ phận phục vụ của nàh hàng TaoLi với bộ phận bếp. Bộ phận phục Nguyễn Duy Hưng Lớp: Du Lịch 48 3 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp GV: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh vụ tham gia nhiều vào hai khâu đó là: Xây dựng kế hoạch thực đơn và tổ chức phục vụ trực tiếp, mặt khác nhận thấy hai khâu này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ ăn uống của nhà hàng TaoLi cũng như ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của nhà hàng nên trong phần này tôi xin đề cập đến nội dung của hai khâu này: Kế hoạch thực đơn là bước đầu tiên của quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống của một khách sạn, nhà hàng và cũng là cơ sở quan trọng để tổ chức toàn bộ quá trình hoạt động của nó. Kế hoạch thực đơn là nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của một nhà hành. Bởi vì thông qua thực đơn của một nhà hàng người ta có thể biết sản phẩm của nó có đa dạng, có phong phú hay không, chính sách sản phẩm của nhà hàng ra sao, khách hàng có nhiều lựa chọn hay ít lựa chọn các món ăn cho mình. Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao thì vai trò của công tác xây dựng kế hoạch thực đơn càng trở nên đặc biệt quan trọng. Kế hoạch thực đơn của nhà hàng sẽ cho phép các nhà quản lý xác định được nhu cầu mua các sản phẩm hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào. Mặt khác thực đơn của nhà hàng cũng là công cụ quan trọng cho việc thu hút khách hàng đến tiêu dùng sản phẩm của nhà hàng. Thông qua thực đơn khách hàng có thể biết nhà hàng bán sản phẩm gì, có hợp với “gu” hay xu hướng về khẩu vị và thói quen trong ăn uống của họ không, có cho phép họ có được nhiều sự lựa chọn không, các món ăn, đồ uống có thực sự thu hút họ hơn các nhà hàng mà trước đây họ đã từng đến ăn không? Điều đó chẳng góp phần tạo nên sức cạnh tranh của nhà hàng sao? Bên cạnh đó cũng có một khâu không kém phần quan trọng đó là tổ chức phục vụ trực tiếp tại nhà hàng. Bởi ví xét cho cùng nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh ăn uống trong khách sạn nói chung và trong từng nhà hàng nói riêng chính là bán các sản phẩm cuối cùng cho khách hàng thông qua hình thức dịch vụ phục vụ trực tiếp tại nhà hàng. Tổ chức phục vụ trực tiếp tại nhà hàng thông qua quy trình gồm 4 giai đoạn sau: Nguyễn Duy Hưng Lớp: Du Lịch 48 4 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp GV: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh - Giai đoạn 1: Chuẩn bị phòng ăn và bày bàn ăn (trước khi khách tới khách sạn) - Giai đoạn 2: Đón tiếp và giúp khách định vị (khi khách tới nhà hàng) - Giai đoạn 3: Phục vụ trực tiếp (trong thời gian khách ăn uống tại nhà hàng) - Giai đoạn 4: Thanh toán, tiễn khách và thu dọn bàn ăn (khi khách rời nhà hàng) Mỗi giai đoạn đều đóng một vai trò nhất định trong việc hình thành chất lượng dịch vụ của nhà hàng: Giai đoạn chuẩn bị phòng ăn và bày bàn ăn nhằm tạo ra bầu không khí dễ chịu nhất, thoải mái nhất cho khách, cũng như thể hiện sự chu đáo nhiệt tình của nhân viên. Giai đoạn mời khách và định vị tại nhà hàng tốt sẽ làm tăng cảm nhận tốt của khách về chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Giai đoạn phục vụ trực tiếp trong thời gian khách ăn uống tại nhà hàng là giai đoạn quan trọng nhất, thực hiện tốt giai đoạn này vừa thể hiện tính chuyên nghiệp của nhà hàng, thể hiện đẳng cấp của nhà hàng cũng như tạo được ấn tượng tốt đối với khách. Giai đoạn thanh toán, tiễn đưa và thu dọn bàn ăn được thực hiện tốt sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp của nhân viên cũng như tạo được một dư âm tốt trong tâm trí khách hàng. 1.2 Cạnh tranhnăng lực cạnh tranh của nhà hàng 1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh 1.2.1.1. Cạnh tranh theo quan điểm kinh tế học Khi nói đến cơ chế thị trường là nói đến cạnh tranh. Do vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường dù muốn hay không đều chịu ít nhiều ảnh hưởng khác nhau. Các doanh nghiệp thành công trên thị trường là các doanh nghiệp thích nghi với cạnh tranh và luôn giành thế chủ động cho mình trong các mối quan hệ kinh tế xã hội bằng các yếu tố thích hợp. Các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ cạnh tranh và các cách thức để nâng cao khả năng cạnh tranh của chính bản thân mình. Vấn đề cạnh tranh được rất nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu tìm hiểu trên các giác độ khác nhau và đã đưa ra các khái niệm khác nhau. Theo mỗi góc độ tiếp cận, các khái niệm này đều có ý nghĩa lý luận và thực tế nhất định. Cùng với sự phát triển Nguyễn Duy Hưng Lớp: Du Lịch 48 5 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp GV: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh của nền kinh tế, hệ thống lý luận nói chung và các khái niệm về cạnh tranh nói riêng ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn. Dưới chủ nghĩa tư bản, K.Mark quan niệm rằng: “ Cạnh tranh TBCN là một sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch “. Đây là định nghĩa mang tính khái quát nhất về cạnh tranh, nó đã nói lên được mục đích của cạnh tranh, nhưng chưa nói lên cách thức để giành thắng lợi trong cạnh tranh. Nghiên cứu về sản xuất hàng hoá TBCN, cạnh tranh TBCN Mark đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh TBCN là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có nhiều người muốn gia nhập ngành, ngược lại những ngành, những lĩnh vực mà tỷ suất lợi nhuận thấp thì sẽ có sự thu hẹp về quy mô hoặc rút lui của các nhà đầu tư. Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận và coi cạnh tranh là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh các quan hệ xã hội, nâng cao hiểu biết của dân cư. Cạnh tranh có thể hiểu là: “ Ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành các điều kiện có lợi nhất về nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường “. Theo một trong những quan niện khác: “ Cạnh tranh là áp lực cưỡng bức bên ngoài buộc các doanh nghiệp tìm mọi giải pháp để nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp, đưa ra thị trường sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý. Mở rộng kinh doanh, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp “. 1.2.1.2. Cạnh tranh theo quan điểm marketing Theo quan điểm Marketing cạnh tranh được định nghĩa: “ Cạnh tranh là việc đưa ra những chiến thuật, chiến lược phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp, xử lý tốt các chiến lược, chiến thuật của đối thủ, giành được lợi thế trong kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận. “. Như vậy quan điểm Marketing về cạnh tranh khẳng định: Công ty cần quan tâm tới đối thủ cạnh tranh ngang hàng với mình. Chỉ có thể trên cơ sở hiểu được đối thủ cạnh tranh thì công ty mới có thể lập kế hoạch marketing một cách có hiệu quả. Công ty phải thường xuyên so sách các sản phẩm của mình, giá cả, kênh phân phối, Nguyễn Duy Hưng Lớp: Du Lịch 48 6 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp GV: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh và hoạt động khuyến mại của mình với các đối thủ cạnh tranh. Nhờ vậy mà họ có thể phát hiện được những lĩnh vực mình có ưu thế cạnh tranh hay bị bất lợi trong cạnh tranh. Công ty có thể tunng ra những đòn tấn công chính xác hơn vào đối thủ cạnh tranh cũng như chuẩn bị phòng thủ vững chắc hơn các cuộc tiến công. Các công ty cần biết nắm vấn đề về các đối thủ cạnh tranh : những ai là đối thủ cạnh tranh của ta?. Chiến lược của họ như thế nào?. Mục tiêu của họ là gì?. Những điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì?. Cách thức phản ứng của họ ra sao?. Những thông tin này sẽ giúp ích rất nhiều cho công ty trong việc hoạch định chiến lược marketing của mình. Tóm lại theo quan điểm marketing cạnh tranh là việc đưa ra những biện pháp marketing phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp, phản ứng kịp thời với những thay đổi của thị trường và đối thủ nhằm mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp để tối đa hoá lợi nhuận. Sự đa dạng của hàng hoá trong nền kinh tế thị trường càng làm cho cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Quy luật cạnh tranh sẽ đào thải những doanh nghiệp yếu kém, đồng thời nó buộc các doanh nghiệp phải luôn vận động. 1.2.2. Các cấp độ cạnh tranh Cạnh tranh diễn ra theo ba cấp độ:  Cạnh tranh cấp quốc gia  Cạnh tranh cấp ngành, cấp doanh nghiệp  Cạnh tranh cấp sản phẩm Trong đó cạnh tranh cấp quốc gia diễn ra ở mức độ cao nhất, sâu sắc nhất nó ảnh hưởng đến các cấp độ cạnh tranh còn lại. 1.2.2.1 Cạnh tranh cấp quốc gia Trong cuốn “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” M E.Porter cho rằng Sự thịnh vượng của một quốc gia được tạo ra chứ không phải kế thừa. Nó không phát triển từ sự sẵn Nguyễn Duy Hưng Lớp: Du Lịch 48 7 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp GV: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh có tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, lãi suất, hay giá trị tiền tệ của một quốc gia giống như điều mà kinh tế học cổ điển khăng khăng khẳng định. Khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc và năng lực của các ngành trong việc đổi mới và nâng cấp của quốc gia đó. Các công ty tạo ra được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh giỏi nhất trên thế giới là do áp lực và thách thức. Các công ty này hưởng lợi từ việc có những đối thủ cạnh tranh mạnh ở trong nước, các nhà cung ứng nội địa năng động, và những khách hàng trong nước có nhu cầu. Trong một thế giới cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, các quốc gia đã trở nên quan trọng hơn, chứ không phải kém quan trọng đi. Vì cơ sở của sự cạnh tranh đã dịch chuyển ngày càng nhiều sang sự tạo ra và mô phỏng kiến thức, cho nên vai trò của quốc gia đã tăng lên. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra và duy trì thông qua một quá trình địa phương hóa cao độ. Tất cả những khác biệt về giá trị, văn hóa, cơ cấu kinh tế, định chế, và lịch sử của các nước đều đóng góp cho sự thành công về cạnh tranh. Đây là những khác biệt đáng kể trong các kiểu hình của khả năng cạnh tranh tại mọi quốc gia; không một quốc gia nào có thể hay sẽ có khả năng cạnh tranh tại mọi hay thậm chí phần lớn các ngành. Cuối cùng, các nước thành công trong các ngành cụ thể bởi vì môi trường nội địa của các nước đó hướng về tương lai nhất, năng động nhất và thách thức nhất. Các nhân tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh quốc gia:  Thứ nhất, điều kiện về nhân tố sản xuất: Vị trí của quốc gia trong các nhân tố sản xuất cần thiết để cạnh tranh trong ngành nghề đó, ví dụ: lao động có tay nghề hay cơ sở hạ tầng  Thứ hai, điều kiện về nhu cầu thị trường: Tính chất của nhu cầu trong nước về sản phẩm hay dịch vụ của ngành nghề đó  Thứ ba, các ngành nghề bổ trợ và có liên quan: Sự có mặt hay thiếu vắng tại quốc gia đó những ngành nghề cung ứng và ngành nghề có liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế Nguyễn Duy Hưng Lớp: Du Lịch 48 8 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp GV: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh  Thứ tư, chiến lược, cơ cấu và tính thi đua của doanh nghiệp: Điều kiện tại quốc gia đó quyết định việc thành lập, tổ chức, quản lý doanh nghiệp như thế nào, và bản chất của sựcạnh tranh trong nước. 1.2.2.2. Cạnh tranh cấp ngành, cấp doanh nghiệp .Dựa theo quan điểm quản trị chiến lược được phản ánh trong các cuốn sách của M.Poter, khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là năng chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của công ty đó. Với cách tiếp cận này mỗi ngành dù là trong hay ngoài nước năng lực cạnh tranh được quy định bởi các yếu tố sau: - Số lượng các doanh nhgiệp mới tham gia. - Sự có mặt của các sản phẩm thay thế - Vị thế của khách hàng - Uy tín của nhà cung ứn Tính quyết liệt của đối thủ cạnh tranh Nghiên cứu những yếu tố cạnh tranh này sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh cạnh tranh phù hợp với trong giai đoạn, thời kỳ phát triển thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Nghiên cứu cạnh tranh cấp doanh nghiệp có thể giải thích được vì sao một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn doanh nghiệp khác, thu được nhiều lợi nhuận hơn, chiếm lĩnh thị phần nhiều hơn cũng như tạo được sự tin tưởng của khách hàng hơn. Trong cạnh tranh cấp doanh nghiệp không thể không nhắc đến “lợi thế cạnh tranh” bởi chính lợi thế cạnh tranh là nguồn gốc sâu sa tạo nên năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp. Trong cuốn “Lợi thế cạnh tranh” của mình, M E. Porter đưa ra các nguyên tắc của lợi thế cạnh tranh mà bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đều phải nắm bắt tốt và biết cách ứng dụng vào thực thế:  Chuỗi giá trị và lợi thế cạnh tranh  Lợi thế chi phí Nguyễn Duy Hưng Lớp: Du Lịch 48 9 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp GV: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh  Khác biệt hóa  Công nghệ và lợi thế cạnh tranh  Chọn lựa đối thủ cạnh tranh Nội dung cụ thể của các nguyên tắc trên tôi sẽ đề cập ngay sau đây. 1.2.2.3. Cạnh tranh cấp sản phẩm Chịu sự ảnh hưởng và tác động mạnh của cạnh tranh cấp doanh nghiệp, có thể nói cạnh tranh cấp sản phẩm ra đời sau một quá trình “thai nghén” lâu dài của cạnh tranh cấp doanh nghiệp. Vì sao tôi lại nói thế? Bởi: Sau một quá trình dài như : Nghiên cứu thị trường, lựa chọn thì trường mục tiêu, định vị thị trường,… thì doanh nghiệp mới áp dụng các chiến lược cạnh tranh cấp sản phẩm nhằm định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng của minh Tuy vậy cạnh tranh cấp sản phẩm lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng, bởi quá trình đưa sản phẩm chính lá quá trình đưa những thành quả sau một thời gian dài nghiên cứu, sản xuất đến tay những khách hàng cần nó. Sản phẩm có thực sự phù hợp, có cuốn hút được khách hàng không đều do giai đoạn này quyết định. Cạnh tranh cấp sản phẩm do bốn chiến lược về sản phẩm sau đây cấu thành:  Chiến lược về sản phẩm: Nội dung chủ yếu của chiến lược này là doanh nghiệp tung ra sản phẩm có những đặc tình gì hấp dẫn nhất, thu hút nhất với khách hàng mục tiêu của mình, tung ra bao nhiêu chủng loại? Số lượng bao nhiêu? Bao bì, mẫu mã như thế nào?  Chiến lược về giá: Để tung sản phẩm ra thị trường với mức giá cạnh trnah nhất doanh nghiệp cần dựa vào mức giá đối thủ cạnh tranh áp dụng, so sánh giữa những lợi ích mà khách hàng nhận được có phù hợp với mức gia đó không, cũng như cần dựa vào những chi phí phải bỏ ra có tương ứng với mức giá bán không, toàn bộ những điều đó sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được một mức giá sạnh tranhh nhất, cũng như thu được mức lợi nhuận hợp lý nhất cho doanh nghiệp mình.  Chiến lược phân phối: Trong chiến lược này doanh nghiệp sẽ xây dựng một hệ thống phân phối sao cho việc đưa sản phẩm đến khách hàng mục tiêu của mình một cách hợp lý nhất, hiệu quả nhất, trong giai này doanh nghiệp nên cân nhắc giữa việc Nguyễn Duy Hưng Lớp: Du Lịch 48 10 [...]... Khái niệm về năng lực cạnh tranh một doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp chính là việc doanh nghiệp đó tận dụng các lợi thể cạnh tranh của mình, cùng với việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn thì trường mục tiêu, định vị thị trường mục tiêu, từ đó đưa các các chiến lược cạnh tranh hiệu quả nhằm thu được thị phần, lợi nhuận… cao hơn đối thủ của mình Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp... của công ty 1.2.4.4 Phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh Li u đối thủ cạnh tranh của công ty có thể thực hiện được chiến lược của mình và đạt được những mục tiêu của họ hay không, điều đó còn phụ thuộc vào các nguồn lực tài nguyên và năng lực của từng đói thủ cạnh tranh Chính vì vậy công ty cần phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu về tài nguyên và năng lực của từng đối thủ cạnh tranh. .. nhuận Ngoài các chỉ tiêu định lượng trên, năng lực cạnh tranh còn được đánh giá qua các chỉ tiêu định tính như:  Chất lượng hàng hoá - dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh  Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh  Thương hiệu, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh 1.2.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh Nguyễn Duy Hưng 11 Lớp: Du Lịch 48... của mình vào khách hàng có nghĩa là mình đã thành công một phần trong cạnh tranh Mặt khác cũng nên quan tâm tới việc dự đoán trong tương lai và định hướng tới khách hàng Trên thực tế cho thấy cạnh tranh có thể diễn ra trên nhiều mặt khác nhau nhưng có thể nói cạnh tranh với nhau chủ yếu là khách hàng Vì thế, trong cạnh tranh người được lợi nhất là khách hàng, nhờ có cạnh tranhkhách hàng được tôn... sản phẩm đạt chất lượng cao hơn, cung ứng những dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh, thỏa mãn nhu cầu khách hàng ngày càng tăng Chỉ có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển Nguyễn Duy Hưng 29 Lớp: Du Lịch 48 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp GV: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh Chương 2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của nhà hàng TaoLi 2.1 Khái quát về khách sạn Nikko 2.1.1 Quá trình hình... doanh nghiệp cần phải cạnh tranh, tìm mọi cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng Các doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng như sản xuất ra nhiều loại hàng hoá có chất lượng cao, giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm, phù hợp với mức thu nhập của từng đối tượng khách hàng Có như vậy hàng hoá của doanh nghiệp bán... về nhà hàng TaoLinhà hàng mang đậm phong cách Trung Quốc , từ lâu TaoLi đã được biết đến như một địa chỉ quen thuộc với những khách muốn tìm hiểu, thưởng thức ẩm thực Trung Hoa Với một thực đơn đa dạng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, giá cả hợp lý… TaoLi hứa hẹn sẽ thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng 2.2.1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị  Sơ đồ nhà hàng (phụ lục) Nhà hàng. .. vực sau: - Các loại sản phẩm - Hệ thống phân phối đại lý - Marketing và bán hàng Nguyễn Duy Hưng 13 Lớp: Du Lịch 48 Chuyền đề thực tập tốt nghiệp GV: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh - Hoạt động sản xuất - Nghiên cứu và thiết kế công nghệ - Tiềm lực tài chính - Năng lực quản lý chung - Nguồn nhân lực - Quan hệ xã hội Cuối cùng khi tìm hiểu các mặt mạnh, mặt yếu kém của đối thủ cạnh tranh ta cần phát hiện ra mọi... tín của doanh nghiệp và niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp là cao nhất Đến giai đoạn gần như bão hoà thì mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là gây dựng lại hình ảnh đối với khách hàng bằng cách thực hiện trách nhiệm đối với Nhà nước, đối với cộng đồng, củng cố lại thêm niềm tin cho của khách hàng đối với doanh nghiệp Để đạt được các mục tiêu doanh nghiệp cần phải cạnh tranh, chỉ có cạnh tranh. .. thủ cạnh tranh của mình + Cạnh tranh chung: công ty có thể xem theo nghĩa rộng hơn nữa là tất cả những công ty đang kiếm tiền của cùng một người tiêu dùng đều là đối thủ cạnh tranh của mình 1.2.4.2 Phát hiện chiến lược của đối thủ cạnh tranh Những đối thủ cạnh tranh gần nhất của công ty là những đối thủ theo đuổi những thị trường mục tiêu với chiến lược giống nhau Đó là giống nhau ở chủng loại hàng . năng lực cạnh tranh của nhà hàng Tao - Li khách sạn Nikko . Bản chuyên đề này chia làm ba chương. Chương 1: “Lý luận chung về kinh doanh ăn uống và năng lực. nghiệp của nhân viên cũng như tạo được một dư âm tốt trong tâm trí khách hàng. 1.2 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của nhà hàng 1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh

Ngày đăng: 18/07/2013, 08:54

Hình ảnh liên quan

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy nhận thấy các vấn để sau: - Nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà hàng Tao - Li khách sạn Nikko

h.

ìn vào bảng trên ta có thể thấy nhận thấy các vấn để sau: Xem tại trang 40 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan