1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn GDCD lớp 10 ở trường THPT bá thước

22 423 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,38 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MÔN GDCD LỚP 10 Ở

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MÔN GDCD LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Bùi Thị Yến Chức vụ: Giáo viên

Trang 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

2

NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn

2.3 Nguyên tắc cơ bản của việc dạy học tích hợp giáo

2.4 Hướng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

trong dạy học môn GDCD lớp 10

2.5 Các biện pháp thực hiện

trong tiếp nhận văn học

tiết nghệ thuật trong tác phẩm

11

2.7 Một số lưu ý khi thực hiện việc dạy học lồng ghép

Trang 3

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Môi trường là tài sản quý báu của mỗi quốc gia, có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, của sinh vật và sự phát triển của kinh tế - văn hóa - xã hội Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005 định nghĩa: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật Như vậy, môi trường sống của con người gồm hai yếu tố tự nhiên và xã hội :

- Môi trường tự nhiên : Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học( ánh sánh, núi , sông , biển cả, khí hậu, động và thực vật, tài nguyên…)tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng luôn chịu tác động của con người

- Môi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người thông qua các quy ước xã hội, định chế luật pháp, ứng xử, hành vi…) Lịch sử xãhội là một bộ phận của thế giới tự nhiên Con người và xã hội loài người gắn bómột cách mật thiết, hữu cơ với môi trường sinh sống, chịu ảnh hưởng của môi trường và tác động trở lại môi trường

Tuy nhiên, trong vài ba thập kỷ gần đây, do sự bùng nổ dân số, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường của con người còn nhiều hạn chế đã tạo ra những hiểm họa khôn lường cho cuộc sống của chính mình như nguồn tài nguyên trên trái đất ngày càng cạn kiệt, môi trường sống bị suy thoái nghiêm trọng, thậm chí ở một số vùng có nguy cơ bị phá hủy hoàn toàn Hàng loạt các vấn đề nảy sinh như biến đổi khí hậu toàn cầu,suy thoái đa dạng sinh học, suy giảm tầng ô zôn, hoang mạc hóa đất đai…Các vấn đề nêu trên đang là những thách thức lớn đối với sự sống còn của loài

người Trước tình hình đó, chính phủ và nhân dân các nước trên thế giới không thể thờ ơ trước lời kêu gọi của nhiều tổ chức quốc tế “ Hãy cứu lấy trái đất”

Trang 4

Hình ảnh về chung tay bảo vệ môi trường

Ở nước ta , bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan sâu

sắc.Nghị quyết số 41/NQ - TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cượngcông tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Quyết định số 1363/QĐ - TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của thủtướng chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/ 2003/ QĐ- TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ…đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho những nổ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước

Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trườngtrung học phổ thông Bá thước - Là một huyện vùng núi, tôi thấy hiện tượngngười dân phá rừng làm biết bao ngọn đồi xanh thành đồi núi trọc,khai thác cácnguồn lâm sản , sử dụng quá mức các loại thốc bảo vệ thực vật, chăn nuôi chưachú trọng xử lí nước, phân thải, bỏ xác động vật chết, xả rác bừa bãi…vào môitrường đang là một vấn đề đáng được cơ quan các cấp, chính quyền địa phươngthật sự quan tâm Điều đáng nói là những hành vi lệch lạc trên lại tác độngkhông nhỏ đến học sinh, đặc biệt là học sinh cấp 3 đang ở lứa tuổi tập làm

“người lớn” Các em có thể chưa ý thức được rằng hành động không bỏ rác vàothùng, phá hoại cây xanh…là chưa đúng Chính vì thế , việc giáo dục môitrường là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục trong các nhàtrường phổ thông

Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh , đây là lực lượng xung kích, hùnghậu nhất cho công tác vận động , tuyên truyền bảo vệ môi trường cho gia đình,cộng đồng dân cư của khắp địa phương cả nước Hơn nữa việc giáo dục ý thứccho học sinh đồng nghĩa với việc hình thành kỹ năng sống của người lao độngmới, kết hợp được giữa việc phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trườngcủa con người Nếu giáo dục có hiệu quả sẽ tạo được ở các em một tình yêuthieennhieen và ý thức giữ gìn cho môi trường trong sạch, bảo vệ chính môitrường sống của các em sau này

Hiện nay dạy học tích hợp đang là một trong những quan điểm giáo dụcđang được quan tâm Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại nhiều lợi íchcho việc góp phần hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giảiquyết vấn đề cho học sinh

Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở những quan niệm tích cực

về quá trình học tập và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp tronggiáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề vàlàm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc học tập vàthực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ Môn giáo dục công dân trang bịcho học sinh những kiến thức về môi trường, mối quan hệ giữa con người vớimôi trường tự nhiên Giúp các em có ý thức, thái độ, hành vi về môi trường như

ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có tình cảm

Trang 5

yêu quý thiên nhiên, đất nước, tôn trọng những vẻ đẹp thiên nhiên, có thái độthân thiện với môi trường

Xuất phát từ thực tế và qua thời gian thực hành thấy có hiệu quả , tôi

mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh

thông qua tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Bá Thước.”để đồng nghiệp cùng tham khảo.

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Thông qua thực trạng về môi trường sống bị ô nhiễm và ý thức bảo vệmôi trường hiện nay của các em học sinh trường THPT Bá Thước , chúng tôikhẳng định vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môitrường vào một số bài giáo dục công dân lớp 10 để giáo dục ý thức bảo vệ môitrường sống một cách thiết thực nhất, hiệu quả nhất và nhằm nâng cao chấtlượng giờ dạy của giáo viên, giúp học sinh tích cực chủ động trong giờ học,thông qua những việc làm cụ thể Qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tậpcủa học sinh, góp phần đẩy mạnh hơn nữa nền giáo dục nước nhà Giúp học sinh

có phương pháp học tập hợp lý hơn với yêu cầu hiện tại Từ đó giúp học sinhthêm hứng thú với môn học được coi là khô khan và khó học này

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

* Đối tượng nghiên cứu:

Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạyhọc, mỗi năm tôi chọn 4 lớp 10 của trường THPT Bá Thước Đề tài được nghiêncứu trong thời gian 2 năm học: 2014- 2015, 2015- 2016 cụ thể là:

- Năm học: 2014 - 2015: Lớp đối chứng: 10A1, 10A2

Lớp thử nghiệm: 10A7, 10A8

- Năm học: 2015 - 2016: Lớp đối chứng: 10A1, 10A2

Lớp thử nghiệm: 10A3, 10A5

* Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là tích hợp, lồng ghép nội dung bảo vệmôi trường vào một số bài học cụ thể trong trương trình GDCD lớp 10

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa, đánh giáquá trình học tập của học sinh

Phương pháp hoạt động thực tiễn, phương pháp giải quyết vấn đề cộngđồng, phương pháp lấy ý kiến của đồng nghiệp và học sinh

PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Trong những năm gần đây, nạn suy thoái môi trường đã và đang ảnhhưởng rất lớn đến cuộc sống của con người Con người phải gánh chịu nhữnghậu quả do thiên tai gây ra Chính vì thế giáo dục ý thức bảo vệ môi trường làviệc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục đặc biệt trong thời kì côngnghiệp hóa, hiện đại hóa với một lượng rác thải khổng lồ vào môi trường sống

Trang 6

thì vấn đề bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách Bộ GD-ĐT đã đưa các nộidung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động đến thái độ, hành

vi của học sinh bằng chương trình tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trườngtrong các môn Văn, Sử, Địa… đặc biệt là môn Giáo dục công dân

Chiến lược môi trường và bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia, mỗi vùng,mỗi địa phương phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và hiệu quả của công tácgiáo dục môi trường Trong điều kiện hiện nay, vấn đề giáo dục môi trường trởnên cấp bách vì:

- Sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của loài người nhanh hơn mức

độ tiến hóa của sinh quyển Vì vậy, sự tiến hóa của sinh quyển không thể đươngđầu với sự mất cân bằng môi trường gây ra bởi sự tiến bộ của kinh tế, văn hóa

mà loài người tạo ra

- Vấn đề môi trường phải được xem xét trong phạm vi từng địa phương,từng quốc gia và trong phạm vi toàn cầu để tạo ra nhận thức, thái độ và hành vicủa mỗi cá nhân trong việc trân trọng , giữ gìn và bảo vệ môi trường( Nhữngvấn đề của thời đại – NXBĐHSP năm 2005)

Các hình thức giáo dục môi trường rất phong phú và đa dạng như giáodục theo cá nhân, theo nhóm, theo cộng đồng; Tuyên truyền giáo dục quaphương tiện thông tin đại chúng; Phổ biến chính sách, pháp luật về môi trường,tiến hành hoạt động thông qua các tổ chức đoàn thể, quần chúng, giáo dục trongnhà trường…Trong đó giáo dục môi trường trong nhà trường là biện pháp trựctiếp, phổ biến rộng rãi và có hiệu quả

Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất,kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo

vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước Thông qua giáo dục, từng người

và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường,năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường

Giáo dục bảo vệ môi trường cũng góp phần hình thành nhân cách ngườilao động mới, người chủ tương lai của đất nước – người lao động, người chủ cóthái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hóa với việc bảo vệ môitrường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ maisau Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia

Tình hình trường lớp, học sinh: Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép,vâng lời thầy cô, ham tìm tòi, học hỏi và có khả năng tiếp thu kiến thức cao nênquá trình truyền tải, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được diễn ra thuận lợi

Trang 7

Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học trong trường tương đối đầy đủ, phù hợpvới điều kiện dạy học của giáo viên và học sinh.

Các phương tiện thông tin đại chúng như: báo đài, internet…cung cấpnhiều thông tin, sự kiện về môi trường

2.2.2 Khó khăn:

Huyện Bá Thước là một huyện miền núi vùng sâu, vùng xa nên nhữngthiết bị cần thiết cho nhu cầu giữ vệ sinh hằng ngày như thùng rác, nhà vệsinh… vẫn chưa đủ tiêu chuẩn và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế

Về phía giáo viên: Trên thực tế do vấn đề thời lượng và nội dung kiếnthức còn nặng nên việc lồng ghép dạy học giáo dục công dân với giáo dục bảo

a.Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam:

Sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng đã làm thay đổi hoàn toàn bộmặt đất nước việt nam trong thời gian qua Nhưng cùng với sự phát triển kinh tế,dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hóa thì môi trường của Việt nam cũng đangxuống cấp nghiêm trọng, thậm chí ở một số nơi đang ở mức báo động

Mất rừng , đồi núi trọc, đất bị sói mòn rửa trôi, chế độ thủy văn và khí hậuthay đổi theo chiều hướng xấu, mất đa dạng sinh học, nhất là những động thựcvật quý hiếm

Bên cạnh “lá phổi xanh” của con người đang có nguy cơ cạn kiệt dần tácdụng thì tài nguyên đất cũng đang bị đe dọa Tỉ lệ đất canh tác đang rơi vào tìnhtrạng lãng phí do con người quá lạm dụng đất mà không có biện pháp bảo vệhợp lí, lạm dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật quá mức cho phép làm cho đấtđai ngày càng trở nên xấu đi, lượng thuốc hóa học dư thừa lại thấm vào lòng đấtgây ô nhiễm môi trường nước, nguy hại đến tính mạng và sức khỏe con người

Ô nhiiễm môi trường đất, nước, không khí và tiếng ồn đã xuất hiện nhiềunơi, nhất là khu công nghiệp Rác thải ngày càng nhiều và là một vấn đề nangiải, xử lý chưa triệt để, các dòn sông , các thành phố bị ô nhiễm ở mức khácnhau, bụi gia tăng, các loại khí cos nơi SO2 vượt14 lần cho phép, CO2 vượt 2,7lần cho phép

b Thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương:

Do huyện Bá Thước là một huyện có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệpnên hiện tượng ô nhiễm môi trường chỉ xảy ra dưới hình thức ô nhiễm môitrường đất, nước và không khí Lượng đất canh tác nông nghiệp của huyện BáThước còn hạn chế nên nguời dân thường tăng số lượng mùa vụ cây trồng trongnăm Để cây trồng cho năng suất cao thì người dân lại sử dụng thuốc bảo vệ

Trang 8

thực vật, thuốc diệt cỏ quá nồng lượng cho phép Chính điều này đã làm cho đấtcanh tác ngày càng xấu, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và làm ô nhiễm luônmạch nước ngầm Bên cạnh đó có nhiều hộ gia đình chăn nuôi gia súc như lợn,trâu bò… vẫn chưa có hệ thống xử lí nước thải nên gây ra hiện tượng ô nhiễmnước và ô nhiễm không khí.

Ở trường THPT Bá Thước nơi tôi công tác, tôi thấy đại đa số học sinh đã

có ý thức giữ gìn việc sinh trường lớp Sân trường rất ít rác thải Có chăng lànhiều lá cây rụng do trường tôi có rất nhiều cây xanh lâu năm Các em biết bỏrác vào thùng rác đặt ở nhiều vị trí thuận tiện trong khuôn viên nhà trường.Nhưng bên cạnh đó có một số học sinh còn xem nhẹ ý thức bảo vệ môi trường,vẫn còn hiện tượng học sinh vứt rác bừa bãi ngoài sân trường, trên đường đi học

về và khu vực mình sinh sống Do đặc trưng của trường học là có lao công dọn

vệ sinh lớp học nên học sinh còn thải rác trong hộc bàn và sàn lớp Thăm dòkiến thức chỉ khoảng 49% học sinh nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của môitrường đối với cuộc sống con người và tác hại nếu ta hủy hoại môi trường và tàinguyên thiên nhiên

2.3 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN.

1.Nguyên tắc chung:

Việc tích hợp giáo dục môi trường vào môn học là điều cần thiết nhưngkhông phải muốn đưa vào bài học nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dungcủa bài học có liên quan với vấn đề môi trường mới có thể tích hợp được.Việctích hợp phải đảm bảo tính khoa học, kiến thức trọng tâm của bộ môn, khôngbiến giờ học thành một giờ giáo dục bảo vệ môi trường.Không lạm dụng quánhiều kiến thức về môi trường dẫn đến quá tải

2.Nguyên tắc cụ thể:

- Tập trung vào những kiến thức trọng tâm của bài học

- Hệ thống câu hỏi cho bài học phải hợp lý, khoa học

- Khai thác các vấn đề liên quan đến môi trường nhằm hình thành ở các

em ý thức hành vi bảo vệ môi trường

2.4 HƯỚNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10.

Ngoài việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học nhưVăn, sử, Địa,Sinh ,Giáo dục công dân…Trong đó môn Giáo dục công dân đóngvai trò khá quan trọng, giáo dục bảo vệ môi trường là việc làm được tổ chứcthường xuyên của nhà trường Ngoài việc dọn vệ sinh trường lớp, chăm sóc câycảnh bồn hoa 15 phút đầu giờ, trong những buổi sinh hoạt đầu tuần: Lớp trựcban, đội thanh niên xung kích, Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn chú ý nhậnxét về tình hình vệ sinh chung của trường lớp, có khen chê kịp thời đối vớinhững tập thể lớp ,cá nhân thực hiện tốt và chưa thực hiện tốt vệ sinh lớp học ,

vệ sinh cầu thang…

Trong chương trình giáo dục công dân lớp 10 có một số bài học có nộidung liên quan đến vấn đề môi trường cũng như ý thức của học sinh trong việc

Trang 9

bảo vệ môi trường Đó là những thuận lợi tạo điều kiện để giáo viên có thể tíchhợp giáo dục bảo vệ môi trường Khi dạy các bài này ngoài những kiến thứctrọng tâm cần truyền đạt cho học sinh, giáo viên cần khai thác những khía cạnhkhác nhau của vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường.

Ví dụ 1: Ở bài 2: “Thế giới vật chất tồn tại khách quan” sách giáo khoa

giáo dục công dân lớp 10

Giáo viên dạy học bài này theo hướng tích hợp, lồng ghép về giáo dục bảo

vệ môi trường cho học sinh Khi giảng dạy nội dung bài này học sinh cần hiểuđược:

Về kiến thức: Con người có thể cải tạo môi trường tự nhiên nhưng phải

tuân theo quy luật khách quan của tự nhiên

Về kỹ năng : Tham gia bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên phù hợp với

lứa tuổi

Về thái độ: Tôn trọng quy luật khách quan, tôn trọng quy luật tự nhiên.

Đơn vị kiến thức : Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên

a, Con người là sản phẩm của giới tự nhiên

Hoạt động: Thảo luận lớp tìm hiểu nguồn gốc của con người

b, Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên

Hoạt động: Động não và đàm thoại tìm hiểu nguồn gốc của xã hội

c, Con người có thể nhận thức, cải tạo thế giới khách quan

Hoạt động1: Đọc và thảo luận thông tin về khả năng nhận thức của conngười

Hoạt động2: Thảo luận nhóm về khả năng cải tạo thế giới khách quan củacon người

Mục tiêu: Học sinh nêu được :

- Con người có thể cải tạo môi trường tự nhiên nhưng phải tuân theo quyluật khách quan của giới tự nhiên

- Hậu quả của việc cải tạo môi trường tự nhiên không tuân theo quy luậtkhách quan

Trang 10

Câu 1: Dựa vào đâu con người có thể cải tạo thế giới khách quan ? Nêumột ví dụ?

Câu 2: Trong những hoạt động tác động vào tự nhiên mà em biết, hoạt động nào có ích cho giới tự nhiên , hoạt động nào gây hại cho giới tự nhiên? Vìsao em xác định như vậy?

Câu 3: Trong cải tạo môi trường tự nhiên , nếu không tuân theo quy luậtkhách quan Điều gì sẽ xảy ra? Nêu một ví dụ?

Câu 4:Trong cải tạo xã hội , nếu không tuân theo quy luật khách quan.Điều gì sẽ xảy ra? Nêu một ví dụ?

GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm trả lời một câu hỏi

Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận Lớp tranh luận bổ sung,thống nhất đáp án

GV kết luận: Con người không thể tạo ra giới tự nhiên nhưng con người

có thể cải tạo được giới tự nhiên vì lợi ích của mình, trên cơ sở tôn trọng và tuântheo các quy luật vận động khách quan vốn có của nó.Nếu không tôn trọng vàtuân theo các quy luật khách quan con người không chỉ gây hại cho môi trườngnói riêng , giới tự nhiên nói chung mà còn gây hại cho chính mình

Ví dụ 2: Ở bài 10: “Quan niệm về đạo đức” sách giáo khoa giáo dục công

dân lớp 10

Giáo viên dạy học bài này theo hướng tích hợp, lồng ghép về giáo dục bảo

vệ môi trường cho học sinh

Đơn vị kiến thức 1: Quan niệm về đạo đức sách giáo khoa giáo dục côngdân lớp 10

Hoạt động 1: Xử lí tình huống để tìm hiểu đạo đức là gì?

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm để phân biệt đạo đức với pháp luật

Hoạt động 3: Đàm thoại để phân biệt đạo đức với pháp luật có liên quanđến môi trường

Khi giảng dạy nội dung bài này học sinh cần hiểu được:

- Bảo vệ môi trường là chuẩn mực xã hội cần phải tuân theo

- Những tập quán gây hại cho môi trường cần phá bỏ

Cách tiến hành:

Giáo viên nêu một số câu hỏi đàm thoại:

Câu1: Em biết hành vi nào gây hại cho môi trường ( hành vi đó chưa cókhung hình phạt của pháp luật nhưng lại bị xã hội lên án)

Câu 2: Em biết những việc làm nào gây hại cho môi trường?

Câu 3: Theo em, chúng ta có thể làm gì để xử lí được những việc làm đó? Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, thảo luận

Giáo viên gọi học sinh trả lời ý kiến cá nhân

Giáo viên gọi học sinh khác bổ sung, góp ý

Giáo viên có thể nêu lên một số ví dụ như:

Ví dụ 1: Có người biết nhà hàng xóm buôn bán động vật hoang dã nhưng

làm ngơ không tố giác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền Pháp luật chưa có

Trang 11

quy định về tội này, nhưng việc người đó không tố giác là đã tiếp tay cho việclàm hại tài nguyên, môi trường và sẽ bị xã hội lên án.

Ví dụ 2: Những người dân xả rác thải bừa bãi ra môi trường, hay việc

phân loại rác thải chưa tốt cũng ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta Sau đó giáo viên đưa ra kết luận:

Bảo vệ môi trường cũng là một chuẩn mực đạo đức, mỗi người cần phảituân theo Có những hành vi ảnh hưởng xấu đến môi trường, tuy nhiên chưa đếnmức bị pháp luật xử lí nhưng vẫn bị dư luận xã hội lên án.Chúng ta có thể thamgia vận động, tuyên truyền…để người dân hiểu rõ tác hại của các việc làm đóđến môi trường

Thanh niên tình nguyện tham gia tổng vệ sinh

Ví dụ 3: Ở bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại

sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 10

Đây là bài có nhiều nội dung liên quan đến môi trường Việc lồng ghépvấn đề giáo dục bảo vệ môi trường là cần thiết Theo cá nhân tôi, khi dạy bàinày giáo viên cần:

a.Về kiến thức: Giáo viên cần giúp học sinh thấy được hậu quả của sự gia

tăng dân số cũng làm ảnh hưởng đến môi trường, thực trạng môi trường hiệnnay và tại sao vấn đề dân số và vấn đề môi trường lại được coi là vấn đề cấpthiết của nhân loại ngày nay

Giáo dục học sinh biết làm những việc bảo vệ môi trường, hạn chế sựbùng nổ dân số để giảm thiểu sự tác động đến môi trường

Học sinh biết tham gia vào các hoạt động lao động vệ sinh trường học, nơi

ở, đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh

b Về phương tiện, đồ dùng học tập: Giáo viên và học sinh cùng chuẩn bị

tranh ảnh, băng hình,

c Thực hiện: Giáo viên nên đặt ra hệ thống câu hỏi lồng ghép

Câu1: Tài nguyên thiên nhiên và môi trường có ý nghĩa như thế nào đốivới cuộc sống của con người?

Câu 2: Thực trạng tài nguyên thiên nhiên và môi trường hiện nay và biệnpháp bảo vệ?

Ngày đăng: 18/10/2017, 10:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh về chung tay bảo vệ môi trường - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn GDCD lớp 10 ở trường THPT bá thước
nh ảnh về chung tay bảo vệ môi trường (Trang 4)
Hình ảnh về bùng nổ dân số - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn GDCD lớp 10 ở trường THPT bá thước
nh ảnh về bùng nổ dân số (Trang 12)
2.5.1. Phương pháp đàm thoạ i, gợi mở: - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn GDCD lớp 10 ở trường THPT bá thước
2.5.1. Phương pháp đàm thoạ i, gợi mở: (Trang 13)
Giáo viên sử dụng máy chiếu đưa những hình ảnh sôi động hoặc đoạn phim nói về thực trạng môi trường hiện nay. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn GDCD lớp 10 ở trường THPT bá thước
i áo viên sử dụng máy chiếu đưa những hình ảnh sôi động hoặc đoạn phim nói về thực trạng môi trường hiện nay (Trang 13)
Học sinh quan sát hình ảnh, đoạn phim, sau đó thảo luận, đưa ra kết quả  Giáo viên theo dõi quá trình thảo luận, câu trả lời của học sinh rồi nhận xét bổ sung. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn GDCD lớp 10 ở trường THPT bá thước
c sinh quan sát hình ảnh, đoạn phim, sau đó thảo luận, đưa ra kết quả Giáo viên theo dõi quá trình thảo luận, câu trả lời của học sinh rồi nhận xét bổ sung (Trang 14)
Bảng 1: Kết quả về thực hiện bảo vệ môi trường (Đối với lớp đối chứng: - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn GDCD lớp 10 ở trường THPT bá thước
Bảng 1 Kết quả về thực hiện bảo vệ môi trường (Đối với lớp đối chứng: (Trang 18)
Bảng 1: Kết quả về thực hiện bảo vệ môi trường( Đối với lớp thử nghiệm: - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn GDCD lớp 10 ở trường THPT bá thước
Bảng 1 Kết quả về thực hiện bảo vệ môi trường( Đối với lớp thử nghiệm: (Trang 19)
Bảng 2: Bảng thống kê kết quả về thực hiện bảo vệ môi trường( Đối với lớp thử nghiệm: khi sử dụng phương pháp tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học môn GDCD 10) như sau: - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn GDCD lớp 10 ở trường THPT bá thước
Bảng 2 Bảng thống kê kết quả về thực hiện bảo vệ môi trường( Đối với lớp thử nghiệm: khi sử dụng phương pháp tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học môn GDCD 10) như sau: (Trang 19)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w