Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi” Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi” Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi” Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi” Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi” Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi” Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi” Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi” Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi” Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi” Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi” Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi” Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi” Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi” Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi” Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi” Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi” Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi” Tham luận “lễ dolta và hội đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng bảy núi”
Trang 1Tham luận Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tiểu vùng sông
Mê Kông”
Tên tham luận “Lễ Dolta và hội Đua bò trong định hướng phát triển du lịch bền vững vùng Bảy Núi”
Lâm Thị Mai Sương Tú- Trường đại học An Giang
1 Dẫn nhập
An Giang thuộc vùng đất miền Tây Nam bộ, dân số toàn tỉnh 2.150.282 người, gồm người Việt, người Hoa, người Chăm, người Khơme sinh sống Người Khơme ở An Giang
là một trong các dân tộc thiểu số, chiếm 4.21% tổng dân số toàn tỉnh; trong đó tập trung đông nhất tại hai huyện miền núi Tri Tôn (35.142 người Khơme, chiếm 29.1% dân số huyện) và Tịnh Biên (44.969 người Khơme, chiếm 33.78% dân số huyện) (số liệu điều tra vào cuối năm 2009) Lễ hội cổ truyền của đồng bào Khơme ở Tây Nam Bộ nói chung
và ở tỉnh An Giang nói riêng luôn mang đậm nét văn hóa truyền thống góp phần làm phong phú thêm cho hệ thống lễ hội của tỉnh Trong đó, lễ Dolta (Lễ cúng ông bà) được
tổ chức cùng với hội Đua bò tạo nên sức hấp dẫn riêng của lễ hội của người Khơme tỉnh
An Giang cũng như cho vùng đất địa đầu biên giới (Tịnh Biên và Tri Tôn) Lễ hội của người Khơme trong những năm gần đây được sử dụng để phục vụ du lịch, nổi bật nhất là hội Đua bò Bảy Núi, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến với Bảy Núi mỗi năm Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng lễ hội như một tiềm năng du lịch vẫn còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng Vì vậy, việc định hướng để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên lễ hội là một việc cần thiết, vừa đảm bảo duy trì được nét đẹp văn hóa vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế của vùng
2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của lễ Dolta và hội Đua bò
Năm 1992, hội Đua bò vùng Bảy Núi chính thức được UBND huyện Tri Tôn tổ chức như một cuộc thi đấu với các quy định về luật chơi, đội chơi và cơ cấu giải thưởng
Để tạo kinh phí cho việc tổ chức và nâng cao giá trị giải thưởng, ban tổ chức thường vận động tài trợ từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Số tiền vận động để hỗ trợ cho các khoản về giải thưởng, sân thi đấu, trật tự an ninh, trọng tài và các chi phí về băng rôn,
Trang 2bảng tên, cờ, nước uống…Cùng với sự ủng hộ về kinh phí, không gian của hội Đua bò cũng bị thay đổi Sân thi đấu được trang trí bởi những tấm băng rôn của các nhà tài trợ, hai bên bờ ruộng thì tập trung các máy quay phim, chụp hình của báo và đài truyền hình, trên loa liên tục phát đi thông tin số tiền của nhà tài trợ Bên cạnh đó, những người tham gia hội thi cũng được tặng quà lưu niệm từ nhà tài trợ như áo thun, nước uống, nón…để
sử dụng trong cuộc đua Từ sự tài trợ cho hội thi, vô hình trung các nhà tài trợ đã sử dụng hội thi để phục vụ cho mục đích quảng cáo mà quên mất đi sự cần thiết tồn tại của các yếu tố truyền thống trong một hội lễ dân gian
Ngoài sự vận động từ các nhà tài trợ, kinh phí để tổ chức hội Đua bò còn được thu
từ việc bán vé vào cổng Đây là vấn đề cũng nên được xem xét để loại bỏ vì hội Đua bò được xem hoạt động vui chơi gắn với lễ Dolta của người Khơme, không phải là một cuộc thi thể thao tranh tài Thực tế cho thấy từ khi áp dụng việc bán vé để vào xem hội thì số lượng người Khơme đến xem hội cũng có phần giảm đi Khi hội Đua bò được tổ chức một cách tự phát thì người Khơme không cần bỏ tiền mua vé nên có khi cả gia đình kéo nhau sân ruộng của chùa để cổ vũ cho một chủ bò trong phum, sóc Đời sống kinh tế của người Khơme hiện nay nhìn chung vẫn còn thấp nên việc mua vé cho cả gia đình là một việc khá khó khăn, hơn nữa mua vé nhưng không có được một vị trí để ngồi xem mà phải đứng chen lấn rất mất trật tự Vì vậy một số người Khơme cảm thấy không muốn đến với hội Đua bò nếu phải mua vé để vào cổng
Trong bất kỳ cuộc tranh tài nào thì yếu tố thắng bại luôn được người chơi quan tâm Hội Đua bò ngày xưa cũng diễn ra sự tranh đua quyết liệt của các chủ bò nhằm giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi Tuy nhiên, sự tranh đua giữa các chủ bò ngày xưa thường không mang nặng giá trị vật chất vì phần thưởng chỉ là chiếc lục lạc tượng trưng cho niềm vinh dự của chủ bò Cũng có thể vì vậy mà tính chất của cuộc đua bò xưa nghiêng
về sự thỏa mãn nhu cầu tinh thần cho người dân hơn là tranh giành giải thưởng So với hội Đua bò xưa qua lời kể của một số người Khơme cho thấy việc tổ chức hội Đua bò như một cuộc thi đấu chuyên nghiệp như hiện nay đã làm phát sinh những hành vi phi thể thao, có nguy cơ làm biến dạng tính truyền thống của hội Đua bò
Trang 3Trong công tác tổ chức, hội Đua bò còn bộc lộ nhiều yếu kém về các vấn đề sân bãi, luật lệ thi đấu, trọng tài, trật tự an ninh Về sân bãi, hội Đua bò vẫn tận dụng sân ruộng của chùa để làm trường đua, còn khán giả đến xem cuộc thi đứng xung quanh bờ ruộng
Vì chưa có một sân đua chuyên nghiệp nên ngoài phần sân ruộng làm đường đua là cố định còn các khu vực khác như khán đài, lễ đài, khu vực của đại biểu và ban tổ chức thì mỗi năm phải dựng lên tạm thời Khán giả đến xem đua bò phải đứng chen chúc thành nhiều vòng, nhiều lớp từ trên bờ ruộng tràn xuống gần đến sân đua Sân đua cũng chưa có khu vực an toàn dành cho báo, đài tác nghiệp nên các nhiếp ảnh gia và phóng viên cũng phải đứng gần với đường đua gây ảnh hưởng đến các đôi bò trong lúc thi đấu Đội ngũ trọng tài của hội Đua bò còn thiếu chuyên nghiệp, chủ yếu do cán bộ của trung tâm TDTT huyện hoặc cán bộ SVHTD&TD đảm nhiệm Mỗi năm hội Đua bò diễn ra một lần nên các trọng tài không được huấn luyện thường xuyên để phản ứng nhanh với các tình huống xảy ra Luật lệ thi đấu cũng còn nhiều bất cập, chưa bám sát tâm lý của người chơi nên gây trở ngại cho trọng tài trong việc ra quyết định thắng thua Do số lượng đôi bò thi đấu mỗi năm tăng lên nên trong luật thi đấu cũng đã bỏ bớt số vòng hô từ ba vòng xuống chỉ còn chưa đến một vòng Thêm vào đó, một số chủ bò do mới tham dự lần đầu nên chưa am hiểu luật chơi nên cũng gây ra sự tranh cãi, dẫn đến xô xát Nhận định từ Ban tổ chức cuộc thi cũng nhận thấy việc phân xử thắng thua trong cuộc thi đua bò rất khó khăn
do sự quan sát của trọng tài mang tính chủ quan và các yếu tố khách quan tác động đến
bò nên dễ gây tranh cãi
Hội Đua bò còn thu hút những thành phần cơ hội, lợi dụng hội thi để thực hiện những hành vi trái pháp luật, cá độ trong hội Đua bò là một ví dụ Ngày xưa khi hội Đua
bò còn chưa phát triển và ít người biết đến, người Khơme khi đi xem hội thường thách với nhau xem đôi bò nào sẽ giành giải thưởng cao nhất và sự thách đấu được giải quyết bằng một gói thuốc, một ly cà phê hoặc một vài ly rượu Ngày nay, khi hội phát triển thì các cuộc cá cược mang tính giải trí giữa những người Khơme có nâng cao hơn với một bữa ăn nhậu hoặc vài thùng bia để ngồi cùng nhau trò chuyện, bàn bạc về hội thi đã qua Hình thức cá độ với số tiền lớn, mang tính chất cờ bạc bắt đầu xuất hiện khi có sự tham gia của nhiều thành phần đến từ khắp nơi Ngoài ra, các tệ nạn móc túi, giật đồ có xu
Trang 4hướng gia tăng trong những năm gần đây khi Hội thu hút nhiều khán giả với đủ các thành phần khắp nơi kéo về xem Tình trạng mất trật tự an ninh xảy ra tuy chưa nghiêm trọng nhưng cần được quan tâm loại bỏ để đảm bảo không gian vui chơi lành mạnh cho ngày Hội
3 Thực trạng khai thác các giá trị của lễ Dolta và hội Đua bò vào hoạt động du lịch
An Giang là một tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch với sự đa dạng
về địa hình, cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử- văn hóa, những đặc trưng văn hóa tộc người Lượng khách du lịch đến An Giang tăng qua mỗi năm, theo thống kê của Sở VHTT&DL, số lượng khách nội địa đến An Giang năm 2001 là 1.876.000 lượt, năm
2005 tăng 6,3% và đến năm 2012 tăng 7,0%
Bảng 2: Hiện trạng khách du lịch đến tỉnh An Giang
Đơn vị: Lượt khách
2001-2005 2006-2012
1 Tổng lượng
khách đến
An Giang
1.876.000 3.392.245 5.348.85
1
Nguồn: Sở VHTT&DL An Giang
Khách du lịch đến An Giang với các mục đích như tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương, tìm hiểu các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số trong đó du khách đến hành hương chiếm số lượng đáng kể Lễ hội lớn nhất và đón được nhiều khách du lịch nhất là
lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam Theo thống kê của phòng Văn hóa thành phố Châu Đốc, năm 2013, chỉ trong 6 ngày diễn ra lễ hội đã có đến 520.000 lượt khách, chiếm tỷ lệ 12,73% trong tổng số hơn 4 triệu lượt khách đến với thành phố Châu Đốc và 9,08% so với tổng lượng khách đến An Giang
Trang 5Bảng 3: Lượng khách du lịch đến lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam và Hội Đua bò Bảy Núi
NĂM
Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 364.750 396.857 420.000 450.900 520.000 Hội Đua bò Bảy Núi 25.000 30.000 30.000 30.000 30.000
(Nguồn: Phòng Văn hóa TP Châu Đốc, huyện Tịnh Biên và Tri Tôn)
Ngoài lễ hội vía Bà, An Giang còn có nhiều lễ hội khác trong năm như lễ Đức Cố Quản Trần Văn Thành, giỗ Nguyễn Hữu Cảnh, giỗ Thoại Ngọc Hầu, một số lễ hội truyền thống của dân tộc Khơme như Chol Chnam Thmay, Ok Om Bok, lễ hội Roya của người Chăm…Tuy nhiên, chỉ có lễ hội vía Bà là được quan tâm, đầu tư và khai thác du lịch tương đối hiệu quả, còn các lễ hội khác chỉ mang tính địa phương, hầu như chưa có sự đầu tư để phục vụ du lịch Trong những năm gần đây, du khách còn biết đến An Giang qua hội Đua bò Bảy Núi, một nét văn hóa đặc sắc của của người Khơme An Giang Theo thống kê qua số lượng vé bán ra vào hội Đua bò qua các năm thì số lượng khách đến xem hội Đua bò dao động khoảng trên dưới 30.000 lượt khách Điều này cho thấy hội Đua bò đang trở thành điểm sáng du lịch của tỉnh An Giang bên cạnh lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Tuy nhiên, với những vấn đề còn tồn tại trong công tác tổ chức và hoạt động của hội Đua bò cần xem xét lại để có thể khai thác lễ-hội tương xứng với tiềm năng định hướng phát triển du lịch cho vùng
Hội Đua bò từ lâu được xem như một hoạt động Hội gắn liền với lễ Sen Dolta của người Khơme vùng Bảy Núi nhưng hoạt động của hội Đua bò được quan tâm đầu tư để khai thác du lịch hơn so với lễ Dolta Điều này cho thấy sự mất cân đối trong việc định hướng đầu tư phát triển du lịch của vùng vì nếu xét về tiềm năng thì lễ Dolta hoàn toàn có thể khai thác để phục vụ du lịch Nếu hội Đua bò mang nhiều yếu tố giải trí, thi đua, tranh tài để tạo không khí sôi nổi, phấn khởi cho người nông dân vào mùa vụ mới thì lễ Dolta chứa nhiều nghi lễ phản ánh đời sống tín ngưỡng của người Khơme Mặt khác, lễ Sen
Trang 6Dolta của người Khơme Bảy Núi vẫn giữ được các yếu tố truyền thống với đầy đủ các nghi thức như đặt cơm vắt, cúng ông bà, cúng linh, cúng tiễn và kéo dài trong 16 ngày Một số nơi có người Khơme sinh sống ở ĐBSCL đã rút gọn số ngày và một số nghi thức của lễ Dolta để phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại Chính vì vậy, khi tham dự
lễ Dolta của người Khơme vùng Bảy Núi, khách du lịch sẽ có cơ hội tìm hiểu tương đối đầy đủ về các nghi thức truyền thống mang đậm màu sắc Phật giáo Nam tông Hiện nay
du lịch tìm hiểu về bản sắc văn hóa tộc người đang ngày càng được khách du lịch ưa chuộng nên lễ Dolta với những nét đặc trưng của người Khơme Bảy Núi là một tiềm năng để phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng
4 Định hướng phát triển du lịch bền vững vùng Bảy Núi gắn với lễ Dolta và hội Đua bò
Theo Luật du lịch Việt Nam 2005 định nghĩa “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai” Với cách định nghĩa trên thì du lịch bền vững có thể được
hiểu là sự phát triển du lịch dựa trên việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn, đem lại lợi ích cho cộng đồng nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên để có thể sử dụng lâu dài Đối với các tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là lễ hội thì du lịch bền vững có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác các giá trị truyền thống để phát triển du lịch đồng thời các giá trị đó cũng được thiết lập các biện pháp để tôn tạo, giữ gìn cho việc sử dụng trong tương lai
Hiện nay du lịch bền vững là mục tiêu hướng tới để phát triển du lịch của các quốc gia trên thế giới Du lịch bền vững đã thể hiện rõ những ưu điểm nổi bật như thân thiện với môi trường, tôn trọng văn hóa và đời sống cộng đồng và mang lại hiệu quả kinh tế
Lễ hội là một hoạt động sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng nên có thể nói đây
là nơi tập trung nhiều người tham dự vào một khoảng thời gian nhất định Các hoạt động của con người trong quá trình diễn ra lễ hội như chuẩn bị lễ vật, các nghi thức, ăn, uống
và vui chơi đều tác động đến môi trường tự nhiên Khi du lịch lễ hội phát triển thì sự tác
Trang 7động của du khách đến môi trường càng nhiều hơn, do đó cần đặt tiêu chí thân thiện với môi trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu khi phát triển du lịch lễ hội
Ưu điểm thứ hai của du lịch bền vững cho thấy được sự cần thiết để áp dụng vào việc phát triển du lịch lễ hội Vì lễ hội là một yếu tố cấu thành của văn hóa tinh thần của cộng đồng, nó thể hiện đời sống tinh thần của cộng đồng nên cần được tôn trọng và bảo
vệ Du lịch bền vững quan tâm đến việc phát triển du lịch nhưng không gây hại đến các giá trị văn hóa của cộng đồng mà lại còn tôn trọng và phát huy các giá trị đó Để có thể phát huy ưu điểm này, du lịch bền vững yêu cầu các bên có liên quan như cá nhân, cộng đồng, thành phần tư nhân, thành phần quản lý nhà nước tham gia vào các quá trình lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên có liên quan về vai trò của họ Ưu điểm thứ hai của du lịch bền vững đóng vai trò then chốt, có tính chất quyết định khi định hướng phát triển lễ hội vào hoạt động du lịch Với ưu điểm này, du lịch bền vững là sự lựa chọn đúng đắn cho việc phát triển du lịch lễ hội, đồng thời cũng phù hợp với quan điểm phát triển du lịch của vùng và quốc gia
Với tư cách là một ngành kinh doanh thì du lịch bền vững phải tạo ra được lợi ích kinh tế cho cộng đồng Thông qua các hoạt động du lịch, cộng đồng được cải thiện đời sống kinh tế, chất lượng cuộc sống được nâng lên Khác với du lịch đại chúng chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà khai thác triệt để các nguồn tài nguyên để phục vụ du lịch, du lịch bền vững hướng tới việc bảo tồn và phát huy các nguồn tài nguyên cho mục đích phục vụ du lịch lâu dài Nếu có kế hoạch thiết lập và thực hiện đồng bộ các khâu, quá trình thì du lịch bền vững không chỉ là nguồn thu nhập đáng kể mà còn là phương tiện để lưu giữ các giá trị truyền thống của dân tộc Du lịch bền vững góp phần nâng cao đời sống của cộng đồng qua việc thu lại lợi ích kinh tế để phục vụ trở lại cho cộng đồng Khi đời sống kinh tế được cải thiện thì nhận thức của cộng đồng đối với các giá trị văn hóa cũng được nâng cao, từ đó việc bảo tồn các giá trị văn hóa sẽ đem lại hiệu quả hơn
Để có thể khai thác các giá trị truyền thống vào hoạt động du lịch mà không làm biến dạng các giá trị văn hóa của dân tộc, cần có sự liên kết giữa các thành phần có liên quan như nhà nước, cộng đồng và thành phần tư nhân Đối với thành phần nhà nước, bao
Trang 8gồm UBND, Sở VHTT&DL, Phòng Văn hóa huyện, Trung tâm TDTT huyện đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu, đề ra chiến lược bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của lễ hội trên nền tảng phát triển du lịch Nhà nước có chính sách khuyến khích và kêu gọi các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ lễ hội, tham gia hỗ trợ cộng đồng địa phương qua các khóa huấn luyện ngắn và dài hạn Nhà nước cũng đóng vai trò quản lý việc khai thác các giá trị của lễ hội vào du lịch thông qua các cấp quản lý ở địa phương như Phòng Văn hóa, Trung tâm văn hóa để có những điều chỉnh kịp thời nếu có những hành vi sai phạm xảy ra Đối với thành phần là cộng đồng địa phương, cần nâng cao nhận thức đối với các giá trị truyền thống của dân tộc, mỗi người dân đều phải có quyền lợi và nghĩa vụ bảo tồn
di sản văn hóa dân tộc Cộng đồng địa phương là những người chủ đối với các di sản văn hóa của dân tộc nên trong mọi vấn đề về khai thác và sử dụng các di sản đó vào du lịch đều phải dựa trên sự tôn trọng ý kiến của cộng đồng, lấy cộng đồng làm trung tâm cho việc phát triển du lịch Thành phần tư nhân là các doanh nghiệp có vai trò giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch và là cầu nối đưa khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu Đây là thành phần góp phần tạo ra giá trị kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển du lịch nên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo tồn các giá trị truyền thống thì thành phần này cần có sự am hiểu nhất định đối với giá trị văn hóa của cộng đồng Có thể thấy, sự liên kết và phối hợp giữa các thành phần có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch phát triển nhưng vẫn đảm bảo việc giữ gìn các nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng
Để đảm bảo việc phát triển du lịch không gây ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống của lễ hội, cần phân biệt rõ sản phẩm phục vụ du lịch và giá trị văn hóa của cộng động để có định hướng đúng đắn Nếu cần giới thiệu cho khách du lịch những đặc trưng văn hóa của người Khơme qua lễ và hội Đua bò thì cần tạo một không gian riêng trong
đó người Khơme đóng vai trò là những người tái hiện lại các nghi thức lễ và thi diễn các trò chơi dân gian dưới hình thức sân khấu hóa Mô hình này có thể được giới thiệu tại các điểm tham quan du lịch trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh như là một hình thức quảng bá nét văn hóa đặc sắc của lễ hội đến với du khách Theo đó, các nhà kinh doanh du lịch có thể đầu
Trang 9tư một sân đua, huy động từ 5 đến 10 đôi bò tham gia phục vụ khách du lịch Người điều khiển bò trong trang phục dân tộc trổ tài thi diễn cho du khách thưởng thức Bên cạnh việc xem đua bò, du khách còn có thể tham gia vào lễ của người Khơme và tìm hiểu các nghi thức cúng cũng như ý nghĩa của từng nghi thức Các trò chơi dân gian và nghệ thuật trình diễn của người Khơme cũng có thể được kết hợp tổ chức để du khách có cơ hội khám phá thêm nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Khơme Trên cơ sở của mô hình đó, cần đa dạng thêm các dịch vụ tham quan, vui chơi cho du khách như thử làm người điều khiển bò, tham gia nhảy múa trong lễ hội cùng với người Khơme, tham gia vào các trò chơi dân gian hoặc đưa khách đến tham quan các làng nghề truyền thống của đồng bào Khơme
Cần đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật để phục vụ cho du lịch lễ hội Nâng cấp các tuyến đường giao thông trọng điểm nối các điểm du lịch để đáp ứng nhu cầu di chuyển của du khách, vận chuyển hàng hóa phục vụ cho du lịch Hiện nay, tỉnh lộ 941 nối quốc Tri Tôn với quốc lộ 91 tại Châu Thành đang được sửa chữa và làm mới là điều kiện thuận lợi để các phương tiện vận chuyển lưu thông trên tuyến đường này Ngoài ra, các tuyến đường QL N1 (nối QL91 tại Tịnh Biên qua Tri Tôn đến QL80 tại Hà Tiên); Tỉnh lộ 943 (nối Tri Tôn qua Thoại Sơn đến QL91 tại TP.Long Xuyên); tỉnh
lộ 948 (nối Tri Tôn qua Tịnh Biên đến QL91); tỉnh lộ 955B (nối Tri Tôn - Ba Chúc - đến
QL N1) cũng đã được nâng cấp để đảm bảo việc liên kết các điểm du lịch trọng điểm trong vùng Bảy Núi Các tuyến đường trên đều cho phép các xe khách từ 6 chỗ đến 46 chỗ lưu thông, ngoài ra còn có hệ thống xe buýt di chuyển đến từng điểm du lịch Trong tương lai, để đa dạng hóa phương tiện vận chuyển nhằm tạo cảm giác mới lạ cho du khách thì các nhà đầu tư nên thiết lập đội xe bò, xe ngựa phục vụ chuyên chở du khách trong phạm vi một huyện, đi từ phum này đến phum khác để trực tiếp thưởng thức các giá trị văn hóa của cộng đồng
Đối với dịch vụ lưu trú và ăn uống, cần xây dựng thêm nhiều nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn để phục vụ khách du lịch Hiện nay, các dịch vụ ăn uống và lưu trú chỉ phát triển mạnh quanh khu vực núi Sam- Châu Đốc, khu vực Tịnh Biên, Tri Tôn thì còn hạn
Trang 10chế về số lượng và chất lượng Do đó, cần thúc đẩy việc xây dựng nhà hàng, khách sạn
để đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch khi tham gia du lịch trong vùng Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa gắn với cộng đồng, để du khách có sự thâm nhập vào đời sống của cộng đồng để có thể hiểu rõ các giá trị văn hóa thì nên đầu tư cơ sở vật chất cho người dân để làm dịch vụ homestay Qua việc cùng chuẩn bị và tham gia lễ hội, du khách sẽ có thêm những trải nghiệm thú vị trong chuyến du lịch Các cơ sở ăn uống chú trọng vào đa dạng các món ăn đặc sản vùng Bảy Núi như bánh bò thốt nốt, nước thốt nốt, bánh canh Vĩnh Trung, mắm prahok, các món ăn chế biến từ bò… để giới thiệu đến du khách thưởng thức Các dịch vụ lưu trú và ăn uống đều phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhân viên có sự am hiểu về kiến thức văn hóa dân tộc để giải thích cho du khách các giá trị văn hóa của dân tộc
Nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, nên bố trí thùng rác tại khu ăn uống, hệ thống cấp thoát nước cũng phải được đầu tư xây dựng Cần kết hợp mọi biện pháp và phối hợp các ban, ngành quản lý để giữ gìn cảnh quan môi trường sạch sẽ trước và sau lễ hội nhằm tạo ấn tượng tốt cho du khách Nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường vì phần lớn người Khơme hiện nay vẫn còn giữ tập quán nuôi bò trong nhà và
sử dụng nước giếng thay cho nước máy Vấn đề đảm bảo môi trường cho cộng đồng và phục vụ du lịch phải được thực hiện thường xuyên và có sự kiểm tra, nhắc nhở để đảm bảo yêu cầu phát triển du lịch bền vững
Lễ hội là nơi tập trung nhiều người tham dự nên cần phải đặt vấn đề trật tự, an ninh
và an toàn tại khu vực diễn ra lễ hội lên hàng đầu Khi khách tham dự hội Đua bò tình trạng chen lấn xảy ra dễ gây ảnh hưởng đến các đôi bò thi đấu làm cho bò chạy tạt vào khán giả, cũng có thể gây nguy hiểm đến tín mạng người tham dự Các tệ nạn móc túi, giật đồ, nên được kiểm tra nghiêm ngặt bởi lực lượng an ninh như công an, dân phòng địa phương Cần phải có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp cá độ, cờ bạc để răn đe các đối tượng lợi dụng lễ hội để trục lợi riêng Bên cạnh các lực lượng an ninh thì Ban tổ chức lễ hội cũng nên tuyên truyền cảnh báo qua các hình thức như loa phát thanh, biển