Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
174,25 KB
Nội dung
289 CULTURAL BEHAVIOR IN THE NORTHERN VIETNAMESE PAGODA UNDER THE PERSPECTIVE OF SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT Sustainable tourism development is an appropriate orientation in current context but in the process do not avoid difficult without appropriate approach as well as the effect solutions. This article stands in the cultural perspective to help managers and tour guides to use when working in the space industry has not written to conform to habits and customs and adapts just in Buddhist ideology that's the spirit of conservation to develop, development that preserve. ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG CHÙA VIỆT BẮC BỘ DƯỚI GÓC NHÌN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Triệu Thế Việt 1 Phát triển du lịch bền vững là một định hướng phù hợp trong bối cảnh hiện nay nhưng trong lộ trình thực hiện, không tránh khỏi những khó khăn nếu như không có phương pháp tiếp cận phù hợp cũng như những giải pháp hữu hiệu. Bài viết này đứng ở góc nhìn ứng xử văn hóa nhằm giúp các nhà quản lý và hướng dẫn viên (HDV) du lịch ứng xử đúng khi tác nghiệp trong không gian chùa Việt sao cho vừa phù hợp với thuần phong mỹ tục vừa đúng với tư tưởng Phật đạo. Đó cũng chính là tinh thần bảo tồn để phát triển, phát triển mà gìn giữ. 1. Tinh thần ứng xử hài hòa với thiên nhiên khi xây dựng chùa Việt: Khi xây dựng chùa, người Việt luôn chọn hướng đất, hình sông, thế núi để sao cho kiến trúc hòa hợp với thiên nhiên. Có nhiều cách chọn đất xây chùa nhưng tựu chung đều theo phương pháp xác định phía trước, sau, phải trái theo một số cách thức sau. 1 TS, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 290 Mặt Tiền (phía trước): Phía trước có vị trí quan trọng trong khoa Kham dư, nó thể hiện cốt cách của một ngôi chùa, vị trí ấy gọi là minh đường, xét về ngôn ngữ thì minh đường có nghĩa là trong sáng, bằng phẳng và rộng. Bên trái (bên Tả): Bên trái có núi cao, cây cối hùng vĩ khoa Kham dư gọi là cách Thanh long cao vạn trượng, nếu Tả Thanh long lại nằm phía Tây bắc thì cây cối cao lớn hay núi cao bao bọc chính là phên dậu che gió Bắc cho chùa về mùa Đông, che nắng hướng Tây về mùa Hạ. Nếu Tả Thanh long là cây to hay núi dễ sạt lở mà ở về hướng Đông Nam thì bất lợi cho chùa (che gió Đông Nam, gây oi bức, gặp gió bão dễ đổ vào chùa). Bên phải (bên Hữu): Bên phải có gò thấp, gò vuông vức là con mộc, gò nhọn hai đầu là con kim, gò có hình dạng méo mó, tán loạn là con hỏa. Gò Bạch hổ càng thấp càng tốt. Tả Thanh long và Hữu Bạch hổ có vai trò trợ uy cho chùa nên khoa Kham dư rất chú trọng nên quy định chặt chẽ rằng: Tả Thanh long cao vạn trượng Hữu Bạch hổ không được ngẩng đầu. Mặt sau (Hậu án): Khoa Kham dư gọi là hậu án, hậu án cao, bền nên chùa thường dựa vào địa hình bền vững như sườn núi, gò cao hay chân đê cốt để cao hơn phía trước, cao dầy thì gọi là hậu án bền, đằng sau có cây to trùm lên là thế Hậu án bảocái (cái lọng) Như vậy, bốn mặt trước, sau, phải, trái đều được khoa Kham dư xem xét khá cụ thể, nhưng với địa hình Bắc Bộ với sông ngòi, ao hồ, đầm lầy, núi non dày đặc nhưng với tư duy hòa với thiên nhiên, biến những yếu tố bất lợi trong quy hoạch mặt bằng xây chùa thành những yếu tố có lợi trong phong thủy của chùa, tạo ra những quần thể Danh Lam thắng cảnh (Danh lam: Ngôi Già lam/ chùa nối tiếng, Thắng cảnh: trong quần thể phong cảnh đẹp không có nơi đâu sánh bằng, Danh lam Thắng cảnh: Ngôi chùa nổi tiếng trong quần thể phong cảnh đẹp không có nơi đâu sánh bằng) như quần thể Chùa – Hang – Núi – Suối (chùa Hương Tích, Mỹ Đức, Hà Nội), Chùa Núi – Hồ - Hang (chùa Thầy, Sài Sơn, Hà Nội), Chùa – Núi (chùa Phật Tích, Bắc Ninh. Chùa Yên Tử, Quảng Ninh, chùa Long Đọi, Nam Hà), Chùa – Đồi (chùa Trăm Gian, Hà Nội), Chùa – Hang (Chùa Trầm, Hà Nội) hay những ngôi 291 chùa do sức người tạo ra địa thế phong phú như chùa cao trên núi, chùa Hạ dưới làng, hoặc chùa Tháp tạo ra môi trường sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn cho ngôi chùa Việt với từng địa thế khá nhau. Không gian chùa Việt dù ở quy mô nào cũng luôn là một tổng thể công trình kiến trúc hòa hợp với thiên nhiên như một phần của tự nhiên, cảnh vật của các quần thể danh lam thắng cảnh của người Việt phải chăng là một phương tiện dẫn dắt chúng sinh hồn nhiên nhập Đạo? 2. Mặt bằng chùa Việt (mô hình phổ biến) và một số ý nghĩa được giải mã theo Phật học: - Tam quan là kiến trúc cổng có ba cửa, nằm phía trước cổng chùa, bao gồm Trung quan ở giữa, bên trái là Không quan (cửa Không), bên phải là Giả quan (cửa Sắc). Theo Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh: Không và Sắc là quan hệ hai chiều, chúng không phải là hai mà là nhất thể: Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Đức Phật nói rằng: Vạn vật đều do Sắc biến tế tướng (thực chất là Hạt cơ bản), do duyên mà tụ lại thành các vật chất khác nhau. Hạt Sắc biến tế tướng (Hạt cơ bản) được hiểu là Không Thế giới có hình sắc là thế giới vật chất được hiểu là Sắc Tư tưởng này phù hợp với thuyết Hạt cơ bản, nó mang tính duy vật. Sự biến đổi qua lại giữa Không –Sắc cho ta nhận thấy tính biện chứng trong bản thể luận Phật giáo và thuyết Bảo toàn năng lượng (Vật chất không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác). Tam quan chùa đôi khi được thay thế bằng một gác chuông (chùa Quán Sứ; chùa Trăm Gian; chùa Bắc Lãm, Hà Nội; chùa Bút Tháp, Bắc Ninh ) hoặc đơn giản chỉ là bốn cột trụ với một cổng vòm (chùa Tây Phương, Hà Nội); hoặc một cổng nhỏ (chùa Trấn Quốc, Hà Nội). Cũng có khi lại có cả bốn cột trụ, cả Tam quan tạo thành hai lần cổng (chùa Láng, Hà Nội; chùa Keo, Thái Bình). - Hồ sen: Trong ứng xử môi trường, dù bất kỳ kiến trúc nào thì người Việt cũng sử dụng nước và đưa công trình nước vào giải quyết vi khí hậu, khi thì bể cảnh non bộ, bể nước lộ thiên nằm xen kẽ các thành phần kiến trúc (chùa Tây Phương, Hà Nội). Trong chùa, hồ nước luôn xuất hiện trước sân chùa, nó đẩy khuôn viên chùa vào sâu 292 hơn trong không gian tâm linh, hồ sen có vị trí chuyển tiếp giữa không gian thế tục và không gian Phật giáo, công năng của nó có thể là trồng sen cúng Phật. Có khi là nguồn nước sinh hoạt, nhưng nhìn theo tín ngưỡng dân gian thì hồ nước ở đây được coi là cửa ngõ của cõi Thuỷ phủ, thể hiện sự mong cầu hồng ân của Phật pháp thấm nhuần xuống cõi thuỷ cung hay mong sự giao dịch với thủy cung để cầu mưa thuận gió hòa. Hồ sen có hình tròn để nói lên tính trạm viên, tròn đầy của Phật pháp. - Bảo tháp (S: Stupa): Tiếp đến, ở sân trước hay bên chính điện có bảo tháp xây bằng đá hoặc bằng gạch – một bộ phận quan trọng trong kiến trúc Phật giáo. Tháp có nguồn gốc từ kiến trúc toà phù đồ của Phật giáo Ấn Độ được sử dụng thành biểu tượng của Đức Phật, bảo tháp là công trình trung tâm của ngôi chùa. Những toà bảo tháp được dựng lên không chỉ để làm kỷ niệm (Hiến chương tháp) và còn lưu giữ xá lợi hoặc các di vật bình bát, nơi lưu di cốt của các vị Tổ (Thiên Trù, chùa Hương Tích, Hà Nội), chư Tăng Ni viên tịch thường xây ngoài vườn (chùa Bổ Đà, Bắc Giang), tháp đá thờ Tổ (chùa Bút Tháp, Bắc Ninh) hoặc tháp chuông bằng gỗ gắn với kiến trúc chùa (Chùa Keo, Thái Bình) nếu là tháp Phật thì ở vị trí thuận tiện cho việc hành lễ, chạy đàn nhiễu quanh tháp. Tháp thường vươn theo chiều cao, không phát triển chiều ngang, rộng nơi chân bệ, chiều cao chia làm nhiều tầng theo số lẻ có những vành mái ngắn nhô ra để nhấn rõ từng tầng của chiều cao, trên cùng là một tán lọng hoặc búp sen - Mặt bằng chùa: Đây là một đặc điểm cần nói đến vì nó phản ánh phong cách nghệ thuật từng thời kỳ lịch sử mà có mặt bằng khác nhau, thêm nữa nó còn nói nên tầm vóc của ngôi chùa. Phần lớn các ngôi chùa có hình thức “nội Công ngoại Quốc” (国 国国 国) hoặc các hình thức khác như: + Chữ “Đinh” (丁 丁丁 丁): Bên ngoài rộng 5 gian, 7 gian (chùa Tức Mạc, Nam Định). + Chữ “Công” (工 工工 工): Hay nội Công ngoại Quốc (trong chữ Công, ngoài là chữ Điền, điển hình là chùa Dâu – Bắc Ninh). Cũng có chùa "nội Đinh ngoại Quốc" (chùa Láng, Hà Nội). 293 + Chữ “Nhị” (二 二二 二), chữ “Tam” (三 三三 三) (chùa Tây Phương; chùa Kim Liên, Hà Nội) bao gồm một tổng thể nhiều công trình đơn lẻ, có hành lang bao quanh hoặc tường vây quây kín. Nếu bố cục ngôi chùa theo kiểu “nội Công ngoại Quốc” là hình thức phổ biến hơn cả thì nhìn chung chùa bao gồm một điện thờ hình chữ “Công” (工 工工 工), một dãy hành lang bao quanh ba mặt và một sân rộng. Khu trung tâm là điện thờ Phật của chùa, thông thường bao gồm ba/ nhiều nếp nhà nằm kế tiếp nhau (chùa Bút Tháp, chùa Dâu, Bắc Ninh; chùa Mía, Hà Nội). Các gian thờ Phật chiếm vị trí trung tâm ngôi chùa gồm ba phần chính: + Thiêu hương: Gian nhà ngoài, Hai bên có thờ các cụm tượng Đức Ông, Thánh tăng, hai pho Hộ pháp. Gian này chủ yếu là nơi giảng kinh, tụng kinh của tín đồ và dân chúng sắp lễ dâng hương lễ cầu Phật. + Thượng điện: Gian này là chính điện nơi chứa Phật điện, tên chữ là Đại hùng bảo điện hay dân gian còn gọi là Tam Bảo có nhiều tượng Phật đặt trên các bệ xây từ thấp tới cao, tượng trưng cho sự tu hành và đắc đạo của đức Phật đồng thời biểu hiện các triết lý của đạo Phật. Ngoài khu trung tâm nói trên, kiến trúc chùa còn có thể có một dãy hành lang, ở trong cùng thường là nơi đặt bàn thờ và tượng các vị La Hán, Lịch đại Tổ sư hoặc phối hợp cùng hành lang hai bên làm nơi nghỉ cho khách thập phương. + Hậu đường : Gian sau thường thờ Tổ, Thánh, Mẫu và ký Hậu. Kết thúc quy hoạch khu chùa là một dãy nhà tăng cư, nhà trù (nhà bếp) là nơi sinh hoạt của chúng Tăng, ni và Phật tử. Hai bên có các gian nhà vừa làm nơi tiếp khách, dọc hành lang thường thờ Tổ kế đăng (chùa Mía, Hà Nội), hay thờ Thập điện Diêm vương (chùa Trăm Gian, Hà Nội). Với các phân tích trên đây, HDV khi tiếp cận đối tượng tham quan cần quan sát nhanh để có thể giới thiệu cho du khách tổng thể ngoại quan của chùa và giải thích ý nghĩa của các thành phần liên quan đến kiến trúc chùa như hồ sen, tam quan, bảo tháp, có thể so sánh với ngoại quan của một số ngôi chùa lân cận hoặc một số ngôi 294 chùa nổi tiếng khác. Tiếp đó, HDV cần xác định mặt bằng của ngôi chùa được bố trí theo hình thức nào dựa trên tài liệu đã chuẩn bị trước hoặc các bản đồ hướng dẫn tại điểm tham quan. 3. Một số ý nghĩa của tượng Phật giáo và bài trí tượng trong chùa hiện nay - Ban Đức Ông: Ngài Tu đạt Cấp Cô Độc thường được ở bên trái Đại hùng bảo điện (theo hướng nhìn ra), tượng có trang phục võ quan. Truyện rằng: Khi Đức Thích Ca Mâu Ni tại thế, ban đầu chưa có nơi giảng đạo cho Tăng đoàn và thập phương. Đức Ông là một vị trưởng giả, mua vườn của thái tử Kỳ Đà cho Đức Thích Ca Mâu Ni làm nơi tu tập và thuyết pháp. Thái tử Kỳ Đà yêu cầu ngài về lấy vàng ròng đúc gạch để lát vườn, gạch vàng lát đến đâu đó là đất Phật. Kết quả là xây nên vườn Cấp Cô độc, là nơi Đức Thích Ca giảng đạo và Tăng đoàn tu tập. Chùa Thầy (Hà Nội) có hai tượng người ngồi ở ban Đức Ông, phải chăng đó chính là thái tử Kỳ Đà và Cấp Cô độc? - Ban Thánh hiền: A nan Thánh tăng (S: Ananda, dịch nghĩa là Hoan hỉ) thường được thờ ở bên phải, Thánh hiền là cách gọi dân gian, vừa là anh họ của thái tử Tất Đạt Đa, vừa là đệ tử của Đức Thích Ca Mâu Ni , sau này là Đệ nhị Tổ kế đăng. Ngài được tán thán là đệ nhất Đa văn Thánh giáo (Người nghe nhiều lời dạy Đạo của Đức Thích Ca Mâu Ni nhất trong tăng đoàn). Sau khi Đức Thách Ca nhập diệt, Thánh tăng là người có công kết tập kinh điển của Phật giáo. Cụm tượng Thánh tăng thường có Diệm Nhiên (Quỷ đói mặt cháy) và Lực sĩ thị giả. - Đại Hùng bảo điện (Phật điện) ở chính giữa ngôi chùa, là vị trí trung tâm. Các tượng trên Đại Hùng bảo điện khá nhiều chia các lớp tượng như sau: + Lớp thứ nhất: Trên cùng là tượng Tam thế gồm 3 pho, bên trái là Hiện tại thế, bên phải là Vị lai thế, ở giữa là Quá khứ thế – Hiện tại chỉ là một khoảng giả định, một khoảnh khắc cực ngắn mà kẻ khôn ngoan phải thụ hưởng khoảnh khắc ấy – an nhiên trong từng khoảnh khắc thấy an lạc. Tên đầy đủ là Tam thế tam thiên Phật (ba nghìn vị Phật thời quá khứ hiện tại tương lai). Trong đó, Thiên (ngàn) là con số phiếm chỉ không đếm được. + Lớp thứ 2: Bộ Di đà tam tôn (Di đà ở giữa, Đại lực Đại thế chí Bồ tát bên phải, Đại bi Quan thế âm Bồ tát bên trái) bộ này còn gọi là Tây phương/ Hoa nghiêm tam Thánh, trong đó: Phật A di đà thể hiện tính bát đại, tuyên ngôn của đạo Phật là từ 295 tâm và trí tuệ; Quan thế âm Bồ tát: Đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả: (Bốn tính thuộc từ tâm); Đại thế chí Bồ tát: Đại hùng, đại lực, đại trí, đại dũng: (Bốn tính thuộc trí tuệ). A di đà là vị Phật ở Tây phương cực lạc, có chức năng tiếp dẫn linh hồn nhưng vì ít xuống trần gian nên phải nhờ tới hai vị bồ tát của mình. + Lớp thứ 3: Bộ tượng Thích ca Liên hoa ở giữa, Ca Diếp bên trái, Ananđà bên Phải – một Phật và hai thị giả. + Lớp thứ 4: Tượng Tuyết Sơn (chùa Thầy, chùa Trăm gian, chùa Mía, ) được đưa lên thờ với ý nghĩa đạo Phật không tán đồng đường lối tu khổ hạnh. + Lớp thứ 5: Bộ tượng Di Lặc, bên trái là Đại hạnh Phổ hiền Bồ tát (đức hạnh), bên phải là Văn thù sư lợi Bồ tát (trí tuệ). Di Lặc là người đã đoạn tuyệt được lục dục thất tình, là vị Phật của tương lai đại hoà thượng, cầm túi to, người lùn thấp, có 13 đứa bé trong đó có 6 đứa tượng trưng cho lục dục (lục căn – lục trần – lục dục) 2 , 7 đứa bé tượng trưng thất tình. + Lớp thứ 6: Toà Cửu Long ở giữa, bên trái là Đế Thiên (Indra – Ngọc hoàng: vua của cõi trời sắc giới: Cõi có hình tướng) và bên phải là Đế Thích (Brama: vua của cõi trời dục giới: Cõi không còn hình tướng nhưng vẫn còn dục vọng, ham muốn). Toà Cửu Long được xây dựng theo tích Thích Ca sơ sinh – một trong bốn tích quan trọng trong đời Phật (đản sinh, xuất gia, thành đạo và viên tịch). Phía trước là tượng Nam Tào (Mũ đỏ, quần áo đỏ, mặt đỏ), tượng Bắc đẩu (Mũ đen, quần áo đen, mặt đen): yếu tố dân gian – hai ông phụ trách sổ sinh sổ tử và thêm hai bên toà đại điện là Thập điện diêm vương cai quản 10 cửa điện xét xử tội lỗi của linh hồn con người sau khi mất. Quan âm Nam Hải hay Quan âm toạ sơn (Thị Kính), phải chăng là sự phóng chiếu của Mẫu Thuỷ và Mẫu Thoải từ văn hoá Việt. Người Việt đến với Bồ tát không chỉ là đến với Phật giáo mà là đến với tình mẹ che chở và yêu thương? Quan âm (quán âm) ThiênThủ thiên Nhãn: Theo kinh Vô ngại Đại bi Thiên thủ thiên nhãn Đà la ni Đức Quán âm hóa hiện thành ngàn tay ngàn mắt (ngàn là con số 2 Tương truyền Phật Di Lặc là Phật quá khứ, một trong bảy vị cổ Phật thời quá khứ gọi Thiền na Thất Phật:Tỳ Bà Thi Phật, Thi Khí Phật, Xa Phù Phật, Cù Lưu Tôn Phật, Ca Diếp Phật, Di lặc Tôn Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật (Kinh Dược Sư). Nhưng Di lặc tôn Phật sẽ xuất thế trong thời vị lai, hứa hẹn một thời kỳ thái bình cho nhân gian nên có câu:: Di Lặc xuất thế, thiên hạ thái bình. 296 phiếm chỉ) để thực hiện hạnh nguyện cứu khổ cứu nạn của mình. Theo tích truyện dân gian thì kiếp Ngài là nàng chúa Ba tên là Diệu Thiện con vua Trang Vương, Ngài sang tu hành và đặc đạo ở chùa Hương (Hà Nội) Quan âm Thiên thủ thiên nhãn là một khát vọng mong cầu cứu vớt của con dân Đại Việt trong những cơn muối mặn gừng cay của cõi thế vốn như bọt bóng Các tượng Thần khác: Thổ địa (canh giữ cửa chùa, nơi đại điện, Đại Hùng bảo điện), Giám trai (kiểm tra sự thanh tịnh của lễ Phật), các tượng Tổ, tượng Kim đồng, Ngọc nữ có chùa có, có chùa không. - Mô hình bài trí tượng phổ biến trên Phật điện ở các chùa Bắc Bộ hiện nay như sau: DI LẶC TAM TÔN Pháp Hoa Lâm Bồ tát Phật Di Lặc Đại Diệu Tường Bồ tát Giám trai Thổ địa TUYẾT SƠN A Nan Đà, Thích Ca, Ca Diếp Thập điện Diêm vương DI ĐÀ TAM TÔN Đại thế chí Bồ tát Phật A Di Đà Quan thế âm Bồ tát Bên phải Quan Thế âm thiên thủ thiên nhãn Bên trái Quan Thế âm toạ sơn TAM THẾ TAM THIÊN PHẬT Đài Cửu long Thích Ca sơ sinh Hộ pháp Kim Cương Đế Thích Phạm Thiên Bắc Đẩu Nam Tào Cụm tượng Đức ông Cụm tượng Thánh Tăng Thập điện Diêm vương Ngọc Hoàng Hộ pháp Kim Cương 297 HDV đưa khách vào tham quan chùa, sau khi khách hành lễ xong có thể giới thiệu từng pho tượng, thái độ cung kính, tư thế nghiêng người và tay chỉ ngược ra ngoài hoặc chìa cả bàn tay về phía tượng. Cách gọi tên tượng theo thuật ngữ sau: Thánh tượng Ngài Kết thúc phần giới thiệu về tượng xong cho khách đi lễ, xuống nhà Mẫu, Tổ, đi vãn cảnh chùa. HDV cần ngoại giao với Ban Quản lí, Sư trụ trì để lấy thêm thông tin về sự tích liên quan đến chùa, các vị danh sư của chùa, phong tục vùng đó, liên hệ ăn chay, thỉnh sư tụng kinh cầu an cho cả đoàn, hoặc giới thiệu pháp khí hay giới luật trong chùa. 4. Những pháp khí, Phật cụ thường sử dụng trong chùa Việt Cờ Phật: Lá cờ chữ nhật, ghép các mảnh khác màu: nói lên sự hoà hợp của nhiều cá thể, nhiều dân tộc, vẫn cùng nhau trong đạo pháp của Phật giáo. Phải chăng, thường có 10 mảnh tượng trưng cho Thập phương chúng sinh, với 5 màu cho đại địa, đại thuỷ, đại hỏa, đại phong và tính Không? Chuông: Có hai loại chuông là chuông treo và chuông gõ. Chuông treo: Hình ống, có quai treo thường được trang trí bằng hình rồng uốn mình, chia làm bốn múi, cách nhau một vành đai, có núm gõ, trên thân chuông thường khắc các bài văn có nội dung liên quan đến bản chùa, hoặc kinh Phật gọi là bài Minh chung. Chuông gõ: Miệng chuông ngửa lên trên, đến chuông là vành khăn vải, thường đặt cạnh mõ gỗ, để trước Phật điện dành cho việc trì tụng kinh của các nhà tu hành và khách thập phương. Mõ: Nhiều kích cỡ, bằng gỗ, khoét rỗng lòng, dùng để gõ khi tụng kinh với hai loại tròn và hình cá. Mộc: Là miếng gỗ dùng đánh hiệu lệnh của chùa. Có Mộc bản là một ván gỗ và mộc cá là mộc hình con cá thường treo hiên chùa để gõ báo các thời cho chư Tăng ni làm việc theo lịch. Khánh: thường dùng khi rước đồ linh thiêng hay thỉnh khi các vị Thượng sư đi lên Phật điện hành lễ hay lên bảo toà thuyết pháp. 298 Ngoài ra còn nhiều pháp khí khác nữa như: Linh chử, Kim cương chử, trống, kèn, các vị tăng trong Mật tông thường dùng khi hành lễ. HDV có thể giải thích ý nghĩa của các pháp khí này để cung cấp các thông tin hữu ích cho du khách. Việc gõ các pháp khí theo quy định khá chặt chẽ vì chuông mõ hay mộc là tai mắt của chư Tăng nên HDV cần hướng dẫn du khách không tùy tiện gõ pháp khí, điều này được coi như hành vi bất kính. Trang phục: Đối với hàng Sa di mặc áo hoại sắc (mầu nâu, màu khói hương) với ý nghĩa đệ tử mặc áo này thân đồng với cái bụi, tâm không theo vẻ đẹp bề ngoài, diệt kiêu ngạo trong lòng (diệt trừ ngã mạn), gội tâm mà tu Phật. Đối với hàng Tỳ kheo vì đã được thọ giới cụ túc (đầy đủ các giới) nên mặc áo Tăng già lê vàng (áo cà sa). Màu vàng là màu chết, áo tăng già lê màu vàng tượng trưng cho sự tuyệt diệt của thân tứ đại, người mặc áo này coi những nhu cầu phàm tục của thân đã hết để tâm an ổn thường HDV cần lưu ý du khách không nên mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần soóc, váy ngắn vào trong chùa, trang phục này được hiểu là sự xúc phạm đến Tam bảo. 5. Trình tự HDV tác nghiệp khi vào chùa: Ngôi chùa Việt không những là một kiến trúc tôn giáo biểu hiện cho Phật giáo, tín ngưỡng Việt (thờ Mẫu, thờ thần) mà còn mang trong mình biết bao trầm tích của nghệ thuật cùng các giá trị văn hoá của người Việt. Do đó, trong quá trình hướng dẫn du khách quan sát và tham gia vào các nghi lễ thờ cúng tại chùa cần lưu ý một số vấn đề sau đây: + Với ý nghĩa đã trình bày ở trên của Tam quan nên khi đi qua Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và khi ra cũng theo cửa này. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều chùa đóng và mở cửa không theo trình tự trên, HDV cần giải thích để khách hiểu ý nghĩa sâu xa của triết lý Sắc – Không này. + Gặp sư trụ trì: Chùa do sư trụ trì cai quản, có sư chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa theo lệ: [...]... gian trong Ph t pháp V i khuôn kh bài tham lu n, chúng tôi không trình bày th v các u có lu t nhân o giáo không có trong s c u kh n các v th n h trì c a nhà Ph t: Nam Tào, B c mu n r ng các chùa u, Th p i n Diêm B cb y , nhưng mong phát tri n du l ch b n v ng, trư c h t c n ph i có s nghiên c u khá c i tư ng có cách ti p c n di s n m t cách phù h p nh t Tài li u tham kh o: 1 Tr n Lâm Bi n (2003), Chùa. .. ng s tham lam, thi u tôn kính v i các ng siêu nhiên – Trình t l trong chùa: Bư c 1: Th p hương t i có th gây t n h i t bên ngoài, h n ch th p hương bên trong chùa n các hi n v t c như tư ng Ph t, pháp khí, Bư c 2: L t i Ban vào l Ph t ( nh c ông: t l l c cúng, ch p tay hình búp sen, xin phép c Ông là ngư i ki m soát tâm th c a k n l chùa, chúng sinh n v i Ph t) 299 Bư c 3: Ph t i n: t l t i chính... tri n du l ch b n v ng, trư c h t c n ph i có s nghiên c u khá c i tư ng có cách ti p c n di s n m t cách phù h p nh t Tài li u tham kh o: 1 Tr n Lâm Bi n (2003), Chùa Vi t, Nxb Văn hóa thông tin, Hà N i 2 Hà Văn T n (2001), Chùa Vi t Nam, Nxb M thu t, Hà N i 3 www.khonggianphatgiao.com 300 ... trà, qu , th c L Ph t ch c n l c cúng, không dâng ti n vàng, m n, mã, Ti n t trong chùa có nghĩa là ti n chi phí d u èn, hương hoa l Ph t, tu b di tích và nuôi chúng Tăng V vi c t ti n, cũng c n bàn ôi chút, HDV hư ng cho khách không ti n lên ban th , ĩa l mà b vào hòm công quá nhi u hòm công c t ban chính Hi n nay nhi u chùa c do ngư i dân trư c khi l t i ban nào cũng rút ti n b lên N u b ti n lên... V c u cúng: Nhà chùa ch cúng nh ng nghi l Ph t giáo như Ph t n, Vu lan, Mông sơn thí th c, Ngoài ra có m t s l cúng rư c vong lên chùa nh m tho mãn i s ng tâm linh cho ngư i dân Hi n nay, vi c cúng sao gi i h n cũng không ph i giáo lý c a Ph t giáo Ph t giáo cho r ng, m i s qu nên không có vi c gi i h n T c l này nh hư ng t Ph t giáo Tín ngư ng dân gian phóng chi u vào o Ph t, n p trong bóng nhà Ph... , nh p t ki n sư Tiên v n tr trì h u l Tam b o (Vào nhà h i ch , n chùa g p sư Trư c thăm tr trì, sau l Tam b o) Tuy nhiên, vào d p l h i, l tr ng (như r m, mùng m t) khó có th g p sư tr trì nên có th b qua nghi th c này – Cách xưng hô: V i nhà sư thì xưng là A di à Ph t, b ch Th y, và xưng mình là Con Xưng hô như v y có nghĩa là nhìn th y chư Tăng mà tư ng nh th y Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như . VĂN HÓA TRONG CHÙA VIỆT BẮC BỘ DƯỚI GÓC NHÌN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Triệu Thế Việt 1 Phát triển du lịch bền vững là một định hướng phù hợp trong bối cảnh hiện nay nhưng trong lộ. pháp hữu hiệu. Bài viết này ứng ở góc nhìn ứng xử văn hóa nhằm giúp các nhà quản lý và hướng dẫn viên (HDV) du lịch ứng xử đúng khi tác nghiệp trong không gian chùa Việt sao cho vừa phù hợp với. chính là tinh thần bảo tồn để phát triển, phát triển mà gìn giữ. 1. Tinh thần ứng xử hài hòa với thiên nhiên khi xây dựng chùa Việt: Khi xây dựng chùa, người Việt luôn chọn hướng đất, hình