1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số biện pháp nhằm hạn chế các lỗi thường gặp trong bài văn của học sinh THPT

22 233 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 249 KB

Nội dung

Dù dưới cấp II THCS, các em được học khá kĩ phần Tiếng Việt, Làm vănnhưng khi viết văn các em vẫn mắc khá nhiều lỗi như: sai chính tả, dùng từ khôngđúng chuẩn Tiếng Việt, viết câu không

Trang 1

1 “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo” (Nguyễn Tuân) Văn học là một

môn nghệ thuật, là môn học vắn với cái đẹp Học văn là học cách khám phá cái đẹpcủa tự nhiên, của xã hội và cuộc sống con người, cái đẹp của sự sáng tạo nên ngườiđọc, người học không chỉ dùng lí trí để hiểu mà còn phải “cảm” được vẻ đẹp ấybằng cả sự rung động của tâm hồn Muốn hiểu và cảm được cái hay cái đẹp củamột tác phẩm văn học thì học sinh phải yêu thích, say mê Trong quá trình đọc, tiếpnhận, học sinh còn phải biết khám phá, phát hiện và sáng tạo Để minh chứng chohoạt động “đọc - hiểu” của mình thì học sinh phải thể hiện bằng bài làm văn cụ thể.Đây cũng chính là hành trình tiếp nhận – khám phá – chân hiểu và thực hành củahọc sinh khi học một tác phẩm văn học ở trường THPT

2 Trong trường THPT, các bài làm văn của học sinh rất trọng Bài văn khôngchỉ đáng giá học sinh về mặt điểm số mà còn khẳng định việc học sinh đã hiểu, đãnắm được nội dung bài học ở mức độ nào, cách thức làm bài đảm bảo bố cục, lốihành văn của một bài văn nghị luận ra sao, để từ đó giáo viên có phương pháp dạy,

có biện pháp rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh một cách phù hợp Tuy nhiên,hiện nay trong trường THPT chất lượng học tập môn Văn chưa cao, điểm đánh giá

ở các bài làm văn của học sinh còn rất thấp (chủ yếu là điểm trung bình, yếu, điểmkhá và đặc biệt là điểm giỏi rất khan hiếm) Một mặt do Ngữ văn là môn học khóchiến lĩnh, lượng kiến thức quá tải, môn học không thuộc “mốt” trong xu hướng lựachọn khối thi và nghề nghiệp bây giờ của học sinh cũng như sự định hướng của cácbậc phụ huynh và nhu cầu của xã hội Mặt khác, có em cũng thích văn, yêu vănnhưng không phải em nào cũng dễ dàng tiếp thu, rung cảm trước thế giới hìnhtượng của văn học để sống với những giá trị Chân - Thiện - Mỹ mà nó mang lại.Học sinh có năng khiếu học văn không nhiều Từ đó dẫn đến chất lượng của việchọc văn và bài làm văn của học sinh không được như mong muốn

3 Dù dưới cấp II (THCS), các em được học khá kĩ phần Tiếng Việt, Làm vănnhưng khi viết văn các em vẫn mắc khá nhiều lỗi như: sai chính tả, dùng từ khôngđúng chuẩn Tiếng Việt, viết câu không đúng ngữ pháp, chép sai dẫn chứng, diễnđạt lủng củng, chưa biết xây dựng đoạn văn Tình trạng này tiếp tục tái diễn trong

Trang 2

bài làm văn khi các em đã lên cấp III (THPT) Vì vậy, việc nâng cao chất lượng bàilàm văn cho học sinh THPT là rất cần thiết.

4 Việc chỉ ra các lỗi và chữa lỗi trong bài làm văn của học sinh THPT không

phải là một vấn đề mới mẻ nhưng là một hoạt động thường xuyên, “không thể

thiếu” của giáo viên trong quá trình dạy học, kiểm tra, chấm và trả bài Tưởng là

vấn đề “biết rồi khổ lắm nói mãi” nhưng bản chất lại luôn là “bình cũ rượu mới”.

Một bài văn hay trước hết chữ viết phải đúng chuẩn Tiếng Việt, phải sạch đẹp; bốcục phải đầy đủ, rõ ràng; hành văn phải mạch lạc, trong sáng; nội dung phải đúng,phải có sự “đào sâu”, sáng tạo Trong khi chấm bài, giáo viên không chỉ chữa cáclỗi trong bài viết định kỳ (theo quy định trong PPCT) mà đối với những giáo viêntâm huyết còn chữa các lỗi trong bài kiểm tra 15 phút, sửa lỗi về phát âm, dùng từ của học sinh khi kiểm tra miệng, khi học sinh phát biểu ý kiến hay đọc một đoạnvăn bản Do chương trình giảng dạy và học tập còn nặng về kiến thức, thời gian trảbài cho học sinh rất ít (một học kì chỉ có 3- 4 tiết), giáo viên chưa có nhiều thờigian để chữa các lỗi trong bài văn của học sinh, cùng lắm chỉ nêu được những lỗichính tả thường gặp như: lỗi viết hoa, viết tắt, câu sai ngữ pháp Vì thế trong cácbài làm văn tại lớp, ở nhà, thi học kì, học sinh còn mắc khá nhiều kiểu lỗi: lỗi dùng

từ, viết câu, hành văn, bố cục cho nên việc tìm, chữa các lỗi và ghi lời phê trong

bài làm văn của học sinh còn mất rất nhiều thời gian nhưng lại là việc làm “then

chốt” của hoạt động kiểm tra, đánh giá.

Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng bài làm văn, rèn luyện kĩ năng dùng

từ, kĩ năng viết câu, xây dựng đoạn và viết bài văn hoàn chỉnh, đổi mới việc kiểmtra đánh giá học sinh ? Qua thực tế dạy học, chấm bài, phân tích, sửa chữa nhữngcâu văn, đoạn văn, bài văn của học sinh có chứa nhiều lỗi, tôi đã phần nào khắc

phục trên bằng cách áp dụng “Một số biện pháp nhằm hạn chế các lỗi thường

gặp trong bài làm văn của học sinh” Trong đề tài này, người viết xin được nêu

lên “các lỗi thường gặp” trong bài làm văn của học sinh, tìm ra “nguyên nhân và

một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi” mà học sinh hay mắc phải khi thực hành viết

Từ đó giúp học sinh khắc phục các lỗi khi làm bài, trau dồi vốn từ, rèn luyện kĩnăng làm văn, nâng cao chất lượng bài viết và khả năng thực hành

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

- Các bài kiểm tra, bài thi, bài làm văn của học sinh ở trường THPT

Trang 3

- Các lỗi thường gặp trong bài viết văn của học sinh.

- Rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

- Phương pháp tìm hiểu, thống kê, tổng hợp

- Phương pháp phân tích, xử lý và thực nghiệm

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

chỉ rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết

quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách qua Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là hoạt động nhằm xác định kết quả mà học sinh thu nhận được qua quá trình giảng dạy của thầy, là khâu then chốt góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường THPT” Đây là định hướng cơ bản, thiết thực

đối với ngành giáo dục và hoạt động dạy học, trong đó có bộ môn Ngữ văn Từnhều năm nay, phương pháp kiểm tra, đánh giá đã thể hiện rõ sự đổi mới, từ việcgiảng dạy, khâu ra đề, chấm thi đến đánh giá kết quả bài làm của học sinh

2 Văn chương vốn là khoa học, là nghệ thuật, là môn khoa học nhân văn “Văn

học là nhân học” (Gorki) Tuy có nặng về tính phức tạp của đối tượng nghiên cứu

nhưng nó vẫn đòi hỏi những chuẩn mực khoa học để đánh giá các hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh Việc đọc - hiểu văn bản là thao tác đầu tiên của hình

-thức tiếp nhận, cảm thụ và nghiên cứu tác phẩm văn học (TPVH)“Cơ sở và xuất

phát điểm của khoa học văn học là đối thoại với các văn bản văn học thông qua hoạt động đọc và hiểu chúng” Đây cũng là vấn đề được tác giả Trần Đình Sử quan

tâm, theo đuổi khá lâu Trong tạp chí Nhà văn, số 6-2002, GS cho rằng: “Về tác

phẩm văn học, nhất thiết phải có khái niệm TPVH xây dựng trên cơ sở khái niệm văn bản mà lí luận văn học hiện hành còn thiếu Ở đó văn bản chỉ được coi như cái

vỏ ngôn ngữ bên ngoài TPVH phải được cắt nghĩa theo lý thuyết tiếp nhận hiện đại” Như vậy, tư tưởng trên với văn bản là một luận điểm khoa học khá nhất quán

trong phương pháp dạy và học văn của GS Trần Đình Sử Để minh chứng cho hoạtđộng đọc - hiểu, chiếm lĩnh giá trị văn bản văn học của học sinh trong học tập

Trang 4

không có cơ sở nào vững chắc hơn, chính xác hơn chính là việc thực hành bằng bàilàm văn cụ thể cùng với điểm số mà học sinh đạt được

3 Ở chương trình Ngữ văn THPT, phân môn Tiếng việt cũng đã có các bài:

Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt (Lớp 10); Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng, Nghĩa của câu (lớp 11); Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt (lớp 12), các Phong cách ngôn ngữ hay các bài Rèn luyện kĩ năng

làm văn nghị luận: Luyện tập viết đoạn văn nghị luận, Lập dàn ý bài văn nghị luận,

Các thao tác lập luận, diễn đạt trong văn nghị luận Tuy nhiên với lượng thời

gian quy định theo PPCT thì vẫn rất khó để học sinh có thể nắm và khắc ghi đượcnhững kiến thức cơ bản để vận dụng trong quá trình thực hành viết bài làm văn

4 Một bài văn nghị luận đúng và hay phải đảm bảo những yêu cầu: xác địnhđúng vấn đề cần nghị luận, phải đảm bảo bố cục (3 phần), phải có các luận điểm rõràng, luận chứng chính xác, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, lời văn trong sáng và rấtcần một giọng điệu riêng

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1 Thuận lợi.

- Thuận lợi lớn nhất của biện pháp “hạn chế các lỗi thường gặp” trong bài

làm văn của học sinh là môn Ngữ văn trong trường THPT là một trong những môn

học chính, “mũi nhọn” của các bộ môn văn hóa, là một trong bộ ba (Toán, Văn,

Anh) bắt buộc trong kỳ thi THPTQG Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng dạy vàhọc luôn được sự quan tâm rộng rãi của các ban ngành, nhà trường, giáo viên, hocsinh và cả các bậc phụ huynh Sở GD&ĐT đã tổ chức các hội nghị chuyên đề: Đổimới cách ra đề, chấm thi (đổi mới kiểm tra, đánh giá), đổi mới nội dung sinh hoạtchuyên môn, đổi mới (linh hoạt hóa) các phương pháp dạy học tích cực

- Đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn ở trường THPT Triệu Sơn 5 nhiệt tìnhtrong giảng dạy, tâm huyết với nghề, trách nhiệm với học sinh, luôn học hỏi traudồi chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao chất lượng dạy học và đặc biệt lànâng cao chất lượng bài làm văn của học sinh Việc chấm, trả bài của giáo viên đã

trở thành “thước đo” tình yêu nghề và trách nhiệm với học sinh Bản thân học sinh

dù không yêu văn, thích văn nhưng cũng không thể lảng tránh môn học bắt buộcnày, ngược lại đã tự giác, chủ động đến với Văn và có ý thức rèn luyện kỹ nănglàm văn để khắc sâu kiến thức và nâng cao chất lượng bài viết của mình

- Việc phát hiện các lỗi thường gặp và khắc phục lỗi trong bài làm văn của họcsinh cũng là cách thức để phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực tìm tòi, sángtạo của học sinh trong việc cảm thụ TPVH, phát hiện, bồi dưỡng những học sinh cónăng khiếu; nhắc nhở những học sinh lười đọc, học văn; uốn nắn, rèn luyện chữviết cho những học sinh viết xấu, hay mắc các lỗi về hành văn

2 Khó khăn.

Trang 5

- Hiện nay tình trạng học sinh viết sai chính tả, sai ngữ pháp đang lên đến mứcbáo động Thực trạng này không chỉ xảy ra ở học sinh các cấp TH, THCS, THPT

mà ngay cả sinh viên bậc Trung cấp, CĐ, ĐH Có những sinh viên học xong ĐH,

CĐ rồi nhưng vẫn không biết khi nào thì viết l hay n, s hay x, r hay d, ch hay tr nên mỗi khi viết hoặc đánh máy văn bản thường nhầm lẫn một cách trầm trọng Cónhững cử nhân không biết được lúc nào thì dùng “điểm yếu”, lúc nào thì dùng “yếuđiểm”

- Phần lớn học sinh bây giờ lười học, lười đọc sách, thiếu ý thức rèn luyện, traudồi vốn từ nên kiến thức và khả năng vận dụng ngôn ngữ của các em còn kém Hơnnữa, môn Văn là một một học rất khó chiếm lĩnh Để làm được một bài văn không

dễ dàng, các em phải đọc, tìm hiểu, suy nghĩ, phát hiện, cảm thụ thì mới có thể ápdụng được vào bài làm của mình Đã vậy, để làm được một đề văn phải hết cả tiếngđồng hồ, thậm chí vài tiếng Học sinh không đủ kiến thức, lòng kiên nhẫn, niềmđam mê thì khó có thể hoàn thành tốt một bài làm văn nên không ít học sinh khikiểm tra đã ỷ lại vào sách hướng dẫn, sách học tốt, các tài liệu tham khảo mà chép

y nguyên đáp án, lời giải vào bài kiểm tra nên không phát huy được tính tích cực,sáng tao của mình Vì vậy dẫn đến tình trạng khi viết một bài làm văn thì mắc rấtnhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa

Còn có những giáo viên khi chấm bài thì chưa dành thời gian để chỉ ra các lỗi sai

và trực tiếp sửa các lỗi trong bài viết cho học sinh, lúc chấm bài chỉ phê rất chungchung như: bài viết sơ sài, câu văn lủng củng, chữ viết còn sai chính tả, nên khihọc sinh xem bài kiểm tra của mình không thể biết mình mắc những lỗi nào cụ thể.Bên cạnh đó nhiều thầy cô dạy các bộ môn tự nhiên lại không bao giờ quan tâm sửalỗi chính tả, ngữ pháp cho hoc sinh vì cho rằng đây là trách nhiệm của giáo viêndạy bộ môn Văn

- Một thực tế nữa khiến cho giáo viên phải trăn trở, ái ngại, phụ huynh không

khỏi lo lắng đó là tình trạng học sinh đắm chìm trong “thế giới ảo”, mải miết lướt

west, chơi game, xem phim mà quên đi việc học tập để rồi khi viết văn đã mang cảnhững nhân vật, cảnh phim ảnh nước ngoài, những câu chuyện đọc trên báo chíhoặc “sáng tạo” bằng cách nói sai sư thật về bản thân Phần lớn các em đắm chìmtrên facebook với niềm vui checkin, nhắn tin, chát, và tự “sáng tạo” ra bao nhiêudạng ngôn ngữ riêng mà theo các em là rất sành điệu, là phong cách, cá tính và rồikhi làm bài các em đã bê tất cả những hệ thống ngôn ngữ “thời @” ấy vào trong vàiviết của mình mà không biết rằng chính sự “sáng tạo” này đã làm cho ngôn ngữViệt bị “biến dạng, bóp méo”

- Riêng ở trường THPT Triệu Sơn 5 tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả, dùng

từ sai, viết không đúng ngữ pháp, diễn ra rất nhiều Do học sinh đều là con emnông thôn, trong quá trình giao tiếp sử dụng nhiều phương ngữ (từ ngữ địa phương)nên khi viết văn thì thói quen dùng từ địa phương đã được các em đưa vào trongbài làm của mình (dưa=dư, nước=nác, đổi=đủn, .), và việc biến “văn viết” thành

“văn nói” không thể trách khỏi Đa số học sinh khi tuyển vào lớp 10 chỉ đạt học lực

Trang 6

trung bình, yếu, lượng khá, giỏi rất hạn chế, ít ỏi Vì vậy, các em mắc rất nhiều lỗitrong quá trình viết văn.

Từ những thực trạng trên, qua đề tài này tôi xin được chỉ ra các lỗi và đưa ra một

số biện pháp nhằm hạn chế lỗi trong bài làm văn của học sinh THPT, hy vọng sẽgóp phần làm phong phú, đang dạng phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh mộtcách tích cực mà những năm qua ngành giáo dục đang từng bước triển khai và thựchiệnc có hiệu quả trong dạy và học

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP

TRONG BÀI LÀM VĂN CỦAHỌC SINH THPT.

Rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh là việc làm thường xuyên của giáoviên trong quá trình dạy học và hướng dẫn học sinh thực hành viết bài văn cụ thể.Tuy nhiên, không phải vì vậy mà khi làm bài học sinh không mắc các lỗi Văn học

là nghệ thuật ngôn từ, vì vậy từ ngữ phải trau chuốt, phong phú, gọt giũa, lời vănphải trong sáng, đòi hỏi học sinh phải cùng một lúc rèn luyện nhiều kĩ năng: viếtchữ, dùng từ, viết câu, dựng đoạn Thực tế cho thấy, học sinh vẫn thường mắc cáclỗi sau:

1 Các lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh.

1.1 Lỗi viết sai chính tả.

1.1.1 Lỗi viết hoa.

Là một trong các loại lỗi chính tả xuất hiện nhiều nhất trong bài làm văn của học

sinh Lỗi viết hoa bao gồm viết hoa sai quy định chính tả và viết hoa tùy tiện

- Viết hoa sai quy định chính tả.

Là viết hoa không đúng quy định chính tả về viết hoa: Không viết hoa chữ cái

mở đầu bài viết, mở đầu đoạn văn, sau dấu chấm (.), sau dấu chấm than (!), chấmhỏi (?), hay vi phạm các quy định về viết hoa các tên riêng (chỉ người, chỉ vật), tênđịa danh,

Ví dụ 1: Nam cao, Thạch lam, Vũ trọng phụng, chí phèo, chị dậu, Vợ Nhặt, Theo quy định chính tả (quy tắc chính tả), học sinh phải viết: Nam Cao, ThạchLam, Vũ Trọng Phụng, Chí Phèo, chị Dậu, Vợ nhặt, thậm chí có những học sinhtên mình viết hoa còn tên tác giả hay nhân vật chính của tác phẩm văn học thì lạiviết thường

Ví dụ 2: Bài thơ “việt bắc” được tố hữu viết vào tháng 10 năm 1954 (hs lớp 12) Trong ví dụ trên, học sinh không viết hoa các danh từ riêng, tên địa danh, têntác giả Chữa lại các lỗi chính tả trong câu văn trên là: Bài thơ “Việt Bắc” được TốHữu viết vào thánh 10 năm 1954

- Viết hoa tùy tiện.

Trang 7

Là tự do viết hoa theo thói quen, theo sở thích mà không ý thức được

sai phạm trầm trọng của việc tùy tiện viết hoa Có những học sinh lại viết hoa tùytiện các danh từ chung chỉ hoa lá, cây cỏ, động vật: Tùng, Cúc, Trúc, Mai, Đào,Liễu sánh cùng rau muống, mồng tơi

Các từ chỉ loài cây tùng, cúc, trúc, mai, đào, liễu được viết hoa tùy tiện dễ làmcho người đọc hiểu nhầm là những tên người Để khắc phục kiểu lỗi này, học sinhcần nắm vững cách viết hoa các danh từ trong Tiếng Việt, tên riêng của người Việtphải viết rời từng âm tiết, không dùng dấu gạch nối và viết hoa tất cả các chữ cáiđầu mỗi âm tiết

Có những học sinh có sở thích “tự buông thả” những từ mà mình thích viết hoa:H,T,X

Ví dụ: Tố Hữu là Nhà Thơ lớn của nền văn học Việt Nam, Hoàn cảnh Xã Hội,Khuynh Hướng Hiện thực, Hợp tác xã Hội

1.1.2 Lỗi viết tắt.

Đây là dạng lỗi phổ biến trong những năm gần đây, đặc biệt là từ những nămđầu thập kỷ 20 của thế kỷ XXI Viết tắt một phần là do thói quen viết ở vở ghi củamình, do sự phát triển của mạng xã hội Internet, học sinh nhắn tin, chát trênfacebook, để kiệm thời gian, dung lượng từ ngữ học sinh viết tắt và dùng kí hiệu rấtnhiều (không=k,ko; gì=j; vợ=vk; chồng =ck; muốn=mún; em=m ) từ đó hìnhthành thói quen và từng bước theo vào cả bài làm văn của học sinh mà khó có thểsửa đổi

Lỗi viết tắt gồm:

- Viết sai quy định chính tả Chẳng hạn các em dùng mẫu chữ thường, dùng

dấu chấm hay dấu gạch chéo, gạch ngang để viết tắt các chữ cái

Ví dụ: đ/c, T.P, h đ, X.H.C.N, V/B, H - C - M, Theo quy định chính tả phải viết

ĐC, TP, HĐ, XHCN, VB, HCM

- Viết tắt tùy tiện Là dùng kí hiệu viết tắt mang tính chất cá nhân vào bài làm

văn Đây là các kí hiệu bằng chữ viết Việt Nam hoặc chữ nước ngoài được chế biếnlại Lẽ ra chỉ dùng khi ghi chép trong vở, sổ tay, sổ tích lũy (vì chỉ bản thân mìnhhiểu và dịch được) nhưng học sinh lại đưa cả vào bài làm văn chính thức của mình,

do đó trở thành những lỗi chính tả, viết sai chính tả nghiêm trọng

Ví dụ: xh, lm, j, h, of, on, want, in, you,…

Lỗi này không chỉ sai chính tả mà còn làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt,lạm dụng viết tắt, lạm dụng chữ nước ngoài (có thể gọi là lai căng, sính ngoại) Vìvậy, nếu giáo viên không kịp thời phát hiện, sửa lỗi và yêu cầu học sinh khắc phụcthì vô hình dung bài kiểm tra văn biến thành bài viết các loại mẫu chữ viết tắt, mấthết ý nghĩa của chuẩn Tiếng Việt trong chữ viết

1.2 Lỗi do phát âm của địa phương.

Lỗi này thường gặp nhất ở học sinh các trường địa phương, nông thôn, vùngsâu, vùng xa…vì phát âm không đúng chuẩn Tiếng Việt dẫn đến viết sai chính tả

Trang 8

Đây là lỗi chính tả âm vị - là hiện tượng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ thể

hiện khi viết, là hiện tượng chữ viết ghi sai từ Dựa vào cấu trúc âm tiết của TiếngViệt, có thể chia lỗi chính tả âm vị thành hai kiểu lỗi: lỗi chính tả âm vị siêu đoạntính và lỗi chính tả âm vị đoạn tính

Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính (Lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã)

Là loại âm vị không được định vị trên tuyến thời gian khi phát âm mà được thể

hiện lồng vào các âm vị đoạn tính Trong âm tiết Tiếng Việt, thanh điệu là âm vịsiêu đoạn tính

Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính là hiện tượng chữ viết ghi sai thanh điệu của

âm tiết Tiếng Việt có tất cả 6 thanh điệu, được ghi bằng 5 dấu thanh: sắc (/), hỏi(?), ngã (~), nặng (.), uyền (-) và thanh không dấu (ngang) Hiện tượng ghi saithanh điệu chỉ xảy ra ở thanh hỏi và thanh ngã: gổ (gỗ), lẽ phải (lẻ phải), sữa chửa(sửa chữa), củng (cũng), xả hội (xã hội), Do đặc trưng phát âm của địa phương,vùng miền nên đây là lỗi rất khó sửa trong phát âm nhưng vẫn khắc phục đượctrong chữ viết Lỗi này gần như học sinh nào (vùng nông thôn) cũng mắc phải,ngay tên học sinh, tên đề bài học sinh cũng viết sai

1.2.2 Lỗi chính tả âm vị đoạn tính Là các âm vị phân bố tiếp nối nhau trên

tuyến thời gian khi phát âm trong âm tiết Tiếng Việt:

- Sai phụ âm đầu: Lẫn lộn các chữ cái hay các tổ hợp chữ cái ghi phụ âm đầu.

Ví dụ 1: tr/ch: chong tác phẩm, trân thành, chung thành, trà đạp, chủ chương,từng chải, chông đợi, xáo chộn

Ví dụ 2: s/x: sương máu, xum họp, hàm xúc, xúc vật, sống xót, xỉ nhục, bổ xung,xúc tích

Ví dụ 3: gi/d: thúc dục, dan dối, dành lại, để giành, che dấu, dòn dã, dỗ tổ, giáogiục, dải phóng, giữ dìn,

Ví dụ 4: l/n: nẫn nộn, nắc nư, nủng củng, no nắng, nuật nệ, lói lăng,

- Ghi sai âm đệm: Trong âm tiết Tiếng Việt, âm đệm /u/ phân bố sau phụ âm

đầu được ghi bằng hai chữ cái (u và o) tùy trường hợp Trong bài viết của học sinh,hiện tượng ghi sai âm đệm thường có biểu hiện thiếu chữ cái ghi âm đệm

Ví dụ: Lẩn quẩn, lạn đả, lanh quanh, lay hoay, lằng ngoằng, lắt chắt, ngó ngáy,ngọ ngậy

- Ghi sai âm chính: Trong bài viết của học sinh hiện tượng ghi sai âm chính

thường có hai biểu hiện cụ thể:

Thứ nhất là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi nguyên âm đơn như:

+ ă/â: câm phẫn, che lắp, trùng lập, tối tâm, xăm lăng, hâm hở, đầm thấm, e ắp,hắp tắp

+ o/ô/ơ: bốc lột, tận góc, chốp bu, chốp lây, hồi hợp, họp nhất, bộp tai

Thứ hai là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi nguyên âm đơn với các chữa cái ghi

nguyên âm đôi, nhất là giữa:

+ ê/i/iê: điều đặn, điu đứng, điểu cáng, kiềm kẹp, chiệu đựng, hiêu quạnh, tìm ẩn,thất thiểu

Trang 9

+ u/uô: tuổi thân, muổi lòng, đen đuổi, theo đui, xuôi khiến, xui tay

+ ư/ươ: chưởi mắng, cữi cổ, tức tửi, rác rưởi, sửi ấm

- Ghi sai âm cuối / bán âm cuối: Hiện tượng ghi sai âm cuối trong bài viết của

học sinh thường có hai biểu hiện chính:

Thứ nhất là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi phụ âm cuối, cụ thể là:

+ c/t: giặc quần áo, biền biệc, buộc miệng, chất phát, heo húc, lẩn lúc, mất mác,man mát, mua chuột, phó mặt, tấc bậc

+ n/ng: dun túng, hoan hỉ, lãng mạng, làm lụn, phản phất, rung sợ, tan hoang,…

Thứ hai là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi bán âm cuối, thụ thể là:

+ o/u: báo vật, cao có, lao lách, láo lỉnh, trao chuốt, mếu máo, trao dồi

+ i/y: ái nái, đai nghiến, đài đọa, lai động, mai mắn, mỉa may, phơi bài, sai mê,van lại

1.3 Lỗi diễn đạt.

1.3.1 Lỗi dùng từ

Từ ngữ Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng “phong ba bão táp không bằng

ngữ pháp Việt Nam”, trong một trường từ chỉ cảm xúc đã có rất nhiều từ ngữ: sung

sướng, hạnh phúc, hài lòng, mãn nguyện, vui vẻ, thích thú, Tuy nhiên, để lựachọn từ chính xác, phù hợp với phong cách ngôn ngữ, hoàn cảnh giao tiếp, ngữcảnh không phải là việc dễ dàng Với các em học sinh lại càng khó Do vốn từ hạnhẹp mà từ thì đa nghĩa, vì vậy trong quá trình viết văn, các em rất bí từ, nghĩ được

từ nào thì viết từ đó dẫn đến không phù hợp với văn cảnh, phong cách và thể loạinghị luận

- Lỗi dùng từ đầu tiên là dùng từ thiếu chuẩn xác:

Do chưa hiểu rõ nghĩa của từ, vốn từ vựng hạn hẹp, không chọn lựa được từdiễn đạt cho chính xác, phù hợp Chẳng hạn cùng một từ mang nghĩa “chết” ta cócác từ đồng nghĩa khác như: mất, qua đời, hi sinh, ra đi, quyên sinh, tử vong Nhưng nhiều học sinh không biết chọn từ phù hợp với văn cảnh, ngữ cảnh dẫn đếnkhi đọc những đoạn văn “vụng” về sử dụng từ đã làm giảm “thiện chí” của ngườichấm, ảnh hưởng đến kết quả bài thi

Ví dụ 1:

+ Triệu Đà dùng mỹ nhân kế cho con trai là Trọng Thủy sang ở rể lại Âu Lạc + Tố Hữu là một nhà văn lớn.

+ Tô Hoài là nhà thơ của thiếu nhi.

+ Khi ra pháp trường anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.

+ Anh ấy có một yếu điểm: không quyết đoán trong công việc.

Ví dụ 2: + Khi phân tích nhân vật “người vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của

Kim Lân có em viết: Thị như một con ma đói (hs 12)

+ Khi phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”

của Nguyễn Tuân, học sinh lớp11 có viết: Huấn Cao đã đồng hóa được viên quản

ngục

+ Nhà văn Nguyễn Trung Thành viết thành Nguyễn Thành Trung (hs 12).

Trang 10

Vì vậy muốn có một bài văn hay, trước tiên ta phải viết sao cho đúng chính tả,dùng từ phải đúng nghĩa Để khắc phục lỗi này, giáo viên có thể hướng dẫn họcsinh tham khảm cách dùng từ trong sách giáo khoa, từ điển Tiếng Việt và căn cứvào ngữ cảnh.

- Lỗi dùng từ thứ 2 là dùng từ khoa trương, sáo rỗng, lạm dụng từ Hán - Việt:

Do viết quá cầu kỳ, sáo rỗng, còn lạm dụng chữ Hán - Việt mà không hiểu rõnghĩa:

Ví dụ: Đối với chúng ta là một học sinh cũng như toàn dân trên dương gian này

thì Hồ Chí Minh là một con người vô cùng vĩ đại, luôn tồn tại bất diệt trong lòng mỗi người Người đã hy sinh, cống hiến cả cuộc đời vào cách mạng, ôm lấy mọi đau khổ gian nan của nhân dân để cứu đất nước thoát khỏi cảnh nô lệ Người đã sống “Nhất nhật tù thiên thu tại ngoại” suốt “mười bốn trăng tê tái gông cùm”.

Trong đoạn văn trên, ngoài việc sai về ngữ pháp, ngữ nghĩa, câu văn lủngcủng; về mặt dùng từ học sinh đã dùng từ khoa trương, lạm dụng từ Hán - Việt, lạm

câu nói cổ: toàn dân trên giương gian, vô cùng vĩ đại, tồn tại bất diệt, hy sinh cống

hiến, ôm lấy mọi đau khổ gian nan của nhân dân (Từ Hán - Việt, từ khoa trương).

Các từ này nên sửa lại là: nhân dân thế giới, vĩ đại, sống mãi, hiến dâng, chịu đụng

hy sinh gian khổ Mặt khác phải sửa lại câu, sắp xếp trật tự các câu, bỏ các từ ngữkhông cần thiết để xây dựng đoạn văn trên thành một đoạn văn hoàn chỉnh đúng

ngữ nghĩa: Đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, Hồ Chí Minh là một

người vĩ đại, luôn sống mãi trong tâm hồn mỗi người Người đã hiến dâng cả cuộc đời cho cách mạng, chịu đụng hy sinh gian khổ để cứu dân tộc ta thoát khỏi ách nô

lệ như người xưa đã nói “Nhất nhật tù thiên thu tại ngoại” Bác phải chịu đựng

“mười bốn trăng tê tái gông cùm” của nhà tù Quốc dân đảng tàn bạo.

- Lỗi thứ ba là thừa từ, lặp từ:

Ví dụ 1: Khi cảm nhận về bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, có học sinh viết:Nhà thơ Xuân Diệu là một nhà thơ lớn Xuân Diệu có nhiều bài thơ trong đó có bàithơ “Vội vàng”

Ví dụ 2: Lòng thương người, chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh đã đạt tớimức độ quên mình

Trong câu văn trên (ví dụ 2), học sinh đã dùng thừa từ, lặp về ý nghĩa: Lòngthương người là một khía cạnh của chủ nghĩa nhân đạo Từ “lòng nhân đạo” đã

thừa Vậy chỉ cần viết: Chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh đã đạt tới mức độ

quên mình.

Ví dụ 3: Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, ái quốc

Ái quốc là từ Hán - Việt, có nghĩa là yêu nước, học sinh đã dùng thừa từ

Với lỗi này, giáo viên cần lưu ý phân biệt các lỗi thừa từ, lặp từ với phép điệp(điệp âm, điệp từ, điệp cấu trúc) Nếu học sinh biết cách sử dụng điệp từ thì lại

nâng cao hiệu quả nội dung và nghệ thuật của câu văn, đoạn văn như: Vẫn đôi mắt

ấy, “đôi mắt mở to, bình thản, trong suốt” Đôi mắt nghiêm khắc khi hỏi giấy phép

Trang 11

của Tnú Đôi mắt nhìn kẻ thù bình thản lạ lùng Đôi mắt Dít ráo rảnh trong khi mọi người trong làng đều khóc vì cái chết của Mai (trích bài làm của học sinh).

1.3.2 Lỗi viết câu.

Câu văn có nghĩa là câu văn viết đúng ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng,trong sáng Nếu ngữ pháp sai thì nội dung ý nghĩa câu văn cũng không còn trọn vẹndẫn đến tối nghĩa, sáo rỗng, thậm chí khiến người đọc hiểu sai, hiểu lệch nội dung.Nhưng hiện tượng học sinh viết sai ngữ pháp, thiếu các thành phần chính, thiếu vếtrong câu, câu văn tối nghĩa, vô nghĩa rất nhiều Trong quá trình viết văn, học sinhchưa xác định được nội dung các ý cần triển khai, tẩy xóa nhiều trong bài thi, làmcho câu văn lủng củng thiếu rõ ràng, khoa học

Ngữ văn lớp 10 (Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt) nhưng vì các em chưa tập

trung vào việc rèn kỹ năng viết câu, viết văn nên sau tiết chữa bài tập trong sáchgiáo khoa nhiều học sinh vẫn còn mắc lỗi này

- Lẫn lộn giữa thành phần phụ chú là vị ngữ:

Ví dụ: Bác Hồ - vị lãnh tự kính yêu của dân tộc Việt Nam

Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ mù đất Đồng Nai

Hồ Xuân Hương, nhà thơ nữ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung đại.

Cả ba câu trên đều thiếu thành phần vị ngữ, vế sau chủ ngữ chỉ là phần phụ chúnhưng phần lớn học sinh lại cho là phần vị ngữ dẫn đến câu sai ngữ pháp

- Câu lan man dài dòng: Là câu không đúng về ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa.

Ví dụ: Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn viết truyện ngắn đặc sắc nhấtvới trình độ đỉnh cao nổi bật cho phong cách thơ Nguyễn Tuân tài hoa uyên bác Câu văn trên vừa sai về kiến thức (phong cách thơ Nguyễn Tuân), vừa lủng

củng, lan man không rõ nghĩa Cần sửa lại cho đúng là: Nguyễn Tuân là một trong

những nhà văn viết truyện ngắn đặc sắc với trình độ bậc thầy Nổi bật trong phong cách của ông là sự tài hoa, uyên bác.

1.4 Lỗi xây dựng đoạn văn.

Đoạn văn là một bộ phận của văn bản bao gồm một tập hợp câu liên kết chặtchẽ với nhan về nội dung và hình thức, thể hiện một tiểu chủ đề trong văn bản vàđược tách ra khỏi đoạn văn khác bằng dấu hiện chấm qua hàng Mỗi đoạn văn củamột văn bản có tính độc lập tương đối Nếu tách đoạn văn khỏi văn bản thì đoạnvăn có tư cách như một văn bản nhỏ, còn đoạn văn nằm trong văn bản thì từngđoạn văn vẫn luôn có sự liên kết với các đoạn văn khác Tuy nhiên khi xây dựngđoạn văn, học sinh đã không tập trung làm rõ câu chủ đề hay chuyển đoạn để thểhiện rõ sự liên kết nên vô hình chung đã mắc lỗi

Ngày đăng: 15/10/2017, 07:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w