1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

So sánh cái đẹp trong văn nguyễn tuân và thạch lam định hướng cảm thụ hai tác phẩm chữ người tử tù và hai đứa trẻ

21 2,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Từ thực tiễn giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi chúng tôi thấy tác phẩm củaThạch Lam và Nguyễn Tuân nói chung, cái đẹp trong văn của hai tác giả này nói riêngluôn thu hút sự quan tâm c

Trang 1

2.3 Giải quyết vấn đề - So sánh cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân và

Thạch Lam - Định hướng cảm thụ Chữ người tử tù của Nguyễn

Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam từ góc độ so sánh

5

2.3.1 Nguyễn Tuân - “người suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật” 5

2.3.2 Thạch Lam: người “ham vẻ đẹp có muôn hình muôn thể” 8

2.3.3 Đặc trưng Cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân và Thạch Lam 10

2.3.4. Định hướng cảm thụ Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chữ người

tử tù của Nguyễn Tuân từ góc độ so sánh. 11

Trang 2

1 MỞ ĐẦU

1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thạch Lam và Nguyễn Tuân là hai nhà văn lớn, có phong cách nghệ thuật hết sứcđộc đáo, và có nhiều đóng góp đặc trưng cho nền văn học hiện đại Việt Nam Hai nhà vănnày mặc dù có phong cách sáng tác khác nhau, nhưng giữa họ cũng có những điểmtương đồng thú vị Đặc biệt, họ đều được mệnh danh là nhà văn của cái đẹp

Sau bao lần thay đổi chương trình, sách giáo khoa, tác phẩm của Thạch Lam vàNguyễn Tuân vẫn được chọn đưa vào nhà trường Việt Nam, từ bậc THCS đến đại học vàsau đại học Đặc biệt, ở chương trình Ngữ văn THPT mà chúng tôi đang thực hiện, haitác giả này đều có tác phẩm được đưa vào giới hạn của mọi kỳ thi

Nói đến văn chương là nói đến cái đẹp Tìm đến cái đẹp là tìm đến cái đích của vănchương, tìm vào cái đẹp của Thạch Lam và Nguyễn Tuân (những người suốt đời đi tìm cáiđẹp) lại càng trở nên hết sức cần thiết

Từ thực tiễn giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi chúng tôi thấy tác phẩm củaThạch Lam và Nguyễn Tuân nói chung, cái đẹp trong văn của hai tác giả này nói riêngluôn thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhưng đây lại là vấn đề rất khó cho cả giáoviên và học sinh

Khảo sát hệ thống các công trình nghiên cứu về Thạch Lam và Nguyễn Tuânchúng tôi thấy chưa có công trình nào chỉ ra đặc trưng về cái đẹp trong tác phẩm của hainhà văn này trong mối quan hệ so sánh

Từ những lí do trên đây, kết hợp với nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn của bản

thân và niềm say mê hai tác giả nổi tiếng này, chúng tôi chọn đề tài Cái đẹp trong văn

Thạch Lam và Nguyễn Tuân dưới góc nhìn so sánh để nghiên cứu.

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Chọn đề tài này để nghiên cứu chúng tôi hướng đến mục đích: đưa ra một tài liệuđáng tin cậy, có cơ sở khoa học để giúp giáo viên và học sinh ở trường THPT tham khảokhi giảng dạy và học tập tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân Đề tài này đi vào khámphá cái đẹp – một phương diện nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam vàNguyễn Tuân Thực hiện đề tài này sẽ góp phần giúp bản thân và đồng nghiệp cũng như các

em học sinh khám phá tác phẩm của hai nhà văn này một cách đúng hướng Từ đó nhìnnhận, đánh giá đúng giá trị và những đóng góp của các nhà văn này

Để thực hiện đề tài này chúng tôi đặt ra một số nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, phải chỉ ra và chứng minh, lí giải được cái đẹp trên hành trình sáng tạo củaThạch Lam và Nguyễn Tuân

Thứ hai, so sánh để tìm ra những điểm đặc trưng của hai nhà văn này ở phương diệncái đẹp

Thứ ba, đưa ra hướng khai thác một số tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam và NguyễnTuân trong chương trình Ngữ văn THPT

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Về ngữ liệu, những khái quát trong đề tài xuất phát từ toàn bộ tác phẩm của Thạch

Trang 3

Lam và Nguyễn Tuân, trong đó chúng tôi đặc biệt chú trọng vào ba tác phẩm trong chương

trình Ngữ văn THPT (Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Chữ người tử tù và Người lái đò sông

Đà của Nguyễn Tuân).

Về nội dung, cái đẹp biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng, từ nội dung phản ánh đến hìnhthức nghệ thuật Đề tài của chúng tôi dù ít nhiều có nói đến hình thức nghệ thuật, nhưngchúng tôi chủ yếu tập trung vào cái đẹp với tư cách là một phương diện thuộc về nội dungphản ánh trong tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài này chúng tôi kết hợp vận dụng các phương pháp

nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa

2 NỘI DUNG

Trang 4

2.1 Cơ sở lí luận

Cái đẹp là điều kiện tiên quyết của nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng Việckhám phá cái đẹp trong tác phẩm văn học vì thế sẽ trở nên cần thiết Thạch Lam vàNguyễn Tuân lâu nay đã được giới nghiên cứu suy tôn là những Nhà văn của Cái đẹp Vìvậy, tìm hiểu cái đẹp trong tác phẩm của hai nhà văn này dưới góc nhìn so sánh để tìm rađặc trưng của mỗi nhà văn là hướng nghiên cứu tìm vào đúng bản chất của văn chương nóichung và bản sắc của hai nhà văn này nói riêng

Trước hết, cái đẹp là phạm trù trung tâm của mĩ học Trong lịch sử tư tưởng mĩ học,

phạm trù cái đẹp xuất hiện từ rất sớm Từ xa xưa, các nhà mĩ học duy tâm khách quan (tiêubiểu như Platon, Hegel) lí giải nguồn gốc của cái đẹp từ trong thế giới ý niệm, xem cái đẹp

là hồi quang của ý niệm siêu nhiên, thần thánh Ngược lại, các nhà mĩ học duy tâm chủ quanlại tuyệt đối hóa cái đẹp theo quan niệm chủ quan, tìm nguồn gốc của cái đẹp trong ý thứccủa chủ thể, trong cảm xúc cá nhân Nhà mĩ học Hume quả quyết rằng: “Cái đẹp không phải

là phẩm chất tồn tại trong bản thân sự vật, nó tồn tại chủ yếu trong tâm linh người quan sátnó” [10,53] Còn nhà triết học học người Đức Kant thì cho rằng: “Cái đẹp không ở trên đôi

má hồng của người thiếu nữ mà ở trong con mắt của kẻ si tình” [3,83] Đến thế kỷ XX, cácnhà mĩ học dân chủ cách mạng Nga đã kéo cái đẹp trở về với mảnh đất trần thế, họ cho rằng

ở đâu có cuộc sống là ở đó có cái đẹp Thừa nhận sự tồn tại khách quan của cái đẹp, nhànghiên cứu Tsernushevski đưa ra định nghĩa: “Cái đẹp là cuộc sống” [12,24] Kế thừa thành

tự của mĩ học trước đó, mĩ học Marx – Lenin lí giải rằng: “Bản chất của cái đẹp là sự thốngnhất biện chứng giữa hai yếu tố khách quan và chủ quan” [2,76] Trên cơ sở nghiên cứu lịch

sử mĩ học từ cổ đại đến hiện đại, các tác giả của cuốn sách Mĩ học đại cương đưa ra khái

niệm: “Cái đẹp là một phạm trù thẩm mĩ dùng để chỉ một phẩm chất thẩm mĩ của sự vật khi

nó phù hợp với quan niệm của con người về sự hoàn thiện và tính lí tưởng, có khả năng gợilên ở con người một thái độ thẩm mĩ tích cực do sự tác động qua lại giữa đối tượng và chủthể” [2,83]

Như vậy, nhìn vào lịch sử tư tưởng mĩ học chúng ta thấy rằng quan niệm cụ thể về cáiđẹp có thể khác nhau, thậm chí là đối lập nhau giữa các trường phái mĩ học, nhưng cái đẹpluôn được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, phổ biến nhất, và là điểm tựa trung tâm để conngười đánh giá đời sống về mặt thẩm mĩ; cái đẹp bao giờ cũng đứng ở vị trí trung tâm trongmối quan hệ thẩm mĩ giữa con người với hiện thực

Trong tác phẩm nghệ thuật, cái đẹp là yếu tố giữ vai trò then chốt Bàn về phương

diện này, nhà nghiên cứu Bielinski từng khẳng định: “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếuđược của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật Đó làmột định lí” [8,77] Cũng cần phải nói thêm rằng, nghệ thuật nói chung và văn học nóiriêng không phải là nơi độc quyền sản xuất ra cái đẹp, nhưng đó lại là nơi tập trung nhất,lãnh trách nhiệm nặng nề nhất trong việc tìm kiếm, sáng tạo và thỏa mãn nhu cầu về cái đẹpcho xã hội

Cái đẹp trong tác phẩm văn học được thể hiện hết sức phong phú, đa dạng Có thể là

cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của tư tưởng tình cảm, cái đẹp củahình thức nghệ thuật Xét riêng về nội dung phản ánh, văn học không chỉ phản ánh cái đẹpmột chiều Trong tác phẩm văn học, nhà văn có thể miêu tả cả cái xấu, cái ác, nhưng ngay cả

Trang 5

khi các nhà văn miêu tả cái ác cái xấu thì mục đích của họ cũng là hướng về cái đẹp Miêu tảcái ác cái xấu vì thế trở thành một phương thức để tác động, cải tạo con người và xã hội.Đúng như nhà văn Thạch Lam từng viết: “ văn chương là một thứ khí giới thanh cao vàđắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cholòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn” [4].

Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là tìm kiếm, nâng đỡ và sángtạo cái đẹp, thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp cho con người Bởi vậy mỗi nhà văn là một vị sứgiả của cái đẹp Hành trình sáng tác của họ là hành trình tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp,hướng con người và xã hội đến với cái đẹp Nhưng mỗi nhà văn lại có một hướng đi riêng,

một cách thể hiện riêng Ở đây chúng tôi chỉ tập trung bàn về cái đẹp với tư cách là một yếu

tố thuộc về nội dung phản ánh trong quan niệm và thực tiễn sáng tác của hai cây bút tiêu

biểu: Thạch lam và Nguyễn Tuân

2.2 Thực trạng của vấn đề - Cơ sở thực tiễn

Tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân đã có mặt trong chương trình Ngữ vănphổ thông hàng chục năm nay, thế nhưng thực tiễn dạy - học tác phẩm của hai nhà văn nàycho đến nay vẫn còn nhiều bất cập Qua thực tiễn dạy học của bản thân và các đồng nghiệp

từ nhiều cơ sở giáo dục chúng tôi thấy rất nhiều thầy cô giáo chưa có cái nhìn khái quát

về sự nghiệp văn học của Thạch Lam và Nguyễn Tuân Sự hiểu biết về hai nhà vănnày ở nhà trường chỉ mới đạt được chiều rộng mà chưa có bề sâu, chưa đi đúng vào bảnsắc riêng, đóng góp riêng của mỗi nhà văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân là những nhà văncủa cái đẹp, nhưng cái đẹp trong tác phẩm của họ có đặc điểm gì? Có giá trị thẩm mĩ rasao? Cái đẹp của nhà văn này khác cái đẹp của nhà văn kia chỗ nào thì ít ai lí giải được.Khi áp dụng hướng khai thác được trình bày trong đề tài này vào thực tế giảng dạy,đặc biệt là giảng dạy cho đối tượng học sinh giỏi, chúng tôi nhận thấy các em học sinh hếtsức thích thú và say mê đón nhận Kết quả cho thấy, ít nhất là các em không còn tâm lí “sợ

độ khó” khi tiếp cận hai nhà văn độc đáo này Hướng khai thác của đề tài này cũng đã đượccác đồng nghiệp giàu kinh nghiệm ghi nhận và đề nghị triển khai rộng rãi hơn cho mọi đốitượng học sinh

2.3 Giải quyết vấn đề - So sánh cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân và Thạch Lam – Định

hướng cảm thụ Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam từ

góc độ so sánh

2.3.1 Nguyễn Tuân - “người suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật”

“Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật” (Nguyễn Đình Thi,

Điếu văn truy điệu Nguyễn Tuân) Lời khẳng định của Nguyễn Đình Thi có thể được minh

chứng bằng chính hành trình sáng tạo của Nguyễn Tuân Trước Cách mạng tháng Tám,Nguyễn Tuân “muốn mỗi ngày có được cái say sưa như là men rượu tối tân hôn”, và ôngmải miết đi tìm cái đẹp để thỏa mãn nhu cầu ấy Nhưng ở xã hội Việt Nam thời bấy giờ cáiđẹp chân chính thật không dễ tìm chút nào, nói như nhà văn Nguyễn Đình Thi thì “Trongcuộc đời ông sống, cái đẹp và cái thật không bao giờ khớp được với nhau” Bất mãn với xãhội, không tìm thấy cái đẹp trong hiện tại, Nguyễn Tuân phải đi tìm cái đẹp trong quá khứ

một thời vang bóng Tập truyện Vang bóng một thời là sự khởi đầu cho hành trình đi tìm

cái đẹp của nhà văn Qua tập truyện này Nguyễn Tuân đã làm sống lại những phong tục

Trang 6

tập quán của dân tộc, những thú chơi tao nhã – những “thanh âm trong trẻo” trong một xãhội hỗn loạn xô bồ mà Nguyễn Tuân gọi là xã hội “ối a ba phèng” Chẳng hạn, ở truyện

Những chiếc ấm đất, ông cụ Sáu mê uống trà tầu, mà nước pha trà phải là thứ nước lấy ở cái

giếng tận trên chùa Đồi Mai “Danh và lợi, ông ta không màng Phá gần hết cơ nghiệp ôngcha để lại, ông ta thực đã coi cái phú quí nhãn tiền không bằng một ấm trà tầu” Kể cả khithất cơ lỡ vận, ông cụ Sáu vẫn “quen thói phong lưu, nhiều khi qua chơi ao sen nhà ai, gặpmùa hoa nở, cụ còn cố bứt lấy ít nhị đem ướp luôn vào gói trà giắt trong mình, nếu đấy là

trà mạn cũ” Truyện Chén trà trong sương sớm lại còn miêu tả tỉ mỉ hơn cái thú uống trà

của lớp người xưa cũ ấy Đối với gia đình cụ Ấm, việc uống trà còn gắn liền với việc bìnhvăn, ngâm thơ buổi sớm Cụ có thói quen uống trà từ lúc “trời còn tối đất” Cách uống tràcủa cụ Ấm trở thành một thứ lễ nghi Chưa bao giờ ông cụ dám cẩu thả trong cái “thú chơithanh đạm” này mà đã để vào đấy bao nhiêu công phu, bởi vì theo cụ “trong ấm trà phangon, người ta chịu nhận thấy một chút mùi thơ và một triết lí”

Truyện Hương cuội khiến người đọc thích thú, thán phục bởi một kiểu tiêu khiển

khác, vừa quen thuộc vừa độc đáo của cụ Kép: “Trong cái vườn cây nhỏ, trong đám cỏ câyxanh rờn, những buổi sớm tinh mơ và những buổi chiều tàn nắng, người ta thường thấymột ông già lông mày bạc, tóc bạc mặc áo lông trắng lom khom tỉa những lá úa vàng trongđám lá xanh” Cụ “nguyện đem cả quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự lũ hoathơm cỏ quý” Lòng yêu hoa của cụ Kép thật đặc biệt, “mỗi lần có người động mạnh vàogiò lan đen, cụ Kép lại suýt xoa như có người châm kim vào da thịt mình”

Nguyễn Tuân còn đặc biệt thích thú trước tục thả thơ, đánh thơ Trong Vang bóng

một thời, hai truyện ngắn Thả thơ và Đánh thơ đã tạo cho người đọc những “khoái cảm

thẩm mĩ đặc biệt” bởi vì nhà văn “đã dạy cho ta nghệ thuật sống để tận hưởng ý vị tinhtúy, sâu sắc của cuộc sống”

Vậy là, ở giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám, để thỏa mãn nhu cầu săn tìm cáiđẹp và phản kháng lại xã hội, Nguyễn Tuân đã tìm về với những phong tục văn hóa,những nét đẹp truyền thống của cha ông Ông viết về thú uống trà, về việc thả thơ, đánhthơ, chơi chữ,… với một giọng điệu say sưa và thái độ trân trọng, ngợi ca Nguyễn Tuânsay vẻ đẹp văn hóa cổ truyền như say men rượu tối tân hôn Điều đó cho thấy sự tài hoa,uyên bác và tấm lòng yêu nước thiết tha, sâu sắc và kín đáo của nhà văn

Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân bắt tay làm lành với xã hội Lúc này ôngkhông còn phải tìm về quá khứ với thái độ hoài cổ, tiếc nuối nữa, mà tìm cái đẹp ngaytrong cuộc sống hiện tại Ông nhận thấy “phong cảnh tự nhiên của ta thật là lớn đẹp, conngười mình cũng phải lớn đẹp theo lên với nó Núi sông lúc nào cũng nhắc nhở ta,… mỗingày trưởng thành lại đem thêm cái đẹp hình học, cái đẹp kỹ thuật, cái đẹp nhân tạo và hiệnđại vào giữa cái đẹp thiên tạo đủ cả núi dựng thành, sông uốn khúc” [9,189] Nếu trước đâyNguyễn Tuân xê dịch, phiêu lưu tìm cái đẹp trong tâm trạng của một người “thiếu quêhương”, thèm khát được làm chủ giang sơn đất nước, thì sau Cách mạng ông cũng xê dịch,nhưng là xê dịch đến các chiến dịch, đến các công trường, bến cảng, đến những vùng miền

xa xôi của thời kỳ đổi mới Nếu trước đây văn Nguyễn Tuân có giọng điệu giễu nhại, thìnay chỉ thấy đặc một giọng điệu ngợi ca Nào là “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”, nào là ông lái đòvới tay lái ra hoa như một nghệ sĩ trên mặt trận lao động, nào là con sông Đà cuộn mình

Trang 7

như mái tóc dài của người thiếu nữ đa tình,

Cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân gắn liền với chất tài hoa tài tử Dưới ngòi bút của

ông, cảnh vật và con người bao giờ cũng hiện lên ở với đầy đủ những vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ.Đặc điểm ấy trở thành một nét lớn, thể hiện thống nhất và xuyên suốt sự nghiệp sáng tác củaông Điều đáng nói là ở cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuânthường chú ý đến chất tài hoa tài tử khi miêu tả con người và cảnh vật Với Nguyễn Tuân,cái đẹp thường đi đôi, gắn bó với cái tài, với chất nghệ sĩ, điều này cũng thống nhất với nét

tài hoa, nghệ sĩ trong con người ông Trong Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân tỏ lòng mến

mộ, yêu quý những con người tài hoa mà thất thế hay những lãng tử giang hồ Ví dụ ở

truyện Đánh thơ, Nguyễn Tuân gọi đôi vợ chồng lãng tử bằng một cái tên trìu mến "Một

lứa đôi tài tử" Mỗi tuần trăng, cặp tài tử này ở một tỉnh và chưa bao giờ "nghĩ đến việc làmmột cái tổ ở một chỗ nhất định nào" Ngay đến cả cái chết chất lãng tử cũng được NguyễnTuân miêu tả hết sức đậm nét: "Đi qua Hoành Sơn quan thấy cảnh đẹp, lòng sinh tình, haiông mụ đã yêu nhau giữa một vùng trời nước bao la Trúng cơn gió độc, ông Phó Sứ đã

hóa ra ma chết sát ngay bên đường thiên lý" Trong truyện Ngôi mả cũ nhân vật Hồ Viễn

vốn là ông tướng oai phong lẫm liệt một thời, nay vì thất thế mà trở thành một ông thầy địa

lý nhưng vẫn giữ được nét tài hoa Con người này luôn mang một phong thái ung dung, nhànnhã đầy chất nghệ sĩ: "Những lúc việc quân thong thả, cụ mặc áo dài "sường sám", đội mũ

"sường chí" có những quả bông đỏ, cầm quạt, trông nhàn nhã và văn vẻ lắm" Đáng chú ýhơn là cụ Hồ Viễn có tài viết chữ rất đẹp: "Chữ thầy viết có gân cứng cỏi như lá thiếp, nét

sổ rất khỏe và rất thẳng" Trong Một cảnh thu muộn, ông Cử Hai là "người có hoa tay" lại

"thêm được chút tâm hồn lãng tử" nên "sống cuộc đời cũng như người ta chơi bời mà thôi”.Ông không chú tâm việc gì mà chỉ thích đi hội Đạp Thanh để làm thơ tức cảnh, lên núi hái

lá thuốc, ngắm trăng trên đỉnh Sài Sơn Đặc biệt, nói đến chất tài hoa tải tử, không thể không

nhắc đến Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù Con người tài hoa ấy có tài "viết chữ

rất nhanh và đẹp" nổi tiếng cả vùng tỉnh Sơn Bao nhiêu người trong đó có viên quản ngục

đã từng ao ước "có được chữ của ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời" Con người

ấy quả đúng là “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” Hãy nghe lời ông nói với viên quản ngục ta

sẽ thấy rõ điều này: "Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câuđối bao giờ Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba ngườibạn thân của ta thôi" Sang giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám, chất tài hoa tài tử vẫn là

một đặc điểm lớn trong sáng tác của Nguyễn Tuân Trong tùy bút Sông Đà, Nguyễn Tuân

miêu tả ông lái đò với tay lái ra hoa, vượt qua mọi cửa tử cửa sinh của dòng sông Đà hungbạo để trở thành người nghệ sĩ trên mặt trận lao động Dòng sông Đà dưới ngòi bút NguyễnTuân cũng thật lạ, đó là một nhân vật với hai nét tính cách hung bạo và trữ tình Đặc biệt, ôngmiêu tả: “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiệntrong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốtnương xuân”

Nhìn lại cuộc đời Nguyễn Tuân chúng ta có thể khẳng định: chất tài hoa tài tử trongcác nhân vật của Nguyễn Tuân chính là chất người của ông tỏa vào trong nhân vật, trở thànhmột điểm phong cách nghệ thuật thể hiện xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân.Cảm ơn đời đã sinh ra Nguyễn Tuân – một phong cách sống và một phong cách văn độc đáo,

Trang 8

góp phần thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp của người đọc, góp phần làm phong phúnền văn học nước nhà.

Nguyễn Tuân là môn đồ của thuyết Nghệ thuật vị nghệ thuật, cái đẹp trong tác phẩm của ông vì thế mang đậm tính duy mĩ Ông đặt nghệ thuật lên trên mọi thứ thiện ác ở đời, đề

cao cái đẹp một cách thuần túy, không vụ lợi Cái đẹp, văn chương cũng như nghệ thuật,theo ông, không có nội dung xã hội, giai cấp và thời đại Chính thái độ nâng niu, trân trọngcái đẹp và với cách nhìn nghiêng về nghệ thuật của ông đã tạo nên một Nguyễn Tuân “vịnghệ thuật” trong văn chương Ông từng phát biểu: “Văn chương trước hết phải là vănchương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật” Ở chỗ khác ông khẳng định: “Mĩ thuậtvốn không là bà con với luân lí của thời đại” [9,92] Quan niệm ấy thể hiện rõ nhất trongthực tiễn sáng tác của ông trước cách mạng: một thằng ăn cắp trở nên đẹp đẽ vô cùng khi

hắn cắt túi người ta rất gọn, rất nhanh (Chuyến xe tình), một ngón tài bẻ khóa vượt ngục cũng góp phần làm cho Huấn Cao nổi danh trong thiên hạ (Chữ người tử tù), một tên đao phủ “có tài chém đầu người chỉ một nhát mà đầu vẫn dính vào cổ bằng lần da gáy” (Chém

treo ngành), tài ném lưỡi mai chết người được miêu tả như một thứ nghệ thuật (Ném bút chì), hay tiếng đàn oan nghiệt ma quái cũng được nhà văn hết lời ca ngợi: “Người ta vừa

đàn vừa khóc và người ta đàn đến mức hộc máu ra mà gục chết dưới gốc nhạc khí” (Chùa

đàn) Có thể nói rằng, với Nguyễn Tuân, đã tài thì đều đáng khâm phục, không nhất thiết

phải xem cái tài đó có lợi hay không

2.3.2 Thạch Lam: người “ham vẻ đẹp có muôn hình muôn thể”

Thạch Lam quan niệm nhà văn là người đi tìm cái đẹp Trong tiểu luận Theo

dòng ông viết: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng

ở mọi vật tầm thường Công việc của nhà văn là phát biểu cái đẹp ở chính chổ màkhông ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp cuả sự vật, cho người khác một bài họctrông nhìn và thưởng thức (…) Với tôi sự đẹp có muôn hình vạn trạng, phong phú và đầy

đủ, có những giá trị khác xưa” [6]

Vậy là, Thạch Lam thừa nhận cái đẹp tồn tại trong hiện thực khách quan, biểu hiện

phong phú và đa dạng trong cuộc sống con người Cái đẹp man mác, len lỏi, tiềm tàng,

kín đáo và bị che lấp trong sự vật Bởi vậy, không phải ai cũng có thể nhận thấy mà chỉ

có những đôi mắt tinh tường, đủ sự nhạy cảm cần thiết mới có thể nhận ra Quan niệm của

Thạch Lam gợi chúng tôi nhớ đến câu nói của Hoàng Đức Lương trong bài tựa Trích Diễm

thi tập: “Đến như văn thơ thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon,

không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được”[13] Quan niệmtrên đây của Thạch Lam cũng cho thấy thiên chức cao quý của nhà văn là phát hiện cái đẹp

để “cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức”, để “làm cho lòng người đọcthêm trong sạch và phong phú hơn” Cái đẹp trong quan niệm của Thạch lam không phải làmột thứ trừu tượng, cái đẹp ấy dù kín đáo, dù bị khuất lấp trong cuộc sống, nhưng dướingòi bút của ông thì cái đẹp ấy là sự sống được cảm thấy, được “trông nhìn” và “thưởngthức”

Quan niệm của Thạch Lam đã trở thành máu thịt trong tác phẩm của ông Đến với

truyện ngắn của Thạch Lam trước hết người đọc được đắm mình trong vẻ đẹp trinh nguyên, dịu dàng, gần gũi của thiên nhiên Này đây “một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch

Trang 9

nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”, “phương tây đỏ rực như lửa cháy và

những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” (Hai đứa trẻ), và này đây “một cảm giác

mát lạnh bỗng trùm lên hai vai Tâm ngẩng đầu nhìn lên, chàng vừa đi vào dưới vòm lá tre

xanh trong ngõ” (Trở về); “chàng thấy mát hẳn cả người, trên con đường gạch Bát Tràng

rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió Một mùi látươi non phảng phất trong không khí (…) Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trongcăn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bực cửa (…), bóng tối

dịu và man mát loáng qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở ngoài trời vào” (Dưới bóng

hoàng lan); “… mùa đông đột nhiên đến, không báo trước Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất

khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lákhô lạo xạo Trời không u ám, toàn một màu trắng đục Những cây lan trông chậu, lá rung

động và hình như sắc lại vì rét” (Gió lạnh đầu mùa) Có thể nói, trong tác phẩm của Thạch

Lam, thiên nhiên với đủ màu sắc, hương vị, âm thanh,… tất cả đều dịu nhẹ, hài hòa,trở thành “dưỡng chất trần gian” giúp con người tĩnh tâm hơn Thiên nhiên với đặc điểm ấymột phần cũng góp phần thanh lọc tâm hồn, tình cảm con người

Vẻ đẹp con người trong văn Thạch Lam là vẻ đẹp của tâm hồn, tính cách, văn hoá Việt Nam Đó là vẻ đẹp đạt đến độ thuần khiết, tràn đầy hương thơm và ánh sáng của tâm

hồn con người khi trở về với mảnh vườn quê thân thuộc, trở về tắm trong không khí nồng

ấm thiết tha của tình quê hương (Dưới bóng Hoàng Lan); vẻ đẹp của người phụ nữ chịu

thương chịu khó, tần tảo, luôn hy sinh bản thân mình cho người khác (Mai trong truyện

Đói, mẹ Lê trong Nhà Mẹ Lê, Tâm trong Cô Hàng xén, chị Sen trong Đứa con, Dung trong

tiểu thuyết Ngày mới, ); vẻ đẹp của những mối tình đầu lãng mạn, trinh nguyên (Tình xưa,

Dưới bóng Hoàng Lan, Ngày mới…); vẻ đẹp của sự sám hối để hoàn thiện bản thân (Một cơn giận); vẻ đẹp kín đáo, tế nhị và trẻ trung của người phụ nữ (Cuốn sách bỏ quên) Thạch

Lam thường đặt nhân vật của mình vào hoàn cảnh oái ăm của xã hội rồi phát hiện, giữ lạicho con người những vẻ đẹp thuần phác để ngợi ca, để khẳng định Thật cảm động khi Liên

và Huệ (Tối ba mươi) là hai cô gái giang hồ sống trong vũng bùn dơ bẩn nhưng vẫn giữ

được nhất điểm lương tâm, tối ba mươi họ vẫn bày bàn thờ cúng tổ tiên và mơ tưởng đến

cuộc sống ấm cúng như mọi nhà Trong truyện Sợi tóc, Thạch Lam đã giữ lại vẻ đẹp lương thiện cho nhân vật Thành trước sự quyến rũ của đồng tiền Nhân vật Bà Cả (Đứa con) vốn

ác nghiệt, nhưng khi đứng trước đứa con của cô Sen - người hầu hạ mình, bà cũng ao ước

“giá đánh đổi tất cả của cải để lấy đứa con” Đó là vẻ đẹp lắng lại nơi đáy sâu tâm hồn củamột người đàn bà cay nghiệt và độc đoán Khai thác vẻ đẹp con người như vậy Thạch Lamhướng đến một mục đích là thanh lọc tâm hồn, tình cảm con người

Trong muôn vàn cái đẹp, Thạch Lam đặc biệt quan tâm khai thác vẻ đẹp tiềm ẩn

trong thế giới nội tâm phong phú của con người Đó là vẻ đẹp của tình thương yêu, sự cảm

thông chia sẻ giữa người với người Thật cảm động khi hai chị em Sơn và Lan (Gió lạnh

đầu mùa) lấy trộm áo của nhà để cho bạn khi trời rét Nhân vật Bình (Người bạn trẻ) thấy

lòng thắt lại khi bạn bị ốm Thanh (Một cơn giận) day dứt, đau khổ và hối hận vì hành vi của mình đã làm gia đình anh phu xe phải gian truân suốt đời Những đứa trẻ (Tiếng chim

kêu) thương cho những người lữ khách trên đường vắng giữa đêm khuya giá rét, ái ngại

cho những nhà nghèo Thạch Lam đặc biệt chú tâm khai thác vẻ đẹp của thế giới tinh

Trang 10

thần con người với đầy đủ những cung bậc tình cảm, những biến thái tinh vi, những cảmxúc cảm giác hết sức tế vi trong tâm hồn con người Người đọc chắc hẳn sẽ day dứt với

cảm giác “buồn man mác”, “mơ hồ không hiểu” của cô bé Liên trong truyện Hai đứa trẻ, hay “cảm giác vui mừng khi thấy cạnh bông lúa sắc xát vào da thịt” (Nhà mẹ Lê) Trong

một bài viết tác giả Nguyễn Việt Thắng từng nhận xét rất chí lí rằng: “Thạch Lam có khảnăng tái tạo những rung động tâm hồn con người nhiều khi chỉ khẽ như cánh bướm Cáikhả năng ấy chỉ có thể có ở một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm cao độ” [1,175]

Có thể nói, nếu chữ “đẹp” là cái gốc, là điểm xuất phát trong quan niệm nghệ thuậtcủa Thạch Lam về con người và cuộc sống, thì đọc văn Thạch Lam người đọc được tắmmình trong vẻ đẹp ở muôn hình vạn trạng, ở những chỗ mà không ai ngờ tới: vẻ đẹp của

thiên nhiên thơ mộng (Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng Hoàng Lan…), vẻ đẹp của con người mang đậm phong vị Việt Nam (Nhà mẹ Lê, Cô hàng xén…), vẻ đẹp của cuộc sống vốn luôn sinh thành (Đứa con đầu lòng), vẻ đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc (Hà

Nội băm sắu phố phường) Đặc biệt, văn Thạch Lam chinh phục lòng người bởi cái đẹp của

đời sống tâm hồn và phẩm chất con người (Gió lạnh đầu mùa, Một cơn giận, Tiếng chim

kêu, Sợi tóc, Ngày mới…) Quả đúng là trong văn Thạch Lam cái đẹp có muôn hình vạn

trạng như ông từng quan niệm

2.3.3 Đặc trưng Cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân và Thạch Lam

Nguyễn Tuân và Thạch Lam đều là nhà văn của cái đẹp, ở họ có những điểm tươngđồng, và cũng có không ít điểm đặc trưng, khác biệt Nhìn từ quan niệm về cái đẹp cho đếnthực tiễn sáng tác của hai nhà văn ta sẽ thấy rõ điều này

Trước hết, Nguyễn Tuân và Thạch Lam đều có ý thức chắt chiu và bảo tồn cái đẹp cógiá trị văn hóa của dân tộc Nhưng nếu Thạch Lam tìm về những thuần phong mĩ tục như lànền tảng đạo lí Việt Nam mà nhà văn nhận thấy ở ngay chính những con người bình thườngnhất, thì Nguyễn Tuân lại tìm về quá khứ để nâng niu, ca ngợi những thú chơi tao nhã củangười xưa Nguyễn Tuân nuối tiếc một thời vang bóng bằng cách làm sống lại những vẻđẹp cao quý như thưởng trà, chơi chữ, chơi hoa… Còn Thạch lam đứng ở vị trí của mộtngười đã trưởng thành để nhìn về dĩ vãng bằng cái nhìn thâm trầm, lặng lẽ Quá khứ trongvăn Thạch Lam không có những thú chơi tao nhã của những bậc tao nhân mặc khách,nhưng lại có những khoảng trời trong trẻo, có mảnh vườn đầy hương thơm ngọt ngào, cómối tình đầu trinh bạch, có những kỷ niệm tuổi thơ… Quá khứ vang bóng một thời đangdần mai một, và Nguyễn Tuân luôn có ý thức để làm sống lại quá khứ ấy trong sự tươngphản với hiện tại đầy xấu xa đen tối Với Thạch lam, cái đẹp trong quá khứ đã trôi qua theonăm tháng và một đi không trở lại; nhà văn cố gắng níu giữ cái đẹp ấy ở lại trong tâm hồn

và nhân cách của con người ở thời khắc hiện tại

Thứ hai, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, cảnh vật cũng như con người luôn được khámphá dưới phương diện cái đẹp Nhân vật trong tác phẩm của ông thuần một loại tài hoa tài

tử, dù là nam hay nữ, già hay trẻ, dù làm nghề nghiệp gì đều mang vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ.Nói cho cùng, tất cả cũng chỉ là những hóa thân khác nhau của chính nhà văn - “con ngườisinh ra để mà thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa” Nguyễn Tuân thường xuyên sử dụngthủ pháp lí tưởng hóa để biến nhân vật của ông thành những con người mang vẻ đẹp toànbích Tiêu biểu như các nhân vật Huấn Cao, người lái đò… Ngược lại, Thạch Lam quan

Ngày đăng: 15/10/2017, 07:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w