1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dinh huong cam thu mot tac pham van hoc

4 643 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 43 KB

Nội dung

A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Từ trước tới nay nhiều học sinh vẫn cho rằng môn vănmột môn học khó. Nó không có công thức, phương pháp giải cụ thể như các bộ môn khoa học tự nhiên, vì thế dẫn tới tình trạng nhiều em lười học vănhọc yếu bộ môn này. Nhìn chung các em đều có quan niệm đều thích nghe giáo viên giảng văn chứ không thích học, đặc biệt là sự cảm thụ nội dung- giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học là rất kém. Vậy là một giáo viên giảng dạy bộ môn này chúng ta phải làm gì để giúp các em có tình yêu thực sự đối với văn học? Bản thân tôi mặc dù là một giáo viên trực tiếp giảng dạy chưa nhiều, tay nghề còn rất non nớt và chưa có thật nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, nhưng tôi thật sự trăn trở, mong muốn một ngày gần đây nhất học sinh sẽ say mê học văn. Bởi như nhà văn M.Gook-ki đã nói: “Văn học là nhân học”. Nếu các em thật sự say mê học văn thì nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hình thành và phát triển nhân cách, giúp các em có được một ít vốn sống để bước vào đời. Từ đó tôi mạnh dạn nêu lên một vài suy nghĩ nhỏ của mình để có thể giúp một phần nào đó việc định hướng cảm thụ một tác phẩm văn học cho các em, cụ thể tôi sẽ đi sâu giúp học sinh cảm thụ một tác phẩm thơ. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Mở đầu: Một câu tục ngữ, một bài thơ, một truyện ngắn … đều được gọi là một tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học thường do cá nhân, hoặc tập thể sáng tác, nó được ra đời trong một thời điểm cụ thể nhằm phục vụ cho một mục đích nào đó của thời đại, của giai cấp, của dân tộc. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, vì vậy muốn cảm thụ tốt một tác phẩm văn học ta phải thông qua tìm hiểu. + Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. + Tìm hiểu chủ đề của tác phẩm. + Tìm hiểu về hình tượng của tác phẩm. + Rút ra được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. + ý nghĩa giáo dục của tác phẩm đối với thời đại, đối với dân tộc. Tác phẩm văn học chia làm hai loại hình: Thơ ca và truyện ký. Hai loại hình này có hai đặc trưng phản ánh khác nhau nên sẽ có hai hướng phân tích khác nhau. Trong giới hạn của bài viết này tôi chỉ nêu một vài gợi ý nhỏ giúp học sinh cảm thụ một tác phẩm thơ trữ tình. 2. Cảm thụ một tác phẩm thơ trữ tình: Thơ ca có một phương thức phản ánh đặc biệt đó là phương thức trữ tình, tức là nhà thơ phản ánh cuộc sống thông qua cảm xúc riêng của cá nhân mình, cho nên bước đầu tiên của việc cảm thụ một tác phẩm thơ là: a. Tìm hiểu thời điểm ra đời của bài thơ. Có đặt bài thơ trong hoàn cảnh sáng tác, chúng ta mới dựng lại được không khí thời điểm lịch sử bài thơ ra đời, lắng nghe được những điều tác giả muốn gửi gắm vào đó. Ví dụ: Khi dạy bài “Lượm” của Tố Hữu (SGK Ngữ văn 6) phải giúp học sinh thấy rõ: bài thơ ra đời sau khi nhận được tin từ quê nhà chú bé Lượm đã hy sinh. Hoặc: Khi dạy bài “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan (SGK Ngữ văn 7) phải giúp học sinh thấy được: bài thơ ra đời trong hoàn cảnh: nhà thơ đang trên đường vao Huế nhận chức cung trung giáo tập và lúc này đây tâm trạng của nhà thơ rất buồn, bởi vì phải xa quê - phải miễn cưỡng chấp nhận một công việc mà bà không hề mong muốn. Hiểu được hoàn cảnh, tâm trạng đó chúng ta rất dể dàng trong việc khai thác giá trị nôij dung của tác phẩm. b. Tìm mạch cảm xúc của bài thơ: Cảm xúc thường đi theo một mạch thống nhất từ đầu đến cuối bài thơ, chúng ta có tìm ra mạch cảm xúc của tác giả thì mới tìm ra nội dung – ý nghĩa của bài thơ. Ví dụ: Khi dạy bài “Tiếng gà trưa” (SGK ngữ văn 7 – tập 1), việc đầu tiên là chúng ta hướng dẫn học sinh tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ, đó chính là một chuỗi dài những kỷ niệm đẹp – hồn nhiên – trong sáng của thơ: Đó là hình ảnh n hững con gà mái mơ, mái vàng; hình ảnh người Bà với tình yêu, sự chắt chiu chăm lo cho cháu. Và một điều rất dễ nhận thấy tác giả đã khai thác cảm xúc từ những điều gần gũi, bình dị, những kỷ niệm của chính mình, để từ đó góp vào những tình cảm chung của thời đại. c. Phát hiện tín hiệu nghệ thuật trong bài thơ: Đó là tín hiệu về mặt: kết cấu, từ ngữ, nhịp điệu, hình ảnh, cách gieo vần, các biện pháp tu từ… Ví dụ: Trong bài thơ “Lượm” mở đầu và kết thúc bài thơ đều dựng lên hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, ngỗ nghĩnh, người ta gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng. Phát hiện tín hiệu về kết cấu này sẽ giúp ta hiểu và khẳng định sự bất tử của hình tượng Lượm. Tín hiệu về từ: Tức là nhà thơ đã vận dụng ở mức cao nhất hiệu suất của từ. Ví dụ: Từ “vèo vèo”, “vụt” trong: Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo… Động từ “vụt” quả là có sức biểu cảm gấp bội so với từ: chay, lao, băng… Từ “vèo vèo”là từ láy tượng thanh có tác dụng gợi lên tính chất ác liệt của hoàn cảnh mà Lượm đang làm nhiệm vụ liên lạc. Một tín hiệu nghệ thuật thường gặp trong đa số các tác phẩm văn học được đem vào giảng dạy ở trường THCS đó là nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ về từ như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ …. Hình ảnh so sánh ta thường gặp gồm vế so sánh và vế được so sánh nhằm mục đích làm nổi bật hình ảnh mà tác giả muốn thể hiện: Ví dụ: Khi dạy các bài ca dao ở lớp 7, ta bắt gặp rất nhiều các bài ca dao có sử dụng biện pháp so sánh như: Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Núi Thái sơn rất cao, nước trong nguồn không thể đong đếm, nó được ví với công lao của cha mẹ . Hoặc để làm nổi bật thân phận :bấp bênh, chìm nổi, lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội cũ, người xưa đã so sánh “thân em “ bằng : Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. Biện pháp tu từ ẩn dụ nó có khả năng làm phong phú hình tượng trong văn thơ xuôi nói chung và cho thơ ca nói riêng. Ví dụ: Khi dạy bài “ Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương ta bắt gặp hai câu thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Trong câu thơ thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ và đó là biện pháp ẩn dụ. Mặt trời là biểu tượng cho chân lý, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác Hồ như chân lý ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. Hoặc là hình ảnh “ Mái tóc bạc” đi liền với hình nhr “ Người Cha” đã trở thành một ẩn dụ khá quen thuộc về Bác Hồ. - Bạc phơ mái tóc người Cha - Cho con được ôm hôn mái đầu tóc bạc ( Tố Hữu) Và cũng có một biện pháp nghệ thuật được sử dụng khá phổ biến trong thơ ca đó là biện pháp nhân hoá vói mục đích làm cho những sự vật … được gán cho những thuộc tính, hành động, cảm nghĩ… của con người để biểu thị những suy nghĩ, tình cảm tâm trạng của con người. Ví dụ: Khi dạy bài “ Mưa” của Trần Đăng Khoa ( SGK Ngữ văn 6) ta thấy hầu như trong suốt bài thơ, các sự vật đều được gọi tên và gán cho chúng những dáng vẻ, tính chất hoặc hoạt động giống con người. Ví dụ: Bầu trời “ Ông trời”. Ông trời lại “ mặc áo” …Nhưng thú vị nhất có lẽ là hình ảnh nhân hoá độc đáo: “ Cỏ gà rung tai nghe bụi tre tần ngần gỡ tóc. Hàng bưởi đu đưa, bế lũ con đầu tròn, trọc lốc” Cỏ mà cũng có tai, tai còn biết rung lên trong mưa để ngóng tiếng lá tre xào xạc. Chữ “ tần ngần” hay ở chố, nó làm cho bụi tre có hồn, ngập ngừng, tình tứ biết bao nhiêu. Quả bưởi đo đưa trong gió, mưa được hình dung như những đứa trẻ con đầu tròn, trọc lông lốc đang nghịch ngợm ngây thơ trong lòng mẹ bưởi. Sức tưởng tượng của tác giả thật bất ngờ, lý thú như thấy cả tình mẹ con chở che, bao dung vượt qua bão dông bằng sức mạnh kỳ diệu. Trong ca dao – dân ca tác giả dân gian cũng sử dụng biện pháp nhân hoá” Núi cao chi lắm núi ơi Núi che Mặt trời không thấy người thương. Tác giả đã nhân hoá núi, trò chuyện xưng hô với núi như con người nhằm giải bày tâm trạng nhớ thương của người nói. c. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc giúp học sinh cảm thụ một tác phẩm thơ trữ tình. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy các em bước đầu có hứng thú trong việc học thơ trữ tình nói riêng và môn Ngữ văn nói chung- Một môn học mà hiện nay học sinh không chú ý học. Mặc dầu đã có cố gắng nhưng kinh nghiệm còn hạn hẹp. Kính mong các thầy cô giáo góp ý xây dựng. . đang làm nhiệm vụ liên lạc. Một tín hiệu nghệ thu t thường gặp trong đa số các tác phẩm văn học được đem vào giảng dạy ở trường THCS đó là nghệ thu t sử dụng các biện pháp tu từ về từ như: so. Cha” đã trở thành một ẩn dụ khá quen thu c về Bác Hồ. - Bạc phơ mái tóc người Cha - Cho con được ôm hôn mái đầu tóc bạc ( Tố Hữu) Và cũng có một biện pháp nghệ thu t được sử dụng khá phổ biến trong. của chính mình, để từ đó góp vào những tình cảm chung của thời đại. c. Phát hiện tín hiệu nghệ thu t trong bài thơ: Đó là tín hiệu về mặt: kết cấu, từ ngữ, nhịp điệu, hình ảnh, cách gieo vần,

Ngày đăng: 29/06/2014, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w