1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ vận tải biển của công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP

79 419 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu  Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá chất lượng hoạt động dịch vụ vận tải biển, đánh giá những tác động của môi trường bên ngoài, bên trong ản

Trang 1

1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bước vào kỷ nguyên mới, nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu cùng nền kinh tế thế giới tạo cho ngành hàng hải những cơ hội và thách thức mới Là một trong những công ty lớn của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship đã thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường vận tải Để thực hiện được điều này, trong những năm gần đây công ty luôn có kế hoạch đổi mới đội tàu vận chuyển của mình, thay thế những tàu già, trọng tải nhỏ bằng những tàu

có trọng tải lớn hơn, trang thiết bị tàu tân tiến hơn

Do là một công ty chuyên kinh doanh dịch vụ, nên chất lượng dịch vụ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của công ty Như vậy, muốn nâng cao kết quả kinh doanh của công ty yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là cần nâng cao chất lượng dịch vụ

Tuy nhiên, sự nhận thức về chất lượng của đại bộ phận trong chúng ta ngày nay thường chỉ là cảm tình Muốn nâng cao nhận thức về vai trò của công tác nâng cao chất lượng cũng như viêc quản lý chất lượng thì điều kiện cần là phải nâng cao chất lượng nhận thức về lý luận khoa học và thực tiễn, lý thuyết và thực hành phải song hành cùng nhau Như vậy, vấn đề mà chúng ta cần quan tâm ở đây là : Cái gì quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp? Và câu trả lời ở đây chính là thị trường Nếu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mà không được thị trường chấp nhận với bất cứ một lý do nào thì doanh nghiệp đó

sẽ đứng trên bờ vực của sự diệt vong Vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải làm thỏa mãn được nhu cầu của thị trường, làm hài lòng khách hàng bằng chính những sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mình cung cấp Là một doanh nghiệp với 51% vốn của nhà nước hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải đặc biệt là vận tải biển cũng không nằm ngoài quy luật đó Đặc biệt, trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa của nhà nước, việc cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt dẫn đến thị phần của doanh nghiệp bị đe dọa dẫn đến

Trang 2

2

việc nâng cao chất lượng dịch vụ ngày càng trở lên cần thiết đối với công ty ở hiện tại và tương lai để có thể giữ và mở rộng được thị phần của mình trên thị trường

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, tác giả nghiên cứu và lựa

chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động dịch vụ vận tải biển của Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP”

2 Mục đích nghiên cứu

 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá chất lượng hoạt động dịch vụ vận tải biển, đánh giá những tác động của môi trường bên ngoài, bên trong ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của công ty cổ phần vận tải biển Vinaship trên cơ sở đó đánh giá thực trạng hoạt độngvà hiệu quả kinh doanh dịch vụ của công ty từ đó đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển cho công ty cổ phần vận tải biển Vinaship

 Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển của công ty để giúp công ty tìm kiếm thêm được thị trường mới làm hoạt động kinh doanh của công

ty đạt kết quả tốt hơn

3 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng chất lượng hoạt động dịch vụ vận tải biển và tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ vận tải biển của công ty cổ phần vận tải biển Vinaship

3.2.Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian, đề tài tập trung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải biển, phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng và các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động dịch vụ vận tải biển của công ty cổ phần vận tải biển Vinaship

Về mặt thời gian do bị hạn chế nên đề tài chỉ đi vào phân tích, so sánh kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải biển của công ty trong năm năm 2011 – 2015

Trang 3

3

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng là các phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, đánh giá và phân tích tổng hợp, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Các tài liệu dùng trong luận văn này được nghiên cứu qua các tài liệu của công ty như sách, tạp chí và tài liệu nghiên cứu truy cập mạng Internet

5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Đề tài một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ vận tải biển của công ty cổ phần vận tải biển Vinaship, chỉ ra những hạn chế, tồn tại đánh giá đúng năng lực của mình trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của công

ty

Đề tài sẽ ứng dụng và hỗ trợ công ty trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển của công ty nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công

ty

6 Nội dung nghiên cứu của đề tài

Nội dung của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào hoạt động dịch vụ vận tải biển của công ty và bao gồm các chương như sau:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về vận tải biển và chất lượng hoạt động dịch vụ vận tải biển

Chương 2 Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động dịch vụ vận tải biển của công ty cổ phần vận tải biển Vinaship

Chương 3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ vận tải biển của Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship

Trang 4

4

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬNCƠ BẢN VỀ VẬN TẢI BIỂN VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VẬNTẢI BIỂN 1.1.Đặc điểm của hoạt động dịch vụ vận tải biển

1.1.1.Tàu biển là phương tiện sản xuất của vận tải biển

Phương tiện vận chuyển bằng đường biển là tàu biển

Tàu buôn là tàu biển được dùng vào mục đích kinh doanh trong hàng hải trong đó, tàu chở hàng là một loại tàu buôn phổ biến trong đội tàu buôn

Ngày nay, do trình độ khoa học kỹ thuật phát triển nên số lượng tàu buôn thay đổi nhiều cả về số lượng và chất lượng, biểu hiện rõ nhất là sự thay đổi về động cơ của tàu và lượng nhiện liệu dùng trong mỗi hành trình Đội tàu có động

cơ hơi nước dần được thay thế bằng đội tàu có động cơ diêzen

Đội tàu buôn thường được đào tạo chuyên môn hóa kết hợp với sự tổng hợp hóa Do nguồn hàng được ổn định trong các tuyến nên tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa các loại tàu như: tàu chở dầu, tàu chở hàng lạnh, tàu chở container… ngoài những tàu chuyên môn hóa thì trong hàng hải cũng có những

xu hướng phát triển đội tàu có tính chất tổng hợp, tức là những tàu có đặc tính chở một số các mặt hàng Hai xu hướng này không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau góp phần làm cho đội tàu buôn ngày càng thích hợp với nhu cầu phong phú, đa dạng trong buôn bán quốc tế

Vai trò của vân tải đường biển trong nền kinh tế quốc dân được thể hiện rõ ở những lợi ích chính trị, kinh tế, quân sự do đội tàu buôn mang lại Kinh nghiệm lịch sử của các nước có ngành hằng hải phát triển đã chứng minh rằng: xây dựng

và phát triển đội tàu buôn mang lại lợi ích to lớn Vì vậy, phát triển đội tàu buôn

là chiến lược và chính sách phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước

1.1.2.Dịch vụ vận tải biển

- Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với người cung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu

Trang 5

5

- Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm thay đổi

vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác bằng phương tiện vận tải

- Vận tải biển là một phân ngành của vận tải, với quan điểm trên thì vận tải biển là một ngành công nghiệp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của vận tải, của xã hội thông qua việc cung cấp dịch vụ vận chuyển từ cảng biển này đến cảng biển khác trong không gian theo thời gian để nhận tiền công vận chuyển

- Vận tải biển là một phương thức vận tải, mặc dù việc vận tải có mang tính chất chung trong ngành công nghiệp vận tải nhưng vận tải biển có phạm vi hoạt động rộng hơn và chịu tác động nhiều hơn của điều kiện tự nhiên, cho nên vận tải biển có những đặc điểm riêng khác với phương thức vận tải khác

- Dịch vụ vận tải là dịch vụ mà trong đó người vận tải thực hiện yêu cầu của khách hàng theo sự thỏa thuận để vận chuyển hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác nhằm thu được lợi nhuận kinh tế

- Các dịch vụ vận tải biển bao gồm:

 Dịch vụ kinh doanh khai thác tàu

 Dịch vụ kinh doanh khai thác cảng

 Kinh doanh dịch vụ hàng hải

Các nhân tố tác động đến dịch vụ vận tải biển

 Tuyến đường biển

 Cảng biển

 Trang thiết bị của cảng biển

 Phương tiện vận chuyển

- Các bước tiến hành dịch vụ vận tải biển

 Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng

 Thông báo giá

 Ký kết hợp đồng

 Tiếp nhận và gửi hàng cho tàu

 Thanh toán cước phí và dịch vụ

Trang 6

6

1.1.3.Sản phẩm vận tải biển và đơn vị đo lường

- Mục đích của vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng là vận chuyển đối tượng vận tải từ nơi này đến nơi khác trong không gian do đó sản phẩm của

nó là sự dịch chuyển Như vậy qui mô của sản xuất vận tải biển phụ thuộc vào hai nhân tố đó là : khối lượng luân chuyển và cự ly luân chuyển

-Sản phẩm của ngành vận tải biển cũng mang hai thuộc tính là giá trị vàgiá trị sử dụng nhưng bản chất nó là sự thay đổi vị trí của đối tượngchuyênchở

- Sản phẩm của vận tải biển không có hình dạng kích thước cụ thể, không tồn tại ngoài quá trình sản xuất ra nó Sản phẩm của vận tải biển không có khoảng cách về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng, nó được sản xuất và tiêu dùng cùng một lúc, khi sản xuất kết thúc thì sản phẩm vận tải biển cũng được tiêu dùng ngay

- Sản phẩm của vận tải là sự dịch chuyển các đối tượng của vận tải ( hàng hóa, hành khách) trong không gian Sản phẩm của vận tải có tính vô hình, không nhìn thấy được cho dù đối tượng của vận tải là hữu hình có thể cận đo, đong đếm được Dịch vụ vận tải không thể được ước định bởi bất kỳ một công cụ vật

lý thông thường nào và cũng không thể khảo sát một cách trực tiếp theo một hợp đồng vận chuyển nào đó Những đặc trưng vô hình của sản phẩm vận tải như độ tin cậy, độ trung thực và chất lượng của người vận tải chỉ có thể được kiểm chứng sau khi hợp đồng đã thực hiện

- Sản phẩm của vận tải có tính đơn nhất và chỉ tồn tại một lần, không lặp lại chu kỳ chính xác như các sản phẩm hàng hóa khác

- Đơn vị đo lường của vận tải biển hiện nay đang dùng là tấn và tấn hải lý hoặc người và người hải lý

1.1.4.Khối lượng sản xuất vận tải biển

- Vận tải biển là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt

- Khối lượng sản xuất vận tải biển thì bao gồm khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển

Trang 7

7

Khối lượng vận chuyển “là số lượng hoặc trọng lượng của đối tượng vận chuyển mà tàu chở được trong một chuyến hoặc trong một thời kỳ khai thác nhất định” Đơn vị của khối lượng vận chuyển là tấn Đối với tàu chở hành khách thì đơn vị khối lượng vận chuyển là người

Khối lượng luân chuyển “là tích số giữa khối lượng vận chuyển và khoảng cách dịch chuyển của đối tượng đó” Đơn vị của khối ượng luân chuyển là tấn –

km, tấn – hải lý Đối với tàu chở hành khách thì đơn vị là người – km, người – hải lý

- Quá trình sàn xuất trong vận tải biển không tạo ra sản phẩm mới mà chỉ làm thay đổi vị trí của đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm riêng của vận tải, lao động trong ngành vận tải không tạo ra sản phẩm mới mà chỉ làm tăng thêm giá trị của hàng hóa được vận chuyển

- Sản xuất trong vận tải biển không làm thay đổi hình dạng kích thước và tính chất lý hóa của chúng

- Sản xuất trong vận tải biển mang tính chất phục vụ, đảm nhận khâu dịch chuyển các đối tượng trong không gian theo thời gian, nhằm mục đích đảm bảo cho các ngành sản xuất vật chất khác hoạt động bình thường và liên tục Nếu không có vận tải thì sẽ không có sản xuất vật chất hoặc là sản xuất vật chất sẽ trở nên vô nghĩa

- Sản xuất vận tải biển chịu tác động của môi trường tự nhiên và pháp luật quốc tế, do vậy các phương tiện vận tải phải đảm bảo tính thích nghi với điều kiện tự nhiên và phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật quốc tế khi hoạt động vượt qua phạm vi biên giới một quốc gia

- Sản xuất vận tải có tính chất đặc biệt, đó là không có dự trữ cho quá trình sản xuất Sản xuất vận tải không có các nguyên vật liệu đầu vào để hóa thân vào sản phẩm, do vậy không có giai đoạn dự trữ trước khi sản phẩm được chế tạo và hoàn thành Hoạt động vận tải không có háng tồn kho và bán thành phẩm như các hàng hóa khác Quá trình sản xuất vận tải bắt đầu từ khi nhận hàng lên

Trang 8

1.2.Chất lƣợng hoạt động dịch vụ vận tải biển

1.2.1.Chất lượng hoạt động dịch vụ vận tải biển

Theo Philip Crosby, một nhà quản lý chất lượng người Mỹ cho rằng “ chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu hay đặc tính nhất định chứ không phải là sự thanh lịch tao nhã”

Theo Juran, một giáo sư người Mỹ “ Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” Theo Isikawa, giáo sư người Nhật “ Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”

Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO 9000:2000 đưa ra định nghĩa về chất lượng như sau: “ Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có

đáp ứng yêu cầu”

Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 thì dịch vụ là một chủng loại sản phẩm, tức

là sản phẩm bao gồm cả dich vụ “Chất lượng dich vụ là sự thỏa mãn của khách hàng khi họ bỏ ra tiền để sử dụng dịch vụ mà họ cảm thấy dịch vụ đó xứng đáng với số tiền họ bỏ ra, hay là họ hài lòng về dịch vụ đó”

Vậy theo tác giả chất lượng dịch vụ vận tải biển chính là sự thỏa mãn của khách hàng khi họ bỏ tiền ra để sử dụng dịch vụ vận tải biển của nhà cung cấp

mà họ cảm thấy dịch vụ vận tải biển mà họ sử dụng xứng đáng với số tiền mà họ

bỏ ra hay chính là họ thấy đạt được lợi ích tối đa từ dịch vụ đó

Để đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải biển thì chúng ta thường phải chú ý tới một số vấn đề sau:

Việc vận chuyển hàng hóa giữa các nơi phải có thời gian vận chuyển ngắn, việc rút ngắn tối đa thời gian vận chuyển là một trong những tiêu chí hàng đầu đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải biển

Trang 9

9

Thêm một tiêu chí nữa để đánh giá chất lượng dịch vụ của các công ty dịch

vụ chính là giá cả Trong cơ chế thị trường, yếu tố giá cả cũng được các khách hàng xem là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ của công

ty

Ngoài ra, chất lượng dịch vụ vận tải biển còn được đánh giá thông qua chất lượng, phương tiện kỹ thuật của tàu, tuổi tàu Một con tàu với độ tuổi nhỏ, tình trạng kỹ thuật của tàu tốt, khi khách hàng nhìn thấy sẽ thấy được phần nào chất lượng dịch vụ của công ty.Để chất lượng dịch vụ được đánh giá là tốt thì ngoài những tiêu chí như nhanh nhiều, tốt, rẻ và an toàn thì việc phục vụ về chăm sóc khách hàng của nhân viên cũng chiếm tỷ lệ cao trong việc đánh giá chất lượng phục vụ của công ty

Tiêu chí cuối cùng để đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải biển chính là quá trình hậu mãi, hay chính là sự đảm bảo, sự cam kết của công ty trong quá trình vận chuyển, nếu xảy ra mọi vấn đề không may ảnh hưởng đến chất lượng cũng như số lượng hàng hóa thì công ty sẽ chịu hoàn toàn mọi tổn thất.Việc này được khách hàng đánh giá rất cao

1.2.2.Các tiêu chí đánh giá về chất lượng hoạt động dịch vụ vận tải biển

1.2.2.1.Tiêu chí về thời gian

+ Thời gian vận chuyển: Là tổng thời gian vận chuyển trọn gói từ khi chủ

hàng gửi từ điểm xuất phát tới tận địa điểm khách hàng yêu cầu (transit time door to door), được xác định:

Tvc = TDC + TXD+ TK(giờ hoặc ngày) (1.1)

Trong đó:

Tvc– Thời gian vận chuyển lô hàng (giờ hoặc ngày)

TDC - Thời gian phương tiện di chuyển (giờ hoặc ngày)

TXD- Thời gian xếp dỡ hàng hóa lên xuống phương tiện(giờ hoặc ngày)

TK– Thời gian không thực hiện tác nghiệp vận chuyển do thời tiết, khí hậu, thủy văn không thuận lợi; sự kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa vận tải

và các đầu mối thu gom, giao trả và xếp dỡ hàng hóa không liên tục; trục trặc

Trang 10

Thời gian di chuyển của lô hàng trên quãng đường phải là nhỏ nhất

Thời gian xếp dỡ hàng hóa lên hoặc xuống phương tiện phải là nhanh nhất Giảm thời gian không vận chuyển hàng hóa xuống thấp nhất

Trong đó: TVH : Tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng trong khi vận chuyển(%)

∑HVH :Khối lượng hàng hóa bị hư hỏng trong khi vận chuyển(%)

∑HGN :Khối lượng hàng hóa giao nhận(T)

TVM : Tỷ lệ hàng hóa bị mất mát trong khi vận chuyển(T)

∑HGN : Khối lượng hàng hóa bị mất mát trong khi vận chuyển(%)

Một dịch vụ vận tải hàng hóa chất lượng chắc chắn phải tạo được niềm tin tuyệt đối của khách hàng thông qua chế độ bảo hành và những cam kết đối với khách hàng, vận chuyển hàng hóa đến đúng thời gian tại thời điểm quy định Đồng thời trong quá trình vận chuyển luôn đảm bảo sự an toàn cho tàu chở hàng

và hàng hóa của khách hàng trên tàu, vì khi tàu đang chở hàng gặp sự cố thì sẽ gây ra sự chậm trễ về thời gian giao hàng, cũng như an toàn của hàng hóa trên con tàu đó Nếu không may tàu cũng như hàng hóa gặp sự cố thì phải bồi thường 100% giá trị thiệt hại cho khách hàng

Trang 11

11

1.2.2.3.Tiêu chí linh hoạt

Trong quá trình dịch vụ vận tải biển liên quan đến vận chuyển và xếp dỡ thì cũng thường xuyên xuất hiện sự thay đổi trong phương thức vận tải sao cho phù hợp với tình hình thực tế xảy ra hoặc đôi khi có thể thay đổi cảng xếp dỡ lô hàng

vì một số lý do nào đó của chủ hàng hoặc cũng có thể do một số nguyên nhân khách quan như : thời tiết, hoặc một số điều kiện bất khả kháng… khi đó đòi hỏi các nhà vận tải phải hết sức linh hoạt lên ngay các phương án chuyển đổi để có thể nhanh chóng đáp ứng ngay điều kiện của khách hàng nhằm mục đích không ảnh hưởng tới thời gian giao hàng cũng như vấn đề an toàn của lô hàng vận chuyển

∑Qch : Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển của tàu trong chuyến (T)

∑Cch : Tổng chi phí của tàu trong chuyến đi (Đ)

Để giá dịch vụ thấp thì giá thành phải giảm xuống thấp Để làm được điều này thì các đơn vị vận chuyển phải tối thiểu hóa mọi chi phí liên quan đến quá trình vận chuyển như: giảm thiểu chi phí tàu đỗ, giảm chi phí khi tàu chạy như giảm chi phí nhiên liệu, tính toán nhiên liệu tàu chạy sao cho hợp lý nhất, vận hành máy móc sao cho tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu các chi phí phát sinh không cần thiết trong quá trình tàu vận chuyển, giảm chi phí tàu chạy không hàng

Trang 12

12

Tăng khối lượng hàng hóa hoặc khối lượng luân chuyển của hàng hóa trong một chuyến đi hay chính là tăng khả năng chở hàng của tàu Muốn làm được điều này thì việc tìm kiếm được nguồn hàng để tối đa hóa khối lượng vận chuyển cũng như khối lượng luân chuyển trong một chuyến đi là điều hết sức quan trọng

1.2.2.5.Tiêu chí chăm sóc khách hàng

Tiêu chí này được thể hiện qua thái độ của người phục vụ đối với khách hàng, nhân viên trong doanh nghiệp cần lắng nghe và nhiệt tình tư vấn dịch vụ cho khách hàng Đồng thời nó còn được thể hiện qua tính chuyên nghiệp thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên trong doanh nghiệp

Việc chăm sóc khách hàng còn được thể hiện trong việc tận tình giải quyết, giúp đở những khó khăn vướng mắc cho khách hàng trong quá trình vận chuyển Tiêu chí này rất khó để xác định và được đánh giá qua sự hài lòng của khách hàng và câu trả lời làm cho khách hàng hài lòng

1.2.3.Các tiêu chí đánh giá về kết quả của hoạt động dịch vụ vận tải biển

1.2.3.1.Tiêu chí về sản lượng vận chuyển

 Khối lượng vận chuyển: là số lượng hoặc trọng lượng của đối tượng vận chuyển mà tàu chở được trong một chuyến hoặc trong một thời kỳ khai thác nhất định

Sản lượng vận chuyển trong một chuyến:

Qch = ∑qi (Tấn/chuyến) (1.5)

Trong đó:

qi: Khối lượng loại hàng i trong năm (Tấn)

 Khối lượng luân chuyển

Khối lượng luân chuyển là tích số giữa khối lượng vận chuyển và khoảng cách dịch chuyển của đối tượng đó, được đo bằng tần – hải lý hoặc tấn – km Khối lượng luân chuyển trong một chuyến:

QLch = ∑(Qxl)i (T-hải lý); (T-Km) (1.6)

Trang 13

1.2.3.2.Tiêu chí về doanh thu

Doanh thu trong vận chuyển đường biển là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp vận chuyển thu được từ việc cung cấp dịch vụ vậntải cho khách hàng trong một

Qi: Khốilượng hàng hóa của mặt hàng thứ i

fi : Cước phí vận chuyển của mặt hàng thứ i

Fn: Doanh thu trong năm thứ n

nch : Số chuyến đi trong năm

1.2.3.3 Tiêu chí về chi phí

Chi phí khai thác tàu trong chuyến đi là tập hợp tất cả các chi phí liên quan

mà tàu đã bỏ ra để hoàn thành một chuyến đi và xác định theo công thức sau: Cch = Cchcđ + Cnlc + Cnlđ +CXD (Đ/chuyến) (1.9) Trong đó: Cch: Chi phí tàu chạy một chuyến (Đ/chuyến)

Cchcđ: Chi phí cố định mà tàu phải chi ra trong cả chuyến đi (Đ/chuyến) Cnlc: Chi phí nhiên liệu tàu chạy trong chuyến đi (Đ/chuyến)

CXD : Chi phí làm hàng cho tàu hay là chi phí xếp dỡ của tàu (Đ/chuyến)

Trang 14

14

Chi phí khai thác tàu trong năm là tập hợp tất cả các chi phí liên quan mà tàu

đã bỏ ra để hoàn thành các chuyến đi trong năm khai thác và xác định theo công thức sau:

∑Cktn = Cch X Nch (Đ/năm) (1.10)

Trong đó: Cktn: Chi phí khai thác năm (Đ/năm)

Cch : Chi phí khai thác của từng chuyến (Đ)

Nch :Số chuyến đi trong năm của tàu (chuyến)

Để chi phí trong năm giảm xuống thì chúng ta phải giảm chi phí trong từng chuyến của năm đó Như vậy, muốn giảm được chi phí của chuyến đi thì ta phải giảm tất cả các chi phí cấu thành trong chuyến đi đó như: giảm chi phí cố định tàu phải chi ra trong ngày xuống thấp nhất, giảm chi phí nhiên liệu bằng cách tìm ra tuyến đường hợp lý nhất trong chuyến đi đó để tiết kiệm thời gian chuyến

đi, tiết kiệm nhiên liệu Giảm các chi phí tại các đầu bến như: chi phí bến cảng, chi phí nhiên liệu đỗ, muốn giảm được hai loại chi phí này thì phụ thuộc nhiều vào trình độ xếp dỡ tại các cảng mà tàu cập

1.2.3.4 Tiêu chí về lợi nhuận

Lợi nhuận là phần chêch lệch giữa các khoản thu và các khoản chi liên quan đến việc thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách

Trong đó: ∆F: Lợi nhận đạt được (Đ)

F: Doanh thu vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách (Đ)

C: Chi phí vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách (Đ)

T: Các khoản thuế phải đóng theo quy định của Nhà nước (Đ)

Để tăng lợi nhuận thì công ty phải thực hiện việc tổ chức sản xuất kinh doanh theo những phương án tối ưu, tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhằm tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu, tăng cường các biện pháp khai thác có hiệu quả nhờ vào việc đổi mới, nâng cấp cải tạo đội ngũ cán bộ nhân viên cũng như tình trạng kỹ thuật của các trang thiết bị

Trang 15

15

Lợi nhuận được xem là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất, mở rộng toàn

bộ nền kinh tế của doanh nghiệp Nó được xem là một đòn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất của mình trên cơ sở phân phối đúng đắn

1.2.3.5 Tiêu chí về năng suất vận chuyển

Năng suất vận chuyển là số lượng sản phẩm do một tấn trọng tải của tàu thực hiện được trong một đơn vị thời gian

 Năng suất phương tiện đo bằng khối lượng vận chuyển tính theo trọng tải toàn bộ(Dtb)

µT = 𝑄

𝐷 𝑡𝑏 𝑋 𝑇 𝐾𝑇 (Tấn/ Tấn tàu toàn bộ ngày khai thác) (1.12) Trong đó: µTlà năng suất phương tiện vận chuyển

Q là khối lượng vận chuyển

Dtb là trọng tải toàn bộ của tàu

TKT là thời gian khai thác của tàu

Để đạt được hiệu quả cao thì năng suất vận chuyển phải cao và muốn được vậy thì sản lượng trong chuyến tàu khai thác phải lớn thời gian khai thác trong từng chuyến phải rút ngắn

Năng suất vận chuyển là tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả của hoạt động kinh doanh, do đó khi năng suất vận chuyển càng lớn thì đồng nghĩa với việc công ty khai thác tàu có hiệu quả

1.2.3.6 Tiêu chí về năng suất lao động tính theo giá trị

µD = 𝐷𝑇 𝑁 (Đ/Ng) (1.13)

Trong đó: µDlà năng suất tính theo doanh thu(Đ/Ng)

DT là doanh thu trong năm(Đ)

N là số lao động trong năm(Ng)

 Ưu điểm : Chỉ tiêu này có thể dùng nó tính cho các loại sản phẩm khác nhau kể cả sản phẩm dở dang.Khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu NSLĐ tính bằng hiện vật

Trang 16

sẽ làm sai lệch mức năng suất lao động của bản thân doanh nghiệp

+ Chỉ dùng trong trường hợp cấu thành sản phẩm sản xuất không thay đổi hoặc ít thay đổi vì cấu thành sản phẩm thay đổi sẽ làm sai lệch mức và tôc độ tăng năng suất lao động Khi thay đổi từ sản phẩm hao phí sức lao động ít mà giá trị cao sang sản xuất sản phẩm hao phí sức lao độngcao mà giá trị thấp thì năng suất lao động giảm và ngược lại năng suất lao động tăng

- Phạm vi áp dụng: chỉ tiêu này có phạn vi sử dụng rộng rãi, từ các doanh nghiệp đến ngành và nền kinh tế quốc dân Có thể dùng để so sánh mức năng suất lao động giữa các doanh nghiệp sản xuất các ngành với nhau

1.2.3.7 Năng suất lao động tính theo hiện vật

µS = 𝑄

𝑁(T/Ng) (1.14)

Trong đó: µSlà năng suất tính theo sản lượng(T/Ng)

Q là khối lượng hàng hóa(T)

N là số người lao động trong năm(Ng)

Ưu điểm : Chỉ tiểu này biểu hiện mức năng suất lao động một cách cụ thể,chính xác, không chịu ảnh hưởng của giá cả- có thể so sánh mức năng suất lao động các doanh nghiệp hoặc các nước khác nhau theo một loại sản phẩm được sản xuất ra

Nhược điểm : Chỉ dùng để tính cho một loại sản phẩm nhất định nào đó, không thể tính chung cho tất cả nhiều loại sản phẩm Trong thực tế hiện nay ít

có những doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm có một quy cách, mà các doanh nghiệp thường sản xuất nhiều loại sản phẩm

Trang 17

17

Q : thành phẩm nên chỉ tính được thành phẩm, không tính được chế phẩm, sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất nên không phản ánh đầy đủ sản lượng của công nhân

𝑁 là số lao động bình quân trong năm (Ng)

Vấn đề chi trả và phân phối tiền lương phải được áp dụng một cách thống nhất và được xác định dựa vào tổng quỹ lương và doanh số Tiền lương được phân phối theo nguyên tắc phân phối lao động và sử dụng tiền lương như là đòn bẩy kinh tế quan trọng trong việc kích thích người lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh Việc phân phối lương phải thực hiện công khai , và dân chủ, đảm bảo tính công bằng và hợp lý giữa các chức danh trong công ty

Ngoài ra, thì các doanh nghiệp nên xây dựng chế độ tiền thưởng nhằm khuyến khích nhân viên gia tăng hiệu quả, tăng năng suất lao động việc khen thưởng căn cứ vào thành tích của tập thể hoặc cac nhân trong việc đưa ra những sáng kiến trong công việc nhằm tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động dịch vụ vận tải biển

1.3.1.Các yếu tố bên trong

1.3.1.1.Nguồn lực cơ sở vật chất

Cở sở vật chất của doanh nghiệp vận tải biển chủ yếu là đội phương tiện vận tải Các phương tiện này tham gia vào quá trình di chuyển các lô hàng, vận

Trang 18

18

chuyển lô hàng tới nơi khách hàng yêu cầu Chất lượng dịch vụ cũng chịu ảnh hưởng bởi trình độ công nghệ hiện đại, tình hình duy tu bảo dưỡng của máy móc thiết bị

Nói tóm lại khi xem xét đánh giá một chất lượng dịch vụ thì phải xem xét đánh giá một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới chất lượng dịch vụ Phải phân tích được những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ từ đó tìm ra hướng giải quyết nhằm đạt được mục tiêu đề ra, phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm

1.3.1.2.Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ

Ngày nay, khoa học công nghệ đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, trong đó có lĩnh vực vận tải Các phương tiện truyền dẫn, công nghệ thông tin đã được các nhà vận tải ứng dụng để kết nối nhanh chóng, thuận tiện,

dễ dàng giữa các tổ chức liên quan đến việc vận chuyển lô hàng Các thông tin này được chuyển tải một cách chính xác tới các tổ chức liên quan giúp giảm thiểu sự lãng phí về thời gian và tổn thất về lô hàng, đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng, kịp thời

Đây là một trong những yếu tố quan trọng đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch tuyển dụng lao động một cách khoa học, phải căn cứ vào từng công việc

Trang 19

19

mà sử dụng người cho phù hợp, đồng thời phải luôn tổ chức đào tạo nguồn nhân lực để có thể đáp ứng được nhiệm vụ của doanh nghiệp, nhu cầu của thị trường

1.3.1.4.Chế độ tiền lương, tiền thưởng

Thực trạng tại đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa khuyến khích được người lao động phát huy trí tuệ, tài năng và công việc được giao, chưa khuyến khích được việc áp dụng khoa học công nghệ vào dịch vụ, do đó người lao động

ít quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Tiền lương thấp, không đáp ứng được nhu cầu của người lao động từ đó làm cho họ không chú trọng tới công việc, làm giảm chất lượng phục vụ dẫn đến chất lượng dịch vụ cũng giảm xuống

Tiền lương đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng nói chung và chất lượng dịch vụ nói riêng của doanh nghiệp, nó khuyến khích người lao động sảng tạo, nhiệt tình trong công việc, đây là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc phục vụ khách hàng Vì vậy các doanh nghiệp phải áp dụng chế

độ lương, thưởng phạt hợp lý nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như trình

độ chuyên môn của mình

1.3.1.5.Trình độ quản lý của doanh nghiệp

Trình độ quản lý nói chung và quản lý chất lượng nói riêng ảnh hưởng tới việc thúc đẩy cải tiến chất lượng dịch vụ Các chuyên gia hàng đầu trong nền kinh tế đã khẳng định rằng 80% những vấn đề về chất lượng do người quản lý gây ra Chất lượng dịch vụ phụ thuộc lớn vào cơ cấu bộ máy quản lý, khả năng xác định chính xác mục tiêu, chính sách chất lượng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch chất lượng dịch vụ

1.3.2.Các yếu tố bên ngoài

1.3.2.1.Các yếu tố điều kiện khai thác

Điều kiện khai thác bao gồm cả cơ sở hạ tầng tại các cầu cảng như phương tiện xếp dỡ, thời tiết khi vận chuyển và tại thời điểm làm hàng… nó ảnh hưởng lớn đến tiến độ làm hàng của phương tiện vận tải, nó cũng ảnh hưởng đến tính

an toàn của lô hàng trong quá trình vận chuyển điều kiện khai thác không thuận

Trang 20

1.3.2.3.Cầu thị trường đối với sản phẩm dịch vụ

 Thông thường cầu và giá của sản phẩm dịch vụ có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau Khi giá tăng cao thì cầu giảm xuống và ngược lại chi phí một đơn vị sản phẩm dịch vụ cho biết mức giá thấp nhất mà doanh nghiệp có thể bán còncầu thị trường thì cho biết mức giá cao nhất mà người sử dụng có thể chấp nhận

cho hàng hóa dịch vụ

 Nhận thức của khách hàng về giá đôi khi chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý nhất là đối với các dịch vụ hoặc những hàng hóa mà khách hàng hiểu biết về đối thủ cạnh tranh còn hạn chế

 Khi cầu không co giãn thì tăng giá sẽ dẫn đến tăng doanh thu và ngược lại khi cầu co giãn lớn tăng giá sẽ làm giảm doanh thu Do vậy, khi quyết định giá của sản phẩm dịch vụ cần phải chú ý tới sự co giãn của cầu theo giá

1.3.2.4.Chính sách của nhà nước

Những chính sách của nhà nước có ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp đặc biệt

là những lĩnh vực mà nhà nước đang hướng tới Giả sử như trong giai đoạn hiện tại mục tiêu của nhà nước là phát triển hệ thống cảng biển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải kinh doanh dịch vụ, giảm thuế đối với dịch vụ vận tải thì ngành này sẽ được phát triển và ngược lại nếu nhà nước muốn hạn chế việc kinh doanh vận tải biển thì nhà nước đạt ra những chính sách mà doanh nghiệp buộc

Trang 22

22

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI

BIỂN VINASHIP 2.1 Đặc điểm hoạt động dịch vụ vận tải biển của công ty cổ phần vận tải biển Vinaship

2.1.1 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển

* Việc thành lập

Nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập, thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6 Đảng Cộng sản Việt Nam, các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực bắt tay vào công cuộc đổi mới toàn diện về quản lý kinh tế, xóa bỏ tập trung quan liêu bao cấp và chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Không nằm ngoài quy luật, Bộ Giao thông vận tải cũng thực hiện đổi mới với việc cắt giảm biên chế khối hành chính sự nghiệp, chuyển chức năng quản lý kinh tế kỹ thuật trực tiếp xuống các doanh nghiệp và thành lập các doanh nghiệp mới

Cũng trong thời kỳ này, ngày 10/3/1984, Công ty Vận tải biển III (VINASHIP) được thành lập theo Quyết định số 694/QĐ-TCCB của Bộ trưởng

Bộ Giao thông Vận tải

Ngày 23/3/1993: Bộ Giao thông Vận tải ra quyết định thành lập lại Công ty Vận tải biển III theo Quyết định số 463/QĐ-TCCB Công ty Vận tải biển III là Doanh nghiệp Nhà nước hạng I, hạch toán kinh tế độc lập, trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và hoạt động theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 105658 do Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hải Phòng cấp, đăng ký lần đầu ngày 05 tháng 4 năm 1993 và đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 06 tháng 3 năm 2002

Ngày 24 tháng 10 năm 2006, Bộ Giao thông vận tải ký quyết định số 2264/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty vận tải biển III , đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thành Công ty Cổ phần Vận tải biển VINASHIP

Trang 23

23

Công ty Cổ phần Vận tải biển VINASHIP đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty ngày 21 tháng 12 năm 2006, với tổng số vốn điều lệ

là 200 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà Nước nắm giữ 51%

Trong lịch sử 23 năm hình thành và phát triển, Công ty đã luôn nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tích cao trong sản xuất kinh doanh và góp phần đáng

kể vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN

2.1.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

- Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương;

- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải;

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê: Cho thuê văn phòng;

- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày;

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu;

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;

- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu: Bán buôn tàu, biển Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại;

- Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe

có động cơ khác): Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải biển;

- Bốc xếp hàng hóa;

- Đại lý, môi giới, đấu giá;

- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa;

- Môi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khoán;

2.1.3 Tình hình phương tiện vận chuyển

Hiện nay đội tàu của công ty gồm 10 con với tổng trọng tải khoảng 169.096 DWT Trong thời gian tới công ty có kế hoạch tiếp tục đầu tư để nâng cao năng lực vận tải của đội tàu thông qua hình thức đóng tàu mới và mua tàu đã qua sử dụng; chủ yếu tập trung vào đầu tư tàu chở hàng rời và hàng bách hóa; tiếp tục thực hiện trẻ hóa đội tàu, bán những con tàu già, cũ, hiệu quả khai thác thấp

Trang 24

24

Bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư đội tàu hàng rời thì công ty cũng có chủ trương đầu tư phát triển đa dạng các loại tàu như tàu container, tàu chở hàng lỏng… tại thời điểm mà công ty thấy thuận lợi.Sau đây là bảng thống kê đội tàu của công ty

Bảng 2.1: Thống kê đội tàu của công ty năm 2015

STT Tên tàu Nơi đóng/Năm đóng Trọng tải

(DWT)

Mớn nước (m)

Năm đưa vào sử dụng

(Nguồn: Báo cáo thường niên)

2.1.4 Lực lượng lao động và thuyền viên

Chất lượng nguồn lực lao động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển lâu dài và bền vững của công ty nên Vinaship luôn đặt mục tiêu phải xây dựng được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp Là một công ty thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam Vinaship luôn tự hào có đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình, năng động và sáng tạo Luôn luôn đặt ra những mục tiêu phấn đấu cho mình, vượt qua mọi khó khăn để có thể đứng vững trên thị trường đấu tranh khốc liệt

Số lượng lao động của công ty hiện nay gồm 913 người, với cơ cấu như sau:

Trang 25

2.1.5 Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty

a Hội đồng quản trị gồm 6 thành viên

b Ban điều hành gồm: 1 Tổng giám đốc và 3 Phó tổng giám đốc

c Các ban chức năng và văn phòng đại diện

 Phòng kinh doanh ,Phòng tài chính kế toán,Phòng vật tư

 Phòng khoa học kỹ thuật, Phòng tổ chức lao động

 Phòng đầu tư phát triển tàu, Phòng đối ngoại và đầu tư tài chính

 Phòng pháp chế - an toàn hàng hải, Phòng hành chính

 Phòng bảo vệ

 Ban thi đua khen thưởng

 Ban quản lý an toàn và an ninh

 Ban quản lý và khai thác bãi Container

 Xí nghiệp xếp dỡ và dịch vụ vận tải

 Xí nghiệp dịch vụ vận tải

 Đội giám sát kiểm tra

 Các chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ Long

 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Trang 26

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH DỊCH VỤ

kỹ thuật

Phòng vật tư

Các chi nhánh tại TP

Hồ Chí Minh,

Đà nẵng,

Hạ Long

Phòng

tổ chức cán bộ lao động

Phòng hành chính

Đội giám sát kiểm tra

Ban thi đua khen thưởng

Xí nghiệp dịch

vụ vận tải

Phòng đầu tư đối ngoại

Phòng

kinh

doanh

Đội sửa chữa phương tiện

Phòng tài chính

kế toán

Phòng bảo

vệ quân

sự

Xí nghiệp xếp dỡ vận tải

và dịch

vụ

Phòng pháp chế an toàn Hàng Hải

Ban quản

lý an toàn

và an ninh

Đội Tàu

Trang 27

27

2.1.6 Tình hình kinh doanh của công ty từ năm 2011 - 2015

Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính của công ty giai đoạn

2011 – 2015

Đơn vị: 10 6 Đ

( Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 – 2015)

Qua bảng kết quả kinh doanh của công ty qua các năm cho thấy:

Nhìn chung từ năm 2011 đến năm 2015 doanh thu qua từng năm là giảm chỉ duy nhất năm 2014 là có xu hướng tăng lên nhưng năm 2015 lại giảm xuống So với doanh thu thì giá vốn hàng bán có biểu hiện giảm chậm hơn theo từng năm, điều này ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp, tức là khi giá vốn hàng bán gần bằng với doanh thu thuần thì chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất ra được một đơn

vị hàng hóa dịch vụ tăng lên làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống Tốc

độ tăng,giảm của doanh thu biến đổi so với giá vốn hàng bán và tốc độ giảm của giá vốn hàng bán chậm hơn doanh thu.Tổng chi phí trong các năm diễn biến khá phức tạp Trong khi doanh thu qua các năm có xu hướng giảm xuống thì tổng chi

Doanh thu 1.024.777 820.899 681.506 760.902 695.323 Giá vốn hàng bán 884.580 763.138 679.463 701.423 642.408 Tổng chi phí 184.193 110.646 111.874 99.294 108.181 Chi phí tài chính 130.370 61.281 68.542 57.477 70.434 Chi phí bán hàng 22.167 21.395 16.552 14.158 10.207 Chi phí QL DN 31.656 28.170 28.780 27.659 27.540 Tổng DT HĐ TC 5.105 2.223 2.579 2.947 1.601

Trang 28

28

phí theo từng năm lại có xu hướng tăng lên, chỉ duy nhất trong năm 2014 khi doanh thu có xu hướng tăng lên thì chi phí hoạt động lại giảm xuống Ta có thể tạm hiểu là trong năm này thì công ty đã xiết chặt các khoản chi tiêu, các khoản chi phí không cần thiết được cắt giảm, chi phí sửa chữa tàu giảm xuống nên dẫn đến tổng chi phí giảm xuống Còn trong các năm còn lại tổng chi phí tăng lên điều này báo hiệu sự thua lỗ của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần xem xét lại phương án kinh doanh của mình, đặt ra chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời điểm và từng giai đoạn của doanh nghiệp, tìm kiếm những chiến lược mới, có thể áp dụng

và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp Chi phí tài chính của công ty còn ở mức tương đối cao Chi phí bán hàng giảm xuống theo chiều giảm của doanh thu

do công ty làm ăn thua lỗ nên đã cắt giảm lượng nhân viên bán hàng xuống, làm cho việc chi trả lương cũng như các khoản kèm theo như bảo hiểm cho nhân viên, cùng một số các khoản khác giảm xuống, điều này làm cho chi phí bán hàng giảm xuống.Chi phí quản lý doanh nghiệp trong các năm không thay đổi nhiều mặc dù doanh thu giảm nhưng doanh nghiệp vẫn phải chi trả những khoản cần thiết để doanh nghiệp có thể hoạt động Qua việc phân tích về doanh thu hoạt động tài chính của công ty cho thấy, năm 2012 doanh thu từ hoạt động tài chính giảm một cách đột ngột so với năm 2011, giảm hơn 1 nửa doanh thu Ta thấy trong năm nàyviệc đầu tư tài chính của công ty trong năm này không có hiệu quả, chi phí sửa chữa tàu lớn do đội tàu toàn những con tàu già, việc tìm kiếm nguồn hàng trong thời gian này gặp nhiều khó khăn, nguồn hàng khan hiếm, giá cước vận chuyển thấp làm cho công ty bị thua lỗ trầm trọng Năm 2013 doanh nghiệp thua lỗ sâu nhất lên tới 107.895 triệu đồng Điều này xảy ra theo ông Vương Ngọc Sơn là do trong năm này việc gạo Việt Nam xuất khẩu sang một số thị trường truyền thống ít

đi, giá thuê tàu lại giảm xuống, thời tiết xấu nên thời gian tàu neo đậu lớn, việc giải phóng hàng của tàu vẫn còn thấp nên thời gian làm hàng kéo dài gây phát sinh thêm nhiều chi phí Cộng thêm tàu già, trọng tải nhỏ và vay vốn trước kia càng làm phát sinh thêm một số chi phí như: bảo hiểm, sửa chữa, quản lý, khấu hao và lãi vay…làm cho công ty càng thua lỗ

Trang 29

29

 Tóm lại: Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship với 3 chức năng chính là vận chuyển hàng hóa, cho thuê kho bãi, văn phòng và dịch vụ hàng hải nên phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa vận chuyển, hàng hóa nhập khẩu Bởi thế mỗi bước oằn mình của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của doanh nghiệp Năm 2015 mặc dù sự thua lỗ của công ty giảm đáng kể so với năm 2013 nhưng nó vẫn ở mức lớn, công ty cần phải có những chiến lược kinh doanh mới cùng với những chính sách phù hợp để giảm thiểu sự thua lỗ và mang lại kết quả kinh doanh khả quan cho doanh nghiệp

2.1.7 Thuận lợi và khó khăn của công ty

 Thuận lợi

Nền kinh tế Việt Nam trong năm có nhiều khởi sắc, kéo theo nhu cầu vận chuyển trong nước và quốc tế tăng lên nhất là đối với các nhóm hàng như clinker, nông sản và phân bón Trong bối cảnh thị trường hàng khô quốc tế và trong khu vực tương đối ảm đạm, cạnh tranh gay gắt thì vận chuyển nội địa và xuất khẩu trong ngắn hạn là phân khúc thị trường khá hiệu quả đối với đội tàu biển trong nước

Giá nhiên liệu trên thị trường quốc tế vẫn duy trì ở mức thấp đã phần nào giúp công ty giảm áp lực về chi phí nhiên liệu khi tàu chạy rỗng trên những quãng đường dài, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả khai thác của tàu

Sau khi thanh lý thành công tàu Hà Nam vào tháng 7/2015 thì ngoài việc cắt lỗ

từ việc kinh doanh không hiệu quả của tàu này thì công ty còn thu được một khoản

từ thanh lý tàu làm gia tăng thêm nguồn tài chính dự phòng của công ty sẵn sàng

bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty khi cần thiết

Sự đoàn kết, thống nhất một lòng trong toàn công ty

Sự chỉ đạo sát sao của Tổng công ty hàng hải Việt Nam thông qua những người đại diện góp vốn

 Khó khăn

Năm 2015 tại thị trường truyền thống của công ty như Đông Nam Á thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa ít đi, mặt hàng chủ lực của công ty là gạo xuất khẩu sang các thị trường khác trong 9 tháng đầu năm giảm, chỉ tập trung ở quý 4 của năm Do

Trang 30

Do lượng tàu tại một số cảng như Philippines, Indonesia tăng đột biến nên tốc

độ giải phóng hàng ở các cảng này còn thấp, thời gian làm hàng trung bình từ

15-30 ngày/ chuyến dẫn đến nhiều hệ lụy về tình trạng kỹ thuật của vỏ tàu và gây ra khó khăn cho việc bố trí chân hàng kế tiếp

Sau khi thanh lý tàu Hà Nam thì đội tàu của công ty còn 10 tàu với tổng trọng tải là 169.096 DWT Tàu nhỏ nhất có trọng tải 6.500 DWT và tàu lớn nhất có trọng tải 27.841 DWT với độ tuổi trung bình là 19,5 tuổi trong đó có 4 con trên 20 tuổi

Do đội tàu có tuổi bình quân tương đối cao, trọng tải nhỏ nên phát sinh nhiều chi phí bảo dưỡng sửa chữa, bảo hiểm làm hạn chế khả năng cạnh tranh

Do công ty có một số tàu cho thuê định hạn ở những tuyến xa nên công tác phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng duy trì trạng thái tàu, ngăn ngừa đề phòng sự cố còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến ngày tàu tốt, phát sinh khấu trừ tiền thuê từ người thuê tàu định hạn

2.2 Đánh giá thực trạng chất lƣợng hoạt động dịch vụ vận tải biển của công ty cổ phần vận tải biển Vinaship

2.2.1 Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động dịch vụ của công ty

2.2.1.1 Tiêu chí về thời gian

Thời gian là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ của việc phục vụ khách hàng Dưới đây là bảng tổng hợp các thành phần thời gian khai thác của tàu giai đoạn 2011 – 2015 Qua đó phần nào đánh giá được chất lượng dịch vụ cũng như năng suất khai thác của đội tàu trong giai đoạn này và từ đây sẽ có những biện pháp phương hướng cụ thể đối với việc khai thác đội tàu

Trang 31

31

Bảng 2.4: Thành phần thời gian của tàu chuyến trong năm 2011 - 2015

(Đơn vị : Ngày tàu)

Tiêu chí

2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển liên hoàn(%) Tốc độ PT

BQ(%) 2012/2011 2013/2012 2014/2013 2015/2014

Thời gian xếp và dỡ hàng 1.586 1.335 1.235 1.231 1.102 84,17 92,51 99,68 89,52 92,30 Thời gian chạy có hàng 797,5 644 630 584 522 80,75 97,82 92,70 89,38 89,95 Thời gian chạy rỗng 409,5 392 396 429,5 410 95,72 101,02 108,46 95,45 100,03 Thời gian khác 831 1.281 805 1.367,5 1.100 154,15 62,84 169,88 80,44 107,26 Tổng thời gian tàu chạy 3.624 3.652 3.066 3.612 3.134 100,77 83,95 117,80 86,76 96,43 (Nguồn: Phòng kinh doanh)

Hình 2.1: Tiêu chí về thời gian

thời gian xếp và dỡ hàng thời gian chạy có hàng thời gian chạy không hàng thời gian khác

0 400 800 1200 1600 2000

Trang 32

32

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy các thành phần tạo nên thời gian khai

thác là khác nhau và thay đổi theo từng năm

- Thời gian xếp và dỡ hàng chiếm tỷ trọng lớn trong thành phần thời gian của tàu mặc dù trong giai đoạn này, thành phần thời gian này có xu hướng giảm xuốngcụ thể như tốc độ phát triển liên hoàn năm 2012 so với 2011 là 84,17% giảm xuống là 15,83%, năm 2013 so với 2012 là 92,51%, năm 2014 so với 2013 là 99,68%, năm 2015 so với 2014 là 89,52%, tốc độ phát triển liên hoàn của năm sau

so với năm trước nhỏ hơn 100% thể hiện thời gian xếp và dỡ hàng giảm dần từ năm 2011 – 2015, tốc độ phát triển bình quân là 92,3% nhưng vẫn ở mức cao Nguyên nhân của việc xếp và dỡ hàng chậm là do thời tiết, trình độ xếp dỡ cũng như trình độ kỹ thuật, máy móc tại các cảng mà tàu làm hàng.Đồng thời, thời gian xếp dỡ hàng giảm xuống một phần là do số lượng tàu khai thác trong thời gian này giảm từ 14 con xuống còn 10 con Thời gian xếp và dỡ hàng giảm xuống sẽ nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng, giảm bớt chi phí làm hàng, tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp Nhưng tốc độ phát triển bình quân của thời gian này cao hơn tốc độ phát triển bình quân của thời gian chạy có hàng Điều này có nghĩa

là sự sụt giảm về thời gian chạy có hàng nhanh hơn thời gian xếp dỡ hàng hóa gây bất lợi lớn đối với doanh nghiệp

- Thời gian chạy có hàng có xu hướng giảm xuống năm 2015 so với 2011 tốc

độ phát triển trung bình trong giai đoạn này đạt có 89,95% điều này có nghĩa là có

sự sụt giảm về thời gian chạy có hàng, tốc độ phát triển liên hoàn của năm sau nhỏ hơn năm trước,điển hình như năm 2012 so với 2011 đạt có 80,75%, giảm 19,25% đây là con số ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp Để giải thích cho thời gian chạy có hàng giảm xuống thì có rất nhiều nguyên nhân nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu như:

Trong giai đoạn 2011 – 2015 số lượng tàu giảm xuống từ 14 con năm 2011 còn

10 con năm 2015

Trong thời gian này, việc tìm kiếm nguồn hàng mới trở nên khó khăn, các hãng tàu nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước cùng với việc trong nước xuất hiện nhiều tàu chở hàng, làm cho nguồn cung của dịch vụ tăng lên mạnh mẽ, các

Trang 33

- Đội tàu của công ty có tuổi đời trung bình 19,4 tuổi, độ tuổi này so với độ tuổi trung bình của tàu trên thế giới là vẫn còn cao nên thời gian sửa chữa bảo dưỡng của tàu theo từng năm có xu hướng tăng lên, làm giảm thời gian khai thác của tàu giảm xuống, đặc biệt là năm 2014 so với 2013 tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian khác là 169,88% nghĩa là tăng 69,88% so với năm 2013 Đây là điều đáng báo động đối với doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải có phương án để giải quyết tình trạng này, phải có kế hoạch hợp lý trong việc lên đà để bảo dưỡng sửa chữa tàu

Nhìn chung, việc khai thác đội tàu của công ty mang lại hiệu quả thấp, không đạt được triển vọng của công ty đưa ra trong các năm Thời gian xếp dỡ hàng tại các cảng kéo dài, thời gian tàu chạy không có hàng lớn, chi phí cho tàu trong các thời gian trên cao, trong khi doanh thu thấp, do một phần ảnh hưởng của giá cước, làm cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ

2.2.1.2 Tiêu chí về độ an toàn

Công ty luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm về độ an toàn của hàng hóa, tối thiểu hóa những vụ va chạm của tàu, cũng như hư hỏng, để đảm bảo tốt nhất chất lượng dịch vụ cho khách hàng Sau đây là bảng thống kê số lượng các vụ tàu va chạm cũng như hư hỏng của công ty trong giai đoạn 2011 – 2015

Trang 34

20142013

20152014

Hình 2.2 : Tỷ lệ hàng hóa hƣ hỏng 2011 - 2015

0 1 2 3 4

Trang 35

35

Với khẩu hiệu “ An toàn là trên hết” thì trong những năm qua lãnh đạo công ty cũng như toàn bộ các cán bộ công nhân viên của công ty đã nỗ lực hết mình làm giảm thiểu tối đa các thiệt hại cũng như những tổn thất về hàng hóa, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của công ty, tạo dựng sự tin cậy đối với khách hàng.Vinaship luôn tự tin khẳng định khả năng đảm bảo an toàn cho hàng hóa mà công ty vận chuyển cũng không kém gì các đối thủ khác trên thị trường Khả năng linh hoạt của công ty được thể hiện ở chỗ giải quyết nhanh chóng các sự cố xảy ra ngoài ý muốn Việc chở hàng hóa bằng tàu biển nó có một độ an toàn nhất định, công ty luôn bảo quản cẩn thận hàng hóa trong quá trình vận chuyển, tránh trường hợp hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển

Tuy nhiên, sự cố là không thể tránh khỏi, nhất là đối với những hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, thời gian vận chuyển kéo dài Công ty đã cố gắng hạn chế các rủ ro bằng việc mua bảo hiểm hàng hóa cho từng chuyến vận chuyển và có

sự bồi thường thích đáng nếu xảy ra sự cố Từ 3,21% tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng năm 2011 giảm xuống 2,15% tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng năm 2015, giảm 1,06% tỷ

lệ hàng hóa bị hư hỏng trong giai đoạn này Tốc độ phát triển bình quân của hàng hóa là 86,278% Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực không ngừng của mọi thành viên trong công ty, cũng như công tác tổ chức kỷ luật của công ty Đây là một yếu tố vô hình nói lên chất lượng dịch vụ của công ty cung cấp cho khách hàng ngày càng tốt hơn Việc vận chuyển hàng hóa để hàng hóa bị hư hỏng là điều không ai muốn cả người vận chuyển và người thuê vận chuyển Tình trạng hàng năm có tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng có thể do một số nguyên nhân như:

Việc ra vào cảng, luồng lạch tàu của công ty va chạm với một tàu khác làm cho

số lượng cũng như chất lượng hàng hóa bị ảnh hưởng do thời gian xử lý sự việc, hoặc là do một vài sự cố gặp phải khác khi va chạm

Thời gian vận chuyển cũng như thời gian làm hàng và nhận hàng tại các cảng kéo dài, một phần hàng hóa do chịu các tác động cơ học nên lâm vào tình trạng bị hỏng

Do sự thay đổi khí hậu khi di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác làm cho hàng hóa bị thay đổi về tính chất của hàng hóa

Trang 36

36

2.2.1.3 Tiêu chí linh hoạt

Sự linh hoạt dịch vụ được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau khi khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp Tiêu chí linh hoạt này được nhân viên vận dụng linh hoạt trong nhiều tình huống khác nhau và trong mỗi tình huống thì có những cách giải quyết khác nhau đối với từng đối tượng khách hàng Một trong những tình huống mà doanh nghiệp có thể gặp phải như:

Sau khi khách hàng ký kết hợp đồng vận chuyển thì việc vận chuyển hàng hóa của khách hàng ra tới cầu tàu để cho lên tàu gặp khó khăn thì công ty có thể xử lý tình huống này bằng cách liên lạc với khách hàng, nói cho khách hàng về tình trạng hàng hóa có thể không giao đúng thời gian để cho khách hàng có thể thuê thêm xe vận chuyển hoặc là thỏa thuận với khách hàng về dịch vụ vận tải đường

bộ mà công ty có để phục vụ thêm cho khách hàng, thúc đẩy việc giao hàng nhanh chóng, không để tàu trì hoãn thêm khi làm hàng để phát sinh thêm chi phí đáng nhẽ tàu không phải chi ra Đồng thời khách hàng cũng không phải chịu bồi thường hợp đồng khi không giao hàng đúng hạn, giải quyết được mối lo của khách hàng đồng thời làm khách hàng gắn kết hơn đối với dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, thêm vào đó còn có thể giới thiệu thêm với khách hàng về dịch vụ vận chuyển đường bộ của công ty

Đối với những điều bị tác động khách quan như thời tiết, mưa bão thì khi làm hàng gặp phải những trường hợp bất khả kháng như vậy, trong khả năng của doanh nghiệp đối với một số cảng thì doanh nghiệp có kho bãi, sẽ hỗ trợ khách hàng để những hàng hóa của mình vào kho của doanh nghiệp, tránh trường hợp hàng hóa gặp phải tình trạng xấu sẽ tổn thất về số lượng cũng như chất lượng của hàng hóa Cho khách hàng thuê kho ưu đãi trong thời gian ngắn, như vậy sẽ vừa tạo thêm doanh thu cho doanh nghiệp, vừa nâng cao chất lượng phục vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng xây dựng được uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng

2.2.1.4 Tiêu chí về giá dịch vụ

Mỗi công ty đều có bảng giá cước dịch vụ khác nhau, bảng giá cước này nó được xây dựng dựa trên giá thị trường và những chi phí cần thiết của mỗi chuyến

Trang 37

20132012

20142013

20152014Việt Nam -

Trang 38

38

Hình 2.3: Giá cước dịch vụ

Nhìn vào bảng giá cước trên từng tuyến trong giai đoạn này ta thấy có sự thay đổi khác nhau, lên xuống không đồng đều giữa các tuyến Sự thay đổi này làm cho doanh thu của doanh nghiệp trong từng năm cũng thay đổi theo

Các tàu của công ty chủ yếu chạy dọc theo các nước Đông Nam Á, giá cước của công ty được xây dựng so với bảng giá cước của các công ty kinh doanh tàukhác có tính cạnh tranh, xây dựng theo từng năm sao cho phù hợp với sự thay đổi của giá cước vận tải trên thị trường Giá cước trên các tuyến trong từng năm thay đổi cụ thể như sau:

Trên tuyến Việt Nam – Phillipines thì giá cước giữa các năm có sự biến động nhẹ và giảm sâu nhất là năm 2013 chỉ còn 464.622 Đ/Tấn và so với năm 2012 thì tốc độ phát triển liên hoàn chỉ đạt 86,160% tức là giảm xuống 13,840% Nhưng nhìn chung trong giai đoạn 2011 – 2015 thì tốc độ tăng phát triển bình quân là 101,202% nghĩa là giá cước trung bình trong giai đoạn này tăng 1,202% Tốc độ phát triển bình quân này là tăng thấp chỉ sau tuyển Việt Nam – Trung Quốc, mặt hàng vận chuyển trên tuyến này hầu hết là gạo, nên việc rủ ro trong vận chuyển là lớn

Trang 39

39

Trên tuyến Việt Nam – Trung Quốc thì năm 2013 cũng là năm có giá cước bị sụt giảm lớn nhất Trong năm này giá cước chỉ đạt mức 317.153 Đ/Tấn và tốc độ phát triển liên hoàn chỉ đạt88,096% tức là giảm 21,904%so với năm 2012 làm cho tốc độ phát triển bình quân của giá cước trong giai đoạn này chỉ đạt 101,085% nghĩa là tăng 1,085% là mức phát triển thấp nhất trên các tuyến

Trên các tuyến còn lại thì trong năm 2013 tuyến Thái Lan – Indonesia có sự sụt giảm giá cước mạnh nhất, tốc độ phát triển liên hoàn chỉ đạt 76,838% tức là giảm 23,162% so với năm 2012 nhưng trong năm 2014 thì giá cước hồi phục nhanh và tốc độ phát triển liên hoàn đạt 126,316% nghĩa là tăng 26,316% so với năm 2013 làm cho tốc độ phát triển bình quân của tuyến này đạt 104,765% tức là tăng 4,765% Còn trên tuyến Việt Nam - Indonesia tốc độ phát triển liên hoàn của năm

2013 so với 2012 là 95,497%tức là sụt giảm 4,503%, trên tuyến này cũng không có

sự thay đổi nhiều về giá cả, giá cước tưng đối ổn định trong các năm

Nhìn chung, tốc độ phát triển bình quân trên các tuyến giao động từ 101,085% đến 104,765%, đều có sự biến động tăng bình quân về giá cước trong khoảng 1,085% đến 4,765%

Nhìn chung sự thay đổi về giá cước dịch vụ trên từng tuyến trong từng năm do nhiều nguyên nhân như:

 Sự bất ổn về gia xăng dầu thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới giá cước dịch vụ trên các tuyến, khi giá xăng dầu tăng lên thì giá cước dịch vụ trên từng tuyến tăng theo và ngược lại Đặc biệt trong năm 2013 giá cước dịch vụ trên các tuyến đều giảm xuống, thậm trí còn duy trì ở mức thấp hơn giá thành vận tải làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ nặng, nhiều doanh nghiệp trong ngành bị phá sản, kinh doanh thua lỗ liên tục, các doanh nghiệp phải bán tàu để bù đắp các khoản lỗ

 Sau thời gian tăng trưởng mạnh, số lượng tàu tăng lên một cách chóng mặt làm mất cân đối giữa cung và cầu tàu biển, trên thế giới làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau đồng loạt giảm giá cước tới mức thấp nhất có thể để tranh giành nguồn hàng, trong khi đó chất lượng phục vụ lại phải nâng cao, đáp ứng với yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng trong quá trình vận chuyển, làm cho tình hình ngày càng khó khăn hơn

Ngày đăng: 14/10/2017, 16:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship.Bảng ước hiệu quả kinh tế (2011 – 2015) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship
8. Nguyễn thị Phương.Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vận tải trong dây chuyển Logistics,http://www.tapchigiaothong.vn/nhan-to-anh-huong-den-chat-luong-dich-vu-van-tai-trong-day-chuyen-logistics-d2251.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vận tải trong dây chuyển Logistics,http://www.tapchigiaothong.vn/nhan-to-anh-huong-den-chat-luong-dich-vu-van-tai-trong-day-chuyen-logistics-
10. Một số giải pháp hoàn thiện dịch vụ vận tải biển tại công ty Sông Thu , http://doc.edu.vn/tai-lieu/chuyen-de-mot-so-giai-phap-hoan-thien-dich-vu-van-tai-bien-tai-cong-ty-song-thu-20200/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp hoàn thiện dịch vụ vận tải biển tại công ty Sông Thu
11. PGS.TS. Trần Xuân Cầu. Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực. NXB Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
12. GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2010), Logistics những vấn đề cơ bản, NXB. Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics những vấn đề cơ bản
Tác giả: GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân
Nhà XB: NXB. Lao động
Năm: 2010
13. TS.Đặng Công Xưởng(2013). Giáo trình pháp luật vận tải biển. Nhà xuất bản Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình pháp luật vận tải biển
Tác giả: TS.Đặng Công Xưởng
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao thông vận tải
Năm: 2013
14. TS. Nguyễn Hữu Hùng (2014). Giáo trình kinh tế vận chuyển. Nhà xuất bản Hàng Hải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế vận chuyển
Tác giả: TS. Nguyễn Hữu Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Hàng Hải
Năm: 2014
15. TS. Nguyễn Hữu Hùng. Giáo trình khai thác tàu. Nhà xuất bản Hàng Hải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình khai thác tàu
Nhà XB: Nhà xuất bản Hàng Hải
16. TS. Nguyễn Thanh Thủy. Giáo trình kinh tế cảng. Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế cảng
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
1. Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship.Báo cáo thường niên (2011 – 2015) Khác
3. Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship.Tài liệu đại hội cổ đông 2016 Khác
4. Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship. Báo cáo lao động thu nhập (2011 – 2015) Khác
5. Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship. Số liệu thống kê hàng hóa hư hỏng(2011 – 2015) Khác
6. Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship. Báo cáo tài chính(2011 – 2015) Khác
17. Ronald H Ballou, Cambridge International College (2011), Logistics, supply chain & Transport management Khác
18. Dr. Dawei Lu & Ventus (2011), London Business School, United Kingdoml, Fundamentals of Supply Chain Management Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w