- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông; thực hi
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Cơ sở khoa học, ý nghĩa của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt với tổng chiều dài trên 1.700 km gồm 324 tuyến sông, kênh, rạch lớn nhỏ Trong đó,
có 99 tuyến đường thủy nội địa, 347 cảng, bến thủy nội địa, hàng ngàn bến bãi, kho hàng, hàng ngàn phương tiện vận tải thuỷ thường xuyên hoạt động Điều kiện
tự nhiên của hệ thống sông, kênh, rạch thành phố Hồ Chí Minh rất thuận lợi cho việc khai thác kinh doanh dịch vụ vận tải thuỷ Do vậy vận tải thuỷ trở thành một trong những ngành kinh tế huyết mạch góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và của cả khu vực phía Nam
Tốc độ đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cũng
như các tỉnh, thành lân cận làm gia tăng việc vận chuyển hành khách, hàng hóa đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý đường thủy nội địa sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của ngành giao thông đường thủy nói riêng và của nền kinh tế - xã
hội thành phố nói chung Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” có
ý nghĩa thiết thực, giúp cho bản thân hiểu rõ hơn về những kiến thức chuyên ngành
đã học, đồng thời có thể nghiên cứu áp dụng vào tình hình thực tế tại đơn vị, góp phần xây dựng hệ thống giao thông thủy nội địa ngày càng trở nên thuận tiện hơn
và góp phần phát triển kinh tế- xã hội của thành phố
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý giao thông đường thủy nội địa;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn TP HCM, tìm ra những mặt còn hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân;
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý giao thông đường thủy nội địa cho giai đoạn đến năm 2020;
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 2- Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý giao thông đường thủy nội địa;
- Phạm vi nghiên cứu là hệ thống giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
4 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, phân tích số liệu từ hoạt động thực tiễn trong công tác quản lý giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố trong những năm vừa qua
- Phạm vi nghiên cứu: thực trạng hệ thống hạ tầng luồng tuyến giao thông đường thủy nội địa; môi trường giao thông đường thủy và hoạt động phối hợp quản
lý giao thông đường thủy nội địa khu vực thành phố Hồ Chí Minh
5 Nội dung của đề tài (các vấn đề cần giải quyết)
Ngoài phần mở bài và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giao thông đường thủy nội địa
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý giao thông đường thủy nội địa tại bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý giao thông đường thủy nội địa
Trang 3CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
1.1 Khái quát chung về giao thông đường thủy nội địa
1.1.1 Khái niệm đường thủy nội địa
Theo Luật Giao thông đường thủy nội địa: “Đường thủy nội địa là luồng, âu
tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải” [1, tr 75]
1.1.2 Khái niệm giao thông đường thủy nội địa
Cũng theo Luật Giao thông đường thủy nội địa: “Hoạt động giao thông đường thủy nội địa gồm hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông vận tải trên đường thủy nội địa; quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa và quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.” [1, tr
75]
1.1.3 Phân loại đường thủy nội địa
Về phân loại đường thủy nội địa, Bộ Giao thông vận tải đã có quy định tại Điều 5, Chương 2, Thông tư 70/2014/TT-BGTVT quy định: “Đường thủy nội địa được phân loại thành đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa địa phương
và đường thủy nội địa chuyên dùng
Đường thủy nội địa quốc gia là đường thủy nội địa nối liền các trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, các đầu mối giao thông vận tải quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc tuyến đường thủy nội địa có hoạt động vận tải thủy qua biên giới
Trang 4Đường thủy nội địa địa phương là đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chủ yếu phục vụ cho nhiệm
vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương
Đường thủy nội địa chuyên dùng là đường thủy nội địa nối liền cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng vớiđường thủy nội địa quốc gia hoặc đường thủy nội địa địa phương, phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải của tổ chức, cá nhân.”
[5, tr 75]
1.1.4 Vai trò của đường thủy nội địa
Việt Nam là một trong mười nước có hệ thống sông, kênh, hồ, vịnh với tổng chiều dài trên 41.900 km, bao gồm 3.260 sông, kênh, 3260 km bờ biển, trên một trăm cửa sông, nhiều hồ, đầm, phá tạo lập mạng giao thông thủy đến hầu hết các thành phố, thị xã, các khu dân cư và các vùng kinh tế tập trung, thuận lợi cho hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa Từ hàng ngàn năm trước đã được cha ông ta tận dụng tốt cho cuộc sống phong phú đa dạng như lễ hội, du lịch, phát triển thủy sản, phục vụ nông nghiệp, phát triển vận tải cũng như cho công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc Những Bạch Đằng, Sông Lô, Lục Đầu Giang, Cửu Long, Rạch Gầm, Vàm Cỏ mãi mãi đi vào tâm khảm của mọi thế hệ về lòng yêu nước gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc; vận tải đường thủy nội địa đi tiên phong trong các ngành vận tải đã trở thành một nghề truyền thống lâu đời Ưu thế của vận tải đường thủy nội địa là chi phí thấp, vận chuyển hàng hoá khối lượng lớn và ít gây ô nhiễm môi trường Hiện nay, vận tải đường thủy nội địa giữ tỷ trọng khoảng 25% tổng khối lượng hàng hoá vận tải của toàn ngành giao thông vận tải, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%; đặc biệt khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vận tải đường thủy nội địa đảm nhiệm khoảng 60-70% tổng khối lượng vận tải hàng hoá trong khu vực với mức tăng trưởng bình quân khoảng 20% năm Giao thông vận tải đường thủy nội địa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và góp phần giao lưu với một số quốc gia lân cận, đồng thời là ngành có tính chất xã hội hoá cao, nhiều thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh vận tải thủy nội địa
Trang 5Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện
Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng lưới giao thông vận tải Vì thế, những nơi gần các tuyến vận tải lớn, các đầu mối giao thông vận tải cũng là nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ và dân cư Trong việc thực hiện bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, giao thông vận tải đã làm cho người trở nên gần gũi hơn, đồng thời nó là công cụ để thực hiện tốt chính sách này [7, tr 75]
(Trích Giáo trình kinh tế vận tải - Cục đường thủy nội địa)
1.2 Quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa:
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước:
Quản lý nhà nước là sự tác động của chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý, nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước
1.2.2 Khái niệm quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa
“Quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa là sự tác động của chủ thể mang quyền lực nhà nước chủ yếu bằng pháp luật đến các hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông vận tải trên đường thủy nội địa; đối với công tác quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa.” [1, tr 75]
1.2.3 Các nguyên tắc quản lý giao thông đường thủy nội địa
- Hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa phải bảo đảm thông suốt, trật tự,
an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia
Trang 6- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông; thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, an toàn của phương tiện, kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa; đào tạo, nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ; phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông đường thuỷ nội địa; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật
- Phát triển giao thông đường thuỷ nội địa phải theo quy hoạch, kế hoạch và đồng bộ
- Quản lý hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, đồng thời có
sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp[1, tr 75]
1.2.4 Các yêu cầu của quản lý giao thông đường thủy nội địa
* Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa bao gồm: Các công
trình đường thủy nội địa xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất khi hoàn thành đưa vào sử dụng phải bàn giao cho cơ quan quản lý đường thủy nội địa hồ sơ hoàn công được lập theo quy định hiện hành để lập hồ sơ quản lý Hồ sơ hoàn công phải được lưu trữ, quản lý trong suốt thời gian tuổi thọ thiết kế; việc sử dụng, khai thác hồ sơ phải đúng mục đích
* Hồ sơ quản lý công trình đường thủy nội địa gồm:
- Đối với luồng chạy tàu thuyền gồm các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công công trình như bình đồ mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, mặt cắt địa chất, sơ đồ tuyến báo hiệu, tổ chức giao thông và hồ sơ các hệ thống mốc;
- Đối với các công trình âu tàu, kè, đập giao thông khi sửa chữa định kỳ phải lập hồ sơ quản lý và lập kế hoạch kiểm tra theo dõi riêng;
- Đối với báo hiệu, tín hiệu lập sổ lý lịch về báo hiệu, tín hiệu, hồ sơ bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ;
Trang 7- Đối với công trình nạo vét luồng, thanh thải vật chướng ngại gồm các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công như bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, tài liệu về địa chất, vị trí đổ bùn, cát, vật chướng ngại, hồ sơ hệ thống mốc; hồ sơ về tổ chức giao thông
- Đối với công tác điều tra, khảo sát luồng chạy tàu thuyền gồm các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công như bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang và hồ sơ các hệ thống mốc
- Đối với công trình cảng, bến thủy nội địa gồm các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công
* Lập hồ sơ quản lý hành lang an toàn đường thủy nội địa
- Hồ sơ quản lý hành lang an toàn đường thủy nội địa bao gồm các công trình ảnh hưởng đến an toàn đường thủy nội địa, phạm vi thời điểm vi phạm và quá trình
xử lý vi phạm, hồ sơ về mốc chỉ giới;
- Đối với đường thủy nội địa chuyên dùng phải lập riêng để theo dõi cập nhật
bổ sung các phạm vi có liên quan
* Tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ công trình đường thủy nội địa
* Theo dõi tình hình hư hại công trình đường thủy nội địa; tổ chức kiểm tra thường xuyên, phát hiện kịp thời những hư hỏng và các vi phạm về bảo vệ an toàn công trình đường thủy nội địa, tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp xử lý theo quy định
* Định kỳ tháng, quý, năm kiểm tra tình trạng kỹ thuật; kiểm tra đột xuất sau mỗi đợt lũ, bão hoặc các tác động bất thường khác
* Thực hiện đếm và vẽ biểu đồ lưu lượng phương tiện vận tải; theo dõi và vẽ biểu đồ mực nước
* Lập biểu mẫu theo dõi số vụ tai nạn, xác định nguyên nhân ban đầu của từng vụ tai nạn, thiệt hại do tai nạn Phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để giải quyết tai nạn giao thông theo thẩm quyền
* Phân luồng, tổ chức giao thông, chống va trôi; lập hồ sơ các vị trí vật chướng ngại, theo dõi kết quả các vật chướng ngại đã được xử lý
Trang 8* Trực đảm bảo giao thông; theo dõi tình hình thời tiết, thủy văn, bão lũ, các
sự cố công trình, xử lý và báo cáo theo quy định
* Báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định
* Cập nhật các số liệu có liên quan về công trình đường thủy nội địa, hành lang an toàn đường thủy nội địa theo quy định
1.2.5 Cơ sở pháp lý của công tác quản lý giao thông đường thủy nội địa
- Các văn bản liên quan đến công tác quản lý ĐTNĐ gồm có: 28 văn bản
- Các văn bản liên quan đến công tác quy hoạch ĐTNĐ gồm có: 09 văn bản
- Văn bản liên quan đến cơ chế chính sách phát triển ĐTNĐ có: 01 văn bản
- Văn bản liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa có : 01 văn bản
- Các văn bản liên quan đến việc xử lý cán bộ, công chức, viên chức gồm có
: 02 văn bản
[phụ lục 1, tr 76]
1.2.6 Nội dung công tác quản lý giao thông đường thủy nội địa:
Hợp tác quốc
tế
Thanh tra, kiểm tra
Nghiên cứu,
ứng dụng,
đào
Công tác bảo vệ môi trường
P hòng, chống thiên tai Công tác quản
lý hoat động vận tải
Quản lý, đào tạo, cấp, đổi …
Đăng ký , đăng kiểm phương tiện
Công tác quản
lý, bảo trì bảo trì
Công tác tuyên truyền
Ban hành và tổ chức thực hiện VBQP P L
Công tác QH mạng lưới luồng tuyến
Nội dung công tác QLĐTNĐ
Trang 9Hình 1.1: nội dung liên quan đến công tác quản lý GTĐTNĐ
1.2.6.1 Công tác xây dựng, chỉ đạo và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển và bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
Ngày 14/9/2009, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số UBND về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2009 đến 2020, Sở GTVT Tp HCM đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch này và đặt ra mục tiêu phát triển đường thủy nội địa Tp HCM từ 2009 đến năm 2020 như sau:
66/2009/QĐ-Xây dựng và phát triển hệ thống mạng lưới đường thủy và cảng - bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh một cách hợp lý và đồng bộ, hỗ trợ cho giao thông đường
bộ cả về vận chuyển hàng hóa và hành khách, góp phần phát triển kinh tế xã hội Cải thiện môi trường nước, tạo cảnh quan môi trường Tạo tiền đề phát triển du lịch sinh thái, du lịch sông nước
1.2.6.2 Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giao thông đường thủy nội địa
Thực hiện thường xuyên rà soát đề xuất ban hành, sửa đổi bổ sung các nội dung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực ĐTNĐ cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, đồng thời tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giao thông ĐTNĐ
1.2.6.3 Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
- Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về giao thông đường thuỷ nội địa đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng đối tượng nhằm nâng cao sự hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành các quy định về bảo đảm TTATGT đường thuỷ nội địa của của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông đường thuỷ nội địa
Trang 101.2.6.4 Công tác Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
Thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa được quy định tại Điều
8, Điều 9, Chương III, Thông tư 17/2013/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải
Cụ thể như:
* Công tác quản lý đường thủy nội địa:
Về quản lý hồ sơ công trình đường thủy nội địa
- Các công trình đường thủy nội địa xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất khi hoàn thành đưa vào sử dụng phải bàn giao cho
cơ quan quản lý đường thủy nội địa hồ sơ hoàn công được lập theo quy định hiện hành để lập hồ sơ quản lý Hồ sơ hoàn công phải được lưu trữ, quản lý trong suốt thời gian tuổi thọ thiết kế; việc sử dụng, khai thác hồ sơ phải đúng mục đích
- Hồ sơ quản lý hành lang an toàn đường thủy nội địa bao gồm các công trình ảnh hưởng đến an toàn đường thủy nội địa, phạm vi thời điểm vi phạm và quá trình xử lý vi phạm, hồ sơ về mốc chỉ giới;
- Đối với đường thủy nội địa chuyên dùng phải lập riêng để theo dõi cập nhật
bổ sung các phạm vi có liên quan
- Tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ công trình đường thủy nội địa
- Theo dõi tình hình hư hại công trình đường thủy nội địa; tổ chức kiểm tra thường xuyên, phát hiện kịp thời những hư hỏng và các vi phạm về bảo vệ an toàn công trình đường thủy nội địa, tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp xử lý theo quy định
Định kỳ tháng, quý, năm kiểm tra tình trạng kỹ thuật; kiểm tra đột xuất sau mỗi đợt lũ, bão hoặc các tác động bất thường khác
Thực hiện đếm và vẽ biểu đồ lưu lượng phương tiện vận tải; theo dõi và vẽ biểu đồ mực nước
Trang 11Lập biểu mẫu theo dõi số vụ tai nạn, xác định nguyên nhân ban đầu của từng
vụ tai nạn, thiệt hại do tai nạn Phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để giải quyết tai nạn giao thông theo thẩm quyền
Phân luồng, tổ chức giao thông, chống va trôi; lập hồ sơ các vị trí vật chướng ngại, theo dõi kết quả các vật chướng ngại đã được xử lý
Trực đảm bảo giao thông; theo dõi tình hình thời tiết, thủy văn, bão lũ, các sự
cố công trình, xử lý và báo cáo theo quy định
Báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định
Cập nhật các số liệu có liên quan về công trình đường thủy nội địa, hành lang
an toàn đường thủy nội địa theo quy định
Kiểm tra phát hiện và phối hợp với chính quyền địa phương trong việc xử lý
các trường hợp vi phạm lấn chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố (theo
QĐ 2859/QĐ-UBND thành phố)
Cảnh báo, phòng chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch tại các khu vực có nguy cơ
sạt lở bờ sông (theo QĐ 2859/QĐ-UBND thành phố)
* Công tác bảo trì đường thủy nội địa
Công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa bao gồm: Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất
Bảo dưỡng thường xuyên bao gồm các công việc sau:
- Điều tra, khảo sát, theo dõi tình trạng thực tế công trình đường thuỷ nội địa;
- Lắp đặt, điều chỉnh báo hiệu đường thuỷ nội địa trên bờ, dưới nước;
- Nạo vét bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của luồng chạy tàu, thuyền theo cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa đã công bố;
- Sửa chữa nhỏ báo hiệu, tín hiệu, phương tiện, thiết bị, các công trình phục
vụ trên tuyến đường thuỷ nội địa đang khai thác
Sửa chữa định kỳ công trình đường thủy nội địa bao gồm:
- Nạo vét chỉnh trị, thanh thải vật chướng ngại trong luồng và hành lang bảo
vệ luồng;
Trang 12- Sửa chữa lớn báo hiệu, tín hiệu, hệ thống kè đập, âu tàu, công trình chỉnh trị dòng chảy, thủy trí, nhà trạm, nhà điều hành, phương tiện, thiết bị, cảng, bến thủy nội địa, phục vụ công tác quản lý đường thủy nội địa;
- Bổ sung thay thế báo hiệu, tín hiệu định kỳ
Sửa chữa đột xuất công trình đường thủy nội địa bao gồm: sửa chữa sự cố hư
hỏng của công trình đường thủy nội địa do thiên tai bão, lũ hoặc sự cố bất thường khác gây ra
1.2.6.5 Tổ chức thực hiện đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa
* Quy định về phương tiện:
Quy định về đăng kiểm phương tiện (được quy định tại Thông tư BGTVT):
48/2015/TT Thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu
- Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm tra), cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện nhập khẩu
- Kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận cho sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện
Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi
- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong quá trình hoạt động
- Đo đạc xác định trọng tải toàn phần và dung tích của phương tiện
- Đo đạc xác định mạn khô và vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện
- Sao và thẩm định mẫu định hình; thẩm định thiết kế thi công, thiết kế hoàn công cho phương tiện
Trang 13Quy định về công tác đăng ký phương tiện: (được quy định tại Thông tư 75/2014/TT-BGTVT):
- Phương tiện có đủ hồ sơ theo quy định sẽ được cơ quan đăng ký phương tiện
có thẩm quyền được quy định tại Điều 8 thông tư này đăng ký vào sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đăng ký phương tiện thủy nội địa
- Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân chưa có hộ khẩu thường trú nhưng
có hộ khẩu tạm trú tại địa phương thì việc đăng ký phương tiện được thực hiện như trường hợp có hộ khẩu thường trú
- Phương tiện phải được đăng ký trong các trường hợp sau:
+ Chuyển quyền sở hữu;
+ Thay đổi tên, tính năng kỹ thuật;
+ Trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú của chủ phương tiện được chuyển sang đơn vị hành chính cấp tỉnh khác;
+ Chuyển từ cơ quan đăng ký phương tiện khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa;
- Số đăng ký của phương tiện bao gồm 2 nhóm, nhóm số và nhóm chữ
- Kích thước chữ và số được kẻ trên phương tiện theo quy định
- Màu của chữ và số đăng ký khi kẻ phải khác với màu liền kề nơi kẻ
- Số đăng ký của phương tiện phải được kẻ ở nơi không bị che khuất, tại bên trái, bên phải và phía trước cabin của phương tiện
- Trường hợp phương tiện không có cabin thì kẻ tại phần mạn khô ở hai bên mũi phương tiện
- Trường hợp phương tiện không có cabin mà chiều cao mạn khô không đủ
để kẻ số đăng ký theo quy định, cho phép thu nhỏ kích thước khi kẻ nhưng phải kẻ
ở nơi dễ nhìn thấy nhất
- Trường hợp phương tiện chở khách có sức chở trên 12 người, ngoài việc kẻ
số đăng ký còn phải niêm yết cả số lượng người được phép chở trên số đăng ký phương tiện
Trang 141.2.6.6 Quản lý, đào tạo, cấp, đổi, thu hồi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền viên và người lái phương tiện thủy nội địa
* Quy định về điều kiện: (theo quy định tại Điều 6, Chương II, Thông tư 56/2014/TT-BGTVT)
1 Điều kiện dự kiểm tra lấy chứng chỉ thuỷ thủ hạng nhất, hạng nhì; chứng chỉ thợ máy hạng nhất, hạng nhì: đủ 16 tuổi trở lên
2 Điều kiện dự kiểm tra lấy chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất, hạng nhì:
a) Có GCNKNCM thuyền trưởng từ hạng ba trở lên;
b) Có thời gian nghiệp vụ theo chức danh thuyền trưởng hạng ba đủ 18 tháng trở lên
5 Điều kiện dự kiểm tra lấy chứng chỉ điều khiển phương tiện loại II tốc độ cao: có chứng chỉ thuỷ thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất
6 Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư:
a) Có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất hoặc hạng nhì;
b) Có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên Đối với người đã có thời gian
thực tế làm công việc của thuỷ thủ hoặc lái phương tiện hạng nhất hoặc hạng nhì
đủ 30 tháng trở lên được quy đổi tương đương với thời gian nghiệp vụ để dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư
7 Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba:
Trang 15a) Có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất hoặc GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư;
b) Có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên Đối với người đã có thời gian thực tế làm công việc của thủy thủ hoặc lái phương tiện hạng nhất đủ 30 tháng trở lên được quy đổi tương đương với thời gian nghiệp vụ để dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba
8 Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM máy trưởng hạng ba:
a) Có chứng chỉ thợ máy hạng nhất hoặc hạng nhì;
b) Có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên Đối với người đã có thời gian thực tế làm công việc của thợ máy hạng nhất hoặc hạng nhì đủ 30 tháng trở lên được quy đổi tương đương với thời gian nghiệp vụ để dự thi lấy GCNKNCM máy trưởng hạng ba
9 Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba hoặc máy trưởng hạng ba, không phải dự học chương trình tương ứng:
a) Có chứng chỉ sơ cấp nghề được đào tạo theo nghề điều khiển tàu thuỷ, nghề thuỷ thủ hoặc nghề máy tàu thuỷ, nghề thợ máy;
b) Hoàn thành thời gian tập sự đủ 06 tháng trở lên
10 Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì hoặc máy trưởng hạng nhì: có GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba hoặc máy trưởng hạng ba
và có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên, hoặc có chứng chỉ sơ cấp nghề thuyền trưởng hạng ba hoặc máy trưởng hạng ba và có thời gian tập sự đủ 12 tháng trở lên
11 Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì hoặc máy trưởng hạng nhì, không phải dự học chương trình tương ứng:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp được đào tạo theo nghề điều khiển tàu thủy hoặc nghề máy tàu thủy;
b) Hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh thuyền trưởng hạng ba hoặc máy trưởng hạng ba đủ 12 tháng trở lên
Trang 1612 Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhất hoặc máy trưởng hạng nhất:
a) Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;
b) Có GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì hoặc máy trưởng hạng nhì;
c) Có thời gian nghiệp vụ theo chức danh GCNKNCM hạng nhì đủ 30 tháng trở lên
13 Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhất hoặc máy trưởng hạng nhất, không phải dự học chương trình tương ứng:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, cao đẳng trở lên được đào tạo theo nghề điều khiển tàu thủy hoặc nghề máy tàu thủy;
b) Hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh thuyền trưởng hạng nhì hoặc máy trưởng hạng nhì đủ 18 tháng trở lên
1.2.6.7 Công tác quản lý hoạt động vận tải (cấp phép cảng, bến thủy nội địa; công tác cấp phép cho phương tiện vào, rời cảng, bến thủy nội địa
- Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa
- Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh
- Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định Thuyền viên phải đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế
- Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn
vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ
Phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn; tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức
Trang 17về những nguy cơ bị ảnh hưởng của thiên tai, các sự cố tại đơn vị; Rà soát, hiệu chỉnh phương án phòng, chống thiên tai phù hợp với đặc thù của đơn vị; cập nhật
bổ sung phương án PCTT đối với tất cả hình thái thiên tai có thể xảy ra ảnh hưởng đến đơn vị; Kiện toàn tổ chức, lực lượng; chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, hậu cần theo nguyên tắc 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng phó với thiên tai; tổ chức diễn tập các phương án ứng phó đối với các tình huống thiên tai cơ bản để nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố; Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị, giữa các đơn vị với địa phương để thống nhất chỉ huy, điều hành
và phát huy hiệu quả nguồn lực của các đơn vị trong quá trình ứng phó với với các tình huống thiên tai, sự cố; Tiếp tục rà soát lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành; rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng thiết kế, xây dựng các công trình để bảo đảm an toàn cho công trình, cho cộng đồng đối với các hình thái thiên tai; Tổ chức trực ban nghiêm túc và thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định; bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt
1.2.6.9 Công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa (được quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT)
* Đối với phương tiện:
Các phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là phương tiện), tàu biển hoạt động trên đường thủy nội địa phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường như:
- Phương tiện phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về ngăn ngừa ô nhiễm, do phương tiện thủy nội địa;
- Tàu biển phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu;
- Phương tiện, tàu biển hoạt động trên đường thủy nội địa phải có thiết bị che chắn, không để rơi hàng hóa, bụi phát tán gây ô nhiễm môi trường;
- Không đổ các chất thải ra đường thủy nội địa;
Đối với cảng, bến thủy nội địa
Trang 18Chủ đầu tư cảng, bến thủy nội địa hoặc người thuê khai thác cảng, bến thủy nội địa (gọi tắt là chủ cảng, bến thủy nội địa) trong quá trình hoạt động phải có một trong các văn bản sau:
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;
- Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường;
- Giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
- Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết về bảo vệ môi trường
Trách nhiệm của chủ cảng, bến thủy nội địa
- Thực hiện các nội dung tại một trong các văn bản theo quy định, tại khoản
1 Điều này và các quy định của pháp luật hiện hành khác về bảo vệ môi trường;
- Tổ chức thu gom các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cảng, bến và chất thải từ các phương tiện, tàu biển khi phương tiện, tàu biển neo đậu tại cảng, bến; phối hợp với tổ chức có chức năng chuyên môn để tiếp nhận, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Có cán bộ thực hiện công tác bảo vệ môi trường;
- Đối với các cảng: Chủ cảng xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Chủ cảng, bến thủy nội địa kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng ngoài việc thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải thực hiện:
- Xây dựng phương án phòng chống và ứng phó sự cố từ nguồn trên bờ và từ các phương tiện, tàu biển đậu, đỗ, làm hàng tại cảng, bến, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Phương tiện, thiết bị chuyên dùng thu gom, lưu giữ tạm thời, vận chuyển chất thải nguy hại áp dụng theo quy định hiện hành về quản lý chất thải nguy hại
* Đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện
Trang 19- Chủ cơ sở phải thực hiện đầy đủ những yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều
3 Thông tư liên tịch này
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của phương tiện trong quá trình đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi, nâng cấp phương tiện, kể cả việc chế tạo, lắp đặt kết cấu và các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm của phương tiện
- Thu gom, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sửa chữa, phục hồi, đóng mới phương tiện, tàu biển đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải ra môi trường hoặc phối hợp với tổ chức có chức năng chuyên môn để tiếp nhận, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành
- Trong quá trình hoạt động phải bảo đảm tiếng ồn, độ rung nằm trong giới hạn của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và độ rung
- Có cán bộ thực hiện công tác bảo vệ môi trường
* Trong công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, tổ chức thực hiện công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật hiện hành
* Trong xây dựng, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
- Chủ dự án các công trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa căn cứ vào nội dung, quy mô của dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường, trình cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt
- Trong giai đoạn thi công và vận hành dự án, chủ dự án hoặc đơn vị quản
lý, khai thác công trình thuộc dự án có trách nhiệm:
+ Thực hiện đúng các nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt hoặc Cam kết bảo vệ môi trường được chấp nhận;
+ Thu gom chất thải, phối hợp với tổ chức có chức năng chuyên môn để
xử lý chất thải theo quy định của pháp luật hiện hành
Trang 201.2.6.10 Công tác tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Thực hiện nghiên cứu, ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng quản lý ngành, như xây dựng các quy định, tiêu chuẩn ngành như: Bộ khung Tiêu chuẩn, Qui trình, Qui phạm quản lý Đường sông; Phân cấp kỹ thuật ĐTNĐ; Xây dựng đơn giá duy tu bảo dưỡng ĐTNĐ, Định ngạch, Định mức sửa chữa thường xuyên ĐTNĐ; Qui trình khảo sát luồng ĐTNĐ; Đơn giá khảo sát đăng ký luồng ĐTNĐ; Lập bản
đồ địa hình “ATLAS thuỷ đạc”; ứng dụng công nghệ GIS trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng ĐTNĐ; lắp đặt hệ thống thiết bị nhận dạng tự động, camera giám sát hành trình theo dõi trên các phương tiện thủy nội địa; hỗ trợ, tạo điều kiện
để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật chuyên sâu
1.2.6.11 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa
Tăng cường các hoạt động kiểm tra liên ngành, trong đó chú trọng kiểm tra công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện; đào tạo cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện; xử lý vi phạm ngay tại các bến cảng, kiên quyết không cho phương tiện vi phạm các điều kiện bảo đảm an toàn rời cảng,
bến đậu
1.2.6.12 Hợp tác quốc tế về giao thông đường thủy nội địa
- Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường, chú trọng vào các chương trình và định hướng lớn của Đảng và Chính phủ, trong đó đặt trọng tâm vào các đề án xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, các hoạt động nhằm tăng cường năng lực quản lý nhà nước và triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về môi trường;
- Triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác với các nước thành viên ủy hội sông Mê Công quốc tế; đẩy mạnh phối hợp với các nước có liên quan về hợp tác nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công;
Trang 21- Thành lập Nhóm hỗ trợ quốc tế về môi trường, xây dựng một chương trình hợp tác giữa Cục ĐTNĐ Việt Nam với cộng đồng tài trợ quốc tế tiềm năng như Canada, Bỉ, Hà Lan, Liên minh châu Âu Nhật Bản và các tổ chức phi chính phủ như ủy hội sông Mê Công, UNESCAP;
- Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cộng đ ồng quốc tế trong việc tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu; lồng ghép vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu với Chiến lược phát triển ngành đến 2020, định hướng 2030;
- Tăng cường đầu tư vào khoa học công nghệ, xử lý ô nhiễm, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải
1.3 Điều kiện cần thiết để tiến hành công tác quản lý giao thông đường thủy nội địa
1.3.1 Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật
Về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật được Cục ĐTNĐ Việt Nam đã có Quyết định 625/QĐ-CĐTNĐ ban hành kèm theo TCCS 01 quy định cụ thể:
- Nhà Trạm phải đạt từ cấp IV trở lên bố trí đủ phòng làm việc, phòng nghỉ,
có đầy đủ trang thiết bị phục vụ làm việc, tiếp khách và sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên của đơn vị; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt yêu cầu quản lý theo nội quy, quy chế của đơn vị;
- Tuyến đường thủy nội địa đảm bảo chuẩn tắc theo phân cấp kỹ thuật, được lắp đặt hệ thống báo hiệu với tình huống, đúng các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho giao thông vận tải thủy nội địa; hệ thống báo hiệu lắp đặt trên tuyến đường thủy nội địa phải có kích thước, hình dáng, màu sắc, tín hiệu đúng với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt nam; tuyến đường thủy nội địa phải được quản lý, bảo trì và đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến khi có các tình huống xảy ra [8, tr 75]
Trang 22- Công trình băng ngang tuyến đường thủy nội địa phải đảm bảo tĩnh không, khẩu độ, độ sâu ngầm phù hợp với tiêu chuẩn cấp đường thủy nội địa theo quy định
- Chủ công trình, vật chướng ngại, cảng, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, khi thi công các công trình, khai thác tài nguyên và tổ chức các hoạt động dưới nước trên đường thủy nội địa phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông thủy theo đúng quy định
1.3.2 Điều kiện về cơ sở pháp lý
Cần có chính sách, cơ sở pháp lý rõ ràng, tạo được sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các ban ngành chức năng từ Trung ương tới địa phương trong công tác quản lý giao thông đường thủy nội địa
- Để đáp ứng với yêu cầu của công tác quản lý giao thông đường thủy nội địa, ngày 17/06/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Giao thông đường thủy nội địa
sửa đổi bổ sung trong đó bổ sung thêm 01 chương về tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa, đồng thời quy định rõ về bến thủy nội địa:“ Bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện neo đậu, xếp dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác Bến thủy nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến khách ngang sông, bến chuyên dùng”
- Về công tác quản lý đối với cảng bến thủy nội địa Ngày 30 tháng 12 năm
2015, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 83/TT-BGTVT quy định về
tổ chức hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa
- "Về cơ chế chính sách phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa" Ngày 05 tháng 10 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 47/2015/QĐ-TTg (Quyết định 47) Quyết định 47 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12-2015, quy định về các cơ chế, chính sách quản lý đầu tư phát triển, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; khuyến khích đầu tư phương tiện thủy nội địa; hỗ trợ hoạt động khai thác vận tải và dịch vụ vận tải thủy nội địa; hỗ trợ đào tạo người lái phương tiện thủy nội địa Theo đó, với cơ chế, chính sách về
Trang 23quản lý đầu tư phát triển, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, Chính phủ ưu tiên bố trí đủ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác điều chỉnh và thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước; ưu tiên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi như vốn vay viện trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tín dụng ưu đãi về kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phục vụ vận tải hành khách, vận tải công-ten-nơ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nguồn lực địa phương ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư kết cấu hạ tầng bến khách ngang sông tại những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, chưa đầu tư bến khách ngang sông và chưa có điều kiện phát triển các loại hình giao thông khác Đồng thời, căn cứ vào quy định hiện hành xem xét miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước đầu tư xây dựng mới cảng thủy nội địa, cải tạo hệ thống kho bãi, cầu tàu, hệ thống thoát nước và đường nội bộ của cảng thủy nội địa; căn cứ vào nguồn lực địa phương xem xét hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thủy nội địa [2,tr 75]
- Trong lĩnh xử lý vi phạm hành chính, ngày 25/12/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định 132/2015/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa thay thế Nghị định số 95/NĐ-CP ngày 20 tháng
8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa
Trang 24Kết luận chương 1
Hoạt động giao thông đường thủy nội địa bao gồm hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông vận tải trên đường thủy nội địa; quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa và quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa Quản lý giao thông đường thủy nội địa phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp; Quản lý giao thông đường thủy nội địa dựa trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông; thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, an toàn của phương tiện, kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông đường thuỷ nội địa; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật; hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa phải bảo đảm thông suốt, trật
tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền
và lợi ích quốc gia
Trang 25CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TẠI TP HỒ CHÍ MINH
2.1 Giới thiệu tổng quan về các đơn vị quản lý giao thông đường thủy tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hoạt động quản lý giao thông ĐTNĐ rất cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, liên ngành của các ban ngành chức năng trong công tác: Quy hoạch hệ thống giao thông ĐTNĐ, cấp phép, quản lý cảng, bến thủy nội địa, quản lý, bảo trì hạ tầng ĐTNĐ, công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật có liên qua đến ĐTNĐ, mà trong đó phải kể đến vai trò của các đơn vị chủ yếu trong công tác phối hợp quản lý giao thông đường thủy nội địa, cụ thể gồm 5 đơn vị như sau:
- Khu quản lý đường thủy nội địa;
- Trung tâm đăng kiểm phương tiện thủy nội địa
- Cảng vụ đường thủy nội địa;
- Thanh tra Sở Giao thông vận tải;
- Nhiệm vụ:
+ Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án
+ Thực hiện nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo kế hoạch vốn được giao
Trang 26+ Thông báo cho tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại có ảnh hưởng đến
an toàn giao thông đường thủy thực hiện thanh thải vật chướng ngại trong thời gian
do Khu Quản lý đường thủy nội địa quy định
+ Nếu không thực hiện trong thời gian quy định, thì Khu Quản lý đường thủy nội địa thực hiện thanh thải vật chướng ngại đó và tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại phải chịu mọi chi phí (quyền hạn);
+ Tổng hợp tình hình và thực hiện công tác thống kê để thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên theo định kỳ hoặc đột xuất cho Sở Giao thông vận tải khi có vấn đề phát sinh có liên quan theo quy định, để kịp thời xin ý kiến chỉ đạo, xử lý;
+ Trực tiếp thực hiện kế hoạch và quản lý nguồn vốn duy tu sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được giao; quản lý hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và về các lĩnh vực quản lý có liên quan khác;
+ Tham gia ý kiến về các dự án đầu tư xây dựng liên quan đến đường thủy nội địa trong phạm vi quản lý;
+ Đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn của Khu, do các đơn vị khác làm chủ đầu tư, Khu Quản lý đường thủy nội địa có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, phát hiện và thông báo kịp thời đến các cơ quan đôn đốc các đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo đúng quy định Phối hợp với cơ quan chức năng để thực hiện công tác quản lý đường thủy nội địa, quản lý bảo vệ các công trình thuộc
hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa kể cả hành lang bảo vệ bờ trên các tuyến đường thủy nội địa Thực hiện dịch vụ hướng dẫn, điều tiết khống chế đảm bảo giao thông thủy, chống va trôi trên sông, kênh, rạch
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật giao thông đường thủy nội địa
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia vào quy trình xử lý các hành
vi vi phạm khi có yêu cầu
Trang 27+ Tổ chức đo đạc, khảo sát, điều tra hiện trạng và tham mưu cho Sở Giao thông vận tải trong công tác tiếp nhận và công bồ luồng
+ Tổ chức và phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý duy
tu, hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được phân cấp, nhằm đảm bảo an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả;
+ Kiểm tra việc triển khai thực hiện phương án đảm bảo an toàn giao thông
đã được Sở Giao thông vận tải thỏa thuận đối với các công trình thi công trên đường thủy nội địa;
+ Khảo sát nắm vững tình hình kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa để xây dựng kế hoạch về duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa theo định ngạch, định mức, danh mục kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
+ Theo dõi, thống kê, cập nhật lưu lượng phương tiện thủy lưu thông trên tuyến
+ Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư để triển khai thực hiện các dự án sửa chữa hoặc xây dựng cơ bản theo danh mục được Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Giao thông vận tải giao cho Khu Quản lý đường thủy nội địa từ bước chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và khai thác, quản lý công trình hoàn thành theo quy định của pháp luật;
+ Hoạt động lĩnh vực tư vấn bao gồm công tác: Quản lý dự án; lập dự án đầu tư; khảo sát, thiết kế và lập dự toán; thẩm tra thiết kế và dự toán; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa thuộc nhóm B, C và tư vấn đấu thầu các gói thầu liên quan đến việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông đường thủy nội địa theo quy định;
+ Thực hiện dịch vụ sản xuất lắp đặt, duy tu bảo dưỡng phao tiêu báo hiệu giao thông đường thủy nội địa cho các công trình xây dựng trên các tuyến đường thủy nội địa không do Khu làm chủ đầu tư
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị liên quan; thường xuyên kiểm tra các công trình, kể cả hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để sửa chữa kịp thời;
Trang 28+ Căn cứ thực trạng hệ thống tuyến luồng để đề xuất với Sở Giao thông vận tải trong việc cấp các giấy phép thi công trên luồng tuyến giao thông đường thủy nội địa khi có yêu cầu;
+ Quản lý vật tư, phương tiện dự phòng cho công tác đảm bảo giao thông, phòng chống bão lụt khi có yêu cầu;
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án phòng chống bão lụt hàng năm; tổ chức thực hiện công tác khắc phục sửa chữa, ứng cứu khi bão lụt gây ra hư hỏng công trình để kịp thời bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân;
+ Cảnh báo, phòng chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch tại các khu vực có nguy
cơ sạt lở bờ sông; tổ chức thực hiện các dự án chỉnh trị sông, các dự án xây dựng
kè bảo vệ bờ sông trên các tuyến giao thông thủy;
+ Kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp xây dựng trái phép, lấn chiếm mặt nước, hành lang bảo vệ bờ của các tuyến đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa quốc gia, tuyến hàng hải trên địa bàn thành phố
+ Thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, lưu giữ, trao trả hoặc chờ xử lý theo quy định của pháp luật các phương tiện thủy vi phạm do các đơn vị chức năng chuyển đến; thực hiện hoạt động dịch vụ lưu giữ phương tiện thủy cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo đúng quy định của pháp luật
2.1.2 Trung tâm đăng kiểm phương tiện thủy nội địa
- Chức năng:
Trung tâm Đăng kiểm phương tiện thủy nội địa là đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải; thực hiện chức năng chuyên ngành về kiểm tra, giám sát kỹ thuật, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa và đang khai thác, nhằm đảm bảo chấp hành các quy định các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông thủy và phòng ngừa ô nhiễm môi trường
- Nhiệm vụ:
Trang 29+ Xây dựng trình Giám đốc Sở Giao thông vận tải kế hoạch hàng năm về kiểm tra, giám sát kỹ thuật, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa;
+ Thực hiện kiểm tra, giám sát kỹ thuật, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các phương tiện thủy hoạt động trên sông, kênh, rạch, đầm, hồ và vịnh theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và công ước quốc tế có liên quan;
+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan tham gia giám định trạng thái kỹ thuật của phương tiện thủy nội địa, thiết bị xếp dõ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc chủ phương tiện;
+ Thực hiện việc đào tạo, đánh giá và đề nghị bổ nhiệm Đăng kiểm viên của Trung tâm theo quy định;
+ Thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn kỹ thuật khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư một số công trình nhà, trạm và các máy móc, thiết bị phục vụ công tác khi được cấp có thẩm quyền giao;
+ Tổ chức thu các khoản phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu được để lại từ việc thu phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện đúng chế độ, chính sách tài chính kế toán theo quy định của nhà nước;
+ Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu kỹ thuật về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa theo quy định;
+ Tổng hợp tình hình thực hiện công tác, báo cáo theo định
2.1.3 Cảng vụ đường thủy nội địa
- Chức năng:
Trang 30Cảng vụ đường thuỷ nội địa là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa tại cảng, bến thuỷ nội địa nhằm bảo đảm việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và phòng ngừa ô nhiễm môi trường
ra, vào cảng, bến thuỷ nội địa;
+ Không cho phương tiện, tàu biển ra, vào cảng, bến thuỷ nội địa khi cảng, bến hoặc phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn hoặc cảng, bến không đủ điều kiện pháp lý hoạt động;
+ Thông báo tình hình luồng cho phương tiện, tàu biển ra, vào cảng, bến thuỷ nội địa;
+ Kiểm tra điều kiện an toàn đối với cầu tàu, bến, luồng, báo hiệu và các công trình khác có liên quan trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa; khi phát hiện có dấu hiệu mất an toàn phải thông báo cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lý kịp thời;
+ Giám sát việc khai thác, sử dụng cầu tàu, bến bảo đảm an toàn; yêu cầu tổ chức, cá nhân khai thác cảng, bến thuỷ nội địa tạm ngừng khai thác cầu tàu, bến khi xét thấy có ảnh hưởng đến an toàn cho người, phương tiện hoặc công trình; + Tổ chức tìm kiếm, cứu người, hàng hoá, phương tiện, tàu biển bị nạn trong vùng nước cảng, bến thuỷ nội địa;
+ Huy động phương tiện, thiết bị, nhân lực trong khu vực cảng, bến thuỷ nội địa để tham gia cứu người, hàng hoá, phương tiện, tàu biển trong trường hợp khẩn cấp và xử lý ô nhiễm môi trường trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa;
Trang 31+ Tham gia lập biên bản, kết luận nguyên nhân tai nạn, sự cố xảy ra trong khu vực cảng, bến thuỷ nội địa; yêu cầu các bên liên quan khắc phục hậu quả tai nạn;
+ Xử phạt vi phạm hành chính; lưu giữ phương tiện; thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
+ Chủ trì phối hợp hoạt động với các cơ quan quản lý nhà nước khác tại cảng, bến thuỷ nội địa có tiếp nhận phương tiện, tàu biển nước ngoài
2.1.4 Thanh tra Sở Giao thông vận tải
- Chức năng:
Thanh tra Sở là cơ quan trực thuộc Sở Giao thông vận tải (hoặc Sở Giao thông công chính), thực hiện chức năng thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước về giao thông vận tải của ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- Nhiệm vụ:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với
cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Giám đốc Sở;
+ Quản lý công tác thanh tra, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải cho Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra;
+ Tổ chức thực hiện công tác chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giúp Giám đốc Sở tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
2.1.5 Phòng cảnh sát đường thủy
- Chức năng:
Phòng cảnh sát đường thủy thuộc Sở Công an Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng chính là nghiên cứu, đề xuất và trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm luật giao thông,
Trang 32các hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật khác trên các tuyến đường thủy, địa bàn giao thông công cộng theo quy định của pháp luật
- Nhiệm vụ:
+ Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Cục Cảnh sát đường thủy, Giám đốc Công an thành phố và theo kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt + Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc phạm vi tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật
+ Hướng dẫn người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật
về giao thông đường thủy nội địa; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho phương tiện thủy được quyền ưu tiên khi làm nhiệm vụ đặc biệt theo quy định của pháp luật
+ Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông, tổ chức cấp cứu người bị nạn, tham gia giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật
+ Phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác xảy ra trên đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công an
+ Phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự,
an toàn đối với giao thông đường thủy nội địa để báo cáo cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời
2.2 Hệ thống giao thông đường thủy tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hệ thống giao thông thủy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được phân biệt thành 2 hệ thống: hệ thống giao thông đường thủy nội địa và hệ thống giao thông đường biển
2.2.1 Hệ thống giao thông đường thủy nội địa
Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực có hệ thống giao thông đường thủy nội địa phát triển Tổng chiều dài đường thủy có thể khai thác vận tải 975 km Với dân
số hiện tại, mật độ bình quân đạt khoảng 0,156 km/1000 dân và 0,465 km/ km2 Đây là mật độ khá cao tính trên số dân và đặc biệt cao tính trên diện tích lãnh thổ
Trang 33Trong tổng số chiều dài nói trên, hiện có 92 tuyến đường thủy nội địa địa phương do thành phố quản lý với chiều 598,7 km và 07 tuyến đường thủy nội địa
do Trung ương ủy quyền cho thành phố quản lý với chiều dài 56,8 km
- Trên bản đồ thành phố cũng chỉ rõ sự giao lưu rất thuận lợi bằng đường thủy từ thành phố đi ra ngoài theo cả 4 hướng: Đông- Tây- Nam- Bắc
+ Phía Đông: có sông Sài Gòn trải dài theo chiều dọc thành phố và liên kết
với sông Đồng Nai- đi đến thành phố Biên Hòa, Trị An- Hiếu Liêm
+ Phía Tây: có trục kênh Tẻ- kênh Đôi nối dài với sông Chợ Đệm- Bến Lức
thông ra sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây- đi qua Đồng Tháp Mười đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và qua CamPuChia
+ Phía Nam: có kênh Tẻ- rạch Ông Lớn- kênh Cây Khô- rạch Bà Lào-sông
Cần Giuộc- kênh Nước Mặn, qua kênh Chợ Gao, nối sông Tiền về tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long Hoặc theo sông Nhà Bè kết nối với sông Lòng Tàu hoặc Soài rạp
để thông thương ra biển Đông và giao lưu quốc tế
+ Phía Bắc: có sông Sài Gòn, kênh Thày Cai, rạch Tra, kênh An Hạ (vành đai
ngoài) bao quanh qua địa bàn huyện Củ Chi và nối thông với sông Vàm Cỏ Đông
ở phía Bắc
Như vậy: đường thủy nội địa tại TPHCM không chỉ có thể chắp nối TPHCM với các vùng lân cận, liên kết với các tỉnh miền Đông- Nam Bộ, các tỉnh miền Tây (đồng bằng Sông Cửu Long) mà còn vươn ra liên kết với đường biển với các tỉnh ở miền Trung, miền Bắc và giao lưu quốc tế
- Xét trên mặt bằng không gian vận tải, hệ thống đường thủy nội địa khu vực TPHCM cấu thành 3 nhóm:
+ Nhóm các sông- kênh nội thành phố;
+ Nhóm các sông- kênh thuộc các quận huyện ngoại thành;
+ Nhóm các sông- kênh đi liên tỉnh: liên tỉnh miền Tây (đồng bằng Sông Cửu Long) và liên tỉnh miền Đông- Nam Bộ
- Các tuyến đi về miền Tây (đồng bằng Sông Cửu Long): gồm 03 tuyến
+ Tuyến Sài Gòn- Cà Mau, 336 km- qua kênh Xà No (Hậu Giang);
Trang 34+ Tuyến Sài Gòn- Hà Tiên (Kiên Lương), 318,5 km- qua kênh Lấp Vò- Sa Đéc;
+ Tuyến Sài Gòn- Hà Tiên, 288 km- qua Đồng Tháp Mười- Tứ giác Long Xuyên
- Các tuyến đi về Miền Đông: gồm 4 tuyến
+ Tuyến Sài Gòn- Bến Súc- Dầu Tiếng, 90 - 120 km (trên sông Sài Gòn); + Tuyến Sài Gòn- Biên Hòa- Trị An, 59- 103 km (trên sông Đồng Nai);
+ Tuyến Sài Gòn-kênh Xáng An Hạ- kênh Thày Cai- sông Vàm Cỏ Đông, 44 km;
+ Tuyến nối tắt đồng bằng Sông Cửu Long- Vũng Tàu Thị Vải, 55 km (từ sông Vàm Cỏ qua Soài Rạp- Vàm Sát- Lò Rèn- Dinh Bà- Dần Xây- Lòng Tàu- Thị Vải
2.2.2 Các tuyến đường biển
Giao thông đường biển khu vực TPHCM bao gồm 2 chủ thể hoạt động: các luồng tàu biển, và hệ thống các cảng biển mà chủ yếu là cảng Sài Gòn, Tân Cảng, cảng quốc tế VICT, cảng Hiệp Phước và hành loạt các cảng nhỏ lẻ khác nằm dọc theo sông Sài Gòn- Nhà Bè- Soài Rạp;
Luồng chủ yếu và duy nhật hiện nay kết nối TPHCM với thành phố Vũng Tàu là luồng: Sài Gòn- Vũng Tàu- mà cửa ra của nó là cửa Lòng Tàu và Soài Rạp Luồng Sài Gòn- Vũng Tàu có chiều dài L= 92 km Nhờ đặc trưng thủy vận tốt: luồng lạch rộng, độ sâu lớn và ổn định, Sài Gòn- Vũng Tàu đã trở thành luồng vận tải thủy quan trọng của toàn khu vực phía Nam về giao lưu đối ngoại
Luồng đường biển ra cửa Soài Rạp: tuy có ưu thế là có bề rộng lớn (BL > 500m), song luồng thường bị bồi, không ổn định, hiện đã thực hiện xong nạo vét giai đoạn 2 và đang đề xuất thành phố xem xét thực hiện nạo vét giai đoạn 3 Hoạt động giao lưu đường biển tại thành phố, tập trung phần lớn tại khu vực quận 2, quận 7, quận 9 và Nhà Bè mà đại diện là cảng Sài Gòn, cảng Bến Nghé và Tân Cảng, cảng quốc tế VICT Đây là những cảng biển vào loại lớn nhất khu vực thành phố Hồ Chí Minh và của cả nước hiện nay
Trang 35300-2.2.3 Hệ thống cảng biển- cảng, bến thủy nội địa
* Hệ thống cảng biển:
TPHCM là khu vực có nhiều cảng biển Trong hệ thống cảng biển ngoài cảng Sài Gòn- là thương cảng lớn nhất của cả nước, ở thành phố có thể kể ra hàng loạt cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn - Nhà Bè- Đồng Nai như: cảng Sài Gòn, cảng Bến Nghé, Tân Cảng, cảng quốc tế VICT Các cảng xăng dầu: Sài Gòn Petro, cảng Petec, cảng dầu Nhà Bè Các cảng khu chế xuất: cảng Vietsovlighter, cảng rau quả, Tân Thuận Đông Các cảng khu Hiệp Phước, khu Cát Lái… Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển giai đoạn 2011-2015 ước đạt 388,23 triệu tấn, tăng 21% so với giai đoạn 2006-2010 (320 triệu tấn)
* Hệ thống cảng, bến thủy nội địa:
- Cảng thủy nội địa: TPHCM có một hệ thống các cảng tác nghiệp hàng hóa thuộc nội thành và vùng ven Chức năng chủ yếu của các cảng này là tác nghiệp xếp, dỡ hàng hóa từ đồng bằng Sông Cửu Long về thành phố và ngược lại, đồng thời tham gia vào giải tỏa hàng hóa từ các cảng biển đi các nơi Có thể nêu ra các cảng chủ yếu sau:
Trang 36Sản lượng hàng hóa thông cảng, bến thủy nội địa giai đoạn 2011-2015 ước đạt 119, 5 triệu tấn, tăng 20% so với giai đoạn 2006-2010 (90 triệu tấn) [10, tr75]
( Văn kiện ĐH đại biểu Đảng bộ Sở GTVT nhiệm kỳ 2015-2020)
2.3 Đánh giá về công tác quản lý giao thông đường thủy nội địa
2.3.1 Về công tác quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy nội địa
Giao thông vận tải thuỷ nội địa là một trong những lĩnh vực rất quan trọng của giao thông vận tải, góp phần phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt với tổng chiều dài trên 1.700 km gồm 324 tuyến sông, kênh, rạch lớn nhỏ với 05 cảng sông, 07 bến tàu khách và tàu du lịch, hàng ngàn bến bãi, kho hàng, hàng ngàn phương tiện vận tải thuỷ thường xuyên hoạt động Điều kiện tự nhiên của hệ thống sông, kênh, rạch thành phố Hồ Chí Minh rất thuận lợi cho việc khai thác kinh doanh dịch vụ vận tải thuỷ Do vậy, giao thông vận tải thuỷ trở thành một trong những ngành kinh tế huyết mạch góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và của cả khu vực phía Nam
Nắm bắt được vai trò tiềm năng của giao thông thuỷ nội địa, ngày 14/9/2009 TPHCM đã thông qua Quyết định số 66/2009/QĐ-UBND về Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009-2020 Đây là cơ sở để thành phố đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực Tp.Hồ Chí Minh một cách hợp lý và đồng bộ, có quy
mô phù hợp với từng khu vực, hình thành những trung tâm kết nối giữa vận tải thủy nội địa với các phương thức vận tải khác Đồng thời, khuyến khích đầu tư và phát triển các công trình liên quan trực tiếp đến hệ thống sông, kênh, rạch, phát triển năng lực giao thông vận tải đường thủy, hỗ trợ hữu hiệu cho vận tải đường bộ
và phục vụ vận tải đường biển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và cải tạo cảnh quan môi trường đô thị của thành phố
Tuy nhiên, sau gần 6 năm kể từ ngày triển khai thực hiện quyết định trên Đến nay những mục tiêu đặt ra vẫn chưa có sự chuyển biến rõ ràng, ngoài việc rà soát, công bố đưa vào khai thác một số tuyến luồng phục vụ vận tải và du lịch Nhìn
Trang 37chung, giao thông thuỷ của thành phố vẫn còn nhiều bất cập như: Chưa gắn kết được với giao thông đường bộ, đường sắt và hệ thống cảng, bến đầu tư còn chưa hợp lý; cơ sở hạ tầng trên luồng tuyến không phù hợp với cấp kỹ thuật theo quy hoạch (nhiều cầu có tĩnh không thấp); hệ thống kênh rạch không được nạo vét thường xuyên, nhiều luồng tuyến có sự thay đổi lớn về thông số kỹ thuật ảnh hưởng đến khả năng khai thác của các tàu có tải trọng lớn; hệ thống báo hiệu chưa được đầu tư đồng bộ hỗ trợ cho hoạt động vận tải; Hoạt động xếp dỡ hàng hoá và quản lý cảng, bến thuỷ nội địa vẫn còn nhiều bất cập,… Bên cạnh đó, mặc dù du lịch đường thủy được đặt ở vị trí chiến lược trong phát triển du lịch của Thành phố, tuy nhiên lợi thế này vẫn khó khai thác do hệ thống cầu tàu, nhà chờ, bến đậu… khá thiếu và yếu về chất lượng Nhìn chung, sau 6 năm triển khai quy hoạch, ngoài việc gia tăng số lượng tuyến đường thủy nội địa do thành phố quản lý từ 87 tuyến lên thành 92 tuyến với tổng chiều dài 598,7 km (6 tuyến đường thủy nội địa Quốc gia chuyển về thành phố quản lý và 1 tuyến đường thủy nội địa địa phương chuyển
về Hàng Hải quản lý) thì đầu tư về chiều sâu đối với hệ thống giao thông đường thuỷ của thành phố vẫn chưa có gì đáng kể
Bên cạnh đó, từ sau thời điểm ban hành Quyết định số 66/2009/QĐ-UBND ngày 14/9/2009 cho đến nay Chính phủ nói chung và Bộ Giao thông vận tải nói riêng cũng đã ban hành rất nhiều văn bản pháp lý về việc phê duyệt các quy hoạch chuyên ngành Giao thông Vận tải có liên quan đến hệ thống Giao thông Đường thủy của Thành phố như: Quyết định số 3327/QĐ-BGTVT ngày 29/08/2014 về Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1108/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng Đường thủy nội địa khu vực phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 355/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/02/2013 về
Trang 38việc phê duyệt “Điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”; Thông tư số 36/2012/TT-BGTVT ngày 13/9/2012 của Bộ Giao thông Vận tải Quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa;… Như vậy, rất nhiều đề án quy hoạch cũng như dự án giao thông đường thủy của Quốc gia vẫn chưa được cập nhật, bổ sung chính thức nhằm xác định bộ khung hệ thống giao thông đường thủy quốc gia đi qua trên địa của Thành phố
2.3.2 Công tác quản lý, bảo trì hệ thống hạ tầng đường thủy nội địa
- Đối với công tác quản lý, bảo trì hạ tầng đường thủy nội địa địa phương: Thông qua công tác quản lý địa bàn đã thực hiện duy tu, sửa chữa kịp thời các trường hợp hư hỏng phát sinh trên hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được phân cấp quản lý như trên địa bàn thành phố Nhìn chung, công tác quản lý, bảo trì hệ thống hạ tầng đường thủy nội địa mới chủ yếu thực hiện duy tu thường xuyên được phần kè bờ, báo hiệu và nạo vét cục bộ một số tuyến luồng; còn nhiều công trình cầu vượt sông có tĩnh không, khẩu độ thông thuyền chưa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật ĐTNĐ và tĩnh không của nhiều vị trí đường dây điện qua sông chưa thích ứng cho an toàn của giao thông thủy Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của phương tiện lưu thông trên các tuyến ĐTNĐ, làm tiêu tốn nhiều thời gian do phải chờ đợi nước thủy triều; Đối với các tuyến ĐTNĐ
có độ sâu luồng kèm theo tĩnh không, khẩu độ thông thuyền không đảm bảo thì khi phương tiện lưu thông trên tuyến không những bị rào cản bởi tĩnh không cầu mà còn bị mắc cạn do độ sâu luồng chạy tàu bị hạn chế làm giảm sự lưu thông của phương tiện sẽ kéo theo chi phí hàng hóa tăng cao, làm giảm sự cạnh tranh trong thị trường hàng hóa, kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội Bên cạnh đó, hạ tầng ĐTNĐ chưa đảm bảo, lại không được đầu tư đúng mức, trong khi đó phương tiện lại được đầu tư đóng lớn hơn đã làm cho hoạt động giao thông thủy không đồng
bộ
Trong các năm vừa qua, thông qua công tác quản lý đã phát hiện kịp thời nhiều trường hợp vi phạm lấn chiếm sông, kênh, rạch và đã phối hợp với các ban
Trang 39ngành, địa phương có liên quan xử lý 209 trường hợp tồn đọng kéo dài qua các năm
Số lượng bến khách ngang sông trên địa bàn thành phố trong những năm qua cũng đã giảm đi, năm 2011 có 37 bến đến nay còn 34 bến khách ngang sông đang hoạt động trên địa bàn thành phố, các bến này đều có giấy phép, phương tiện vận tải hành khách đều có đăng ký và đăng kiểm kỹ thuật đúng theo quy định; phối hợp với các ban ngành chức năng có liên quan thực hiện tốt công tác kiểm tra nhắc nhở chủ bến, người điều khiển phương tiện chấp hành tốt Luật Giao thông đường thủy nội địa và Thông tư 15/2012/TT-BGTVT ngày 10/5/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông; nhắc nhở các bến khách ngang sông thực hiện các điều kiện đảm bảo an toàn giao thông đường thủy như: kiểm tra điều kiện an toàn về PCCC, không chở quá số khách quy định, người điều khiển phương tiện có chứng chỉ chuyên môn phù hợp, đề nghị các bến khách ngang sông
ký bảng cam kết đảm bảo trật tự an toàn tại bến trong ngày các ngày lễ, tết Kịp thời phát hiện hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông thủy và thông báo đến các ban ngành chức năng, chính quyền xử lý theo quy định,…
Công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia ủy quyền thường xuyên gặp nhiều khó khăn vướng mắc và bất cập Cụ thể như sau: Bộ Giao thông vận tải ủy quyền và giao kinh phí cho Khu Quản lý đường thủy nội địa để tổ chức thực hiện công tác đặt hàng lựa chọn nhà thầu thực hiện công tác quản lý, bảo trì thường xuyên đối với 07 tuyến ĐTNĐ quốc gia ủy quyền Đối với công tác bảo trì không thường xuyên, nguồn kinh phí thực hiện công tác này Bộ Giao thông vận tải lại bố trí kinh phí và giao nhiệm vụ cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý
và tổ chức thực hiện và giao cho Chi cục ĐTNĐ phía Nam kiểm tra, giám sát và nghiệm thu (tại văn bản số 1840/CĐTNĐ-QLHT ngày 03/9/2015 của Cục đường thủy nội địa Việt Nam) dẫn đến những khó khăn và bất cập trong công tác quản lý
và tổ chức thực hiện; Hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu trên các tuyến trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia ủy quyền được lắp đặt đã lâu nên thường
Trang 40xuyên phát sinh hư hỏng đột xuất làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông thủy trên
tuyến Theo yêu cầu của Cục ĐTNĐ (Khu QLĐTNĐ chỉ được giao nhiệm vụ lập biên bản xác nhận khối lượng, nguyên nhân hư hỏng và tổng hợp báo cáo Cục ĐTNĐ Việt Nam để Cục xem xét bố trí vốn và lên kế hoạch thực hiện) Với cách tổ
chức thực hiện như hiện nay đã dẫn đến việc hệ thống kết cấu hạ tầng hư hỏng kéo dài chưa được khắc phục kịp thời gây mất an toàn giao thông trên tuyến Ngoài ra, trong năm việc thẩm định, phê duyệt dự toán của Cục ĐTNĐ chậm làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện công tác bảo trì đường thủy nội địa
2.3.3 Công tác cấp phép xây dựng, thỏa thuận vị trí mép bờ cao xây dựng công trình kè bờ trên ĐTNĐ; công tác cấp phép hoạt động cảng, bến thủy nội địa; công tác cấp phép cho phương tiện vào, rời cảng, bến thủy nội địa
* Tình hình cấp phép xây dựng, thỏa thuận vị trí xây dựng kè bờ:
Công tác cấp phép xây dựng và thỏa thuận vị trí xây dựng kè bờ trên ĐTNĐ
đã được Sở GTVT quan tâm thực hiện từ các khâu kiểm tra hiện trường mép bờ cao - Thỏa thuận mép bờ cao- Thiết kế cơ sở - Bàn giao mốc để thi công công trình Trong những năm gần đây, mỗi năm Sở GTVT đã thực hiện thỏa thuận trung bình 112 công trình liên quan đến sông, kênh, rạch
* Tình hình cấp phép cảng, bến thủy nội địa:
Trong năm 2015, Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện cấp và gia hạn 347 lượt giấy phép cho các cảng, bến thủy nội địa đang hoạt động Trong đó, có 208 cảng, bến hàng hóa; 55 cảng, bến hành khách; 57 bến thi công công trình; 27 bến neo đậu phương tiện, tập kết rác và 34 bến khách ngang sông trên địa bàn thành phố