1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kinh nghiệm dạy học đọc hiểu văn bản chuyện người con gái nam xương

25 927 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 883 KB

Nội dung

Đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản 2.2.Thực trạng của việc dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường THCS

Trang 1

2.1.1 Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích

2.1.2.Đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản

2.1.3 Đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản

2.2.Thực trạng của việc dạy học đọc hiểu văn bản “

Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ trong

chương trình Ngữ văn 9 ở trường THCS trước khi áp

dụng đề tài.

9

2.3.Một số giải pháp đổi mới dạy học đọc hiểu văn bản “

Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ trong

chương trình Ngữ văn 9 ở trường THCS

10

2.3.1 Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện

đại với phương pháp dạy học truyền thống; áp dụng các kĩ

thuật dạy học hiện đại và tích hợp kiến thức liên môn 11

2.3.2 Sử dụng tích cực, triệt để và hiệu quả các đồ

dùng, thiết bị dạy học hiện đại , đặc biệt là việc ứng dụng

công nghệ thông tin.

Trang 2

2.3.5 Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng dẫn

thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng để thiết kế giáo án và

thực hiện quá trình dạy học

13

2.3.6 Phân loại đối tượng học sinh và thực hiện dạy học

Trang 3

Đối với nươc ta, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được quy định rõ trongLuật giáo dục nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (điều 28) đã chỉ rõ:

“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Đối với việc thực hiện dạy học chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở(THCS) nói chung, dạy học chương trình Ngữ văn lớp 9 nói riêng, việc đổi mớiphương pháp dạy học nhằm phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh cũng đangđược thực hiện rất tích cực và đã có nhiều chuyển biến tích cực Một trong nhữngphương pháp được áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn lớp

9 mà cả giáo viên (GV) và học sinh (HS) đều quan tâm nhằm giải mã văn bản trongquá trình dạy học các văn bản văn chương là phương pháp đọc - hiểu văn bản theoloại thể

Đối với văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” trích tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của nhà văn Nguyễn Dữ là một trong những áng văn hay có giátrị nội dung sâu sắc, giá trị nghệ thuật độc đáo nên được các nhà biên soạn chươngtrình lựa chọn đưa vào dạy học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 qua hai tiết 16 và tiết

17 nhằm đem đến cho chúng ta hiểu hơn về những giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc,cho ta những bài học nhân sinh vô cùng quý báu, đặc biệt là bối đắp cho thế hệ trẻmột bài học quý về kĩ năng sống

Qua tìm hiểu thực tế dạy học đọc - hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương”, tôi nhận thấy việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học của giáo

viên để tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp cận, khám phá và lĩnh hội các đơn vị kiếnthức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn còn có nhiều vấn đề chưa thỏa đángnên phần nào đã ảnh hưởng đến thái độ học tập, tinh thần tự học, kĩ năng sống củahọc sinh

Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Kinh nghiệm dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ” để

nghiên cứu làm sáng kiến kinh nghiệm dạy học trong năm học 2015 - 2016 vớimong muốn sẽ đóng góp thêm một cách nhìn và hướng đi rõ hơn trong việc thượchiện đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS, đặc biệt là dạy họcđọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo địnhhướng lấy học sinh làm trung tâm, đề tài này tập trung nghiên cứu các phương phápdạy học tích cực, các kĩ thuật dạy học hiện đại để áp dụng vào dạy học đọc hiểuvăn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ở hai tiết dạy học

16 và 17 trong chương trình Ngữ văn đem lại cách nhìn mới, hướng tiếp cận giải

mã văn bản mang lại hiệu quả cao trong dạy học, để chia sẻ với bạn bè, đồng

Trang 4

nghiệp một chút kinh nghiệm dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học mônNgữ văn

1.3.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp, kĩ thuật dạy học đọc hiểuvăn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ trong chương trìnhNgữ văn lớp 9

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng những phương pháp sau:

1.4.1.Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phân tích,Tổng hợp, những lí luận về đổi mới phương pháp dạy học theođịnh hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh, các kĩthuật dạy học hiện đại như kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn phủbàn, phương pháp đọc hiểu văn bản để làm tiền đề về cơ sở lí luận cho việc nghiêncứu về phương pháp, kĩ thuât dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gáiNam Xương” của Nguyễn Dữ

1.4.2 Phương pháp thực nghiệm

Trên cơ sở lí luận, đề tài thiết kế hai tiết giáo án (tiết 16 và tiết 17 theo phânphối chương trình Ngữ văn THCS) đọc hiểu văn bản“ Chuyện người con gái NamXương” của Nguyễn Dữ để ứng dụng vào việc dạy thực nghiệm để đánh giá chấtlượng, hiệu quả của đề tài nghiên cứu

Như chúng ta đã biết ngày 04/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã

ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI(Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đápứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và

hội nhập quốc tế Nội dung trong Nghị quyết đã khẳng định “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực….Đổi mới phương pháp dạy - học là một trong những mục tiêu lớn

Trang 5

ngành giáo dục & đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay” đã nhấn mạnh rất rõ ràng và cụ thể: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên" và chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính Trị đã khẳng định : " Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ớ các cấp học, bậc học, ngành học.

Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh là hình thành và pháttriển ở các em năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếmthông tin ), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tưduy theo nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổchức, hướng dẫn của giáo viên”

Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực đượcthể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:

Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học

sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thứcđược sắp đặt sẵn Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạtđộng học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào cáctình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn

Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài

liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và pháthiện kiến thức mới Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổnghợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành vàphát triển tiềm năng sáng tạo

Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành

môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinhnghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung

Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến

trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học) Chú trọngphát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hìnhthức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để cóthể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót

2.1.2.Đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng môn học

Đối với việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các nhà trườngnói chung, đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở tường THCS nói riêngcũng không nằm ngoài sự đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huytích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh Tuynhiên hiện nay chúng ta đang được chứng kiến sự phát triển kì diệu của khoa học kĩ

Trang 6

thuật, sự bùng nổ công nghệ thông tin thì vấn đền về văn hóa đọc và việc dạy họcvăn trong nhà trường không còn hứng thú với học sinh như trước Ai cũng biết rằngvăn chương bao giờ cũng là sản phẩm của tâm hồn, con tim và khối óc của ngườisáng tác Văn chương có tác động sâu sắc đến bạn đọc, đến cuộc sống con người.

So với các môn học khác trong nhà trường, môn văn vừa có tính khoa học vừa cótính nghệ thuật lại có khả năng bồi dưỡng, khả năng phát triển tư duy thẩm mĩ chohọc sinh một cách hiệu quả nhất

Vậy để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong dạy học văn thì chúng ta phảithực hiện tốt một số biện pháp đổi mới theo đặc trưng môn học như sau:

Một, cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống: Các phương pháp dạyhọc truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là những phương phápquan trọng trong dạy học Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏcác phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cảitiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng Tuy nhiên, cácphương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh cácphương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy họcmới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực vàsáng tạo của học sinh như tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trongthuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề

Hai, kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học: Vì không có một phương

pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học Mỗiphương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhựơc điểm và giới hạn sử dụngriêng Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trongtoàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực vànâng cao chất lượng dạy học

Ba, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề: dạy học giải quyết vấn đề (dạy họcnêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằmphát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề Dạy học giảiquyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh,

có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhaucủa học sinh Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn,cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn Tuy nhiên nếu chỉ chú trọngviệc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫnchưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn Vì vậy bêncạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy họctheo tình huống

Bốn, vận dụng dạy học theo tình huống: dạy học theo tình huống là một quanđiểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắnvới các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp Vận dụng dạy học theo cáctình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhàtrường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa

Trang 7

rời thực tiễn Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tìnhhuống mô phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực Nếu chỉ giải quyết các vấn đềtrong phòng học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự,chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.

Năm, tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp

lý hỗ trợ dạy học: Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mớiphương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hànhtrong dạy học Việc sử dụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệgiữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy học

Sáu, sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo: kĩ thuậtdạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tìnhhuống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học như kĩ thuật

“động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, Bản đồ tư duy…

Bảy, chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn: phương pháp dạy

học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học Vì vậy bên cạnh nhữngphương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khác nhau thì việc sử dụngcác phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn

Tám, bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh: phương pháphọc tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huytính sáng tạo của học sinh Có những phương pháp nhận thức chung như phươngpháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phươngpháp làm việc nhóm, … Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho họcsinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn

Chín, giáo viên phải rèn cho học sinh luôn tích cực suy nghĩ, chủ động tham

gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện thái độ vàtình cảm đúng đắn Học sinh mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cánhân trước các vấn đề của bộ môn ngữ văn, tiếng Việt, tập làm văn; đánh giá và tựđánh giá các quan điểm của bản thân, của nhóm; tích cực sáng tạo trong vận dụngkiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễnhọc tập bộ môn

Tóm lại có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với nhữngcách tiếp cận khác nhau, việc đổi mới phương pháp dạy học còn đòi hỏi những điềukiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và điều kiện về tổ chức dạy học Bêncạnh đó , đối với môn Ngữ văn, trong quá trình dạy học giáo viên còn phải lưu ýđến đặc trưng loại thể để tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập có hiệu quả vì mỗimột thể loại văn học có một đặc trưng riêng nên con đường tiếp cận và khai tháckiến thức văn chương theo đặc trưng loại thể là một trong những con đường đemlại hiệu quả trong dạy học

2.1.3.Đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng loại thể

Trang 8

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong dạy học các văn bản trong chươngtrình Ngữ văn, cùng với việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo đặctrưng môn học, giáo viên phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề dạy học theo đặc trưngloại thể Do phạm vi nghiên cứu của đề tài là đọc hiểu văn bản “Chuyện người congái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ, nên vấn đề đặc trưng loại thể được trìnhbày ở đây là đặc trưng loại thể của văn học Trung đại Việt Nam

Một là đặc trưng loại thể của văn học Trung đại Việt Nam mang tính songngữ trong các thể loại văn học ( do chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán nên ngôn ngữviết của văn học Trung đại là chữ Hán và chữ Nôm)

Hai là văn học trung đại chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển,

tôn giáo ( tư tưởng kinh điển và tôn giáo đã cung cấp cảm hứng, đề tài, chủ đề vàgợi ý các thể loại văn học trung đại, các tôn giáo và học thuyết phật, Nho, Đạo đãảnh hưởng và tạo nên những nét đặc thù trong quan niệm của người trung đại vềbản chất vũ trụ, không gian và thời gian, thiên nhiên, con người Vì vậy muốn lígiải những vấn đề thuộc về bản chất của văn chương, cái hay cái đẹp của tác phẩmvăn chương thời trung đại tất yếu phải dựa trên những quan niệm nghệ thuật đặcthù về thế giới con người thời trung đại chẳng hạn, khi tìm hiểu các truyện trong “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ, chúng ta phải thấy được các truyện được viếtchịu ảnh hưởng của quan điểm Nho giáo và Phật giáo, Thuyết “nhân quả” của đạo

Phật ảnh hưởng khá rõ trong các kết thúc câu chuyện);

Ba là văn học Trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian (Văn

học viết Việt Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều phát triển trên

cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian Mối quan hệ giữa văn học viếttrung đại Việt Nam và văn học dân gian biểu hiện ở chỗ: văn học viết tiếp thu vănhọc dân gian từ đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, quan niệm thẩm mĩ ở khía cạnh ngôn ngữ

và thể loại Trong quá trình phát triển hai thể loại luôn có mối quan hệ biện chứng,tác động, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển Văn học dân gian là nền tảng của sựhình thành các thể loại tự sự, các tập văn xuôi chữ Hán, các truyện Nôm và các tậpthơ ca của tác giả);

Bốn là văn học Trung đại Việt Nam thường cảm thụ và diễn tả thế giới thông

qua một hệ thống ước lệ phức tạp và nghiêm ngặt (Hệ thống ước lệ có ba tính chất:tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ; tính sùng cổ; tính phi ngã Về tính uyên bác

và cách điệu hóa: quan niệm văn chương viết ra chỉ để dành cho bậc “tao nhân mặckhách”, “chính nhân quân tử” nên có tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ Cácnhà nho sĩ sáng tác bằng chữ Hán có một phần vì họ cho đó mới là thứ văn chươngsang trọng Những người thưởng thức là tầng lớp trí thức tài hoa, có ý thức thẩm mĩcao.Về tính sùng cổ: Con người trung đại quan niệm thời gian xoay tròn, tuần hoàn,không mất đi mà quay trở lại gốc nguồn Do tính sùng cổ mà văn học trung đại đầydẫy những điển cố, điển tích, những từ cổ…Trong sáng tác việc lặp lại truyện cũ,

mô phỏng văn chương xưa chẳng những không bị chê trách mà còn là một cách tạothêm giá trị cho sáng tác của mình.Về tính phi ngã: Thời trung đại, ý thức cá nhân,

cá thể chưa có điều kiện phát triển Sự khinh trong đối với một cá nhân không căn

Trang 9

cứ vào phẩm giá của chính cá nhân ấy mà căn cứ cá nhân thuộc dòng họ nào, đẳngcấp nào, có địa vị gì trong bậc thang xã hội từ đó tạo ra hệ thống ước lệ nghệ thuật

có tính chất phi ngã Nhà văn cảm thụ và diễn tả thiên nhiên không bằng con mắtquan sát của cá nhân mình, cũng như tranh vẽ, thơ vịnh cảnh đều có quy định sẵntheo công thức: tứ quý, xuân lan, thu cúc…luật phối thanh của thơ phú cũng quyđịnh chặt chẽ khiến người làm thơ phải diễn tả thế giới bằng thính giác phi ngã củacộng đồng “tao nhân mặc khách”…người viết văn có một kho từ điển, kho thi liệu,văn liệu chung được sử dụng trong sáng tác Và vì vậy, thể loại văn học trung đạicũng mang tính quy phạm;

Năm là con người trong văn học trung đại là con người vô ngã và con người

hữu ngã: Vô ngã là một phạm trù đặc trưng của văn học trung đại Vì đứng trước xãhội, con người chưa tách khỏi môi trường xã hội, còn gắn chặt với cộng đồng, gắnchặt với nước cá nhân tồn tại trong đất nước, không tồn tại “tự nó và cho nó” Cánhân gắn chặt với gia tộc, với tập đoàn” “Việc sống trong tập đoàn không đè nặnglên nó, ngược lại, đó là ngọn nguồn khoái cảm cho nó… Con người trung đại thấymình gắn chặt với cộng đồng là một điều tự nhiên, là vinh dự, là đạo lí nên cảmthấy vui sướng, tự hào Họ chưa khẳng định rõ bản ngã của mình, một con người

vô ngã hoặc chủ yếu là vô ngã Vì vậy trong quan niệm văn học trung đại, nổi nênchủ đạo như mọi người đã thừa nhận là quan niệm “văn dĩ tải đạo” “văn dĩ minhđạo” “văn dĩ quán đạo”

2.2.Thực trạng của việc dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường THCS trước khi áp dụng đề tài

Trong những năm qua, tuy đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theođịnh hướng lấy học sinh làm trung tâm, nhưng hiệu quả, chất lượng dạy học đọchiểu văn bản văn học Trung đại ở các trường THCS nói chung, việc dạy học vănbản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ trong chươngtrình Ngữ văn 9 nói riêng đem lại kết quả chưa thỏa đáng Kết quả khảo sát chất

lượng dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn

Dữ tại trường THCS Quảng A, trường THCS Quảng B năm học 2014 - 2015 cụ

Trang 10

+ Về học sinh: do ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ thông tin nên có thiên hướng học lệch về các môn học tự nhiên, các môn khoa học xã hội bị xem nhẹ, văn hóa đọc bị lu mờ, việc học văn không có mấy hứng thú nên hiện tượng học tủ, học lệch, học đối phó vẫn còn tồn tại.

+ Về nhà trường: Các trang thiết bị, phương tiện hiện đại phục vụ cho việc đổi mới dạy học ở các trường THCS còn yếu hoặc thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu cần thiết của việc dạy học

+ Về phía gia đình: do trình độ học vấn có hạn chế, áp lực về thời gian, áplực về công việc ngày càng lớn nên sự đôn đốc kiểm tra việc của học sinh học ởnhà đối với các bậc cha mẹ chưa cao, thậm chí còn phó mặc cho nhà trường chính

vì vậy tính tự giác, tích cực học tập ở học sinh thiếu nghiêm túc

2.3.Một số giải pháp đổi mới dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường THCS

Như chúng ta đã biết tác phẩm văn chương là sản phẩm tinh thần của ngườinghệ sĩ Muốn cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong từng tác phẩm văn chương thìđiều trước tiên đối với người tiếp nhận phải tự mình đọc lấy thì hình tượng, cảmxúc từ văn bản mới dấy lên trong lòng mình Người ta không ai thưởng thức hộ cáiđẹp, phong cảnh,… cho người khác, cũng không ai xem hộ một bộ phim, thưởng

thức một bài thơ cho kẻ khác… Vậy dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kĩ

năng đọc để giúp các em có thể đọc hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại Từ đọc hiểuvăn mà trực tiếp tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng vàcảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cátính Đó là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho học sinh năng lực của chủ thểtiếp nhận thẩm mĩ

Với phạm vi đề tài này, tôi cũng mạnh dạn đưa ra và thể nghiệm một vài giảipháp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện ngườicon gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để cùng được chia sẻ với bạn bè đồng

nghiệp, mong góp phần vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục

Trang 11

2.3.1 Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại với phương pháp dạy học truyền thống; áp dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại và tích hợp kiến thức liên môn

Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống ( đàm thoại, thuyếttrình, …) với phương pháp dạy học hiện đại (Phương pháp học nhóm, phương phápgiải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai…) và các kĩ thuật dạy học hiện đại như:

Kĩ thuật mảnh ghép; kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật “ bản đồ tư duy”…nhằm pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh Trong quá trình dạyhọc, có sự tích hợp các kiến thức liên môn vào trong bài giảng như môn địa lí, mônGDCD…để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đặc biệt là kĩ năng giao tiếp ứngxử

2.3.2 Sử dụng tích cực, triệt để và hiệu quả các đồ dùng, thiết bị dạy học hiện đại , đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, giáo viên sẽ xâydựng được bài giảng sinh động và đa dạng hơn Nếu như trước đây, trong một giờdạy văn bản, giáo viên chỉ có thể đưa ra một vài hình ảnh để học sinh quan sát Cònbây giờ, khi có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên có thể kết hợp được rấtnhiều phương tiện (như tranh ảnh, các bài hát hoặc các khúc ngâm, các đoạn phim)

để xen kẽ vào bài giảng của mình Điều này đã thu hút được sự chú ý, hứng thú vàtập trung của học sinh

Công nghệ thông tin đem lại nhiều tiện ích trong quá trình dạy- học Tuy nhiên,nếu giáo viên lạm dụng sẽ đưa đến những tác dụng không mong muốn Nếu bài đưa

ra quá nhiều tranh ảnh, hiệu ứng tuỳ tiện, nó sẽ làm học sinh phân tâm, làm giảmchất lượng của bài học Do vậy, giáo viên cần phải biết lựa chọn những hình ảnh,

âm thanh phù hợp với nội dung của từng bài, từng phần để đạt hiệu quả như mongmuốn Không những thế, giáo viên cần phải thường xuyên trau dồi kĩ năng thựchành, ứng dụng các thao tác trong máy tính, các qui trình thiết kế một bài giảngbằng powerpoint một cách thành thạo để bài giảng đạt hiệu quả tốt nhất Một điểmcũng cần lưu ý nữa là phương tiên trực quan mặc dù có nhiều lợi ích như thế cũngkhông thể thay thế được người thầy Cho nên, khi giảng dạy, giáo viên cần phải kếthợp uển chuyển và linh hoạt giữa những phương tiện trực quan với lời giảng, lờibình của mình, có như thế học sinh mới khắc sâu được những kiến thức mà mình

đã học

2.3.3 Tổ chức hướng dẫn đọc hiểu văn bản theo đặc trưng loại thể.

Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới một hình thức một loại thể nhất định,đòi hỏi một phương pháp, một cách thức phân tích, giảng dạy phải phù hợp với loạithể đó Vì vậy vấn đề về loại thể trong thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đặt rakhông những như một vấn đề tri thức mà chủ yếu còn là vấn đề phương pháp”

( Trần Thanh Đạm - “ Vấn đề dạy học theo loại thể”)

Trang 12

Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực quanhững yếu tố kì lạ, hoang đường Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thếgiới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao” Vậy khi đọc hiểu vănbản thuộc theeir loại truyện truyền kì cần phải chú ý khai thác những yếu tố kì lạ,hoang đường- đây vừa là giá trị nghệ thuật đặc sắc khác biệt so với các loại thểkhác vừa là phương tiện để tác giả phản ánh hiện thực.

Văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” trích tập truyện “ Truyền kìmạn lục” được nhà văn Nguyễn Dữ viêt theo thể truyện truyền kì Những chi tiết

kì ảo trong truyện bao gồm: Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa, Phan Lang lạc vàođộng rùa của Linh Phi, được đãi yến vàgặp, trò chuyện với Vũ Nương; được trở vềdương thế, Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan chonàng ở bếnHoàng Giang Các chi tiết kì ảo ấy đã đem lại ý nghĩa cho tác phẩm: tăng sức hấpdẫn bằng sự li kì và trí tượng tượng phong phú, hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn

có của Vũ Nương, một người dù đã ở thế giới khác, vẫn quan tâm đến chồng con,nhà cửa, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự; tạo nên một kết thúcphần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: ngườitốt dù có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan đồng thời khẳngđịnh niềm cảm thương của tác giả đối với sự bi thảmcủa người phụ nữ trong xã hộiphong kiến

2.3.4 Dạy đọc hiểu văn bản bám vào nhan đề của văn bản

Nhan đề hay còn gọi là đầu đề, là tên của một văn bản, một tác phẩm Nhan

đề với tác phẩm giống như gương mặt của một con người; nó là cái nổi bật nhất đểphân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác

Nhan đề (đầu đề) của văn bản thường do người viết đặt ra nhưng cũng cókhi do người biên soạn Đặt được một nhan đề cho một văn bản, một tác phẩm saocho đúng, cho hay, cho độc đáo - không phải dễ Nhan đề phải khái quát ở mức cao

về nội dung tư tưởng của văn bản, của tác phẩm; phải nói cô đọng được cái "thần",cái "hồn" của tác phẩm Vì vậy để đọc hiểu văn bản hiệu quả điều trước tiên giáoviên hướng dẫn học sinh khai thác ý nghĩa của nhan đề, lấy nhan đề làm địnhhướng tiếp cận và khai thác chiếm lĩnh các đơn vị kiến thức của văn bản

Đối với việc đọc hiểu văn bản “ Chuyên người con gái Nam Xương” của nhà

văn Nguyễn Dữ, trước khi tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, bài học, ý nghĩa của vănbản là phải tìm hiểu nhan đề Nhan đề “ Chuyện người con gái Nam Xương” là donhà văn Nguyễn Dữ tự đặt cho tác phẩm của mình Với tên gọi ấy đã giúp ngườiđọc bước đầu hình dung được đường đi, hướng tiếp cận để khai thác nội dung củavăn bản là sẽ xoay quanh câu chuyện về cuộc đời, số phận người con gái NamXương- hình tượng điển hình của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến đầycông

Ngày đăng: 14/10/2017, 15:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w