Như chúng ta đã biết Tiếng Việt vừa là môn học chính, vừa là môn công cụ giúp học sinh tiếp thu các môn học khác được tốt hơn .Rèn luyện các kỹ năng nói nghe, đọc và sản sinh lời nói nói
Trang 1PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và của
bậc Tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề cải cách giảng dạy không phải là mối quan tâm của một cá nhân nào, mà đó là nhiệm vụ chung của toàn xã hội
Chính sự đổi mới phương pháp giáo dục bậc tiểu học sẽ góp phần tạo con người mới một cách có hệ thống và vững chắc
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học là làm sao để giáo viên không chỉ là truyền thụ kiến thức
mà còn là người tổ chức, định hướng cho học sinh hoạt động, để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân vào việc chiếm lĩnh tri thức mới
Như chúng ta đã biết Tiếng Việt vừa là môn học chính, vừa là môn công
cụ giúp học sinh tiếp thu các môn học khác được tốt hơn Rèn luyện các kỹ năng nói (nghe, đọc) và sản sinh lời nói (nói, viết) giúp học sinh có năng lực dùng tiếng Việt để học tập, giao tiếp ở môi trường hoạt động của lứa tuổi Để thực hiện tốt mục tiêu này, mỗi phân môn Tiếng Việt đều có thể và có nhiệm vụ hình thành, phát triển cho học sinh kỹ năng sử dụng tiếng Việt trên bình diện lời nói.Tuy nhiên nhiệm vụ này được thực hiện tập trung hơn cả ở phân môn Tập làm văn
Chương trình Tập làm văn hiện nay rất có ưu thế để thực hiện nhiệm vụ phát triển lời nói cho học sinh đặc biệt là ở dạng văn nói: về thời lượng, về cấu trúc chương trình đến đề tài nội dung Qua mỗi tiết Tập làm văn,học sinh có điều kiện để nói từ nói đúng nói đủ đến nói hay, độc lập và sáng tạo… Tuy nhiên năng lực lời nói của học sinh có phát triển được hay không điều đó cũng phụ thuộc vào cách tổ chức điều khi hướng dẫn hoạt động giao tiếp của giáo viên, phụ thuộc vào việc vận dụng linh hoạt lý thuyết hoạt động lời nói vào trong dạy học và sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học khi lên lớp
Nội dung Tập làm văn lớp hai cung cấp cho học sinh (HS) các kĩ năng nói, viết, nghe, phục vụ cho học tập và giao tiếp Ngoài các dạng bài dạy về các nghi thức lời nói tối thiểu, về một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày, phân môn Tập làm văn lớp Hai cũng rèn cho HS kĩ năng nghe và kĩ năng diễn đạt Thực tế đến đầu năm lớp Hai hầu hết HS chỉ nói được những câu ngắn, trả lời chưa đủ ý, diễn đạt cũng rời rạc Các em học sinh lớp 2 vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp, viết văn câu còn cụt lủn Hoặc câu có thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh Các
từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa rõ ràng Việc trình bày, diễn đạt ý của các
em có mức độ rất sơ lược,đặc biệt là khả năng miêu tả
Chính vì muốn để các em có khả năng hiểu Tiếng Việt hơn, biết dùng từ một cách phù hợp trong các tình huống (chia vui, chia buồn ,an ủi, đề nghị, xin lỗi) nên ngay từ đầu năm học tôi đã hướng và cùng các em mở rộng hiểu biết về Tiếng Việt qua các phân môn trong môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập làm văn
Trang 2Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao
chất lượng học phân môn tập làm văn của học sinh lớp 2”
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn cho việc phát triển lời nói cho học sinh tiểu học qua học phân môn Tập làm văn lớp 2
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học Tập làm văn cho học sinh lớp 2
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Quá trình học phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 2
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nhằm làm rõ về mặt lý
thuyết vai trò khi sử dụng các biện pháp nâng cao chất lượng học môn tập làm văn của học sinh lớp 2
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Nhằm phân loại đối tượng học sinh
từ đầu năm để có biện pháp thích hợp
- Phương pháp thực nghiệm : Dùng để kiểm nghiệm vai trò của Các biện
pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 2
- Phương pháp thống kê toán học.
Trang 3
PHẦN II: NỘI DUNG
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Chúng ta đều biết rằng đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới , có nhiều đổi mới : đổi mới về kinh tế, xã hội, giáo dục …Sự phát triển giáo dục của nước ta giúp cho những chủ nhân tương lai của đất nước luôn được phát triển toàn diện, đầy đủ về năng lực, trí tuệ, tính cách Qua việc nắm bắt các kiến thức, tri thức khoa học ban đầu để từ đó hình thành nên những kĩ năng cần thiết của cuộc sống, hành động đúng cho bản thân
Tiếng Việt là môn học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh Tiểu học, bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hằng ngày Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các
em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình
thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới Dạy học Tiếng
Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ, giúp các em hình thành 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội tụ đủ 4 kỹ năng trên.Nó rèn cho các em diễn đạt trôi chảy, kĩ năng gắn kết các câu nói với nhau Đối với HS lớp 2 thì đây là một phân môn khó Bởi ở lứa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết cũng hạn hẹp Bên cạnh đó còn có một số khó khăn khách
quan như điều kiện hoàn cảnh sống của một bộ phận HS ở địa bàn dân cư lao
động nghèo, gia đình không có điều kiện để quan tâm đến các em,việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức khá chậm, HS nghèo vốn từ ngữ…Điều
này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói
riêng Phân môn Tập làm văn lớp Hai giúp các em học sinh thực hành rèn luyện các kỹ năng nói, viết, nghe,đọc, phục vụ cho việc học tập và giao tiếp hằng ngày,cụ thể:
* Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu, như: chào hỏi;tự giới thiệu;cảm ơn; xin lỗi; mời, nhờ,yêu cầu, đề nghị; chia buồn, an ủi; chia vui, khen ngợi; ngạc nhiên, thích thú; đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu; đáp lời cảm ơn; đáp lời xin lỗi…
* Thực hành về một số kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày, như: viết bản tự thuật ngắn, lập danh sách học sinh, tra mục lục sách, đọc thời khoá biểu, nhận và gọi điện thoại, viết nhắn tin, lập thời gian biểu, chép nội quy, đọc
sổ liên lạc
* Thực hành rèn luyện về kỹ năng diễn đạt (nói, viết ),như: kể về người thân trong gia đình, về sự vật hay sự việc được chứng kiến; tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc câu hỏi
* Thực hành rèn luyện về kỹ năng nghe: dựa vào câu hỏi gợi ý để kể lại hoặc nêu được ý chính của mẩu chuyện ngắn đã nghe
Như vậy,phân môn Tập làm văn trong SGK Tiếng Việt 2 không phải chỉ giúp học sinh nắm các nghi thức tối thiểu của lời nói và biết sử dụng các nghi thức đó trong những tình huống khác nhau, như nơi công cộng, trong trường học,ở gia đình với những đối tượng khác nhau, như bạn bè, thầy cô, bố mẹ,
Trang 4người xa lạ mà còn là việc nắm các kỹ năng giao tiếp thông thường khác; tạo lập văn bản phục vụ đời sống hằng ngày; nói, viết những vấn đề theo chủ điểm quen thuộc
2 CƠ SỞ THỰC TẾ: Qua dạy học đầu năm lớp 2, tôi nhận thấy kĩ năng diễn
đạt của HS cũng rất hạn chế Điều này cũng dễ hiểu bởi vì vốn từ của các em còn nghèo, cơ hội để các em rèn luyện cũng ít Hầu hết HS chỉ nói được những câu ngắn,trả lời chưa đủ ý, diễn đạt cũng rời rạc Do đó, nhiệm vụ của giáo viên cần rèn kĩ năng diễn đạt cho các em.Thế nhưng hiện nay,đa số các em học sinh lớp 2 đều rất sợ học phân môn Tập làm văn vì không biết nói gì ? viết gì? Trong quá trình làm bài, tôi thấy các em còn lúng túng, nhiều HS làm bài chưa đạt yêu cầu.Các em thường lặp lại câu đó,dùng từ,chấm câu cũng sai.Nhiều em viết không đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý Ngoài ra các em cũng rất hạn chế về cách dùng từ để diễn đạt ý cần viết…Cụ thể chất lượng khảo sát học sinh lớp tôi đối với phân môn Tập làm văn giai đoạn đầu năm như sau:
Lớp
2A4(42 em )
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4
Trước khi thực
hiện đề tài
12 em
(28,5%)
17 em
(40,4 %)
13 em
(31,1%)
0
Mức độ 1: Các em chưa biết diễn đạt ý của mình.
Mức độ 2: Các em chỉ nói được những câu ngắn chưa đủ ý
Mức độ 3: Các em diễn đạt các câu cũng rời rạc.
Mức độ 4 : Các em diễn đạt được các câu có hình ảnh , đúng mục đích
Là một giáo viên giảng dạy ở lớp 2, tôi rất băn khoăn và trăn trở:Làm thế nào
để giúp các em thực hiện được mục tiêu đề ra? Do đó khi đứng lớp, tôi luôn chú
ý đến việc rèn luyện kĩ năng làm Tập làm văn cho học sinh Bản thân tôi luôn cố gắng để tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng học tập cho HS của lớp mình
3 CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN CỦA HỌC SINH LỚP HAI
3.1 Đối Với dạng bài kể ngắn:
Biện pháp1: Lập nội dung chương trình giảng dạy các dạng bài kể ngắn Tập
làm văn lớp 2”.
Chương trình Tập làm văn lớp Hai gồm ba dạng bài cơ bản:
Trang 5* Dạng bài luyện tập về nghi thức lời nói tối thiểu
* Dạng bài luyện tập các kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày
* Dạng bài kể ngắn
Ba dạng bài này có mối liên hệ hữu cơ với nhau Bài tập của dạng bài này ngoài tác dụng rèn luyện kĩ năng cho chính dạng bài đó còn có tác dụng hỗ trợ cho dạng bài khác.Ví dụ: Bài 1 (tuần 1): Tự giới thiệu – Câu và bài.Bài này ngoài việc rốn luyện kĩ năng về nghi thức lời nói (tự giới thiệu) cũng có tác dụng
hỗ trợ cho việc rèn luyện kĩ năng nói, kể Chẳng hạn bài tập 2: Nghe các bạn trong lớp trả lời các câu hỏi ở bài tập 1, nói lại những điều em biết về một bạn Hay bài tập 3: Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo thành một câu chuyện Để tiện việc nghiên cứu,soạn bài và chuẩn bị tốt cho các tiết dạy dạng bài kể ngắn và tả ngắn, tôi lập nội dung chương trình như sau
1 Tự giới thiệu – câu và bài Bài tập 3 có tác dụng rèn kĩ năng kể
3 Sắp xếp câu trong bài–lập danh
sách HS
Bài tập 1 có tác dụng rèn kĩ năng kể
5 Luyện tập về mục lục sỏch Bài tập 1 có tác dụng rèn kĩ năng kể
7 Kể ngắn theo tranh – luyện tập về
thời khóa biểu
Bài tập 1: kể ngắn
8 Mời nhờ, yêu cầu, đề nghị – kể
ngắn theo câu hỏi
Bài tập 2: kể ngắn
10 Kể về người thân Trọng tâm cả tiết là rèn luyện kĩ năng
kể ngắn
13 Kể về gia đình Trọng tâm cả tiết là rèn luyện kĩ năng
kể ngắn
15 Chia vui – kể về anh, chị, em Bài tập 3 có tác dụng rèn kĩ năng kể
16 Khen ngợi – kể về con vật – lập
thời gian biểu
Bài tập 2: kể ngắn
Biện pháp 2: Lập mạng từ then chốt để dạy tốt phân môn Tập làm văn lớp
2-dạng bài kể ngắn”.
Chúng ta biết rằng tư duy trừu tượng của học sinh lớp Hai cũng rất hạn chế.
Việc yêu cầu học sinh kể ngay một sự việc nào đó dù là ngắn cũng rất khó khăn Với các em.Do vốn từ của các em cũn hạn chế và nhất là việc sắp xếp ý,vì thế tụi tổ chức cho học sinh lập mạng từ chốt để phục vụ cho việc kể ngắn
Trang 6Ví dụ: Dạy bài Kể về gia đình em Cuối tiết tập làm văn trước, tôi dặn dò học
sinh về nhà dựa vào câu hỏi gợi ý lập mạng từ chốt (khoảng 4 – 5 từ).Trong tuần, trước khi học tập làm văn, tôi thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở việc lập mạng từ chốt của học sinh Ngoài việc tổ chức học sinh lập mạng từ chốt, tôi cũng lập một mạng từ chốt và ghi vào bảng phụ để chuẩn bị cho tiết dạy
Ví dụ : Mạng từ chốt ( những từ ngữ) cần dạy bài Kể về gia đình: 5 người,
ông nội, cha, mẹ, chị và em, Nông dân, cần cù, vui tính, học giỏi, yêu quý, Đến giờ tập làm văn, tôi cho các em cầm mạng từ chốt để kể Đối Với học sinh học tốt tôi khuyến khích các em thoát ly mạng từ chốt để kể tự nhiên hơn Đối Với học sinh học chưa tốt không lập được mạnh từ chốt, tôi cho các em nhìn vào mạng từ chốt của giáo viên để kể Để đánh giá hiệu quả của biện pháp này, tôi
thực hiện 2 tiết giảng ở 2 lớp 2A4 và 2A3 Bài dạy: Kể về người thân Kết quả
HS lớp 2A3 còn lúng túng trong việc diễn đạt ý cần nói và viết câu văn cũng lủng củng, nhiều em dùng từ viết câu chưa chính xác.Qua tiết dạy, tôi nhận thấy biện pháp đó đạt hiệu quả tốt và vận dụng vào thực tế dạy học
Biện pháp 3: Dạy học tốt các bài “Trả lời câu hỏi”, “Tập nói”, … để làm nền
cho HS kể ngắn tốt.
Kiến thức – kĩ năng Tập làm văn lớp Hai được sắp xếp từ dễ đến khó một cách
hợp lý Đầu lớp Hai, các em được thực hiện các bài tập “Trả lời câu hỏi” (Tuần
1, tuần 5, tuần 8, tuần 14), bài tập “Nói lại – nhắc lại” (Tuần 1, tuần 2), sau đó nâng lên một bước HS được làm các bài tập “Sắp xếp lại thứ tự các tranh và
dựa theo nội dung các tranh để kể lại câu chuyện”, “Sắp xếp lại các câu cho đúng thứ tự của truyện …” Do đó để giúp HS kể tốt, tôi tổ chức các biện pháp
để giúp các em thực hiện tốt các bài tập trên Ngoài việc yêu cầu HS trả lời đúng
nội dung, tôi yêu cầu các em phải trả lời đủ câu.Ví dụ: Bài Tập làm văn tuần
5 Câu hỏi:
- Bạn trai đang vẽ ở đâu? Trả lời: Đang vẽ ở trên tường(câu cụt)Trả lời đầy đủ: Bạn trai đang vẽ ở trên tường Tôi yêu cầu các em phải trả lời lại cho đủ thành phần của câu Thực hiện nhiều lần như thế, kết quả các em có thói quen trả lời đủ câu Đây cũng là cơ sở để các em kể chuyện tốt
Đối với dạng bài tập“Kể lại theo tranh”,“Sắp xếp lại thứ tự các tranh, ,sau
đó dựa theo nội dung các tranh ấy, kể lại câu chuyện”,“Dựa vào tranh, trả lời câu hỏi”, “Dựa vào tranh vẽ, kể chuyện…”, tôi gợi ý cho HS thêm thắt các từ
ngữ để kết nối ý giữa các tranh cho câu chuyện thêm sinh động Đầu tiên tôi gợi
ý để các em học tốt thực hiện trước, sau đó nhân ra cho cả lớp
Ví dụ: Tuần 1, HS làm bài tập “Kể lại nội dung dưới đây bằng 1, 2 câu để
tạo thành một câu chuyện.” Theo yêu cầu của đề bài HS có thể kể: “Huệ cùng các bạn vào vườn hoa (tranh 1) Huệ thấy một khóm hồng đang nở rất
Trang 7đẹp(tranh 2) Huệ giơ tay định ngắt bông hồng Tuấn thấy thế vội ngăn lại (tranh 3).Tuấn khuyên Huệ không được ngắt hoa (tranh 4).Tôi gợi ý cho HS thêm thắt như sau:“Một hôm, Huệ cùng các bạn vào vườn hoa (tranh 1) Thấy một khóm hồng đang nở rất đẹp, Huệ thích lắm (tranh 2) Huệ len lén giơ tay định ngắt một bông hồng Tuấn thấy thế vội ngăn lại (tranh 3) Tuấn khuyên Huệ không nên ngắt hoa trong vườn Hoa của vườn hoa phải để cho tất cả mọi người cùng ngắm (tranh 4).
Chú thích: Các từ gạch chân là các từ thêm
Biện pháp 4: Tăng cường luyện nói, luyện kể, cho học sinh thông qua phân
môn Tập đọc, Kể chuyện
Như chúng ta đó biết, sở dĩ HS diễn đạt còn hạn chế do một phần trong học
tập các em ít được nói, nhất là những em có tính rụt rè (Minh Anh, Quỳnh Anh Chi, Khoa) Do đó tôi tạo điều kiện cho các em được nói, kể nhiều trong học tập Không những chỉ trong phân môn Tập làm văn mà trong các phân môn Tập đọc, Kể chuyện tôi cũng tạo điều kiện mọi HS được nói, được kể Chương trình môn Tiếng Việt lớp Hai có thuận lợi là các bài Tập đọc đầu tuần đều là những truyện kể và cũng là nội dung để HS tập kể chuyện.Tôi đó tận dụng thuận lợi này để giúp các em được rèn luyện kĩ năng nói, kể như sau:
+ Đối Với phân môn Tập đọc: Khi HS trả lời câu hỏi,tôi hướng dẫn HS trả lời
theo giọng kể cho phù hợp Với văn kể chuyện và có tác dụng giúp HS trau dồi
kĩ năng kể Ngoài việc rèn đọc, tôi dành thời gian 5 phút cho HS tập kể lại từng đoạn của truyện
+ Đối Với phân môn Kể chuyện, tôi thực hiện như sau:Tôi tìm mọi cách để
giúp cho tất cả các em đều phải kể được câu chuyện.Đối với những em có tính rụt rè, ít nói, tôi kiên trì giúp đỡ các em kể cho bằng được Lúc đầu chỉ yêu cầu các em kể được một đoạn, sau đó nâng dần yêu cầu lên Cách làm như sau:Đầu tiên tôi gợi ý cho cỏc em trả lời từng câu Ví dụ dạy bài “Có công mài sắt có ngày nên kim” Tụi chỉ tay vào hình vẽ số 1 và hỏi: “Ngày xưa có một cậu bé như thế nào?” (… làm việc gì cũng mau chán) Hỏi tiếp: “Khi học bài cậu học như thế nào?” (…chỉ đọc vài dũng đó ngáp ngắn ngáp dài rồi bỏ dở) Hỏi tiếp:“Lúc tập viết cậu thế nào?” (… chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc) Sau mỗi câu trả lời, tôi khen ngợi để khích lệ, động viên Sau khi các em trả lời xong, tôi chuyển qua cho các em chưa mạnh dạn kể, một lát sau, tôi quay lại cho em HS lúc đầu kể lại đoạn 1.Trong một tiết, chỉ cần giúp đỡ cho một đến hai em yếu, rụt rè Tôi kiên trì, bằng mọi cách làm cho các em luyện nói cho được.Ví dụ: cho em đó nhắc lại câu trả lời của bạn Qua mỗi tiết học, phải rèn cho học sinh được nói ít nhất là một đến hai câu, nhất là những câu chuyện liên quan đến tập làm văn
Trang 8Biện pháp 5: Thực hiện tốt quan điểm tích hợp để nâng cao chất lượng phân
môn Tập làm văn
Quan điểm biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt 2 thể hiện rừ 3 quan điểm; Quan điểm dạy học giao tiếp, quan điểm tích hợp, quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh Theo quan điểm tích hợp, các phân môn( Tập đọc,Kể chuyện, chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn) trước đây ít gắn bó Với nhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm; các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trước.Thực hiện tốt quan điểm tích hợp góp phần khắc phục tỡnh trạng “nghốo ý tưởng và vốn từ cho học sinh, giúp học sinh diễn đạt tốt
- Khi dạy phân môn Chính tả, trong khâu củng cố tôi khắc sâu một số kiến thức nhằm chuẩn bị cho HS học phân môn Tập làm văn.
Ví dụ: Khi dạy bài chính tả” Cô giáo lớp em”, trong khâu củng cố, tôi cho
nhiều HS, nhất là các em còn yếu nhắc lại hình ảnh cô giáo (Cụ đến lớp sớm, cô rất chịu khó, thương yêu HS, luôn tươi cười với HS), tình cảm của HS đối với cô giáo (yêu quý cô giáo, ngắm mói những điểm mười cô cho) để phục vụ cho bài
Tập làm văn” Bút của cô giáo” và bài “Kể ngắn về cô giáo” Nhờ thực hiện biện pháp này trong tiết tập làm văn, học sinh kể chuyện mạch lạc, tự nhiên
*Dạy tốt phân môn Luyện từ và câu để phục vụ cho HS làm bài Tập làm văn.
Ví dụ 1: Tuần 1, phân môn Luyện từ và câu có bài tập 3:“Hãy viết một câu nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh sau”.Tôi tạo điều kiện cho tất cả
HS đều làm được bài tập này để phục cho bài tập làm văn cuối tuần (Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo thành một câu chuyện).Để
mọi HS đều làm được bài tập này tôi tổ chức như sau:Sau khi HS xác định được yêu cầu của đề bài, tôi tổ chức HS hoạt động nhóm đôi hỏi - đáp về nội dung trong tranh Sau đó tôi chỉ định những em HS cũn học chưa tốt phát biểu trước
để uốn nắn, sửa chữa
Ví dụ 2: Tuần 7, phõn mụn Luyện từ và câu cú bài tập 2″ Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của người trong mỗi tranh dưới đây”
Bài tập 3: Kể lại nội dung mỗi tranh trên bằng một câu Tổ chức học sinh
thực hành tốt hai bài tập này sẽ giúp các em học tốt tiết tập làm văn cuối tuần:
Dựa vào tranh vẽ, hãy kể câu chuyện có tên Bút của cô giáo Cách tiến hành tương tự như ví dụ 1
Trang 93.2 Đối với dạng bài :Viết đoạn văn ngắn
Có thể tập hợp từ chương trình phân môn Tập làm văn lớp 2 một số đề bài sau
đây:
Viết một đoạn văn ngắn về:
Cô giáo ( hoặc thầy giáo )của em
Một người thân
Gia đình
Một em bé
Các mùa trong năm
Kể một việc làm tốt
Một con vật
Một loài chim
Tả ngắn về biển
Tả ngắn về một loài cây
Một loài hoa
Viết về Bác Hồ
Để tránh tình trạng học sinh lớp 2 không làm được bài hoặc viết lan man quá nhiều câu dẫn đến lạc đề, giáo viên giúp học sinh cần biết làm như thế nào để viết được một đoạn văn và cần phải viết những gì trong đoạn văn ấy Do vậy tôi xin đề ra những biện pháp sau nhằm giúp HS lớp 2 viết đoạn văn ngắn tốt hơn
Biện pháp1: Giúp HS có một hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng:
Trong chương trình, hầu hết các bài văn đều có câu hỏi gợi ý rõ, đầy đủ GV
có thể tranh thủ thời gian cuối tiết học hướng dẫn HS chuẩn bị, đọc câu hỏi gợi ý, suy nghĩ bài viết cho tiết sau.Hoặc chuẩn bị phần tự học khi ở nhà, trước khi lên lớp Đối với những bài không có câu hỏi gợi ý, GV có thể soạn,cung cấp những câu hỏi cho các em
Ví dụ:
Bài viết về cô giáo :
- Cô giáo dạy em tên là gì ?
- Tình cảm của cô đối với HS như thế nào?
- Em nhớ nhất điều gì ở cô?
- Em sẽ làm gì để đền đáp lại sự quan tâm của cô dành cho em?
Bài viết kể về một việc làm tốt mà em hoặc bạn em đó làm :
- Em (Bạn em) đã làm việc tốt khi nào? Ở đâu? Đó là việc gì?
- Em (Bạn ấy) đã làm như thế nào?
- Em suy nghĩ gì khi làm ( thấy bạn làm ) việc tốt đó?
Biện pháp 2:
Giúp học sinh nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn:
* Viết câu mở đầu: Giới thiệu đối tượng cần viết.(Có thể diễn đạt bằng một
câu)
* Phát triển đoạn văn : Kể về đối tượng:Có thể dựa theo gợi ý, mỗi gợi ý có
thể diễn đạt 2đến 3 câu hoặc nhiều hơn tùy theo năng lực học sinh
Trang 10* Câu kết thúc: Có thể viết một câu thường là nói về tình cảm suy nghĩ,mong
ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của đối tượng đó đối Với cuộc sống, Với mọi người
Ví dụ: Viết về một con vật:
- Con vật em định kể là con vật gỡ ?
- Nó sống ở đâu ? Hình dáng nó như thế nào?
- Hoạt động của nó có gì nổi bật ?
- Vỡ sao em thích con vật đó ?
Câu mở đầu:
- Giới thiệu về chim chích bông.
Trong thế giới loài chim, em thớch nhất là chim chích bông
Các câu phát triển:
- Kể về chim chích bông
Chim chích bông là loài chim nhỏ bé Mỏ
nó nhỏ như hai mảnh vỏ trấu chắp lại Hai chân nhỏ như hai que tăm mà nhảy cứ liên liến Hai cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút Chích bụng cũn biết bắt sâu bảo vệ mùa màng cho các bác nông dân …
Câu kết thỳc:
- Tình cảm của em đối với loài
chim này
Em thích nhất loài chim chích bông vì chúng là những con vật hiền lành, dễ thương
có ích cho con người
Giỏo viên cần giúp cho học sinh hiểu có nhiều cách diễn đạt để bài làm các em được phong phú, tránh tình trạng dạy học sinh làm văn mẫu Cần chủ động hình thành kỹ năng từng bước ở từng thời điểm thích hợp.Không nên áp đặt và đòi hỏi các em phải thể hiện được ngay những kỹ năng mới được hình
thành Trong quá trình giảng dạy, GV phải kiên nhẫn luôn tái hiện và lặp lại
kiến thức cho HS trong suốt năm học, giúp HS có được nền móng tốt cho việc học tập môn Tập làm văn ở các lớp trên
Biện pháp 3 Tăng cường ôn tập củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh:
- Giáo viên phải nắm các dạng đề Tập làm văn ở lớp 2 để tổ chức ôn tập cho
HS
Khi học sinh được ôn tập tốt, kiến thức được hệ thống hóa một cách chắc chắn, phân biết rõ đặc điểm của các đối tượng sẽ giúp các em tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc, ảnh hưởng đến chất lượng bài viết của các em
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần liên hệ những nội dung kiến thức
có liên quan đến các chủ đề học tập trong các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu với phân môn Tập làm văn, để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ về
sự vật, hiện tượng xoay quanh các chủ đề để học sinh có kiến thức, không bỡ ngỡ khi gặp những đề bài mới chưa được luyện tập trên lớp Giúp học sinh có hiểu biết về đề tài, vận dụng kỹ năng thực hành để bài viết đạt kết quả
Ví dụ:
Khi học về chủ đề “ Ông bà“ “Cha mẹ”, “Anh em” ( từ tuần 10 đến tuần 16), với rất nhiều những bài đọc thắm đượm tình cảm thương yêu trong gia đình,