1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp lồng ghép hiệu quả chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động học cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non đông hòa, huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa

21 370 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình giáo dục có mục đích, thông qua cáchoạt động giáo dục nhằm làm cho con người trong cộng đồng quan tâm đến các vấn đề của môi trường, có sự hiểu bi

Trang 1

Họ và tên: Nguyễn Thị Thương, Giáo viên MN Đông Hòa, huyện Đông Sơn

3.3 Biện pháp 3: Thực hiện tốt lịch phân công vệ sinh của nhà

trường để góp phần bảo vệ môi trường

14-16

3.4 Biện pháp 4: Tuyên truyền để phụ huynh nhận thức về việc

bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ bảo vệ môi trường

16-18

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề,

bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồntài nguyên, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống Mỗi năm trên thế giới cóhàng vạn người chết vì các loại bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trườngmất vệ sinh gây ra Ở Việt Nam rừng tiếp tục bị tàn phá và thu hẹp; Tài nguyên đất,

Trang 2

nước ngọt, đa dạng sinh học đang bị suy thoái; môi trường ô nhiễm do công nghiệp

và đô thị hoá; Hệ thống giao thông cấp thoát nước kém; Khói bụi, tiếng ồn, rác thảiquá tải

Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếuhiểu biết, thiếu ý thức của con người Vì vậy hiểu biết về môi trường và giáo dụcbảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu và làvấn đề có tính xã hội sâu sắc, cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ

Bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề sống còn của đất nước, của nhânloại, là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, liên quan chặtchẽ tới sự phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với cuộc sống đấu tranh xoá đói giảmnghèo, đảm bảo công bằng xã hội, ổn định chính trị và an ninh quốc gia Bảo vệmôi trường thông qua các hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảmbảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người vàthiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiênnhiên

Giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình giáo dục có mục đích, thông qua cáchoạt động giáo dục nhằm làm cho con người trong cộng đồng quan tâm đến các vấn

đề của môi trường, có sự hiểu biết về môi trường, có thái độ, kỹ năng và hành vi tốttrong việc bảo vệ môi trường

Xác định được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và Giáo dục bảo

vệ môi trường, Ngày 31/1/2005 Bộ GD&ĐT đã ra chỉ thị số BGD&ĐT về “Tăng cường công tác Giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thốnggiáo dục quốc dân”; Ngày 21/4/2006 Vụ GDMN, Bộ GD&ĐT đã có công vănhướng dẫn thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng về việc “Tăng cường công tác Giáo dụcbảo vệ môi trường trong trường mầm non giai đoạn 2005-2010” và đã được các cấpGDMN từ Trung ương đến địa phương tích cực hưởng ứng thực hiện với nhiều giảipháp có hiệu quả, một trong những giải pháp trọng tâm đó là chỉ đạo tổ chức thựchiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ởtrường mầm non”, hướng tới xây dựng môi trường thân thiện trong trường họcnhằm phát huy tích tích cực tham gia các hoạt động của học sinh

02/2005/CT-Giáo dục bảo vệ môi trường ở trường Mầm non là cung cấp cho trẻ nhữnghiểu biết ban đầu về cơ thể, về môi trường sống của bản thân nói riêng và của conngười nói chung, biết giữ gìn sức khoẻ bản thân, có hành vi ứng xử phù hợp để bảo

vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển lànhmạnh về cơ thể và trí tuệ

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non hoàn toàn có thể thựchiện được, bởi lẽ giai đoạn từ 3 - 6 tuổi là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đờingười Chính trong giai đoạn này diễn ra sự phát triển mạnh mẽ về trí tuệ và thểchất, hình thành dồn dập các năng lực khác nhau, đặt nền móng cho những nét cátính và các phẩm chất đạo đức của nhân cách Đây là thời kỳ quan trọng để hình

Trang 3

thành cơ sở của thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh (với thiên nhiên, đồ vật

và con người)

Nội dung của Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non bao gồm 2phương diện: Cung cấp những kiến thức về môi trường và chuyển tải chúng thànhthái độ, cách ứng xử

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là một trong những nội dung giáo dụcđược lồng ghép trong chương trình Chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non Cần phảiGiáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ nhưng đối với trẻ Mẫugiáo 4 - 5 tuổi: thể lực, ngôn ngữ, trí tuệ đang phát triển hoàn thiện hơn vì vậy trẻ

có khả năng tiếp nhận dễ dàng hơn các kiến thức về Giáo dục bảo vệ môi trường vàthao tác với một số hoạt động bảo vệ môi trường đơn giản ở trường, lớp mầm non Giáo dục Bảo vệ môi trường là một trong những nội dung giáo dục đượclồng ghép trong chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non Đâycũng là một trong những nội dung quan trọng của chuyên đề bởi lẽ trẻ có hiểu biếtđầy đủ về việc bảo vệ môi trường có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người vàthiên nhiên như thế nào? Và trẻ hiểu vai trò của con người đối với con vật, câyxanh, nước, không khí, ánh sáng Từ đó trẻ biết bảo vệ và chăm sóc môi trườngngay từ tuổi mầm non, tạo thói quen tốt cho những cấp học sau này và ở gia đình

Giáo dục Bảo vệ môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi , ngoài lồng ghép vào các hoạtđộng như; Hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, giờ đón- trảtrẻ… Thì giáo dục thông qua các giờ hoạt động học có chủ đích mang lại kết quảcao hơn nhiều Khi tham gia các hoạt động học, trẻ được tìm tòi, khám phá, đượctrải nghiệm qua đó trẻ lĩnh hội kiến thức - kỹ năng về bảo vệ môi trường một cáchchủ động, sáng tạo và thích thú

Thực tế việc "Giáo dục bảo vệ môi trường" cho trẻ qua các giờ hoạt độnghọc có chủ đích ở trường mầm non Đông Hòa, đặc biệt là ở lớp 4-5 tuổi chưaphong phú, chưa cho trẻ khai thác được nhiều Vấn đề này cần được lồng ghépthường xuyên và tích cực hơn nữa qua các giờ hoạt động học có chủ đích của trẻ Nhận thức được tầm quan trọng của chuyên đề này, là một giáo viên phụtrách lớp tôi rất băn khoăn và trăn trở làm thế nào để Giáo dục bảo vệ môi trườngcho trẻ lớp tôi đạt hiệu quả thông qua các giờ hoạt động học Vì vậy trong năm học

này tôi chọn đề tài “Một số biện pháp lồng ghép hiệu quả chuyên đề Giáo dục bảo

vệ môi trường vào hoạt động học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Đông Hòa,

huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” để trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

Giáo dục Bảo vệ môi trường lồng ghép vào các hoạt động mang lại kết quảcao Khi tham gia các hoạt động học, trẻ được tìm tòi, khám phá, được trải nghiệmqua đó trẻ lĩnh hội kiến thức - kỹ năng về bảo vệ môi trường một cách chủ động,sáng tạo và thích thú

3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

Giải pháp lồng ghép hiệu quả chuyên đề Giáo dục bảo vệ môi trường vào cáchoạt động học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Đông Hòa, huyện Đông Sơn,tỉnh Thanh Hóa

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi đã sử dụng các phươngpháp sau:

* Phương pháp điều tra: Nắm tình hình qua các giáo viên đứng lớp, các tổ

khối trưởng, ban đại diện cha mẹ học sinh trẻ sau khi triển khai phát động phongtrào “Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp”

* Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của trẻ trong sinh hoạt hàng

ngày Thông qua việc trực tiếp giảng dạy hàng ngày của bản thân và dự giờ của các

đồng nghiệp

* Phương pháp thống kê toán học: Thống kê kết quả thực hiện từng tiêu chí

theo từng học kì, từng năm để so sánh Xử lý số liệu, thông tin thu được thông quaviệc sử dụng các phép tính toán học

* Phương pháp thu thập thông tin: Tôi tiến hành nghiên cứu đọc sách và hệ

thống hóa những vấn đề lý luận về vận động đối với trẻ mầm non Sưu tầm tư liệu,hình ảnh qua thông tin thực tế ở các nhà trường trên địa bàn huyện

* Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo về

giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục lồng ghép chuyên đề vào hoạt động học

* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Tham khảo các bài viết, ý kiến của lãnh đạo, của đồng nghiệp về vấn đềmình đang thực sự quan tâm để xây dựng bài viết hoàn chỉnh

Trong bối cảnh ngày nay, các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Namnói riêng đang phải đối mặt với vấn đề rất cấp bách về nạn ô nhiễm môi trường màmột trong những nguyên nhân cơ bản gây nên hiện trạng đó là do ý thức của conngười Vì vậy, việc giáo dục bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng Đây là quátrình lâu dài phải thực hiện trong quá trình giáo dục của cả hệ thống giáo dục quốcdân và trong cộng đồng xã hội

Môi trường sống của chúng ta hiện nay đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây

Trang 5

lượng cuộc sống, ngoài ra còn do sự phát triển nền kinh tế công nghiệp mạnh thải

ra rất nhiều rác thải không xử lí kịp thời, gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ tầngkhí quyển Từ đó sinh ra lũ lụt, thiên tai, hỏa hoạn, bệnh tật, cạn kiệt nguồn nước…

Vì vậy việc giáo dục Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp thiết cho thế hệ trẻ nhất

là trẻ mầm non

Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường là giáo dục trẻ làm những việc tốt dù lànhỏ nhất nhưng phù hợp với trẻ để giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp,đảmbảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và làm giảm bớt hiện tượng "Hiệu ứng nhà kính

", khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra như: Giáo dục trẻ biếtnhặt rác bỏ đúng nơi quy định, trẻ biết trồng và chăm sóc cây xanh để bảo vệ môitrường, trẻ biết lau rửa sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, biết tiết kiệmnước… Vì vậy việc giáo dục trẻ tham gia bảo vệ môi trường là vấn đề cần thiết vàrất quan trọng trong giai đoạn hiện nay Để việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻmầm non nói chung và lớp tôi nói riêng có hiệu quả cao tôi đã suy nghĩ cần giáodục trẻ những nội dung như thế nào là phù hợp Khi giáo dục trẻ cần giáo dụcnhững nội dung cơ bản như:

Trẻ hiểu được mối quan hệ giữa con người và môi trường sống (Dạy trẻ biếtmôi trường ở trường mầm non nơi trẻ học có những gì? Môi trường gia đình trẻ vàmôi trường xung quanh trẻ), môi trường tác động tới động vật, thực vật (cách chămsóc động vật, thực vật), Con người với hiện tượng thiên nhiên (Gió tác hại của gió,bảo, mưa, nắng ), Con người và tài nguyên (đất, nước, rừng, danh lam thắng cảnh).Khi nắm được nội dung cần giáo dục trẻ, tôi bắt đầu tiến hành việc giáo dục trẻ biếtbảo vệ môi trường và hình thành kỹ năng vệ sinh môi trường cho trẻ

Trẻ tham gia các hoạt động, qua quan sát sẽ khêu gợi ở trẻ ý thức tự tìm hiểu

và phát hiện những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày, trong môi trường thiênnhiên, xã hội xung quanh, qua đó tích luỹ được nhiều kiến thức về môi trườngsống, về xã hội Khi tham gia các trò chơi vận động, trò chơi dân gian và sử dụngcác trang thiết bị ngoài trời, trẻ sẽ biết tận dụng môi trường để rèn luyện thể lực, từ

đó có ý thức tốt trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân Qua chơi tự do theo ýthích và lao động tập thể hoặc cá nhân sẽ giáo dục trẻ yêu thích lao động, biết giúp

đỡ bạn bè và làm việc đến nơi đến chốn, thu hút hứng thú và gây cho trẻ cảm xúctốt, qua đó trẻ được trải nghiệm những kiến thức đã học vào thực tiễn và có nhữnghành vi ứng xử và thái độ đúng đắn với môi trường xung quanh Thông qua hoạtđộng học có thể lôi cuốn trẻ vào rất nhiều nội dung giáo dục phong phú, đặc biệt lànội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ

2 Thực trạng của việc lồng ghép chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Đông Hòa, huyện Đông Sơn.

Năm học 2015 - 2016 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáonhỡ 4 - 5 tuổi với số cháu là 38 cháu Qua những ngày trực tiếp Chăm sóc - Giáo

Trang 6

dục trẻ tôi thấy vấn đề lồng ghép chuyên đề Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đềrất quan trọng, nhưng khi tôi bước vào thực hiện thì thấy có những thuận lợi và khókhăn như sau.

2.1 Thuận lợi;

Nhà trường có phòng học rộng rãi, thoáng mát phù hợp cho trẻ hoạt động và

có khuôn viên cho trẻ quan sát đó là “Vườn thiên nhiên”

Trường tôi đã có xe thu gom rác thải giúp môi trường luôn xanh, sạch đẹp Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm đôn đốc tạo điều kiện đểgiáo viên lồng ghép chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động ởtừng độ tuổi nói chung và lớp tôi nói riêng

Bản thân tôi đã có trình độ chuyên môn trên chuẩn nên đã nắm vững cácphương pháp dạy trẻ nói chung và lồng ghép các chuyên đề vào các hoạt động học

có chủ đích nói riêng Hơn nữa hàng năm tôi thường được nhà trường cử tham giahọc các lớp chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức nên phần nào cũng nắm bắt đượcnội dung của chuyên đề Ngoài ra tôi còn được xem các chương trình truyền hìnhnói về thảm họa thiên tai do ô nhiễm môi trường mà ra trên kênh VTV3, VTV2 haynhững thông tin trên mạng về hình ảnh ô nhiễm môi trường đã giúp cho bản thân cónhiều kiến thức để ứng dụng vào việc Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường

Lớp tôi phụ trách là lớp mẫu giáo nhỡ, lại cùng một độ tuổi, trẻ rất hiếuđộng và tiếp thu nhanh nên việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ khá thuận lợi

Đa số các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ Bên cạnh những thuận lợi trên thì khi thực hiện chuyên đề này tôi có gặp một

số khó khăn như sau

2.2 khó khăn:

Thực tế việc lồng ghép chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt độnghọc cho trẻ ở trường mầm non Đông Hòa chưa được khai thác phong phú nội dungđơn điệu, hình thức nghèo nàn Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọngcủa việc lồng ghép chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động học chotrẻ, chưa có sự đầu tư trong việc lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức, khả năngsáng tạo hạn chế

Phần đa phụ huynh làm nông nghiệp, sự hiểu biết về ô nhiễm môi trường cònhạn chế đang còn tình trạng đốt rơm rạ tràn lan ngoài đồng gây ô nhiễm môitrường, một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến vấn đề môi trường họ đangcòn phải lo nhiều về kinh tế, chưa chú ý nhiều đến việc giáo dục con cái bảo vệmôi trường nên cũng ảnh hưởng một phần đến thói quen của trẻ về mọi mặt nhưtrẻ ăn bánh kẹo không biết bỏ vỏ đúng nơi quy định, chưa có ý thức nhặt rác quanhtrường lớp bỏ vào thùng rác Mặt khác ý thức của một số phụ huynh về bảo vệmôi trường còn hạn chế như sau khi thu hoạch mùa xong lại đốt rơm rạ ngoài đồnglàm khói nghi ngút khắp nơi điêù đó đã gây ô nhiểm lớn đến môi trường

Trang 7

Số trẻ đi học trong lớp cùng độ tuổi nhưng không cùng kiến thức vì lớp tôi

có đến 1/3 cháu chưa qua lớp mẫu giáo bé nên việc giáo dục Bảo vệ môi trường nóiriêng cũng còn gặp khó khăn

Số trẻ đến lớp không đồng đều, công tác giáo dục vệ sinh nói chung và vệsinh môi trường ở trẻ còn rất kém

Kết quả khảo sát thực trạng vào thời điểm tháng 9/2015 như sau:

TT Nội dung khảo sát trẻ Tổng

* Nhận xét: Qua khảo sát thực tế về kỹ năng và ý thức bảo vệ môi trường

của trẻ, tôi nhận thấy như sau:

Số trẻ biết bỏ rác vào thùng đúng quy định và trẻ có hành vi đúng về bảo vệmôi trường đạt tương đối khá, còn số trẻ biết chăm sóc cây xanh, biết tiết kiệmnăng lượng, Trẻ biết phân biệt hành vi đúng sai về bảo vệ môi trường còn hạn chế,đôi khi trẻ còn lúng túng trước việc thực hiện thao tác tiết kiệm điện, nước mà côyêu cầu

Từ kết quả trên tôi nhận thấy để việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ lớptôi có hiệu quả tôi mạnh dạn trao đổi một số biện pháp tôi nhận thấy đạt hiệu quảcao nhất trong quá trình thực hiện để chia sẻ cùng đồng nghiệp

3 Một số biện pháp lồng ghép hiệu quả chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường Mầm non Đông Hòa, huyện Đông Sơn.

Trang 8

3.1 Biện pháp 1: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc lồng ghép, tích hợp vào hoạt động học có chủ đích.

Như chúng ta đã biết hoạt động học là một trong những hoạt động cơ bảncủa trẻ ở trường mầm non Qua bài học giúp trẻ củng cố và tích lũy được kiến thứctrong cuộc sống hằng ngày của trẻ Vì vậy sử dụng hoạt động học để lồng ghép,tích hợp việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vừa nhẹ nhàng và có hiệu quả cao.Việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường có thể lồng ghép ở mọi thời điểm củabài học nhưng phải phù hợp với nội dung, sao cho không làm mất đi sự lô gíc củabài học và hứng thú ở trẻ

Ví dụ: Ở hoạt động học Khám phá khoa học

Đề tài: “ Khám phá một số loại cây” chủ đề thế giới thực vật

Trước đây khi dạy bài học này tôi cũng giáo dục trẻ không được bẻ cành,ngắt lá, và giáo dục dinh dưỡng, giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng nước khi rửa tayvào cuối bài học thì thấy kết quả trẻ không nhớ lâu và hiểu sâu

Cũng đề tài này tôi tiến hành như sau :

Tôi chọn các hình ảnh cây xanh bằng mô hình, cây tự làm hoặc trên máy tính

Hình ảnh cây xanh quanh lớp học giúp không khí trong lành

Khi tổ chức hoạt động học khám phá về cây xanh, tôi cho trẻ khám phá từng

bộ phận xong, tôi hỏi trẻ :

Làm thế nào để cây lớn nhanh và xanh tốt? (Phải tưới nước cho cây, không

bẻ cành cây, ngắt lá)

Tôi giáo dục trẻ phải biết tưới cây (cho trẻ xem hình ảnh bạn nhỏ tưới cây,

và nhà có cây xanh tốt không khí mát mẻ) để cây tốt làm môi trường sạch đẹp Nếukhông trồng cây xanh thì sẽ bị sói mòn và lũ lụt xảy ra

Trang 9

Qua bài dạy này khi tôi hỏi lại trẻ “Làm gì để có môi trường sạch đẹp? Trẻ

đã trả lời phải trồng nhiều cây xanh và chăm tưới cây, bảo vệ cây cho cây nhanhlớn, không khí mát mẻ Như vậy khi học bài học này trẻ vừa được khám phá về câyxanh vừa biết được lợi ích của cây xanh rất quan trọng với môi trường

Ví dụ: Ở hoạt động học Làm quen với toán

Đề tài: Dạy trẻ đếm đến 5, nhận biết số 5

Chủ đề: Hoa quả , Tết và mùa xuân

Với đề tài này khi tôi dạy trẻ đếm các loại quả xong, tôi cùng trẻ trò chuyện

về chất dinh dưỡng có trong các loại quả, Tác dụng với sức khỏe khi ta ăn các loạiquả Tôi đã giáo dục trẻ trước khi ăn phải rửa quả sạch sẽ và rửa dưới vòi nướcsạch và khi rửa phải vặn nước vừa đủ để sử dụng Khi trẻ ăn xong trẻ biết bỏ vỏvào thùng rác

Khi cho trẻ xem hình ảnh các bạn rửa tay tôi cho trẻ làm động tác rửa tay vànhắc trẻ vặn nước vừa đủ rửa tay để trẻ khắc sâu việc tiết kiệm năng lượng nước vìnguồn nước ngọt đang bị cạn kiệt do môi trường, tiết kiệm năng lượng điện (tắtđiện)

Qua bài học tôi thấy trẻ nhớ lâu, khắc sâu hơn khái niệm về tiết kiệm nănglượng nước để không bị cạn kiệt nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt hằng ngày

Sau bài học tôi thấy trẻ đã có hành vi tốt hơn về môi trường và khắc sâu kiếnthức bảo vệ môi trường thể hiện rõ qua việc khi nặn xong trẻ biết thu gom đất nặnthừa vào nơi quy định, biết bảo vệ sản phẩm minh làm được, và quan trọng là trẻ có

ý thức rửa tay sau khi thực hiện xong

Trang 10

Hình ảnh trẻ đang rửa tay dưới vòi nước chảy

Ví dụ: Hoạt động Âm Nhạc

Đề tài: Hát vận động bài “Hoa trường em”

Nghe hát : Lý cây xanh

Chủ đề ; Cây xanh và môi trường sống

Qua hoạt động này, ngoài việc dạy trẻ kiến thức âm nhạc tôi còn cung cấpcho trẻ biết được ích lợi của cây xanh cho hoa, quả, cho bóng mát, cho sức khỏecon người Từ đó giáo dục trẻ biết chăm sóc cây xanh, cây hoa và làm cho môitrường càng ngày càng sạch đẹp hợn

Mặt khác cuối mỗi hoạt động học tôi còn cho trẻ chơi trò chơi “Nhận biếthành vi đúng - sai” về bảo vệ môi trường cụ thể như :

Ví dụ: Trò chơi 2 “Gạch hành vi sai, tô màu hành vi đúng”

Ngày đăng: 13/10/2017, 16:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tôi chọn các hình ảnh cây xanh bằng mô hình, cây tự làm hoặc trên máy tính. - skkn một số biện pháp lồng ghép hiệu quả chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động học cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non đông hòa, huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa
i chọn các hình ảnh cây xanh bằng mô hình, cây tự làm hoặc trên máy tính (Trang 8)
Hình ảnh trẻ đang rửa tay dưới vòi nước chảy - skkn một số biện pháp lồng ghép hiệu quả chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động học cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non đông hòa, huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa
nh ảnh trẻ đang rửa tay dưới vòi nước chảy (Trang 10)
Một số hình để trẻ chơi trò chơi gạch hành vi sai tô màu hành vi đúng - skkn một số biện pháp lồng ghép hiệu quả chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động học cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non đông hòa, huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa
t số hình để trẻ chơi trò chơi gạch hành vi sai tô màu hành vi đúng (Trang 11)
Ngoài ra tôi còn áp dụng hình thức giáo viên, phụ huynh và cả trẻ phối hợp thu thập thông tin, sưu tầm tranh ảnh về bảo vệ môi trường, khai thác các thiết bị hiện đại hỗ trợ cho tổ chức hoạt động của trẻ - skkn một số biện pháp lồng ghép hiệu quả chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động học cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non đông hòa, huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa
go ài ra tôi còn áp dụng hình thức giáo viên, phụ huynh và cả trẻ phối hợp thu thập thông tin, sưu tầm tranh ảnh về bảo vệ môi trường, khai thác các thiết bị hiện đại hỗ trợ cho tổ chức hoạt động của trẻ (Trang 18)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w