1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN

83 112 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 717,5 KB

Nội dung

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao và họ ngày càng biết hưởng thụ cuộc sống hơn. Khi cuộc sống đã ổn định, việc tìm đến những nơi để thư giãn, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và du lịch..đã dần trở thành một nhu cầu cần thiết của con người. Vì thế hiện nay du lịch đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn đối với mọi người trên toàn thế giới.

Chuyên đê thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC SV: Đông Văn Tùng Lớp: Du lịch 48 Chuyên đê thực tập tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Nâng cao chất lượng dịch vụ trong kinh doanh nhà hàng tại khách sạn Bảo Sơn Hà Nội - Thực trạng, phương hướng giải pháp” là kết quả của là quá trình thực tập nghiên cứu của em trong suốt kì thực tập cuối của khóa, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô giáo hướng dẫn – Thạc sĩ Trần Thị Hạnh, các thầy cô giáo trong Khoa Du lịch & Khách sạn, Ban Giám đốc cùng các anh chị nhân viên tại Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn. Em xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Mạnh, các thầy cô trong khoa Du lịch & Khách sạn trường Đại học kinh tế quốc dân. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Trần Thị Hạnh đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành tốt bản báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn, đã tạo điều kiện cho em thực tập trong môi trường làm việc chuyên nghiệp như Khách sạn. Xin chân thành cảm ơn các anh, chị nhân viên đã giúp đỡ, tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại Khách sạn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Đông văn Tùng SV: Đông Văn Tùng Lớp: Du lịch 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao họ ngày càng biết hưởng thụ cuộc sống hơn. Khi cuộc sống đã ổn định, việc tìm đến những nơi để thư giãn, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí du lịch đã dần trở thành một nhu cầu cần thiết của con người. Vì thế hiện nay du lịch đã đang trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn đối với mọi người trên toàn thế giới. Du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ kéo theo đó kinh doanh khách sạn bao gồm các dịch vụ như: kinh doanh ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí cũng ngày càng phát triển mạnh. Một trong những dịch vụ mang lại hiệu quả kinh doanh cao trong khách sạn đó là kinh doanh ăn uống. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ trong nhà hàng nói riêng chất lượng dịch vụ của khách sạn nói chung là rất cần thiết. Nhất là trong thời đại hiện nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao. Vì thế để đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng thì việc đảm bảo chất lượng dịch vụ cần thiết ngày càng được nâng cao. Có thể nói chất lượng phục vụ trong nhà hàng luôn là yếu tố quyết định thành công. Hầu hết các nhà hàng, khách sạn để có được hiệu quả kinh doanh tốt thì chất lượng phục vụ chất lượng sản phẩm luôn đặt lên hàng đầu. vì thế hiệu quả hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào việc đáp ứng đúng nhu cầu mong muốn của khách hàng. Tóm lại Chất lượng phục vụ luôn là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp du lịch nói chung trong kinh doanh nhà hàng nói riêng. Trong quá trình thực tập tại khách sạn Bảo Sơn, em đã được học hỏi rất nhiều điều liên quan đến chuyên ngành mình đang học học được cách sống cũng như giao tiếp trong môi trường làm việc. Đặc biệt là được phục vụ trực tiếp khách hàng học được cách làm hài lòng khách hàng. Điều đó cũng là nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các trực tiếp anh chị phụ trách trong quá trình SV: Đông Văn Tùng Lớp: Du lịch 48 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thực tập. Em cũng phát hiện có rất nhiều điều hay, hấp dẫn những điều em chưa biết trong khách sạn. Nó góp phần làm tăng thêm những kiến thức của em trong ngành học của mình ngành Quản trị kinh doanh du lịch khách sạn. Lý do chọn đề tài này bởi vì bộ phận em thực tập tại khách sạn Bảo Sơn đó là bộ phận nhà hàng. Trong quá trình thực tập em nhận thấy chất lượng phục vụ trong nhà hàng của khách sạn chưa được cao còn thiếu tính chuyên nghiệp. Thực tế lượng khách đến nhà hàng cũng khá cao, chủ yếu là khách quen: ví dụ như: khách của Viện Nhi Trung Ương Nhưng lượng khách mới rất ít. Số khách quay lại sự dụng dịch vụ không cao: chiếm khoảng 20%. Điều đó cũng khiến em băn khoăn muốn được tìm hiểu sâu hơn trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó em thấy rằng đây cũng chính là mảng kiến thức mà em tìm hiểu, nghiên cứu kỹ nhất yêu thích. Do vậy em quyết định chọn đề tài này. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nâng cao chất lượngdịch vụ trong kinh doanh nhà hàng. - Phát hiện các vấn đề còn tồn tại trong chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi bộ phận nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn. - Đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện nâng cao chất lượng dịch vụ 3. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, quan sát qua internet: Vận dụng lý thuyết đã học về chất lượng dịch vụ của khách sạn kết hợp với thực tế của khách sạn thông qua quan sát của bản thân trong quá trình thực tập rồi tổng hợp lại. Em phát hiện ra những vấn đề của bộ phận nhà hàng trong khách sạn, cuối cùng đưa ra các phương hướng, giải pháp giải quyết vấn đề. 4. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần: Chương 1: Cơ sở lí luận về chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng trong kinh doanh khách sạn. SV: Đông Văn Tùng Lớp: Du lịch 48 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương 2: Thực trạng chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại khách sạn Bảo Sơn. Chương 3: Phương hướng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ trong kinh doanh nhà hàng tại khách sạn quốc tế Bảo Sơn. SV: Đông Văn Tùng Lớp: Du lịch 48 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA BỘ PHẬN NHÀ HÀNG TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN 1.1. Cơ sở lý luận về kinh doanh khách sạn 1.1.1. Khái niệm cơ bản về kinh doanh khách sạn Trong Giáo trình: “Quản trị kinh doanh khách sạn” có viết: “Muốn hiểu rõ khái niệm “kinh doanh khách sạn”, cần phải bắt đầu từ quá trình hình thành phát triển của kinh doanh khách sạn. Trước tiên, kinh doanh khách sạn chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm bảo đảm chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền. Sau đó, cùng với những đòi hỏi thoả mãn nhiều nhu cầu hơn ở mức cao hơn của khách du lịch mong muốn của chủ khách sạn nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách, dần dần khách sạn tổ chức thêm những hoạt động kinh doanh ăn uống. Từ đó, các chuyên gia trong lĩnh vực này thường sử dụng hai khái niệm: kinh doanh khách sạn theo nghĩa rộng nghĩa hẹp. Kinh doanh khách sạn theo nghĩa rộng, là hoạt động cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi ăn uống cho khách. Còn theo nghĩa hẹp, kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu cầu ngủ nghỉ cho khách. Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất ngày càng được cải thiện tốt hơn, con người có điều kiện chăm lo đến đời sống tinh thần hơn, số người đi du lịch ngày càng tăng nhanh. Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, sự cạnh tranh giữa các khách sạn nhằm thu hút ngày càng nhiều khách nhất là những khách có khả năng tài chính cao đã làm tăng tính đa dạng trong hoạt động của nghành. Ngoài hai hoạt động chính đã nêu, điều kiện cho các cuộc hội họp, cho các mối quan hệ, cho việc chữa bệnh, vui chơi giải trí… cũng ngày càng tăng nhanh. Theo đó, kinh doanh khách sạn được bổ sung thêm các dịch vụ giải trí, thể thao, y tế, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ giặt là… SV: Đông Văn Tùng Lớp: Du lịch 48 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kinh doanh khách sạn cung cấp không chỉ có dịch vụ tự mình đảm nhiệm, mà còn bán cả các sản phẩm thuộc các ngành lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân như: nông nghệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ vận chuyển, điện, nước… Như vậy hoạt động kinh doanh khách sạn cung cấp cho khách những dịch vụ của mình đồng thời còn là trung gian thực hiện dịch vụ tiêu thụ (phân phối) sản phẩm của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Hai quá trình: sản xuất tiêu thụ các dịch vụ trong kinh doanh khách sạn thường đi liền với nhau. Đa số các dịch vụ trong kinh doanh khách sạn phải trả tiền trực tiếp, nhưng có một số dịch vụ không phải trả tiền trực tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, làm vui lòng họ từ đó tăng khả năng thu hút khách khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ chăm sóc khách hàng… Lúc đầu kinh doanh khách sạn chỉ dùng để chỉ hoạt động cung cấp chỗ ngủ cho khách trong khách sạn quán trọ. Khi nhu cầu lưu trú ăn uống với các mong muốn thoả mãn khách nhau của khách ngày càng đa dạng, kinh doanh khách sạn đã mở rộng đối tượng bao gồm các làng du lịch, các khách sạn – căn hộ, Motel… Nhưng khách sạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn là cơ sở chính với các đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh phục vụ nhu cầu lưu trú cho khách, vì vậy loại hình kinh doanh này có tên là: “kinh doanh khách sạn” Tóm lại, kinh doanh khách sạn ngày càng được mở rộng phong phú, đa dạng về thể loại. Do sự phát triển ấy mà ngày nay người ta vẫn thừa nhận cả nghĩa rộng nghĩa hẹp của khái niệm “kinh doanh khách sạn”. Tuy nhiên ngày nay khái niệm kinh doanh khách sạn theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đều bao gồm cả hoạt động kinh doanh các dịch vụ bổ sung. Các dịch vụ bổ sung ngày càng nhiều về số lượng, đa dạng về hình thức thường phù hợp với vị trí, thứ hạng, quy mô thị trường khách hàng mục tiêu của từng cơ sở kinh doanh lưu trú. Trong nghĩa hẹp của khái niệm kinh doanh khách sạn, lẽ ra phải loại trừ nhóm SV: Đông Văn Tùng Lớp: Du lịch 48 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp dịch vụ phục vụ nhu cầu ăn uống cho khách, nhưng ngày nay thật khó tìm được cơ sỏ lưu trú không đáp ứng nhu cầu ăn uống. Vậy có thể đưa ra định nghĩa về kinh doanh khách sạn như sau (Định nghĩa khách sạn của Ts. Nguyễn văn Mạnh Ths. Hoàng thị Lan Hương”: “kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”. 1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn 1.1.2.1. Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch Kinh doanh khách sạn nhằm vào đối tượng khách du lịch là đối tượng phục vụ chủ yếu do vậy chỉ có thể tiến hành hoạt động kinh doanh khách sạn ở những nơi có tài nguyên du lịch, vì người ta đi du lịch tuy với nhiều mục đích khác nhau nhưng để thỏa mãn nhu cầu du lịch của con người thì điều quan trọng nhất là ‘tài nguyên du lịch’. Trong khi đi du lịch thì ngoài các nhu cầu mang mục đích thuần túy là du lịch thì con người vẫn có những nhu cầu cơ bản về sinh lý như: ăn, ngủ, nghỉ ngơi . Do vậy kinh doanh khách sạn nhằm vào phục vụ các nhu cầu này của con người, mà ở đây là khách du lịch. Vậy rõ ràng tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất mạnh đến việc kinh doanh của khách sạn. 1.1.2.2. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn Để kinh doanh dịch vụ khách sạn trước hết chúng ta phải có một cơ sở vật chất làm nền tảng ban đầu. Muốn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì trước tiên mọi phương tiện cơ sở vật chất phải đầy đủ, hiện đại. Các khách sạn có đẳng cấp cao càng muốn thu hút được những khách hàng có khả năng chi trả cao, càng muốn có kết quả kinh doanh tốt thì lại càng đòi hỏi nền tảng cơ sở vật chất cũng như chất lượng dịch vụ của khách sạn được nâng cao. SV: Đông Văn Tùng Lớp: Du lịch 48 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1.2.3. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn. Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính chất đặc biệt riêng: ‘dịch vụ khách sạn’ nó hoàn toàn khác với các loại dịch vụ khác thông thường. Đây là loại dịch vụ rất khó để có thể cơ giới hóa được. Mọi dịch vụ trong khách sạn được thực hiện bắt đầu từ nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Nhu cầu của khách hàng là đa dạng, không đồng nhất Vậy nên để đáp ứng tốt nhu cầu của khách thì cần phải có đội ngũ nhân viên lao động trực tiếp chuyên nghiệp, thường xuyên nắm bắt tâm lý để biết mong muốn của khách đáp ứng đúng mong muốn đó của khách .Mặt khác lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hoá cao. Thời gian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách. 1.1.2.4. Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của một số quy luật như: quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế - xã hội, quy luật tâm lý của con người… Các quy luật này ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh khách sạn. Với những đặc điểm trên của kinh doanh khách sạn, việc tạo ra một sản phẩm của khách sạnchất lượng cao, có sức hấp dẫn lớn đối với khách không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn lao động, mà còn phụ thuộc vào năng lực của nhà quản lý trong sự vận hành khả năng kết hợp các yếu tố đó ra sao? 1.2. Cơ sở lý luận về kinh doanh ăn uống trong khách sạn 1.2.1. Vị trí, chức năng nhiệm vụ của bộ phận nhà hàng a.Vị Trí, Chức năng Bộ phận phục vụ ăn uống kinh doanh dịch vụ lưu trú là một trong 2 bộ phận cung cấp dịch vụ chính nó cũng có trong phần định nghĩa trong kinh doanh khách sạn, nó là một bộ phận không thể thiếu, giống như trong phần định nghĩa kinh doanh khách sạn đã phân tích. Thật mà khó có thể tìm ra được một khách sạn nào mà không cung cấp dịch vụ này cho khách. Là bộ phận cung cấp SV: Đông Văn Tùng Lớp: Du lịch 48 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp dịch vụ chính cũng là bộ phận quan trọng trong khách sạn, đồng thời nó mang lại một tỷ lệ doanh thu tương đối lớn có lẽ chỉ sau bộ phận kinh doanh dịch vụ lưu trú của khách sạn. Để kinh doanh dịch vụ ăn uống trong nhà hàng, khách sạn, cần có sự phối hợp hoạt động của ba bộ phận sau: - Bộ phận phục vụ bàn: Phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày của khách trong ngoài khách sạn . - Bộ phận bar: phục vụ nhu cầu về các loại đồ uống cho khách. - bộ phận bếp: nơi chế biến các món ăn cho khách. Trong khách Sạn, bộ phận phục vụ Bàn giữ vị trí quan trọng trong việc tổ chức thực hiện công việc đón tiếp, phục vụ khách ăn uống hàng ngày các bữa tiệc lớn nhỏ Bộ phận phục vụ Bàn, thông qua việc phục vụ trực tiếp nhu cầu ăn uống của khách, thực hiện chức năng bán hàng hóa, dịch vụ tăng doanh thu cho khách sạn. Trong quá trình phục vụ, nhân viên bộ phận bàn phải khéo léo giới thiệu với khách các món ăn để khách biết thưởng thức. Họ cũng phải có khả năng hiểu được tâm lý, thị hiếu ăn uống của khách, từ đó tham gia với các bộ phận bếp thay đổi thực đơn cách chế biến món ăn, đồ uống hợp khẩu vị với từng đối tượng khách nhằm thu hút được nhiều khách hơn. b. Nhiệm vụ chung của bộ phận Bàn tại khách sạn Nhiệm vụ chung (theo giáo trình: “Công nghệ phục vụ trong khách sạn nhà hàng”) của bộ phận Bàn trong khách sạn bao gồm: - Phục vụ khách ăn, uống hàng ngày các bữa tiệc lớn nhỏ trong khách sạn - Phối hợp chặt chẽ với bộ phận bếp, bộ phận bar để phục vụ mọi yêu cầu của khách - Tổ chức sắp xếp, trang trí phòng ăn gọn gàng, mỹ thuật. SV: Đông Văn Tùng Lớp: Du lịch 48 8

Ngày đăng: 17/07/2013, 09:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Nguyễn Văn Mạnh, Th.S Hoàng Thị Lan Hương – Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn –nhà xuất bản Lao động xã hội, năm 2004 Khác
2. GS.TS Nguyễn Văn Đính, TS Trần Thị Minh Hòa – Giáo trình Kinh tế du lịch – nhà xuất bản Lao động xã hội, năm 2004 Khác
3. GS.TS Nguyễn Văn Đính, Th.S Hoàng Thị Lan Hương – Giáo trình Công nghệ phục vụ trong khách sạn – nhà hàng - nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2007 Khác
4. Các báo cào thường niên về kết quả hoạt đông kinh danh của Khách sạn Bảo Sơn Khác
5. Các tài liệu về cơ cấu nhân sự, kết quả kinh doanh từ phòng hành chính tổng hợp Khác
6. Các tạp chí du lịch từ năm 2005 – 2008 Khác
7. Báo: báo điện tử; internet; các trang web của khách sạn Bảo Sơn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.2.2 Cơ cấu tổ chức lao động trong phục vụ ăn uống của khách sạn - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN
Sơ đồ 1.2.2 Cơ cấu tổ chức lao động trong phục vụ ăn uống của khách sạn (Trang 12)
Mô hình 1.3.4 mô hình servqual về 5 khoảng cách của chất lượng - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN
h ình 1.3.4 mô hình servqual về 5 khoảng cách của chất lượng (Trang 27)
1.2. Dịchvụ ăn uống. - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN
1.2. Dịchvụ ăn uống (Trang 32)
Bảng1: Bảng giá phòng công bố - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN
Bảng 1 Bảng giá phòng công bố (Trang 32)
Bảng 1: Bảng giá phòng công bố - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN
Bảng 1 Bảng giá phòng công bố (Trang 32)
Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn Bảo Sơn - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN
Sơ đồ 3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn Bảo Sơn (Trang 36)
Bảng1: Sơ đồ nhà hàng Á-Khách sạn Bảo Sơn. - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN
Bảng 1 Sơ đồ nhà hàng Á-Khách sạn Bảo Sơn (Trang 42)
Bảng 2: Cơ cấu tổ chức của nhà hàng Á - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN
Bảng 2 Cơ cấu tổ chức của nhà hàng Á (Trang 43)
Bảng 2: Cơ cấu tổ chức của nhà hàng Á - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN
Bảng 2 Cơ cấu tổ chức của nhà hàng Á (Trang 43)
Bảng 3: Số lượng khách đến sử dụng dịchvụ ăn uống tại khách sạn - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN
Bảng 3 Số lượng khách đến sử dụng dịchvụ ăn uống tại khách sạn (Trang 44)
Bảng 3: Số lượng khách đến sử dụng dịch vụ ăn uống tại khách sạn - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN
Bảng 3 Số lượng khách đến sử dụng dịch vụ ăn uống tại khách sạn (Trang 44)
+ Dưới đây là bảng kết quả điều tra: - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN
i đây là bảng kết quả điều tra: (Trang 52)
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy trình độ chuyên môn của bộ phận nhà hàng còn hạn chế - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN
h ìn vào bảng số liệu có thể thấy trình độ chuyên môn của bộ phận nhà hàng còn hạn chế (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w