Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa (LV thạc sĩ)Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa (LV thạc sĩ)Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa (LV thạc sĩ)Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa (LV thạc sĩ)Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa (LV thạc sĩ)Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa (LV thạc sĩ)Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa (LV thạc sĩ)Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa (LV thạc sĩ)Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa (LV thạc sĩ)Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa (LV thạc sĩ)Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa (LV thạc sĩ)Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa (LV thạc sĩ)Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa (LV thạc sĩ)Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa (LV thạc sĩ)Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa (LV thạc sĩ)Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa (LV thạc sĩ)Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa (LV thạc sĩ)Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa (LV thạc sĩ)
Trang 1-
NGUYỄN THỊ THU HÀ
TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Kiến Thọ
Thái Nguyên, tháng 5/2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình ngiên cứu của riêng tôi và được
sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Kiến Thọ Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ các nguồn có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hà
Trang 3MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 8
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 9
5 Phạm vi nghiên cứu 10
6 Cấu trúc của luận văn 10
7 Đóng góp của luận văn 11
PHẦN NỘI DUNG 12
Chương 1 TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG NỀN VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 12
1.1 Nguyễn Ngọc Tư - nhà văn của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ 12
1.1.1.Vài nét về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư 12
1.1.2 Nguyễn Ngọc Tư với thể loại tản văn 14
1.2 Khái niệm tản văn 15
1.2.1 Đặc trưng thẩm mĩ của thể loại tản văn 17
1.2.2 Thể loại tản văn trong hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư 18
1.3 Đặc trưng văn hóa Nam Bộ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư 19
1.3.1 Khái niệm văn hóa, bản sắc văn hóa 19
1.3.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 26
1.3.3 Màu sắc văn hóa Nam Bộ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư 29
Chương 2 BỨC TRANH VĂN HÓA ĐA SẮC MÀU TRONG TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ 37
Trang 42.1 Bức tranh thiên nhiên Nam Bộ 37
2.1.1 Thiên nhiên mang vẻ đẹp đặc trưng vùng đồng bằng sông nước 37
2.1.2 Thiên nhiên gắn liền với đời sống người dân lao động 39
2.2 Văn hóa ứng xử và tình đời, tình người trong cuộc sống 41
2.2.1 Những con người nghĩa tình, đôn hậu 42
2.2.2 Những con người lạc quan, hào sảng, nghĩa hiệp 45
2.3 Đô thị hóa và những vấn đề đặt ra của đời sống hiện đại 48
2.3.1 Đô thị hóa và guồng quay cuộc sống hiện đại 49
2.3.2 Những mất mát, tổn thương về các giá trị văn hóa - tinh thần 51
Chương 3 NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ 56
3.1 Đặc trưng ngôn ngữ Nam Bộ trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư 56
3.1.1 Phương ngữ Nam Bộ 57
3.1.2 Lối biểu đạt đặc thù của đồng bào miền sông nước, miệt vườn 59
3.2 Những sắc thái giọng điệu trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư 61
3.2.1 Giọng điệu trữ tình, đằm thắm 61
3.2.2 Giọng điệu dân dã, đôn hậu 63
3.2.3 Giọng điệu hóm hỉnh, trẻ trung 64
3.2.4 Giọng điệu hoài niệm, tha thiết 65
3.2.5 Giọng điệu trầm tư, triết lí 67
3.3 Một số biểu tượng văn hóa trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư 68
3.2.1 Sông - Biểu tượng của cảnh đời, kiếp người 69
3.2.2 Gió - Biểu tượng của những ám ảnh tâm lí 70
3.3.3 Một số biểu tượng văn hóa khác 72
PHẦN KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 84
Trang 5Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn nữ xuất sắc và khá tiêu biểu trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại Được đánh giá cao trong giới chuyên môn, được nhiều nhà xuất bản săn đón, lọt vào tầm ngắm của không ít nhà đạo diễn sân khấu điện ảnh, các tác phẩm của nữ văn sĩ này thực sự có được vị trí chắc chắn trong bức tranh văn học hiện nay Thành công với thể loại truyện ngắn
và tiểu thuyết với các tác phẩm nổi tiếng như “Cánh đồng bất tận”,
“Sông”.v.v , Nguyễn Ngọc Tư cũng rất thành công trong thể loại tản văn với hàng loạt tác phẩm viết về con người, đời sống sinh hoạt của miền Tây Nam
Bộ Với một tâm hồn cởi mở, phóng khoáng và hết sức nhạy cảm của một
Trang 6người viết gắn bó và am hiểu vùng quê miền sông nước, tản văn của Nguyễn Ngọc Tư trở thành một đặc sản cho những người thưởng thức và yêu mến những giá trị đặc sắc của văn hóa miệt vườn Cửu Long Qua các trang viết của chị, người đọc như được tận mắt chứng kiến và hòa mình vào không gian của những dòng sông rộng lớn, những con kênh, những cánh đồng, những miệt vườn trù phú rộng mênh mông Ở đó, những sinh hoạt hàng ngày, những hoạt động sản xuất của các cư dân nơi đây gắn với số phận của những người dân nghèo nhưng đôn hậu, chất phát cứ trở đi trở lại ám ảnh khôn nguôi
Đến nay đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu, bài viết về truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư với những cách tiếp cận từ nhiều phía Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về tản văn Nguyễn Ngọc
Tư lại rất ít, đặc biệt là hiện vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ cách tiếp cận văn hóa Đó là lí do chúng tôi chọn lựa
do chúng tôi chọn lựa đề tài: Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa
cho công trình nghiên cứu của mình
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ chỉ mới xuất hiện trên văn đàn trong thập niên đầu của thế kỉ này, tức là khoảng gần hơn chục năm trở lại đây Tuy nhiên, chị đã có khối lượng tác phẩm xuất bản lớn trong một thời gian ngắn, được trao tặng nhiều giải thưởng văn học có uy tín và nhận được nhiều sự yêu mến, kì vọng từ độc giả Bắt đầu từ tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” gây được tiếng vang lớn, thu hút sự chú ý của dư luận từ nhiều phía, với hàng loạt bài viết giới thiệu về tác phẩm và chân dung Nguyễn Ngọc Tư được công bố từ phía các nhà văn, nhà nghiên cứu và phê bình văn học Là một nhà văn được yêu mến không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài,
vì thế những bài viết tìm hiểu về các sáng tác của chị thường xuyên được đăng tải trên các phương tiện truyền thông Số lượng bài viết về tác giả này
Trang 7rất dồi dào với những cách đặt vấn đề khác nhau Trần Hữu Dũng có bài viết
Nguyễn Ngọc Tư - đặc sản miền Nam nhấn mạnh phong cách riêng của nhà
văn trẻ từ vùng sông nước Cà Mau rất đặc trưng của Nam Bộ; Văn Công
Hùng có bài viết Bất tận với Nguyễn Ngọc Tư đã chỉ ra sự vận động trong
ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư từ Ngọn đèn không tắt đến Cánh đồng bất tận;
Huỳnh Công Tín có bài: Nguyễn Ngọc Tư- nhà văn trẻ Nam Bộ… Võ Gia Trị ở bài viết Tản mạn văn chương năm qua đã có ý kiến đánh giá tích cực
về Nguyễn Ngọc Tư (năm 2008 - năm chị đoạt giải thưởng văn học ASEAN)
Khi tập truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt đoạt giải của Hội Liên hiệp
văn học nghệ thuật Việt Nam, cái tên Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu được các nhà văn lớp trước như Nguyễn Quang Sáng, Chu Lai, Nguyên Ngọc, Dạ Ngân chú ý đến Trong lời tựa tập truyện này, Nguyễn Quang Sáng đã có nhận xét rất xác đáng khi cho rằng: “Với giọng văn mộc mạc bình dị, với ngôn ngữ đời thường, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc - mũi Cà Mau, của những con người tứ xứ, về mũi đất của rừng, của sông nước, của biển cả mà cha ông ta đã dày công khai phá Qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, những con người lam lũ, giản dị, bộc trực ấy chứa đựng bên trong cả một tâm hồn vừa
nhân hậu, vừa tinh tế qua cách đối nhân xử thế” (Lời tựa tập Ngọn đèn không
tắt, Nxb Trẻ, 2000, tr.03) Trong khi đó, Chu Lai không ngần ngại khẳng
định: “Nguyễn Ngọc Tư là cây bút tiêu biểu của miền Tây Nam Bộ, một tài
năng văn học hiếm có hiện nay của văn học Việt Nam”
Huỳnh Công Tín gọi Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của Nam Bộ và
đánh giá: “Nhân vật trong tác phẩm của chị là những con người Nam Bộ với
những cái tên hết sức bình dị, chân chất kiểu Nam Bộ Họ mang những tâm
tư, nguyện vọng hết sức đời thường Đó là những người sinh sống bằng những ngành cũng gắn liền với quê hương sông nước Nam Bộ Đặc biệt vùng đất và con người Nam Bộ trong sáng tác của chị được dựng lại bằng chính
Trang 8chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ của chị” Tác
giả còn chỉ ra truyện của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu đề cập đến số phận buồn thương của những con người nhỏ bé, chân chất sống cuộc đời bình dị nhưng
nhiều bi kịch, đắng cay (Nguyễn Ngọc Tư: Nhà văn trẻ Nam Bộ, tạp chí Văn
nghệ Đồng bằng sông Cửu Long, 15/04/2006)
Tìm hiểu con đường Nguyễn Ngọc Tư đã đi và đang đi tới, Bùi Công
Thuấn có bài Nguyễn Ngọc Tư và hành trình đã đi, mang đến một cái nhìn
tổng quan về hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư từ những tác phẩm
trước Cánh đồng bất tận, đến những tập truyện sau đó như Gió lẻ, Khói trời
lộng lẫy… Tác giả bài báo chỉ ra, cầm bút với Nguyễn Ngọc Tư là để nói ra
cái tình người sâu thẳm trong những biểu hiện thật phong phú mà như chị nói
“Có bao nhiêu tình tôi yêu hết”
Trong các nhà phê bình, Nguyễn Trọng Bình là một trong những người
có nhiều bài viết nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư, với những bài viết như:
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện nghệ thuật
về con người; Giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư; Đặc trưng ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư; Phong cách truyện ngắn Nguyễn ngọc Tư nhìn từ phương diện nội dung tự sự; Những dạng tình huống thường gặp trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư; Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa; Nguyễn Ngọc Tư và hành trình “trở về”… Qua những bài viết này, tác giả đã cho thấy: Truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư là “bức tranh sống động về cuộc sống của một bộ phận người dân lao động (nhất là ở thôn quê) vùng đồng bằng sông Cửu Long mà cái nghèo, cái khổ cứ bám riết lấy họ”
Phạm Thái Lê với công trình nghiên cứu Hình tượng con người cô
đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư rút ra kết luận: “Cô đơn luôn là nỗi
đau, là bi kịch lớn nhất của con người Nhưng đọc Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm nhận rất rõ nỗi cô đơn mà không thấy sự bi quan tuyệt vọng Nhân vật
Trang 9của chị tự ý thức về sự cô đơn Họ chấp nhận bởi họ tìm thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống Và từ trong nỗi đau ấy, họ vươn lên làm người Cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái Đẹp, cái Thiện” Ngoài
ra, còn có nhiều bài viết trên các báo, tạp chí, website cũng bàn về nội dung
và hình thức trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư như: Hoàng Đăng Khoa với
Dấu ấn hậu hiện đại trong Cánh đồng bất tận (Vietnamnet.vn), Dạ Ngân
với Nguyễn Ngọc Tư - điềm đạm mà thấu đáo (Văn nghệ trẻ, số 15); Minh Thi với Nguyễn Ngọc Tư và những bộ mặt tâm trạng (Lao động, ngày 11/4/2004); Thảo Vy với Nỗi đau trong cánh đồng bất tận (Tạp chí văn hóa
nhớ qua cánh đồng bất tận của Nguyễn Quang Sáng; Một thế giới nghệ thuật riêng của Nguyễn Khắc Phê; Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận của Bùi Việt Thắng…
Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Có thể kể tên
một số công trình nghiên cứu như: Những yếu tố ngoài cốt truyện trong
văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư của Trần Thị Ái Như (Đại học khoa học Huế,
2007); Yếu tố phân tâm học trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài,
Nguyễn Thị Thu Huệ và Nguyễn Ngọc Tư của Nguyễn Thị Quỳnh Hương
(luận văn thạc sĩ, 2008); Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư của Bùi Thị Ngọc Ánh (luận văn thạc sĩ, 2008); Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của Võ Thị Anh Đào (luận
văn thạc sĩ, 2009)…
Trang 10Nhìn chung, mỗi công trình, bài viết đều có những đóng góp nhất định khi đi sâu nghiên cứu những khía cạnh nghệ thuật, nội dung tư tưởng trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư
2.2 Lịch sử nghiên cứu về tản văn của Nguyễn Ngọc Tư
Với thể loại tạp văn, tản văn, Nguyễn Ngọc Tư không viết nhiều như truyện ngắn, nhưng khi cuốn tạp văn, hay tản văn đầu tiên ra đời cũng đã có khá nhiều bài viết, bài cảm nhận trên báo, tạp chí và chủ yếu là qua mạng Internet Sau đó là một giọng văn trưởng thành hơn mang triết lý sâu sắc và
thâm trầm hơn qua những tạp văn, tản văn sau này như: Ngày mai của
những ngày mai, Biển của mỗi người, Gáy người thì lạnh Qua thu thập
thông tin khảo sát, chúng tôi nhận thấy phần lớn độc giả đều rất hưởng ứng, chào đón thể loại mới này Ví dụ, nếu như bản phát hành đầu tiên với số lượng 2.000 cuốn vào cuối năm 2005, tới đầu tháng 1/2006, sách đã được tái bản với số lượng 5.000 cuốn Nhận xét về tạp văn “đầu tay” của Nguyễn
Ngọc Tư, Thanh Vân trên trang web viet-studies có viết bài Tạp văn Nguyễn
Ngọc Tư như một lời giới thiệu với độc giả về những nội dung mới - khác
hẳn với những truyện ngắn đã được Nguyễn Ngọc Tư viết trước đó
Năm 2005, nhà văn Sơn Nam từng chia sẻ với VnExpress cảm nhận về
những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư: “Nguyễn Ngọc Tư viết tài, nhưng
muốn sâu và bền hơn thì phải đi nhiều, học nhiều hơn nữa Văn chương không chỉ là chuyện tình yêu nam nữ đơn thuần, văn chương phải giúp người
ta gợi nhớ, khắc sâu về con người, cuộc sống…”
Độc giả Nguyễn Ngọc Tường Vân, ngày 21/07/2011, có bài viết Mộc
mạc và rất trữ tình đăng trên website:
http://tiki.vn/yeu-nguoi-ngong-nui-tan-van-p26071.html Tác giả đã chia sẻ những cảm nhận của mình khi đọc tản
văn Yên người ngóng núi: “Trong cuộc sống bận rộn này, mỗi chúng ta nên
dành một chút thời gian mỗi ngày để đọc Yêu người ngóng núi và chiêm nghiệm, chỉ cần mỗi ngày một bài tản văn, hẳn là chúng ta sẽ suy nghĩ đẹp
Trang 11hơn và sống tốt hơn Đây là tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Ngọc Tư mà tôi đọc, thật thì so với Cánh Đồng Bất Tận, tôi lại thích quyển này hơn bởi nó thể hiện được cái tình giản dị mà thấm đẫm giữa đời thường Ngay từ tản văn đầu tiên, Nguyễn Ngọc Tư bàn về Sài Gòn - nơi tôi sinh sống, bằng một lối văn nhẹ như dòng nước: "Bằng cách đó, thành phố yêu anh " còn anh thì mãi ở núi này trông núi nọ, nhưng thành phố vẫn còn đó, chờ đợi trong yêu thương, hằng ngày vẫn thở” Nguyễn Ngọc Tư lúc nào cũng cuốn người đọc
vào một thế giới miên man tình Không chỉ là tình yêu đơn thuần như những cây bút trẻ đang tích cực khai thác, tình trong văn Nguyễn Ngọc Tư bảng lảng giữa những ngã tư, những con phố, quán cà phê chiều, giữa sự đấu tranh của hoài niệm và tương lai, giữa kỷ niệm và thực tế
Trong bài viết Về Cà Mau thăm Nguyễn Ngọc Tư, tác giả Trần Hữu
Dũng đã có những nhận xét khá sâu sắc về điểm nhìn trong tản văn Nguyễn
Ngọc Tư Trong bài Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, tác giả Thanh Vân lại hướng
sự quan tâm đến giọng điệu trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư Tản văn của Nguyễn Ngọc Tư là những sắc thái chân thực và sinh động của cảm xúc và
tâm trạng Qua tập tản văn Đong tấm lòng, Nguyễn Ngọc Tư đã gửi gắm
những vui buồn, âu lo không chỉ về thân phận người nông dân miền Tây, mà còn về bản sắc văn hóa, lịch sử, cội nguồn của một vùng đất
Biển của mỗi người là tập tản văn mới nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc
Tư (tính theo thời điểm sáng tác chứ không theo năm tái bản), gồm 21 tản văn phơi trải những suy tư của Nguyễn Ngọc Tư về cuộc đời, thế sự và về nghiệp
viết Tác giả chia sẻ một cách chân thành :“Tôi nghĩ nghề viết và người viết
cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thương của người đời để làm dịu vết thương của chinh mình Như sau tàn tro, là vẻ đẹp lộng lẫy của đá”
Tản văn Gáy người thì lạnh khẳng định rõ thêm một phong cách Nguyễn
Ngọc Tư Vẫn với cách viết giàu chất phóng khoáng mà mộc mạc, gần gũi và dung dị “tập tản văn cứ trôi bình lặng theo những con nước miền Tây Đọc
mà như thấy cái khung cảnh miền Tây êm đềm hiện ra trước mắt vậy”
Trang 12Công trình nghiên cứu khá toàn diện và chuyên biệt về tản văn Nguyễn Ngọc Tư là luận văn thạc sĩ của Lương Thị Thảo, bảo vệ thành công tại Đại
học Đà Nẵng, có tên gọi Đặc sắc của tản văn Nguyễn Ngọc Tư Tác giả luận
văn đã chỉ ra những sắc thái tình cảm trĩu nặng suy tư và cảm xúc trong của Nguyễn Ngọc Tư đối với miền sông nước quê hương Nam Bộ của mình:
“cảnh sắc trong trang văn của Nguyễn Ngọc Tư không thuần túy chỉ là cảnh
mà luôn chất chứa cái tình bên trong Quê hương không chỉ hiện lên trong tác phẩm của chị với những không gian tuổi thơ gắn với đất vườn mà còn là những cảnh sắc mang nét đặc trưng của đất mũi Cà Mau Đó là những mùa gió chướng và sông nước”
Tuy nhiên, tác giả luận văn nói trên dường như không mấy quan tâm, cắt nghĩa và lí giải những dấu ấn văn hóa in đậm trong từng trang văn của Nguyễn Ngọc Tư, một thứ văn hóa đặt trưng, ăn sâu, bén rễ từ bao đời của miền sông nước Chính thái độ trân trọng, xót xa những giá trị văn hóa truyền thống đang dần mai một tạo nên nét đặc sắc và quyến rũ trong từng trang văn của Nguyễn Ngọc Tư Điều này, vô hình chung, đã tạo thành
những khoảng trống Nghiên cứu của chúng tôi với đề tài Tản văn Nguyễn
Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa là một nỗ lực để có thể hy vọng lấp đầy
những khoảng trống đó
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn là những đặc trưng văn hóa trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn là công trình khảo sát về tản văn của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hoá Chúng tôi không đặt nhiều tham vọng đưa ra những kiến giải mới khác với nhận định của các nhà nghiên cứu trước đó mà chỉ vận dụng những thành tựu đã có để đưa ra những đánh giá có tính chất cụ thể bước đầu
Trang 13theo một hướng mới Hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đem lại một cái nhìn khái quát, đầy đủ hơn về sáng tác tản văn của Nguyễn Ngọc Tư, chỉ ra được những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam đương đại, chỉ ra được đặc trưng tiêu biểu trong tản văn của Nguyễn Ngọc Tư từ cách tiếp cận văn hóa, đồng thời khẳng định những giá trị nghệ thuật, những tìm tòi, đổi mới, vận động và phát triển của văn chương mang đậm bản sắc văn hóa của vùng quê Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tư
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Đọc và khảo sát các tản văn của Nguyễn Ngọc Tư
- Nghiên cứu và chỉ ra những dấu ấn văn hóa của tản văn Nguyễn Ngọc
Tư ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật
- Nghiên cứu các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ở các thể loại khác như truyện ngắn, tiểu thuyết để thấy được phong cách, cá tính của Nguyễn Ngọc
Tư trong sáng tạo nghệ thuật
- Đối chiếu, so sánh với một số tản văn của các tác giả khác để thấy được bản sắc riêng trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư
- Bước đầu đánh giá và xác định được vị trí của tản văn trong sáng tác văn chương của Nguyễn Ngọc Tư; đóng góp của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đối với thể loại tản văn nói riêng và trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Ở luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp:
- Phương pháp thống kê phân loại: khảo sát các hiện tượng lặp lại ở
một số các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm và dựa vào tần
Trang 14số xuất hiện của các yếu tố đó để khái quát và hệ thống thành những đặc điểm riêng, nổi bật dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
- Phương pháp phân tích,tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để
tìm hiểu nội dung các tác phẩm, phân tích những đặc điểm được thể hiện trong các tản văn của Nguyễn Ngọc Tư và từ đó rút ra những luận điểm chính của đề tài
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Để chỉ ra những đặc điểm giống
nhau cũng như những nét riêng, tiêu biểu về văn hoá Nam Bộ được thể hiện trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu sáng tác của chị với một số nhà văn lớp trước và đương thời, từ đó, khẳng định đóng góp của chị với nền văn học Việt Nam hiện đại
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Kết hợp đồng bộ phương pháp
nghiên cứu lịch sử, địa lí, văn hóa để tìm hiểu, phân tích, lí giải những dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong tác phẩm
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Khai thác những vẻ đẹp và đặc
trưng của văn hóa Nam Bộ được thể hiện trong tác phẩm
5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tản văn của Nguyễn Ngọc Tư, bao gồm:
- Sống chậm thời @ (in chung với Lê Thiếu Nhơn), Nxb Thanh Niên, 2006
- Ngày mai của những ngày mai, Nxb Phụ nữ, 2009
- Gáy người thì lạnh, Nxb Trẻ, 2012
- Đong tấm lòng, Nxb Trẻ, 2015
- Yêu người ngóng núi, Nxb Trẻ, 2016
- Biển của mỗi người, Nxb Kim Đồng, 2016
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai làm ba chương:
Chương 1: Tản văn Nguyễn Ngọc Tư trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại
Trang 15Chương 2: Bức tranh văn hóa đa sắc màu trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện văn hóa Nam Bộ trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư
7 Đóng góp của luận văn
Nếu đề tài được thực hiện thành công, chúng tôi hy vọng có những đóng góp sau:
- Có được cái nhìn tổng thể, toàn diện về tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa
- Thấy được những yếu tố văn hóa kết tinh trong sáng tác (tản văn) của Nguyễn Ngọc Tư, đồng thời chỉ ra những đóng góp của nhà văn trong việc phát hiện, tôn vinh và góp phần kiến tạo những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ
- Là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu về thể loại tản văn, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng như nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa
Trang 16PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG NỀN VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1 Nguyễn Ngọc Tư - nhà văn của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ
1.1.1.Vài nét về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Tác giả Nguyễn Ngọc Tư tên thật là Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976, quê quán ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau Cuộc sống của chị khá vất vả, không được suôn sẻ và đầy đủ điều kiện như nhiều người Lên 4 tuổi, gia đình chị chuyển về Cà Mau nhưng chị không được sống với ba mẹ như các anh chị mà ở với ngoại Vốn là học sinh giỏi văn của trường Phan Ngọc Hiển, nhưng từ nhỏ chị chưa bao giờ nghĩ mình sẽ là nhà văn Ngay khi đám bạn cùng lớp bắt đầu tập viết truyện, làm thơ thì chị vẫn “im hơi lặng tiếng” Chị đã tự nhận rằng: “Trước khi viết truyện ngắn đầu tiên, mình đơn thuần là một cô gái nông dân, bỏ dở học hành, ở nhà nấu cơm nuôi ông ngoại, chăm sóc vườn rau, chiều chiều cắt rau cho má đi bán chợ đêm”[38] Sinh ra
và lớn lên ở miền quê này, cũng từng chịu cảnh khó khăn, phải bỏ học nửa chừng, hơn ai hết, nhà văn thấu hiểu, thông cảm và đau đớn cùng con người ở vùng đất còn xa lạ với cuộc sống công nghiệp hiện đại, không thấy bóng dáng văn minh đô thị, thiếu ánh sáng văn hóa, cuộc sống còn đầy hoang sơ và bản năng Cuộc sống của những người lao động xung quanh đã thấm đẫm vào văn của chị, nó là không khí, là không gian quen thuộc khi chị sáng tác Từ sáng đến tối, tiếng ơi ới của người mua bán trên chợ trước nhà, tiếng còi tàu giục gióng giả từng hồi phía sau, rồi tiếng gò, mài, xi mạ nữ trang của chồng cùng hai người thợ làm công ở gian trước, đã trở thành một thứ âm thanh quen thuộc khi chị ngồi vào bàn viết Dường như chính những điều đó phần nào đã khu biệt thế giới nhân vật của nhà văn Đó là thế giới của những người nông dân lam lũ, đói nghèo, những người nghệ sỹ đường phố với số phận long
Trang 17đong, vất vả Chị viết về họ như để trả nghĩa quê hương đã sinh ra mình, trả nghĩa cái tình của bà con chòm xóm xung quanh, trả ơn cha mẹ, người thân đã nuôi dưỡng, cho chị nguồn sống và cả nguồn sáng tác văn chương chưa khi nào vơi cạn: “Chưa có bao giờ má dạy tôi viết văn, nhưng những gì tôi viết ra đều mang hơi thở cuộc sống mà má trao tặng”[72, tr.158] Những con người
đó chưa bao giờ xa lạ với chị và những trang viết của chị về họ cũng không xa
lạ gì với chính họ: “Tôi tự tin vào sự hiểu biết về nông thôn quê hương tôi”[88] Đối với chị, quê hương quả thưc đã là nguồn mạch tình yêu, là nơi tiếp sức, điểm tựa cho đời văn của chị
Những năm tháng sống cùng với ông ngoại, sớm lao vào công cuộc mưu sinh (làm văn thư cho tạp chí Bán đảo Cà Mau) có lẽ là một trong những
duyên cớ khiến Nguyễn Ngọc Tư bước chânvào lĩnh vực viết văn “Đổi thay”
là truyện ngắn đầu tay của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, được đăng trên tạp chí Văn nghệ Cà Mau Nhưng chị chỉ thật sự được độc giả cả nước biết đến với
tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” (2000) Cũng từ đó nhiều tập truyện
của chị liên tục được độc giả trong và ngoài nước ủng hộ và đón nhận như:
Nước chảy mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Giao thừa Đến tập truyện “Cánh đồng bất tận” (2005) thì có thể nói NguyễnNgọc
Tư đã thật sự khẳng định được tên tuổi và tài năng của mình trên văn đàn của Việt Nam
Hiện chị sống và làm việc tại T.P Cà Mau Nguyễn Ngọc Tư cũng là hội viên trẻ tuổi nhất của Hội Nhà Văn Việt Nam hiện nay Chị từng đạt giải Nhất cuộc thi "Văn học tuổi 20”, lần thứ 2, năm 2000, do Nhà xuất bản Trẻ, Hội nhà văn T.P Hồ Chí Minh, báo Tuổi trẻ phối hợp tổ chức với tập truyện
"Ngọn đèn không tắt" và Giải thưởng Văn học của Hội nhà văn Việt Nam
năm 2001 cũng với tập truyện này Cuốn sách này đã được chọn in lại trong
"Tủ sách Vàng" của NXB Kim Đồng năm 2003 Nguyễn Ngọc Tư cũng đạt
Giải Ba cuộc thi sáng tác truyện ngắn 2003 - 2004 của báo Văn nghệ với
Trang 18truyện ngắn "Đau gì như thể " Những năm gần đây, chị tiếp tục gây ngạc
nhiên và đem lại nhiều thiện cảm cho bạn đọc bằng giọng văn bề ngoài như dửng dưng nhưng ẩn sâu bên trong lại rất tình cảm và cuốn hút của mình Chị cũng là tác giả trẻ nhất có tên trong tuyển tập truyện ngắn Việt Nam được dịch và in ở Mỹ, năm 2005 Hiện tại nhiều truyện ngắn của chị được dịch ra tiếng Nhật, tiếng Anh để giới thiệu với độc giả ở nước ngoài
Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư cũng rất xuất sắc trong mảng tạp văn
khi ngay sau tập truyện “Cánh đồng bất tận” đã cho ra đời một cuốn tạp văn
“nặng ký” đầu tiên có tên là “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư” (2005), tập hợp
những bài viết của chị đã đăng trên tạp chí “Thời báo kinh tế Sài Gòn” Năm
2007, chị lại cho ra đời một tập tạp văn mới “Ngày mai của những ngày
mai”, được độc giả và giới phê bình đánh giá tốt
Có thể nói, chị là một trong những nhà văn trẻ viết khỏe và viết đều khi chỉ trong vòng ba năm đã cho ra đời bốn tập truyện ngắn (không kể tạp văn) Điều đó chứng tỏ chị là một nhà văn miệt mài lao động, miệt mài sống và tích lũy vốn sống để nuôi dưỡng cảm hứng và năng lực sáng tác, chứ không chỉ nhờ vào năng khiếu thiên bẩm Qua chặng đường cầm bút, tung hoành trên cả hai thể loại truyện ngắn và tạp văn, Nguyễn Ngọc Tư đã phần nào khẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ những người sáng tác trẻ của cả nước, đã xác lập được một phong cách sáng tác riêng biệt mang dấu ấn “Nguyễn Ngọc Tư” - một văn phong rặt chất Nam Bộ hiền hòa, hào sảng vang bóng một thời nhưng vẫn hồn hậu nồng nàn đến tận ngày nay
1.1.2 Nguyễn Ngọc Tư với thể loại tản văn
Nếu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là những câu chuyện về những con người, số phận, cảnh đời luôn khiến ta khắc khoải, đau đáu vì thương và
vì bất lực thì tản văn của chị lại là những mảnh ghép nhỏ hơn của cảm xúc, đôi khi chỉ thoáng qua song nó để lại trong ta một sự xúc động rất sâu và dai dẳng Chính Nguyễn Ngọc Tư đã thừa nhận “Mỗi tháng em viết vài tạp văn
Trang 19Em thích viết tạp văn, vừa nhẹ nhàng, vừa tiện đăng báo để kiếm tiền”, nhưng
có thể đó chỉ là lời nói đùa Dường như Nguyễn Ngọc Tư hợp với tản văn hơn bởi nó nhẹ nhàng, tự do và bình dân Với Nguyễn Ngọc Tư viết hết thảy mọi chuyện xảy ra quanh chị và trong đời chị, từ việc con cái, ruộng vườn đến kinh tế, đến nhà nước và cả ở hải ngoại Có thể nói là chuyện “thiên tào” trên trời dưới đất đều có trong tản văn của chị Song, nếu đã đọc một lần là chắc chắn không quên Bởi chị luôn biết cách đưa vào những chi tiết làm động lòng người đọc, chị viết tản văn thì nhẹ nhàng nhưng người đọc lại không nhẹ nhàng chút nào, ngược lại bao giờ cũng thấy sống mũi cay cay Trong bài giới
thiệu cho tập Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, Thanh Vân đã có lời nhận xét rất ý vị
về cách chị viết tản văn: “Thủng thẳng, nhỏ nhẹ như người con gái quê đang vừa hái rau muống vừa kể chuyện, những câu chuyện lúc thì da diết lúc lại hóm hỉnh, tưng tửng, vui vui, tạp văn Nguyễn Ngọc Tư có sự kết hợp rõ nét giữa văn và báo” Sự so sánh đó rất chính xác, ta có thể hình dung dáng vẻ của Nguyễn Ngọc Tư trong tản văn như vậy, không cố làm dáng, không tạo hình cầu kỳ nhưng vẫn cuốn hút, vẫn để lại dấu ấn rất sâu trong bất kỳ ai một lần ngắm qua
Đề tài trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư khá đa dạng Đọc tản văn Nguyễn Ngọc Tư, ấn tượng bao quát trong cảm nhận của người đọc là một thế giới cuộc sống ngồn ngộn, đầy ắp hình ảnh sinh động; ngôn từ đậm chất Nam
Bộ, đặc biệt là giọng trữ tình thế sự sâu mà không đanh Đó là sức hút trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư thể hiện xuyên suốt trong nhiều tác phẩm
1.2 Khái niệm tản văn
Cho đến nay thật sự vẫn chưa có một khái niệm chính xác và thống nhất dành cho tản văn Việc phân biệt tản văn - tạp văn - tạp bút vẫn còn những vấn đề chưa được khu biệt rõ ràng Hầu hết, trong cách sử dụng từ ngữ chuyên ngành trên báo chí đều đồng nhất ba thể loại trên Người ta thường nêu tên cả ba cùng lúc để chỉ ra nhiều cách gọi khác nhau của cùng một thể loại, hoặc chỉ dùng một tên phổ biến nhất là tản văn để gọi tên tất cả
Trang 20Theo Từ điển văn học (bộ mới) của nhà xuất bản Thế giới thì không có
khái niệm của tản văn, chỉ có khái niệm của tạp văn “Tạp văn là một thể loại thuộc tản văn trong văn học Trung Quốc, thiên về nghị luận nhưng cũng giàu ý
nghĩa văn học Từ tạp văn vốn xuất hiện trong sách Văn tâm điêu long của Lưu
Hiệp, song trong công trình đó từ này còn dùng để chỉ chung các thể loại văn chương Tạp văn với tư cách là một thể văn chỉ chính thức ra đời vào khoảng Cách mạng Ngũ Tứ (1917 - 1924), là một bài luận văn ngắn, giàu tính luận chiến, thường xoay quanh một số vấn đề về xã hội, lịch sử, văn hóa, chính trị… Đặc điểm chung của tạp văn là ngắn gọn, linh hoạt, đa dạng; phản ánh một cách nhanh nhạy, kịp thời trước những vấn đề bức xúc của xã hội với những ý kiến đánh giá rõ ràng, sắc sảo” [trích Từ điển văn học (bộ mới),III, tr 1601]
Trong khi đó, Từ điển Thuật ngữ Văn học đưa ra khái niệm: “Tản văn
là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân Điều cốt yếu
là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc
lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩa mang đậm bản sắc cá tính của tác giả”[tr.293]
Dù không phải là một nhưng tạp văn là một thể loại nhỏ hơn tản văn, được phân hóa ra từ tản văn bởi có cùng đặc điểm nghệ thuật, nhưng xét về phạm vi đề tài thì tạp văn chuyên viết về những đề tài mang tính chính luận, tính luận bàn những vấn đề chung của xã hội, còn tản văn và tạp bút thì vẫn chưa ngã ngũ Đến nay vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định rõ chúng là một nhưng cũng chưa có sự phân biệt nào đủ rõ để nói rằng chúng độc lập nhau
Cả hai đều là những thể loại thuộc ký và không có ràng buộc nhiều trong quy tắc sáng tác
Tóm lại, vì có quá nhiều tương đồng nên trong đời sống văn học hiện nay người ta không còn quan trọng việc phân biệt các thể loại trên Chỉ cần
Trang 21người sáng tác hiểu rõ họ đang viết tác phẩm với mục đích gì, tác phẩm có thật sự mang giá trị văn chương hay không, chứ không cần quá câu nệ nó phải chính xác là tản văn, tạp văn hay tạp bút Giáo sư Trần Đình Sử trong bài
“Tản văn Việt Nam hiện đại - một thể loại bị lãng quên” giới thiệu cho tập
sách Tuyển tập tản văn Việt Nam, chỉ ra rằng: “dung lượng ngắn, cách viết đa
dạng, có thể tự sự, trữ tình, bình luận, hoặc pha xen các cách viết khác nhau, tản văn nói được bao nhiêu điều suy nghĩ, nung nấu, cảm xúc trong lòng về con người, thế sự, đạo lí, về thiên nhiên, môi trường, chính trị, văn nghệ Tản văn có thể có nhiều phong cách: nghiêm túc, cười cợt, trữ tình, chính luận, triết lí Tản văn là thể loại có vẻ dễ viết nhưng khó hay bởi nó cũng cần
có cấu tứ, có tổ chức một cách nghệ thuật” Quan niệm này có thể áp dụng vào tất cả những bài viết của Nguyễn Ngọc Tư đã được chọn khảo sát trong luận văn này, bởi suy cho cùng điều cốt yếu nhất vẫn là ý nghĩa từ tác phẩm, còn tên gọi cũng chỉ là một cách quy ước, nếu quy ước thống nhất thì hiển nhiên mọi người sẽ chấp nhận
1.2.1 Đặc trưng thẩm mĩ của thể loại tản văn
Qua những khảo sát về khái niệm trên đây, chúng tôi lựa chọn cho mình cách hiểu về thể văn này Có thể nói rằng, tản văn là loại văn tự do, dài ngắn tùy ý, cách thể hiện đa dạng, đặc biệt là thể hiện nổi bật chính kiến của tác giả, có tính truyền thống lâu đời và sức sống mạnh mẽ Từ những hiểu biết
và trải nghiệm đời sống, nhiều nhà văn đã chọn cách giải bày bằng tản văn
Và thể loại vừa hiện thực, sắc sảo vừa trữ tình, cảm xúc này đã mang lại thành công cho họ Từ “tản văn” được dung theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng Theo nghĩa rộng, tản văn chỉ tất cả những thể loại ngoài thơ ca, bao gồm tác phẩm văn học và luận văn khoa học, văn bản hành chính công vụ Theo nghĩa hẹp, tản văn được dùng với ý nghĩa văn học thuần túy là một thể loại văn học bên cạnh thơ ca, tiểu thuyết, kịch, thường gọi là “tản văn văn học” hoặc “tản văn nghệ thuật” Loại tản văn này là thể loại văn học chú trọng việc ghi lại những
Trang 22gì đã trải qua, đã nghe thấy, cảm thấy, thể nghiệm liên tưởng của cái tôi hoặc ghi lại những câu chuyện, những trạng thái cảnh vật hoặc trữ tình hoài niệm,
là loại tác phẩm văn học giàu tính trữ tình, rộng rãi về đề tài, tinh túy về nội dung, khuôn khổ tương đối nhỏ, ngôn ngữ tự nhiên mới mẻ, thủ pháp biểu hiện linh hoạt, văn phong sáng sủa
Trong đời sống hiện nay, tản văn trở thành một thể loại khá phổ biến,
dễ tiếp cận và có sự thâm nhập vào đời sống con người một cách dễ dàng Viết tản văn trở thành một xu hướng trong sáng tác văn chương từ người không chuyên cho đến các nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp Diện mạo tản văn ngày càng phong phú về đề tài, giọng vẻ và sự tồn tại của thể loại này cũng càng có ý nghĩa trong cuộc sống với nhịp điệu gấp rãi như hiện nay Mảnh đất tản văn chính là nơi lưu giữ, “bảo tồn” những giá trị tinh thần quý báu để nuôi dưỡng tâm hồn, xúc cảm của con người trước sự bào mòn của môi trường đô thị hóa, hội nhập, tăng cường khoa học kĩ thuật vào đời sống
1.2.2 Thể loại tản văn trong hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư không “thử” với tản văn mà “cày xới” trên mảnh đất này một cách nghiêm túc Kết quả lao động nghệ thuật của chị là rất nhiều tản văn ra đời, chúng được đăng trên nhiều báo, đăng trên mạng và tập hợp lại
trong các đầu sách như: Sống chậm thời @, Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, Yêu
người ngóng núi, Ngày mai của những ngày mai, Biển của mỗi người, Gáy người thì lạnh (ngoài ra vẫn còn nhiều tản văn rời khác nữa) Nhìn chung
trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư cho đến thời điểm này, bằng số lượng và chất lượng, tản văn đã là một phần không thể thiếu góp phần làm nên cái nhìn toàn diện hơn về nhà văn
Sự chân chất, giản dị, màu sắc Nam Bộ đậm đặc, sự nhân ái, hồn hậu, văn như đời, đời đi vào văn tự nhiên như hơi thở Đó là nét nổi bật trong
tản văn của Nguyễn Ngọc Tư rất dễ nhận ra nếu liên hệ, đối chiếu giữa đời
sống và văn chương của chị Công bằng mà nói, không phải tản văn nào của
Trang 23Nguyễn Ngọc Tư cũng hay nhưng không thể phủ nhận được những đóng góp lớn của chị cho thể loại tản văn trong văn học nước nhà đầu thế kỉ XXI
1.3 Đặc trưng văn hóa Nam Bộ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
1.3.1 Khái niệm văn hóa, bản sắc văn hóa
- Khái niệm “Văn hóa”:
Văn hoá là một khái niệm đã có từ lâu đời và có nội hàm rất rộng Theo
A.L.Kroeber và C.L Kluckhohn trong cuốn Văn hóa: cái nhìn phân tích về
khái niệm và định nghĩa có khoảng hơn 200 định nghĩa về văn hóa Sở dĩ số lượng định nghĩa văn hóa phong phú như vậy vì một phần văn hóa là một phạm trù hết sức rộng Phần khác, mỗi nhà nghiên cứu xuất phát từ mục đích
và phương pháp nghiên cứu của mình đều có quyền đưa ra một định nghĩa thích hợp Sau đây, chúng tôi xin điểm qua một số định nghĩa về văn hóa tiêu
biểu Cụ thể như: Theo Từ điển tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê (chủ biên)
định nghĩa Văn hoá là:
1 Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử (Kho tàng văn hoá dân tộc Văn hoá Phương Đông Nền văn hoá cổ)
2 Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu của đời sống tinh thần (Phát triển văn hoá Công tác văn hoá…)
3 Tri thức, kiến thức khoa học (Học văn hoá Trình độ văn hoá…)
4 Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh (Sống có văn hoá Ăn nói thiếu văn hoá…)
5 Nền văn hoá của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau (Văn hoá rìu hai vai Văn hoá gốm màu Văn hoá Đông Sơn…)
Trong Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TP Hồ Chí
Minh, 1997, Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
Trang 24luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” (Dẫn theo Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia, nguồn:hptt://vi.wikipedia.org) Theo Đỗ Lai Thuý trong Văn hoá
Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hoá, (NXB Văn hoá Thông tin, trang 15) thì
theo nghĩa rộng: “Văn hoá là tất cả những gì phi tự nhiên” Tác giả cũng cho rằng, đây là định nghĩa khái quát nhất, rộng lớn nhất
Định nghĩa về văn hóa có tính chất cấu trúc luận, tác giả Phan Ngọc cho rằng: “Văn hoá là quan hệ Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hoá khác nhau là độ khúc xạ”
UNESCO - Tổ chức khoa học và giáo dục Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng”
Các quan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hoá đã khẳng định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; Văn hoá là một mặt trận; Xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng”
Trang 25Như vậy, dù có nhiều khái niệm khác nhau về văn hoá, nhưng tựu trung lại, văn hoá có những đặc điểm cơ bản sau: Văn hoá là một hoạt động sáng tạo, mang tính lịch sử chỉ riêng con người mới có Hoạt động sáng tạo đó bao trùm mọi ứng xử của con người với nhau và của con người với tự nhiên -
xã hội, thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống: đời sống vật chất, đời sống
xã hội, đời sống tinh thần Những hoạt động sáng tạo đó đã đạt được thành tựu của các giá trị văn hoá, được bảo tồn và khai thác phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng con đường giáo dục (hiểu theo nghĩa rộng) Văn hoá là thể hiện của mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng với thế giới thực tại, tạo ra một kiểu lựa chọn riêng của tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác, tạo thành những nhân cách văn hoá (cá nhân), những nền văn hoá khác nhau (cộng đồng) Dù hiểu theo cách nào thì văn hoá cũng đều là thành quả, là sản phẩm độc đáo của quá trình lịch sử do cá nhân và cộng đồng người tạo nên Trong phạm vi vấn đề được đề cập trong luận văn này, chúng tôi nghiêng về cách hiểu văn hoá gắn liền với bản sắc văn hoá theo định nghĩa của Phan Ngọc và của UNESCO
Như vậy, nói đến văn hóa là nói đến con người Lịch sử văn hóa là lịch
sử của con người và loài người: Con người tạo ra văn hóa và văn hóa làm cho con người trở thành người Điều đó có nghĩa là tất cả những gì liên quan đến con người, đến mọi cách thức tồn tại của con người đều mang trong nó cái gọi
là văn hóa Có thể nói, văn hóa là sự phát triển lực lượng vật chất và tinh thần,
là sự thể hiện những lực lượng đó trong lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực sản xuất tinh thần của con người Từ đó, văn hóa được chia làm hai lĩnh vực
cơ bản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ
có tính chất tương đối, bởi cái gọi là “văn hóa vật chất” về thực chất cũng chỉ
là sự “vật chất hóa” các giá trị tinh thần, và các giá trị văn hóa tinh thần không phải bao giờ cũng tồn tại một cách thuần túy tinh thần, mà thường được “vật thể hóa” trong các dạng tồn tại vật chất Ngoài ra, còn các giá trị
Trang 26tinh thần tồn tại dưới dạng phi vật thể, nhưng vẫn mang tính tồn tại vật chất khách quan như văn hóa trong các lĩnh vực đạo đức, giao tiếp, ứng xử, lối sống, phong tục tập quán…
Văn hoá là sản phẩm, là diện mạo của cá nhân và cộng đồng Vì thế nói tới văn hoá không thể không nhắc đến vấn đề bản sắc văn hoá, tức là cái “tinh tuý”, cái cốt lõi của văn hoá trong quá trình phát triển của lịch sử Bản sắc văn hoá, theo Ngô Đức Thịnh, là “một tổng thể các đặc trưng của văn hoá, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử của dân tộc, các đặc trưng văn hoá ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn, do vậy muốn nhận biết nó phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hoá, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hoá ấy Nếu bản sắc văn hoá là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó tương đối cụ thể,
bộc lộ và khả biến hơn” (Dẫn theo Ngô Đức Thịnh (2011), Một số vấn đề lý
luận nghiên cứu hệ giá trị văn hóa truyền thống trong đổi mới và hội nhập)
Cũng theo Dương Phú Hiệp (chủ biên), Cơ sở lí luận và phương pháp luận
nghiên cứu văn hoá và con người Việt Nam, (NXB Chính trị Quốc gia – Sự
thật Hà Nội, 2012, trang 40), thì “Bản sắc riêng của mỗi nền/dạng/kiểu văn hoá thường được biểu hiện là những nét đặc thù và độc đáo thể hiện trong các hiện tượng văn hoá hoặc các sản phẩm của văn hoá, quy định bộ mặt của mỗi nền văn hoá Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ Quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sang tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử; tính giản dị trong lối sống… Ngoài ra, phần đáng kể của nó lại được thể hiện ngay trong hoạt động sống bình thường, hằng ngày của các cộng đồng người Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, giao lưu, tiếp biến giữa các nền văn hóa, bản sắc đó luôn có thêm những
Trang 27giá trị mới được hình thành và tiếp tục được bồi tụ để định hình và lộ diện, phù hợp với sự tiến hóa của lịch sử Các giá trị mang bản sắc văn hóa của từng tộc người, từng dân tộc không phải ngẫu nhiên được hình thành mà đó là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh địa lý, lịch sử và chính trị Như vậy, bản sắc văn hoá được hiểu là những gì tinh hoa, bền vững của một nền văn hoá Nó mang ý nghĩa chỉ cái cốt lõi, chỉ những đặc trưng riêng của một cộng đồng văn hóa và là yếu tố cơ bản để phân biệt giữa một nền văn hoá này với một nền văn hoá khác Vì thế, dấu ấn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền sẽ được hiển hiện trong mọi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng, trong đó
có văn học
- Khái niệm “Bản sắc văn hóa”:
Theo Từ điển Tiếng Việt, bản sắc chỉ tính chất, mầu sắc riêng, tạo thành
phẩm cách đặc biệt của một vật [76]
Bản sắc văn hóa có thể hiểu là cái cốt lõi, nội dung, bản chất của một nền văn hóa cụ thể nào đó, là những nét văn hóa riêng có của nền văn hóa một dân tộc Những nét riêng ấy thường được biểu hiện qua các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, vật thể và phi vật thể Các giá trị văn hóa này ra đời gắn với chính điều kiện môi sinh mà dân tộc ấy thích nghi và phát triển qua các giai đoạn phát triển khác nhau của một dân tộc Những giá trị văn hóa ấy, cho dù
có trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử nó không những không mất
đi, mà cùng với thời gian, nó còn tiếp nhận những cái hay, cái đẹp, cái phù hợp của văn hóa các dân tộc khác làm phong phú, đặc sắc hơn cho văn hóa dân tộc mình, làm cho nó là nó chứ không phải là cái khác Khi nói đến một trong những nét đặc trưng văn hóa ấy, người ta có thể dễ dàng nhận ra đó là dân tộc nào mà không cần phải gọi tên
Bản sắc văn hóa là một sức mạnh, là sức mạnh nội tại của dân tộc Nó
là hạt nhân năng động nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời này qua đời khác Bản sắc văn hóa làm cho một dân tộc luôn là chính mình:
Trang 28Một dân tộc qua các biến cố lịch sử một lúc nào đó, một thời đại nào đó
có thể mất độc lập, bị người ngoài đô hộ nhưng nếu dân tộc ấy vẫn giữ được tiếng nói của mình, vẫn giữ được vốn văn nghệ dân gian, vẫn giữ và phát triển được bản sắc văn hóa của mình, thì dân tộc ấy vẫn nắm chắc trong tay chìa khóa của sự giải phóng, chìa khóa của tự do, độc lập [6, tr 48]
Bản sắc văn hóa còn là mối liên hệ thường xuyên, có định hướng của cái riêng (văn hóa dân tộc) và cái chung (văn hóa nhân loại) Mỗi dân tộc trong quá trình giao lưu văn hóa, sẽ cống hiến những gì đặc sắc của mình vào kho tàng văn hóa chung Đồng thời tiếp nhận có lựa chọn, nhào nặn thành giá trị của mình, tạo ra sự khác biệt trong cái đồng nhất đó chính là bản sắc văn hóa của một dân tộc Bản sắc văn hóa dân tộc không phải là một biểu hiện nhất thời, nó có mối liên hệ lâu dài, sâu sắc và bền vững trong lịch sử và đời sống văn hóa dân tộc
Bản sắc dân tộc gắn liền với văn hóa và thường được biểu hiện thông qua văn hóa Vì vậy, có thể coi bản sắc dân tộc của văn hóa hoặc bản sắc văn hóa dân tộc: “Bản sắc chính là văn hóa, song không phải bất cứ yếu tố văn hóa nào cũng được xếp vào bản sắc Người ta chỉ coi những yếu tố văn hóa nào giúp phân biệt một cộng đồng văn hóa này với một cộng đồng văn hóa khác là bản sắc” [64, tr.13]
“Bản sắc văn hóa dân tộc” là tổng hòa những khuynh hướng cơ bản trong sáng tạo văn hóa của một dân tộc, vốn được hình thành trong mối liên hệ thường xuyên với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế, các hệ tư tưởng…trong quá trình vận động không ngừng của dân tộc đó” [18, tr 37]
Khi nói tới bản sắc văn hóa của một dân tộc, cũng có nghĩa là nói tới bản sắc riêng của dân tộc ấy, hay nói cách khác bản sắc văn hóa là cái cốt lõi của bản sắc dân tộc Bởi bản sắc của dân tộc không thể biểu hiện ở đâu đầy đủ
và rõ nét hơn ở văn hóa Sức sống trường tồn của một nền văn hóa khẳng định
sự tồn tại của một dân tộc, khẳng định bản sắc và bản lĩnh của dân tộc ấy
Trang 29Bản sắc văn hóa dân tộc có hai mặt giá trị Giá trị tinh thần bên trong
và biểu hiện bên ngoài của bản sắc dân tộc có mối quan hệ khăng khít củng cố thúc đẩy nhau phát triển Văn hóa không được rèn đúc trong lòng dân tộc để
có bản lĩnh, trở thành sức mạnh tiềm tàng bền vững thì bản sắc dân tộc của văn hóa sẽ mờ phai Ngược lại, nếu văn hóa tự mình làm mất đi những màu sắc riêng biệt, độc đáo của mình, sẽ làm vơi chất keo gắn kết tạo thành sức mạnh bản lĩnh của văn hóa
Nguồn gốc tạo thành bản sắc văn hóa dân tộc có thể do nhiều yếu tố như: hoàn cảnh địa lý, nguồn gốc chủng tộc, đặc trưng tâm lý, phương thức hoạt động kinh tế Nhưng bản sắc văn hóa dân tộc, không thể không xuất phát từ những yếu tố tạo thành dân tộc Vì thế hiểu khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc phải hiểu theo khái niệm phát triển, khái niệm mở Nó không chỉ
là hình thức mà còn là nội dung đời sống cộng đồng, gắn với bản lĩnh các thế hệ các dân tộc Việt Nam Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ V khóa VIII của Đảng đã chỉ rõ:” Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ýý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ýý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc… Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong cả hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”[16, tr.56]
Bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị tiêu biểu, bền vững, phản ánh sức sống của từng dân tộc, nó thể hiện tập trung ở truyền thống văn hóa Truyền thống văn hóa là các giá trị do lịch sử để lại được thế hệ sau tiếp nối, khai thác
và phát huy trong thời đại của họ để tạo nên dòng chảy liên tục của lịch sử văn hóa các dân tộc Khi đã được hình thành, truyền thống mang tính bền vững và có chức năng định hướng, đánh giá, điều chỉnh hành vi của cá nhân
và cộng đồng Tuy nhiên, khái niệm bản sắc văn hóa không phải là sự bất
Trang 30biến, cố định hoặc khép kín mà nó luôn vận động mang tính lịch sử cụ thể Trong quá trình này nó luôn đào thải những yếu tố bảo thủ, lạc hậu và tạo lập những yếu tố mới để thích nghi với đòi hỏi của thời đại Truyền thống cũng không phải chỉ bao hàm các giá trị do dân tộc sáng tạo nên, mà còn bao hàm
cả các giá trị từ bên ngoài được tiếp nhận một cách sáng tạo và đồng hóa nó, biến nó thành nguồn lực nội sinh của dân tộc
1.3.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Trước đây, quan hệ văn hóa và văn học được coi là quan hệ tương hỗ
Đó là thứ quan hệ ngang bằng của hai hình thái ý thức xã hội cùng thuộc thượng tầng kiến trúc, cùng phản ánh một cơ sở hạ tầng Bởi thế, nghiên cứu văn hóa thì văn học được coi như một nguồn tài liệu, còn nghiên cứu văn học thì lại tìm thấy ở nó những chủ đề văn hóa, cũng là một kiểu tài liệu Như vậy, văn hóa và văn học làm tài liệu nghiên cứu cho nhau Quan hệ này mang tính
bề ngoài, đôi khi tình cờ, không bộc lộ bản chất của nhau
Văn học là một bộ phận của văn hoá Văn học, cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục tập quán là những thành tố hợp thành cấu trúc tổng thể bao trùm lên tất cả là văn hoá Vì vậy, cũng như các thành tố kia, văn học luôn chịu sự chi phối trực tiếp (dù vô thức hay có chủ ý) “từ môi trường văn hóa của một thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và
một cộng đồng dân tộc” (Trần Lê Bảo, (2011), Giải mã văn học từ mã văn
hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội)
Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất Để có được những thành quả đó, văn hoá của một dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã
Trang 31hình thành Chính vì vậy, có thể nói văn học là văn hoá lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật Như nhà nghiên cứu Phương Lựu khẳng định: “Nếu nghệ thuật là một loại văn hoá đặc biệt, thì lấy ngôn ngữ với tư cách là biểu hiện đầu tiên,
cơ bản, vĩ đại của văn hoá nhân loại làm chất liệu, văn học chính là gương mặt tiêu biểu cho văn hoá tinh thần của mỗi dân tộc” (Phương Lựu (chủ
biên), Giáo trình Lí luận văn học, tập 1, NXB Đại học Sư phạm, 2010)
Ở một mặt khác, văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá Và khi nhìn văn học từ góc độ văn hóa học một cách cặn
kẽ thì “nếu văn học có chức năng phản ánh hiện thực thì cũng không thể phản ánh trực tiếp được, mà chỉ có thể phản ánh thông qua “lăng kính” văn hóa, thông qua “bộ lọc” các giá trị văn hóa”
Giữa văn học và văn hoá có mối quan hệ biện chứng, không chỉ văn học chịu sự tác động trực tiếp của văn hoá, mà ngược lại văn hoá cũng chịu sự tác động trở lại của văn học ở một số phương diện nhất định Nhờ có văn học, những sắc màu văn hoá được tái hiện một cách sinh động và sắc nét, không chỉ ở bề mặt – lớp văn hoá dễ nhận biết (phong tập, tập quán, sinh hoạt, các lễ hội ) mà nó còn thể hiện cả tầng sâu văn hoá thể hiện ở tâm lí cộng đồng, tính cách, ứng xử của con người với con người và con người trước thiên nhiên Chính vì chịu sự tác động trở lại của văn học này mà một số tác phẩm văn học dù không chủ định viết về vấn đề văn hoá nhưng người đọc vẫn nhận thấy đậm chất văn hoá trong từng trang viết (Sáng tác của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Tô Hoài )
Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá Trong tác phẩm văn học ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn Ta bắt gặp bức tranh văn hoá dân gian trong các câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, trong thơ Hồ Xuân Hương Những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc (nghệ thuật pha trà, thú chơi chữ ) được tái hiện trong truyện ngắn và tuỳ bút của Nguyễn Tuân Những luật tục, hủ tục (khao
Trang 32vọng, tục ma chay ) trong phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố Những tín
ngưỡng, phong tục (đạo mẫu và tín ngưỡng phồn thực, tục lên đồng, hát chầu văn, tục ma chay, cưới hỏi, tục thờ cây, thờ thành hoàng ) trong tiểu thuyết
Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh
Văn học phản ánh văn hoá theo cách riêng mang tính đặc thù của văn học, đó là tôn vinh những giá trị tốt đẹp và phê phán những phản giá trị (nếu có) trong văn hoá Bằng cách này, văn học đã góp phần “thanh lọc” giữ lại những giá trị văn hoá tốt đẹp Từ đó văn học có tác động tích cực trở lại đối với đời sống văn hoá cộng đồng, giúp cộng đồng nhận thức, gìn giữ và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình; đồng thời tẩy chay, bài trừ những biểu hiện phản văn hoá
Ngoài ra, văn học không chỉ là phương thức thể hiện, tồn tại của văn hoá mà còn là phương tiện cất giữ, bảo lưu văn hoá bằng chất liệu có tính năng động và bền vững, đó là ngôn từ Thông qua ngôn từ nghệ thuật, người
ta có thể thấu đáo hơn giá trị văn hoá của từng dân tộc, từng thời đại Bởi vì,
“văn chương của một dân tộc cũng như toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, lựa chọn, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa
là nơi định hình những giá trị đã hình thành” (Dẫn theo, Tống Thị Hạnh Chi,
Tiểu thuyết Nguyễn Xuân khánh dưới góc nhìn văn hoá, luận văn thạc sĩ, Đại
học Sư phạm Hà Nội, 2012, trang 16)
Văn hóa tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ bầu khí quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của bạn đọc Bản thân nhà văn với thế giới nghệ thuật của mình là một sản phẩm văn hóa Người đọc, với chân trời chờ đợi hướng về tác phẩm, cũng được rèn luyện về thị hiếu thẩm mĩ trong một môi trường văn hóa nhất định Chính không gian văn hóa này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật… trong quá trình sáng tác; đồng
Trang 33thời cũng chi phối cách phổ biến, đánh giá, thưởng thức… trong qua trình tiếp nhận Một nền văn hóa cởi mở, bao dung mới tạo diều kiện tuận lợi cho văn học phát triển Vì vậy, có thể nói văn học là thước đo, là “nhiệt kế” vừa lượng định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ văn hóa của một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định
Trong tinh thần đó, nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào những dữ liệu văn học để tìm hiểu bức tranh văn hóa của một thời đại Nói cách khác, thực tiễn văn học có thể cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy cho khoa nghiên cứu văn hóa Nền văn hóa chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học, thì ngược lại, văn học cũng tác động đến văn hóa, hoặc trên toàn thể cấu trúc, hoặc thông qua những bộ phận hợp thành khác của nó Những nhà văn tiên phong của dân tộc bao giờ cũng là những nhà văn hóa lớn Bằng nghệ thuật ngôn từ, họ đấu tranh, phê phán những biểu hiện văn hóa, đồng thời khẳng định những giá trị văn hóa dân tộc, nhân bản và khai phóng
Tóm lại, giữa văn học và văn hoá luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau Văn học là một bộ phận của văn hoá Mọi sự biểu hiện của văn học xét đến cùng, chính là sự thể hiện của văn hoá Do vậy việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hoá là một hướng đi cần thiết và có triển vọng Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi pháp học…, cách tiếp cận văn học bằng văn hoá học giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hoá được bao hàm bên trong nó Những yếu tố văn hoá liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, ngôn ngữ… có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm Nó cũng có thể góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường phát triển nói chung của văn học
1.3.3 Màu sắc văn hóa Nam Bộ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Nam Bộ là vùng địa lí có nhiều nét riêng biệt Đây là vùng đất nằm ở cuối cùng của Tổ quốc về phía Nam, nằm trọn trong lưu vực hai dòng sông
Trang 34lớn Đồng Nai và Cửu Long (thuộc hạ lưu sông Mê Kông) Nam Bộ được chia thành hai bộ phận là miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ (Cà Mau là một tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ) Đó là một vùng đất cửa sông, ven biển Chính vì thế, nét khu biệt của Nam Bộ chính là sự phong phú của hệ thống sông, ngòi, kênh rạch Miêu tả vùng này, vào đầu thế kỷ XIX, Trịnh Hoài Đức
đã dẫn: “Đất Gia Định nhiều sông, kênh, cù lao và bãi cát Trong 10 người đã
có 9 người quen việc chèo thuyền, biết nghề bơi nước” Chỗ nào cũng có ghe thuyền hoặc dùng thuyền làm nhà ở hoặc để đi chơi, đi thăm người thân thích, chở gạo, củi buôn bán rất tiện lợi” Với một vị trí thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi, Nam Bộ có nhiều nguồn tài nguyên: đất đai rộng lớn, phì nhiêu; nguồn nước dồi dào; khí hậu nóng ấm quanh năm, ít có thiên tai, thời tiết thất thường Ở đây, một năm chỉ có hai mùa, sáu tháng mùa mưa và sáu tháng mùa khô, tạo nên nét đặc trưng về thiên nhiên, mùa vụ và cách thức sinh hoạt của người dân Nam Bộ, khác biệt với các vùng địa lí khác Nói tới Nam Bộ là nói tới những cánh đồng tít tắp tận chân trời, tới khung cảnh thiên nhiên nhiên rộng lớn, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt GS Lê Bá Thảo đã tính Nam Bộ có khoảng 5700 km kênh rạch Tất cả những yếu tố này đã góp phần quan trọng định hình cuộc sống và văn hoá nơi đây.So với các vùng địa
lí khác thì Nam Bộ là vùng đất trẻ, được khai phá muộn hơn (cách đây khoảng hơn 300 năm) Trước đó Nam Bộ là một vùng đất gần như hoang hoá, có rất nhiều cá sấu và thú dữ Vì thế có thể nói nơi đây vẫn còn lưu giữ được nhiều nét tự nhiên, ít chịu sự tác động của con người Điều này đã được ghi dấu trong ca dao Nam Bộ:
Chèo ghe sợ sấu cắn chưn Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma
(Dẫn theo Cơ sở văn hoá Việt Nam, Trần Quốc Vượng (chủ
biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 284)
Trang 35Với những đặc điểm tự nhiên trên, Nam Bộ trở thành miền đất hứa của nhiều người đi mở đất, mở nước Nhưng vốn là vùng đất mới khai phá còn mênh mông và hoang sơ, bí hiểm nên bên cạnh những thuận lợi kể trên, thiên nhiên Nam Bộ cũng có những khắc nghiệt, dữ dội, nhất là với người đi “mở đất” Họ đã phải vật lộn vất vả chống chọi với thiên nhiên để tìm kế mưu sinh Những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên Nam Bộ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lao động mà còn ảnh hưởng đến đời sống văn hoá, tinh thần của người dân, hình thành nên tính cách con người và in dấu sâu đậm trong nhiều tác phẩm văn học viết về vùng đất này, trong đó có sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Nam Bộ là vùng đất được khai phá muộn nên phần lớn dân cư ở đây là những lưu dân Họ đến từ nhiều vùng miền trong cả nước Một bộ phận đến
từ miền Trung Một bộ phận khác đến từ miền Bắc (nhất là ở đồng bằng châu thổ sông Hồng) Một bộ phận là bà con dân tộc Khơmer có nguồn gốc từ Cămpuchia Một bộ phận là những người thuộc dân tộc Hoa (nguồn gốc Hoa)
và một số dân tộc thiểu số khác Mỗi bộ phận lưu dân khi di cư đến vùng đất mới, bên cạnh những dụng cụ sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, họ đều mang theo những nét văn hoá riêng của dân tộc mình Trong quá trình sinh sống, giữa các dân tộc không hề bài trừ nhau mà ngược lại luôn có sự tiếp biến về văn hoá lẫn nhau Điều đó đã tạo cho vùng Nam Bộ có sự đa dạng và độc đáo về văn hoá Do đặc điểm tự nhiên của vùng Nam Bộ có rất nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên ở đây “làng mạc được phân bố theo dạng kéo dài, lấy “kinh mương” hay “lộ” giao thông làm trục Dân cư ở hai bên kinh rạch hay con lộ, mặt nhà đều quay ra lộ hay kinh mương” (Nguyễn Phương
Thảo, Văn hoá dân gian Nam Bộ những phác thảo, NXB Văn hoá thông tin,
trang 12) Cũng do “Làng Nam Bộ là loại hình làng khai phá tụ cư, thường trải dài theo những đoạn tuyến sông, tuổi đời ít hơn làng Bắc Bộ và cấu trúc
cũng lỏng lẻo hơn” (Nguyễn Thừa Hỷ, Văn hoá Việt Nam truyền thống một
Trang 36góc nhìn, Nxb VHTT và truyền thông, 2011, tr485) nên quan hệ làng xã
trong cộng đồng cư dân Nam Bộ thiếu chất kết dính chặt chẽ Đây là điểm khác biệt lớn so với các cư dân ở Bắc Bộ Mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng làng xã Bắc Bộ ngoài quan hệ huyết thống (đi đâu trong làng cũng gặp họ hàng), quan hệ sản xuất, họ còn chịu sự chi phối chặt chẽ của các luật lệ của làng Các lệ làng mạnh đến nỗi có những nơi, những lúc
“Phép vua còn thua lệ làng” (Điều này được thể hiện rõ nét, sinh động trong
phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố) Ngược lại, ở Nam Bộ ít chịu sự chi phối
của các luật tục của làng Điều này lí giải cho tính chất dân chủ và bình đẳng trong cách đối xử của từng người với mọi người trong từng cộng đồng dân cư
ở Nam Bộ - một đặc tính mà các vùng miền khác khó có được Đặc biệt, khi quan hệ thân tộc không còn chặt chẽ nữa, sợi dây liên kết gắn bó con người với con người là nghĩa tình Trong quá trình sinh sống, họ luôn biết gắn kết với nhau để tạo nên sức mạnh chống lại và vượt qua những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất và chinh phục thiên nhiên Câu thành ngữ “Bán anh
em xa mua láng giềng gần” được thể hiện rõ nét trong vùng đất mới này
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Ngọc Tư luôn từ chối nơi phồn hoa
đô thị để sống cùng với những con người chân chất, tình nghĩa, với mảnh đất nghèo khó Nam Bộ Mảnh đất ấy có vệt phù sa châu thổ, những sông ngòi chằng chịt, cánh đồng bất tận mênh mông và biết bao con người đang vật lộn với từng thước đất để mưu sinh Sống và lớn lên với mảnh đất quê hương, Nguyễn Ngọc Tư đã quen với mùi hăng hăng của cỏ khi sa mưa, mùi nồng nồng oi oi của đất, mùi thơm dậy của mắm chấm rau đồng Quê hương thực
sự đã ăn vào máu thịt, thấm vào từng hơi thở của chị, hiện lên phảng phất, dung dị trong sáng tác của chị.Về mặt tự nhiên, Nam Bộ là vùng đất có những sông ngòi chằng chịt, những ao hồ và ruộng đồng mênh mông… Do cấu tạo
tự nhiên có tính đặc thù như thế nên đã hình thành nên đặc trưng văn hóa: cư trú, giao thông, âm nhạc, ẩm thực của vùng miền Nam Bộ cũng như tính
Trang 37cách, lối sống, quan niệm, tập quán của con người nơi đây Những yếu tố này cũng đã tác động trực tiếp đến cách xây dựng, miêu tả hiện thực và con người trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Vì vậy, người đọc dễ dàng bắt gặp trong cách thể hiện của chị mọi sinh hoạt và đời sống của con người đều mang dấu ấn của không gian văn hóa vùng đất phù sa sông nước như: ruộng đồng, kinh rạch, dòng sông, con đò, ghe xuồng, chợ nổi… Cư trú ven sông là
mô hình phổ biến nhất của cư dân Nam Bộ với ba hình thức cơ bản: nhà ở trước sông sau ruộng, cư trú ở vùng giáp nước, nhà ở trước đường sau sông Các loại hình cư trú này xuất phát từ địa hình tự nhiên Nam Bộ nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện cho việc di chuyển bằng đường thủy Nơi ở gần sông như thế khá thoáng mát, phục vụ tiện ích cho cuộc sống sinh hoạt đời thường: tắm giặt, đánh bắt thủy hải sản, buôn bán, trao đổi hàng hóa Do địa hình có nhiều sông, rạch nên ở Nam Bộ, chỗ nào cũng có ghe, thuyền, vỏ lãi, tắc ráng là phương tiện đi lại phổ biến nhất Loại hình giao thông này phát triển đa dạng, phong phú, xuất hiện nhiều trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư Ghe thuyền còn dùng để làm nhà ở, thuyền để đi chợ, thuyền chở gạo, ghe xuồng buôn bán trên chợ nổi Dường như tất cả mọi sinh hoạt của con người Nam Bộ đều gắn bó với sông, với nước, với những chiếc thuyền, ghe, xuồng lênh đênh, mê mải Có thể nói chợ nổi và những chiếc ghe chở hàng hóa trôi nổi xuôi ngược trên khắp các sông rạch là nét đặc trưng trong văn hóa đời sống sông nước Nam Bộ Bên cạnh cuộc sống sông nước, văn hóa Nam Bộ còn thể hiện trên những vùng đồng bằng mênh mông, những cánh đồng lúa trải dài vô tận Ở đó, ruộng đồng gắn liền với cuộc sống vất vả, khó nhọc của những người nông dân suốt đời rong ruổi với nghề nuôi vịt chạy đồng, sống cuộc đời du mục, lang bạt, không biết đâu là điểm dừng chân, là ổn định Mảnh đất Cà Mau nói riêng, Nam Bộ nói chung còn nổi tiếng với những miệt vườn rộng lớn, bao la, sum suê cây trái Ở đây có rất nhiều trái cây đặc sản: mít Tố Nữ, và tinh thần cao nhất ở Đồng bằng sông
Trang 38Cửu Long Về đời sống tinh thần, văn hóa Nam Bộ được thể hiện rõ trong nét âm nhạc riêng của nền văn mình miệt vườn Ở đây, những điệu hò, câu hát: hò chèo ghe, hò mái dài, hò sông Hậu; đơn ca tài tử, cải lương thấm đẫm trong đời sống và tâm hồn của con người Hơn nữa, văn hóa ẩm thực Nam Bộ với những món ăn tự nhiên, độc đáo cũng đặc biệt thu hút mọi người: cá nướng rơm chấm muối ớt kèm rau húng lùi, bắp chuối non, cá trê vàng nước chấm với mắn gừng, cá sặc kho ớt, canh chua cá rô đồng bông so đũa, cháo le le Với tất cả những giá trị văn hóa này, đọc sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, người đọc như có cảm giác được đứng trên chính mảnh đất Nam Bộ vậy Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất hội nhập của nhiều luồng văn hoá Đông -Tây khác nhau Đọc sáng tác về đồng bằng sông Cửu Long, người ta dễ dàng nhận ra những nét độc đáo của tính cách con người và bản sắc văn hóa đa dạng của một vùng đất Nguyễn Ngọc Tư cũng không là ngoại lệ Sáng tác của chị chính là bức tranh đời sống và tâm hồn của con người Nam Bộ, là địa hạt mà chị chứng tỏ được khả năng bao quát và phát hiện những góc khuất, những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng hệ trọng đối với đời sống con người
Bao trùm các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư là hiện thực cuộc sống con người trên mảnh đất Nam bộ với cánh đồng lúa mênh mông, những con sông uốn lượn hay những bờ kinh, con mương và vô số những đầm, đìa, rạch, xẻo ; những chợ nổi với ghe xuồng, sóng nước tấp nập…; những câu hò, điệu hát lên xuống theo từng con nước lớn, ròng; hay những bài vọng cổ buồn được cất lên từ những đoàn ca múa cải lương đang len lỏi mưu sinh tận trong những chợ quê nghèo… Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư bao giờ cũng được triển khai trên cái nền của “bức tranh” sinh hoạt văn hóa ở làng quê Nam bộ độc đáo ấy, nói như nhà văn Nguyên Ngọc đó chính là “không gian… của Nguyễn Ngọc Tư”
Trang 39Đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư, như tác giả Huỳnh Công Tín đã nhận xét thì: “người đọc sẽ cảm nhận được chất Nam Bộ thể hiện khái quát ở nhiều phương diện của tác phẩm… Trong tác phẩm của chị có một không gian Nam Bộ với những loại cây, tên gọi nghe quen, dân dã: “mắm, đước, sú, vẹt, bần, tra, tràm, choại, quao, ô rô, dừa nước ”, với những vàm, kinh, rạch, xẻo, tắt chằng chịt, mà tên gọi cũng gợi trí tò mò, tìm hiểu ở người đọc: “vàm
Cỏ Xước, Vàm Mắm, kinh Cỏ Chác, kinh Mười Hai, kinh Thợ Rèn, Rạch Mũi, Rạch Ráng, Rạch Ruộng, Xẻo Mê, Xẻo Rô, Lung Lớn, Gò Cây Quao ”, hay những tên ấp, tên làng, tên chợ nhiều chất Nam Bộ: “xóm Xẻo, xóm Rạch, xóm Kinh Cụt, xóm Miễu, chợ Ba Bảy Chín, Cái Nước, Trảng Cò, Đất Cháy, Mút Cà Tha …” (Nguồn :http:// http://www.vnexpress.net) Như chúng
ta đã biết, điều dễ nhận biết nhất về sự khác biệt văn hoá ở vùng miền này với vùng miền khác chính là ở phong tục tập quán Phong tục, theo Nguyễn
Như Ý trong Đại Từ điển Tiếng Việt, là “những hành vi, tập quán phổ biến,
ổn định, lối sống, thói quen đã thành nề nếp của một cộng đồng được mọi
người công nhận, tuân theo” (Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển Tiếng
Việt, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2008, trang 1262) Hay theo
như nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm thì phong tục được hiểu là “những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội lâu đời được đại đa số mọi người thừa nhận
và làm theo” Trong sáng tác của Nguy ễn Ngọc Tư (ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết), dù chị không có ý đi sâu tìm hiểu về phong tục vùng đất Nam
Bộ như m ột số nhà văn lớp trước (tiêu biểu là các sáng tác của nhà văn, nhà văn hoá Nam Bộ Sơn Nam) nhưng là một người sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ, chất liệu văn hóa đã ngấm sâu và thấm đẫm trong từng hơi thở, trong sinh hoạt hàng ngày, trong cách nghĩ, cách cảm về con người, về cuộc sống nên trong các tác phẩm của chị người đọc vẫn nhận thấy khá đậm nét những phong tục tập quán đặc trưng Nam Bộ Điều đó đã làm nên một Nguyễn Ngọc
Tư “đặc sản Nam Bộ” như lời khen tặng của giáo sư Trần Hữu Dũng cho
Trang 40hành trình sáng tạo văn học của chị.Vùng đất Nam Bộ có rất nhiều sông ngòi, kênh rạch, các đầm, đìa, Với đặc điểm tự nhiên tứ bề sông, bốn bề nước nên cuộc sống của người dân nơi đây đặc biệt gắn liền với sông nước, tạo nên một không gian văn hoá sông nước riêng biệt
Tiểu kết
Mỗi nhà văn thường có một “không gian” văn hóa của riêng mình, như
là cội nguồn của mọi sáng tạo Là một người con Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư
đã bám rễ sâu sắc vào vùng văn hóa này để bung trổ những sáng tạo mang đậm nét đặc trưng của mình Có lẽ, màu sắc văn hóa Nam Bộ cũng chính là một trong những lí do quan trọng để giúp cho sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư nói chung và cũng như tản văn của chị nói riêng có sức hấp dẫn đặc biệt Với những đóng góp của mình cho văn học nước nhà giai đoạn đầu thế kỉ XX, tản văn Nguyễn Ngọc Tư đã xác lập cho mình một vị trí vững vàng trên văn đàn