1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ảnh hưởng của âm nhạc Chopin trong nghệ thuật piano Việt Nam

146 474 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 4,21 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, qua kinh nghiệm thực tiễn trong những năm giảng dạy, biểu diễn và với mong muốn thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về lĩnh vực Piano, trong đó tôi luôn

Trang 1

TRIỆU TÚ MY

ẢNH HƯỞNG CỦA ÂM NHẠC CHOPIN

TRONG NGHỆ THUẬT PIANO VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học

vị nào, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2017

Tác giả luận án ký tên

Triệu Tú My

Trang 4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Chương trình biểu diễn báo cáo của khoa Piano trong 2 năm 1975

và 2016……… 76 Biểu đồ 2.2: Số lượng học sinh - sinh viên lựa chọn tác phẩm của Chopin trong chương trình thi học kỳ 2 năm học 2016 – 2017……… 77

Hình 1.1 Cấu trúc dây chằng bàn tay con người……….…… 43

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại các tác phẩm của Chopin………17 Bảng 2.1 Các thể loại âm nhạc của Chopin trong chương trình đào tạo qua từng năm tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam giai đoạn trước năm 2000……….71 Bảng 2.2 Các thể loại âm nhạc của Chopin trong chương trình đào tạo qua từng năm tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam giai đoạn hiện nay……….72 Bảng 3.1 Phân loại Etude Chopin theo nhóm kỹ thuật……… 87 Bảng 3.2 Phân loại Etude Chopin theo trình độ đào tạo………95 Bảng 3.3 Phân loại các tác phẩm Valse của Chopin theo trình độ đào tạo………… 103

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: SỰ NGHIỆP ÂM NHẠC CỦA CHOPIN VỚI CÂY ĐÀN PIANO 11

1.1 Sự nghiệp sáng tác của Chopin gắn liền với cây đàn piano 11

1.1.1 Kho tàng tác phẩm cho piano của Chopin đa dạng và phong phú 15

1.1.2 Những sáng tạo về thể loại âm nhạc của Chopin 18

1.2 Nghệ thuật biểu diễn của Chopin 23

1.2.1 Những đặc điểm nghệ thuật biểu diễn của Chopin 24

1.2.2 Những đổi mới trong nghệ thuật biểu diễn của Chopin 27

1.3 Hoạt động sư phạm của Chopin 37

1.3.1 Những hoạt động sư phạm của Chopin 37

1.3.2 Quan điểm sư phạm của Chopin 38

Tiểu kết chương 1 45

CHƯƠNG 2: ÂM NHẠC CHOPIN TRONG ĐỜI SỐNG ÂM NHẠC VIỆT NAM 46

2.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của nghệ thuật piano Việt Nam 46

2.1.1 Lực lượng giảng dạy 49

2.1.2 Về học sinh 51

2.2 Âm nhạc Chopin với hoạt động biểu diễn âm nhạc ở Việt Nam 54

2.3 Âm nhạc Chopin với NSND Đặng Thái Sơn 57

2.3.1 Đôi nét về cuộc đời của NSND Đặng Thái Sơn và chiến thắng trong cuộc thi mang tên Chopin 57

2.3.2 Hoạt động biểu diễn 37 năm của NSND Đặng Thái Sơn sau khi được giải trong cuộc thi mang tên Chopin 64

2.3.3 Hoạt động sư phạm và sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ cho nghệ thuật piano Việt Nam của NSND Đặng Thái Sơn 67

2.4 Âm nhạc Chopin và sự nghiệp đào tạo piano chuyên nghiệp tại Việt Nam 69

2.4.1 Vai trò tác phẩm của Chopin trong chương trình đào tạo piano chuyên nghiệp tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam 70

2.4.2 Những tác dụng mà tác phẩm Chopin đem lại cho HSSV Việt Nam trong quá trình học 74

2.4.3 Những tác phẩm của Chopin trong biểu diễn của HSSV Việt Nam 75

Tiểu kết chương 2 80

C HƯƠNG 3: THỂ NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP TRONG GIẢNG DẠY MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA CHOPIN 82

3.1 Tập Etude 82

3.1.1 Giới thiệu về tập Etude Chopin 83

3.1.2 Giải pháp trong giảng dạy và luyện tập một số bản Etude tiêu biểu của Chopin 88

3.1.3 Etude Chopin trong giảng dạy Piano ở một số cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp tại Việt Nam 93

3.2 Tập Valse 99

3.2.1 Giới thiệu về tập Valse Chopin 99

3.2.2 Valse Chopin trong đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp tại Việt Nam 102

3.3 Ballade số 1 giọng Son thứ… 113

3.3.1 Giới thiệu về bản Ballade số 1 giọng Son thứ 113

3.3.2 Giải pháp trong giảng dạy và luyện tập Ballade số 1 117

Tiểu kết chương 3 125

KẾT LUẬN 127

LỜI CẢM ƠN 130

DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌSchuNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 131

TÀI LIỆU THAM KHẢO 132

PHỤ LỤC……… ……… 142

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử phát triển của nền âm nhạc hàn lâm cổ điển, cây đàn Piano luôn được mệnh danh là “vua của các loại nhạc cụ” bởi sự đa dạng trong kỹ thuật trình tấu cũng như khả năng diễn tấu tuyệt vời của nó Xuyên suốt lịch sử âm nhạc thế giới qua các thời kỳ, các tác phẩm viết cho cây đàn piano luôn chiếm vị trí quan trọng cả về chất lượng cũng như

số lượng so với các nhạc cụ khác Từ cuối thế kỷ XVIII cho đến đầu thế kỷ XIX, cây đàn piano đã có sự phát triển mạnh mẽ về hình thức và cấu trúc cũng như những cải tiến về kỹ thuật trong đó đặc biệt là pedal đã tăng thêm khả năng trình diễn một cách tinh tế của cây đàn piano Cho tới trào lưu âm nhạc Lãng mạn của châu Âu (thế kỷ XIX) thì khả năng tinh

tế của cây đàn được khai thác mạnh mẽ cả về kỹ thuật cũng như sự phong phú về tiếng đàn Các nhạc sĩ của thời kỳ Lãng mạn mà đại diện là Frederic Chopin, Franz Lizst, Frank Schubert, Robert Schumann v.v đã làm cho cây đàn Piano trở nên quen thuộc với đại đa

số quần chúng với những giai điệu tuyệt đẹp đi vào lòng người, những nét chạy kỹ thuật hoành tráng, sự khai thác triệt để tính năng của Pedal đã làm say mê công chúng yêu âm nhạc thời bấy giờ Trong đó, những sáng tạo của Chopin là một cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực liên quan tới sáng tác, biểu diễn, giảng dạy và nhất là các quan điểm về kỹ thuật chơi đàn Những cải cách của ông không những ảnh hưởng tới sự phát triển của âm nhạc thế giới lúc bấy giờ mà còn tiếp tục đi tới ngày nay Nhiều quan điểm của ông đến ngày nay vẫn là những điểm cơ bản để những người chơi Piano phải luôn ghi nhớ

Như chúng ta đã biết, Chopin là một nhà soạn nhạc vĩ đại và nghệ sĩ piano thiên tài người Ba Lan Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình (1810 - 1849), ông đã viết hơn 230 tác phẩm, phần lớn cho Piano và ông được coi là một trong các nhạc sĩ vĩ đại nhất của trào lưu

âm nhạc Lãng mạn F Liszt đã từng nói: “Tôi ngưỡng mộ ông như một thiên tài thực sự do

Chúa cử tới.” [30, tr273]

Trang 7

Cây đàn Piano được du nhập từ châu Âu sang Việt Nam từ khoảng đầu thế kỷ XX

Kể từ khi thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam năm 1956, cũng là lúc nền Piano chuyên nghiệp Việt Nam chính thức ra đời Mặc dù mới chỉ có 60 năm, trong khi lịch sự Piano thế giới đã trải qua hơn 500 năm, nhưng ngành Piano chuyên nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận ở trong và ngoài nước Trong đó không thể không nhắc tới chiến thắng vang dội của Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn tại cuộc thi piano quốc tế mang tên Chopin lần thứ 10 ở Ba Lan năm 1980

Là một thế hệ giảng viên trẻ được đào tạo cơ bản tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, đặc biệt tôi đã được học tập và nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của GS.TS.NGND Trần Thu Hà Bên cạnh đó, qua kinh nghiệm thực tiễn trong những năm giảng dạy, biểu diễn và với mong muốn thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về lĩnh vực Piano, trong đó tôi luôn ấp ủ, trăn trở một số câu hỏi: vì sao một đất nước trải qua chiến tranh dài lâu và gặp vô vàn khó khăn trong quá trình phát triển, một nền Piano hoàn toàn non trẻ lại có thể sản sinh ra một tài năng âm nhạc lớn như NSND Đặng Thái Sơn, phải chăng ảnh hưởng của Chopin ở Việt Nam là một điều kỳ diệu, một mối duyên lành hay là một sự cộng hưởng sáng tạo tuyệt đẹp? Ngành Piano ở Việt Nam có liên quan thế nào đến

sự nghiệp âm nhạc Chopin?

Những câu hỏi trên đã thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài này, không chỉ với mong muốn

có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu về ngành Piano mà còn tìm ra phần nào lời giải đáp cho những câu hỏi như trên của mình Với hy vọng những mong muốn của tôi sẽ giúp khẳng định rõ tầm quan trọng của Chopin trong đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam và đóng góp những giải pháp nhằm giải quyết phần nào những bất cập, hạn chế trong công tác đào tạo và biểu diễn tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp khác trên cả nước, nhằm góp phần đào tạo nên những nghệ sĩ Piano toàn diện trên

cả hai lĩnh vực biểu diễn cũng như sư phạm

Vì tất cả những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của âm nhạc Chopin

trong nghệ thuật Piano Việt Nam” là đề tài nghiên cứu của luận án

Trang 8

2 Lịch sử đề tài

Với gần hai thế kỷ, âm nhạc của Chopin đã là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc trên thế giới, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực thân thế và sự nghiệp, phân tích tác phẩm… cũng như các hội thảo khoa học, các bài báo đánh giá phân tích và nghiên cứu có liên quan Đặc biệt trong lĩnh vực biểu diễn và sư phạm có rất nhiều công trình chuyên sâu tổng thể trên thế giới từ nhiều năm qua Đây là những tài liệu mang tính học thuật cao, giúp ích cho việc tham khảo và bổ sung kiến thức cho luận án, tiêu biểu như:

2.1 Công trình bằng tiếng nước ngoài

Với công trình nghiên cứu của tác giả Alexeiev “Lịch sử nghệ thuật biểu diễn piano”,

Nhà xuất bản Âm nhạc Matxcova, 1972, sau đó bổ sung và tái bản năm 1980, 1982 Tác giả đã dành hẳn một chương đề cập tới kho tàng những tác phẩm của Chopin viết cho piano Alexeev đã hệ thống phân loại một cách khoa học và logic các tác phẩm viết cho Piano ở các cấp độ khó dễ khác nhau, ở tính đa dạng phong phú về các thể loại sáng tác khác nhau Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến những vấn đề xung quanh những đặc điểm thể hiện âm nhạc của Chopin và những vấn đề về biểu diễn và xử lý tác phẩm của Chopin Tác giả đã khắc hoạ cho chúng ta về chân dung của Chopin - một nghệ sĩ biểu diễn Piano thiên tài, một nhạc sĩ vĩ đại chuyên sáng tác các tác phẩm cho Piano Tác giả cũng đã giới thiệu về khả năng kỹ thuật điêu luyện, gắn kết chặt chẽ với việc thể hiện nội dung giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của Chopin Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu những yếu tố mang tính sáng tạo trong sáng tác các tác phẩm, Chopin chính là người đã đưa những thể loại như Prelude, Valse, Mazurka hay Nocturne trở thành những tác phẩm độc lập Tác giả đã phân tích kỹ một số đặc điểm âm nhạc trong các tác phẩm của Chopin cũng như nêu ra một số yêu cầu trong xử lý tác phẩm của ông

Với công trình của tác giả Irena Poniatowska (XB 2010) “Chopin – Con người và sự

nghiệp” Trong công trình này, tác giả đã cung cấp những thông tin giá trị cho những nghiên

cứu về Chopin và cuộc đời của ông nhân dịp 200 năm ngày sinh của Chopin và cũng là dịp

Trang 9

diễn ra kỳ thi mang tên Chopin lần thứ 16 được tổ chức tại Warsaw – Poland 2010 do Viện Chopin xuất bản Cuốn sách dày 200 trang, bao gồm 5 chương trong đó mỗi chương dành

để nói về một mặt khác biệt của cuộc đời và sự nghiệp của Chopin Các chương có thể được đọc riêng biệt, nhưng xét trên tổng thể, cuốn sách thể hiện một phối cảnh gồm nhiều nhận

thức cho chúng ta về Chopin và sự nghiệp ông đã để lại

Với công trình của tác giả Jeremy Siepmann (XB 2015): “Chopin – Kẻ mơ mộng bất

đắc dĩ” Tác giả là người chuyên nghiên cứu về các nghệ sĩ piano của thế kỷ XIX, nhà văn,

trưởng phòng âm nhạc của Đài phát thanh BBC, Giám đốc âm nhạc tại Bruen Abbey Cuốn sách dày 280 trang được chia thành 13 giai đoạn khác nhau trong cuộc đời và sự nghiệp của Chopin

Với công trình của tác giả Jean- Jacques Eigeldinger (XB 1986): “Chopin- người nghệ

sĩ dương cầm và thầy giáo - dưới góc nhìn của những học trò” dày 324 trang, chia thành

hai phần chính bao gồm kỹ thuật cơ bản và phong cách âm nhạc Định nghĩa về kỹ thuật chơi piano Những lỗi trong cách tiếp cận truyền thống về kỹ thuật thuần tuý Tác giả cũng đưa ra những nội dung nghiên cứu kỹ thuật piano của Chopin; Những tiêu chuẩn chất lượng của đàn piano, cách cấu tạo của đàn piano mà sinh thời Chopin quan tâm đến

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về Chopin được chúng tôi hệ thống ở trên, đã tập trung vào các vấn đề: lịch sử, thân thế và sự nghiệp của Chopin; phân tích chuyên sâu

về tác phẩm; về kỹ thuật diễn tấu, cách xử lý tác phẩm cũng như phong cách âm nhạc của Chopin Đó cũng là một số công trình tiêu biểu bằng tiếng nước ngoài được sử dụng như tài liệu tham khảo tại một số cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp ở nước ta, trong đó có

cơ sở đầu ngành trong đào tạo piano chuyên nghiệp là Khoa Piano - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

2.2 Công trình bằng tiếng Việt

Ở Việt Nam, chúng ta cũng đã có những công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến nghệ thuật biểu diễn Piano nhưng chưa có bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào

Trang 10

chuyên sâu về âm nhạc của Chopin Tuy nhiên, khi thực hiện luận án này, chúng tôi không thể không nhắc tới các công trình nghiên cứu của thế hệ giảng viên Piano tiêu biểu như: Công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về cây đàn piano là Luận án Tiến

sĩ của tác giả Trần Thu Hà “Nghệ thuật piano Việt Nam”, đã được bảo vệ thành công tại

Nhạc viện Tchaikovski - Matxcova, 1987 Trong Luận án, tác giả đã dày công nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của ngành nghệ thuật piano khi được du nhập từ phương Tây vào Việt Nam; đề cập, đánh giá các phương pháp sư phạm piano từ thời Pháp đô hộ cho tới những năm 80 của thế kỷ XX Tác giả đã khái quát lại toàn bộ đời sống âm nhạc Việt Nam trước thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo, biểu diễn và sáng tác piano Tác giả đã sưu tầm hơn 200 tác phẩm viết cho piano của các nhạc sĩ Việt Nam (kể từ khi Trường Âm nhạc Việt Nam ra đời năm 1956), thống kê, phân tích những yếu tố đặc trưng trong các tác phẩm sáng tác cho piano của các nhạc sĩ Việt Nam và đã chứng minh nghệ thuật piano Việt Nam phát triển qua các giải đoạn từ không chuyên đến chuyên nghiệp Đặc biệt, tác giả chú trọng mối liên hệ âm nhạc dân gian Việt Nam trong các tác phẩm cho piano Đây là một công trình mang tính cột mốc quan trọng, tạo tiền đề cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về sư phạm cũng như nghệ thuật biểu diễn piano tại Việt Nam của các thế hệ nối tiếp về sau

Luận án của TS Nguyễn Minh Anh với đề tài “Sự phát triển của nghệ thuật piano”

được bảo vệ thành công năm 2008 tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) chính là sự tiếp nối công trình nghiên cứu của GS.TS.NGND Trần Thu Hà Tác giả tiếp tục giới thiệu khái quát về lịch sử phát triển của cây đàn piano, các bước phát triển và những thành tựu của ngành piano Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, ngoài ra tác giả

có đi vào một số vấn đề quan điểm kỹ thuật chuyên sâu của piano như thả lỏng, nghệ thuật pedal, vấn đề phân câu, cách xác định câu nhạc và xây dựng câu nhạc…nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo của piano Việt Nam

Năm 2003, luận án tiến sĩ của Tạ Quang Đông: “Sonate và Concerto viết cho piano

của các nhạc sĩ Việt Nam: Sự kết hợp giữa đặc điểm dân tộc Việt Nam và truyền thống của

Trang 11

âm nhạc phương Tây” tại Học viện Âm nhạc Gneshin Matxcova Trong luận án, tác giả đã

nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa âm nhạc truyền thống Việt Nam và âm nhạc cổ điển châu Âu qua các bản Sonate và Concerto cho piano của các tác giả Việt Nam Tác giả đã

đi sâu phân tích những đặc điểm hình thức Sonate và Concerto cho piano của châu Âu và Việt Nam dựa trên cơ sở nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của thế giới và các tác phẩm của các nhạc sĩ Việt Nam từ năm 1956 đến 2002, nêu ra sự giao lưu kết hợp các yếu tố về hoà thanh, phối khí, phức điệu, cấu trúc và hình thức giữa âm nhạc hàn lâm Việt Nam và phương Tây

Luận án tiến sĩ của Đặng Ngọc Giang Quân: “Mối liên hệ giữa các chất liệu âm nhạc

của Việt Nam và châu Âu trong sáng tác của các nhạc sĩ thế kỷ XX” được bảo vệ thành

công năm 2001 tại Kiev - Ucraine Dựa trên cơ sở nghiên cứu và so sánh hai nền văn hoá lớn của châu Âu và châu Á ở các lĩnh vực nghệ thuật như văn học, mỹ thuật và âm nhạc, tác giả đã phân tích, so sánh các tác phẩm tiêu biểu giữa Suite Việt Nam của nhạc sĩ Isenko

và Album của nhạc sĩ Louis Nguyễn Văn Tỵ (Thái Thị Lang) nhằm làm rõ sự tương đồng

và khác biệt về chất liệu âm nhạc trong sáng tác viết cho piano của các nhạc sĩ thế kỷ XX Ngoài ra là một số công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả khác, tiêu biểu như:

Luận án tiến sĩ của PGS.TS Nguyễn Huy Phương “Mối tương tác giữa những hình

thức âm nhạc dân gian và chuyên nghiệp” được bảo vệ thành công năm 2003 tại Học viện

Âm nhạc Gneshin Matxcova, trong đó tác giả đã nghiên cứu toàn bộ lịch sử văn hoá âm nhạc dân gian Việt Nam qua các giai đoạn văn hoá âm nhạc Việt Nam, khai thác trên những khía cạnh giao thoa giữa các hình thức âm nhạc dân gian và âm nhạc chuyên nghiệp;

Luận án tiến sĩ của TS Đào Trọng Tuyên “Etudes của Claude Debussy: Thẩm mỹ và

Biểu diễn” (2007) Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về đặc điểm âm nhạc và nghệ thuật biểu

diễn 12 Etudes của Claude Debussy Bên cạnh đó, luận án tiến sĩ của Trần Nguyệt Linh với

đề tài “Piano Concerto cho tay trái của Maurice Ravel” Cả hai luận án đều được bảo vệ thành công tại Trường Đại học Tổng hợp Montreal – Canada

Trang 12

Gần đây nhất là các luận án của TS Nguyễn Hoàng Phương với đề tài “Nghệ thuật

đệm và Hoà tấu thính phòng trong đào tạo ngành piano chuyên nghiệp tại Việt Nam” (2012)

được bảo vệ thành công tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam năm 2015 TS Nguyễn Hoàng Phương đã nghiên cứu sâu về lịch sử phát triển nghệ thuật đệm và hoà tấu thính phòng của cây đàn piano tại Việt Nam Tác giả đã nêu lên những đặc thù và kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực đệm và hoà tấu thính phòng với piano và việc giảng dạy bộ môn đệm và hoà tấu thính phòng trong đào tạo piano chuyên nghiệp tại Việt Nam Và luận án tiến sĩ của TS

Trần Thanh Hà với đề tài “Bản sắc dân tộc trong các tác phẩm khí nhạc Việt Nam (trường

hợp piano)” được bảo vệ thành công tại Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh – Trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn 2015 Còn luận án của TS Hà Mai Hương “Vai trò của

piano trong nâng cao mặt bằng kiến thức chung của các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam” (2016) bảo vệ tại Học viện Ân nhạc Quốc gia Việt Nam

Liên quan đến lịch sử đề tài của luận án còn có cuốn sách “Lịch sử âm nhạc thế giới

(từ nguyên thủy đến hết thế kỷ XIX)” của PGS.TS Nguyễn Thị Nhung (năm 2000) Trong

chương XI phần Âm nhạc Ba Lan, tác giả đã viết về cuộc đời, sự nghiệp cũng như phong cách âm nhạc của Chopin Đối với chúng tôi, đây là những công trình, tài liệu tham khảo rất có giá trị cho luận án của mình

Qua hệ thống các công trình bằng tiếng nước ngoài cũng như tiếng Việt, chúng ta có thể thấy rằng:

Trên thế giới, viết về thân thế và sự nghiệp của Chopin đã có rất nhiều các nhà lý luận phê bình, các nhà sư phạm, biểu diễn tên tuổi nói đến, nhưng ở Việt Nam thì có thể coi đây

là khoảng trống Cho đến nay chưa có một công trình khoa học nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của Chopin đối với âm nhạc cổ điển Việt Nam nói chung và ngành Piano nói riêng Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu liên quan đến sư phạm giảng dạy các tác phẩm piano của Chopin trong các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp vẫn còn thiếu rất nhiều Do

đó một số vấn đề chính cần giải quyết được chúng tôi liệt kê dưới đây như sau:

Trang 13

- Trên thế giới, nghệ thuật sư phạm và biểu diễn Piano đã có bề dày lịch sử phát triển lâu đời, chính vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu tổng quan và chuyên sâu trong lĩnh vực này bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Nhưng đa số các tác phẩm kinh điển cũng như các công trình nghiên cứu về nghệ thuật sư phạm và biểu diễn piano nói chung hay về Chopin nói riêng ít được dịch sang tiếng Việt, do đó các học sinh, sinh viên Việt Nam hầu như ít được tiếp cận với các công trình nào mang tính hệ thống và tổng hợp một cách chuyên sâu

về các tác phẩm của Chopin dưới góc độ sư phạm và biểu diễn

- Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, việc đào tạo piano chuyên nghiệp các tác phẩm của Chopin được sử dụng rộng rãi ở nhiều cấp độ khác nhau từ thấp đến cao Nhưng cho đến nay, ở Việt Nam, chưa có công trình nào, nêu rõ vị trí, vai trò của những tác phẩm của Chopin trong đào tạo piano chuyên nghiệp tại Việt Nam

Vì vậy, luận án của chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của âm nhạc Chopin đối với việc giảng dạy và biểu diễn Piano tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp tại Việt Nam, tập trung chính tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hoá một cách khoa học, giới thiệu về sự nghiệp âm nhạc của Chopin với cây đàn piano Giới thiệu những đặc trưng âm nhạc của Chopin, từ cơ

sở đó sẽ phân tích những đặc điểm về nghệ thuật và trình diễn trong một số tác phẩm tiêu biểu của Chopin, qua đó khẳng định vai trò và vị trí âm nhạc của Chopin trong hoạt động biểu diễn và đời sống âm nhạc Việt Nam

- Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp trong công tác đào tạo và biểu diễn Piano ở nước ta, tiến tới hội nhập với khu vực và quốc tế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đôi tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của âm nhạc Chopin đối với việc giảng dạy Piano tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp ở Việt Nam mà

Trang 14

trong đó tập trung phần lớn tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam Đồng thời luận án cũng nghiên cứu vai trò của các tác phẩm của Chopin trong hoạt động biểu diễn và đời sống

âm nhạc Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Các tác phẩm sáng tác cho piano của Chopin, trong đó tập trung

ở một số tác phẩm tiêu biểu được yêu thích và sử dụng rộng rãi - những tác phẩm này sẽ được giới thiệu và phân tích kỹ dưới góc độ biểu diễn và giảng dạy Ở đây chúng tôi muốn tập trung vào những khó khăn và thuận lợi của người Việt Nam khi học và biểu diễn những kiệt tác của Chopin

5 Phương pháp nghiên cứu

- Luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: khảo sát thực tiễn, phương pháp nghiên cứu thứ cấp, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kế, chứng minh, phỏng vấn, so sánh, đối chiếu, quy nạp, diễn giải…

- Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tiếp thu một số thành quả nghiên cứu đã có từ trước, có liên quan đến đề tài nghiên cứu này để học tập, kế thừa và phát triển tiếp các thành quả nghiên cứu đã đạt được… qua tài liệu, sách, mạng internet, kinh nghiệm đã được tổng kết trên thế giới, mô hình đào tạo tại một số cơ sở đào tạo piano quốc tế

6 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài

- Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về ảnh hưởng của Chopin trong việc đào tạo piano chuyên nghiệp Vì thế, đề tài hoàn toàn mới mẻ, cấp thiết, có ý nghĩa đối với giai đoạn hội nhập của đất nước, có đóng góp thực sự đối với sự phát triển âm nhạc hàn lâm ở Việt Nam

- Đề tài góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chuyên nghiệp, đặc biệt ở bậc đại học

và sau đại học, có thể mở ra những khả năng thể hiện khác nhau đối với tác phẩm cho piano

Trang 15

của Chopin ở Việt Nam Đề tài cũng khẳng định vai trò của Việt Nam trong việc thẩm mỹ hoá và phổ biến kho tàng nghệ thuật bất hủ của Chopin

7 Bố cục luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, Luận án được trình bày trong ba chương như sau:

- Chương 1: Sự nghiệp âm nhạc của Chopin với cây đàn piano

- Chương 2: Âm nhạc của Chopin trong đời sống âm nhạc Việt Nam

- Chương 3: Thể nghiệm và giải pháp trong giảng dạy một số tác phẩm tiêu biểu của Chopin

Trang 16

CHƯƠNG 1

SỰ NGHIỆP ÂM NHẠC CỦA CHOPIN VỚI CÂY ĐÀN PIANO

1.1 Sự nghiệp sáng tác của Chopin gắn liền với cây đàn piano 1

Thế kỷ XIX được đánh giá trong lịch sử văn hoá thế giới như một thế kỷ phát triển

rực rỡ của các nền văn hoá dân tộc, vào giai đoạn này đã hình thành những trường phái dân

tộc trong văn học, hội hoạ và âm nhạc Phong trào đấu tranh giải phóng cuả các dân tộc

chống áp bức của chế độ phong kiến chính là nhân tố thúc đẩy quá trình phát triển khuynh

hướng của chủ nghĩa lãng mạn Những khía cạnh quan trọng của chủ nghĩa lãng mạn chính

là sự quan tâm đến đời sống của nhân dân, đến nền nghệ thuật dân gian như ca khúc, vũ

khúc, truyện cổ tích thần thoại, tình yêu thiên nhiên Nửa cuối thế kỷ XIX, ở châu Âu chứng

kiến sự phát triển của công nghiệp hoá, đô thị hoá và bất ổn chính trị Học thuyết của chủ

nghĩa dân tộc có được sức mạnh, dẫn tới sự hợp nhất của Ý, Đức và những khuấy động đầu

tiên của chủ nghĩa xã hội và phong trào lao động Xã hội chủ nghĩa

Trong những năm đầu của thế kỷ XIX đối với đất nước Ba Lan chính là một giai đoạn

lịch sử đầy khó khăn và phức tạp Năm 1795, đất nước Ba Lan rơi vào tình cảnh mất chủ

quyền độc lập ảnh hưởng tới số phận của một dân tộc, tới phong trào giành độc lập Việc

khơi dậy tư tưởng về sự hùng mạnh vĩ đại của Tổ quốc Ba Lan đã bao trùm lên ý thức của

đông đảo nhân dân Ba Lan lúc bấy giờ Các bài ca cũng như nhiều tác phẩm nghệ thuật lúc

đó luôn thức tỉnh và nhắc nhở tới một quá khứ anh dũng hào hùng của Tổ quốc Niềm khát

vọng mãnh liệt mang tới sự khẳng định tự hào dân tộc đã tiếp sức cho việc quan tâm hướng

tới những tinh hoa và sự đa dạng của nền văn hoá nghệ thuật dân gian Chính trong những

điều kiện xã hội như vậy đã dẫn tới việc thành lập trường phái âm nhạc dân tộc

Bên cạnh hàng loạt bài hát và các vở opera đồng thời cũng xuất hiện hàng loạt những

hình thức thể hiện mới thuộc lĩnh vực khí nhạc Các nhạc sĩ Ba Lan lúc đó cũng sáng tác

Northeastern University Press, Boston

Trang 17

một số lượng không nhỏ các tác phẩm viết cho piano như Concerto, Sonate, Biến tấu và nhiều tiểu phẩm Trong đó thể loại Polonaise được khá nhiều tác giả yêu thích Sự phát triển của thể loại Polonaise cũng gắn liền với sự nghiệp sáng tác của hai nhà soạn nhạc lớn: Osip Kozlovsky và Michal Kleofas Oginsky Osip Kozlovsky (1757- 1831) đã từng nhiều năm sống ở St.Peterburg và làm việc trong cung đình, ông sáng tác nhiều tác phẩm khí nhạc

và hợp xướng, đặc biệt những bản Polonaise của ông mang tính chất anh hùng ca, sự kiêu hãnh của giới quý tộc, đồng thời cũng đầy cảm xúc trữ tình

Tiếp tục sự nghiệp sáng tác trong thể loại Polonaise phải kể đến M Oginsky, ông chính là học trò xuất sắc của O Kozlovsky, ông đã nâng một bước về thể loại Polonaise trữ tình Đáng chú ý ở đây Oginsky cũng là một chiến sĩ cách mạng trực tiếp tham gia chiến đấu trong cuộc chiến vệ quốc, ông đã từng lãnh đạo cả một trung đoàn Thật sự các bản Polonaise của ông đã trở nên vô cùng quen thuộc và được sử dụng đến ngày nay như bản Polonaise giọng La thứ Ngoài ra, người sáng tác nhiều tác phẩm cho piano trong giai đoạn

đó phải kể tới Josef Elsner (1769 - 1854) Ông là nhà soạn nhạc, nhà sư phạm nổi tiếng tài năng, giám đốc đầu tiên của Nhạc viện Warsaw và là thầy của Chopin

Bên cạnh J Elsner, chúng ta phải kể tới các nhạc sĩ nổi tiếng như F Ostrovsky, F Lessel và đặc biệt là Maria Szymanowska (1739 - 1831) Thật vậy, bà là một trong những nghệ sĩ piano xuất sắc nhất thời bấy giờ Bà đã lưu diễn nhiều nơi trên thế giới, nghệ thuật trình diễn piano của bà đã trở thành huyền thoại, bà có khả năng làm chủ cây đàn tạo nên

sự lộng lẫy trong sáng và làm cho cây đàn “hát” Bà có tiếng đàn hấp dẫn với chiều sâu đi vào lòng người, bên cạnh đó là những tác phẩm piano nổi tiếng có giá trị của bà như 20 bản Etude, 20 bản Mazurka hay còn gọi là các điệu nhảy dân gian Ba Lan… Những khuynh hướng sáng tác và nghệ thuật biểu diễn piano của những nhạc sĩ Ba Lan thời kỳ đó đã có ảnh hưởng rất lớn tới nghệ sĩ vĩ đại Chopin

Chopin sinh ra và lớn lên trong một gia đình yêu âm nhạc, bố là nhạc sĩ người Pháp

và mẹ là một phụ nữ Ba Lan yêu âm nhạc thuộc dòng dõi quý tộc, có năng khiếu âm nhạc đặc biệt, biết chơi đàn piano, có giọng hát hay và rất yêu thích dân ca Ba Lan Mẹ của

Trang 18

Chopin luôn tin chắc rằng: “Những ai được làm quen với âm nhạc từ nhỏ thì không thể thô

bạo và độc ác; âm nhạc làm dịu tính tình hơn những ngành nghệ thuật khác.” [82, tr.13]

Chính vì vậy cả 4 chị em của Chopin được làm quen và học đàn từ rất bé Chopin đã tỏ ra

có thiên bẩm về tài năng âm nhạc từ rất sớm, ông thừa hưởng tình yêu âm nhạc dân gian từ

mẹ khiến sau này âm hưởng dân ca dân vũ của Ba Lan thấm đậm trong toàn bộ sáng tác của ông, và cũng thật may mắn khi khả năng âm nhạc vượt trội đó được chăm sóc, dẫn dắt bởi những người thầy tên tuổi, giàu kinh nghiệm như Wojciech Zywny, J Elsner đã nhanh chóng hình thành một tài năng biểu diễn piano xuất chúng ngay khi Chopin còn là một cậu

bé Khi mới 7 tuổi, Chopin đã là tác giả của hai bản Polonaise giọng Son thứ và Si giáng trưởng, bên cạnh đó, ông cũng tham gia nhiều buổi hoà nhạc từ thiện Buổi biểu diễn ra mắt công chúng đầu tiên của Chopin diễn ra vào năm 1818 ở quê nhà

Mùa hè năm 1829 ông đã tới Viên, biểu diễn các tác phẩm của mình trong hai buổi hoà nhạc, giới âm nhạc lúc đó đánh giá rất cao không chỉ những tác phẩm mang màu sắc dân gian sống động của ông mà cả phong cách diễn tấu piano vô cùng đặc sắc của Chopin Chopin cống hiến cho sự nghiệp sáng tác và đã viết một số tác phẩm, trong đó có hai bản Concerto cho piano và dàn nhạc cung Fa thứ và Mi thứ Bản Concerto số 1 đã được gợi cảm hứng rất lớn từ cảm xúc của nhà soạn nhạc đối với Konstancja Gladkowska, sinh viên thanh nhạc tại nhạc viện Đây cũng là thời kì Chopin cho ra đời những bản Nocturne, Etude, Valse, Mazurka đầu tiên Trong những tháng cuối cùng trước ngày Chopin dự định ra nước ngoài sinh sống, Chopin đã có một số buổi biểu diễn trước công chúng, chủ yếu là ở Nhà hát quốc gia Warsawa, nơi hai bản Concerto lần đầu tiên được biểu diễn Vào ngày 11 tháng 10 năm 1830, ông đã có một buổi hòa nhạc chia tay tại Nhà hát quốc gia Warsawa, trong đó ông đã biểu diễn bản Concerto cung Mi thứ, và K Gladkowska đảm nhiệm vai trò ca sĩ Ngày 02 tháng 11 năm 1830, cùng với người bạn Tytus Woyciechowski, Chopin đã đến nước Áo, với dự định đi tiếp sang Ý

Trang 19

Mùa thu năm 1831, ông đến Paris Ở Paris, ông biểu diễn, dạy đàn cùng lúc soạn nhạc,

và ông lấy tên tiếng Pháp là Frédéric-François Chopin Cả cuộc đời, sức khoẻ ông không được tốt Ông có mối quan hệ gần gũi nhưng đầy trắc trở với nhà văn Pháp George Sand trong suốt 10 năm trước khi ông qua đời do lao phổi ngày 17 tháng

10 năm 1849 tại Paris, thọ 39 tuổi

Thật sự cây đàn piano có một sức hút kỳ lạ với ông, Chopin cảm nhận được cây đàn piano thay thế cho nhiều loại nhạc cụ, khi thì là dàn nhạc giao hưởng, khi thì hát với giọng con người… Bằng tình yêu âm nhạc cháy bỏng, ông đã gửi gắm tất cả những tình cảm, nội tâm mạnh mẽ và tình yêu đối với quê hương một cách trọn vẹn vào tiếng đàn piano Chopin

đã buộc nó phải ngân lên theo cách mới mẻ, dịu dàng và đượm nét trữ tình

Âm nhạc của Chopin mang nhiều chất hát, dân ca, dân vũ, lãng mạn, mang tính hình tượng, như tiềm ẩn những nỗi đau cũng như tình yêu cao cả với quê hương Ba Lan Vì vậy khi biểu diễn các tác phẩm của ông, cần phải chú ý kết hợp kỹ thuật cao cùng với nội dung nghệ thuật Mọi nét chạy mọi dạng kỹ thuật đều là giai điệu và phải có chất hát

Chopin không viết thể loại nhạc có cốt truyện Âm nhạc của ông tinh tế, đầy sức biểu cảm và lãng mạn, sự trình diễn chính xác tác phẩm của ông yêu cầu ở người chơi kỹ thuật tốt và cách đặt ngón hoàn hảo Những giai điệu của Chopin mang tính hát, chúng thường theo chu kỳ dài 8 nhịp và theo nguyên âm cơ bản Chopin rất giỏi trong việc ứng tác và thường thích biến tấu có chủ đề hơn là các phần như công cụ phát triển tác phẩm Chromatique cũng được sử dụng để làm đa dạng và phát triển chủ đề Những nốt trang trí, những quãng ngẫu nhiên và những nét nhạc hoa mỹ rất phong phú Sự nhắc lại với biến tấu

và lặp lại sau tương phản là những phương pháp hình thức cơ bản của ông Ví dụ: Bản Nocturne Op.9 No.2 được xây dựng theo cấu trúc A-A’-B-A’’-B’-A’’’- Coda – Cadenza - Cadence

Trang 20

VD 1.1: Trích Nocturne Op.9 số 2, 2 nhịp đầu

Trong âm nhạc của Chopin, đối âm chặt chẽ và phức điệu được ẩn giấu Trong hoà thanh của mình, ông sử dụng sự nghịch âm một cách tự do, táo bạo và đầy ngạc nhiên

Sự nghiệp sáng tác của Chopin gắn liền với nhiều nền văn hoá nghệ thuật của thế giới,

đó là văn hoá của Ba Lan và các nước Slavơ khác, là nghệ thuật của thời đại Bach, Mozart, Beethoven, với các nhạc sĩ lãng mạn của Pháp, Đức đầu thế kỷ XIX và các nhạc sĩ sáng tác Opera Đây là một sự tổng hợp bao quát của nhiều trường phái âm nhạc quan trọng của nhân loại Chính vì thế mà âm nhạc của Chopin nhanh chóng được đánh giá cao và được đón nhận trên toàn thế giới

Nghệ thuật của Chopin đã chứa đựng nhiều nhân tố của các khuynh hướng trường phái âm nhạc quan trọng đầu thế kỷ XIX, nói một cách khác Chopin chính là một đại diện tiêu biểu cho nền âm nhạc đầu thế kỷ XIX Tuy nhiên trên tổng thể chung, các tác phẩm của Chopin nằm trong khuôn khổ trường phái lãng mạn, trong đó chứa đựng nhân tố hết sức quan trọng, đó là âm nhạc của ông xuất phát từ trái tim nồng nàn chân thật với một tư duy trí tuệ có tổ chức

1.1.1 Kho tàng tác phẩm cho piano của Chopin đa dạng và phong phú

Âm nhạc của Chopin có sức lan toả rộng lớn, giàu tính trữ tình Ngay từ những sáng tác đầu tay, ông đã được công chúng vinh danh là thiên tài âm nhạc trẻ tuổi Cuộc đời sáng tác và trình diễn với hơn 230 bản nhạc cho piano của ông đã khắc hoạ chân dung tinh thần của Chopin như một biểu tượng sống của nhân loại về tình yêu âm nhạc Ông cũng được

Trang 21

xem là biểu tượng của đất nước Ba Lan Ảnh hưởng của Chopin không chỉ ở châu Âu mà còn lan toả ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt với những nền âm nhạc châu Á và Đông Nam

Á Chính những tác phẩm của Chopin đã đóng góp một phần rất quan trọng cho sự phát triển của nghệ thuật đàn piano thế giới Các tác phẩm của ông rất phong phú, đa dạng Giá trị nghệ thuật mà ông mang lại cho di sản âm nhạc thế giới chính là những tác phẩm, thể loại đã được ông sáng tạo bổ sung cho kho tàng các tác phẩm viết cho piano

Hiện nay trên thế giới, một số nghệ sĩ piano đã tiến hành cuộc hành trình thu âm trọn vẹn các tác phẩm độc tấu piano, nhưng chỉ có ba người là Vladimir Ashkenazy, Idil Biret, Garrick Ohlsson (giải Nhất cuộc thi Chopin năm 1970) là đã đi được tới cuối chặng đường,

và Rubinstein đã thu gần hết các tác phẩm của Chopin (trừ tập Etude) Ở Việt Nam, hiện tại NSND Đặng Thái Sơn cũng đã thu gần như đầy đủ các tác phẩm của Chopin, ngoại trừ tập Etude Các tác phẩm của Chopin đã được rất nhiều nghệ sĩ biểu diễn trong suốt gần 200 năm qua, trong số đó có hơn 20 nghệ sĩ tiêu biểu trên thế giới trinh diễn xuất sắc nhạc Chopin (xem Phl 1.1)

Kho tàng tác phẩm của Chopin có sự phong phú về thể loại, khối lượng đồ sộ, giai điệu đẹp và đòi hỏi kỹ thuật cao tạo nên sự hoành tráng nên được sử dụng rộng rãi trong biểu diễn cũng như đào tạo Các tác phẩm của Chopin được chúng tôi chia thành các nhóm chính (xem Phl 1.2) theo bảng 1.1 dưới đây:

Trang 22

Bảng 1.1 Phân loại các tác phẩm của Chopin

Tên thể loại Số lượng

Trang 23

Afred Brendel đã phát biểu: “Để tổng kết lại những suy nghĩ của tôi về Chopin, tôi

muốn nói rằng Chopin chính là nhà soạn nhạc duy nhất dành cho đàn piano “thực sự”, bởi nguồn cảm hứng của ông chủ yếu xuất phát từ âm thanh của cây đàn piano.” [58, tr260]

1.1.2 Những sáng tạo về thể loại âm nhạc của Chopin

Đặc biệt Chopin được xem là một nhà soạn nhạc vĩ đại bởi chính ông đã sáng tạo ra nhiều thể loại mới, bổ sung cho kho tàng âm nhạc hàn lâm thế giới những thể loại như: Ballade, Impromptu,… Bên cạnh đó, một số các thể loại khác đã có từ trước đã được ông

sử dụng một cách sáng tạo, linh hoạt để tạo ra một hiệu quả âm nhạc mới Các tác phẩm của ông có quy mô từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn, những tác phẩm từ 1-2 trang đến những tác phẩm đồ sộ có độ khó và quy mô lớn như những bản Concerto cho piano và dàn nhạc

có thời gian trình diễn từ 35- 40 phút

Chúng tôi chia các sáng tạo về thể loại âm nhạc của Chopin thành 4 nhóm khác nhau:

Nhóm 1: Chopin là người đặt nền móng, biến những thể loại trong thời kỳ âm nhạc

cổ điển phần lớn chỉ nằm trong giao hưởng Sonate thành những tác phẩm độc lập ở thời kỳ

âm nhạc lãng mạn như Scherzo, Prelude, Rondo (trước Chopin duy nhất chỉ có Mozart đã sáng tác bản Rondo giọng La thứ K.511 như một tác phẩm độc lập về hình thức bên ngoài nhưng chưa mang tính chất nghệ thuật của thể loại Rondo) (Xem Phl 1.2)

*Scherzo

Scherzo của thế kỷ XIX có nội dung hình tượng hết sức đa dạng Ngoài những tiểu khúc vui tươi, lạc quan, mang tính chất dí dỏm bên cạnh đó là tính chất kịch tính đôi khi đượm vẻ bi ai sâu sắc

Schubert và Chopin là những nhạc sĩ đầu tiên đã tách chương Scherzo trở thành những tác phẩm độc lập, từ đó sáng tác thể loại Scherzo một chương Bốn bản Scherzo của Chopin

là những tác phẩm mang tính kịch tính với sự đối lập kỳ diệu của các hình tượng tương phản điển hình

Trang 24

VD 1.2: Chopin Scherzo Op.31 số 2, nhịp 1-19

*Prelude

Với tập 24 Preludes của mình, Chopin được coi là một trong những người có công tìm tòi các hình thức diễn đạt mới không gò bó của trường phái lãng mạn Khi các tác phẩm này của ông được viết ở tất cả các giọng trưởng và thứ - đây là một hiện tượng được coi là mới lạ thời bấy giờ Tập 24 Preludes của ông là những bản nhạc piano hoàn chỉnh, không còn là những khúc dạo đầu cho một tác phẩm nào

*Rondo

Các bản Rondo trong sự nghiệp của Chopin được sáng tác như những tác phẩm độc lập xuyên suốt những năm tháng tuổi trẻ của ông ở Warsaw và thời kỳ đầu ở Paris (1833|) Tập Rondo opus 1 giọng Đô thứ được viết khi ông 15 tuổi và được xuất bản năm 1825 Vì vậy các bản Rondo của Chopin một mặt là minh chứng cho nhà soạn nhạc trẻ tuổi với hình thức cổ điển cơ bản (như các bản Rondo trường phái Viên cổ điển của Haydn, Mozart, Beethoven…), nhưng mặt khác thể hiện một phong cách sáng chói, tài hoa rực rỡ như âm nhạc của Chopin thời trẻ Những bản Rondo này được coi như những tác phầm đầy sức trẻ

và tài tình thể hiện khía cạnh "cổ điển" trong quá trình học tập sáng tác của ông

Trang 25

Nhóm 2: gồm một số thể loại như Ballade, Nocturne, Fantasie trước đây đơn giản

nhưng đã được Chopin hoàn thiện về mặt cấu trúc cũng như âm nhạc để trở thành những tác phẩm lớn có giá trị nghệ thuật cao trong biểu diễn (Xem Phl 1.2)

*Ballade

Bốn bản Ballade của Chopin là những tác phẩm một chương viết cho piano chơi độc tấu, được sáng tác trong khoảng thời gian 1831 - 1842 Ông được coi là một trong những người tiên phong trong thể loại Ballade Bốn bản Ballade được cho là lấy cảm hứng từ thơ của Adam Mickiewicz Tuy nhiên, cho đến giờ, nguồn cảm hứng chính xác cho mỗi bản Ballade vẫn chưa được làm rõ và đang gây tranh cãi

Ballade được coi là sự cải tiến sáng tạo của Chopin và không thể được thay thế thành hình thức nào khác Mặc dù chúng không theo chính xác như thể loại Sonate, hình thức Ballade của Chopin trong bốn tác phẩm của ông là biến tấu riêng biệt của hình thức Sonate với những tương phản cụ thể, như điệp khúc phản chiếu (trình bày lại hai chủ đề chính theo trình tự đảo ngược trong phần tái hiện) Những bản Ballade này ảnh hưởng trực tiếp tới các nhạc sĩ như F Liszt và J Brahms, những người đã sáng tác những bản Ballade của mình sau Chopin

VD 1.3: Ballade số 2 Op.38, nhịp 1 - 7

*Nocturne

21 bản Nocturne của Chopin thể hiện nội tâm, mang tính biểu cảm rất lớn Chúng chịu ảnh hưởng bởi những bản Nocturne của Field, tuy những hoà âm của Chopin phức tạp hơn Tài năng ứng tác của Chopin được thể hiện rõ trong những bản Nocturne của ông, điều này, cùng với hoà thanh thời kỳ Lãng mạn đã làm phong phú các bản Nocturne

Trang 26

*Fantasie

Tác phẩm Fantasie Fa thứ là bản Fantasie duy nhất Chopin viết cho piano độc tấu vào thời kỳ 1840- 1841, cùng thời gian với bản Ballade số 3 Bản Fantasie là một trong những tác phẩm hay nhất và có quy mô lớn nhất của Chopin, rất đa dạng về ý tưởng và tầm cỡ

Nó được bắt đầu bằng phong cách một khúc quân hành chậm, giống như một lời giới thiệu cho những phần tiếp theo Phần mở đầu được xuất hiện ở quãng tám thứ 2- 3 ở bè trầm sau

đó tiến dần lên trên khu vực trung của đàn piano, tạo cảm giác căng thẳng được đẩy lên một nấc, đoạn nhạc đầy ma thuật này xuất hiện đúng một lần và không bao giờ lặp lại đã tạo cảm giác hấp dẫn đối với người nghe Sau một đoạn được dồn nén nhiều như vậy thì cần

có chút thời gian để âm nhạc được dàn trải ra Bởi vậy tiếp theo đó là một đoạn nhạc gây chú ý với giai điệu được xen lẫn với những khoảng lặng để cho chúng ta có thể cảm nhận theo cách của riêng mình Đến cuối cùng, các hợp âm phối hợp tăng tốc độ và nhanh chóng lắng đọng lại thành Phần Allegro Đây chính là đoạn chủ đề u tối và đầy đam mê, tạo ra một sự cấp bách đến tuyệt vọng bởi sự giản lược của nó

Nhóm 3: Những điệu nhảy Valse, Mazurka, Polonaise (Xem Phl 1.2)

*Polonaise

Chopin sáng tác 16 bản Polonaise, đây là điệu vũ có nguồn gốc trong cung đình của quý tộc Ba Lan, thường mang tính chất trang trọng, kiêu hãnh, tương phản với dân vũ Mazurka Polonaise của Chopin có các hình tượng gần gũi với các hình tượng văn học của nhà thơ Ba Lan Adam Mickiewicz cùng thời với ông Cả hai con người đầy tình thương yêu quê hương đất nước, cùng có những năm dài sống xa Tổ quốc, họ cùng nhau sáng tạo nên những tác phẩm để hướng về quê hương đất nước, nơi chôn rau cắt rốn

*Mazurka

Chopin đã sáng tác 61 bản Mazurka – một điệu múa dân gian Ba Lan mang đặc tính dân tộc đậm nét, có tiết tấu nổi bật và độc đáo Những bản Mazurka và Polonaise của Chopin là những tác phẩm sớm nhất trong giai đoạn thế kỷ XIX dựa trên những giai điệu dân gian Thủ pháp sáng tác của Chopin là không trích trực tiếp từ những điệu nhảy Ba Lan,

Trang 27

thay vì vậy, ông đã sử dụng những đặc điểm điển hình về nhịp điệu, giai điệu và hoà âm của chúng

*Valse

Từ sự khác biệt trong quan điểm sáng tác cũng như sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc trong âm nhạc, Chopin đã biến những điệu Valse chỉ mang tính chất khiêu vũ hay sự vận động của cơ thể thành một điệu múa của tâm hồn và cảm xúc thật sự Đúng như nhận xét

của Artur Hedley “Những điệu Valse của Chopin không phải chỉ dành cho khiêu vũ” [116,

tr1] Valse của Chopin là những tác phẩm tinh xảo mà trong đó ẩn chứa đằng sau vẻ đẹp lộng lẫy và quyến rũ là những cảm xúc sâu xa Chính vì sự khác biệt ấy mà thể loại Valse của Chopin được các nghệ sĩ sử dụng rộng rãi trong chương trình hoà nhạc, các cuộc thi với quy mô khác nhau ở trên thế giới cũng như tại Việt Nam

VD 1.4: Valse Op 34 số 1, nhịp 17-25

Nhóm 4: Etude – Chopin đã làm thay đổi cách nhìn của những người biểu diễn piano

cũng như công chúng thưởng thức âm nhạc về thể loại này (Xem Phl 1.2)

Nói đến Etude của Chopin, ta không thể nói đến kỹ thuật ngón tay trong biểu diễn piano nói chung và những cải cách mà ông đã đưa vào nói riêng Trong thời kỳ của Chopin, người ta luôn cho rằng, trong biểu diễn Piano mọi thứ đều phụ thuộc vào việc chơi ngón tay chuẩn Mặc dù Chopin không phản đối nhận định này, ông đưa ra đóng góp của riêng mình để chơi Piano một cách khác Ông đã không còn hài lòng, như hầu hết người đương thời và những nghệ sĩ piano thời kỳ đó, về việc khớp ngón tay chỉ được hỗ trợ tốt nhất bởi

cổ tay Theo lối chơi của Chopin, các ngón tay khởi động toàn bộ cánh tay, tất cả cải tiến

Trang 28

kỹ thuật mới dựa vào cảm nhận sự kết nối liên tục một cách hoàn hảo từ vai xuống đầu ngón tay Và một trong những khó khăn lớn nhất ở đây, người chơi đàn cần cảm nhận được

sự kết nối từ cánh tay tới vai, tới cổ tay, tới ngón tay với lực nhỏ nhất Đây chính là khởi đầu của một kỹ thuật tài ba mang tính cách mạng

VD 1.5: Etude Op.10 số 2, trích 2 nhịp đầu

1.2 Nghệ thuật biểu diễn của Chopin

Theo nhận định của các nhà phê bình đương thời, Chopin được coi là một trong những nghệ sĩ piano xuất sắc nhất của thời đại Hoạt động biểu diễn của ông luôn gắn liền với sự nghiệp sáng tác và đã thể hiện, bộc lộ ngay từ khi còn rất trẻ Chúng ta được biết, sau buổi

ra mắt đầu tiên trước công chúng vào năm 1818 tại Ba Lan (khi Chopin mới 8 tuổi), những chương trình công diễn lớn của Chopin cũng diễn ra tại Ba Lan trong suốt thời gian 1820 -

1830 Vào ngày 11/10/1830, ông đã có một buổi hoà nhạc chia tay tại Nhà hát Quốc gia Warsawa, trong đó ông đã biểu diễn bản Concerto Mi thứ Mùa thu năm 1831, ông chuyển đến Paris Ở Paris, ông tập trung biểu diễn theo cách mà ông ưa thích: đó là biểu diễn trong những không gian nhỏ và mang tính chất thính phòng, khác với sự hào nhoáng, phô trương,

ồn ào của những buổi hoà nhạc bấy giờ Paris khi đó là trung tâm lớn của nghệ thuật biểu diễn âm nhạc nói chung và piano nói riêng, nơi tập trung của nhiều nghệ sĩ xuất chúng, nhưng những buổi biểu diễn của Chopin luôn được chờ mong, luôn chiếm một vị trí quan trọng, được đánh giá cao và thu hút công chúng Có nhà phê bình âm nhạc đã nhận xét rằng khi có chương trình biểu diễn của Chopin thì đó chính là một ngày hội

Trang 29

Năm 1832, buổi biểu diễn đầu tiên của Chopin trước thính giả Paris đã thành công rực

rỡ, được giới phê bình âm nhạc lúc bấy giờ đánh giá cao, coi đó là sự phục hưng của âm nhạc piano

1.2.1 Những đặc điểm nghệ thuật biểu diễn của Chopin

Chất thơ tinh tế

F.Liszt đã từng nói: “Khí chất nghệ sĩ đầy chất thơ như của Chopin chưa bao giờ tồn

tại, cũng như tôi chưa bao giờ từng được nghe một phần chơi duyên dáng và tao nhã đến như thế.” [56,273] Chất thơ tinh tế trong bản năng tự nhiên của Chopin đã mang lại cho

nghệ thuật trình diễn piano của ông sự lôi cuốn, niềm cảm hứng bất tận đối với người nghe

Ở mỗi buổi biểu diễn của Chopin, khi những ngón tay trên đôi bàn tay mảnh dẻ của ông bắt đầu tiếp xúc phím đàn, người nghe đã cảm nhận được thế giới âm thanh tuyệt mỹ

Nghệ thuật biểu diễn của Chopin tạo nên một không gian hoàn hảo của trường phái lãng mạn nhưng cũng rất hiện thực Ông mở ra cánh cửa cho người thưởng thức âm nhạc

để họ được nhìn ngắm một thế giới tinh khiết với những hình ảnh sống động và những cảm giác ngọt ngào Những vẻ đẹp này hoàn toàn toát ra tự bản thân chúng mà không hề có một

sự tô vẽ hay khoa trương cường điệu nào Một vẻ đẹp tinh tế, sống động Đây cũng chính

là đặc điểm nghệ thuật biểu diễn của ông

VD 1.6: Etude Op 10 số 3, trích 5 nhịp đầu

Ta cũng có thể nói kỹ lưỡng hơn, Chopin mang lại cho người nghe một thế giới trữ tình Hơn ai hết, ông đã khơi dậy từ cây đàn piano vô số cung bậc trạng thái tình cảm của con người, tạo nên một thế giới âm thanh đầy màu sắc, phong phú và đa dạng Ông thực sự

là nhà thơ của cây đàn piano

Trang 30

Theo hồi tưởng của Montelie, một đồng nghiệp của Chopin đã nhận xét “nghệ thuật

tạo ra tiếng đàn của Chopin thật tuyệt diệu, cách phát âm thật mềm mại, đầy chất thơ và

bí quyết này chỉ riêng ông ta biết mà thôi” [58, tr156] Thời đó, người ta còn gọi Chopin là

bậc thầy về nghệ thuật pha màu trong tiếng đàn piano

Trong cách chơi đàn của Chopin, ông luôn thể hiện một sự thoải mái và có một nhịp điệu tiết tấu mềm dẻo rất tự nhiên và hợp lý Franz Liszt đã từng giảng cho học trò của

mình: “Anh hãy nhìn cái cây đứng trước mặt, gió đang thổi làm lay động những chiếc lá,

dưới mặt đất là cả dòng chảy cuộc sống mạnh mẽ, tất cả là một sự sống sinh động, mạnh

mẽ, nhưng bản thân cái cây thì vẫn đứng yên - đó chính là rubato của Chopin đấy” [70,

tr273]

Theo quan điểm biểu diễn của Chopin, tay trái là người nhạc trưởng, không được lay động và phải giữ nhịp còn tay phải chính là tay làm tất cả những gì mong muốn và có thể Đây cũng chính là một nguyên tắc rất quan trọng trong nghệ thuật biểu diễn của Chopin, nguyên tắc này được sinh ra và phát triển từ Mozart - đại diện cho trường phái cổ điển Viên Nghệ thuật biểu diễn của Chopin ở mức rất cao với trình độ kỹ thuật siêu phàm với những ngón tay hết sức nhanh nhạy cùng với cánh tay thả lỏng, ông thực hiện dễ dàng mọi dạng

kỹ thuật của cây đàn piano

Sự giản dị và truyền cảm trong biểu diễn

Chopin là một nghệ sĩ thực sự, ông thể hiện những điều gần gũi với trái tim và tâm hồn mình thông qua âm nhạc Dựa trên những tư liệu của người đương thời, học trò và những người bạn của Chopin, có thể khẳng định ông luôn đánh giá cao vấn đề trước tiên là

cá tính và sự giản dị trong diễn xuất Ông luôn nhắc học trò của mình hãy chơi đàn với toàn

bộ tâm hồn của mình và đừng bắt chước bất kỳ ai Chopin thường chơi đàn cho học trò của mình nghe để trình diễn một ý tưởng hay mục đích, ông hay chơi cùng một tác phẩm nhưng khác nhau vì với ông cảm xúc của con người khi chơi đàn là quan trọng nhất Và con người khác với chiếc máy- tâm trạng, cảm xúc không bao giờ giống nhau Chopin thích sự giản

dị, khó chịu với sự phô trương, điều này không có nghĩa là diễn xuất không quan trọng đối

Trang 31

với ông, nhưng ông luôn cho rằng, trong nghệ thuật dấu ấn cuối cùng chính là khi sự giản

dị xuất hiện với tất cả sự quyến rũ và vẻ đẹp chân thật của nó

Sự khác biệt giữa Chopin và Liszt

NSND Đặng Thái Sơn đã nhận định: “Họ có vẻ giống nhau, cả hai đều lãng mạn, và

cả hai đều cách mạng về mặt nào đó – tuy nhiên, họ cũng khác nhau như mặt trăng và mặt trời.” (Phỏng vấn trực tiếp NSND Đặng Thái Sơn ngày 02/01/2016)

Với Chopin, piano bắt đầu có một linh hồn mới, một âm thanh mới, một chất thơ mới Nhưng thực sự, chính bằng độ vang mới này mà Chopin đã tạo ra một cái gì đó hoàn toàn mới Nói như vậy, chúng ta hàm ý rằng Chopin, bằng cách nào đó, đã cố gắng tìm ra những

bí mật, khía cạnh rất thầm kín của cây đàn piano Âm nhạc của ông cho thấy ông hướng vào nội tâm nhiều hơn

Âm nhạc của Liszt thuộc loại âm nhạc rất hào nhoáng và ngoạn mục Nhưng với Chopin, tất cả nằm trong sự bí mật, tâm tình của âm nhạc Chúng tôi nghĩ rằng Chopin có thể sẽ thích nghe một số tác phẩm của ông được chơi với nhịp độ chậm hơn

Liszt, ngược lại, đã làm cây piano kêu vang như một dàn nhạc – một dàn nhạc lớn

Và khi ta cố làm cho piano kêu vang như một dàn nhạc, cây đàn không thể vang một cách chủ quan hoặc thân mật như âm nhạc của Chopin nữa Âm thanh của cây piano bây giờ trở nên ngoạn mục lôi cuốn hơn

Cả Chopin và Liszt đều đã đem lại một kỹ thuật mới cho cây đàn piano, nhưng theo những cách khác nhau Chúng ta đều biết rằng các Etudes của họ là những thách thức rất khác nhau Chopin đưa nhiều đòi hỏi về kỹ thuật âm thanh và các ngón tay, trong khi Liszt

đã tạo ra một loại kỹ thuật chạy ngón [bravura] nghe như dàn nhạc

Và chúng tôi cũng nghĩ rằng đối tượng quan tâm ở đây cũng rất khác nhau Với Chopin,

âm nhạc luôn gắn với bi kịch rất cá nhân, luôn luôn nói về “tôi, tôi, tôi” Ngược lại, với Liszt, một phần rất quan trọng trong âm nhạc của Liszt là sự tưởng tượng, trí tưởng tượng đóng vai chính trong âm nhạc của ông Với Liszt, chúng ta có các khía cạnh bí ẩn, các khía cạnh tôn giáo, và những điều này rất quan trọng

Trang 32

1.2.2 Những đổi mới trong nghệ thuật biểu diễn của Chopin

Như một nghệ sĩ piano xuất chúng và một nhà sư phạm tài ba, qua các sáng tác của mình, Chopin đã đưa ra nhiều đổi mới trong nghệ thuật biểu diễn piano, đặc biệt phương pháp chơi đàn có thể được coi là liên tục mới mẻ và sáng tạo Đây cũng được coi là một trong những đổi mới của ông đối với cách thức biểu diễn Đồng thời với biểu diễn, ông dạy

nhạc và tiếp tục sáng tác F Liszt đã từng nhận định: ”Chopin - vừa là một nghệ sĩ bâc thầy,

vừa là một nhà soạn nhạc.” [56, tr273]

1.2.2.1 Những vấn đề về legato, rubato và pedal

Đây là những vấn đề rất quan trọng trong việc thể hiện âm nhạc của Chopin mà ở chương III, chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn trong khi lưu ý về biểu diễn các tác phẩm tiêu biểu cho piano của ông

legato là “săn chim bồ câu” [58, tr31]

Trang 33

Theo ý kiến của người đương thời với Chopin, kỹ thuật hoàn thiện của Chopin đã đảm bảo cho sự rõ nét tuyệt đối, nhưng không phải điểm này làm họ kinh ngạc Điều làm cho nhiều người khâm phục và ngỡ ngàng chính là sự tự do, thoải mái, đầy tính thi ca và cực

kỳ tiểu tiết tinh tế tới từng chi tiết khi chơi - những điều mà ông đạt được nhờ có legato hoàn hảo Alfred Hipkins của hãng Broadwood vào năm 1848 khi Chopin biểu diễn ở London, đã ghi lại ấn tượng về pianissimo khẽ khàng và legato như tiếng hát của Chopin

Ông kể lại rằng, Chopin sử dụng nhiều pedal, đặc biệt ở những đoạn cho tay trái “chúng

nâng lên rồi hạ xuống giống như những cơn sóng trong biển cả âm thanh” [30, tr.144] Thế

tay của Chopin thật giản dị và tự nhiên - có lẽ rất hợp với cách xếp tay của chính ông, mặc

dù có vẻ như nó không phù hợp với quy củ thông thường Chopin hay nhấc ngón tay lên khỏi mỗi phím đàn, giống như những nghệ sĩ organ vậy

b Rubato

Rubato của Chopin là lối rubato đặc biệt với những kiểu rubato zíc zắc, nhỏ trong từng tiết tấu âm nhạc Sự tinh tế trong rubato của Chopin vẫn đang còn là những điều cần phải nghiên cứu thêm Có thể tổng kết ngắn gọn, nếu so sánh với cách chơi rubato của các nhạc sĩ khác thì rubato của Chopin là những hơi thở của con người: nhẹ nhàng, uyển chuyển, mạnh mẽ tràn đầy sức sống nhưng mềm mại, dịu dàng như một cơn gió thoảng qua

Trong các tác phẩm Mazurka của Chopin, rubato của ông khác biệt với rubato của các nghệ sĩ khác ở tính tự do hơn với gốc rễ nằm sâu ở trong những đặc trưng mang tính dân tộc của ông

Tempo rubato là một đặc điểm quan trọng trong các tác phẩm của Chopin Ông đưa

ra giải thích cho thuật ngữ này như sau: Tay chơi phần đệm bám chặt vào nhịp chính xác, tay chơi phần giai điệu giãn nhịp, rồi sau đó một cách kín đáo tăng dần tốc độ để bắt lại và hoà vào với phần đệm

Trang 34

VD 1.7: Nocturne Op 62 số 2, nhịp 1-6

Chopin luôn yêu cầu học trò của mình phải chơi đúng nhịp, ông chú trọng tới mức máy đếm nhịp (metronome) không bao giờ rời xa cây đàn của Chopin Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rằng, Chopin phản đối là các sự co dãn, trì hoãn như ritardando bị đặt vào không đúng chỗ và bị cường điệu hoá Tóm lại, khi chơi các tác phẩm của Chopin cần chơi

tự nhiên, phóng khoáng và linh hoạt, không nên chơi một cách máy móc sách vở

c Pedal

Sự kết hợp giai điệu với pedal theo kiểu hoà thanh và sử dụng thường xuyên của ông cũng là những điều khác biệt so với những nhạc sĩ Cổ điển đi trước với cách sử dụng Pedal ngắn, không để ngân dài cũng như không dùng Pedal kiểu hoà thanh

Chopin là người sáng tạo quan trọng nhất vào đầu thời kỳ Lãng mạn Hầu hết những người đi trước như Hummel, Field và Weber không có cơ hội làm việc với nhạc cụ piano mới được tạo nên trong thời gian đó Những nhà sản xuất Pháp và Anh đều liên tục làm việc và phát triển cây đàn Piano, đặc biệt tập trung vào Pedal điều tiết bằng cách cho phép

sự rung của dây bass được kéo dài đáng kể Chopin là một trong những nhà soạn nhạc đầu tiên có thể làm việc nhiều với cải tiến mới này Ông mở rộng kỹ thuật piano bằng cách phát triển nó liên quan nhiều hơn tới kỹ thuật pedal, và điều này đã ảnh hưởng đến toàn bộ phong cách sáng tác của ông Sáng tạo điển hình của Chopin là việc xây dựng trên nốt bè bass có thể được giữ bởi pedal mà không giảm quá nhanh Ông tận dụng tối đa việc này để phát triển sáng tác của mình cho tay trái Điều này có thể thấy được hiệu quả nhất trong những bản Spianato Op.22, Berceuse Op.57, hầu hết các bản Nocturne, Trio “Funeral March” từ Sonate Op.35

Trang 35

âm, mà quan trọng hơn là để mở rộng phạm vi của một hợp âm và mở rộng hoà âm vượt xa hơn quãng 8 thông thường của một lòng bàn tay

VD 1.9: Scherzo số 2, Op.31, nhịp 41-52

Nhấn pedal hợp lý là rất quan trọng khi biểu diễn tác phẩm của Chopin Bên cạnh đó, Chopin cho rằng mọi học sinh ở mọi trình độ khác nhau trước hết cần phải biết điều khiển cường độ mà không cần tới pedal Ông không bao giờ bỏ qua nhạc cảm khi ghi chú pedal Nói một cách khác, âm nhạc của Chopin không thể tách rời hiệu quả của pedal Pedal nằm trong âm nhạc, là một bộ phận khăng khít đối với các tác phẩm của ông, trái ngược

Trang 36

với vai trò của pedal trong thời kỳ Baroque và thời kỳ cổ điển, pedal chỉ có tác dụng hỗ trợ cho các tác phẩm

1.2.2.2 Kỹ thuật và phương pháp chơi đàn

Trước ông, vấn đề kỹ thuật và xử lý tác phẩm của người nghệ sĩ là những vấn đề riêng

rẽ, Chopin đã thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận với lối chơi đàn

Phương pháp chơi trước và cùng thời Chopin được dựa trên những phương pháp riêng biệt: phương pháp bài tập luyện (có thể với sự trợ giúp của các công cụ kỹ thuật khác) với mục đích mài dũa kỹ thuật đạt tới sự hoàn mỹ, hệ thống ngón tay…, kỹ thuật ngón tay bỏ qua sự kết hợp với các phần khác của tay như cánh tay hay cổ tay Các bản Etude trước thời Chopin là những bài tập với những dạng kỹ thuật trong đó không cần đường nét giai điệu, không sử dụng pedal, không cần uốn câu Nhiều bài tập là những đoạn ngắn và cần phải tập đi tập lại càng nhiều lần càng tốt (nhiều chỉ dẫn của các nhạc sĩ ghi lại cho mỗi đoạn như vậy cần tập lặp đi lặp lại ít nhất 30 lần) Mục đích của những bài tập này là tập theo kiểu cơ học để các ngón tay làm quen với các kỹ thuật Phương pháp này tạo ra những nghệ

sĩ có kỹ thuật cao nhưng dễ bị trở nên máy móc và “khô cứng” về tâm hồn Nhưng cách chơi của Chopin khá thoải mái và không bị căng cứng Ông không quan tâm đến những bài tập cơ học và hệ thống ngón tay trong sách dạy mà ông trình diễn một hệ thống ngón tay theo cách của riêng mình, khác với nguyên lý tại thời điểm đó Ông phản đối lại việc lặp lại hàng giờ liền một công thức kỹ thuật nào đó Cách chơi đàn của ông không chỉ dùng các

bộ phận từ cổ tay trở xuống mà ông sử dụng cả cơ thể mềm dẻo cho đến đầu ngón chân

Ông đã từng nói: “Mục tiêu không phải là để tìm hiểu để chơi tất cả mọi thứ với một âm

thanh giống nhau, đối với tôi một khuôn mẫu về kỹ thuật được tạo thành phải kiểm soát được và tạo nên những âm thanh tuyệt đẹp đúng với giá trị của nó.” [56, tr.31] Chopin đã

sáng tạo một phương pháp chơi đàn hoàn toàn mới, cho phép ông tối giản những bài tập kỹ thuật Trong cách chơi đàn, Chopin luôn thể hiện một sự thoải mái và có một nhịp đập tiết tấu mềm dẻo, rất tự nhiên và hợp lý?

Trang 37

Vậy ở đây ẩn giấu bí mật nào đã khiến cho những nghệ sĩ piano vĩ đại hơn 150 năm sau chỉ có thể đạt được kỹ thuật này qua việc tập luyện chăm chỉ hằng ngày? Sự đột phá của Chopin không chỉ ở cách thức ông tiếp xúc với phím đàn, mà trên tất cả đó là sự kết hợp của việc tập trung cả về tinh thần và thể chất Nói cách khác, cách tiếp cận của Chopin trong lối chơi kỹ thuật, ông coi chất lượng là nguyên tắc vàng, ông ưu tiên lối chơi có chất lượng hơn là số lượng, cũng như việc sắp xếp tự nhiên và những yếu tố kỹ thuật nhằm trợ giúp tốt cho việc rèn luyện chất lượng chơi đàn

Từ thời kỳ Chopin, với 24 Etude của mình, ông đã định hình lại vấn đề kỹ thuật phải gắn liền với xử lý tác phẩm, xử lý âm nhạc Kỹ thuật là phương tiện để thể hiện âm nhạc chứ không còn là vấn đề riêng rẽ Các Etude của ông không còn đơn thuần là bài tập luyện ngón, luyện kỹ thuật mà là những tác phẩm thực thụ, dùng cả trong giảng dạy và biểu diễn được trên sân khấu với những hiệu quả gây ấn tượng cao

Chúng ta có thể thấy rõ được sự khác biệt giữa Etude của Chopin với những Etude của các tác giả ở thời kỳ trước và cùng thời, được thể hiện rõ trong ví dụ dưới đây

VD 1.10: Etude số 11 op 10, trích 4 nhịp đầu

Etude số 11 op 10 được viết với tốc độ Allegretto 76 là bài luyện kỹ thuật chơi hợp

âm rải (Appeggio) Đây là Etude đầu tiên viết chồng âm rải từ đầu đến cuối với các quãng gần đến xa nên rất đặc biệt Sự đồng bộ xét về kỹ thuật và kết cấu chính là bản Etude này Bao gồm những âm rải tốc độ, nhanh cả hai tay, mở rộng ra 2 quãng 8, chúng sẽ được chơi chính xác cùng lúc, trong chuyển động được dự tính trước – những nốt thấp hơn ở tay phải

và tay trái bắt buộc phải đồng thời Hơn nữa những nốt không thuộc hợp âm rải ở tay trái

Trang 38

(ví dụ nhịp 1, 5 và 8) được chơi cùng với nốt đầu tiên của hợp âm rải Cách chơi lý tưởng hợp âm rải yêu cầu sự kiểm soát liên tục từng nốt trong hợp âm và giai điệu thành câu trong từng ngón tay trên cùng ở tay phải, chống lại sự đặt ngón yếu hơn ở các ngón tay ở giữa Etude này được sử dụng nhiều chồng âm rải có quãng lớn đến gần 2 quãng 8, do đó đối với những người có bàn tay ngắn hoặc lòng bàn tay bé và độ giãn hở giữa các ngón tay khi chơi bài này sẽ có phần khó khăn rất nhiều Chopin có bàn tay vừa phải và không lớn nhưng qua Etude này thể hiện sự khát khao của người nghệ sĩ khi hiểu rằng sự hạn chế của tạo hóa sẽ dẫn đến sự hạn chế trong tư duy sáng tạo âm nhạc (kích cỡ của đôi bàn tay người thường chỉ giới hạn trong 1 quãng tám) Etude này ra đời thể hiện mong muốn cải thiện được sự hạn chế của tạo hóa để chinh phục những giá trị nghệ thuật mới Ông đã tài tình khi biến những chồng âm rải nối tiếp nhau lại trở thành một tác phẩm âm nhạc thực sự mà chưa từng

b Kỹ thuật ngón tay và sự phối hợp với cánh tay:

Chopin cho rằng, mục tiêu luyện tập kỹ thuật không nên đặt ra là để tất cả các ngón đều lấy ra được âm thanh bằng nhau- quan điểm mà thời đó được nhiều người đương thời

Trang 39

với ông tán thành Ông quan điểm rằng, mỗi ngón tay có một hình thể độc đáo, và người chơi đàn không nên huỷ diệt sự quyến rũ và tính tự nhiên trong cách đặt ngón đặc biệt của

nó, mà ngược lại nên phát triển nó Từ những kinh nghiệm và đúc kết sau một thời gian dài học tập, nghiên cứu, giảng dạy và biểu diễn, chúng tôi rất thấm quan điểm này của Chopin:

có nhiều âm thanh khác nhau như các ngón tay- điều cần thiết là hiểu rõ những ngón tay của mình, hay nói cách khác, sử dụng tối đa sức mạnh tự nhiên và bù đắp cho sự mềm yếu bẩm sinh của từng ngón tay

Ngoài ra, theo như Chopin, không chỉ các ngón tay, mà phần còn lại của bàn tay, cổ tay, và cả cánh tay cần được sử dụng, mặc dù với sự tiết kiệm tối đa động tác Phương pháp dạy của Chopin một lần nữa khác biệt với Kalkbrenner – người mà thời trẻ Chopin đã từng muốn theo học, ông này thường dạy học sinh của mình chơi từ cổ tay- kỹ thuật sẽ làm cứng bàn tay và bóp nghẹt âm thanh

Như vậy, từ Chopin, chúng ta hiểu được kỹ thuật là khái niệm tổng hợp không chỉ là

sự nhanh nhạy của ngón tay, đó là khả năng thả lỏng vận dụng được cánh tay, cổ tay và ngón tay, tạo nên tiết tấu nhịp nhàng với hơi thở kết hợp để phân câu, phân đoạn một cách hợp lý trong âm nhạc Không thể không nhắc đến nghệ thuật pedal cũng như những nốt trang trí trong các tác phẩm của ông Tất cả những yếu tố trên đã hợp thành một khái niệm trong kỹ thuật piano hiện đại…

c Việc kết hợp các chùm nốt lệch nhau về thời gian giữa tay phải và tay trái

Trong thời kỳ âm nhạc cổ điển, thủ pháp này cũng đã được Haydn, Mozart, Beethoven

sử dụng trong các sáng tác với ý tưởng làm phong phú và đa dạng cũng như thay đổi màu sắc của giai điệu nhưng thường chỉ xuất hiện từ một hay hai nhịp Đến thời kỳ âm nhạc lãng mạn, Chopin đã phát triển thủ pháp trên trở thành một tác phẩm độc lập (ví dụ như: hai nốt

ở tay phải kết hợp với ba nốt ở tay trái và ngược lại, hoặc số lượng nốt có thể thay đổi nhiều hơn) đã được Chopin khai thác và phát triển trong các tác phẩm của ông Và người nghệ sĩ piano không đơn giản để làm chủ được những tác phẩm với thủ pháp trên Thủ pháp này đòi hỏi sự độc lập của mỗi bàn tay, sau đó là sự kết hợp khéo léo của tay phải và tay trái

Trang 40

sao cho có thể hoà hợp với nhau, vì thủ pháp này thường mang đến cho người chơi đàn cảm giác chơi vơi, chao đảo khi mới bắt đầu ghép hai tay Đối với một số nhạc công, việc chơi xen kẽ giữa hai tay tương đối đơn giản nhưng với một số người khác tưởng chừng như không đơn giản vì kỹ thuật đó phụ thuộc vào sự cân bằng của hai bán cầu não và điều này

ở mỗi người là khác nhau Điều này có thể được thấy trong Etude số 2 Op.25, Nouvelles Etude số 1 và 3, Fantasie Impromtu Op.66 và Valse Op.42

VD 1.11: Fantasie Impromtu Op.66, nhịp 1 đến 8

Ở cuối bản Nocturne số 2 Op 32 có những nhóm năm nốt chơi đối lại với ba nốt; có thể dễ dàng chơi tay riêng, nhưng vô cùng khó để chơi hai tay cùng nhau

VD 1.12: Nocturne số 2 Op.32, nhịp 70 đến 76

Chopin đã rất tài tình, phong phú về ý tưởng khi sáng tác những tác phẩm tuyệt tác mang thủ pháp xen kẽ, đây chính là một ý tưởng về kỹ thuật mới trong thời kỳ này, giúp

Ngày đăng: 09/10/2017, 10:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w