1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu cà phê của việt nam

106 889 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Kết cấu của luận văn tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục thì kết cầu của luận văn được chia làm 3 chương: CHƯƠNG 1: Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá hối đoái đến

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -

Sinh viên : Phạm Thị Hải Anh

Lớp : CQ49/08.01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính Quốc tế

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS., TS Đinh Trọng Thịnh

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Sinh viên

Phạm Thị Hải Anh

Trang 3

1.1 Các vấn đề cơ bản của tỷ giá

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Một số định nghĩa về tỷ giá hối đoái

1.1.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái

1.1.2 Tầm quan trọng của tỷ giá

1.1.3 Các nhân tố tác động đến tỷ giá

1.1.3.1 Sự biến động về cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối

1.1.3.2 Chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa các quốc gia

1.1.3.3 Sự thay đổi lãi suất

1.1.3.4 Các nhân tố khác

1.2 Một số vấn đề chung về tỷ giá

1.2.1 Tỷ giá trong dài hạn

Trang 4

1.2.1.1 Quy luật một giá

1.2.1.2 ppp tuyệt đối và ppp tương đối

1.2.2 Tỷ giá trong ngắn hạn

1.3 Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu

1.3.1 Tác đông của tỷ giá hối đoái tới cầu hàng hóa xuất khẩu

1.3.2 Tác đông của tỷ giá hối đoái tới cung hàng hóa xuất khẩu

1.3.3 Tác đông của tỷ giá hối đoái tới khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

2.1 Tổng quan xuất khẩu cà phê Việt Nam những năm qua

2.1.1 Vài nét về ngành cà phê Việt Nam

2.1.1.1 Lịch sử phát triển của ngành cà phê Việt Nam

2.1.1.2 Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế Việt Nam

2.1.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam đối với mặt hàng cà phê 2.1.1.4 Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam

2.1.2 Tổng quan về thị trường cà phê thế giới

2.1.3 Tình hình xuất khẩu cà phê

2.1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê

2.1.3.2 Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua

2.2 Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam 2.2.1 Biến động tỷ giá hối đoái qua các năm

2.2.1.1 Trước năm 1999

2.2.1.2 Từ năm 2000 đến 2006

2.2.1.3 Từ năm 2007 đến nay

Trang 5

2.2.2 Đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam

2.2.3 Ước lượng mức độ tác động của việc điều chỉnh tỷ giá VND/USD tới xuất khẩu cà phê

3.2.2 Về phía Hiệp hội cà phê

3.2.3 Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Danh mục những từ viết tắt Tiếng Anh

Danh mục những từ viết tắt Tiếng Việt

TTTTLNH Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng

1.1

Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê Việt Nam các năm

1995 - 2014 Bảng

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Cà phê là một loại thức uống ngày càng trở nên thông dụng trên thế giới, bởi tính hấp dẫn và những tác dụng của nó Do điều kiện tự nhiên của Việt Nam khá phù hợp với sự phát triển của cây cà phê nên cây cà phê được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với diện tích hàng triệu

ha, và cà phê đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và chiếm tỷ trọng khá lớn trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của cả nước

Ngành cà phê Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong vòng 30 năm trở lại đây về mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và tăng cả sản lượng cà phê xuất khẩu Tuy nhiên ngành cà phê nước ta đã bộc lộ không ít điểm chưa thực sự bền vững Trong hoàn cảnh như vậy, nước ta cần có những chính sách quản lý việc xuất nhập khẩu cà phê sao cho phù hợp Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến chính sách tỷ giá hối đoái vì tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn tới việc xuất nhập khẩu, nó có khả năng làm thay đổi cán cân thương mại của một quốc gia Nếu có một chính sách về tỷ giá hối đoái đúng đắn sẽ làm cho khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu tăng lên

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề về tỷ giá hối đoái nói chung, sự tác

động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu: Đi sâu tìm hiểu tỷ giá hối đoái, tìm ra được vai trò

cũng như tác động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Trang 10

Mục đích nghiên cứu: Đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện

chính sách tỷ giá hối đoái ở nước ta

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ dừng lại ở việc tìm ra tác động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chuyên khảo: Tham khảo các lý thuyết, các bài viết, sách

báo có liên quan đến tỷ giá hối đoái và tác động của nó đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Phương pháp phân tích và mô tả tổng hợp: Dựa vào số liệu và thông tin

thu thập được trong quá trình thực tập tại cơ sở sẽ phân tích sự ảnh hưởng của các tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất khẩu cà phê

Phương pháp chuyên gia: Qua quá trình phân tích sẽ đánh giá và đưa ra

nhận định cùng các phương án phòng ngừa cho doanh nghiệp

Phương pháp chuẩn tắc: phân tích vấn đề dựa trên chính kiến và đưa ra

những giải pháp mang tính chủ quan

5 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục thì kết cầu của luận văn được chia làm 3 chương:

CHƯƠNG 1: Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu cà phê

CHƯƠNG 2: Thực trạng và tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu

cà phê ở Việt Nam thời gian qua

CHƯƠNG 3: Xu hướng và các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất khẩu cà phê

Trang 11

CHƯƠNG 1:

TỶ GIÁ HỔI ĐOÁI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

1.1 Các vấn đề cơ bản của tỷ giá

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Một số định nghĩa về tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái được hiểu là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện thông qua một đồng tiền khác Khi đó, vị thế của hai đồng tiền trong quan hệ tỷ giá đó sẽ khác nhau

Đồng tiền yết giá (Commodity Currency – C) có tư cách là hàng hóa và

được mua bán, đồng tiền còn lại làm nhiệm vụ định giá cho đồng tiền yết giá có

tư cách là tiền tệ, đảm nhiệm chức năng thanh toán cho việc mua bán đồng tiền

yết giá được gọi là đồng tiền định giá (Terms Currency – T)

Trên thị trường có hai cách niêm yết tỷ giá phổ biến:

- Đồng tiền yết giá đứng trước

Ví dụ: EUR là đồng yết giá, USD là đồng định giá => tỷ giá đươc niêm yết EUR/USD = 1,2500

- Đồng tiền yết giá đứng sau

Ví dụ: EUR là đồng yết giá, USD là đồng định giá => tỷ giá đươc niêm yết 1,2500 USD = 1 EUR

1.1.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái

a Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối

Trang 12

- Tỷ giá mua vào (Bid rate): là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng

mua vào đồng tiền yết giá

- Tỷ giá bán ra (Ask/Offer rate): là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn

sàng bán ra đồng tiền yết giá

- Tỷ giá mua vào là tỷ giá đứng trước, bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra

và khoản chênh lệch đó là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng và được tính bằng công thức:

Chênh lệch (spread) = tỷ giá bán – tỷ giá mua × 100%

tỷ giá mua

b Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán

- Tỷ giá giao ngay(Spot rate): là tỷ giá được thỏa thuận ngay hôm nay để

chuyển giao ngay lập tức, nhưng việc thanh toán thực tế thường có độ trễ hai ngày so với ngày đặt lệnh mua hoặc lệnh bán

- Tỷ giá kỳ hạn (Forward rate): là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay,

nhưng việc thanh toán sẽ xảy ra vào một ngày nhất định trong tương lai, thường

là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 1 năm

c Căn cứ vào giá trị của tỷ giá

- Tỷ giá danh nghĩa (Nomianal Exchange Rate - NER): là tỷ lệ trao đổi

giữa hai đồng tiền biểu hiện theo giá hiện tại, không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát

- Tỷ giá thực tế (Real Exchange Rate - RER): là tỷ giá có tính đến tác động

của lạm phát và sức mua của một cặp tiền tệ phản ánh tương quan giá cả

Trang 13

nước ngoài và giá cả trong nước Qua đó, giá cả nước ngoài sẽ được chuyển đổi thành giá cả tính bằng tiền tệ trong nước thông qua tỷ giá danh nghĩa

d Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá

- Tỷ giá chính thức (Official rate): là tỷ giá do NHTW công bố, phản ánh

chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ Ở Việt Nam, tỷ giá chính thức là

tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

- Tỷ giá chợ đen (Black market rate): là tỷ giá được hình thành bên ngoài

hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định

- Tỷ giá cố định (Fixed rate): là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong

một biên độ giao động hẹp Dưới áp lực của cung cầu trên thị trường, để duy trì

tỷ giá cố định, NHTW phải thường xuyên can thiệp làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi

- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Freely floating rate): là tỷ giá được hình thành

hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp

- Tỷ giá thả nổi có điều tiết (Managed floating rate): là tỷ giá được thả nổi,

nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế

1.1.2 Tầm quan trọng của tỷ giá

Tỷ giá là quan trọng vì nó tác động đến giá cả tương đối của hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài Giá tính bằng USD của hàng hóa Việt Nam đối với một người Mỹ được xác định bởi tác động của hai nhân tố:

 Giá của hàng hóa Việt Nam tính bằng VND

 Tỷ giá VND/USD

Trang 14

Ví dụ: Một người Mỹ muốn mua một bức tranh của một họa sĩ Việt Nam Nếu giá của bức tranh là 3 triệu VND và tỷ giá tại thời điểm đó là 15000VND/USD thì bức tranh đó đáng giá là 200USD Tuy nhiên vì một lý do nào đó, người Mỹ

đó để chậm việc thanh toán của mình sau 3 tháng, và khi ấy tỷ giá giảm xuống còn 14500VND/USD Nếu giá nội địa của bức tranh vẫn là 3 triệu VND thì giá của nó tính sẽ là 206,89USD Tuy nhiên sự tăng giá của VND sẽ làm cho giá hàng hóa Việt Nam tại Mỹ tăng lên, đồng thời khiến giá hàng Mỹ tại Việt Nam giảm xuống

Nếu VND tụt giá xuống còn 15.500VND/USD thì bức tranh có giá 193,55USD hay sự sụt giá của VND đã làm cho giá hàng hóa của Việt Nam tại

Mỹ giảm đi đồng thời khiếm giá hàng hóa của Mỹ tại Việt Nam tăng lên

Như vậy có thể nói rằng: Khi đồng tiền của một nước tăng giá (tăng giá trị

so với đồng tiền khác) thì hàng hóa của nước đó tại nước ngoài trở nên đắt hơn đồng thời hàng hóa của nước ngoài tại nước đó trở nên rẻ hơn (giá nội địa 2 nước giữ nguyên) và ngược lại

Việc tăng giá của đồng tiền có thể làm cho những nhà sản xuất trong nước trở nên khó khăn trong việc bán hàng của họ tại nước ngoài và có thể tăng sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài tại thi trường trong nước nhưng sẽ đem lại lợi ích cho người tiêu dùng trong nước do giá hàng ngoại rẻ hơn

1.1.3 Các nhân tố tác động đến tỷ giá

Sự hình thành nên TGHĐ là quá trình tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan

và khách quan Nhưng nhìn chung, có ba yếu tố chính tác động đến tỷ giá Đó là mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, lạm phát và mức chênh lệch lãi suất giữa các nước

Trang 15

1.1.3.1 Sự biến động về cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối

Lượng ngoại tệ từ nước ngoài đổ vào một quốc gia cho dù dưới hình thức nào cũng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế nước đó

a Đường cầu ngoại tệ (D)

Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào bằng đồng nội tệ

Ví dụ: Khi nhu cầu về USD của người Việt Nam tăng lên (từ Q1 lên Q2), điều này làm cho giá của USD tăng lên so với VND Do đó, tỷ giá hối đoái VND/USD tăng (từ E1 lên E2) Với đường cung ngoại tệ (S) không đổi, đường cầu ngoại tệ dịch chuyển từ D1 đến D2 Ngược lại khi nhu cầu về USD của Việt Nam giảm, làm cho giá USD giảm so với VND, dẫn đến tỷ giá giảm

HÌNH 1.1 ĐỒ THỊ ĐƯỜNG CẦU NGOẠI TỆ

b Đường cung ngoại tệ (S)

Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ

Ví dụ: Khi lượng cung USD tăng (từ Q1 lên Q2), điều này làm cho giá USD giảm so với VND, dẫn đến tỷ giá VND/USD giảm (từ E1 xuống E2) Với đường

D2

Lượng USD (Q)

E2 E1

0

S

D1 E(VND/USD)

Trang 16

cầu ngoại tệ (D) không đổi, đưởng cung ngoại tệ dịch chuyển từ S1 đến S2 Ngược lại, khi lượng cung USD giảm, làm cho giá USD tăng so với VND, làm

tỷ giá tăng

HÌNH 1.2 ĐỒ THỊ ĐƯỜNG CUNG NGOẠI TỆ

1.1.3.2 Chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa các quốc gia

Để thấy rõ được mối quan hệ giữa TGHĐ và tỷ lệ lạm phát, ta sử dụng lý thuyết ngang giá sức mua của Ricardo-Casel (1772-1823) Lý thuyết này được dựa trên giả thuyết là TGHĐ ở mức cân bằng phải thể hiện sự ngang bằng sức mua giữa hai đồng tiền tương ứng Lý thuyết này còn được gọi là lý thuyết 3P (Purchasing Power Parity –PPP)

Lý thuyết này dựa trên những giả thiết: không tồn tại chi phí vận chuyển quốc tế, hàng rào thương mại quốc tế (thuế quan, quota… ), kinh doanh thương mại quốc tế không chịu rủi ro, hàng hóa là giống hệt nhau giữa các nước và thị trường là cạnh tranh hoàn hảo Khi đó, do các hàng hóa là đồng nhất giữa các quốc gia nên người tiêu dùng sẽ chọn mua hàng ở nước nào có giá thấp hơn

Lượng USD (Q)

D

Q2 Q1

E(VND/USD)

E1 E2

0

S1

S2

Trang 17

TGHĐ tính theo giá cả của hàng hóa là:

Nước nào có tỷ lệ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền nước ấy có sức mua thấp hơn và làm cho tỷ giá tăng và ngược lại, nước nào có tỷ lệ lạm phát thấp hơn thì đồng tiền nước đó có sức mua cao hơn và tỷ giá giảm

Theo lý thuyết ngang giá sức mua thì yếu tố chênh lệch lạm phát chỉ có ảnh hưởng đến bến động của tỷ giá trong dài hạn Việc nghiên cứu yếu tố này để làm cơ sở dự đoán biến động của tỷ giá trong ngắn hạn sẽ đem lại kết quả không chính xác

1.1.3.3 Sự thay đổi lãi suất

Lý thuyết nghiên cứu mối tương quan của lãi suất giữa hai đồng tiền đến tác động của tỷ giá được gọi là lý thuyết ngang giá lãi suất (Interest Rate Parity -

IRP)

Theo lý thuyết này thì lãi suất nội địa bằng lãi suất nước ngoài cộng với khoản tăng giá dự tính của đồng tiền nước ngoài hay có thể nói một cách khác là lãi suất nội địa bằng lãi suất nước ngoài trừ đi sự tăng giá dự tính của đồng nội

tệ

Xét trong trường hợp hai đồng tiền VND và USD (giả định các yếu tố khác không đổi)

Trang 18

Khi lựa chọn nắm giữ đồng tiền nội tệ hay ngoại tệ, người ta sẽ xem xét mức lãi suất thực tế của hai đồng tiền này Khi lãi suất của VND tăng (từ R1 đến R2) so với lãi suất USD, điều này sẽ xuất hiện xu hướng chuyển sang nắm giữ VND Do đó, làm cho cầu về VND tăng lên, từ đó làm cho giá của VND tăng lên so với USD, dẫn đến tỷ giá USD/VND giảm (từ E1 xuống E2) Như vậy, lãi suất đồng VND và tỷ giá USD/VND có quan hệ ngược chiều Khi lãi suất đồng VND tăng làm cho VND lên giá và USD mất giá và ngược lại

HÌNH 1.3 ĐỒ THỊ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI LÃI SUẤT

Rates of return (in VND term)

E(VND/USD)

E1

E2

Trang 19

chạy khỏi loại ngoại tệ mất giá, làm cho nội tệ càng ngày càng mất giá và tỷ giá

sẽ càng tăng cao Khi lo lắng tỷ giá hối đoái giảm sẽ xảy ra quá trình ngược lại

- Chính sách hối đoái: là những hoạt động của chính phủ thông qua một chế độ tỷ giá nhất định và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức

tỷ giá hợp lý phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ

Đầu tư ra nước ngoài, việc quản lý của NHTW, các yếu tố về chính trị- kinh tế, uy tín đồng nội tệ, năng suất lao động, sở thích tiêu dùng hàng hóa,… cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng lên sự biến động của tỷ giá

1.2 Một số vấn đề chung về tỷ giá

1.2.1 Tỷ giá trong dài hạn

1.2.1.1 Quy luật một giá

Quy luật một giá nói rằng, với sự hiện diện của cấu trúc thị trường cạnh tranh, sự biến mất của các chi phí vận chuyển và các rào cản thương mại khác, các sản phẩm giống nhau được bán trên các thị trường khác nhau sẽ được bán cùng một mức giá khi đã được quy đổi ra cùng một loại ngoại tệ

Quy luật một giá dựa trên ý tưởng về sự buôn bán hàng hóa hoàn hảo Hoạt động buôn bán diễn ra khi nhà buôn khai thác sự chênh lệch về giá để tạo

ra lợi nhuận phi rủi ro

Ví dụ: Một chiếc ô tô trị giá ở Anh là ₤5000 và một chiếc xe tương tự tại Mỹ có giá 10000$, khi đó theo quy luật một giá thì tỷ giá hối đoái sẽ là ₤5000/10000$ tương đương với 0,5

1.2.1.2 ppp tuyệt đối và ppp tương đối

Trang 20

Lý thuyết sức mua có hai dạng, một dạng dựa trên cơ sở cách diễn giải chính xác về quy luật một giá, được gọi là sức mua tương đương tuyệt đối Một dạng khác là sự thay đổi “yếu hơn” được biết đến là sức mua tương đương tuyệt đối

- ppp tuyệt đối là sự so sánh sức mua của hai đồng tiền của hai nước tức là

so sánh mức giá chung của cả hai nước, thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối nêu lên rằng tỷ giá cân bằng giữa hai đồng tiền của hai nước được xác định trên cơ

sở ngang giá

Về mặt số học, dạng tuyệt đối của ppp có thể biểu diễn là:

e = P/P*

Trong đó: e là tỷ giá hối đoái, được xác định là một đơn vị nội tệ trên mỗi đơn

vị ngoại tệ; P là giá của giỏ hàng hóa được quy đổi ra đồng nội tệ; P* là giá của giỏ hàng hóa giống hệt ở nước ngoài được quy đổi ra đồng ngoại tệ

Theo ppp tuyệt đối, mức giá trong nước tăng lên so với mức giá ngoài nước sẽ dẫn đến hạ thấp giá trị tương ứng đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ

- ppp tương đối

Thuyết ngang giá sức mua tương đối nêu lên rằng, tỷ giá giữa hai đồng tiền qua một thời gian sẽ thay đổi tương ứng với mức thay đổi tương đối trong mức giá cả của cả hai nước cũng trong khoảng thời gian đó Và dạng tuyệt đối của ppp không thể hoàn toàn chính xác bởi sự tồn tại của các chi phí vận chuyển, thông tin không hoàn hảo và các tác động của thuế quan và bảo hộ Dạng yếu hơn của ppp được biết như là sức mua tương đương tương đối có thể vẫn đúng bởi dạng tương đối của lý thuyết ppp lập luận rằng tỷ giá sẽ điều chỉnh bởi lượng chênh lệch lạm phát giữa hai nền kinh tế và được biểu diễn như sau:

%∆e = %∆P - %∆P*

Trang 21

Trong đó: %∆e là tỷ lệ phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái, %∆P là tỷ lệ lạm phát trong nước, %∆P* là tỷ lệ lạm phát nước ngoài

1.2.2 Tỷ giá trong ngắn hạn

Chúng ta đã xem xét thuyết về vận động dài hạn của tỷ giá Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn biết tại sao tỷ giá lại biểu lộ ra nhiều thay đổi như vậy từ ngày này sang ngày khác, chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề tỷ giá được xác định như thế nào trong ngắn hạn

Để hiểu sự vận động ngắn hạn của tỷ giá đó là thừa nhận rằng tỷ giá là giá

cả của tiền gửi ngân hàng trong nước Chúng ta biết rằng trong điều kiện kinh tế

mở và thị trường tài chính tiền tệ phát triển như trong giai đoạn hiện nay thì tiền

tệ trở thành phương tiện tích trữ tài sản Để gia tăng tài sản tiền tệ, đơn giản nhất

là đem gửi vào ngân hàng với mức lãi tiền gửi nhất định người ta có thể dễ dàng mua và bán tiền tệ trên thị trường nhằm thu được một khoản lợi nhuận

Điều kiện ngang giá tiền lãi nói nên rằng: Thị trường ngoại tệ cân bằng khi lãi suất tiền gửi của tất cả các loại tiền là như nhau Nếu cùng một thời hạn gửi tiền đồng tiền nào có tỷ lệ lãi suất cao hơn làm cho tiền lãi trên cùng một số lượng tiền lớn hơn sẽ được mua vào để gửi và đồng tiền kia sẽ được bán ra để mua vào đồng tiền có lãi cao hơn Như vậy, sự chênh lệch về lãi suất tiền gửi gây ra việc mua bán tiền tệ này trên thị trường ngoại tệ, phá vỡ sự cân bằng trên thị trường ban đầu Nó sẽ gây ra hiện tượng thiếu cung hay thừa cầu trên thị trường ngoại tệ Việc mua bán ngoại tệ làm cho tỷ giá hối đoái thay đổi

Lý thuyết này giải thích sự biến động lớn về tỷ giá thực tế do tính ít biến động lớn của giá hàng xuất nhập khẩu, đặc biệt là tính kém nhạy cảm của giá xuất khẩu theo giá nội địa và do tính không thể đảo ngược của đầu tư thương

Trang 22

mại cần thiết cho sản xuất Hai đặc tính này làm giảm nhẹ sự co giãn lớn giữa giá cung và giá cầu, làm cho kết luận của Marshall, Lerner và Robinson trở nên không đúng trên phương diện ngắn hạn: Một sự giảm giá tiền tệ trước hết làm xấu thêm tình hình số dư cán cân thương mại, đứng về mặt giá trị, điều này làm trầm trọng thêm biến động về tỷ giá Tính co giãn của giá sẽ gây ra những biến động lớn về tỷ giá hối đoái khiến cho cung hàng hóa trên thị trường quốc tế có những thay đổi đáng kể

Vì cung xuất khẩu là một phần trong cán cân thanh toán do đó những biến động của tỷ giá ảnh hưởng đến cung xuất khẩu, cũng sẽ làm thay đổi cán cân thanh toán và ngược lại khi cán cân thanh toán có sự chênh lệch (thâm hụt) thì phải có những biện pháp làm tăng cung sản xuất để bù đắp thông qua chính sách

tỷ giá Như ở trên đã nói nhiều đến độ co giãn của cung cầu theo giá, để phân tích tỷ giá hối đoái trong cán cân thanh toán, phương pháp tiếp cận độ co giãn đã được sử dụng để phân tích các diễn biến của tỷ giá hối đoái

Phương pháp tiếp cận co giãn gắn liền với những biến động trong cán cân thương mại với những biến động trong tỷ giá hối đoái, giả định rằng giá cả của các hàng hóa được mua vào trao đổi bằng đồng tiền nội địa không thay đổi do những sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái Trong trường hợp phá giá đồng tiền, vấn

đề số lượng xuất khẩu là bao nhiêu mới đáp ứng được phá giá sẽ còn phụ thuộc vào số cầu của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu, trong điều kiện có sự thay đổi về tỷ giá hối đoái Một sự tăng giá dẫn đến sự giảm thiểu số cầu về xuất khẩu và một sự giảm giá sẽ làm tăng sức cầu Quan niệm này chính là trọng tâm của quá trình điều chỉnh cán cân thanh toán, cũng như khuyến cáo của IMF đối với các thành viên liên quan đến việc sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái để điều chỉnh cán cân thanh toán

Trang 23

Đối với rất nhiều nước, không chỉ riêng ở các nước đang phát triển khi cán cân thanh toán bị mất cân bằng, người ta thường gặp phải tình huống: Nếu mục tiêu cải thiện cán cân thanh toán được thực hiện bằng cách sử dụng công cụ

tỷ giá hối đoái, thì vấn đề đặt ra là tỷ giá hối đoái phải thay đối bao nhiêu mới đạt được sự thay đổi đề ra cho cán cân thanh toán Mức xuất khẩu ban đầu là mức đã biết, đó là một dự liệu có sẵn Điều cần phải được ước lượng là hai độ co giãn: Độ co giãn của khối lượng xuất khẩu và Độ co giãn của khối lượng nhập khẩu, tương quan với sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái

Một khi đã biết độ co giãn đó, ta có thể tính toán được sự thay đổi của tỷ giá hối đoái nhằm mang lại sự thay đổi đã đặt ra cho cán cân thanh toán, nếu độ

co giãn về số cầu hàng hóa xuất khẩu cộng với độ co giãn của số cầu nhập khẩu

về hàng hóa nhập khẩu mà lớn hơn 1 khi đó sự phá giá đồng bạc sẽ làm gia tăng tổng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ nếu như độ co giãn về số cầu của hàng hóa xuất khẩu tính bằng đồng nội tệ lớn hơn 0 Và một sự phá giá đồng bạc sẽ làm giảm thiểu tổng giá trị hàng nhập khẩu tính bằng đồng nội tệ nếu độ co giãn của số cầu đối với hàng nhập khẩu lớn hơn 1, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu định lượng để ước lượng các độ co giãn nói trên Các nghiên cứu này dễ thực hiện hơn tại các nước công nghiệp vì ở đó có đầy đủ số liệu, dù rằng chúng đã được thử nghiệm ở nhiều nước đang phát triển Các kết quả chủ yếu cho thấy hầu như ở tất cả mọi nước, sự kết hợp hai chế độ co giãn đều lớn hơn 1 Như vậy mọi người đều biết rằng sự phá giá đồng bạc sẽ làm lợi cho cán cân thanh toán Điều quan trọng là ta cần biết các trị số của độ co giãn liên hệ, vì chung quy tỷ giá hối đoái thực sự cần phải có để phục vụ sự thay đổi của cán cân thanh toán

Trang 24

Như vậy, sử dụng phương pháp ước lượng độ co giãn sẽ phân tích được tác động của tỷ giá tới cán cân thanh toán nói chung và cung xuất khẩu hàng hóa nói riêng Điều này hết sức quan trọng, bởi vì thông qua tác động của các chính sách tỷ giá như tăng giá, giảm giá hay phá giá đồng tiền, ta có thể nhìn nhận được các ảnh hưởng tới xuất khẩu như thế nào, và để khuyến khích xuất khẩu tăng kim ngạch xuất khẩu thì tỷ giá phải được điều tiết phù hợp trong ngắn hạn

và cả dài hạn

1.3 Tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu một loại hàng hóa phụ thuộc vào ba nhân tố cơ bản

là: Tình hình cầu của thị trườn nhập khẩu đối với hàng hóa đó; Khả năng cung ứng loại hàng hóa đó của các doanh nghiệp trong nước và Khả năng cạnh tranh của hàng hóa đó với các hàng hóa cùng loại sản xuất tại thị trường nhập khẩu hoặc đến thị trường nhập khẩu từ các quốc gia khác Chính vì vậy nghiên cứu

ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu phải xem xét ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới ba nhân tố cơ bản trên, qua đó đánh giá được ảnh hưởng tổng hợp từ ba nhân tố đó dưới tác động của tỷ giá tới xuất khẩu hàng hóa

1.3.1 Tác động của tỷ giá hối đoái tới cầu hàng hoá xuất khẩu

Cầu đối với hàng hóa xuất khẩu chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố như:

- Tình hình kinh tế của quốc gia nhập khẩu: Khi nền kinh tế của quốc gia

nhập khẩu đang nằm trong chu kỳ tăng trưởng, nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất cũng như tiêu dùng sẽ không ngừng tăng lên, làm gia tăng sức cầu đối với hàng hóa nói chung và hàng hóa nhập khẩu nói riêng Tình trạng suy giảm sức cầu sẽ xảy ra khi nền kinh tế ở vào chu kỳ suy thoái

Trang 25

- Chính sách thương mại của quốc gia nhập khẩu: Những rào cản thương

mại cả kỹ thuật và phi kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu sẽ ngăn cản sự xâm nhập của hàng hóa xuất khẩu vào thị trường quốc gia đó Nếu mặt hàng xuất khẩu thuộc vào nhóm bị hạn chế nhập khẩu thì sức cầu có thể giảm do những chi phí phát sinh từ những rào cản thương mại gây nên

- Thói quen, tâm lý tiêu dùng của quốc gia nhập khẩu: Trong trường hợp

mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm hàng tiêu dùng, cầu của quốc gia nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có thể chịu tác động bởi những yếu tố mang tính tâm lý của người dân nước nhập khẩu

- Giá cả của hàng háo xuất khẩu: Rõ rang, giá cả luôn là một nhân tố

quan trọng trong việc xác định mức cầu của thị trường đối với một loại hàng hóa Giá cả phải chăng hoặc rẻ hơn các hàng hóa cùng loại trong phần lớn trường hợp đều tạo ra một sức cầu đáng kể Và tất nhiên, khi giá cả giảm đi thì

có thể thu hút thêm cầu đối với hàng hóa

Trong các nhân tố cơ bản nêu trên, giá cả là nhân tố mà tỷ giá hối đoái có thể tác động tới Tỷ giá hối đoái tăng lên làm đồng ngoại tệ lên giá so với đồng nội tệ Nếu giá bán hàng xuất khẩu bằng ngoại tệ vẫn giữ nguyên, thu nhập của nhà xuất khẩu bằng nội tệ sẽ tăng lên Để đẩy mạn việc tiêu thụ hàng hóa, nhà xuất khẩu có thể giảm giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ để kích cầu đối với hàng hóa xuất khẩu mà vẫn không làm giảm lợi nhuận tính bằng nội tệ của mình Kết quả là khối lượng hàng xuất khẩu sẽ tăng lên Ngược lại, tỷ giá hối đoái giảm làm giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ tăng lên, làm giảm cầu của hàng xuất khẩu, dẫn đến giảm khối lượng hàng xuất khẩu

Tuy nhiên, tác động của tỷ giá hối đoái tới cầu hàng hóa xuất khẩu không giống nhau giữa các loại hàng hóa Mức độ ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối

Trang 26

đoái tới cầu một loại hàng hóa xuất khẩu còn tùy thuộc vào mức độ co giãn của cầu hàng hóa đó đối với giá Hơn thế, tác động nêu trên của tỷ giá hối đoái mới chỉ xét tới mặt khối lượng hàng hóa xuất khẩu mà chưa xét đến tổng giá trị Ví

dụ trong trường hợp tỷ giá tăng, trong khi khối lượng xuất khẩu gia tăng do kết quả của việc tăng tỷ giá, giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ lại giảm, khiến cho chiều hướng biến đổi của giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ lại không rõ ràng

Vấn đề này đã được Alfred Marshall và Abba Lerner phân tích rất kỹ trong nghiên cứu về ảnh hưởng của phá giá tiền tệ tới cán cân thương mại Theo Marshall và Lerner, phá giá tiền tệ sẽ tạo ra hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng lên xuất khẩu hàng hóa như sau:

- Hiệu ứng giá cả: Tỷ giá hối đoái tăng lên giúp cho các nhà xuất khẩu có

thể giảm giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ mà không làm giảm doanh thu bán hàng xuất khẩu tính ra đồng nội tệ Kết quả là tổng kim ngạch xuất khẩu khi tính bằng ngoại tệ giảm đi so với trước khi phá giá do giá cả

hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm

- Hiệu ứng khối lượng: Phá giá đồng nội tệ làm giá hàng xuất khẩu trở nên

rẻ hơn, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu Kết quả là tổng kim ngạch

xuất khẩu có thể tăng lên nhờ tăng khối lượng xuất khẩu

Hiệu ứng ròng của tác động tỷ giá hối đoái lên tổng kim ngạch xuất khẩu

sẽ phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả

Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái có tác động mạnh tới xuất khẩu của các nước công nghiệp phát triển hơn so với các nước đang phát triển do hàng hóa xuất khẩu của các nước công nghiệp phát triển thuộc nhóm các hàng hóa có hệ số co giãn với xuất khẩu cao Nghiên cứu của

Trang 27

Gylfason công bố năm 1987 cho thấy hệ số co giãn xuất khẩu bình quân của 15 nước công nghiệp phát triển là 1,11 (11/15 nước có hệ số co giãn cao hơn 1; 3/15 nước có hệ số co giãn gần bằng 1; chỉ có Canada là có hệ số co giãn xuất khẩu thấp), trong khi đó chi có 3/9 nước đang phát triển trong nghiên cứu có hệ

số co giãn xuất khẩu lớn hơn 1

Kết quả nghiên cứu cả Gylfason được ước lượng trong khoảng thời gian

2÷3 năm Tuy nhiên, nghiên cứu của Artus và Knight (1984) lại chỉ ra rằng trong ngắn hạn (6 tháng) hệ số co giãn trên thực tế khá thấp Goldstein và Kahn (1985) đã khảo sát các nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành về hệ số co giãn xuất khẩu và rút ra kết luận rằng các hệ số co giãn trong dài hạn (hơn 2 năm) có giá trị gần gấp đôi so với các hệ số co giãn trong ngắn hạn (dưới 6 tháng)

Có nhiều nguyên nhân lý giải việc khối lượng xuất khẩu ít co giãn trong ngắn hạn nhưng lại co giãn nhiều trong dài hạn Trong đó có ba nguyên nhân chủ yếu sau:

- Phản ứng của người tiêu dùng thường diễn ra chậm Nhìn chung người

tiêu dùng ở quốc gia có đồng tiền phá giá và ở phần thế giới còn lại cần có một thời gian nhất định để điều chỉnh cơ cấu ưu tiên tiêu dùng sau khi phá giá Quá trình chuyển từ sử dụng hàng nhập khẩu sang sử dụng hàng nội địa không diễn

ra lập tức ngay sau khi phá giá mà thường là sau một thời gian nhất định (thường là từ 6 tháng trở đi); bởi vì người tiêu dùng nội địa còn lo lắng về các vấn đề như chất lượng hàng hóa nội địa, độ tin cậy, danh tiếng cơ sở sản xuất nội địa; trong khi đó người tiêu dùng nước ngoài có thể chưa hoàn toàn sẵn sàng chuyển hướng tiêu dùng từ hàng nội địa sang hàng nhập khẩu từ nước phá giá tiền tệ

Trang 28

- Phản ứng của người sản xuất chậm Mặc dù phá giá tiền tệ cải thiện

được điều kiện cạnh tranh cho xuất khẩu, nhưng những nhà sản xuất cần phải có một thời gian nhất định để mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu Ngoài ra, các hợp đồng nhập khẩu thường được ký kết từ trước không dễ gì hủy bỏ được trong ngắn hạn Các nhà máy không thể không tiếp tục ký các hợp đồng nhập khẩu đầu vào có tính sống còn như vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu, xăng dầu,… Cũng cần thấy rằng, nhiều khoản tiền thanh toán hàng nhập khẩu đã được bảo hiểm đối với rủi ro tỷ giá trên thị trường ngoại hối kỳ hạn, do đó khoản tiền thanh toán

sẽ không chịu ảnh hưởng của phá giá

- Tồn tại cạnh tranh không hoàn hảo trên thị trường Quá trình chiếm lĩnh

thị phần của thị trường nước ngoài đã tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc Do

đó, những nhà xuất khẩu nước ngoài không dễ gì chịu để mất thị phần của mình

ở nước có đồng tiền phá giá; để duy trì thị phần, các nhà xuất khẩu nước ngoài

có thể hạ giá xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh với hàng nội địa Tương tự, những ngành công nghiệp nước ngoài đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh hàng nhập khẩu rẻ hơn từ nước có đồng tiền phá giá, có thể hạ giá hàng hóa trên thị trường nội địa của mình để nâng cao tính cạnh tranh và duy trì thị phần Tuy nhiên, các công ty nước ngoài chỉ có thể làm được điều này (giảm giá) khi họ đang đạt được siêu lợi nhuận từ một ưu thế nhất định trong cạnh tranh (tức tồn tại cạnh tranh không hoàn hảo) Ngược lại, nếu môi trường cạnh tranh là hoàn hảo (không có siêu lợi nhuận), thì các công ty nước ngoài chỉ thu được mức lợi nhuận bình quân, do đó họ không có khả năng giảm giá bán hàng hóa của họ; do

đó, thị phần của họ dần bị thu hẹp

Nghiên cứu hệ số co giãn trong điều kiện Marshall – Lerner cho thấy việc nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới xuất khẩu hàng hóa xét trên

Trang 29

phương diện tổng thể là rất phức tạp Để đo lường mức độ ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với xuất khẩu hàng hóa, do vậy, không chỉ cần xem xét trên phương diện ảnh hưởng tới toàn bộ khối lượng xuất khẩu nói chung mà còn phải xem xét

cả ảnh hưởng tới từng nhóm mặt hàng xuất khẩu nói riêng Việc nghiên cứu hệ

số co giãn của từng nhóm hàng xuất khẩu sẽ cung cấp một bức tranh cụ thể và chính xác hơn về tác động của tỷ giá tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa

1.3.2 Tác động của tỷ giá hối đoái tới cung hàng hoá xuất khẩu

Trong mô hình của Marshall và Lerner, cung hàng hóa xuất khẩu được giả định là có hệ số co giãn hoàn hảo, điều này có nghĩa là ứng với mỗi mức giá hàng hóa (tính bằng nội tệ) nhất định thì mọi nhu cầu về hàng hóa xuất khẩu của thị trường nước ngoài luôn được thỏa mãn Nói cách khác là cầu về hàng hóa xuất khẩu thay đổi không ảnh hưởng đến mức giá hàng hóa nội địa Tuy nhiên, trên thực tế, cung hàng hóa xuất khẩu không thể tăng mãi để đáp ứng mọi mức tăng của cầu về hàng hóa xuất khẩu mà không gây tác động đến chi phí và do đó đến khả năng duy trì mức giá xuất khẩu như trước

Trên thực tế, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động tới cầu hàng hóa xuất khẩu mà còn tác động tới cung hàng hóa xuất khẩu trên hai phương diện sau:

Về ngắn hạn, việc tỷ giá tăng lên sẽ làm cho doanh thu và lợi nhuận của

doanh nghiệp xuất khẩu tính bằng nội tệ tăng lên, từ đó kích thích doanh nghiệp

mở rộng sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu, làm gia tăng sản lượng dẫn đến tăng khối lượng xuất khẩu Tỷ giá hối đoái tăng lên do phá giá nội tệ cũng

sẽ làm chi ) sản xuất tính bằng ngoại tệ giảm đi, giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu có thể hạ giá bán bằng ngoại tệ để cạnh tranh giá Mặc dù, biện pháp này

sẽ làm lợi nhuận siêu ngạch của doanh nghiệp giảm đi (so với nếu giữ giá bán

Trang 30

như cũ) nhưng tổng doanh thu và lợi nhuận vẫn có thể tăng do sự lấn át của hiệu ứng khối lượng sản phẩm bán ra tăng nhanh

Tuy nhiên, hiệu ứng phá giá chỉ kích thích xuất khẩu trong thời gian ngắn khi mà chi phí sản xuất hàng hóa xuất khẩu chưa tăng lên do hiệu ứng giá

nguyên vật liệu nhập khẩu tăng Trong dài hạn, chi phí sản xuất của doanh

nghiệp tính bằng nội tệ sẽ có xu hướng tăng (điều này cũng làm chi phí sản xuất tính bằng ngoại tệ cũng có xu hướng tăng) vì các lý do sau:

- Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có

sử dụng các nguyên liệu nhập khẩu Vì vậy, tỷ giá tăng sẽ làm hàng nhập khẩu tăng giá qua đó làm chi phí sản xuất tăng theo Hiệu ứng tăng chi phí có thể xảy

ra trễ hơn do tác động của việc dự trữ nguyên vật liệu

- Khi tỷ giá hối đoái tăng, các doanh nghiệp xuất khẩu thu lợi nhuận siêu ngạch trong ngắn hạn Tuy nhiên, theo quy luật bình quân hóa lợi nhuận trong nền kinh tế, sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu thị trường từ sản xuất phục vụ thị trường nội địa chuyển sang sản xuất hướng vào xuất khẩu Điều này tăng tính cạnh tranh cả về đầu vào lẫn đầu ra của sản xuất phục vụ xuất khẩu khiến chi phí sản xuất tăng, làm cho giá thành sản phẩm phải hạ xuống

- Sau khi nội tệ giảm giá, chỉ số giá tiêu dùng sẽ có xu hướng tăng do ảnh hưởng của tăng giá hàng nhập khẩu làm cho tiền lương thực tế của người lao động giảm xuống Trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ phải giải quyết vấn đề này bằng cách tăng tiền lương danh nghĩa làm chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên

Vì những lý do trên nên trong dài hạn rất khó để doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu có thể duy trì mức lợi nhuận siêu ngạch của mình từ việc tăng tỷ giá hối đoái

Trang 31

Như vậy, tác động của tăng tỷ giá tới cung hàng xuất khẩu có tính hai mặt, trong ngắn hạn nó có thể là nguyên nhân kích thích tăng cung hàng xuất khẩu trong khi về mặt dài hạn có thể là nhân tố kìm hãm

1.3.3 Tác động của tỷ giá hối đoái tới khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu

Khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường nước ngoài

có ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng xuất khẩu của hàng hóa Khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu tại thị trường nước ngoài phụ thuộc vào ba nhóm nhân tố:

- Tính đa dạng của loại hàng hóa đó tại thị trường nước ngoài Trong

trường hợp trên thị trường nước ngoài còn có các hàng hóa tương tự hoặc có giá trị thay thế tương đương được sản xuất tại quốc gia nhập khẩu hoặc được nhập khẩu từ các quốc gia khác thì nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng

do sự cạnh tranh giữa các mặt hàng cùng loại hay có khả năng thay thế

- Nhóm nhân tố liên quan đến chất lượng, thương hiệu, kênh phân phối, thị hiếu thị trường,… của hàng hóa xuất khẩu Đây là nhóm nhân tố cơ bản, tạo

ra sức mạnh bền vững cho năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường nước ngoài

- Các nhân tố liên quan đến giá cả Các nhân tố này bao gồm chi phí

đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu, năng suất lao động trong ngành sản xuất hàng xuất khẩu và tỷ giá hối đoái

Bằng việc phá giá đồng nội tệ, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể duy trì giá bán hàng xuất khẩu bằng ngoại tệ thấp mà vẫn đảm bảo mức lợi nhuận cận biên như cũ Giá bán thấp tạo ra khả năng cạnh tranh về giá cho hàng xuất

Trang 32

khẩu trên thị trường nước ngoài Như vậy, tác động của tỷ giá hối đoái tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu được thể hiện trên phương diện giá cả

Có thể nói tỷ giá thực phản ánh sức cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hóa một nước trên phương diện giá cả

Khi tỷ giá thực tăng, sức cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hóa trong nước được cải thiện Ngược lại khi tỷ giá thực giảm, sức cạnh tranh thương mại quốc tế bị xói mòn

Sắp xếp lại công thức tính tỷ giá thực, ta có thể thấy rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước:

Từ công thức trên, ta có các kết luận sau:

- Tỷ giá danh nghĩa E tăng lên sẽ làm tăng tỷ giá thực và nhờ đó cải thiện năng lực cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước về mặt giá

- Tương quan giá cả hàng hóa giữa hai nước thay đổi cũng làm thay đổi tương quan cạnh tranh về giá giữa hàng hóa hai nước

Như vậy, sức cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hóa trong nước vẫn có thể tăng lên dù tỷ giá danh nghĩa không thay đổi một khi tỷ lệ lạm phát ở nước ngoài vượt quá tỷ lệ lạm phát ở trong nước

Do trên thực tế, các quốc gia thường không công bố mức giá cả trung bình của hàng hóa nước mình dưới dạng số tuyệt đối mà dưới dạng chỉ số nên công thức tính tỷ giá thực dạng tương đối thường được sử dụng để đo lường sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa

Trang 33

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

2.1 Tổng quan xuất khẩu cà phê Việt Nam những năm

2.1.1 Vài nét về ngành cà phê Việt Nam

2.1.1.1 Lịch sử phát triển của ngành cà phê Việt Nam

Ở Việt Nam cây cà phê được nhập và trồng từ hơn 100 năm nay Hơn một thế kỷ qua, sản lượng cà phê đã trải qua những thời kỳ phát triển vượt bậc xen lẫn với thời kỳ giảm sút, có thể tóm tắt quá trình phát triển ngành cà phê Việt Nam như sau:

- Thời kỳ Pháp thuộc (1888 – 1945): Năm 1857 cây cà phê được dùng đầu tiên ở Quảng Bình, Quảng Trị bởi các nhà truyền đạo công giáo Tới đầu thế kỷ

XX Thực dân Pháp mới đầu tư phát triển cây cà phê ở đồn điền vùng Kẻ Số (Nam Hà) Vào thời kỳ này, diện tích cà phê cả nước ta là 10 500ha, sản lượng cao nhất là 4 500 tấn và hầu hết được mang sang Pháp

- Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): Các đồn điền cà phê do Nhà nước ta quản lý, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh nên phần lớn diện tích bị

bỏ hoang, cà phê không xuất khẩu được Năm 1954, diện tích cây cà phê nước ta chỉ còn 4 000ha (chủ yếu ở Tây Nguyên: 3 100ha), sản lượng cà phê chỉ còn ở mức 2 500 tấn (trong đó Tây Nguyên 2 300 tấn)

- Thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975): Năm 1955, Nhà nước chủ trương xây dựng một số nông trường cà phê ở miền Bắc Trong 6 năm (1956 – 1962) diện tích cà phê tăng từ 500 ha lên 14 800 ha, sản lượng cà phê tăng từ

225 tấn năm 1960 lên 4 385 tấn năm 1967 Qua 20 năm phát triển miền Bắc đã

Trang 34

cung cấp 30 000 tấn cà phê cho xuất khẩu (chủ yếu sang Liên Xô và các nước Đông Âu) Ở các tỉnh phía Nam, từ năm 1946 đến 1957, diện tích cà phê tăng không đáng kể từ 3 019 ha lên 3 370 ha Năm 1957 đến 1965, diện tích cà phê tăng mạnh từ 3 370 ha lên 11 120 ha Do chủ trương thành lập các khu đồn điền của Ngụy quyền miền Nam Năm 1963, sản lượng cà phê vào khoảng 3 000 tấn, đến năm 1964 đạt cao nhất là 600 tấn cà phê xuất khẩu

- Thời kỳ 1975 đến nay: Do Nhà nước quan tâm và chú trọng phát triển đúng mức nên cả diện tích và sản lượng cà phê đều đã tăng lên đáng kể

Đầu năm 1980, diện tích cà phê trồng mới là 7 457 ha và những năm tiếp theo diện tích trồng cà phê được mở rộng bằng cách hợp tác trồng với Liên Xô,

Ba Lan, Bungari, CHDC Đức, Tiệp Khắc,…

Năm 1993 – 1994, sản lượng cà phê cả nước là 140 000 tấn (đứng thứ 3 châu Á sau Inđônêsia và Ấn Độ) Năm 1996, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới và thứ 2 châu Á về cà phê Lợi thế của Việt Nam là năng suất thuộc loại cao nhất thế giới, gấp 2 đến 3 lần năng suất bình quân thế giới và 1,7 lần bình quân châu

Á (năng suất bình quân thế giới là 552kg/ha) Việt Nam là một trong những nước có diện tích trồng cà phê lớn nhất thế giới Hiện nay diện tích cà phê đã đạt trên 19 000 ha

Năm 1994 – nay: Sau sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông

Âu, việc bán cà phê theo nghị định thư của Nhà nước không còn nữa, cà phê Việt Nam bắt đầu được tiếp xúc rộng rãi với thị trường thế giới và đầu năm 1991 Việt Nam bắt đầu gia nhập và là thành viên chính thức của Tổ chức quốc tế về

cà phê (ICO) Cho đến nay, cà phê Việt Nam đã được tiêu dùng ở trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục

Trang 35

2.1.1.2 Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế Việt Nam

Sản phẩm cà phê đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới Có thể nói mức tiêu dùng cà phê tính theo đầu người được coi như một chỉ tiêu để đánh giá trình độ sinh hoạt vật chất của một quốc gia, sản phẩm cà phê đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu rất quan trọng của nước ta Nếu vào thời điểm năm 1982 sản lượng cà phê toàn quốc không vượt quá con số 5 000 tấn thì đến năm 1998 sản lượng đã tăng lên 409

000 tấn, gấp 81,8 lần nếu năm 1982 chỉ xuất khẩu được 4 100 tấn thì đến năm

1998 đã xuất khẩu được 382 000 tấn, gấp 93,17 lần và theo đó kim ngạch xuất khẩu đạt 594 000 000 USD Rõ ràng ngành cà phê nước ta trong những năm qua

đã có chiều hướng phát triển đáng kể Năm 1998, Việt Nam xuất khẩu cà phê đứng thứ 3 trên thế giới sau Brazil và Côlômbia Hiện nay cà phê vẫn là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam

Ngành cà phê cũng như các ngành sản xuất cây công nghiệp khác, nó cũng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội rất lớn Ngành cà phê đã tạo ra công ăn việc làm cho người dân, biến môi trường đang suy thoái thành môi trường được phục hồi,… thực tế cho thấy, trong vài năm gần đây việc trồng mới

và phát triển cây cà phê đã góp phần:

- Xây dựng các vùng kinh tế mới trên Tây Nguyên nói riêng và miền Nam nói chung

- Tham gia tích cực vào công cuộc định canh, định cư của đồng bào dân tộc thiểu số

- Tạo công ăn việc làm và thu nhập chính đáng cho hàng triệu lao động

Trang 36

- Tích cực tham gia vào cải tạo môi sinh, phủ xanh đất trống đồi trọc và góp phần quan trọng vào củng cố an ninh, quốc phòng khu vực Tây Nguyên và khu vực miền núi phía Bắc

- Khai thác tiềm năng mặt hàng cà phê là một vấn đề rất có ý nghĩa trong công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội Việt Nam Đặc biệt là phát triển kinh tế miền núi Tây Nguyên và trung du

- Tuy nhiên từ cuối năm 1999 đến nay thị trường cà phê thế giới liên tục sa sút làm cho giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm và gặp rất nhiều khó khăn

2.1.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam đối với mặt hàng cà phê

 Những thuận lợi

a Về sản xuất:

- Điều kiện tự nhiên: Cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới có yêu cầu sinh thái rất khắt khe Khí hậu và đất đai là hai yếu tố sinh thái chính của cây cà phê, quyết định năng suất và hiệu quả của nó

- Khí hậu: Nước ta trải dài qua 15 vĩ độ từ 8030 đến 23022 có khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chế độ gió mùa nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, bức xạ lớn, gió trung bình,… thuộc vùng rất thích hợp với việc trồng cây cà phê Do đó, Việt Nam có hai loại cây cà phê được trồng phổ biến là cây cà phê vối và cây cà phê chè Cà phê chè ưa thời tiết mát, cường độ ánh sáng thấp và chịu nhiệt độ thấp hơn cà phê vối khoảng 5÷70C, do vậy nó được trồng chủ yếu ở miền Bắc Cà phê vối ưa thời tiết nóng,

Trang 37

ẩm, ánh sáng dồi dào nên được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam Môi trường sinh thái của Việt Nam khá phù hợp với việc phát triển cây cà phê Điều kiện tự nhiên ưu đãi với vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cho phép phát triển cây cà phê theo hướng tập trung, chuyên môn hóa, thâm canh hóa tạo ra một vùng cây

cà phê đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm phục vụ cả sản xuất và tiêu dùng Đồng thời sự phân bổ đất đai trải dọc chiều dài đất nước cho phép phát triển cây cà phê trên phạm vi rộng nên mặc dù mức đầu tư thâm canh chưa cao nhưng năng suất đã đạt mức đáng kể

- Về đất đai: Đất nông nghiệp nước ta tuy rất hạn chế về số diện tích (khoảng 7,3 triệu ha đất nông nghiệp đang sử dụng), nhưng lại tương đối tốt về chất lượng, phong phú về chủng loại (có 14 nhóm bao gồm 64 loại đất) Nói chung đất có tầng canh tác dày, kết cấu tơi xốp, chất dinh dưỡng trong đất khá cao,… cho phép phát triển một tập đoàn cây trồng phong phú Việt Nam có nhiều loại đất thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày nói chung và cây cà phê nói riêng Trước hết phải kể đến loại đất đỏ Bazan với trữ lượng khoảng 2,3 triệu ha phân bổ rộng khắp nước đặc biệt tập trung ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ Đất đỏ Bazan là loại đất lý tưởng cho nhiều loại cây công nghiệp dài ngày trong đó có cây cà phê, bởi vì nó có các tính chất như: có tính chất tốt, tơi xốp, dễ thoát nước, tầng canh tác dày, hàm lượng các chất canh tác, chất mùn và các khoáng vật cao Sau đất đỏ Bazan là các loại đất đỏ vàng, đất xám, đất đen,… được phân bố rộng khắp đất nước

Như vậy môi trường sinh thái khí hậu và đất đai nước ta khá phù hợp với

sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê Điều kiện tự nhiên ưu đãi các vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ sẽ cho phép phát triển sản xuất cà phê theo hướng tập trung chuyên môn hóa và thâm canh hóa, tạo ra các vùng cà phê cho

Trang 38

sản lượng lớn, chất lượng cao và chủ yếu là cho xuất khẩu Ngoài ra, các loại cà phê có giá trị xuất khẩu cao, phù hợp với các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc là một tiềm năng phát triển sản xuất và thay đổi cơ cấu mặt hàng cà phê tăng giá trị xuất khẩu

b Điều kiện kinh tế - xã hội

Hiện nay, Việt Nam có trên 600 nghìn ha cà phê được phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên (hơn 90% diện tích) là một điều kiện thuận lợi cho chúng

ta có nguồn cung cà phê cho hoạt động xuất khẩu

Khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển Được hưởng sự bình đẳng như các nước xuất khẩu khác, các rào cản xuất khẩu được gỡ bỏ, cơ hội thị trường mở rộng, điều kiện tiếp nhận các công nghệ sản xuất mới Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê nước ta cũng cần nhận thức rõ những khó khăn

Khả năng cạnh tranh cao của Việt Nam trong quá khứ chủ yếu dựa trên bốn yếu tố:

- Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ: Việt Nam là một nước với trên 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Đây chính là lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của nước ta Hiện nay số lao động này vẫn được bổ sung trên 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động mỗi năm Bên cạnh vấn đề sức ép giải quyết công ăn việc làm thì đây chính là một lợi thế về nhân lực của Việt Nam Nước ta luôn có một lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ với chất lượng lao động được đánh giá là tương đối cao so với một nền nông nghiệp kém phát triển Lợi thế này rất có khả năng đảm bảo sự phát triển của xuất khẩu

cà phê trong tương lai

Trang 39

- Năng suất cao dựa trên sử dụng nhiều nước tưới và phân bón: Mặc dù nước ta mới tham gia thị trường cà phê quốc tế nhưng Việt Nam đã quản lý và đạt được mức năng suất cao bằng phương pháp canh tác thâm canh mạnh với việc ứng dụng cao các loại đầu vào, phân bón và nước tưới Việt Nam có năng suất bình quân 1,3 tấn/ha, nhiều nơi đạt từ 4 ÷ 5 tấn/ha so sánh với 0,3 ÷ 0,35 tấn/ha ở các nước châu Phi và Inđônêsia Brazil và Ấn Độ đạt khoảng 0,8 tấn/ha

Là một trong những nước trồng cà phê với chi phí thấp nhất cùng với năng suất cao đã góp phần làm cho giá thành trên một đơn vị sản phẩm ở Việt Nam thấp

- Khoảng cách vận chuyển: Do Việt Nam có chiều ngang hẹp nên vùng trồng cà phê gần với khu vực chế biến, điều này làm giảm đáng kể vào chi phí sản xuất sản phẩm Hơn nữa, các cùng sản xuất chính cà phê Việt Nam đều gần các cảng xuất khẩu Việt Nam nằm ở vị trí thuận lợi cho cả giao thông đường thủy lẫn đường hàng không nên việc vận chuyển xuất khẩu sang các nước cũng được dễ dàng Hàng hóa của nước ta xuất khẩu chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển trong khi nước ta có bờ biển dài với nhiều cảng biển nước sâu cho thuyền lớn dễ dàng neo đậu và lưu thông Khi vận chuyển hàng xuất khẩu,

không phải đi qua nhiều lãnh hải các nước khác, điều này là một thuận lợi lớn

- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành cà phê thông thoáng, tạo môi trường bình đẳng cho tất cả các tác nhân tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến ngành cà phê, coi đó là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của đất nước trong thời kỳ đầu của công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Vì vậy đã

có những chính sách đầu tư đáng kể hỗ trợ mạnh mẽ cho sản xuất và xuất khẩu

cà phê của đất nước

Trang 40

c Điều kiện xuất khẩu

Trước đây, cà phê xuất khẩu của nước ta chủ yếu là sang các nước XHCN dưới hình thức hàng đổi hàng Hiện nay, nhờ chính sách mở cửa nền kinh tế nên quan hệ buôn bán của Việt Nam đã được mở rộng ra khắp các châu lục Riêng

cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các thị trường trên thế giới

Hiện nay ở châu Á, Việt Nam đã vượt qua Inđônêsia đứng số một vể sản lượng cà phê xuất khẩu và giữ vị trí thứ 3 thế giới, sau Brazil và Côlômbia Việt Nam và Inđônêsia là hai nước chính sản xuất cà phê ở châu Á nhưng do mùa vụ

cà phê ở hai nước trái ngược nhau (ở Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 10, còn ở Inđônêsia lại từ tháng 10 đến tháng 4) cho nên ở châu Á hiện nay Việt Nam gần như không có đối thủ cạnh tranh

Với những lợi thế trên, nếu biết khắc phục những tồn tại trong sản xuất và xuất khẩu cà phê, đồng thời tận dụng và phát huy triệt để những lợi thế sẵn có sẽ góp phần làm cho chi phí sản xuất cà phê thấp hơn các nước khác Đây chính là

cơ sở cho phép chúng ta có thể cạnh tranh trên thị trường ngay cả khi thị trường này đang khủng hoảng thừa

 Những khó khăn

a Điều kiện tự nhiên

- Mùa khô kéo dài ở hai vùng sản xuất cà phê là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ gây trở ngại cho việc sản xuất cà phê, đặc biệt là đối với Tây Nguyên

Do lượng nước ít nên phải tưới nước thường xuyên làm cho chi phí tăng đáng

kể, giảm hiệu quả kinh tế

- Mùa mưa có lượng mưa tập trung quá lớn gây xói mòn, chảy trôi đất làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất hữu cơ nuôi cây, do vậy phải trồng

Ngày đăng: 17/03/2016, 22:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w