Chi trả DVMTR là công cụ mới mẻ ở Việt Nam nhằm đảm bảo việc cungcấp các giá trị DVMTR tích cực thông qua việc chu chuyển tài chính từ nhữngngười được hưởng lợi DVMTR đến những người cun
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
CỔ KIM NGUYÊN PHƯƠNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
HUẾ, 2017
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
CỔ KIM NGUYÊN PHƯƠNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Định hướng đào tạo: Nghiên cứu
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRỊNH VĂN SƠN
HUẾ, 2017
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trịnh Văn Sơn, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài, bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tôi thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn, số liệu của các tác giả, tổ chức khác trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Cổ Kim Nguyên Phương
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4Tôi cũng xin được cảm ơn các cơ quan, đơn vị gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế và các cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình điều tra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ tôi về tài liệu và các thông tin liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành bài luận văn này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Cổ Kim Nguyên Phương
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: CỔ KIM NGUYÊN PHƯƠNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Định hướng: Nghiên cứu
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH VĂN SƠN
Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) còn mới mẻ,một số tồn tại, bất cập cần được khắc phục, điều chỉnh Do vậy, cần phải nghiên cứutìm hiểu về thực trạng công tác quản lý chi trả DVMTR bằng các phương pháp, môhình hay thang đo để từ đó nêu ra những định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác quản lý chi trả DVMTR tại tỉnh Thừa Thiên Huế
2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp tiếp cậnnghiên cứu; phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp; phương pháp chọn mẫu,điều tra; phương pháp phân tích và xử lý số liệu
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các định hướng và giải phápnhằm tăng thêm nữa hiệu quả công tác quản lý chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế Các đối tượng liên quan đến chi trả DVMTR đã dần dần nhậnthấy được tầm quan trọng của công tác quản lý chi trả DVMTR, từ đó góp phầnthực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong ngành Lâm nghiệp
Tác giả luận văn
Cổ Kim Nguyên Phương
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á
BNNPTNT: Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn
BQLRPH: Ban Quản lý Rừng phòng hộ
CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân
DANIDA: Cơ quan Phát triển Quốc tế của Đan Mạch
DVMTR: Dịch vụ môi trường rừng
GIS: Hệ thống thông tin địa lý
ICRAF: Trung tâm Nông - Lâm thế giới
IUCN: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
IFAD: Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp
UBTVQH: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
RCFEE: Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng.RUPES: Chương trình chi trả cho người nghèo vùng cao
WWF: Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Diện tích đất lâm nghiệp theo huyện/thị xã/thành phố năm 2016 - 38Bảng 2.2: Kế hoạch giao rừng, giai đoạn 2011-2015 - 39Bảng 2.3: Kế hoạch giao rừng, giai đoạn 2016-2020 - 39Bảng 2.4: Diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng năm 2016 trên địa bàntỉnh Thừa Thiên Huế - 41Bảng 2.5: Tổng hợp nguồn thu dịch vụ môi trường rừng từ năm 2014 đến năm 2016trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế - 44Bảng 2.6: Tổng hợp diện tích và số chủ sử dụng tham gia cung ứng dịch vụ môitrường rừng năm 2016 - 46Bảng 2.7: Tổng hợp hiện trạng rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo chủquản lý năm 2016 - 47Bảng 2.8: Tổng hợp hiện trạng rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo đơn vịhành chính năm 2016 - 47Bảng 2.9: Diện tích quy đổi của các lưu vực chi trả dịch vụ môi trường rừng năm
2016 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế - 48Bảng 2.10: Số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2016 của các lưu vực trênđịa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế - 50Bảng 2.11: Mức chi trả dịch vụ môi trường năm 2016 - 50Bảng 2.12: Thống kê mô tả mẫu khảo sát - 56Bảng 2.13: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Tính minh bạch trong chitrả dịch vụ môi trường rừng” - 59Bảng 2.14: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Tính công bằng trong chitrả dịch vụ môi trường rừng” - 60Bảng 2.15: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Tính hiệu quả trong chitrả dịch vụ môi trường rừng” - 61Bảng 2.16: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Cơ chế chi trả dịch vụmôi trường rừng” - 62Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8Bảng 2.17: Đánh giá chung về sự hài lòng của người dân đối với từng nhân tố 63
Bảng 2.18: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Tính minh bạch trong chi trả dịch vụ môi trường rừng” - 64
Bảng 2.19: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Tính công bằng trong chi trả dịch vụ môi trường rừng” - 65
Bảng 2.20: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Tính hiệu quả trong chi trả dịch vụ môi trường rừng” - 66
Bảng 2.21: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng” - 67
Bảng 2.22: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong công tác quản lý” - 68
Bảng 2.23: Thống kê mô tả các biến trong nhóm nhân tố “Nguồn thu tiền dịch vụ môi trường rừng” - 69
Bảng 2.24: Đánh giá chung về sự hài lòng của cán bộ đối với từng nhân tố - 70
Bảng 2.25: Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố - 71
Bảng 2.26: Ma trận xoay nhân tố lần 5 - 72
Bảng 2.27: Kiểm định phân phối chuẩn - 74
Bảng 2.28: Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với các nhóm nhân tố - 75
Bảng 2.29: Bảng hệ số hiệu chỉnh R2 - 78
Bảng 2.30: Phân tích phương sai ANOVA - 79
Bảng 2.31: Mức ý nghĩa đánh giá mức độ đồng ý, sự hài lòng - 80
Bảng 2.32: Kết quả hồi quy đa biến - 81 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế 29Hình 2.2: Cơ cấu đất Lâm nghiệp theo nguồn gốc và mục đích sử dụng 37Hình 2.3: So sánh mẫu khóa ảnh năm 2015 và năm 2016 53Hình 2.4: So sánh ảnh Lanhdsat năm 2015 và năm 2016 55Hình 2.5: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa _79
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ vii
MỤC LỤC viii
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 2
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
4.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 3
4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp 3
4.3 Phương pháp chọn mẫu, điều tra 5
4.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 6
5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 7
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 8
1.1 LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 8 1.1.1 Giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng 8
1.1.2 Môi trường rừng và dịch vụ môi trường rừng 12
1.1.3 Chi trả dịch vụ môi trường rừng 13 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 111.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 14
1.2.1 Bối cảnh ra đời chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam 14
1.2.2 Căn cứ xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 15
1.2.3 Nội dung hoàn thiện công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng 17
1.3 THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 19
1.3.1 Thực tiễn và kinh nghiệm 19
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thừa Thiên Huế 21
1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 22
1.4.1 Tình hình nghiên cứu 22
1.4.2 Những thành tựu về công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng 25
1.4.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu 26
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 29
2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 29
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 29
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 32
2.1.3 Tổng quan về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế 34
2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 36
2.2.1 Đánh giá chung tình hình sử dụng và quản lý đất Lâm nghiệp 36
2.2.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng 42
2.3 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 56
2.3.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát 56
2.3.2 Đánh giá các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng 58 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 122.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 71
2.3.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo 74
2.3.5 Kết quả xây dựng mô hình hồi quy 77
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 83
2.4.1 Kết quả đạt được 83
2.4.2 Hạn chế, tồn tại 86
2.4.3 Nguyên nhân 87
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 89
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 89
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 93
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
1 KẾT LUẬN 98
2 KIẾN NGHỊ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 104
PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN 104
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ SPSS 109
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN 128
BẢN NHẬN XÉT CỦA CÁC PHẢN BIỆN 130
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN 136
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN 139
GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN 142
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Rừng có vai trò hết sức quan trọng đối với con người đặc biệt là duy trì môitrường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi Quốc gia và sự tồn tạicủa Trái đất Việt Nam có khoảng 13.258.843 ha rừng, ngoài việc cung cấp gỗ, củi,lâm sản, rừng có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, duy trì môi trường sốngnhư: Điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, hạn chế bão lụt, hấpthụ cacbon, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học… Các chức năng này của rừngđược hiểu là các “Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng”
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trongviệc tổ chức bảo vệ rừng, ban hành hệ thống pháp luật, nhiều chủ trương, chính sách
và nguồn kinh phí lớn nhằm phát triển tài nguyên rừng bền vững Nghị định số99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về chính sáchchi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã trở thành một trong những chính sáchnổi bật của ngành Lâm nghiệp Việt Nam trong những năm qua Tuy mới triển khaithực hiện chính sách, nhưng tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thực hiệntốt chính sách chi trả DVMTR, với hơn 130.000 ha rừng cung ứng DVMTR, chiếmhơn 42% diện tích đất rừng toàn tỉnh, tập trung ở các Khu Bảo tồn, Ban Quản lýRừng phòng hộ, Công ty Lâm nghiệp và các cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình trênđịa bàn tỉnh với hơn 500 chủ rừng Đây được coi là một bước tiến lớn, góp phần vàocông cuộc bảo vệ và phát triển rừng bền vững
Chi trả DVMTR là công cụ mới mẻ ở Việt Nam nhằm đảm bảo việc cungcấp các giá trị DVMTR tích cực thông qua việc chu chuyển tài chính từ nhữngngười được hưởng lợi DVMTR đến những người cung cấp các dịch vụ này, chi trảDVMTR đã thực sự đi vào đời sống của người dân sống gần và trong rừng Tiền chitrả DVMTR đã được xã hội hóa thông qua hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, vétham quan du lịch chủ trương xã hội hóa nghề rừng cùng với mục tiêu phát triểnrừng bền vững trong ngành Lâm nghiệp của Đảng và Nhà nước đã được thực hiện.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Tuy nhiên, có một số tồn tại, bất cập về công tác quản lý chi trả DVMTRcần được khắc phục, điều chỉnh như: Địa vị pháp lý của Quỹ Bảo vệ và Phát triểnrừng chưa được xác định rõ ràng; nhận thức của chính quyền hay các tổ chức, cánhân về DVMTR còn hạn chế; các thể chế và quy định về chi trả DVMTR vẫn còn
sơ sài Do vậy, cần phải nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý chi trảDVMTR bằng các phương pháp, mô hình và thang đo để từ đó nêu ra những địnhhướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả DVMTR Bên cạnh
đó, công tác quản lý chi trả DVMTR còn mang tính tổng quát chưa thực sự đi sâuvào từng địa phương, nhiều người dân còn mơ hồ, đặc biệt với một nơi mới thựchiện chi trả DVMTR như tỉnh Thừa Thiên Huế
Do đó, việc hoàn thiện công tác quản lý chi trả DVMTR tại tỉnh Thừa ThiênHuế là hết sức cần thiết, qua đó có cái nhìn chi tiết về cơ chế xây dựng chính sách,hiệu quả thực hiện chính sách và công tác quản lý chi trả DVMTR tại địa phương.Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi trả
d ịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” để tiến hành nghiên cứu cho
luận văn thạc sĩ của mình
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu về chính sách, cơ chế, đề tài tập trung đánh giá thựctrạng công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng và đề xuất giải pháp hoànthiện công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi trả dịch vụ môitrường rừng
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tạitỉnh Thừa Thiên Huế
- Đề xuất định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý chitrả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 153 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các chính sách và quản lý về chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Các nhóm đối tượng được hưởng chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng của Quỹ Bảo vệ và Pháttriển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
- Dựa vào các nghiên cứu về mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tớicông tác quản lý chi trả DVMTR để có cái nhìn chính xác và cụ thể về mô hình Từ
đó xây dựng phương pháp khảo sát, phân tích dữ liệu áp dụng cho các đối tượngliên quan đến công tác chi trả DVMTR
- Tham khảo ý kiến các chuyên gia, những người có nhiều năm kinh nghiệm
4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp
* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu, thông tin, dữ liệu có liên quan đến cácnội dung nghiên cứu như kết quả nghiên cứu, các báo cáo, thống kê, các kết quảđiều tra có sẵn, số liệu về đặc điểm kinh tế, môi trường và xã hội
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16Các số liệu này được khai thác từ những nguồn đáng tin cậy như: Chính phủ;
Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam; UBND tỉnhThừa Thiên Huế; Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế; Quỹ Bảo vệ vàPhát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế; Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế cùngvới UBND các huyện/thị xã, các xã/thị trấn, Hạt Kiểm lâm các huyện/thị xã; Vănphòng Dự án JICA, WWF và kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Để đảm bảo độ tin cậy chắc chắn và tính khả thi cao, đề tài áp dụng cácphương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn bằng bảng hỏi như: Phương pháp đánh giánhanh nông thôn và phương pháp thảo luận nhóm tập trung
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn:
+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn bao gồm một loạt các cách tiếpcận và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân cùng tham gia chia sẻ, thảoluận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để họ lập kếhoạch và thực hiện
+ Phương pháp này được sử dụng với cá nhân, với các thông tin chính từthôn bản, với nhóm người dân… Kỹ năng của phỏng vấn là đặt người được phỏngvấn vào quá trình đàm thoại thông qua một loạt các câu hỏi mở và thích hợp giữacán bộ với người dân
+ Nội dung phỏng vấn: Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hìnhsản xuất nông lâm nghiệp của người dân liên quan đến cơ chế chi trả DVMTR; cáchình thức quản lý, sử dụng rừng và các hệ thống cung cấp, sử dụng DVMTR cùngcác bên trung gian
- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Phương pháp thảo luận nhóm tậptrung được thiết kế thông qua đánh giá nhanh nông thôn, các công cụ nắm bắt kiếnthức địa phương ở quy mô thời gian và không gian để nghiên cứu nhận thức của conngười cũng như để hiểu các lựa chọn quản lý của người dân và các lựa chọn thực tếthực hiện Tiến hành tổ chức các cuộc thảo luận nhóm tập trung ở cấp huyện, cấp xã
và cấp thôn bản để thực hiện phương pháp này
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17* Sử dụng phiếu phỏng vấn để áp dụng 2 phương pháp trên, bao gồm các phần cụ thể như sau:
- Thông tin chung liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Nội dung khảo sát về công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng củaQuỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế
4.3 Phương pháp chọn mẫu, điều tra
* Xác định kích thước mẫu:
Trên cơ sở xem xét và khoanh vùng khu vực rừng cung ứng DVMTR củacác huyện/thị xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên huế, tiến hành chọn 02 huyện đặctrưng, bao gồm: A lưới, Nam Đông đây là 02 huyện vùng cao, có diện tích rừng lớn
và trình độ dân trí còn thấp, nhưng lại có mức tiền chi trả cao nhất toàn tỉnh; vànhóm các tổ chức nhà nước, bao gồm: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, Chi cụcKiểm lâm tỉnh, Vườn Quốc gia Bạch Mã, 02 Khu Bảo tồn, 05 Ban Quản lý Rừngphòng hộ, 01 Công ty Lâm nghiệp, 14 UBND xã thuộc huyện A Lưới
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), đối với trường hợpchọn mẫu không ngẫu nhiên, nếu quá trình chọn mẫu được diễn ra theo một nguyêntắc nhất định và hợp lý thì việc chọn mẫu đó có thể được xem là ngẫu nhiên Theo
số liệu từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế, tính đến tháng12/2016 số lượng các tổ chức, cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình và UBND xã thựchiện công tác quản lý bảo vệ rừng liên đến chi trả DVMTR là 511 chủ rừng với hơn
2000 người liên quan đến công tác chi trả DVMTR
Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu củaphân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) dựa theo nghiêncứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu
dự kiến Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát Mặckhác đối với mô hình phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tínhtheo công thức là 50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Theo Tabachnick và Fidell, 1996).Sau khi nghiên cứu định tính, nghiên cứu gồm 31 biến quan sát được đưa vàonghiên cứu định lượng chính thức, do đó kích cỡ mẫu: n = 50 + 8*31 = 298 mẫu.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18* Phương pháp chọn mẫu, điều tra:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu thực địa, quy mô mẫu là 298 mẫuđược rút ra từ tổng thể bằng cách chọn ngẫu nhiên từ các tổ chức, cộng đồng, nhóm
hộ và hộ gia đình theo một thứ tự nhất định với bước nhảy là 3 Với cách chọn mẫunhư thế này có thể xem như mẫu được chọn ngẫu nhiên để tiến hành điều tra, thuthập dữ liệu và có thể thực hiện các kiểm định
4.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
* Công cụ phân tích và xử lý số liệu:
- Sử dụng phần mềm MS Excel 2010 để tính toán các dữ liệu nhanh, chínhxác với số lượng dữ liệu lớn
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, giúp xử lý và thống kê được sốliệu từ các phiếu phỏng vấn
- Ngoài ra, còn sử dụng phần mềm Mapinfo 11.5 để xử lý các số liệu bản đồ
có sẵn, các số liệu thuộc tính của bản đồ, xuất số liệu ra Excel, và phần mềm Hệthống thông tin địa lý (GIS) trợ giúp trong nhiều hoạt động điều tra về kinh tế, môitrường và xã hội; đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể thông quacác chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp thông tin được gắnvới một nền hình học nhất quán trên cơ sở tọa độ của các dữ liệu đầu vào
* Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
Đề tài được tiến hành thông qua các bước:
- Sau khi thu thập xong dữ liệu từ nhóm cán bộ và người dân, tiến hành kiểmtra, mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu; đánh giá độ tin cậy giá trị bằng phân tích nhân tốTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19khám phá EFA; dựa vào hệ số đối xứng Skewness và hệ số tập trung Kurtosis đểkiểm định phân phối chuẩn của các nhóm nhân tố.
- Đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ
số Cronbach Alpha
- Xác định hệ số xác định R2điều chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô hình;
sử dụng kiểm định tính độc lập của phần dư bằng đại lượng Dubrin Watson và kiểmđịnh F dùng để khẳng định khả năng mở rộng của mô hình cho tổng thể
- Kiểm định giá trị trung bình của mẫu về các mức độ đánh giá trong côngtác quản lý chi trả DVMTR với các nhân tố và sự thoả mãn có thể suy rộng ra tổngthể hay không
- Phân tích hệ số tương quan và hồi quy tuyến tính để đo lường mức ý nghĩa
và mức độ ảnh hưởng của các biến trong mô hình và hệ số phóng đại VIF để kiểmtra hiện tượng đa cộng tuyến để đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy đượcxây dựng là phù hợp
5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Bên cạnh danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, đề tài nghiên cứu đượcchia thành 03 phần, bao gồm:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung nghiên cứu
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi trả dịch vụ môitrường rừng
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừngtại tỉnh Thừa Thiên Huế
- Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lýchi trả dịch vụ môi trường rừng
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI TRẢ
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
1.1 LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 1.1.1 Giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng
1.1.1.1 T ổng giá trị kinh tế của rừng
“Trước đây khái niệm về tổng giá trị kinh tế của rừng được xem xét rất hạnhẹp, các nhà kinh tế thường có xu hướng chỉ xem xét giá trị của rừng thông qua cáclượng sản phẩm hữu hình mà rừng đã tạo ra để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thụcủa con người Trên thực tế, rừng đã tạo ra một tổng giá trị kinh tế vô cùng to lớnvượt qua cả giá trị hữu hình đang được bán trên thị trường [14,1]” Tổng giá trị kinh
tế của rừng bao gồm:
- Các giá trị sử dụng trực tiếp: Là giá trị của những nguyên liệu khô, các sảnphẩm vật chất được sử dụng trực tiếp trong các hoạt động sản xuất, tiêu dùng vàmua bán của con người như thức ăn, cây thuốc…
- Các giá trị sử dụng gián tiếp: Là giá trị kinh tế của các DVMTR và chứcnăng sinh thái mà rừng tạo ra như duy trì chất lượng nước, giữ dòng chảy, điều tiết
lũ lụt, kiểm soát xói mòn, phòng hộ đầu nguồn, hấp thụ cacbon…
- Các giá trị lựa chọn: Là giá trị chưa được biết đến của nguồn gen, của cácloài động vật hoang dã trong rừng và các chức năng sinh thái rừng khi chúng đượcđưa vào ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm, công nghiệp trong tương lai
- Các giá trị để lại: Là các giá trị gián tiếp hoặc trực tiếp mà các thế hệ sau có
cơ hội được sử dụng
- Các giá trị tồn tại: Là các giá trị nội tại đi kèm với sự tồn tại của các loàitrong rừng và hệ sinh thái rừng mà không kể đến sử dụng trực tiếp như ý nghĩa vềvăn hóa, thẩm mỹ, di sản, kế thừa…
Ở Việt Nam, trước đây việc xem xét vai trò và giá trị của rừng chỉ đề cập đếnlợi ích kinh tế có được từ việc khai thác gỗ, củi Tuy nhiên, quan niệm này dần đượcTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21thay đổi và giá trị của rừng đang ngày càng được nhìn nhận một cách đầy đủ vàtoàn diện hơn Điều này thể hiện là giá trị rừng lần đầu tiên được đề cập trong LuậtBảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 Theo đó, giá trị rừng được hiểu là giá trị cáclợi ích về lâm sản và môi trường.
1.1.1.2 Định giá rừng và cở sở khoa học về xác định giá rừng
“Hai cách tiếp cận về giá trị rừng là tiếp cận theo sử dụng và tiếp cận theotổng lợi ích [15,2]”:
- Tiếp cận theo sử dụng, giá trị rừng được hiểu là tổng thể những lợi ích màrừng trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại
- Xem xét về khía cạnh lợi ích, lợi ích kinh tế tổng thể của khu rừng đượcphân chia thành những bộ phận gắn liền với quyền đại diện hoặc sở hữu của mộtchủ thể nhất định là Nhà nước hoặc chủ rừng khi những chủ thể này tham gia vàocác quan hệ pháp lý về rừng Hay nói một cách khác, giá trị toàn bộ của rừng làtổng thể những lợi ích mà rừng mang lại cho xã hội, bao gồm giá trị nội tại của rừng
và giá trị ngoại tác Như vậy, theo cách tiếp cận này, chúng ta cần phân biệt rõ giátrị nào của rừng mang lại cho chính chủ thể hay người sở hữu rừng, giá trị nào củarừng mang lại cho xã hội chứ không mang lại lợi ích cho chính người tạo ra rừng.Việc làm rõ vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định giá rừng
Liên quan đến giá rừng, hiện nay có hai quan điểm trên góc độ kinh tế vàtrên góc độ pháp lý Trên góc độ kinh tế, giá rừng thực chất là giá cả của rừng, làbiểu hiện bằng tiền của giá trị rừng Dưới góc độ pháp lý, tại Khoản 11 Điều 3, LuậtBảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 quy định giá rừng là số tiền được tính trên mộtđơn vị diện tích rừng do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong quá trìnhgiao dịch về quyền sử dụng rừng Trên cơ sở này, giá rừng được xác định theo LuậtBảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 như sau:
- Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng,hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng theo quy định của pháp luật (Khoản 6 Điều 3, LuậtBảo vệ và Phát triển rừng năm 2004) Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà rừng mang lại,còn lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác rừng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22- Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là quyền của chủ rừng đượcchiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừngtrồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng.
Như vậy, có thể thấy việc tính giá rừng trong điều kiện Việt Nam cần đượcdựa trên ba cơ sở chính là: Cơ sở hình thành giá trên thị trường; đánh giá tổng giátrị kinh tế của rừng (Gồm các giá trị sử dụng trực tiếp và các giá trị sử dụng giántiếp) và khung pháp lý về giá rừng và quản lý sử dụng rừng ở Việt Nam
1.1.1.3 Các giá tr ị dịch vụ môi trường rừng
* Giá trị phòng hộ đầu nguồn:
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của rừng trong phòng hộ đầunguồn Các chức năng này bao gồm: Giữ đất, kiểm soát được xói mòn và quá trìnhlắng đọng bùn cát; điều tiết dòng chảy hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước, kiểmsoát chất lượng nước Việc mất đi lớp rừng che phủ có thể dẫn đến hậu quả nghiêmtrọng, việc tàn phá rừng phòng hộ đầu nguồn đã góp phần gia tăng các thảm họa tựnhiên gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất Có thể thấy hai chức năng quantrọng của rừng trong việc duy trì khả năng phòng hộ của các vùng đầu nguồn là:
- Thứ nhất, rừng hạn chế xói mòn đất và bồi lắng: Xói mòn đất là một vấn đềnghiệm trọng đối với sản xuất nông lâm nghiệp ở nhiều vùng Nhiệt đới và Á nhiệtđới là một trong những nguyên nhân chính gây thoái hóa đất và sa mạc hóa Rừng
bị tàn phá dẫn đến bề mặt đất đai chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mưa, dòngchảy bề mặt là nguyên nhân cơ bản làm cho xói mòn đất tăng nhanh
- Thứ hai, rừng điều tiết nguồn nước hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước:Rừng và nguồn nước là hai thứ không thể tách rời nhau, lớp thảm thực vật sẽ pháttriển tốt ở những nơi có nguồn nước dồi dào Giá trị của rừng trong hạn chế xói mòn
là rất đáng kể, xói mòn đất ở nơi phát rừng làm rẫy cao gấp 10 lần ở nơi có rừng tựnhiên Song song với quá trình xói mòn là sự tích tụ lắng đọng tại các vùng lòngchảo gây ra thiệt hại cho các công trình thủy lợi và các hồ nhân tạo, trong khi dónếu rừng được bảo vệ thì có thể chống được tác động của xói mòn, rửa trôi
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23Như vậy, rừng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn,nhờ đó hạn chế được xói mòn đất, lũ lụt, quá trình bồi lắng và đồng thời đảm bảonguồn nước sạch dồi dào phục vụ cho tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, nước sạch chosinh hoạt và sản xuất thủy điện.
* Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học:
“Rừng được coi là sinh cảnh cực kỳ quan trọng nếu xét về mặt đa dạng sinhhọc mà chúng sỡ hữu Lấy số lượng loài để minh chứng cho tính đa dạng sinh học:Tổng số sinh vật được mô tả và phát hiện lên đến 1,75 triệu loài theo phỏng đoáncon số này chỉ chiếm 13% thực tế (Stork, 1999) [14,3]”
“Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới, ước tính khoảng 24% cácloài động vật có vú trên trái đất và khoảng 12% loài chim đang đứng trên bờ vựctiệt chủng Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhấtthế giới Các hệ sinh thái của Việt Nam giàu có và đa dạng với nhiều kiểu rừng,đầm lầy, sông suối…cùng tạo nên môi trường sống cho 10% tổng số loài chim vàthú trên thế giới [14,3]”
* Giá trị lưu giữ, hấp thụ cacbon và điều hòa khí hậu:
“Giá trị lưu giữ và hấp thụ cacbon của rừng rất đáng kể, đặc biệt là rừng tựnhiên và rất khác biệt giữa các loại rừng Giá trị lưu giữ và hấp thụ cacbon tỷ lệthuận với trữ lượng và sinh khối rừng Với giá trị lưu giữ cacbon cao nhất là ở rừng
tự nhiên giàu, tiếp đến là rừng trung bình, nghèo, phục hồi và thấp nhất là tre nứa.Giá trị lưu giữ cacbon của rừng gỗ tự nhiên là 35-48 triệu đồng/ha và giá trị hấp thụcacbon hằng năm vào khoảng 0,4-1,3 triệu đồng/ha với Miền Bắc; ở Miền Trunggiá trị lưu giữ cacbon từ 37-91 triệu đồng/ha và giá trị hấp thụ cacbon từ 0,5-1,5triệu đồng/ha; ở Miền Nam giá trị lưu giữ cacbon từ 46-91 triệu đồng/ha và giá trịhấp thụ cacbon từ 0,6-1,5 triệu đồng/ha [15,5]”
* Giá trị du lịch và vẻ đẹp cảnh quan:
Du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển và là biện pháp sử dụng rừngnhiệt đới không cần khai thác mà vẫn đem lại giá trị kinh tế cao và đầy tiềm năng.Các nghiên cứu về giá trị cảnh quan du lịch của rừng đã được tiến hành nghiên cứu.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Một số khu du lịch sinh thái đã thu hút được lượng lớn khách du lịch và do
đó giá trị kinh tế tính trên mỗi hecta rất cao
1.1.2 Môi trường rừng và dịch vụ môi trường rừng
Các hệ sinh thái rừng cung cấp cho xã hội một số dịch vụ sinh thái có giá trị,
đó là các dịch vụ hỗ trợ (Cung cấp môi trường sống cho động vật hoang dã), điềutiết các dịch vụ (Lưu giữ cacbon, điều chỉnh chất lượng nước và chống xói mònđất), cung cấp dịch vụ (Gỗ và lâm sản ngoài gỗ) và các dịch vụ văn hoá (Rừng tâmlinh, giáo dục và cảnh quan), các dịch vụ này đem lại nhiều lợi ích trực tiếp và giántiếp cho đời sống con người
“Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: Thực vật,động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên Môi trường rừng
có giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng củamôi trường rừng, bao gồm: Bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn,phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữcacbon, du lịch và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác [8,1]”
“Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị
sử dụng của môi trường để đáp ứng nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân,bao gồm các loại dịch vụ:
- Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;
- Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;
- Hấp thụ và lưu giữ cacbon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhàkính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triểnrừng bền vững;
- Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh tháirừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;
- Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụngnguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản [8,1-2]”
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 251.1.3 Chi trả dịch vụ môi trường rừng
“Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là quan hệ cung ứng và chi trảgiữa bên sử dụng DVMTR trả tiền cho bên cung ứng DVMTR [8,1]” Hai nguyêntắc cơ bản của chi trả DVMTR là:
- Tạo ra động lực tài chính hiệu quả thúc đẩy cá nhân và cộng đồng cung cấpcác DVMTR;
- Chi trả các chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ của họ và việc chi trả này
có thể dưới hình thức là tiền hoặc hiện vật
Cụ thể hơn, với việc chi trả DVMTR, Điều 7 Chương I, Quyết định số380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định như sau:
- Việc chi trả tiền DVMTR trực tiếp do người được chi trả và người phải chitrả thực hiện trên cơ sở hợp đồng thoả thuận theo nguyên tắc thị trường
- Mức tiền chi trả sử dụng DVMTR gián tiếp do Nhà nước quy định đượccông bố công khai và điều chỉnh khi cần thiết
- Các tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR phải chi trả tiền sử dụng DVMTRcho người được chi trả DVMTR và không thay thế cho thuế tài nguyên nước hoặccác khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật
- Đối với tổ chức kinh doanh, tiền chi trả cho việc sử dụng DVMTR đượctính vào giá thành sản phẩm của bên sử dụng DVMTR
“Wunder (2005) đưa ra định nghĩa về chi trả DVMTR rằng: Chi trả DVMTRphải bao gồm các giao dịch tự nguyện dựa trên tính điều kiện Nghiên cứu chi trảDVMTR Việt Nam cho thấy cả người mua và người bán không tự nguyện tham giavào các hợp đồng chi trả DVMTR và việc chi trả cũng chưa đảm bảo tính điều kiện.Thay vào đó, chi trả DVMTR tại Việt Nam có thể coi là “Một hệ thống tính lươngcho người bảo vệ rừng dựa vào kết quả công việc” hoặc “Trợ cấp phúc lợi quy mônhỏ một cách vô điều kiện” Một quan sát khác cho rằng những người trồng và bảo
vệ rừng được bồi thường cho chi phí cơ hội về sức lao động chứ không phải cho giátrị dịch vụ cung cấp trên diện tích đất rừng đó [11,12]; [23,46-47]”
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26Cũng theo Wunder (2005), dưới áp lực tăng dân số, ngày càng nhiều đất Lâmnghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng Trong khi một số người quản lý sử dụngrừng có thêm nhiều lợi ích từ việc chuyển đổi thì một số người khác có thể gặp khókhăn như nạn phá rừng có thể gây tổn hại đến khả năng điều hòa nước của đất, tăngkhả năng xảy ra lũ lụt ở vùng hạ lưu Những người sử dụng DVMTR phải “Bồithường” cho người cung ứng DVMTR để có thể đảm bảo cung cấp dịch vụ liên tục
và người cung cấp DVMTR có thể có thêm thu nhập từ nỗ lực bảo vệ rừng của họ.Engeletal (2008) và Pagiola và cộng sự (2003) lập luận rằng việc chi trả cho ngườicung ứng DVMTR nên vượt quá lợi ích thu được từ rừng (Như khai thác trái phép,chuyển đổi mục đích sử dụng), nếu không họ sẽ không sẵn sàng thay đổi hành vicủa họ Ngược lại, khoản thanh toán cần ít hơn lợi ích cho người sử dụng DVMTR,nếu không họ sẽ không sẵn sàng trả
Chi trả DVMTR đã được sử dụng gần đây như một công cụ để biến các giátrị phi thị trường thành các ưu đãi kinh tế cho các nhà cung cấp dịch vụ thông quaviệc sử dụng và quản lý đất rừng hỗ trợ chi trả DVMTR Chi trả DVMTR cung cấpcầu nối có giá trị giữa người sử dụng DVMTR và các nhà cung ứng DVMTR hoặcnhững người bán và người mua, mang lại lợi ích cho cả môi trường và xã hội
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
1.2.1 Bối cảnh ra đời chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam
“Trong suốt gần 10 năm thực hiện chính sách “Phủ xanh đất trống, đồi núitrọc” (Chương trình 327) và “Trồng mới 5 triệu hecta rừng” (Chương trình 661),Nhà nước đã bỏ ra một khoản tiền lớn để thực hiện [19,34]” Sau một thời gian dài
bị khai thác quá mức, rừng tự nhiên nước ta đã suy giảm về diện tích và suy thoáichất lượng rừng Trong khi đó ngân sách nhà nước thì có hạn, chủ trương “Xã hộihóa nghề rừng” đã được đề ra nhưng chưa thực hiện được Từ những vấn đề trên,các chuyên gia tại Việt Nam đã nghĩ đến ý tưởng thực hiện cơ chế dịch vụ trong bảo
vệ rừng ở Việt Nam, nghĩa là giá trị về gỗ và lâm sản của rừng tự nhiên đã kiệt quệ,rừng chỉ còn giá trị môi trường là chủ yếu, những người sử dụng giá trị môi trường
do rừng cung cấp phải chi trả tiền cho những người giữ rừng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27Tuy nhiên, do sự hiểu biết về vấn đề này lúc đó còn rất hạn chế, kinh nghiệmQuốc tế chưa được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam nên những chuyên gia chưa biếtgọi tên và định nghĩa chính sách đó là gì Một chuyên gia nước ngoài đã giải thích
đó là chính sách “Chi trả dịch vụ môi trường” (Payment for Environment Service).
Thời điểm đó trên thế giới cũng mới có một số nước chủ yếu là ở Bắc Mỹ vàNam Mỹ thực hiện, còn ở Châu Á thì hầu như chưa có quốc gia nào chính thức cóchính sách này Từ đó, được sự hỗ trợ từ vốn nước ngoài và sự đồng ý của Phó Thủtướng Hoàng Trung Hải, chính sách đã thực hiện thí điểm đầu tiên tại Sơn La vàLâm Đồng Chính sách này được đặt tên là “Chi trả dịch vụ môi trường rừng” vìchính sách chi trả dịch vụ trong ngành Lâm nghiệp nói riêng và trong xã hội nóichung ở thời điểm đó còn rất mới, cần dựa vào đạo lý của dân tộc Việt Nam là
“Uống nước nhớ nguồn” để đạt được sự đồng thuận của xã hội dễ dàng hơn
1.2.2 Căn cứ xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
1.2.2 1 Cơ sở pháp lý
Căn cứ theo hệ thống pháp luật hiện hành, Pháp lệnh số UBTVQH 10 ngày 28/8/2001 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về phí và lệ phí cóquy định về việc thu phí đối với 12 lĩnh vực Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâmnghiệp, thuỷ sản đã có các quy định về phí thuỷ lợi, phí kiểm dịch động, thực vật;phí kiểm tra vệ sinh thú ý, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…Riêng trong lĩnh vực môitrường có phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn,khai thác tài nguyên Như vậy, Pháp luật Việt Nam đã có sự quan tâm đúng đắn đếnvấn đề bảo vệ môi trường, tạo cơ sở tiền đề cho việc bổ sung, xây dựng các chínhsách mới, đáp ứng được xu hướng phát triển chung của đất nước và thế giới
38/2001/PL-Hướng tới việc phát triển rừng bền vững, Quyết định số 380/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ ra đời ngày 10/4/2008 đã quy định rõ về việc cần thiết phảixây dựng thí điểm cơ chế chi trả DVMTR tại một số tỉnh, sau đó rút kinh nghiệm vànhân rộng mô hình này trên cả nước Sau 02 năm thí điểm bằng sự hỗ trợ của các dự
án, dựa trên những thành công bước đầu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả DVMTR để áp dụng cơ chếTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28này trên toàn quốc Một loạt Nghị định, Thông tư như sau cũng được Nhà nước xâydựng và ban hành nhằm đảm bảo chính sách chi trả DVMTR có thể nhanh chóngđược triển khai thực hiện một cách thống nhất trong thực tế tại các địa phương:
- Quy định về tổ chức, quản lý: Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; Thông tư số85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý tàichính đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
- Quy định về chi trả: Quyết định số 2284/QĐ-TTg ngày 13/12/2010 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP;Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 và Nghị định số 147/2016/NĐ-CPngày 02/11/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CPngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR; Thông tư liên tịch số62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 của liên Bộ Nông nghiệp vàPTNT và Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả DVMTR;Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp vàPTNT hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả DVMTR; Thông tư số20/2012/TT-BNTPTNT ngày 07/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướngdẫn trình tự thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả DVMTR; Thông tư số34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy địnhtiêu chí xác định và phân loại rừng
- Quy định về xử lý vi phạm: Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày11/11/2013 và Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ sửađổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hànhchính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
1.2.2 2 Cơ sở khoa học và thực tiễn
Nhiều nghiên cứu hiện nay đã đánh giá giá trị của rừng theo quan điểm kinh
tế, nghĩa là lượng hoá các lợi ích mà rừng mang lại cho cuộc sống con người quacác con số chứ không còn đơn thuần là kể ra những lợi ích đó Dựa trên chính cáckết quả này, giá trị DVMTR ngày càng được thừa nhận rộng rãi hơn Các nghiênTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29cứu đã chỉ ra rằng cơ cấu cho các loại DVMTR là: “Hấp thụ cacbon chiếm 27%;bảo tồn đa dạng sinh học chiếm 25%; phòng hộ đầu nguồn chiếm 21% ; bảo vệ cảnhquan chiếm 17% và các giá trị khác chiếm 10% [14,5]; [27,21-22]”.
Thực tiễn tại Việt Nam cũng cho thấy những tín hiệu đáng mừng của việcthay đổi trong nhận thức của con người về các giá trị của DVMTR Rừng không chỉ
là nguồn tài nguyên quý giá mà còn có chức năng bảo vệ cho các khu vực hạ lưu, vìthế Việt Nam đã xác định cần thiết phải xây dựng một cơ chế quản lý rừng hiệu quảhơn thay thế cho các phương pháp trước đây theo quan điểm coi DVMTR là mộtloại hàng hoá
Trên thế giới, việc nghiên cứu và triển khai dự án chi trả DVMTR đã đượcchú ý từ những năm 90 của thế kỷ 20 Rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành, điểnhình như nghiên cứu của Trường Đại học California, nhằm xác định khái niệm chitrả DVMTR, chi trả cho ai và mức chi trả là bao nhiêu Các nghiên cứu đã tính toán
ra giá trị của rừng trong việc bảo vệ đất, nước, không khí, đa dạng sinh học làm cơ
sở đưa ra mức chi trả của xã hội đối với DVMTR Đây là cơ sở tiền đề cho các nước
đi sau như Việt Nam, tham khảo và kế thừa để áp dụng vào thực tiễn bảo vệ môitrường, cụ thể là cho môi trường rừng
Thực tế cho thấy, chính sách chi trả DVMTR đã được áp dụng ở rất nhiềunơi trên thế giới như Châu Phi, Châu Á, Đông Âu, Châu Mỹ Latinh và đã có nhữngthành công nhất định Trong đó, Costa Rica là một trong những nước đầu tiên xâydựng và thực hiện chính sách chi trả DVMTR, bao gồm giá trị hấp thụ cacbon,phòng hộ đầu nguồn, đa dạng sinh học và bảo vệ cảnh quan Thành công của cácnước đi trước là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và triểnkhai chính sách chi trả DVMTR, một chính sách còn hết sức mới mẻ này
1.2.3 Nội dung hoàn thiện công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng
* Xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng:
Giá trị DVMTR được xác định theo từng loại rừng: Rừng gỗ, rừng hỗn giao,tre nứa (Đối với rừng tự nhiên) và rừng đã có trữ lượng và chưa có trữ lượng (Đốivới rừng trồng)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30Chỉ xác định những giá trị gián tiếp khả thi và có khả năng tính toán được(Thông qua kết quả nghiên cứu thực tế đã được công bố tại Việt Nam).
* Đối tượng rừng được xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng:
Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ
và rừng đặc dụng
Diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng sản xuất đủ tiêu chuẩn phòng hộthì sẽ xác định giá trị DVMTR trong thời gian chưa khai thác
* Xác định đối tượng có nghĩa vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng:
Các tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp các giá trị DVMTR để sản xuất hànghoá hoặc kinh doanh các sản phẩm được hưởng lợi từ rừng, bao gồm: Các côngtrình thuỷ lợi, thuỷ điện, nước sinh hoạt, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động gây tác động ảnh hưởng có hại đến môitrường rừng như: Khai thác khoáng sản, công trình giao thông và các hoạt động sảnxuất gây ô nhiễm không khí
* Xác định đối tượng được hưởng phí chi trả dịch vụ môi trường rừng:
Các Ban Quản lý Rừng phòng hộ và đặc dụng được nhận phí chi trả DVMTR
để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, khoánbảo vệ rừng là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn được giao đất,giao rừng sản xuất (Rừng trồng và rừng tự nhiên), khi rừng đã đủ tiêu chuẩn phòng
hộ trong thời gian chưa khai thác sẽ được hưởng phí chi trả DVMTR đối với giá trịphòng hộ do rừng tạo ra
* Hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng:
Theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ, có haihình thức chi trả DVMTR, cụ thể:
- Chi trả trực tiếp: Là bên sử dụng DVMTR trả tiền trực tiếp cho bên cungứng DVMTR Được áp dụng trong trường hợp bên sử dụng DVMTR có khả năng
và điều kiện thực hiện việc trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng DVMTR không cầnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31thông qua tổ chức trung gian Chi trả trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
tự nguyện giữa bên sử dụng và cung ứng DVMTR, trong đó mức chi trả không thấphơn mức do Nhà nước quy định đối với cùng một loại DVMTR
- Chi trả gián tiếp: Là bên sử dụng DVMTR trả tiền cho bên cung ứngDVMTR ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam hoặc Quỹ Bảo vệ vàPhát triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ
và Phát triển rừng cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh quyết định Chi trả gián tiếp được ápdụng trong điều kiện bên sử dụng DVMTR không có khả năng và điều kiện trả tiềntrực tiếp cho bên cung ứng DVMTR Chi trả gián tiếp có sự can thiệp hỗ trợ củaNhà nước, giá DVMTR do Nhà nước quy định
* Quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng:
Đối với trường hợp chi trả trực tiếp thì tiền thu được từ chi trả các DVMTRsau khi thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật, người được chitrả có toàn quyền quyết định việc sử dụng số tiền này để đầu tư vào việc bảo vệ vàphát triển rừng
Đối với trường hợp chi trả gián tiếp thì tiền thu được từ chi trả DVMTRđược sử dụng như sau:
- 10% chi cho các hoạt động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
- 5% chi dự phòng khi có trường hợp thiên tai, hạn hán xảy ra
- 85% chi cho các hoạt động của người được chi trả DVMTR Nếu ngườiđược chi trả DVMTR là các tổ chức Nhà nước, được sử dụng 10% cho chi phí quản
lý, 75% cho việc trả tiền công khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cánhân, cộng đồng dân cư, thôn bản
1.3 THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1.3.1 Thực tiễn và kinh nghiệm
Chính sách chi trả DVMTR được áp dụng tại rất nhiều nơi trên thế giới như
ở Châu Phi, Châu Á, Mỹ Latinh và Đông Âu, một ví dụ điển hình cho việc pháttriển chính sách chi trả DVMTR như một cơ chế quản lý và bảo vệ rừng hiệu quảTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32chính là Costa Rica “Những người chủ đất và chủ rừng ở đây được trả tiền cho việc
họ cung cấp các DVMTR, tiến hành các hoạt động bảo vệ rừng nhằm duy trì chấtlượng cuộc sống của con người Chính sách này thiết kế một cơ chế tài chính cũngnhư luật pháp khá chặt chẽ nhằm đảm bảo người cung cấp DVMTR sẽ phải thựchiện hết hợp đồng theo thời hạn đã định [28,5-6]”
Tại Jamestown, đảo Rhode, Mỹ, những người nông dân ở đây thường thuhoạch cỏ trên cánh đồng của họ hai lần một năm Tuy nhiên việc này đã ảnh hưởngthói quen của nhiều loài chim ăn cỏ tại đây Vì vậy, các nhà kinh tế từ trường Đạihọc Rhode Island và Công ty Eco Assets Markets đã vận động các khoản tiền đầu tư
để giúp các loài chim này, số tiền từ 5$ đến 200$ mỗi người và số tiền này đượcdùng để bù đắp cho việc giảm năng suất của người nông dân khi họ được yêu cầuchỉ thu hoạch một vụ trong một năm
Ngoài ra, còn rất nhiều các dự án chính sách chi trả DVMTR đang được thựchiện tại Mexico, Nam Phi, Colombia, Nicaragua, Venezuela,…và những dự án nàyđều do World Bank hỗ trợ về tài chính hay kỹ thuật
Sau khi Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4,ngày 18/10/2008 cùng với sự ra đời của Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008của Thủ tướng Chính phủ, rất nhiều các dự án thí điểm về chính sách chi trảDVMTR đã được triển khai tại nhiều địa phương Các mô hình về chính sách chi trảDVMTR đã được tổ chức thực hiện từ năm 2006 – 2009 do Bộ Nông nghiệp vàPTNT phối hợp với tổ chức Winrock International, chương trình môi trường trọngđiểm và sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học do Ngân hàng Phát triểnChâu Á (ADB) tài trợ từ năm 2006 – 2010 Các tỉnh được chọn thực hiện thí điểmgồm có Sơn La, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận Đến nay, chính sách chi trảDVMTR đã được phát triển rộng khắp với 37 tỉnh/thành trong cả nước
Tại các tỉnh thực hiện chi trả DVMTR đã được thực hiện, các công ty hoạtđộng trong lĩnh vực thủy điện, nước sạch và du lịch phải thực hiện chi trả DVMTR
do Chính phủ quy định, cụ thể gồm:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33- Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lồng hồ, lòng sông, lòng suối:Thuộc các công ty thủy điện (Mức chi trả: 20 đồng/KWh).
- Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội: Thuộc cáccông ty nước sạch (Mức chi trả: 40 đồng/m3)
- Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh tháiphục vụ cho dịch vụ du lịch: Thuộc các công ty du lịch (Mức chi trả: Từ 1% đến 2%doanh thu của đơn vị)
- Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ cacbon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệuứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng vàphát triển rừng bền vững: Đang nghiên cứu
- Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụngnguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản: Đang nghiên cứu
Ngoài ra, WWF cũng đang tiến hành các hoạt động đánh giá và tìm cơ hộicho chính sách chi trả DVMTR ở tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị Bên cạnh đó, có
sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế của Đan Mạch (DANIDA), WWF và cácđối tác khác đang tài trợ cho việc giải quyết vấn đề ô nhiễm hồ chứa nước Trị An và
hạ lưu sông Đồng Nai dựa trên cơ chế chính sách chi trả DVMTR Chi cục Kiểmlâm tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng WWF cũng đang tiến hành dự án tạo cơchế tài chính nhằm bảo vệ cảnh quan tại Vườn Quốc gia Bạch Mã, dự kiến sẽ tạo ranguồn thu lớn hơn gấp 3 lần so với nguồn thu hiện hành
Hiện nay, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) còn thực hiện dự ánchi trả DVMTR, áp dụng cho các khu vực ven biển Dự án xây dựng cơ chế chi trảcho hấp thụ cacbon trong ngành Lâm nghiệp, thí điểm tại huyện Cao Phong, tỉnhHòa Bình do Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng thực hiện cũng
đang trong quá trình triển khai.
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh sớm triển khai việc thực hiện chínhsách chi trả DVMTR Mặc dù việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại tỉnh đãgặt hái được nhiều thành công tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34- Thứ nhất, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR còn mang tính chất bịđộng và phụ thuộc vào các văn bản và hướng dẫn của Trung ương Do đó, cần xâydựng kế hoạch trung và dài hạn cũng như lộ trình thực hiện chính sách trên địa bàntỉnh nhằm thực thi chính sách chi trả DVMTR chủ động và hiệu quả.
- Thứ hai, tiềm năng chi trả DVMTR ở tỉnh còn rất lớn, việc nghiên cứu địnhgiá và xây dựng cơ chế chi trả DVMTR trong các lĩnh vực mới đặc biệt là lĩnh vực
du lịch sinh thái còn hạn chế Để nghiên cứu và thí điểm cơ chế mới này cần phải có
sự quyết tâm và chỉ đạo sâu sát của UBND tỉnh cùng các đơn vị liên quan và sự hỗtrợ về kỹ thuật cũng như kinh phí của Trung ương và của các Dự án quốc tế
- Thứ ba, chế tài xử lý vi phạm trong thực thi chính sách chi trả DVMTR cònthiếu và chưa đủ mạnh dẫn đến một số đơn vị trì hoãn ký kết hợp đồng và chưa thựchiện nghĩa vụ nộp tiền chi trả DVMTR gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chínhsách Mặt khác, cần có chế độ thông tin rõ ràng, minh bạch và kịp thời về thực hiệnchính sách, tạo thuận lợi cho người sử dụng dịch vụ tham gia giám sát, đánh giá kếtquả bảo vệ rừng và chất lượng cung ứng DVMTR
1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH
VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.4.1 Tình hình nghiên cứu
Mặc dù, chính sách chi trả DVMTR là một khái niệm mới, được đưa vào tưduy và thực tiễn bảo tồn gần một thập kỷ trở lại đây Tuy nhiên, nó đã nhanh chóngtrở nên phổ biến ở một số nước, sự phát triển của chính sách chi trả DVMTR ngàycàng được lan rộng và ở một số nước chính sách chi trả DVMTR còn được thể chếhoá trong các văn bản pháp luật
Các nước phát triển ở Mỹ La Tinh đã sử dụng các mô hình chính sách chi trảDVMTR sớm nhất Chính sách chi trả DVMTR đã thu hút được sự quan tâm trênkhắp thế giới, đặc biệt đã được thực hiện từ những năm 1990 Các chương trình chitrả DVMTR đã áp dụng tại những nước này là các dịch vụ liên quan đến nguồnnước, tiếp theo là bảo tồn đa dạng sinh học, hấp thụ cacbon và bảo tồn cảnh quanthiên nhiên
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35Ở Châu Âu, Chính phủ một số nước cũng đã quan tâm đầu tư và thực hiệnnhiều chương trình, mô hình chính sách chi trả DVMTR Ở Châu Úc, Australia đãluật pháp hoá quyền phát thải cacbon từ năm 1998, cho phép các nhà đầu tư đăng kýquyền sở hữu hấp thụ cacbon của rừng Chính sách chi trả DVMTR cũng đã đượcphát triển và thực hiện thí điểm tại Châu Á như Indonesia, Philippines, Trung Quốc,
Ấn Độ, Nepal và Việt Nam Đặc biệt là Indonesia và Philippines đã có nhiều nghiêncứu điển hình về chính sách chi trả DVMTR đối với quản lý lưu vực đầu nguồn
Costa Rica là một trong những quốc gia tiên phong trong việc xây dựng vàtriển khai chi trả DVNTR trên toàn lãnh thổ (Pagiola, 2007) Năm 1996 chi trảDVMTR lần đầu tiên được vào Luật Lâm nghiệp 7575 (Pagiola, 2007, Porras vàcộng sự, 2013) Tất cả rừng đã được xác minh không được phép chuyển đổi mụcđích sử dụng, bất cứ sự không tuân thủ nào sẽ bị phạt Từ năm 1997 đến năm 2012,chính sách chi trả DVMTR đã bảo vệ được 860.000 ha rừng, trồng mới trên diệntích đất trống 60.000 ha và hỗ trợ quản lý bền vững 30.000 ha rừng Nhờ chính sáchnày, độ che phủ rừng tăng từ 21% năm 1983 lên 51% vào năm 2010
Trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD),Trung tâm Nông - Lâm thế giới (ICRAF) đã đóng vai trò quan trọng trong việc nângcao nhận thức về khái niệm chính sách chi trả DVMTR bằng chương trình chi trảcho người nghèo vùng cao dịch vụ môi trường (RUPES) ở Châu Á RUPES đangtích cực thực hiện các chương trình thí điểm ở Indonesia, Philippines và Nepal Từnăm 2001-2006, nhiều nhà tài trợ cũng đã khảo sát khả thi các chương trình chínhsách chi trả DVMTR ở Châu Á
Tại các khu vực Đông Nam Á, chi trả DVMTR đã được triển khai từ nhữngnăm 1990, các công ty nước sạch tại Indonesia đã trả tiền cho người dân để bảo vệcác hệ sinh thái cho lưu vực sông Cidanau Tại Campuchia, dự án khu bảo tồnSeima Biodiversitz để trả tiền cho người dân để bảo tồn đa dạng sinh học đặc biệt làcác loài chim nguy cấp từ năm 2002 Tại Philippines, chi phí cho việc phục hồi rừngđầu nguồn được thực hiện từ năm 1995 để hỗ trợ cho người dân địa phương trồnglại và áp dụng các kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp bền vững
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36“Từ năm 2002, Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) đã hỗ trợ đềnđáp cho người nghèo vùng cao các dịch vụ môi trường mà họ cung cấp (RUPES) tại
6 điểm nghiên cứu hành động gồm: Sumberjaya, Bungo và Singkarak ở Indonesia;Bakun và Kalahan thuộc Philippines; Kulekhani ở Nepal và 12 điểm học tập tại khuvực Châu Á Mục đích của RUPES là “Xây dựng cơ chế mới để cải thiện sinh kế và
an ninh tài nguyên cho cộng đồng nghèo vùng cao ở Châu Á” Thông qua xây dựngcác cơ sở về các cơ chế nhằm đền đáp người nghèo vùng cao về các DVMTR họcung cấp cho các cộng đồng trong nước và trên phạm vi toàn cầu [11,14]”
Cho đến nay, một số nghiên cứu về giá trị rừng, lượng giá kinh tế các hệ sinhthái, v.v đã và đang được đề xuất thực hiện, cụ thể như:
- Bảo vệ đầu nguồn: (i) Tạo nguồn hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ vùng đầunguồn Hồ Trị An; (ii) Thanh toán cho nước sông Đồng Nai (2 dự án trên do QuỹQuốc tế Bảo vệ Thiên nhiên - WWF đề xuất và tổ chức thực hiện)
- Bảo tồn đa dạng sinh học: (i) Thúc đẩy trồng ca cao trong bóng râm tại tỉnhLâm Đồng; (ii) MSC - Trai Bến Tre và nước mắm Phú Quốc; (iii) VFTN - Thúcđẩy kinh doanh gỗ bền vững (3 dự án trên đều do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên -WWF đề xuất và tổ chức thực hiện) và (iv) Dự án chi trả DVMTR - ứng dụng tạikhu vực ven biển, do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức thựchiện Các dịch vụ cung cấp, bao gồm: Bảo vệ rừng ngập mặn; bảo vệ rạn san hô;bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn giống
- Vẻ đẹp cảnh quan: (i) Tạo nguồn tài chính bền vững để bảo vệ cảnh quanVườn Quốc gia Bạch Mã; (ii) Lập quỹ phát triển cho Khu Bảo tồn biển ở Côn Đảo.Các dự án này đều do WWF đề xuất và tổ chức thực hiện
- Hấp thụ cacbon: Dự án xây dựng cơ chế chi trả cho hấp thụ cacbon trongLâm nghiệp, thí điểm tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình Dự án thí điểm trồng
350 ha rừng keo với 300 hộ tham gia Nguồn tài chính bền vững của dự án sẽ gồmnguồn thu bán lâm sản và thương mại tín chỉ cacbon cho thị trường quốc tế Dự ánnày do Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (RCFEE) - Viện Khoahọc Lâm nghiệp tổ chức thực hiện
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37Hiện tại, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường thuộc BộTài nguyên và Môi trường đang đề xuất nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cơ sở lýluận, thực tiễn và đề xuất cơ chế chi trả dịch vụ môi trường đất ngập nước ở ViệtNam”, với mục tiêu đề xuất cơ chế chính sách chi trả DVMTR phù hợp với điềukiện Việt Nam, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
Trong những năm qua, việc nghiên cứu chính sách chi trả DVMTR cho thấynhiều lợi ích nhất định:
- Nghiên cứu điển hình này cho thấy các chi phí và lợi ích của việc bảo vệđầu nguồn nước là những yêu cầu chính để thuyết phục người mua tham gia;
- Việc thực hiện của Chính phủ là cần thiết, đồng thời với sự tham gia tựnguyện của người mua và người bán;
- Nguồn tài chính hỗ trợ là cần thiết cho những thay đổi ban đầu trong cácphương thức sử dụng đất;
- Các hoạt động thỏa thuận giữa người mua và người bán là cơ sở quan trọngcho việc chi trả
1.4.2 Những thành tựu về công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng
“Tính đến năm 2016 cả nước đã có 40 tỉnh thành lập Quỹ Bảo vệ và Pháttriển rừng, trong đó chỉ có 37 tỉnh/thành phố đã thành lập Ban Điều hành Quỹ QuỹBảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh là mắt xích quan trọng nhất, không thể thiếutrong chuỗi mắt xích chi trả ủy thác tiền DVMTR từ bên sử dụng đến bên cung ứngDVMTR theo hình thức chi trả gián tiếp [19,1]”
“Sau 05 thực hiện chính sách chi trả DVMTR tổng số tiền chi trả DVMTR
đã được bên sử dụng chi trả là 5.226.025.000.000 đồng từ các bên sử dụng DVMTR
về thủy điện, nước sạch và du lịch Bình quân hàng năm từ năm 2013 trở lại đây thuđược khoảng 1.300 tỷ đồng Đây là một nguồn lực to lớn góp phần bảo vệ5.299.795,41 ha rừng và cải thiện thu nhập cho 506.298 hộ dân sống trong vùngrừng là những người trực tiếp bảo vệ rừng, phần lớn là những hộ đồng bào dân tộc ítngười và những hộ nghèo [19,1]”
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38“Tính đến tháng 12/2016 đã có 297 công ty thủy điện, 103 công ty nước sạch
và 79 công ty du lịch ký hợp đồng ủy thác tiền chi trả DVMTR với Quỹ Bảo vệ vàPhát triển rừng Trung ương và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các tỉnh [19,25]” Sốlượng tiền chi trả của thủy điện chiếm 95% tổng số tiền chi trả DVMTR
Hầu hết các hộ dân được nhận tiền chi trả DVMTR đều nhận thức rõ nguồntiền này là của các doanh nghiệp sử dụng DVMTR và lao động bảo vệ rừng của họ
để duy trì nguồn nước cho sản xuất Họ có nghĩa vụ bảo vệ rừng và số tiền DVMTR
họ được chi trả có quan hệ với nhau Số tiền DVMTR mà hộ dân được chi trả đãgóp phần cải thiện thu nhập Cơ chế chi trả dịch vụ giữa những người sử dụng lợiích của việc bảo vệ rừng với những người trực tiếp bảo vệ rừng đã được thiết lập,vận hành và phát huy hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường góp phần cụ thể hóachủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ rừng của Đảng, Chính Phủ, ngăn chặn nạnsuy giảm về diện tích và suy thoái chất lượng rừng tự nhiên còn lại, ứng phó vớinhững tác động của biến đổi khí hậu
1.4.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu
* Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu:
Công tác quản lý chi trả DVMTR luôn hướng đến mục tiêu “Đảm bảo côngkhai, dân chủ, khách quan, công bằng…” (Điều 5, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP)trong quá trình thực hiện Do vậy, muốn đánh giá một cách toàn diện về công tácquản lý chi trả DVMTR thì cần phải chọn ra nhiều nhóm nhân tố có tính ảnh hưởng:
- Nhân tố “Tính minh bạch trong chi trả DVMTR”: Minh bạch là một trongnhững nguyên lý quan trọng trong quản trị nhà nước để khẳng định sự lành mạnhcủa cả một thể chế lẫn xã hội Ẩn chứa trong khái niệm minh bạch chính là sự rõràng, rành mạch, tự do thông tin và trách nhiệm giải trình Chính sách chi trảDVMTR được coi là minh bạch nếu được vận hành theo cách mà ai cũng có thểhiểu được một cách toàn diện nhất Một thể chế chi trả được thiết lập rõ ràng, hệthống tổ chức từ Trung ương đến địa phương thực hiện chính sách rõ ràng và minhbạch từ các cơ sở sử dụng dịch vụ đến tận chủ rừng và những người trực tiếp thamgia cung cấp DVMTR
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39- Nhân tố “Tính công bằng trong chi trả DVMTR”: Khái quát chung côngbằng có thể hiểu mọi đối tượng tham gia sẽ có quyền và lợi ích hài hòa trong cùngmột hoàn cảnh hay cùng một khía cạnh nào đó Chi trả DVMTR được định nghĩa làmột quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng DVMTR trả tiền cho bên cungứng DVMTR Do vậy, trong chi trả DVMTR công bằng sẽ được hiểu thông qua sựhài hòa trong hưởng lợi giữa các bên liên quan trong chi trả DVMTR.
- Nhân tố “Tính hiệu quả trong chi trả DVMTR”: Hiệu quả là sự liên quangiữa nguồn lực đầu vào với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng Thực hiện chitrả DVMTR được coi là hiệu quả nên được hiểu là việc đạt được các kết quả, mụctiêu ban đầu nhưng thông qua một phương thức sử dụng ít thời gian, công sức vànguồn lực nhất
- Nhân tố “Cơ chế chi trả DVMTR”: Muốn đảm bảo được ba yếu tố côngbằng, minh bạch và hiệu quả thì cơ chế chi trả DVMTR rất quan trọng Cơ chế thếnào là phù hợp để đảm bảo công bằng trong chi trả, cách xác định diện tích chi trảnhư thế nào mới minh bạch, đối tượng chi trả như thế nào mới công bằng, tất cả đều
có trong các văn bản pháp chế về cơ chế chi trả DVMTR
- Nhân tố “Công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong công tácquản lý": Công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong công tác quản lý
là một định nghĩa hoàn toàn mới Việc áp dụng các ứng dụng này vào công tác quản
lý chi trả DVMTR hoàn toàn là điều cần thiết và cần phải nghiên cứu để phổ biếnrộng rãi trên toàn quốc
- Nhân tố “Nguồn thu tiền DVMTR”: Nguồn thu là môt trong những nhân tốquan trọng trong việc đánh giá được công tác quản lý chi trả DVMTR trên địa bàn
có thành công hay không Việc khảo sát về nhân tố nguồn thu thông qua các vănbản pháp chế quy định về nguồn thu, tỷ lệ nguồn thu thu vào so với kế hoạch đề racũng rất cần thiết trong quá trình hoàn thiện công tác quản lý chi trả DVMTR
Với 06 nhóm nhân tố nêu trên việc đánh giá công tác quản lý chi trảDVMTR tại tỉnh Thừa Thiên Huế được rõ ràng, cụ thể hơn, nhằm đưa ra các giảipháp định hướng hoàn thiện công tác quản lý chi trả DVMTR
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40* Mô hình nghiên cứu
Đề tài sử dụng mô hình nghiên cứu phân tích hồi quy để đánh giá công tácquản lý chi trả DVMTR (A), đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chitrả DVMTR được tốt hơn Mô hình được sử dụng là mô hình hồi quy tuyến tính bội:
A = b 0 + b 1 *X 1 + b 2 *X 2 + b 3 *X 3 + b 4 *X 4 + b 5 *X 5 + b 6 *X 6 + u i
Trong đó:
- A: Đánh giá công tác quản lý chi trả DVMTR tại Quỹ Bảo vệ vàPhát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế
- X1: Nhóm nhân tố “Tính minh bạch trong chi trả DVMTR”
- X2: Nhóm nhân tố “Tính công bằng trong chi trả DVMTR”
- X3: Nhóm nhân tố “Tính hiệu quả trong chi trả DVMTR”
- X4: Nhóm nhân tố “Cơ chế chi trả DVMTR”
- X5: Nhóm nhân tố “Công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa
lý trong công tác quản lý”
- X6: Nhóm nhân tố “Nguồn thu tiền DVMTR”
- bk: Hệ số hồi quy riêng của biến thứ k
- ui: Sai số của phương trình hồi quy
Lý do chọn mô hình hồi quy tuyến tính bội bởi các vấn đề được nghiên cứuđều chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau, cộng với việc đề tài được nghiêncứu trong ngắn hạn nên dạng mô hình được chọn là hợp lý, 06 nhóm nhân tố ảnhhưởng đến công tác quản lý chi trả DVMTR đều là các nhân tố định lượng (Tínhminh bạch; tính công bằng; tính hiệu quả; cơ chế chi trả; công nghệ viễn thám và hệthống thông tin địa lý và nguồn thu tiền)
Việc xem xét ảnh hưởng của các yếu tố tới công tác quản lý chi trả DVMTR
sẽ cho ta biết được nhóm nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất, nhóm nhân tố nào ảnhhưởng ít nhất, nhóm nhân tố nào không ảnh hưởng Từ đó có thể phân tích đượcthực trạng vấn đề nghiên cứu và đưa ra các đề xuất trong việc đánh giá công tácquản lý chi trả DVMTR, cải thiện được hệ thống công tác quản lý chi trả DVMTRtại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế
Trường Đại học Kinh tế Huế