1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG WORD CHÍNH TRỊ CAO ĐẲNG NGHỀ PHẦN 1: CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN

108 864 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 793 KB

Nội dung

Tập bài giảng được soạn theo chương trình môn Chính trị do Tổng cục dạy nghề ban hành

Trang 1

BÀI MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

MÔN HỌC CHÍNH TRỊ

I ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP

Môn học Chính trị nghiên cứu những quy luật chung nhất của hoạt động chính

trị, cơ chế tác động, những phương thức sử dụng để hiện thực hóa những quy luậtchung đó; nghiên cứu hoạt động của các đảng phái và chính quyền, các tổ chứcchính trị; các giai cấp và các mối quan hệ về chính trị giữa các lực lượng đó của cácchế độ xã hội

Mục đích của môn học Chính trị là trang bị cho người học nhận thức cơ bản về

chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đường lối,chủ trương, chính sách của ĐCS Việt Nam; về truyền thống quý báu của dân tộc vàgiai cấp công nhân Việt Nam; góp phần bồi dưỡng nhận thức tư tưởng, giáo dụcniềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và định hướng trong quá trình học tập, rènluyện cho người học

II CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC CHÍNH TRỊ

Môn học Chính trị có hai chức năng cơ bản là:

Chức năng nhận thức khoa học: giúp người học hiểu biết hệ thống tri thức về nền

tảng tư tưởng của Đảng và của cách mạng, nội dung hoạt động lãnh đạo, quản lý

và xây dựng của Đảng, Nhà nước ta

Chức năng giáo dục tư tưởng, tình cảm cách mạng: Môn học Chính trị có chức

năng giáo dục tư tưởng chính trị, tham gia vào việc giải quyết những nhiệm vụhiện tại; giáo dục niềm tin vào sự phát triển của cách mạng Việt Nam, có tác dụngquan trọng đối với việc trau dồi thế giới quan, phương pháp luận khoa học, xâydựng niềm tin vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

Từ đó có quyết tâm phấn đấu thực hiện đường lối, chủ trương chính sách củaĐảng

Nhiệm vụ nghiên cứu là: các hoạt động xây dựng chế độ và hoạt động của hệ

thống chính trị ở nước ta; nghiên cứu nền tảng tư tưởng của Đảng và của cáchmạng nước ta; cung cấp những hiểu biết cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng, những truyền thống quý báucủa dân tộc và của giai cấp công nhân Việt Nam

Người học nghề sau khi học xong môn Chính trị cần đạt được:

Về kiến thức: Nắm được nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng

Trang 2

Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng, những truyền thống quý báu của dântộc và của giai cấp công nhân Việt Nam và của Công đoàn Việt Nam.

Về kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện trở thành người lao động

mới có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tốt và năng lực công tác, gópphần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH đất nước

Về thái độ: Có tư tưởng, tình cảm tốt đẹp; có ý thức trách nhiệm thực hiện

đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Yêu cầu cụ thể: Sử dụng kiến thức cơ bản đã biết từ các môn học khác nhau vànắm bắt hoạt động thực tiễn của đất nước, địa phương, của trường đào tạo nghềcho mình, của ngành nghề tương lai của mình, của doanh nghiệp mình sẽ làm việc

để liên hệ vận dụng và giải quyết công việc trong quá trình học tập và công tác

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP

1 Phương pháp:

Phát huy tính chủ động của thầy và tính tích cực của trò SV phải liên hệ vớithực tiễn, tự nghiên cứu, thảo luận, liên hệ thực tiễn, thảo luận tích cực, cung cấpcho nhau các tri thức trong quá trình học tập

Cần áp dụng các phương pháp giảng dạy và học tập tích cực để môn họckhông khô khan mà thiết thực và có hiệu quả

Có thể tổ chức cho sinh viên thảo luận, xem băng hình, phim tư liệu lịch sử,chuyên đề thời sự hoặc tổ chức đi tham quan, nghiên cứu các điển hình sản xuấtcông nghiệp, các di tích văn hóa ở địa phương

2 Ý nghĩa học tập:

Môn Chính trị là một trong những nội dung quan trọng của đào tạo nghềnhằm thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ giác ngộ và giáo dục toàn diện, gópphần khắc phục những sai lầm, khuyết điểm cho người lao động

Nghiên cứu, học tập, nắm vững tri thức chính trị có ý nghĩa rất to lớn trongviệc giáo dục phẩm chất chính trị, lòng trung thành với lợi ích của giai cấp côngnhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, tính kiên định cách mạng trước tìnhhình chính trị, phức tạp ở trong nước và quốc tế, giáo dục đạo đức cách mạng.Việc học tập chính trị có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục về truyền thốngcách mạng, về chủ nghĩa yêu nước và lòng tự hào đối với Đảng và đối với dân tộcViệt Nam; bồi dưỡng ý chí chiến đấu cách mạng, có ý chí biết noi gương nhữngngười đi trước, học tập và lao động thông minh, sáng tạo, có kỷ thuật, có kỷ luật vànăng suất cao

Trang 3

BÀI 1 KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA

CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

I KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

1 Ba bộ phận cấu thành Chủ nghĩa Mác – Lênin

Chủ nghĩa Mác - Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C Mác, Ph Ăngghen và sự phát triển của V.I Lênin; là sự kế thừa và phát triển những

giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học

về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giảiphóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thứckhoa học và thực tiễn cách mạng

Triết học Mác - Lênin là bộ phận nghiên cứu những quy luật vận động, phát

triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm hình thành thế giới quan và

phương pháp luận chung nhất cho nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng

Kinh tế chính trị nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là

nghiên cứu quy luật kinh tế của sự phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự

ra đời của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa

Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu quy luật khách quan của quá trình cách

mạng xã hội chủ nghĩa, sự chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xãhội

Ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin có đối tượng nghiên cứu cụ thểkhác nhau nhưng đều nằm trong hệ thống lý luận khoa học thống nhất - Đó là khoahọc về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏichế độ áp bức, bóc lột, tiến tới giải phóng con người

2 Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin

Chủ nghĩa Mác - Lênin có nhiều chức năng nhưng hai chức năng quan trọngnhất là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận Thực hiện haichức năng này Chủ nghĩa Mác - Lênin đem lại cho con người một thế giới quankhoa học và một phương pháp luận khoa học

Mục đích của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời nhằm đápứng nhu cầu cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trong sự nghiệp giải phóng mình,giải phóng nhân dân lao động, tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại

Ngày nay có nhiều học thuyết với lý tưởng nhân đạo về giải phóng giai cấp,

Trang 4

giải phóng nhân dân lao động, nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác – Lênin mới là họcthuyết khoa học nhất, chắc chắn nhất và chân chính nhất để thực hiện lý tưởng ấy.

II CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

1 Giai đoạn C Mác và P Ăngghen sáng lập Chủ nghĩa Mác (1842 - 1895)

1.1 Các tiền đề hình thành

- Về kinh tế - xã hội:

Chủ nghĩa Mác ra đời trong những năm 40 của thế kỷ XIX ở Tây Âu Đó cũng

là thời kỳ CNTB đã bước sang giai đoạn mới nhờ tác động của cách mạng côngnghiệp Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho phương thức sản xuất TBCNđược củng cố vững chắc

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng làm lộ rõ thêm mâu thuẫn cơ bản vốn

có của nó, đó là mâu thuẫn giữa một bên là tính chất xã hội hóa và trình độ pháttriển ngày càng cao của lực lượng sản xuất (LLSX) với một bên là quan hệ sản xuất(QHSX) Tư Bản chủ nghĩa (TBCN) Mâu thuẫn này được biểu hiện về mặt xã hội,

đó là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản (GCVS) và giai cấp tư sản (GCTS) Dẫn đến 3phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân: Phong trào Hiến dươngAnh, phong trào đấu tranh của công nhân Lyon (Pháp), phong trào đấu tranh củacông nhân dệt Xilêdi Qua các phong trào đó GCVS đã ngày càng lớn mạnh, trởthành lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hộiThực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh yêu cầu khách quan phải có

lý luận mới khoa học dẫn đường Lý luận đó phải thoả mãn hai yêu cầu là phảiđảm bảo tính khoa học và tính cách mạng Sự ra đời Chủ nghĩa Mác là sự giải đáp

về mặt lý luận những vấn đề thời đại đặt ra trên lập trường của giai cấp vô sảncách mạng

- Tiền đề về lý luận.

Tiền đề lý luận của Chủ nghĩa Mác là biểu hiện quá trình tiếp nhận có phêphán những giá trị sâu sắc nhất trong triết học Cổ điển Đức, Kinh tế chính trị họcAnh và Chủ nghĩa xã hội - không tưởng phê phán Pháp Với triết học Cổ điển Đức,Mác và Ăngghen đã khắc phục tính chất duy tâm, thần bí của triết học Hêghen kếthừa phương pháp biện chứng của ông Đồng thời, khắc phục tính siêu hình trongtriết học Phoiơbắc, kế thừa chủ nghĩa duy vật của ông

- Tiền đề khoa học tự nhiên.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác là kết quả của sự tổng kết nhữngthành tựu tư tưởng của nhân loại, được chứng minh và phát triển dựa trên nhữngkết luận mới nhất của khoa học tự nhiên, trong đó có 3 phát minh quan trọng nhất:

Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, Thuyết tiến hóa của Darwin, Học thuyết tế

Trang 5

bào Những phát minh này đã góp phần bác bỏ tư duy siêu hình và quan điểm thần

học Khẳng định tính khoa học của tư duy biện chứng (thế giới vô cùng, vô tân, tựtồn tại, tự vận động, tự chuyển hoá) Đồng thời nó tạo ra điều kiện tiền đề cho thếgiới quan duy vật và phương pháp biện chứng ra đời

- Tiền đề chủ quan.

Đó chính là thiên tài về trí tuệ và chính trị của Các Mác1 và Ph.Ăngghen2 Lầnđầu tiên trong lịch sử, hai ông đã chỉ ra rằng: giai cấp vô sản là người giải phóngmình đồng thời giải phóng cho toàn nhân loại Đồng thời, đó còn là tình yêuthương những người lao động; sự thông minh; lòng dũng cảm dám hy sinh vìngười lao động; sự phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng người laođộng

Như vậy, sự ra đời của chủ nghĩa Mác là hiện tượng hợp quy luật; nó vừa làsản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội đương thời, của tri thức nhân loại thể hiệntrong các lĩnh vực khoa học, vừa là kết quả của năng lực tư duy và tinh thần nhânvăn của những người sáng lập ra nó

1.2 Sự ra đời và phát triển học thuyết (1842 - 1895)

Thời gian từ 1842 về trước: Mác và Ăngghen là những thanh niên đầy nhiệt tình

và lòng nhân đạo, say mê nghiên cứu triết học, nhưng chưa thoát khỏi lập trườngtriết học duy tâm và lập trường dân chủ cách mạng

C Mác, Ph Ăngghen và quá trình chuyển biến tư tưởng của các ông từ CNDT và dân chủ cách mạng sang CNDV và cộng sản chủ nghĩa (1842 – 1844):

Cột mốc quan trọng cho sự chuyển biến tư tưởng của C.Mác là thời kỳ ông làmviệc ở báo sông Ranh (2-1842) Ở đó, tư tưởng dân chủ cách mạng của ông đãchuyển sang bảo vệ quyền lợi của quần chúng nghèo khổ, bất hạnh về chính trị và

xã hội Nhận thức những vấn đề trong hiện thực chính trị xã hội đã khiến Mác bắt

đầu có sự hồ nghi đối với triết học Hêghen vì nó mâu thuẫn với tinh thần dân chủcách mạng Trong khi phê phán Hêghen, Mác vừa tiếp đón nồng nhiệt những tưtưởng duy vật và nhân văn của Phoi-ơ-bắc Sự phê phán đối với triết học Hêghen,

1 C Mác sinh ra trong một gia đình Do Thái giàu có ở Trier, Đức Năm 17 tuổi Mác vào Đại học Born để học

về luật Ở đây Mác bắt đầu quan tâm đến nghiên cứu triết học và văn học Những năm tiếp theo, ông tiếp thu triết học vô thần của những người Hêghen cánh tả (Hêghen trẻ) C Mác đỗ Tiến sỹ năm 1841 với luận án

mang tiêu đề: “Sự khác biệt giữa triết học tự nhiên của Epicurus với triết học tự nhiên của Democritus ” Sau đó

C.Mác tham gia hoạt động xã hội và nghiên cứu khoa học một cách tích cực Thời gian này Ông đã đạt được những thành quả to lớn về triết học, kinh tế chính trị học và cùng với Ph.Ăngghen trở thành một trong những lãnh tụ của phong trào quốc tế vô sản.

2 Ph.Ăngghen sinh ở Barmen, Rhine Province của vương quốc Phổ Ông là con trai trưởng của một nhà sản xuất sợi dệt người Đức Năm 1838, Ăngghen bắt đầu đọc các tác phẩm triết học của Hê ghen Năm 1841, ông bắt đầu tham gia vào nhóm Hêghen trẻ và xuất bản một vài bài trên Nhật báo sông Ranh Ph Ăngghen đã

phát triển chủ nghĩa cộng sản cùng với C.Mác, đồng tác giả của cuốn sách Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) Ăngghen cũng biên tập và xuất bản quyển II và quyển III của bộ Tư bản sau khi Mác mất.

Trang 6

việc khái quát những kinh nghiệm lịch sử cùng với ảnh hưởng của triết học bắc đã tăng cường xu hướng duy vật trong quan điểm của Mác.

Phoi-ơ-Giai đoạn 1844 - 1848: Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những tinh hoa của

chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng để xây dựng nên phép biện chứng duy vật.Trong “Tuyên ngôn đảng cộng sản” đã chỉ ra quy luật vận động của lịch sử, thểhiện tư tưởng cơ bản về lý luận hình thái kinh tế xã hội, về giai cấp và đấu tranhgiai cấp Với các quan điểm này, Các Mác và Ph.Ăngghen đã tạo tiền đề sáng lập rachủ nghĩa duy vật lịch sử

Giai đoạn Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác (1849 - 1895): Đây

là giai đoạn phát triển, hoàn thiện của chủ nghĩa Mác Trong giai đoạn này cùngvới các hoạt động thực tiễn, trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử, Các Mác

và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu một cách toàn diện phương thức sản xuất tư bảnchủ nghĩa Dựa trên việc phát hiện ra phạm trù hàng hóa sức lao động, Các Mác đãtìm ra nguồn gốc của giá trị thặng dư, chỉ ra bản chất bóc lột của CNTB Lý luận giátrị thặng dư được Các Mác và Ph.Ăngghen trình bày toàn diện, sâu sắc trong bộ

“Tư bản” Tư tưởng về chủ nghĩa duy vật lịch sử, về cách mạng vô sản tiếp tụcđược phát triển trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” (Các Mác, 1875) Tácphẩm này trình bày những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác về nhà nướcchuyên chính vô sản, về thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, các giai đoạn xâydựng chủ nghĩa cộng sản

Những đóng góp của Mác vào kho tàng lý luận của nhân loại:

Giá trị lý luận tiêu biểu nhất mà Chủ nghĩa Mác đã sáng tạo, cống hiến chonhân loại trước hết là về Triết học Triết học Mác không chỉ giải thích mà còn vạch

ra con đường, những phương tiện cải tạo thế giới bằng con đường cách mạng Mácviết: Triết học không chỉ nhận thức mà còn phải cải tạo thế giới

Việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử mà cốt lõi là học thuyết hình tháikinh tế - xã hội là một thành tựu vĩ đại của triết học Mác

Học thuyết giá trị thặng dư vạch ra quy luật vận động kinh tế cơ bản củaCNTB, từ đó thấy rõ bản chất của CNTB; vai trò địa vị lịch sử của CNTB trong sựphát triển của nhân loại

Lý luận về sứ mệnh lịch sử của GCCN chỉ rõ giai cấp công nhân là người lãnhđạo cuộc đấu tranh để xóa bỏ chế độ bóc lột và xây dựng thành công xã hội mới.Ngoài sáng tạo ra học thuyết lý luận, Mác – Ăngghen đã tích cực hoạt độngtrong phong trào của Giai cấp công nhân Hai ông là lãnh tụ, người thầy vĩ đại củaGiai cấp công nhân quốc tế

2 Giai đoạn V.I Lênin3 phát triển Chủ nghĩa Mác (1895 - 1924)

3 V.I Lê-nin sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk), mất ngày 21 tháng Giêng 1924 ở làng Gorki gần Moskva V.I Lênin (1870 – 1924) là người tiếp tục sự nghiệp của C Mác và Ph Ăngghen,

Trang 7

2.1 Sự phát triển lý luận cách mạng

Bối cảnh lịch sử mới và nhu cầu bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác:

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, CNTB đã bước sang một giai đoạn mới:

CNTB độc quyền, chủ nghĩa đế quốc, là giai đoạn cao của CNTB Bản chất bóc lột

và thống trị của CNTB ngày càng được bộc lộ rõ nét, mâu thuẫn của CNTB trở nêngay gắt Các nước tư bản chia nhau thị trường thế giới và gây ra cuộc chiến tranhthế giới 1914-1918

Tại các nước thuộc địa, cuộc đấu tranh chống CNĐQ tạo nên sự thống nhấtgiữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản mà trung tâm là cáchmạng Tháng Mười Nga Cách mạng vô sản đã trở thành nhiệm vụ trực tiếp

Sau khi Ăngghen qua đời, các phần tử cơ hội trong Quốc tế II xuyên tạc CNMác Tình hình đó đòi hỏi Lênin phải tiến hành đấu tranh bảo vệ và phát triển chủnghĩa Mác

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong khoa học tự nhiên, nhất là trong vật lýhọc, có một loạt phát minh khoa học làm đảo lộn quan niệm siêu hình về vật chất

và vận động, gây ra cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong vật lý học Chủ nghĩaduy tâm lợi dụng tình trạng khủng hoảng này để tấn công và bác bỏ chủ nghĩa duyvật Lênin phải tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và bảo vệ và pháttriển chủ nghĩa duy vật

Vai trò của V.I.Lênin:

Cống hiến vĩ đại của Lênin thể hiện ở sự nghiệp nghiên cứu một cách sáng tạohọc thuyết mác-xít áp dụng cho những điều kiện lịch sử mới, đã cụ thể hóa nó dựatrên kinh nghiệm của các cuộc cách mạng Nga và phong trào cách mạng thế giớisau khi Mác và Ăngghen mất

Lênin là người đã vận dụng sáng tạo và thành công chủ nghĩa Mác vào thựctiễn cách mạng nước Nga; Tiếp tục bổ sung và phát triển các nguyên lý của chủnghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới; Xây dựng thêm các nguyên lý mới trongđiều kiện Đảng Cộng sản nắm chính quyền; Làm rõ về CNXH và lý luận về conđường đi lên CNXH trong thời đại mới

Khi chống lại những người dân túy Nga, Lênin đã phát triển lý luận hình tháikinh tế – xã hội của Mác, bảo vệ sự trong sáng của triết học Mác Khi chống chủnghĩa duy tâm chủ quan của phái Makhơ, Lênin đã khái quát được những thànhtựu của khoa học đương thời, đưa ra định nghĩa nổi tiếng về vật chất, khắc phụcđược cuộc khủng về thế giới quan trong vật lí

Lênin có những đóng góp vào việc phát triển phép biện chứng, lý luận nhậnthức, vấn đề nhà nước và cách mạng, vấn đề chuyên chính vô sản, vấn đề xây dựng

lãnh tụ của giai cấp vô sản Nga và quốc tế, người sáng lập Đảng cộng sản Liên Xô và Nhà nước XôViết

Trang 8

Đảng kiểu mới…

Chủ nghĩa Lênin là sự tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Mác Lênin là một chỉnh thể thống nhất không thể tách rời - đó là ngọn cờ lý luận củaloài người tiến bộ đang đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

-2.2 Chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực

Thắng lợi của cách mạng tháng Mười là một sự kiện quốc tế vĩ đại Đó khôngchỉ là thắng lợi riêng của dân tộc Nga, mà còn là thắng lợi chung của giai cấp côngnhân và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới Cách mạng tháng mười đã mở ra một

thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Cách mạng

tháng Mười đã đưa CNXH từ lý luận trở thành hiện thực; đây được coi là thắng lợi

đầu tiên của Chủ nghĩa Mác – Lênin trên thực tế Sự xuất hiện và lớn mạnh của hệthống XHCN đã cổ vũ mạnh mẽ cao dân tộc bị áp bức trên thế giới, vùng dậy đểđấu tranh tự giải phóng mình

Sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, nước Nga lâm vào nội chiến 1918 –

1920 Trong thời kỳ này Lênin đã thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến Đó là

Nhà nước trưng thu lương thực thừa của nông dân sau khi giành lại cho họ mức ăn tối thiểu, đồng thời xoá bỏ quan hệ hàng hoá – tiền tệ, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà nước

Chính sách Cộng sản thời chiến đã đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng

kẻ thù, bảo vệ được Nhà nước Xô Viết non trẻ, tuy nhiên, khi hoà bình lập lại,chính sách Cộng sản thời chiến không còn phù hợp, nó kìm hãm sự phát triển sản

xuất Trong bối cảnh đó chính sách Kinh tế mới (NEP) ra đời.

Nội dung cơ bản là bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay vào đó là

chế độ thuế lương thực Nhờ đó mà trong một thời gian ngắn nền kinh tế quốc dân

đã được khôi phục và khối liên minh công nông đuợc củng cố

Rất đáng tiếc là Chính sách kinh tế mới chỉ được thực hiện trong một thời gianngắn và sau khi Lênin qua đời, chính sách này được thay thế bằng chính sách pháttriển kinh tế với mô hình tập trung hoá, trên cơ sở kế hoạch hoá để tiến hành côngnghiệp hoá cao độ

Mô hình Chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới:

Năm 1924, V.I Lênin mất Từ đó Liên Xô chuyển dần sang xây dựng CNXHtheo mô hình kế hoạch hóa tập trung Mô hình đó có những đặc trưng cơ bản sau:

- Dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu dưới hai hình thức:toàn dân và tập thể;

- Việc sản xuất cái gì, như thế nào, phân phối cho ai, giá cả như thế nào đượcquyết định từ nhà nước và mang tính pháp lệnh;

- Phân phối mang tính chất bình quân và trực tiếp bằng hiện vật là chủ yếu,xem nhẹ các quan hệ hàng hóa – tiền tệ;

Trang 9

- Nhà nước quản lý bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, xem nhẹ các biệnpháp kinh tế.

Trong điều kiện Liên Xô bị các nước tư bản bao vây, mô hình đó đã có vai trò

to lớn trong việc huy động sức người, sức của vào sự nghiệp xây dựng đất nước.Chỉ trong một thời gian ngắn, Liên Xô đã thực hiện thắng lợi sự nghiệp côngnghiệp hóa, tạo ra một nền công nghiệp hiện đại

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống XHCN ra đời bao gồm các nước Liên

Xô, Cộng hoà Dân chủ Đức, Bungari, Ba Lan, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc,Anbani, Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, Việt Nam Năm 1960, tạiMátcơva, Hội nghị 81 Đảng cộng sản và công nhân của các nước trên thế giới đãtuyên bố và khẳng định: “Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ thốngXHCN đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người”

2.3 Những thành tựu của Chủ nghĩa xã hội hiện thực

Lần đầu tiên trong lịch sử loài người đã đưa nhân dân lao động từ nhữngngười nô lệ, làm thuê, trở thành những người làm chủ đất nước Đời sống vật chất,tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện Trong chiến tranh thế giới thứhai Liên Xô đã giữ vai trò quan trọng cứu loài người khỏi thảm họa phát xít

Về kinh tế các nước đã giành được nhiều thành tựu to lớn làm thay đổi bộ mặtcủa hệ thống xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô đã từ một nước nông nghiệp

trong một thời gian ngắn đã trở thành một nước “siêu cường” của thế giới.

Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng lớn mạnh, hệ thống các nước xã hội chủnghĩa đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến

bộ trên thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh của những thế lực phản động

III CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN TỪ 1924 ĐẾN NAY

1 Vận dụng và phát triển lý luận xây dựng CNXH (1924 - 1991)

Từ năm 1924 đến nay, Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết lý luận với vai trò

là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của các Đảng cộng sản trên thếgiới trong đấu tranh cách mạng và xây dựng CNXH

Các hội nghị quốc tế và các cuộc gặp gỡ của lãnh tụ các Đảng cộng sản cácnước đã thường xuyên trao đổi kinh nghiệm vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác –Lênin vào xây dựng CNXH và đấu tranh cách mạng trong điều kiện đặc thù củatừng nước

Trên cơ sở những nguyên lý lý luận phổ biến và cơ bản của Chủ nghĩa Mác –Lênin, các Đảng cộng sản và công nhân từng nước vận dụng sáng tạo và cụ thể hóanhững quy luật chung và đặc thù, đề ra những nhiệm vụ cụ thể của cách mạngnước mình để bổ sung và làm phong phú, phát triển lý luận mới Đó là biểu hiệnsáng tạo và sức sống mới về mặt thực tiễn của Chủ nghĩa Mác – Lênin

Trang 10

Qua hai mươi năm xây dựng CNXH (1921 - 1941), Liên Xô đã đạt được nhữngthành tựu hết sức to lớn Nền kinh tế Liên Xô vững mạnh, trở thành một cườngquốc trên thế giới Những thắng lợi đó làm cho Liên Xô thành một cường quốc, vănhóa, khoa học tiên tiến, quốc phòng vững mạnh là trụ cột của các lực lượng cáchmạng và thành trì của hòa bình thế giới.

Từ sau Chiến tranh thế giới lần II, lý luận và kinh nghiệm xây dựng CNXH đãđược vận dụng ở tất cả các nước XHCN Hệ thống XHCN trên thế giới phát triểnmạnh Tác động mạnh mẽ của hệ thống XHCN và phong trào cách mạng thế giớigóp phần vào thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Phi, MỹLatinh những năm 60 và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Việt Nam năm1975

Lịch sử xã hội loài người không đi theo con đường thẳng và phong trào cáchmạng cũng không tránh khỏi sai lầm, thất bại hay những thời kỳ thoái trào Bắt đầu

từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông

Âu đi vào thời kỳ khủng hoảng Từ tháng 4 năm 1989 trở đi, sự đổ vỡ diễn ra liêntiếp ở các nước Đông Âu Chỉ trong vòng 2 năm, đến tháng 9 năm 1991, chế độ xãhội chủ nghĩa ở Liên Xô và sáu nước Đông Âu đã bị sụp đổ hoàn toàn Sự đổ vỡcũng diễn ra ở Mông Cổ, Anbani, Nam tư

Nguyên nhân sâu xa là những sai lầm thuộc về mô hình phát triển của chủnghĩa xã hội Xôviết Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ:

Một là, trong cải tổ Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc những sai lầm rất nghiêm

trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức Đó là đường lối hữu khuynh, cơhội và xét lại, thể hiện trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất

Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn,

thực hiện được “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu Tóm lại, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội từ bên trong

là nguyên nhân trực tiếp làm Liên Xô sụp đổ Hai nguyên nhân này quyện chặt vàonhau, tác động cùng chiều, tạo nên lực cộng hưởng rất mạnh và nhanh như mộtcơn lốc chính trị trực tiếp phá hoại ngôi nhà của chủ nghĩa xã hội Tất nhiên, xétcho cùng chính bọn cơ hội, xét lại và phản bội, sự mất cảnh giác trong hàng ngũnhững người cộng sản đã tạo cơ hội bằng vàng cho chủ nghĩa đế quốc “chiến thắng

mà không cần chiến tranh”

Trong tình hình CNXH trì trệ và khủng hoảng do sai lầm của mô hình cũ thìcải tổ, cải cách mở cửa, đổi mới là tất yếu để thoát khỏi khủng hoảng, đưa đất nướcvào thời kỳ phát triển mới Nhưng vấn đề là ở chỗ, cải cách dựa trên nguyên tắcnào? Bằng phương pháp nào để vừa giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, vừađạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao Bài học của Liên Xô và Đông Âu có ý nghĩa

vô cùng quan trọng cho những người Cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa trong

Trang 11

quá trình đổi mới hiện nay

2 Đổi mới xây dựng CNXH từ sau năm 1991

Sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ CNXH thế giới khôngcòn tồn tại với tư cách một hệ thống Các nước XHCN còn lại đã tiến hành đổi mới.Ngày nay, công cuộc đổi mới xây dựng CNXH giành nhiều thắng lợi CácĐảng cộng sản và xu hướng cách mạng tả khuynh trong phong trào cách mạng thếgiới đang tiếp tục bổ sung, phát triển phong phú chủ nghĩa Mác – Lênin trong điềukiện mới, làm cho học thuyết này có thêm sức sống mới, thực chất và năng độnghơn, đi sâu vào thực tiễn cách mạng thế giới

Ở Trung Quốc, sau một thời gian dài hiện đại hoá không ổn định, đã từngbước gây ra những hậu quả tiêu cực, làm chậm bước tiến của Trung Quốc mà saunày, khi tiến hành cải cách và mở cửa, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đánh giá lạivới tinh thần phê phán Cải cách và mở cửa đã thu được thành tựu, đảm bảo choCNXH tồn tại và phát triển

Việt Nam, sau khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH, những sai lầmchủ quan duy ý chí, không tôn trọng quy luật khách quan, duy trì quá lâu mô hình

và cơ chế cũ đã đưa đến khủng hoảng kinh tế - xã hội, lạm phát nghiêm trọng Đểđưa nước ta thoát khỏi tình trạng đó, Đảng và nhân dân ta tiến hành công cuộc đổimới nhằm xây dựng CNXH một cách có hiệu quả hơn Thành công trong sự nghiệpcải cách và đổi mới đã khẳng định tính uư việt và sức sống của CNXH, tính đúngđắn của đuờng lối đổi mới

Trong số các nước Mỹ Latinh hiện nay, nhiều nước tuyên bố đi lên CNXH Từnăm 2005, Tổng thống Vênêzuêla Hugo Chavez nhiều lần công khai mục tiêu củacuộc cách mạng ở Vênêzuêla là đưa đất nuớc đi lên “CNXH” Trong bài phát biểungày 3 tháng 12 năm 2006, ngay sau khi tái đắc cử, Tổng thống Hugo Chavez đãmột lần nữa khẳng định: “Vênêzuêla sẽ tiếp tục con đuờng đi lên CNXH thế kỷXXI”

Êcuađo và Nicaragoa cũng tuyên bố lựa chọn con đường XHCN Sự xuất hiệncủa “chủ nghĩa xã hội Mỹ Latinh thế kỷ XXI” còn điểm này, điểm khác phải tiếp tụcnghiên cứu và theo dõi, nhưng rõ ràng những biểu hiện đó đã và đang thể hiện sựtác động sâu xa và sức sống mãnh liệt của CNXH hiện thực đối với các dân tộc MỹLatinh, thể hiện bước tiến mới của CNXH trên thế giới Đó là một thực tế lịch sửchứng minh cho sức sống và khả năng phát triển của CNXH, củng cố niềm tin vào

lý tuởng cộng sản chủ nghĩa

Nhìn chung, CNXH đang ở giai đoạn khó khăn, gay go chưa từng có Cuộcđấu tranh để bảo vệ và phát triển CNXH đang diễn ra quyết liệt Nhưng CNXHnhất định sẽ vượt qua được thử thách, tiếp tục tíên lên theo quy luật vận động vàphát triển của lịch sử

Trang 12

Ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa, nhu cầu học tập và nghiên cứu phát triển chủnghĩa Mác - Lênin vẫn là một nhu cầu cấp thiết trong quá trình xây dựng và pháttriển xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới (nhằm xây dựng đường lối phát triển nềnkinh tế-xã hội, xây dựng và bồi dưỡng nhân sinh quan cách mạng, rèn luyện và tudưỡng đạo đức của con người trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa …)

Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân và các đảng cộng sản cácnước vẫn kiên trì việc học tập, nghiên cứu và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin như

là một vũ khí lý luận nhằm chống lại chủ nghĩa tư bản

Trong những năm gần đây, ở một số quốc gia tư bản chủ nghĩa thuộc các nướcđang phát triển như Vênêzuêla, Bôlôvia, … việc học tập và nghiên cứu chủ nghĩaMác - Lênin đang trở thành một nhu cầu cần thiết trong việc xác định đường lốiphát triển theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của mình

Ở Việt Nam, Chủ nghĩa Mác – Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vaitrò là nền tảng tư tưởng khoa học của toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam.Trong giai đoạn hiện nay, ĐCSVN tiếp tục khẳng định: “phải kiên định mục tiêuđộc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh”; phải “vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HồChí Minh trong hoạt động của Đảng Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung,phát triển lý luận, giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra”

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin là những quan điểm cơ bản, nềntảng và có tính chân lý khoa học bền vững của CN Mác- Lênin Bởi vậy, sinh viênhọc tập CN Mác – Lênin là để:

- Hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh và đườnglối cách mạng của ĐCSVN; nhận thức sâu sắc các quan điểm, đường lối cách mạngcủa Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta từ cơ sở nền tảng của nó lànhững nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin được vận dụng sáng tạo vào thực tiễnViệt Nam

- Xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cáchmạng, xây dựng niềm tin và lý tưởng cách mạng; vận dụng sáng tạo nó trong hoạtđộng nhận thức và thực tiễn, trong rèn luyện tư tưởng và đạo đức, đáp ứng yêucầu của con người Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng thànhcông chủ nghĩa xã hội

NỘI DUNG THẢO LUẬN

1 Vì sao nói sự ra đời của Chủ nghĩa Mác là một cuộc cách mạng trong lịch

sử tư tưởng nhân loại?

2 Tìm hiểu vai trò của CN Mác- Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? Vìsao trong công cuộc đổi mới hiện nay, chúng ta phải kiên trì CN Mác - Lênin?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Trang 13

Câu 1: Chủ nghĩa Mác – Lênin là gì?

a Chủ nghĩa Mác - Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.

Mác, Ph Ăngghen và sự phát triển của V.I Lênin

b Là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở

thực tiễn của thời đại

c Là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân laođộng và giải phóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến củanhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng

d Tất cả đều đúng

Câu 2: Chủ nghĩa Mác – Lênin có những chức năng nào?

a Chức năng thế giới quan và bản thể luận

b Chức năng thế giới quan và nhận thức luận

c Chức năng thế giới quan và phương pháp luận

d Chức năng bản thể luận và nhận thức luận

Câu 3: Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời vào thời gian nào?

Câu 4: Chủ nghĩa Mác – Lênin được sáng lập và phát triển bởi những đại biểu nào?

Câu 5: Đối tượng nghiên cứu của triết học là:

A Những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy

B Những vấn đề của xã hội, tự nhiên

C Những quy luật của thế giới khách quan

D Những vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội, con người; quan hệ của conngười nói chung, tư duy của con người nói riêng với thế giới xung quanh

Câu 6: Nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học của Các Mác và Ph.Ăngghen ở giai đoạn 1844 - 1848:

A Tiếp tục hoàn thành các tác phẩm triết học nhằm phê phán tôn giáo

B Hình thành những nguyên lý triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử vàChủ nghĩa xã hội khoa học

C Nghiên cứu về vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức

Trang 14

hiểu đúng tinh thần,thực chất của nó, tránh bệnh kinh viện, giáo điều trong quátrình học tập, nghiên cứu và vận dụng các nguyên lí cơ bản đó trong thực tiễn.

C Học tập nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin trongmối quan hệ với các nguyên lí khác, mỗi bộ phận cấu thành trong mối quan hệ vớicác bộ phận cấu thành khác để thấy sự thống nhất phong phú và nhất quán của chủnghĩa Mác - Lênin đồng thời cũ cần nhận thức các nguyên lí đó trong tiến trìnhphát triển của lịch sử nhân loại

D Tất cả đều đúng

Câu 8: Tiền đề lý luận của sự ra đời chủ nghĩa Mác? Chọn câu trả lời đúng.

A Chủ nghĩa duy vật triết học của Phoiơbắc, Kinh tế học Anh, Chủ nghĩa xã hộikhông tưởng Pháp

B Triết học biện chứng của Hêghen, Kinh tế chính trị cổ điển Anh, tư tưởng xã hộichủ nghĩa của Pháp

C Kinh tế học của Anh, Chủ nghĩa xã hội Pháp, Triết học cổ điển Đức

D Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị cổ điển Anh, Chủ nghĩa xã hội khôngtưởng

Câu 9: Sự phân biệt giữa triết học và các khoa học cụ thể là ở chỗ:

A Triết học nghiên cứu các quy luật chung nhất, phổ biến nhất của tự nhiên, xã hội

và tư duy Các môn khoa học cụ thể nghiên cứu các quy luật đặc thù của nhữnglĩnh vực cụ thể trong tự nhiên, hoặc trong xã hội hoặc trong tư duy

B Triết học thuộc lĩnh vực thế giới quan, các khoa học cụ thể thuộc lĩnh vựcphương pháp luận

C Chân lý trong triết học là tuyệt đối, chân lý trong các môn khoa học là tương đối

D Triết học thuộc lĩnh vực của cái vô hạn, các môn khoa học cụ thể thuộc lĩnh vựccủa cái hữu hạn

Câu 10: Bộ phận nào không thuộc Chủ nghĩa Mác – Lênin?

C Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam D Chủ nghĩa xã hội khoa học

Câu 11: Chủ nghĩa Mác ra đời trong điều kiện kinh tế - xã hội nào?

A Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới xuất hiện

B Chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

C Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành phương thức sản xuấtthống trị

D Tất cả đều đúng

Câu 12: Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời của Chủ nghĩa Mác – Lênin là gì?

A Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đuợc củng cố và phát triển

B Giai cấp vô sản ra đời và trở thành lực lượng chính trị - xã hội độc lập

C Giai cấp tư sản đã trở nên bảo thủ

D Tất cả đều đúng

Trang 15

Câu 13: Đâu là nguồn gốc lý luận của Chủ nghĩa Mác?

A Triết học cổ điển Đức

B Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh

C Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phấn Pháp và Anh

D Tất cả đều đúng

Câu 14: Đâu là nguồn gốc lý luận trực tiếp của Chủ nghĩa Mác?

C Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh D/.Triết học Hy Lạp cổ đại

Câu 15: Bộ phận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của

tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm hình thành thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng là:

Câu 16: Bộ phận nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là nghiên cứu quy luật kinh tế của sự phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và

sự ra đời của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là:

Câu 17: Bộ phận nghiên cứu quy luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là:

Câu 18: Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời của Chủ nghĩa Mác – Lênin?

C Tuyên ngôn Đảng cộng sản D Những nguyên lý của Chủ nghĩa cộng sản

Câu 19: Đâu là phát minh của khoa học tự nhiên làm cơ sở khoa học tự nhiên cho

sự ra đời tư duy biện chứng duy vật đầu thế kỷ XIX?

A Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng B Lý thuyết tế bào

Câu 20: Về mặt triết học, định luật bào toàn và chuyển hoá năng lượng chứng minh cho quan điểm nào?

A Quan điểm siêu hình phủ nhận sự vận động

B Quan điểm duy tâm phủ nhận sự vận động là khách quan

C Quan điểm biện chứng duy vật thừa nhận sự chuyển hoá lẫn nhau của giới tựnhiên vô cơ

Trang 16

C Lý thuyết tiến hoá D Tất cả đều đúng

Câu 22: Phát minh nào trong khoa học tự nhiên nữa đầu thế kỷ XIX vạch ra nguồn gốc tự nhiên của con người, chống lại quan điểm tôn giáo?

A Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng B Lý thuyết tế bào

Câu 23: Ba phát minh trong khoa học tự nhiên: Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng; Lý thuyết tiến hoá; Lý thuyết tế bào chứng minh thế giới vật chất có tính chất gì?

A Tính chất tách rời tĩnh tại của thế giới vật chất

B Tính chất biện chứng của sự vận động và phát triển

C Tính chất không tồn tại của thế giới vật chất

C Phát triển tính thần bí của phép biện chứng duy tâm

D Phát triển tư duy biện chứng tách khỏi tính tự phát thời cổ đại và thoát khỏi cái

vỏ thần bí của phép biện chứng duy tâm

Câu 25: V.I Lênin bổ sung và phát triển Chủ nghĩa Mác trong điều kiện nào?

A Chủ nghĩa tư bản thế giới chưa ra đời B Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh

Câu 26: Chính sách kinh tế mới ở Nga đầu thế kỷ XX do ai đề xuất?

Câu 27: Những cống hiến của V.I.Lênin đối với chủ nghĩa Mác?

A Phê phán, khắc phục và chống lại những qua điểm sai lầm xuất hiện trong thờiđại đế quốc: chủ nghĩa xét lại chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa duy tâm vật lý học, bệnh

ấu trĩ tả khuynh trong triết học, chủ nghĩa giáo điều

B Hiện thực hóa lý luận chủ nghĩa Mác bằng sự thắng lợi của Cách mạng tháng 10Nga

C Bổ sung và hoàn chỉnh về mặt lý luận và thực tiễn những vấn đề lý luận về cáchmạng vô sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, lý luận về nhà nước chuyên chính

vô sản, chính sách kinh tế mới…

D Tất cả đều đúng

Câu 28: Sự kiện xã hội nào lần đầu tiên đã chứng minh tính hiện thực của chủ nghĩa Mác - Lênin trong lịch sử?

C Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam D Chiến tranh thế giới lần thứ II

Trang 17

Câu 29: Mở đầu thời đại hiện nay được đánh dấu bằng sự kiện lịch sử quan trọng nào?

A Cách mạng tư sản Pháp 1789; B Công xã Pari 1871;

C Cách mạng tháng Mười Nga 1917 D Kết thúc chiến tranh thế giới Hai 1945

Câu 30: Mục đích học tập, nghiên cứu những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin ở nước ta hiện nay là gì?

A Xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và vận dụng sáng tạo những nguyên lí đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn

B Giúp sinh viên hiểu rõ nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam

C Xây dựng niềm tin lý tưởng cho sinh viên

D Tất cả đều đúng

Câu 31: Thế giới quan của con người là gì?

A Quan điểm, cách nhìn về các sự vật cụ thể

B Toàn bộ những quan niệm về cuộc sống của con người và loài người

C Quan niệm về vị trí của con người trong thế giới vật chất

D Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống

Câu 32: Một cách chung nhất, người ta gọi phương tiện, cách thức, con đường để đạt tới mục đích đặt ra là gì?

Câu 33: Chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống: “ là phương pháp xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau

và phát triển không ngừng”

Câu 34: Sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác – Lênin là một tất yếu lịch sử vì:

A Nó khác về chất so với hệ thống triết học trước đó

B Nó trở thành thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản

C Nó trở thành thế giới quan và phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển của các khoa học

D Nó không những là sự phản ánh thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn cách mạnhcủa giai cấp công nhân, mà còn là sự phát triển hợp lôgíc của lịch sử tư tưởng nhânloại

Câu 35: Từ những năm 90 của thế kỉ XX, hệ thống XHCN bị khủng hoảng và rơi vào giai đoạn thoái trào Tuy nhiên, hiện nay tư tưởng XHCN vẫn tồn tại trên phạm vi toàn cầu, quyết tâm xây dựng thành công CNXH vẫn được khẳng định ở nhiều quốc gia và chiều hướng đi theo con đường XHCN vẫn lan rộng ở đâu?

A Một số nước khu vực Mỹ - Latinh B Các nước SNG

Trang 18

Câu 36: Phương pháp luận biện chứng là phương pháp:

A Xem xét các sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong

sự vận động và phát triển không ngừng của chúng

B Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trongtrạng thái cô lập, không vận động không phát triển, áp dụng một cách máy mócđặc tính của sự vật này vào sự vật khác

C Chỉ nhìn thấy những vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữanhững vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sựphát sinh và tiêu vong của chúng

D Chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của chúng, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng

Câu 37: Đặc điểm chính trị của thế giới nữa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là gì?

A Toàn cầu hóa

B Chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc và thường xuyên tiến hànhnhững cuộc chiến tranh giành thuộc địa

C CNTB tiến hành cuộc chiến tranh thế giới II để phân chia thị trường thế giới

D Tất cả đều sai

Câu 38: Chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống: “ là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái cô lập, tĩnh tại không liên hệ, không phát triển”.

Câu 39: Trên lĩnh vực xã hội, hoạt động nào là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác?

A Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản

B Sự phát triển của các ngành khoa học xã hội

C Thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân

D Tất cả đều đúng

Câu 40: Tại sao nói hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin là đúng đắn nhất, tiến bộ nhất và khoa học nhất?

A Vì hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin là kết quả của sự tổng kết xã hội trên

cơ sở kế thừa toàn bộ di sản tư tưởng của nhân loại, nên nó phản ánh đầy đủ vàđúng đắn nhất các mối quan hệ vật chất của xã hội ở các giai đoạn của lịch sử xãhội loài người

B Vì hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin là tiếng nào của một giai cấp tiến bộ

và cách mạng nhất trong lịch sử nhân loại đó là giai cấp vô sản và nhân dân laođộng

C Vì hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin là vũ khí sắc bén cho phong trào đấutranh của giai cấp vô sản và nhân dân lao động vì mục đích giải phóng sự nô dịch

Trang 19

giai cấp, xoá bỏ tình trành phân chia giai cấp trong xã hội, xoá bỏ sự áp bức bóc lột,

sự bất công và bất bình đẳng trong xã hội và do đó giải phóng con người

D Tất cả đều đúng

BÀI 2 NHỮNG NGUYÊN LÝ VÀ QUI LUẬT CƠ BẢN

CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

I CHỦ NGHĨA DUY VẬT KHOA HỌC

1 Các phương thức tồn tại của vật chất

1.1 Bản chất của thế giới

Theo Ăngghen: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là

vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại"4

; bởi vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở vàxuất phát điểm để giải quyết các vấn đề khác của triết học Đồng thời sẽ là tiêuchuẩn để xác định lập trường thế giới quan của các triết gia và các học thuyết củahọ

Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt: Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý

thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Mặt thứ hai: ý

thức con ngời có thể phản ánh trung thực thế giới khách quan hay không? Nghĩa làcon ngời có khả năng nhận thức hay không?

Đây là vấn đề cơ bản của triết học vì: Vật chất và ý thức là hai phạm trù rộngnhất, bao quát toàn bộ các sự vật hiện tượng trong thế giới, triết học muốn tìm racác quy luật của thế giới phải nghiên cứu các sự vật hiện tượng, vì thế phải phảinghiên cứu hai phạm trù này

Việc giải quyết vấn đề này là cơ sở để giải quyết các vấn đề triết học khác và là

cơ sở để phân chia các nhà triết học thành các trường phái, trào lưu triết học khácnhau Trong lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại từ thời cổ đại đến nay đã cónhững lời giải đáp khác nhau và đối lập nhau đối với hai câu hỏi đó Đây là xuấtphát điểm của sự khác biệt và đối lập giữa các trường phái triết học lớn trong lịchsử

Chủ nghĩa duy vật (nhất nguyên duy vật) là một trong những trường phái triết

học lớn trong lịch sử, bao gồm trong đó toàn bộ các học thuyết triết học được xâydựng trên lập trường duy vật trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học: chorằng tồn tại (tự nhiên, vật chất) có trước tư duy (tinh thần, ý thức), và quyết định ýthức Chủ nghĩa duy vật bao gồm: chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủnghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng

4 C Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.403.

Trang 20

Chủ nghĩa duy tâm (nhất nguyên duy tâm) là trào lưu triết học cho rằng tư duy,

ý thức có trước vật chất, sinh ra và quyết định vật chất Chủ nghĩa duy tâm bao

gồm: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người.

Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủquan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá

nhân, của chủ thể Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý

thức nhưng theo họ đấy là là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lậpvới con người Thực thể tinh thần khách quan này thường mang những tên gọikhác nhau như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới

Chủ nghĩa duy tâm triết học cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trước và sảnsinh ra giới tự nhiên; như vậy là đã bằng cách này hay cách khác thừa nhận sự sángtạo ra thế giới Vì vậy, tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm làm cơ sở

lý luận, luận chứng cho các quan điểm của mình Tuy nhiên, có sự khác nhau giữachủ nghĩa duy tâm triết học với chủ nghĩa duy tâm tôn giáo Trong thế giới quantôn giáo, lòng tin là cơ sở chủ yếu và đóng vai trò chủ đạo Còn chủ nghĩa duy tâmtriết học lại là sản phẩm của tư duy lý tính dựa trên cơ sở tri thức và lý trí

Như vậy, trong lịch sử tuy những quan điểm triết học biểu hiện đa dạngnhưng suy cho cùng, triết học chia thành hai trường phái chính: chủ nghĩa duy vật

và chủ nghĩa duy tâm Lịch sử triết học cũng là lịch sử đấu tranh của hai trườngphái này Như vậy, quan điểm của chủ nghĩa duy vật là đúng đắn, khoa học Nó đãđem lại cho con người niềm tin vào sức mạnh của mình, trong việc nhận thức thếgiới và cải tạo thế giới

Quan niệm về vật chất trong lịch sử triết học: Vật chất là một phạm trù cơ bảntrong triết học, vì thế mọi hệ thống triết học đều giải thích về nó Chủ nghĩa duyvật khẳng định sự tồn tại khách quan của vật chất, tuy nhiên căn cứ vào trình độkinh nghiệm hiểu biết của từng thời kỳ, từng giai đoạn mà có các quan điểm khácnhau về vật chất

Trong thời cổ đại, quan niệm về vật mang tính trực quan cảm tính, thể hiện ởchỗ họ đã đồng nhất vật chất với những vật thể cụ thể, coi đó là cơ sở đầu tiên củamọi tồn tại Ở Trung Quốc, các nhà triết học cho rằng, vật chất sinh ra là âm dương,ngũ hành; ở Ấn Độ, vật chất sinh ra do tứ đại: Địa, Thuỷ, Hoả, Phong; ở Hi Lạpđồng nhất vật chất với những dạng cụ thể Tiếp nối truyền thống của thời kỳ cổđại, các nhà triết học cận đại đồng nhất vật chất với nguyên tử (hạt) và khối lượng(m)

Quan niệm của Ăngghen về vật chất C Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, vật chất

là cái tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người Thế giới vật chất luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng, ở đâu có vật chất là có vận động và vận động không ngừng.

Trang 21

Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ăngghen cho rằng, vật chất là tổng sốcác vật thể mà từ đó người ta rút ra khái niệm bằng con đường trừu tượng hoá.Quan điểm của Lênin về vật chất: Cuối thế kỷ XIX, đầu XX, khoa học tự nhiênphát triển mạnh mẽ, đặc biệt là vật lý học Trong vật lý học đã có nhiều phát minhlàm đảo lộn quan niệm cũ về vật chất Cụ thể là: 1895, Rơnghen (Đức) phát hiện ratia X; 1896, Beccơren (Pháp) phát hiện ra hiện tượng phóng xạ; 1897, Tômxơn(Anh)phát hiện ra điện tử; 1901, Kauphman phát hiện ra hiện tượng rất quan trọng làtrong quá trình vận động, khối lượng của điện tử tăng khi vận tốc của nó tăng; 1905thuyết tương đối của Anhxtanh.

Lợi dụng những thành tựu của khoa học tự nhiên, các nhà triết học tư sản tấncông chủ nghĩa Mác, cho rằng các dạng vật chất tiêu tan, tức vật chất mất đi vì thế

cơ sở tồn tại của chủ nghĩa duy vật không còn nữa Trong hoàn cảnh đó, Lênin xuấthiện, bằng việc khái quát toàn bộ những thành tựu của triết học và khoa học tựnhiên về vật chất trong lịch sử, cùng với thiên tài của mình, Lênin đã đưa ra địnhnghĩa kinh điển nhằm khắc phục tình trạng trên

Phương pháp định nghĩa: Trong khoa học thông thường dùng phương phápbình thường, tức là phương pháp đem khái niệm được định nghĩa vào trong kháiniệm rộng hơn nó để tìm ra đặc trưng cơ bản Ở đây, Lênin dùng phương pháp đặcbiệt là đem vật chất đối lập với ý thức để chỉ ra thuộc tính cơ bản phân biệt vật chấtvới ý thức (thực tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác)

Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”,

Lênin đã định nghĩa vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ

thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng

ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

Lưu ý: Vật chất được hiểu là một phạm trù triết học, phạm trù rộng và kháiquát nhất, không thể hiểu như các khái niệm vật chất thường dùng trong các lĩnhvực khoa học cụ thể hoặc đời sống sinh hoạt hằng ngày Thuật ngữ “cảm giác”được hiểu và đồng nghĩa với ý thức

“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Tất cả những gì tồn tại khách quan không phụ thuộc

vào cảm giác thì là vật chất Lưu ý, có những cái tồn tại thực nhưng lại phụ thuộcvào ý muốn chủ quan của con người như tư tưởng tiểu tư sản, tình yêu, lòng căm

thù “Vật chất…đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép

lại, chụp lại, phản ánh…”, Thế giới vật chất là thế giới hiện thực sinh động, “thực tại

khách quan đem lại cho con người trong cảm giác”, nghĩa là vật chất là nguồn gốcsinh ra ý thức Vật chất không chỉ có trước, quyết định mà còn là cơ chế tác động

hình thành nên ý thức con người vì vậy, con người hoàn toàn có khả năng nhận

thức được thế giới

Trang 22

Ý nghĩa của nó với việc phát triển thế giới quan duy vật: Đã giải quyết được cảhai mặt của vấn đề cơ bản của triết học theo lập trường của chủ nghĩa duy vật biệnchứng; Chống lại mọi quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri Khắcphục được hạn chế của quan điểm duy vật siêu hình Mở đường cho khoa học pháttriển, nhất là những ngành nghiên cứu cấu trúc vi mô về vật chất; góp phần khắcphục cuộc khủng hoảng vật lý học cuối XIX, đầu XX Chỉ ra vật chất trong lĩnh vực

xã hội đó là tồn tại xã hội Đưa ra phương pháp định nghĩa đặc biệt

1.3 Vận động là phương thức tồn tại của vật chất

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất tồn tại bằng cách vận động và

sự vận động của vật chất diễn ra trong không gian và thời gian Vì thế, vận động,không gian và thời gian là những phạm trù gắn liền với sự tồn tại của vật chất.Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất tức được hiểu là một phương thức tồntại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, - thì bao gồm tất cả mọi sựthay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản chođến tư duy

Vận động là phương thức tồn tại của vật chất: Vật chất chỉ tồn tại trong vậnđộng, bằng cách vận động, nghĩa là thông qua vận động, vật chất biểu thị sự tồn tạicủa mình Không thể có vật chất không vận động, cũng như không thể có vận độngngoài vật chất Các thuộc tính của vật chất chỉ biểu hiện thông qua vận động Cácthuộc tính của vật chất chỉ biểu hiện thông qua sự vận động

Vận động của vật chất là vận động tự thân, do nguồn gốc bên trong nó quyđịnh Vận động của vật chất không bao giờ bị mất đi chỉ chuyển từ hình thức nàysang hình thức khác

Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất: Vận động là cái vốn có của vậtchất Nghĩa là vật chất và vận động luôn gắn liền với nhau, không do ai sinh ra vàkhông bao giờ bị tiêu diệt

- Vận động bao gồm năm hình thức:

+ Vận động cơ giới (di chuyển vị trí),

+ Vận động vật lý (thay đổi trạng thái vật lý), là vận động của phân tử, của cáchạt cơ bản, vận động của nhiệt, ánh sáng, điện, trường, âm thanh

+ Vận động hóa học (thay đổi trạng thái hoá học) là sự vận động của cácnguyên tử, sự hoá hợp và phân giải của các chất

+ Vận động sinh học vận động của các cơ thể sống như sự trao đổi chất, đồnghoá, dị hoá, sự tăng trưởng, sinh sản, tiến hoá

+ Vận động xã hội: mọi hoạt động của con người, sự thay thế các hình tháikinh tế - xã hội từ thấp đến cao

Trong đó vận động xã hội là hình thức vận đông cao nhất

Trang 23

- Vận động và đứng im: Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối bởi vì:Đứng im chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định, chứ không phải trong tất cả mọiquan hệ Đứng im chỉ xảy ra trong một hình thức vận động nhất định (vận động cơgiới) Đứng im là một trạng thái vận động (vận dộngd trong thăng bằng)

- Khi nghiên cứu các hình thức vận động cần chú ý các nguyên tắc:

+ Các hình thức vận động khác nhau về chất, nên không được qui hình thứcvận động này vào hình thức vận động khác

+ Các hình thức vận động có mối liên hệ phát sinh, hình thức vận động cao rađời từ hình thức vận động thấp

+ Các hình thức vận động chuyển hoá cho nhau, chúng luôn được bảo toàn.+ Hình thức vận động cao bao hàm hình thức vận động thấp Hình thức vậnđộng xã hội là cao nhất, nên nó bao hàm mọi hình thức vận động (chú ý: không cóchiều ngược lại)

- Ý nghĩa: Xác định quan điểm duy vật biện chứng; xem xét sự vật, hiện tượngtrong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng Đứng im chỉ là tạm thời, tươngđối Hiểu vận động là cái vốn có của vật chất, không do ai tạo ra và không bao giờmất bị tiêu diệt Chống lại các quan điểm duy tâm siêu hình Nắm vững các hìnhthức vận động của vật chất để hiểu tính đa dạng, phong phú của vận động

Sự vật có nhiều hình thức vận động nhưng bao giờ cũng được đặc trưng bởimột hình thức vận động nhất định Không thể qui hình thức vận động cao về hìnhthức vận động thấp và ngược lại

1.4 Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất

Các quan điểm duy tâm thường phủ nhận tính khách quan của không gian vàthời gian Họ cho rằng, không gian, thời gian là hình thức tri giác chủ quan của conngười (Kant); là yếu tố trong sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối” (Hêghen); là hệthống liên kết chặt chẽ của “chuỗi cảm giác”

Quan điểm siêu hình tuy thừa nhận không gian, thời gian tồn tại khách quan,nhưng họ cho rằng, đó chỉ là sự tồn tại “trống rỗng”, không gắn với vật chất vậnđộng (Đề các tơ và Niu Tơn) Như vậy, quan điểm siêu hình chưa thấy mối quan hệgiữa không gian và thời gian , tách rời không gian, thời gian với vật chất, xemkhông gian như là cái hòm rỗng trong đó chứa đựng vật chất

CNDVBC cho rằng: không gian, thời gian thống nhất với nhau và với vật chất vận động ; không gian và thời gian là thuộc tính cố hữu, là hình thức tồn tại của vật chất

vận động Trong thế giới, không có không gian và thời gian bên ngoài vật chất vận

động, và cũng không có vật chất vận động bên ngoài không gian và thời gian

Không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính (tính bachiều: chiều dài, chiều rộng và chiều cao), biểu hiện sự cùng tồn tại và tách biệt về

vị trí, quy mô cũng như trật tự phân bố của các sự vật

Trang 24

Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt “trường tính” - độ dàidiễn biến, sự kế tiếp các quá trình, biểu hiện trình tự xuất hiện, mất đi của sự vật(quá khứ, hiện tại và tương lai).

Không gian và thời gian có tính khách quan, tính vĩnh cữu và tính vô tận Tính

vô tận của vật chất quy định tính vô cùng, vô tận của không gian và thời gian

Ý nghĩa phương pháp luận: Không gian, thời gian là vấn đề có ý nghĩa phương

pháp luận quan trọng, muốn nhận thức đúng đắn các sự vật, hiện tượng nhất thiếtphải xem xét nó trong không gian, thời gian nhất định, phải có quan điểm lịch sử

cụ thể Phải tính đến cả quá khứ, hiện tại và tương lai nhưng hiện tại là cái cơ bản

Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểuhiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất,hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của nhữngquy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất

Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không được sinh ra vàkhông bị mất đi Trong thế giới không có gì khác ngoài những quá trình vật chấtđang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả củanhau Các hình thức và các dạng tồn tại của vật chất và vận động có thể chuyển hoálẫn nhau trong những điều kiện nhất định

Ý thức tinh thần cũng chỉ là thuộc tính của bộ não người, do đó cũng bị chiphối bởi quy luật của thế giới vật chất

2 Nguồn gốc và bản chất của ý thức

2.1 Ý thức là gì?

Ý thức là một hiện tượng phức tạp vì thế có nhiều quan điểm khác nhau:

CNDT xuất phát từ quan điểm cho rằng, ý thức là cái có trước nên họ khẳngđịnh rằng ý thức đã sản sinh ra vật chất và là nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượngtrong thế giới Ví dụ, Beccoly, “sự vật là tổng hợp của cảm giác” , Hêghen chorằng “ý niệm tuyệt đối” là cái có trước “tiên thiên”

CNDV siêu hình xuất phát từ tính chất máy móc, siêu hình nên họ khẳng định

Trang 25

rằng, ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất Jacob Moleschott (1822 - 1893),nhà triết học, sinh lý học Đức, nói: “Não tiết ra tư tưởng cũng giống như gan tiết ramật” Như vậy, CNDV siêu hình chưa chỉ ra được đặc trưng riêng biệt của ý thức.CNDVBC phê phán những sai lầm trên đây và khẳng định:

+ Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não conngười

+ Ý thức là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người, bao gồm nhữngtri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hy vọng, ý chí niềmtin… của con người trong cuộc sống, phản ánh đời sống tin thần của mỗi cá nhân

và được biểu thị bằng ngôn ngữ và khái niệm

+ Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội,

là kết quả của quá trình phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào trong đầu óccủa con người

+ Ý thức là sự phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan vào bộ não người.+ Ý thức bao gồm nhiều yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí, tưởng

tượng Trong đó, tri thức là quan trọng nhất Không có tri thức thì tình cảm, niềm

tin chỉ là mù quáng, ý chí chỉ là sự liều lĩnh Tuy nhiên, nếu không có tình cảm,niềm tin, ý chí thì tri thức không thể biến thành hành động được Tri thức có nhiềuloại như tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người và có nhiều cấp độ khácnhau như tri thức kinh nghiệm, tri thức lý luận

Theo chiều dọc, đời sống tinh thần con người từ trong ra ngoài: vô thức, tiềm

thức, ý thức và tự ý thức Vô thức là hiện tượng tâm lý điều khiển hành vi con

người ngoài phạm vi của ý thức hoặc không có ý thức điều khiển Đó là những hiệntượng tâm lý do bản năng sinh vật chi phối, là những thói quen lặp đi lặp lại đến

mức chúng có thể diễn ra tự động không cần có ý thức Tiềm thức lúc đầu là ý thức,

về sau chìm vào trong tầng sâu của nội tâm và ngấm ngầm chi phối tâm lý và hành

vi của con người Tự ý thức là ý thức về chính ý thức của chủ thể Tự ý thức là trình

độ cao của ý thức Nhờ có tự ý thức mà con người có thể nhận thức được chính bảnthân mình, làm chủ bản thân mình

2.2 Nguồn gốc của ý thức

Khác với các quan điểm duy tâm đi tìm nguồn gốc của ý thức từ một lựclượng siêu tự nhiên (ý niệm, brahman, Thượng đế, Trời …), quan điểm duy tâmchủ quan coi ý thức là cái vốn có của con người; quan điểm duy vật tầm thường,duy vật máy móc coi ý thức như là sản phẩm trực tiếp của các quá trình sinh lý;quan điểm duy vật biện chứng về ý thức: ý thức là kết quả của quá trình tiến hóalâu dài của tự nhiên và xã hội

● Nguồn gốc tự nhiên: Ý thức là năng lục và hoạt động phản ánh của não

người Não người cùng năng lực phản ánh của não người là kết quả của quá trình

Trang 26

tiến hoá lâu dài của tự nhiên.

Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất Đó là năng lực giữ lại vàtái hiện lại ở hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác khihai hệ thống vật chất đó tác động lẫn nhau

Bộ não của động vật chỉ đạt đến trình độ phản xạ, bản năng, tâm lý động vật

Bộ não người có trăm tỷ tế bào thần kinh, là khí quan vật chất của sự phản ánh ýthức Não người có khả năng phản ánh thế giới bằng tư duy trừu tượng (bằng kháiniệm, phán đoán, suy luận)

Phản ánh chưa phải là ý thức Các dạng vật chất đều có thuộc tính chung làphản ánh Cùng với sự phát triển của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh củachúng cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp (phản ánh vật lý,phản ánh sinh vật với các hình thức như kích thích, cảm ứng; phản ánh tâm lýđộng vật; phản ánh ý thức của con người) Phản ánh ý thức của con người là hìnhthức phản ánh cao nhất

Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất, chỉ có ở não người Bời vì, ý thức gắnliền với một trình độ tổ chức cao của bộ não Não động vật còn ở trình độ thấp chỉ

có bản năng, tâm lý động vật Não người, một cấu trúc vật chất đạt đến trình độ tổchức cao mới có khả năng thực hiện những thao tác nhất định của tư duy trừutượng, như phân tích và tổng hợp, trừu tượng khoá, khái quát hoá

Ý thức là phạm trù triết học dùng để chỉ một thuộc tính của dạng vật chất có

tổ chức cao của bộ não người; là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người

Bộ não người là cơ quan phản ánh thế giới xung quanh cùng sự tác động của thế giới vật chất vào bộ não người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

● Nguồn gốc xã hội:

Ý thức không thể tồn tại ngoài não người; tuy nhiên, ý thức không phải do nãosinh ra Não chỉ là cơ quan thực hiện chức năng phản ánh Để có ý thức phải có nãongười và thế giới khách quan Ngoài ra còn phải có những điều kiện xã hội nữa: laođộng, ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp

- Vai trò của lao động (Lao động làm cho con người có tri thức):

+ Biến vượn thành người (hoàn thiện bộ óc, giác quan, chức năng)

+ Tác động, biến đổi tự nhiên làm cho các đối tượng tự nhiên bộc lộ ra nhữngthuộc tính và những mối liên hệ bên trong và được phản ánh vào óc người

+ Trong lao động con người phải suy nghĩ, tính toán đề ra mục đích, tìm kiếmphương pháp và phương tiện thực hiện mục đích, đúc rút kinh nghiệm thành công

và thất bại Đó chính là phương pháp phát triển của ý thức

+ Lao động tạo ra quan hệ xã hội, quan hệ giáo tiếp Trong lao động, con ngườiphải có quan hệ hợp tác, trao đổi (lao động, sản phẩm lao động) Quan hệ sản xuất

là cơ sở của tất cả các quan hệ khác

Trang 27

+ Lao động tạo ra ngôn ngữ Do nhu cầu trao đổi hoạt động, con người cầnphải nói với nhau, cần phải sử dụng những khái niệm ngôn ngữ để biểu đạt sự vật,hiện tượng liên quan đến lao động nên ngôn ngữ ra đời và phát triển.

- Vai trò của ngôn ngữ:

+ Ngôn ngữ là phương tiện để biểu đạt sự vật

+ Là công cụ của tư duy trừu tượng

+ Là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất

+ Là phương tiện để tổng kết tri thức, kinh nghiệm truyền thụ cho thế hệ sau.Lao động và ngôn ngữ là hai nguồn gốc xã hội quyết định trực tiếp đến sựhình thành và phát triển của ý thức Chính lao động đóng vai trò quyết định trongviệc chuyển biến vượn thành người; giúp bộ não phát triển, làm nảy sinh ngôn

ngữ Trên cơ sở đó thúc đẩy tư duy trừu tượng phát triển Như vậy, nguồn gốc trực

tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động vàđồng thời với lao động là ngôn ngữ

2.3 Bản chất của ý thức

- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách

năng động và sáng tạo trên cơ sở hoạt động thực tiễn, không phải là sự sao chép đơn giản, máy móc Điều này phân biệt hình thức phản ánh ý thức với các hình thức phản ánh

sự vật, như bản năng, tâm lý động vật

Theo quan điểm DVBC: ý thức là “hình ảnh chủ quan của thế giới kháchquan” (Lênin); là “cái vật chất được di chuyển vào bộ óc của con người và được cảibiến đi ở trong đó” (C.Mác)

Tính sáng tạo của phản ánh ý thức được thể hiện:

+ Ý thức có khả năng từ phản ánh hiện tượng đi đến sự hiểu biết về bản chấtcủa đối tượng, từ những hiện tượng ngẫy nhiên tìm ra cái tất nhiên, qui luật củađối tượng, tạo ra những giả thuyết, học thuyết khoa học Tuy nhiên, tính sáng tạocủa ý thức có mặt trái của nó là có khả năng phản ánh xuyên tạc, hư ảo hiện thực,tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại Sự phát triển của ý thức là quá trình con ngườikhắc phục ảo tưởng, thay thế huyền thoại bằng tri thức khoa học

+ Ý thức con người có khả năng tư duy lôgíc, từ những tri thức đã có tạo ra trithức mới, có khả năng phản ánh được quá khứ, có khả năng phản ánh vượt trước,

dự báo được sự phát triển trong tương lai

+ Ý thức con người có khả năng mô hình hoá đối tượng trong đầu óc của mình(dưới dạng hình ảnh cảm tính và lý tính), biến đổi mô hình, tạo ra mô hình mới của

sự vật để từ đó biến đổi sự vật trong hoạt động thực tiễn

- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan có nghĩa là: ý thức là hình

ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan qui định cả về nội

Trang 28

dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới kháchquan mà đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan (tâm tư, tình cảm, nguyện vọng,kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu ) của con người

- Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội

+ Ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên, bản năng sinh vật Con vậtkhi sinh ra đã có những bản năng nhất định Qúa trình phát triển của động vật làphát triển, rèn luyện những bản năng đã có sẵn

+ Ý thức chỉ được hình thành trong môi trường xã hội thông qua quá trìnhnhận thức, quá trình học tập và hoạt động thực tiễn, quan hệ giao tiếp của cá nhân

và cộng đồng xã hội

3 Quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

Hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người là sự thống nhất giữa nhữngnhân tố vật chất và nhân tố ý thức

+ Nhân tố vật chất gồm: những điều kiện khách quan, quy luật khách quan,

không phụ thuộc ý thức

+ Nhân tố ý thức gồm: tri thức, kinh nghiệm, tình cảm, niềm tin, ý chí

3.1 Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức.

Vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai Vật chất là nguồn gốc sinh ra ýthức Não người là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức, không có não người khôngthể có ý thức

Về nguồn gốc: ý thức của con người không phải là sản phẩm chủ quan thuần

tuý, cũng không phải có nguồn gốc từ một lực lượng siêu tự nhiên Nó là kết quảcủa sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người

Về nội dung của ý thức: Tri thức con người chỉ có giá trị chân thật khi nó phản

ánh đúng đắn thực tại khách quan Mục đích chỉ có thể thực hiện được khi nó phù

hợp với quy luật và điều kiện vật chất khách quan, ví dụ, hồi nhỏ học toán quá dốt

nên muốn trở thành một nhà khoa học là điều không thể Phương pháp hoạt động

cũng do quy luật và điều kiện vật chất khách quan quy định

Trong tồn tại xã hội, ý thức chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội, tồn tại xã hội thayđổi thì ý thức xã hội sớm muộn cũng phải thay đổi theo Tồn tại xã hội quyết định ýthức xã hội

Điều kiện vật chất, phương tiện vật chất quyết định mức độ thành bại của hoạtđộng thực tiễn Mọi hoạt động của con người có động cơ là lợi ích, trong đó có cả lợiích vật chất và lợi ích tinh thần nhưng xét cho cùng và về lâu dài thì lợi ích vật chấtđóng vai trò quyết định Ý thức xã hội không tồn tại tự nó, nó chỉ có thể hình thành

và phát triển trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người

Chính vì thế, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải luôn luôn

Trang 29

xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng, không được làm trái hay bất chấp quy luật khách quan Không thể đặt ra hay theo đuổi những mục đích chủ quan, trái với quy luật; như

vậy sẽ rơi vào ảo tưởng Nguyên tắc khách quan là nguyên tắc hàng đầu trong nhận

thức và hoạt động thực tiễn

3.2 Ý thức có vai trò rất to lớn trong sự tác động trở lại vật chất.

Vai trò của ý thức đối với vật chất chính là vai trò của con người trong quátrình cải tạo thế giới khách quan Ý thức tự nó không làm biến đổi gì cả Ý thức chỉtác động đến vật chất thông qua hoạt động thực tiễn Ý thức có tính năng động sángtạo, cho nên thông qua hoạt động thực tiễn của con người có thể tác động trở lại vậtchất bằng cách thúc đẩy hoặc kìm hãm ở một mức độ nào đó các điều kiện vật chất,góp phần cải biến thế giới khách quan

Tri thức khoa học giúp con người hiểu biết đúng đắn những mối liên hệ và quy

luật khách quan nhờ đó mà cải tạo được tự nhiên và xã hội Trình độ nhận thức quyluật càng cao thì khả năng cải tạo tự nhiên và xã hội càng lớn Ngày nay, khoa học vàcông nghệ có vai trò cực kỳ to lớn: giúp con người chế tạo được những công cụ laođộng có năng suất cao, những quy trình công nghệ hiện đại, khai thác những đốitượng lao động mới, những nguồn năng lượng mới, nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần cho xã hội Khoa học góp phần quan trọng trong quản lý kinh tế, quản lýnhà nước, tổ chức cuộc sống cá nhân và xã hội tốt đẹp hơn

Lý luận cách mạng giúp con người nhận thức được quy luật và xu thế phát triển

khách quan của xã hội, tổ chức và phối hợp sức mạnh của xã hội vào việc giải quyếtnhững mâu thuẫn xã hội, đưa xã hội phát triển tiến lên

Vai trò của ý thức còn thể hiện ở chỗ: nhờ có ý chí và quyết tâm cao mà con người

có thể hoàn thành những công việc trong điều kiện khó khăn

Ngược lại, ý thức sai lầm (tư tưởng chính trị phản động, tôn giáo cực đoan, v.v )

có tác dụng kìm hãm sự phát triển xã hội Bởi vì, những con người có tư tưởng sai lầmkhông chỉ chống đối lại tiến bộ xã hội, mà hơn thế nữa, những hoạt động sai trái, phảnđộng của họ có tác dụng kéo xã hội lùi lại tình trạng lạc hậu Tuy nhiên, tác động kìmhãm chỉ có tính tạm thời, vì xã hội phát triển theo quy luật khách quan

Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với thế giới hiện thực khách quan (vậtchất) phải dựa trên sự phản ánh thế giới vật chất và các điều kiện khách quan nhấtđịnh Cho nên xét đến cùng, vật chất luôn quyết định ý thức

Chính vì thế, trong hoạt động thực tiễn, ngoài việc nhận thức đúng quy luậtkhách quan, còn cần phải phát huy cao độ tính năng động chủ quan, đồng thờichống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí, chống lại những tưtưởng lạc hậu, phản động, phản khoa học

Trong nhận thức và hành động con người phải xuất phát từ hiện thực kháchquan, tôn trọng và hành động theo hiện thực khách quan Phải thấy được vai trò

Trang 30

tích cực của ý thức, tinh thần để sử dụng có hiệu quả các điều kiện vật chất hiện có.Tránh không rơi vào “chủ nghĩa khách quan” - tuyệt đối hoá điều kiện vật chất.Chống lại bệnh chủ quan duy ý chí, tuyệt đối hoá vai trò của ý thức.

Trong bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người, trước hết phải nâng cao đờisống vật chất và sau đó phải chú ý nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần Đảng tachủ trương lấy phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng và phát triển văn hóa lànền tảng tinh thần của xã hội

II NHỮNG NGUYÊN LÝ VÀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1 Hai nguyên lý tổng quát của phép biện chứng duy vật

1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thếgiới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng

Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới dù có đa dạng, phong phú, có khácnhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duynhất, thống nhất - thế giới vật chất Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thểtồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫnnhau theo những quan hệ xác định

Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, mối liên hệ

là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.

Các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thôngqua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau Bản chất, tính quy luật của sự vật,hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt của bản thânchúng hay sự tác động của chúng với sự vật, hiện tượng khác

Các tính chất của mối liên hệ phổ biến:

- Tính khách quan – nghĩa là không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của conngười Mọi mối liên hệ đều là vốn có của sự vật, hiện tượng

- Tính phổ biến: Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự

vật, hiện tượng khác Không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ.Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất thành phần nào, yếu tố nào cũngđều có mối liên hệ với những thành phần, yếu tố khác

Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể tuỳ theo

điều kiện nhất định Song, dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ là biểu hiện củamối liên hệ phổ biến, chung nhất

- Tính đa dạng: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác

Trang 31

nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ thể hiện khác nhau.

Nghiên cứu mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới còn thấy rõtính đa dạng, nhiều vẻ của nó Dựa vào tính đa dạng đó có thể phân chia các mốiliên hệ khác nhau theo từng cặp: mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài,mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu; mối liên hệ bản chất và mối liên hệkhông bản chất

Chính tính đa dạng trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của bảnthân sự vật và hiện tượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ Vì vậy, trong một

sự vật có thể bao gồm rất nhiều loại mối liên hệ, chứ không phải chỉ có một cặp mốiliên hệ xác định Mỗi loại liên hệ nêu ra trên đây có vai trò khác nhau đối với sựvận động và phát triển của sự vật

Ý nghĩa phương pháp luận:

- Là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức và thực

tiễn Khi nhận thức sự vật phải nhận thức trong mối liên hệ với các sự vật, hiệntượng khác; trong mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố của bản thân sự vật Đồngthời phải xem xét các mặt, các mối liên hệ; phải đánh giá đúng vai trò, vị trí củatừng mặt, từng mối liên hệ; nắm được mối liên hệ chủ yếu có vai trò quyết định

- Để cải tạo sự vật trên thực tế phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp

- Phải biết phân loại đúng các mối liên hệ, trên cơ sở đó nhận thức đúng vàgiải quyết thúc đẩy sự vật tiến lên

1.2 Nguyên lý về sự phát triển

Xem xét về sự phát triển cũng những quan điểm khác nhau, đối lập với nhau:quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng

Quan điểm siêu hình, xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần

về mặt lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật Những người theoquan điểm siêu hình coi tất cả chất của sự vật không có sự thay đổi gì trong quátrình tồn tại của chúng Sự vật ra đời với những chất như thế nào thì toàn bộ quátrình tồn tại của nó vẫn được giữ nguyên hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chấtthì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín Họ cũng coi sự pháttriển chỉ là sự thay đổi về mặt lượng của từng loại mà sự vật đang có, chứ không có

sự sinh thành ra cái mới với những chất mới Những người theo quan điểm siêuhình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có những bướcquanh co, thăng trầm, phức tạp

Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển là

một quá trình tiến lên từ thấp đến cao Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảyvọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Dù trong hiện thực khách quanhay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng,

mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời

Trang 32

Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sựthay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc Điều đó có nghĩa là quátrình phát triển, dường như sự vật ấy quay trở về điểm khởi đầu, song trên cơ sởmới cao hơn.

Quan điểm duy vật biện chứng đối lập với quan điểm duy tâm và tôn giáo vềnguồn của sự phát triển Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định nguồn gốc của

sự phát triển nằm trong bản thân sự vật Đó là do mâu thuẫn trong chính sự vậtquy định Nói cách khác đó là quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bảnthân sự vật, do đó, cũng là quá trình tự thân của mọi sự vật

Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện

thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định, sự phát triển là một phạm trù triết

học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.

Khái niệm “phát triển” và khái niệm “vận động” có sự khác nhau Vận động làmọi biến đổi nói chung, chưa nói lên khuynh hướng cụ thể: đi lên hay đi xuống,tiến bộ hay lạc hậu Còn phát triển là sự vận động theo khuynh hướng đi lên

Tính chất của sự phát triển:

- Tính khách quan, nghĩa là phát triển của sự vật là tự thân, nguồn gốc của sựphát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quancủa con người

- Tính phổ biến: phát triển diễn ra trong tự nhiên, xã hội và tư duy của conngười Mọi sự vật đều nằm trong những quá trình phát triển, chịu sự chi phối củacác quá trình phát triển

- Tính đa dạng: Tuỳ thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất

mà phát triển diễn ra cụ thế khác nhau

Phát triển không loại trừ sự thụt lùi, tức sự thoái hoá, sự diệt vong của cái cũ,cái lạc hậu, cái lỗi thời Thậm chí cái mới cũng phải trải qua những thất bại tạmthời Tuy nhiên, sự thụt lùi là khuynh hướng không chủ đạo, chẳng những khôngngăn cản sự phát triển mà trái lại là tiền đề, là điều kiện cho sự phát triển

Ý nghĩa phương pháp luận:

- Từ nguyên lý này rút ra quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử - cụ thể trong

nhận thức sự vật

+ Quan điểm phát triển yêu cầu: khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nhận thức

sự vật trong sự vận động, phát triển; phải nhìn thấy khuynh hướng phát triển trongtương lai của chúng; cái cũ, cái lạc hậu sẽ mất đi; cái mới, cái tiến bộ sẽ ra đời thaythế cái cũ, cái lạc hậu

+ Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu: phải xem xét sự vật, hiện tượng trongquá trình vận động phát triển; nó ra đời trong hoàn cảnh như thế nào? Trải qua

Trang 33

những giai đoạn phát triển như thế nào? Mỗi giai đoạn có tính tất yếu và đặc điểmnhư thế nào? Bởi vì có xem xét trong quá trình lịch sử - cụ thể như vậy, chúng tamới phát hiện ra cái lôgic phát triển khách quan của sự vật.

2 Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

2.1 Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Đây là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật duy vật Nó

nói lên nguồn gốc, động lực của sự phát triển Quy luật này là hạt nhân của phép

biện chứng

Mặt đối lập là những mặt có thuộc tính, khuynh hướng vận động trái ngược

nhau, bài trừ, gạt bỏ, chống đối lẫn nhau, nhưng tồn tại gắn bó với nhau trong mộtthể thống nhất hợp thành một mâu thuẫn

Mặt đối lập biện chứng là phạm trù triết học chỉ những mặt có thuộc tính,

khuynh hướng vận động trái ngược nhau, bài trừ, gạt bỏ, chống đối lẫn nhau,nhưng tồn tại gắn bó với nhau trong một thể thống nhất Ví dụ: Đồng hóa và dịhóa

Thế nào là mâu thuẫn?

Quan điểm siêu hình không thừa nhận mâu thuẫn khách quan của sự vật, hiện

tượng; cho rằng mâu thuẫn chỉ có tính chất chủ quan, trái tự nhiên Quan điểm duy

vật biện chứng cho rằng mâu thuẫn tồn tại khách quan, phổ biến trong tự nhiên, xãhội và tư duy

Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau của hai mặt đối

lập biện chứng

Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:

- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập được hiểu theo ba nghĩa:

Sự nương tựa vào nhau, làm điều kiện, tiền đề tồn tại cho nhau của các MĐL Giữa các mặt đối lập có những mặt đồng nhất, giống nhau, tương đồng nhau Giữa hai mặt đối lập có trạng thái cân bằng, tác động ngang nhau Lý luận về

sự thống nhất của các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng

- Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừ gạt bỏ, phủ định,

chống đối lẫn nhau của các mặt đối lập

Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối Thống nhất của các mặt đối lập làtương đối Sự đấu tranh của các mặt đối lập có quá trình phát triển từ thấp đến cao Lúcđầu chỉ là sự khác nhau của các mặt Về sau sự khác nhau biến thành sự đối lập Sự đấutranh của các mặt đối lập từ chỗ chưa gay gắt đến chỗ gay gắt hơn

- Sự giải quyết mâu thuẫn: Trong quá trình đấu tranh của các mặt đối lập, mâu

thuẫn thường xuyên được giải quyết, nhưng đó chỉ là sự giải quyết cục bộ; mâu thuẫnđược giải quyết nhưng được tái tạo trên cơ sở mới

Trang 34

Cho đến khi mâu thuẫn phát triển đến trình độ chín muồi thì nó mới có thể đượcgiải quyết triệt để hoàn toàn Sự giải quyết mâu thuẫn không chỉ phụ thuộc vào bảnchất và trình độ chín muồi của mâu thuẫn, mà còn phụ thuộc vào những điều kiện cụthể nhất định của sự tồn tại của nó.

Vai trò của mâu thuẫn trong quá trình vận động, phát triển của sự vật Mâu thuẫn

là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển

- Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển Nóphá vở thể thống nhất cũ, xác lập thể thống nhất mới với những mặt đối lập mới -

sự vật phát triển Sự liên tục vận động và biến đổi đó diễn ra cả trong tự nhiên và

Một số loại mâu thuẫn:

- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:

+ Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướngđối lập nhau của cùng một sự vật Ví dụ: Mâu thuẫn giữa đột biến và di truyềntrong cơ thể động vật

+ Mâu thuẫn bên ngoài là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướngđối lập nhau của các sự vật khác nhau Ví dụ: Mâu thuẫn giữa con người với môitrường tự nhiên bên ngoài

Sự phân chia mâu thuẫn bên trong và bên ngoài chỉ mang tính tương đối Mâuthuẫn bên trong đóng vai trò quyết định đối với sự vận động phát triển của sự vật.Mâu thuẫn bên ngoài đóng vai trò quan trọng nhưng chỉ phát huy tác dụng thôngqua mâu thuẫn bên trong

- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:

+ Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn qui định bản chất của sự vật và tồn tại trongsuốt quá trình tồn tại của sự vật Ví dụ: mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ lênCNXH ở nước ta là mâu thuẫn giữa khuynh hướng tự giác lên CNXH và khuynhhướng tứ phát TBCN

Nghiên cứu mâu thuẫn cơ bản giúp ta nắm được bản chất của sự vật, hiệntượng; xác định nhiệm vụ chiến lược cơ bản lâu dài cho cách mạng

+ Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào

đó của sự vật và qui định sự vận động, phát triển của phương diện đó của sự vật

Ví dụ: mâu thuẫn giữa lao động trí óc và lao động chân tay trong thời kỳ quá độ

Trang 35

lên CNXH ở nước ta.

- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu:

+ Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn pháttriển nhất định của sự vật, hiện tượng; giữ vai trò quyết định sự vận động, pháttriển của sự vật, hiện tượng trong giai đoạn đó

Nghiên cứu mâu thuẫn chủ yếu giúp ta xác định nhiệm vụ trung tâm trướcmắt cần tập trung sức giải quyết, kẻ thù trước mắt cần tập trung sức đánh đổ Thí

dụ, trong cách mạng dân tộc dân chủ, xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản là:(1) Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân, đế quốc; (2) Mâu thuẫn giữanông dân lao động với bọn địa chủ, phong kiến Hai mâu thuẫn này quy định bảnchất của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến và hainhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là phản đế, phản phong Trong từngthời kỳ cách mạng, Đảng ta cũng xác định mâu thuẫn chủ yếu và đề ra nhiệm vụtrung tâm cho thời kỳ đó

+ Mâu thuẫn không chủ yếu là mâu thuẫn mà việc giải quyết nó không quyếtđịnh việc giải quyết các mâu thuẫn khác ở giai đoạn đó của sự vật

- Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng:

+ Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, tập đoàn người,những nhóm xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhay không thể điều hoà Đó là mâuthuẫn giữa giai cấp bị bóc lột với giai cấp bóc lột; giữa các dân tộc bị áp bức với chủnghĩa đế quốc Ví dụ: Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong xãhội TBCN

+ Mâu thuẫn không đối kháng là là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynhhướng xã hội có đối lập về lợi ích nhưng đó không phải là lợi ích căn bản, mà chỉ làlợi ích cục bộ, tạm thời Ví dụ: mâu thuẫn giữa công nhân và nông dân về nhữnglợi ích tạm thời nào đó

Mâu thuẫn đối kháng chỉ có thể giải quyết bằng bạo lực cách mạng, lật đổ sựthống trị của giai cấp bóc lột Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn trong nội

bộ nhân dân nên chỉ có thể giải quyết bằng con đường không bạo lực; bằng cạnhtranh lành mạnh; bằng tranh luận, bằng giáo dục, thuyết phục; bằng đấu tranh phêbình, tự phê bình Trong điều kiện giai cấp vô sản và nhân dân lao động đã nắmtrong tay chính quyền nhà nước, mâu thuẫn đối kháng có thể được giải quyết bằngcon đường hoà bình

* Ý nghĩa phương pháp luận:

Thấy được động lực phát triển của sự vật không phải ở ngoài sự vật mà lànhững mâu thuẫn trong bản thân sự vật Mâu thuẫn là khách quan, phổ biến nênnhận thức mâu thuẫn là cần thiết và phải khách quan Phải biết xác định trạng tháichín muồi của mâu thuẫn để giải quyết kịp thời Cần phải nắm vững nguyên tắc giải

Trang 36

quyết mâu thuẫn đó là phương pháp đâu tranh; phải đứng trên lập trường của giaicấp tiên tiến, phương pháp nhận thức là phương pháp duy vật biện chứng, chú ýđến mối quan hệ hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.

Trong hoạt động thực tiễn, khi xem xét một vấn đề hay một quá trình nào đócủa thế giới phải đặt nó trong những quan hệ và tình huống đối lập nhau

2.2 Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng chất)

Đây là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Nó nói lên

cách thức của sự phát triển.

Phạm trù Chất và Lượng:

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của

sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó chứkhông phải là cái khác

Ví dụ: máy móc khác với quần áo do những đặc tính cấu trúc vật chất (hoá,lý), mục đích sử dụng (tác dụng); con người khác với con vật (con người có laođộng và ngôn ngữ); CNTB khác với CNXH vì CNTB là chế độ bóc lột lao động làmthuê còn CNXH xoá bỏ chế độ người bóc lột người

Chất là khái niệm triết học, là khái niệm rộng nhất, không đồng nhất với kháiniệm chất của các ngành khoa học cụ thể Như vậy, khái niệm chất trong triết họckhác với khái niệm chất thông thường Khái niệm “chất” trong các khoa học cụ thểhẹp hơn phạm trù “chất” của triết học Phạm trù “chất” của triết học bao quát tất cảcác quan niệm về chất của các khoa học cụ thể

Chất cũng có nhiều cấp độ: chất toàn bộ, chất bộ phận Chất xuất phát từ cấu

trúc bên trong của sự vật và biểu hiện ra thông qua các thuộc tính của sự vật

Chất biểu hiện thông qua tổng hợp các thuộc tính, trong đó có thuộc tính cơ

bản và thuộc tính không cơ bản Để phân biệt chất, người ta thường căn cứ vào một

số thuộc tính cơ bản của sự vật

Sự phân biệt giữa thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản chỉ có tính

tương đối tuỳ theo mối quan hệ của sự vật Sự phân biệt chất dựa trên một số thuộc

tính cơ bản chỉ là bước đầu; đối với những sự vật phức tạp thì cần phải phân tích

cụ thể, tỉ mỉ căn cứ vào cấu trúc bên trong của sự vật thì mới có được một sự đánhgiá thật sự chính xác

Chất của sự vật là khách quan, tương đối ổn định, được biểu hiện thông quacác thuộc tính và tùy thuộc vào các quan hệ cụ thể Sự phân biệt giữa chất và thuộctính chỉ mang tính tương đối

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có

của sự vật, biểu thị số lượng, quy mô (to nhỏ, nhiều ít ), cường độ (màu sắc đậmnhạt, âm thanh to nhỏ, ánh sáng tỏ mờ ), trình độ (trình độ học vấn, trình độ

Trang 37

chuyên môn của một người, trình độ phát triển của một quốc gia ), tốc độ, nhịpđiệu (nhanh chậm ) của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như các thuộctính của sự vật.

Lượng có thể đo được bằng con số Ví dụ: tốc độ của ánh sáng là 300.000km/giây Nếu vận tốc nào cao hơn hoặc thấp hơn thì đó không phải là vận tốc của ánhsáng

Tuy nhiên, sự vật phức tạp thì thông số về lượng của nó cũng phức tạp; do

đó để nhận thức được lượng của nó, phải sử dụng nhiều con số thống kê và phảithông qua sự phán đoán, đánh giá của tư duy Ví dụ: lòng tốt, tình yêu

Chât và lượng là hai mặt thống nhất với nhau trong mỗi sự vật, hiện tượng.Chất và lượng là hai mặt gắn bó, không tách rời nhau Chất nào có lượng đó, lượngnào có chất đó Chất và lượng có sự phù hợp với nhau Sự phù hợp này diễn ratrong một phạm vi, giới hạn nhất định gọi là “độ”

Lượng đổi dẫn tới chất đổi:

+ Chất và lượng là hai mặt thống nhất hữu cơ với nhau, chúng thay đổi trongquan hệ chặt chẽ với nhau Lượng thay đổi trước chất, nhưng không phải mọi sựthay đổi của lượng đều ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất của nó

+ Sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất chỉ trong giới hạn nhấtđịnh Vượt quá giới hạn đó sẽ làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chấtmới ra đời

+ Giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất được

gọi là độ (là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là giới hạn

trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật).

+ Những điểm giới hạn mà khi sự thay đổi về lượng đạt tới đó sẽ làm cho sự

thay đổi về chất của vật diễn ra được gọi là điểm nút.

+ Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước

nhảy.

- Khi chất mới ra đời nó sẽ tác động trở lại đối với sự biến đổi của lượngtrong quá trình phát triển của sự vật (làm thay đổi quy mô, nhịp điệu, tốc độ phát triển của sự vật)

Các hình thức của bước nhảy:

+ Bước nhảy đột biến (chất của sự vật biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cảcác bộ phận cơ bản, cấu thành sự vật)

+ Bước nhảy dần dần (là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng con đườngtích lũy dần dần những nhân tố của chất mới và mất đi dần dần những nhân tố củachất cũ)

+ Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi về chất tất cả các mặt, các bộ

Trang 38

* Ý nghĩa phương pháp luận:

- Muốn có thay đổi về chất phải tích luỹ về lượng, không được nóng vội chủquan

- Khi tích luỹ đủ về lượng cần thực hiện bước nhảy, tránh bảo thủ, trì trệ, ngạikhó

- Phân biệt và vận dụng sáng tạo bước nhảy

- Để sự vật còn là nó phải nhận thức được độ của nó và không để cho lượngthay đổi vượt quá giới hạn độ

2.3 Quy luật phủ định của phủ định

Đây cũng là một trong 3 quy luật của phép biện chứng duy vật Nó nói lênkhuynh hướng của sự phát triển

Sự phủ định là tất yếu đối với mọi sự vận động và phát triển – đó là sự bài trừ,bác bỏ sự vật nhất định nào đó Nói cách khác, phủ định là một quá trình vận động

trong đó sự vật, hiện tượng này được thay thế bởi sự vật, hiện tượng khác (đây là

sự biến đổi nói chung)

Có hai loại phủ định: siêu hình và biện chứng

Phủ định siêu hình là sự phủ định sạch trơn, sự phủ định không tạo tiền đề

cho sự phát triển tiếp theo, lực lượng phủ định ở bên ngoài sự vật

Phủ định biện chứng là quá trình tự phủ định, tự phát triển, là mắt khâu trên

con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới, cái tiến bộ hơn so với cái tự phủ định + Đặc điểm của phủ định biện chứng

Tính khách quan: là sự tự thân phủ định, không phụ thuộc vào ý muốn chủ

quan của con người

Tính kế thừa: cái mới phủ định cái cũ không loại bỏ hoàn toàn cái cũ mà kế

thừa những yếu tố tích cực của cái cũ để từ đó phát triển lên

Phủ định của phủ định Hình thức xoáy ốc của sự phát triển.

- Phủ định của phủ định là khái niệm nói lên rằng, sự vận động, phát triển của

sự vật thông qua hai lần phủ định biện chứng, dường như quay lại cái cũ nhưngtrên cơ sở cao hơn

- Phủ định lần thứ nhất chuyển cái xuất phát thành cái đối lập mình; phủ địnhlần thứ hai chuyển cái trung gian thành cái đối lập với nó, sự vật dường như lặp lạicái xuất phát nhưng trên cơ sở mới cao hơn

Trang 39

- Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc một chu kỳ phát triển, đồngthời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển tiếp theo, tạo ra đường xoáy ốccủa sự phát triển Mỗi đường mới của đường xoáy ốc thể hiện một trình độ cao hơncủa sự phát triển Sự tiếp nối nhau của các vòng xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sựphát triển.

- Số lần phủ định đối với mỗi chu kỳ của từng sự vật, hiện tượng cụ thể làkhác nhau Thông thường một sự vật, hiện tượng phải trải qua ít nhất hai lần phủđịnh mới kết thúc một chu kỳ phát triển, tuy nhiên đối với những sự vật phức tạp

số lần phủ định có thể nhiều hơn

- Vận động, phát triển đi lên là xu hướng chung của thế giới, nhưng không

diễn ra theo đường thẳng mà theo đường “xoáy ốc” quanh co, phúc tạp, do cái mới

ra đời, còn non nớt chưa đủ khả năng thắng cái cũ và bị cái cũ tác động trở lại gâykhó khăn, cản trở nên tạm thời thụt lùi

Ý nghĩa phương pháp luận

- Cho ta cơ sở để hiểu sự ra đời của cái mới, mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới

- Chống thái độ phủ định sạch trơn

- Phải biết sàng lọc những gì tích cực của cái cũ

- Chống thái hư vô chủ nghĩa đồng thời chống bảo thủ khư khư ôm lấy những

gì đã lỗi thời lạc hậu, không chịu đổi mới

- Phải hiểu phát triển không phải là đường thẳng

III NHẬN THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN

1 Bản chất của nhận thức

Lý luận nhận thức là bộ phận của triết học, nghiên cứu các qui luật và các khảnăng của nhận thức, mối quan hệ của tri thức với thực tại khách quan, các mức độ

và hình thức của quá trình nhận thức, các điều kiện và tiêu chuẩn đúng đắn của nó

1.1 Các quan điểm về nhận thức của một số trào lưu triết học trước Mác

² Thuyết bất khả tri phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người; chorằng con người chỉ nhận thức được hiện tượng, không nhận thức được bản chất của

sự vật

² Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Platon: nhận thức là sự hồi tưởng về thế giới ý

niệm có trước thế giới vật chất Hêghen: nhận thức là sự tự nhận thức của ý niệm tuyệt đối có trước thế giới tự nhiên Tôn giáo: Nhận thức nhờ sự mặc khải (revelation:

sự tiết lộ) của Thượng đế

² Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: (Beccli, Hium) Nhận thức chỉ là sự phản ánhnhững trạng thái chủ quan bên trong con người (cảm giác, tâm lý, xúc cảm ) củachủ thể Nhận thức chỉ là sự phức hợp những cảm giác của con người Còn chủnghĩa duy tâm khách quan lại coi nhận thức là sự “hồi tưởng lại” của linh hồn bất

Trang 40

tử về “thế giới các ý niệm”.

² Chủ nghĩa duy vật trước Mác: Nhận thức là sự phản ánh hiện thực kháchquan Nhận thức bắt nguồn từ cảm giác Nhận thức đi từ nhận thức cảm tính đến

nhận thức lý tính (tư duy) Tuy nhiên, họ coi nhận thức chỉ là sự sao chép đơn giản,

máy móc; không thấy tính sáng tạo của phản ánh Cho rằng nhận thức chỉ một lần là

đạt được chân lý; không thấy nhận thức là quá trình biện chứng Không thấy vaitrò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức

Tóm lại, tất cả các trào lưu triết học trước Mác đều quan niệm sai lầm hoặc

phiến diện về nhận thức, những vấn đề về lý luận nhận thức chưa được giải quyếtmột cách khoa học, đặc biệt là chưa thấy được đầy đủ vai trò của thực tiễn đối vớinhận thức

1.2 Quan điểm duy vật biện chứng về bản chất của nhận thức

Nhận thức là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào trong bộ não

người Đó là sự phản ánh năng động, sáng tạo, dựa trên hoạt động tích cực của chủthể trong mối quan hệ với khách thể

Qúa trình được xác lập trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối với ý thức của con

người, suy đến cùng thì nó là đối tượng nhận thức của con người

- Thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người Không có gì mà con

người vĩnh viễn không thể biết được Chỉ có sự khác nhau giữa cái đã biết và chưabiết mà thôi

- Con người là chủ thể của nhận thức, thế giới khách quan là khách thể của nhận thức.

Nhận thức là sự tác động tích cực giữa chủ thể với khách thể mà kết quả là chủ thểphản ánh được khách thể, tức thu được tri thức về khách thể

- Nhận thức là sự phản ánh sáng tạo Con người không chỉ phản ánh cái riêng,

hiện tượng, không dừng ở nhận thức cảm tính mà tiến lên nhận thức bằng tư duytrừu tượng để phản ánh cái chung, bản chất, quy luật của sự vật

- Nhận thức là một quá trình biện chứng Nhận thức không phải một lần là có thể

đạt được chân lý, mà là một quá trình đi từ biết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đếnbản chất, từ bản chất chưa sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn

- Nhận thức phải dựa vào hoạt động thực tiễn cải biến tự nhiên và xã hội Nhận thức

không phải là hoạt động ngắm nhìn thế giới một cách thụ động Chỉ trong hoạtđộng biến đổi tự nhiên và xã hội thì các đối tượng này mới bộc ra những thuộctính, những mối liên hệ bên trong, giúp cho con người phản ánh được bản chất vàquy luật của tự nhiên, xã hội

Các yếu tố của quá trình nhận thức:

Chủ thể nhận thức là con người (có thể là một cá nhân, một giai cấp, một dân

tộc, cả loài người) với mục đích tìm hiểu thế giới, là con người cụ thể và là sản

Ngày đăng: 08/10/2017, 15:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w