bồi dưỡng thường xuyên modul 14.29.35,36 THCS tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tấ...
Trang 1TRƯỜNG THCS LINH ĐÔNG
TỔ: SỬ-GDCD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
Bài thu hoạch
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA CÁ NHÂN
Năm học 2016-2017
I Thông tin cá nhân:
- Họ và tên: Lê Nguyễn Minh Thùy Mai Ngọc Trâm Giới tính: Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 02/07/1981 Năm vào ngành giáo dục: 2002
II Nội dung bài thu hoạch:
Căn cứ Kế hoạch số 22/ KH-GDĐT-TC ngày 06/9/2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Quận Thủ Đức về tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên trung
học cơ sở năm học 2016-2017
Căn cứ kế hoạch trường THCS Linh Đông về bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cho
CBQL và Giáo viên năm học 2016 – 2017, Tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thưởng
xuyên như sau:
Phần 1: Tự học các module theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên:
1.Tóm tắt Modul 14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
1.1 Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp:
1.1.1 Thế nào là dạy học tích hợp (DHTH)
DHTH được hiểu là 1 quá trình dạy học sao cho trong trong đó toàn bộ các hoạt động
học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực riêng, có dự tính trước những điều
cần thiết cho HS, nhằm phục vụ cho quá trình học tập tiếp theo và chuẩn bị cho HS
bước vào cuộc sống lao động Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp là nâng
cao chất lượng giáo dục HS phù hợp với các mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà
trường.
1.1.2 Kế hoạch dạy học là gì?
Kế hoạch dạy học là bản chương trình công tác do giáo viên soạn thảo ra bao gồm toàn
bộ công việc của thầy và trò trong suốt năm học, trong một học kì, đổi với từng chương
hoặc một tiết học tiết lớp
Ta cỏ thể chia kế hoạch dạy học của giáo viên thành hai loại: kế hoạch năm học và kế
1
Trang 21.1.3 Các yêu cầu của việc xây dựng hế hoạch dạy học tích hợp
- Đối với 1 bài dạy trong 1 tiết học cấu trúc bài soạn phải bao quát đuợc tổng thể
các phuơng pháp dạy học đa dạng gồm nhiều chiều, tạo điều kiện vận dụng phốihợp những phuơng pháp dạy học, mềm dẻo về mức độ chi tiết để có thể thích ứngđuợc với cả những giáo viên đã dày dặn kinh nghiệm lẫn những giáo viên trẻ mới
ra trường hay giáo sinh thực tập sư phạm Đồng thòi làm nổi bật hoạt động củahọc sinh như là thành phần cốt yếu
- Bài soạn phải nêu đuợc các mục tiêu của tiết học Giáo viên cần phải xác định
chính xác trọng tâm kiến thức kĩ năng của bài dạy, trên cơ sở đó có phương phápdạy phù hợp Thông qua phương pháp dạy, cách hỏi, rèn kĩ năng mà thầy giáo cóthể rèn luyện bồi dưỡng phát triển tư duy, phát triển trí thông minh cửa học sinh.Mục đích yêu cầu sẽ chỉ đạo toàn bộ nội dung kế hoạch thực hiện bài dạy vàchính nội dung bài dạy quy định mục đích yêu cầu chính vì vậy việc xác địnhmục đích yéu cầu là vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi sử dụng công sức, ý thứctrách nhiệm cao của giáo viên lúc soạn bài
- Bài soạn phải nêu được kết cấu và tiến trình của tiết học, bài soạn phải làm nổi
bật các vấn đề sau: sự phát triển logic từ giai đoạn này đến giai đoạn khác, từphần kiến thúc này đến phần kiến thức khác Giảng dạy phù hợp với quy luậtnhận thức, dẫn giải, suy luận từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp một cách có
hệ thống Làm rõ sự phát triển tất yếu từ kiến thức này đến kiến thức khác Cụ thể
là đảm bảo mối liên hệ logic giữa các phần, bảo đảm bài dạy là một hệ toàn vẹn,mỗi phần là một phân hệ, các phân hệ gắn bó chặt chẽ tạo nên một hệ toàn vẹn
- Bài soạn phải xác định được nội dung, phương pháp làm việc của thầy và trò trong cả tiết học Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với một tiết học Từ chỗ
giáo viên nắm vững nội dung kiến thức, vận dụng thành thạo kiến thức đến chỗtruyền thụ cho được kiến thức đó đến học sinh, để họ nắm bắt và vận dụng đượcđòi hỏi ở người thầy động não, sử dụng công thực sự Muốn như vậy thầy giáophải lựa chọn được phuơng pháp thích hợp ứng với từng giờ giảng và trong bàisoạn phải nêu được một cách cụ thể công việc của thầy và trò trong tiết học cụthể, xác định đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng chúng
1.2 Mục tiêu, nội dung, phương pháp của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp 1.2.1 Mục tiêu
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn bằng cách đặt các quá trình học tập
và nhận thức trong hoàn cánh có ý nghĩa đối với HS Chính vì vậy, việc học tập
không tách rời cuộc sống hằng ngày mà thường xuyên được liên hệ và kết nối
Trang 3trong mối quan hệ với các tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp trong thực tiến, nhữngtình huống cỏ ý nghĩa với HS Nói một cách khác việc học ở nhà trường hòa nhậpvào đòi sống thường ngày của học sinh Để thực hiện điều này, các môn học họcriêng rẽ không thể thực hiện được vai trò trên mà cần phải có sụ đóng góp củanhiều môn học, sự kết hợp của nhiều môn học.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái thứ yếu Không thể dạy học một cách dàn trải, đồng
đều, các quá trình học tập ngang bằng với nhau Bên cạnh những điều hữu ích,những kiến thức và năng lực cơ bản có những thứ được dạy chỉ là “lí thuyết",không thật hữu ích Trong khi đó, giờ học trên lớp là có hạn, nhiều kiến thức vànăng lực cơ bản không đủ thời gian cần thiết
Giáo viên nên nhấn mạnh những quá trình học tập cơ bản, chẳng hạn như: là cơ sở của các quá trình học tập tiếp theo; là những kĩ năng quan trọng hoặc chúng có ích trong cuộc sống hằng ngày.
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống DHTH chú trọng tới việc thực hành, sử
dụng kiến thức mà HS đã lĩnh hội đuợc, thay vì chỉ học tập lí thuyết mọi loại kiếnthức Mục tiêu của DHTH là hướng tới việc giáo dục HS thành con người chủđộng, sáng tạo, có năng lực làm việc trong xã hội cũng như làm chủ cuộc sốngcủa bản thân sau này
- Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học Một trong bốn mục tiêu của DHTH
là nhằm thiết lập mối quan hệ giữa những khái niệm khác nhau của cùng một mônhọc cũng như của những môn học khác nhau Điều này sẽ giúp cho HS có nănglực giải quyết các thách thức bất ngờ gặp trong cuộc sống, đòi hỏi người đối mặtphải biết huy động những năng lực đã có không chỉ ở một khía cạnh mà nhiềulĩnh vực khác nhau để giải quyết
1.2.2 Nội dung tích hợp:
- Quan điểm tích hợp trong “Nội bộ môn học"
- Quan điểm “đa môn" Quan điểm này theo định hướng: những tình huổng, những
“đề tài", nội dung kiến thức nào đó được xem xét, nghiên cứu theo những quanđiểm khác nhau nghĩa là theo những môn học khác nhau, ví dụ, nghiên cứu giảibài Toán theo quan điểm Toán học, Vật lí, Sinh học Quan điểm này, những mônhọc tiếp tục tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trongquá trình nghiên cứu các đề tài Như vậy, các môn học chưa thực sự được tíchhợp
- Quan điểm “liên môn", trong đó chúng ta đề xuất những tình huống chỉ có thểđược tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng cửa nhiều môn học Ví dụ, câu hỏi
Trang 4“Tại sao phải bảo vệ rừng?" chỉ có thể giải thích được dưới ánh sáng cửa nhìềumôn học: Sinh học, Địa lí, Toán học Ở đây chúng ta nhấn mạnh đến sự liên kếtgiữa các môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình huốngcho trước Các quá trình học tập sẽ không được đề cập một cách rời rạc mà phẳiliên kết với nhau xung quanh những vấn đề phải giải quyết.
- Quan điểm “xuyên môn", trong đó chúng ta chủ yếu phát triển những kĩ năng màhọc sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống,chẳng hạn, nêu một giả thiết, đọc thông tin, thông báo thông tin, giải một bài
toán Những kĩ năng này chứng ta gọi là những kĩ năng xuyên môn, có thể lĩnh
hội được những kĩ năng này trong từng môn học hoặc nhân dịp có những hoạtđộng chung cho nhiều môn học
Trong bốn quan điểm trên, quan điểm liên môn cho phép việc phối hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống Quan điểm xuyên môn cho phép phát triển ở học sinh những kiến thức, kĩ năng xuyên môn để có thể áp dụng trong mọi tình huống, giải quyết vấn đề.
1.2.3 Phương pháp tích hợp:
Phương thức tích hợp đưa ra 2 dạng tích hợp cơ bản, mỗi một dạng lại đưa ra 2 cáchthức tích hợp, được thể hiện như sau:
Dạng tích hợp thứ nhất : vẫn duy trì các môn học riêng rẽ, chỉ tích hợp vào những thời
điểm thích hợp Đây là cách tích hợp được vận dụng phổ biến hiện nay
+Cách thứ nhất: tích hợp nhiều môn trong một bài học hoặc một bài tập vào thời điểmcuối năm hoặc cuối cấp học
+Cách thứ hai: tích hợp nhiều môn học tương đối đều trong suổt năm học, trong cáctình huống thích hợp
Dạng tích hợp thứ hai: Dạng tích hợp này nhằm hợp nhất hai hay nhiều môn học thành
một môn học duy nhất
+Cách thứ nhất: phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng đề tài tích
hợp Nhóm các nội dung có mục tiêu bổ sung cho nhau thành các đề tài tích hợp, trongkhi các môn học vẫn giữ nguyên những mục tiêu riêng
- Cách thứ hai: phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng tình huốngtích hợp, dạy cho học sinh giải quyết các tình huống bằng cách vận dụng kiến thức từnhiều môn học trong một tình huống gắn với cuộc sống (hình 1.2.3.1)
Trang 5Hình 1.2.3.1: phương pháp dạy họcbằng những tình huống tích hợp
2 Tóm tắt Modul 29: Giáo dục học sinh THCS thông qua các hoạt động giáo dục 2.1 Vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục:
Hoạt động giáo dục trong nhà trường là một bộ phận của quá trình giáo dục nhà trường.Cùng với quá trình dạy học, quá trình giáo dục là một bộ phận của quá trình sư phạmtổng thể
Hoạt động giáo dục góp phần hình thành tình cảm, niềm tin ở học sinh, là con đường đểphát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ
Hoạt động giáo dục còn tạo điều kiện để học sinh phát huy vai trò tích cực, chủ động,sáng tạo của mình trong quá trình học tập
Hoạt động giáo dục giúp học sinh đuợc trải nghiệm các kiến thức đã được tìm hiểu,giúp các em có một tâm thế và ý chí vượt qua những thách thức đặt ra
Hoạt động giáo dục hướng hứng thú cửa học sinh vào các hoạt động bổ ích làm giảmthiểu tình trạng yếu kém đạo đức của học sinh như: cờ bạc, nghiện game, ma tuý, bạolực
Hoạt động giáo dục giúp nhà giáo dục sớm phát hiện năng khiếu của học sinh
Vai trò của hoạt động giáo dục ở trường phổ thông cần hướng tới các nhiệm vụ quantrọng như:
Trang 6- Về thái độ:
+ Bồi dưỡng tình cảm, niềm tin vào các giá trị tốt đẹp của cuộc sống
+ Bồi dưỡng tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi tham gia các hoạt động.Như vậy, hoạt động giáo dục có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc phát triển toàndiện nhân cách học sinh, đáp ứng yêu cầu xã hội, góp phần phát huy vai trò của giáodục trong sụ nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
2.2 Xây dựng các hoạt động giáo dục trong nhà trường
2.2.1 Các hoạt động giáo dục chủ yếu trong nhà trường
Trong nhà trường THCS, các hoạt động giáo dục chủ yếu như:
- Dạy học
- Các hoạt động giáo dục ngoài giờ
- Tham quan du lịch
- Vui chơi giải trí
- Văn hoá, văn nghệ
- Thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể
Mọi hoạt động đều có vai trò riêng của nó đối với việc hình thành và phát triển nhâncách cho học sinh Trong phạm vi học tập và tự nghiên cứu của bản thân tôi tâm đắcnhất là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm
2.2.2 Mô tả cụ thể hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL):
Đây là một hoạt động khá đặc trưng và có nhiều ý nghĩa trong công tác giáo dục củanhà trườmg Hiện nay, theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, mỗi lớptrong trường THCS có 3 tiết tổ chức hoạt động GDNGLL, trong đó 1 tiết chào cờ đầutuần, 1 tiết sinh hoạt tập thể cuổi tuần và 1 tiết cho sinh hoạt GDNGLL theo chủ điểm.Các chủ điểm được thiết kế phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh vừa có tính khả thi
Ví dụ: Học tập tốt; Chăm ngoan theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu; chúng em nhớ công
ơn thầy (cô) giáo; Biết ơn các gia đình…
Hình thức tổ chức hoạt động này cần phải hết sức mềm dẻo và linh hoạt, có thể tổ chứcthành từng lớp, có thể gộp 3- 4 tiết lại thành một buổi để tổ chức thống nhất trong toàntrường
2.3 Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục
*Khi tổ chức thực hiện bất kì hoạt động giáo dục nào trong nhà trường cũng cần lưu ý:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ các hoạt đông giáo dục như: đặc điểm lứa tuổi họcsinh THCS: tuổi khủng hoảng, giai đoạn dậy thì diễn ra mạnh mẽ, nhanh nhưngkhông ân đối
- Giáo viên nắm mục tiêu, nguyên tắc và nội dung tổ chức dạy học, giáo dục
- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường
Trang 7- Năng lực của giáo viên như
*Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường THCS thường theo các bước:
Bước 1: Lập kế hoạch hoạt động
Bước 2: Triển khai kế hoạch hoạt động
Bước 3: Tổ chúc hoạt động
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá hoạt động
Bước 5: Rút kinh nghiệm
*Giới thiệu bài minh hoạ:
Tổ chức hoạt động Lễ đăng kí "Tuần học tổt, tháng học tốt"
Bước 1: Khởi động
- Hát tập thể bài lớp chúng mình
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
- Giới thiệu chương trình hoạt động
+ Tác dụng của tuần học tốt, tháng hoc tốt là gì?
+ Để có được tháng học tốt, tuần học tốt, học sinh cần phải làm gì?
- Các thành viên trong lớp xung phong lên diễn đàn phát hiểu ý kiến
- Sau mỗi ý kiến, người điều khiển chia sẻ, bổ sung, thảo luận
- Cán bộ lớp tổng kết ngắn gọn các vấn đề đã đuợc trình bày
Họat Động 2: đăng kí và giao ước thi đua:
- Giới thiệu nội dung của bản giao ước và hình thức đăng kí
- Mỗi cá nhân hoặc đại diện mỗi tổ lần lượt đọc đăng kí thi đua của tổ
- Các cá nhân nộp bản đăng kí cho tổ trưởng
- Lầy ý kiến để làm những giao ước chung cho cả lớp
Hoạt động 3: Biểu diễn vãn nghệ
Bước 3: Kết thúc hoạt động
- Phỏng vấn nhanh một số học sinh về kết quả của buổi đăng kí:
+ Bạn có quyết tâm thực hiện không?
- Người dẫn chương trình mời giáo viên chủ nhiệm hoặc đại biểu phát biểu ý kiến
- Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và gợi ý cho các em những biện pháp theodõi, kiểm tra và các cách thức học tập hiệu quả
Tóm lại: Hoạt động giáo dục có vai trò qan trọng trong giáo dục toàn diện nhân cách
học sinh THCS Muốn hoạt động giáo dục có hiệu quả, người giáo viên cần hiểu rõ đặtđiểm học sinh THCS, kết hợp điều kiện chung của nhà trường, năng lực giáo viên đểxây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp
3 Tóm tắt modul 35: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS
3.1 Quan niệm và phân loại kỹ năng sống
Trang 8Học để chung sống giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông.
Học để làm ( tự khẳng định)
kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.
Có nhiều quan niệm và cách phân loại kĩ năng sống khác nhau, quan niệm phổ biến vàđược hưởng ứng nhiều nhất là của tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hợpquổc (UNESCO) Theo Unesco kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là:
Có thể thấy, kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sổnghằng ngày của con người Đó là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để
cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả
3.2 Vai trò và mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
3.2.1 Vai trò giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
- Hình thành những hành vi tích cực
- Giúp học sinh giải quyết được những nhu cầu của bản thân để phát triển theo hướngtích cực
- Học sinh sẽ học tập tích cực hơn, có hiệu quả hơn
- Giáo dục kĩ năng sống ứng phó với những vấn đề của lứa tuổi học sinh trung học cơ
sở như phòng tránh lạm dụng game, phòng tránh rủi ro trong quan hệ giới tính, phòngtránh sử dụng chất gây nghiện, phòng tránh bạo lực học đường
3.2.2 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở gắn với 4 trụ cột của thế kỉXXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống:
- Học sinh hiểu đuợc sự cần thiết của các kĩ năng sống
Cá Các trụ cột kĩ năng sống cần giáo dục cho HS THCS
Trang 9Tương tác Trải nghiệm: Tiến trình Thay đổi hành vi Thời gian và môi
trường giáo dục
- Hiểu tác hại của những hành vi, thói quen tiêu cực
- Có kĩ năng làm chủ bản thân, biết xử lí linh hoạt trong các tình huống giao tiếp hằngngày sống có trách nhiệm
- Học sinh có nhu cầu rèn luyện kĩ năng sống trong cuộc sống hằng ngày; ưa thích lốisống lành mạnh, có thái độ phê phán đối với những biểu hiện thiếu lành mạnh
3.3 Nội dung và nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
3.3.1 Nội dung giáo dục kĩ năng sống:
stt Kĩ năng cần giáo dục stt Kĩ năng cần giáo dục
1 Kĩ năng tự nhận thức 7 Kĩ năng hợp tác
2 Kĩ năng giao tiếp 8 Kĩ năng ứng phó căng thẳng
3 Kĩ năng lắng nghe tích cực 9 Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
4 Kĩ năng xác định giá trị 10 Kĩ năng thể hiện sự tự tin
5 Kĩ năng kiên định 11 Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
6 Kĩ năng ra quyết định
3.3.2 Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
3.4 Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS qua các môn học và hoạt động giáo dục
Trang 10Dạy học theo dự án
4 Tóm tắt modul 36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS
4.1 Quan niệm về giá trị sống và phân loại giá trị sống
- Giá trị sống (hay còn gọi là “giá trị cuộc sống", “giá trị của cuộc sống") là những điều
mà một con người cho là tốt, là quan trọng, phải có cho bằng được Vì thế, giá trị sống
là cơ sở của hành động sống Nó chi phối hành vi hướng thiện của con người Thuậtngữ giá trị sống có thể quy chiếu vào những mối quan tâm, những thích thú, những cái
ưa thích, những sở thích, những bổn phận, những trách nhiệm tinh thần, những ướcmuốn, những đòi hỏi, những nhu cầu, những ác cảm, những lôi cuốn và nhiều hình tháikhác nữa của định hướng lựa chọn
- GS Phạm Minh Hạc đề xuất phương án xây dựng hệ giá trị chung cho người ViệtNam hiện nay bao gồm:
Giá trị dântộc
Các giá trịgia đình
Các giá trị củabản thân
Trách nhiệm với
xã hội, cộngđồng, gia đình
và bản thân
Trang 11Tổ quổc, yêu đồng bào, học tập, lao động, đoàn kết, kỉ luật, vệ sinh
1.2 Vai trò và mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh trong giáo dục phổ thông
1.2.1 Vai trò giáo dục giá trị sống cho học sinh trong giáo dục phổ thông
- Cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng để phát triển và hoàn thiện học sinh mộtcách toàn diện, bao gồm thể chất, tinh thần, cảm xúc và vai trò xã hội
- Tạo động cơ, xây dụng tinh thần trách nhiệm cho học sinh trước những lựa chọngiá trị theo hướng tích cục cho bản thân và xã hội
- Khuyến khích, truyền cảm hứng cho học sinh thực hiện những lựa chọn giá trịtheo hướng tích cực của bản thân đem lai những lợi ích cho bản thân và xã hội
4.2.2 Vai trò và mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh trong giáo dục phổ thông
* Về kiến thức:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của giá trị sống, tạo hứng thú trong việckhám phá các giá trị theo nhiều hình thức khác nhau
- Giúp học sinh nhận biết các giá trị của bản thân, của mọi người và của thế giới
- Giúp học sinh nhận biết tác động của những hành vi, ứng xử tiêu cực và tích cực
* Về kĩ năng:
- Biết đánh giá những hành vi ứng xử và những giá trị tích cực cũng như tiêu cực
- Ứng xử theo các giá trị đã được khám phá trong quá trình giao tiếp
- Phát triển kĩ năng ra quyết định chọn lựa các giá trị tích cực
- Biết thể hiện một cách sáng tạo, cảm nhận các giá trị qua nhiều hình thức khácnhau
Trang 12- Áp dụng các phương pháp tích cực giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng.
4 3 Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở cần hướng tới việc hoàn thiện cácgiá trị nhân cách công dân mới và giá trị nhân cách cho người học Cụ thể xem hai bảngsau:
đối với học sinhTHCS
Rấtcần cần chưacần
6 Học tập có hội tụ kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau
(bài giảng của thầy cô, sách giáo khoa, sách tham khảo, thông
tin trên internet )
X
7 Học tập có đặt câu hỏi để hiểu đúng, hiểu sâu kiến thức X
8 Học tập có đặt câu hỏi để hiểu có phê phán kiến thức X
9 Học tập có thực hành kiến thức (kĩ năng) đã học X
lũ Học tập có thực hành kiến thức thường xuyên trong thực tế
11 Học tập một cách trung thực Ctrong kiểm tra, thi ) X
Trang 1312 Quan tâm đến việc học tập của bạn học X
13 Quan tâm đến tập thể lớp tổ tham gia làm lãnh đạo tổ, lóp X
15 Không nghiện game, rượu, bia, thuốc lá, ma tuý X
17 Tiết kiệm (nước, điện, đồ dùng, chi tiêu ) X