1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

KỸ NĂNG QUẢN lý THỜI GIAN của SINH VIÊN

5 581 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 133,25 KB

Nội dung

Hình thành kĩ năng quản lý thời gian không phải là việc có thể thực hiện trong một sớm một chiều mà theo sau đó cần sử dụng thời gian một cách tối ưu để đạt hiệu quả tốt nhất.Trong đó có

Trang 1

Tên: Mai Hồng Tiến

Lớp: CĐTA05A

KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA

SINH VIÊN

Cuộc sống của con người ngày càng diễn biến theo hướng đa dạng hóa,bởi sự phát triển không ngừng của xã hội về mọi lĩnh vực, ngành nghề Trong đó hoạt động giáo dục nắm

vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển tâm lý con người Bên cạnh việc học

kiến thức chuyên môn sinh viên cần trau dồi nhiều kỹ năng để có thể nhận thức rõ nhiệm

vụ học tập, từ đó có thái độ và hành vi đúng đắn hướng đến hoàn thành mục tiêu học tập

đã đề ra Một trong những yếu tố quan trọng xây dựng tính tự giác trong hoạt động học của sinh viên là việc làm chủ thời gian học tập

Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, các bạn gặp nhiều khó khăn trong sắp xếp thời gian lên kế hoạch học tập và có biểu hiện như học để đối phó, học vẹt không nghiên cứu sâu, học “tủ”, tâm trạng lo âu, sợ thi, giảm học lực, bỏ học Các bạn sinh viên còn thiếu các kỹ năng mềm như: kỹ năng tự đánh giá, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý cảm xúc kèm theo đó là kĩ năng quản lý thời gian chưa có nhiều Như vậy, từ lên kế hoạch học tập, cố gắng nỗ lực, và tự đánh giá kết quả trong học tập là điều cấp thiết mà các bạn sinh viên cần chuẩn bị kĩ

Hình thành kĩ năng quản lý thời gian không phải là việc có thể thực hiện trong một sớm một chiều mà theo sau đó cần sử dụng thời gian một cách tối ưu để đạt hiệu quả tốt nhất.Trong đó có rất nhiều bước mà các bạn cần nhận thức rõ như sau:

1.Quá trình lập kế hoạch học tập:

Việc lên kế hoạch rất quan trọng, đây là yêu cầu đầu tiên và bắt buộc nếumuốn quản lý thời gian tối ưu Trước khi lập kế hoạch phải có hình dung cụ thể về các công việc sắp làm để đáp ứng hiệu quả nhât về mặt thời gian Việc này sẽ giúp mỗi bạn có thể hiểu được cách thức hiệu quả để sử dụng thời gian cả trong học tập.Sắp xếp thứ tự công việc

ưu tiên; xem xét thời gian để hoàn thành tốt nhất một hoạtđộng; nhắm chừng khả năng bản thân đối với từng hoạt động một cách phùhợp Các bạn khi lập kế hoạch cần đưa ra thời gian sử dụng cụ thể cho từng nhiệm vụ đã được định trước đó và phải nắm rõ những yêu cầu của nhiệm vụ cần hoàn thànhđể có thể đưa ra thời hạn chính xác và phù hợp nhất Bên cạnh đó, kế hoạch sử dụng thời gian cần có sự dự đoán về những khó khăn có thể sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện, có được sự hỗ trợ từ nhóm, tập thể để bản thân có điều kiện thuận lợi nhất để làm, vượt qua khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu đã

Trang 2

định.Cuối cùng, các bạn cần xem xét lại toàn bộ một cách cârn thận để có những điều chỉnh kịp thời tránh sai sót

2.Quá trình tổ chức và sử dụng thời gian:

Đây chính là bước nhằm làm cụ thể thêm việc lên kế hoạch và xác lập Khi tổ chức sử dụng thời gian cần lưu ý cơ địa của bản thân hay cụ thể hơn là sức khỏe, thói quen về thời gian, nếu các yếu tố này được quan tâm hết mức thì sẽ góp phần tăng cường sự tập trung vào quá trình học tập.Bên cạnh đó chia nhỏ những kế hoạch dài hạn thành những kế hoạchngắn hạn và tiến hành một cách tuần tự, khi xử lý những công việc khó thì hãy xử

lý từng việc nhỏ của nó mà để đạt được tối đa hiệu suát trong học tập Nếu việc học tập càng ngày càng bị đình trệ thì xác định và lập lại kế hoạch mới công việc.Trong quá trình

sử dụng thời gian, các bạn cần phải nhận thức rõ những mặt hạn chế của bản thân, đồng thời nhờ thêm sự hỗ trợ bên từ bên ngoài để tránh đặt áp lực lên bản thân

3 Quá trình đánh giá lại quá trình sử dụng thời gian:

Việc lên kế hoạch và tổ chức thực hiện sử dụng thời gian hiệu quả sẽ thực sự

hữu ích nếu như các bạn biết tự nghiêm khắc với bản thân Để có thể thực hiện việc đó cần phải : luôn chú tâm việc kiểm tra thời gian biểu trong ngày một cách nghiêm khác; dành một khoảng thời gian để xem xét lại bản thân khi thực hiên kế hoạch đó Khi đánh giá phải có hành động tự đánh giá xem nguyên nhân,sự cố xảy ra hoặc việc biểu lộ khyết điểm, khó khăn gặp phải.Nên sử dụng các công cụ kỹ thuật để hỗ trợ trong quá trình thực hiện: máy tính, điện thoại, dùng báo thức hay để lập thời gian biểu Có nhiều cách đánh giá kĩ năng quản lí thời gian như so sánh kết quả khi sử dụng kế hoạch quản lí thời gian trước và sau khi thực hiện để coi kết quả thế nào để tiếp tục phát triển hay sửa đổi kế hoahcj, đồng thời rút ra nhận xét chung về kĩ năng quản lý thời gian của bản thân/

Trong quá trinh tự lấp kế hoạch có thể hình thành và phát triển các kỹ năng khác như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng xử lý thông tin…bởi giữa chúng gần như có sự tương tự nhau

Các nguyên tắc sử dụng kĩ năng quản lý thời gian:

-Nguyên tắc 1 Thay đổi những thói quen xấu của bản thân liên quan đến việc

quản lí thời gian và tập những thói quen tích cực.Ví dụ: có mặt ở lớp trước 30 phút để có thể kịp thời gian đến trường nếu có phát sinh thay

vì đến trường gần kịp giờ hay thậm chí là đến trễ

- Nguyên tắc 2 Bắt đầu rèn luyện kí năng quản lí thói gian từ những hành động nhỏ nhặt trong cuộc sống: Ví dụ: không mặc đồ cả tuần rồi mới giặt vì nghĩ đồ dơ hay sạch mặc rồi cũng vậy, đừng sợ mất công

mà hãy nghĩ nến để cả nhiều tuần rồi giặt đồ sẽ rất là nhiều gây cảm

Trang 3

giác chán nản, đôi khi có thể là đồ không khô kịp để hôm sau có thể đi hoc

- Nguyên tắc 3 Quản lí thời gian là cân bằng việc sử dụng thời gian cho hoạt động của

mình chứ không hẳn là tiết kiệm thời gian.Ví dụ:làm bài tập nếu kế hoạch khoảng 1 tiếng làm xong mà không thực hiện được thì cố gắng làm ẩu tả để cho có, như vậy là sai vì việc sử dụng thời gian sẽ bị lãng phí mà có thể sử dụng thêm 1 tiếng nữa để làm bài, còn các hoạt động khác thì cố gắng tranh thủ một chút thì thời gian cho các công việc sẽ rất hợp lý

Nếu sinh viên xác định mục đích sử dụng quản lý thời gian của sinh viên là khá thì sinh viên xác định được động cơ chỉ ở khoảng trung bình như vậy có sự chênh lệch về mức trung bình giữa xác định động cơ và mục đích sử dụng Xếp vị trí thứ 3 là mức độ lập kế hoạch quản lý thời gian và cuối cùng là tổ chức thực hiện hành động sử dụng thời gian đều thuộc khoảng mức độ trung bình Kết quả phỏng vấn sinh viên viên

N.T.H.A (trường ĐH CNSG) cho thấy “Sinh viên trường đại học CNSG

tuy rất năng động trong các công việc đoàn hội, nhưng đồng thời cũng chưa hết sức chủ động trong việc học về mặt thời gian, vì vẫn còn nhiều sinh viên đến lớp trễ, vẫn còn tình trạng trễ hạn nộp, ít sinh viên nói lên khó khăn về thời gian với giảng viên, đồng thời chưa thực hiện đầy đủ các bước trong kĩ năng quản lý thời gian mà em gợi ý”

Nhìn chung, mức độ tự đánh giá kĩ năng quản lý thời gian của sinh viên chỉ ở mức độ trung bình, hiệu quả quản lý thời gian trong việc học tập chưa cao, nhất là sự chênh lệch quá lớn giữa hoạt động vui chơi và học tập Thực tế quan sát cho thấy, rất nhiều bạn thất bại trong hành động quản lý thời gian Các bạn vẫn chưa thể vượt qua được những tiêu cực

về thói quen, ý thức quản lí thời gian Có thể nhận thấy sinh viên chưa chú trọng việc lập kế hoạch chỉ khi nhiệm vụ học tập được đặt ra thì sinh viên mới bắt đầu thực hiện rõ ràng nếu không có sự chuẩn bị từ trước thì kết quả sẽ không cao

Trang 4

Những biện pháp được đề ra:

Đối với bản thân sinh viên: sinh viên cần chủ động tìm hiểu kiến thức

về kĩ năng quản lý thời gian để nâng cao nhận thức của mình như tích cực tham gia vào các khóa đào tạo kỹ năng, đoàn hội, học tập những người đi trước có kinh nghiệm về lĩnh vực này Đồng thời, vận dụng vào trong hoạt động học tập nói riêng và hoạt động sống nói chung Sinh viên cần phải loại bỏ những thói quen tiêu cực về mặt thời gian để có thể hình thành kĩ năng quản lý thời gian tốt hơn, khoa học hơn, nghiêm khắc với bản thân trước những “kẻ cắp thời gian”

Đối với nhà trường: chương trình đào tạo hiện tại cần được điều chỉnh

lại về mặt thời gian diễn ra hoạt động học tập của sinh viên, tránh gây

áp lực cho sinh viên về việc phải lĩnh hội lượng kiến thức quá tải trong một thời gian đào tạo ngắn, nhà trường cần nắm rõ được thực trạng quản lý thời gian trong hoạt động học tập của sinh viên đang diễn ra với mức độ và diễn biến ra sao, qua đó đề xuất nhưng biện pháp tác động phù hợp, tạo điều kiện để sinh viên nâng cao kĩ năng quản lý thời gian trong hoạt động học tập góp phần nâng cao thành tích học tập Nhà trường nên áp dụng biệnpháp tổ chức chuyên đề, khóa học ngắn hạn để sinh viên có cơ hội học hỏi kiến thức sâu hơn, tiếp cận dễ dàng hơn

Đối với giảng viên: giảng viên được xem là nguồn lực để sinh viên nhận

được sự hỗ trợ.với kinh nghiêm làm việc, giảng viên có thể chia sẻ với sinh viên cách thức quản lý thời gian học tậptốt hơn Bên cạnh đó, bản thân giảng viên phải là“gương”cho sinh viên nhất là trong hoạt động day, đảm bảo đúng giờ Ngoài ra, giảng viên chia sẻ những phương pháp học tập khoa học, phương pháp quản lý thời gian tối ưu, để sinh viên có được những gợi ý ban đầu, tìm tòi, học hỏi và vận dụng

Trang 5

Như vậy, cần có sự phối hợp giữa sinh viên, giảng viên, nhà trường trong công tác rèn luyện và nâng cao kĩ năng quản lý thời gian trong hoạt động học tập của sinh viên, góp phần hỗ trợ và cải thiện thành tích học tập của sinh viên, chất lượng giáo dục và đào tạo, chuẩn bị những kĩ năng cần thiết để sinh viên vững chắc hơn khi chính thức bước vào lao động nghề nhiệp tương lai

Ngày đăng: 05/10/2017, 17:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w