Bài 58. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tấ...
Trang 1Bài 58
Tài nguyên thiên nhiên là gì? Kể tên những tài nguyên thiên nhiên mà em biết?
Trang 2I CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
Có các dạng tài nguyên thiên nhiên nào?
TÀI NGUYÊN TÁI SINH
TÀI NGUYÊN KHÔNG TÁI SINH
TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG VĨNH CỬU
Trang 3I CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
g) Tài nguyên sinh vật h) Bức xạ mặt trời
i) Than đá k) Năng lượng thủy triều l) Năng lượng suối nước nóng
Bảng 58.1 Các dạng tài nguyên thiên nhiên
b, c, g
a, e, i
d, h, k, l
Trang 4Từ hình ảnh và các thông tin trên bảng 58.1, rút ra nhận xét gì về đặc điểm của từng dạng tài nguyên thiên nhiên?
I CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
Tài nguyên tái sinh: là dạng tài nguyên khi sử
dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước …)
-Tài nguyên không tái sinh: là dạng tài nguyên
sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt (than đá, dầu lửa …)
-Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: (gió, năng
lượng mặt trời , sóng, thủy triều…) được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các
dạng năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế
Trang 5Tài nguyên không tái sinh ở Việt Nam có những
loại nào?
I CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
Ở Việt Nam có tài nguyên không tái sinh là: Than
đá, dầu mỏ, mỏ thiếc
Tài nguyên rừng là loại tài nguyên gì? Vì sao?
Tài nguyên rừng là loại tài nguyên tái sinh vì nếu
biết cách bảo vệ và khai thác hợp lí thì tài nguyên
rừng có thể phục hồi sau mỗi lần khai thác
Mỏ Thiếc
Quan sát hình sau và trả lời:
Rừng
Bạch
Mã
Trang 6THÔNG TIN BỔ SUNG
Hiện nay, tài nguyên năng lượng vĩnh cửu đang được nghiên cứu sử dụng ngày càng nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng đang bị cạn kiệt và cũng hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường
Năng lượng mặt trời
Trang 7II SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
- Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm
và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài
nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy
trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
Trang 8Bảng 58.2 Vai trò bảo vệ đất của thực vật
1 Sử dụng hợp lí tài nguyên đất :
II SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
Trang 9Giải thích vì sao trên vùng đất dốc, những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại có thể góp phần chống xói mòn đất?
Trả lời: Vì trên vùng đất dốc, những nơi có thực vật
bao phủ và làm ruộng bậc thang, nước chảy trên mặt đất luôn va vào gốc cây và lớp thảm mục trên mặt đất nên chảy chậm lại Do vậy, rừng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói mòn đất, nhất là xói mòn trên sườn đất dốc
Trang 10II SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
là không làm cho đất bị thoái hóa
1 Sử dụng hợp lí tài nguyên đất:
Trang 11Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật
trên Trái Đất Nguồn tài nguyên nước hiện nay trên
Trái Đất đang ngày một ít dần và bị ô nhiễm
Tài nguyên nước tái sinh theo chu trình nước của Trái Đất
2 Sử dụng hợp lí tài nguyên nước:
II SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
Trang 12Bảng 58.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục
Nguồn nước Nguyên nhân gây ô nhiễm Cách khắc phục
2 Sử dụng hợp lí tài nguyên nước :
II SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
Trang 13Nếu bị thiếu nước sẽ có tác hại gì?
Tác hại: Thiếu nước là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật do mất vệ sinh, và ảnh hưởng tới mùa màng do hạn hán, không đủ nước uống cho các đàn gia súc …
Nêu hậu quả của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm?
Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước không? Vì sao?
Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân của
nhiều bệnh tật ở người và động vật
Có, vì trồng rừng tạo điều kiện thuận lợi cho tuần
hoàn nước trên Trái Đất, tăng lượng nước bốc hơi và lượng nước ngầm
Quan sát hình sau và trả lời
Ruộng đồng bị thiếu nước
Nguồn
nước bị
ô nhiễm
2 Sử dụng hợp lí tài nguyên nước:
II SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
Trang 14II SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
là không làm cho đất bị thoái hóa
1 Sử dụng hợp lí tài nguyên đất:
2 Sử dụng hợp lí tài nguyên nước:
là sử dụng tiết kiệm và không làm ô nhiễm
nguồn nước
Trang 15Nêu hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng?
Hãy kể tên một số khu rừng nổi tiếng của nước ta
hiện đang được bảo vệ tốt Theo em, chúng ta phải
làm gì để bảo vệ các khu rừng đó?
Hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng là làm cạn kiệt
nguồn nước, xói mòn đất, ảnh hưởng tới khí hậu do lượng nước bốc hơi ít, mất nguồn gen sinh vật …
Ở Việt Nam có các khu rừng được bảo vệ tốt như
rừng Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Ba Bể, Cát Bà,
Bạch Mã, Bến En, YoocDon, Cát Tiên, Côn Đảo,
Rừng ngập mặn Cần Giờ, Rừng ngập mặn Đất mũi
Cà Mau…
Quan sát các hình sau:
Tài nguyên rừng bị tàn phá
Rừng
Cúc
Phương
Rừng Bạch Mã
Trang 16II SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
1 Sử dụng hợp lí tài nguyên đất:
2 Sử dụng hợp lí tài nguyên nước:
3 Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng:
- Kết hợp giữa khai thác có mức độ tài
nguyên rừng với bảo vệ và trồng rừng.
- Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các
vườn quốc gia, để bảo vệ các khu rừng quý
đang có nguy cơ bị khai thác.
Trang 17Bản thân em đã làm gì để góp phần sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí?
-Hiểu được giá trị của tài nguyên
-Tham gia vào các hoạt động bảo vệ
nguồn nước, bảo vệ cây, rừng …
-Tuyên truyền cho bạn bè và người
xung quanh để cùng có ý thức bảo vệ tài nguyên
Trang 18Câu 1: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái
sinh?
a Khí đốt và tài nguyên sinh vật
b Tài nguyên sinh vật và tài nguyên đất
c Dầu mỏ và tài nguyên nước
d Bức xạ mặt trời và tài nguyên sinh vật
Trang 19Câu 2: Tài nguyên dưới đây có giá trị vô tận là:
a Dầu mỏ, than đá và khí đốt
b Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật
c Năng lượng mặt trời
d Cây rừng và thú rừng
Trang 20Câu 3: Dựa vào yếu tố nào sau đây để xếp đất vào
nguồn tài nguyên tái sinh?
a Trong đất có chứa nhiều khoáng sản kim loại
b Đất thường xuyên được bồi đắp bởi phù sa, được tăng chất mùn từ xác động, thực vật
c Trong đất có nhiều than đá
d Nhiều quặng dầu mỏ, khí đốt có trong lòng đất
Trang 21Câu 4: Biện pháp cần làm để bảo vệ rừng và tài
nguyên rừng là?
• Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia
• Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa
• Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng
• Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới