1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng dạy học dự án và dạy học tích hợp trong giảng dạy tiết 62, bài 58 sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên sinh học 9 THCS

29 572 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 15,27 MB

Nội dung

Tên sáng kiến: Vận dụng dạy học dự án và dạy học tích hợp trong giảngdạy tiết 62 - bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên – Sinh học 9 THCS 2.. Xuất phát từ đặc điểm nội dung của

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Vận dụng dạy học dự án và dạy học tích hợp trong giảngdạy tiết 62 - bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên – Sinh học 9 THCS

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Sinh học 9

3 Tác giả:

Họ và tên: Phạm Thị Vân - Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 24/04/1986

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Sinh

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Cộng Hòa

Điện thoại: 0983375835

4 Đồng tác giả: Không

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Cộng Hòa

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: HS, phòng học, lớp họcđảm bảo theo quy định, máy chiếu projecter, camera vật thể, giấy A0, bút dạ,

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy nhiều bài thuộc chương IV: Bảo vệ môitrường - phần Sinh vật và môi trường – Sinh học 9, có rất nhiều phần kiến thứcliên quan đến thực tiễn và liên quan đến những môn học khác Vì vậy, khi dạyphần này, đòi hỏi có những phương pháp phù hợp, để có thể giúp HS hìnhthành, khắc sâu các kiến thức một cách chủ động, phát huy khả năng tự học, tưduy, sáng tạo của HS Xuất phát từ đặc điểm nội dung của chương trình, cùng

với sự nghiên cứu các PPDH tích cực, tôi đã mạnh dạn đề xuất sáng kiến “Vận dụng dạy học dự án và dạy học tích hợp trong giảng dạy tiết 62 - bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên – Sinh học 9 THCS”.

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

- Điều kiện: điều kiện cơ bản về phòng học, lớp học theo quy định, sựchuẩn bị của GV và HS, các thiết bị dạy học như: máy chiếu projecter, cameravật thể,…

- Thời gian: Năm học 2013 - 2014

- Đối tượng: Học sinh lớp 9

3 Nội dung sáng kiến

*Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến

- HS vận dụng kiến thức liên môn: Hóa học, Địa lí, Công nghệ, GDCD ….vào bài học để lĩnh hội kiến thức mới Rèn luyện các kĩ năng sử dụng công nghệthông tin trong môn Tin học, hát trong môn Âm nhạc,… Phát triển kĩ năng giaotiếp, thuyết trình của HS

- GV lập kế hoạch thực hiện dự án, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm Trong suốtquá trình thực hiện GV là người hướng dẫn, người tham vấn, người bạn cùng học,chứ không phải “người cầm tay chỉ việc” cho HS Mỗi nhóm HS dựa vào chủ đềđược giao, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, mỗi thành viên đưa ra ýkiến cá nhân, lên ý tưởng, tập hợp ý tưởng thống nhất nội dung đó chính là sảnphẩm của nhóm và được trình bày dưới dạng trình chiếu, dưới dạng tranh trìnhbày trên giấy A0

Trang 3

- Phần đánh giá sử dụng phiếu đánh giá dành cho từng cá nhân và đánh giáriêng cho từng nhóm Việc sử dụng phiếu đánh giá là phương pháp đánh giákhách quan, công bằng đối và tin cậy với từng HS, từng nhóm.

- Ngoài sử dụng PPDH theo dự án và dạy học tích hợp, GV còn sử dụng kĩthuật dạy học “khăn trải bàn” và một số PPDH khác, việc áp dụng nhiều PPDHlàm cho tiết học trở nên sinh động, phong phú, gây hứng thú đối với người học

* Khả năng áp dụng của sáng kiến

Khả năng áp dụng sáng kiến rất khả thi, việc sử dụng PPDH dự án và dạyhọc tích hợp ngoài áp dụng trong giảng dạy tiết 62 – bài 58 – Sinh học 9 còn ápdụng được cho nhiều bài học khác trong chương trình SGK Sinh học THCS.Đây là những PPDH tích cực giúp phát huy tính tích cực, tư duy, sáng tạo của

HS, giúp HS tự lĩnh hội, ghi nhớ kiến thức

* Lợi ích thiết thực của sáng kiến

Trong thời gian vừa qua, tôi nhận thấy khi áp dụng sáng kiến vào thực tế đãkhắc phục được nhược điểm của HS đó là học tập lĩnh hội kiến thức một cáchthụ động, lười tư duy, suy nghĩ Trong một tiết học áp dụng nhiều PPDH linhhoạt, GV đặt các em ở vị trí những người cùng đồng hành tìm tòi kiến thứcmới, không còn “thầy đọc – trò chép”, các em HS cùng thi đua, tạo không khísôi động, phấn khởi cho người học

4 Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến

Sáng kiến này đã giúp bản thân tôi nâng cao chất lượng bộ môn, giúp HSlĩnh hội kiến thức một cách chủ động, giúp tiết học lôi cuốn, thầy và trò cùnghợp tác, đồng hành tìm ra kiến thức Những PPDH này không chỉ áp dụng chomột bài tôi lựa chọn mà có thể áp dụng cho nhiều bài khác trong chương trìnhSinh học THCS

5 Đề xuất, kiến nghị

Sáng kiến đã mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy, nâng cao chất lượng bộmôn của tôi Tuy nhiên, để áp dụng sáng kiến cần các điều kiện về trang thiết bịdạy học như máy chiếu projecter, camera vật thể, trong thực tế nhiều nhà trườngvẫn còn thiếu thốn nhiều trang thiết bị dạy học, kính mong các cấp lãnh đạo xemxét, tạo điều kiện để khắc phục những khó khăn trên Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Ngày nay, khối lượng tri thức trên thế giới khám phá ra ngày càng tăng Vìvậy, nhiệm vụ của người GV không những cung cấp cho HS vốn kiến thức cơ bản

mà điều quan trọng là còn phải trang bị cho HS khả năng tự học, tự làm việc, tựnghiên cứu và tìm tòi để khám phá kiến thức mới Nếu chúng ta sử dụng phươngpháp “thầy đọc – trò chép” tóm tắt SGK để dạy học thì mục tiêu trên khó có thểthực hiện được

Trong sự đổi mới chung của ngành Giáo dục - Đào tạo, đổi mới PPDH ở tất

cả các cấp học đang được coi là chìa khoá để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạyhọc Xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là phát huy tính tích cực, chủđộng sáng tạo ở người học, hướng việc tìm tòi khám phá tri thức về phía ngườihọc Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều bài thuộc chương IV: Bảo vệmôi trường - phần Sinh vật và môi trường – Sinh học 9, có rất nhiều phần kiếnthức liên quan đến thực tiễn và liên quan đến những môn học khác Vì vậy, khidạy phần này, đòi hỏi có những phương pháp phù hợp, để có thể giúp HS hìnhthành, khắc sâu các kiến thức một cách chủ động và phát huy khả năng tự học,

tư duy, sáng tạo của HS Xuất phát từ đặc điểm nội dung của chương trình,cùng với sự nghiên cứu các PPDH tích cực, tôi đã mạnh dạn đề xuất sáng kiến

“Vận dụng dạy học dự án và dạy học tích hợp trong giảng dạy tiết 62 - bài 58:

Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên – Sinh học 9 THCS” Với chút ít kinhnghiệm của bản thân và những kinh nghiệm học hỏi được từ đồng nghiệp … tôi

hi vọng rằng sẽ giúp nâng cao được chất lượng giảng dạy bộ môn, giúp các em

HS say mê hơn với môn học

2 Cơ sở lý luận của vấn đề

2.1 Dạy học theo dự án (Project based learning)

2.1.1 Khái niệm dạy học theo dự án

- DHTDA là PPDH trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tậpphức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn Nhiệm vụ này được thựchiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục

Trang 5

đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều khiển đánh giá quátrình và kết quả thực hiện Kết quả dự án là những sản phẩm có thể trình bày,giới thiệu.

2.1.2 Quy trình dạy học theo dạy học dự án

2.2 Dạy học tích hợp liên môn

2.2.1 Thế nào là dạy học tích hợp liên môn?

“Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho HS biết tổng hợp kiến thức, kĩnăng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành năng lựcgiải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tìnhhuống thực tiễn

2.2.2 Xu hướng của dạy học tích hợp liên môn

Trên thế giới, hiện nay có hai xu hướng dạy học tích hợp:

Lập kế hoạch dự ánXây dựng ý tưởng dự án

Trang 6

- Tích hợp trong một môn học gồm có tích hợp đơn môn, tích hợp đa môn,tích hợp liên môn hoặc tích hợp xuyên môn.

- Tích hợp nhiều môn học, nhiều lĩnh vực thành một môn tổng hợp mớigồm có tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn

3 Thực trạng của vấn đề

Tôi đã tìm hiểu thực trạng việc vận dụng PPDH theo dự án và dạy học tíchhợp liên môn trong dạy HS học ở một số trường THCS Qua kết quả điều tra tôinhận thấy:

3.1 Về phía Giáo viên

- Các thầy cô giáo biết đến phương pháp dạy học dự án chủ yếu thông quacác nguồn tài liệu tham khảo và đồng nghiệp Trong quá trình vận dụng dạyhọc dự án, các GV đã phát hiện những khó khăn, thuận lợi của các khâu trongquy trình thực hiện, của các phần kiến thức khác nhau trong Sinh học THCS

- Đội ngũ GV hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạmđơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn mộtcách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do GV tự mày mò,

tự tìm hiểu không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ýnghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học dự án, dạy học tích hợp liên môn

- Khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp GVtiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra Từ đó, đưa ra cácPPDH phù hợp giúp bài học sinh động, giúp HS phát huy sự suy nghĩ, tư duy,sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống

- Việc chuẩn bị và tiến hành dạy – học theo dự án và tích hợp đòi hỏinhiều thời gian chuẩn bị cho cả thầy và trò

3.2 Về phía Học sinh

- HS đa số đã thể hiện các thái độ tích cực nhất định khi tham gia học theo

dự án, tuy nhiên các kĩ năng về công nghệ thông tin, kĩ năng hợp tác, kĩ nănggiao tiếp khi thực hiện nhiệm vụ, kĩ năng trình bày còn hạn chế

- Trong quá trình thực hiện dự án có nhiều luồng ý tưởng, ý kiến khácnhau dẫn đến vấn đề nhiều lúc tưởng chừng đi lệch hướng không giải quyếtđược, các em ở cách xa nhau nên không có nhiều thời gian thảo luận

Trang 7

- Phần lớn các em học môn Sinh học vẫn theo xu hướng học thụ động, các

em không tích cực, không chủ động cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiếnthức môn học trong các giờ học; việc liên hệ các kiến thức “ liên môn” còn hạnchế hoặc không thể sử dụng kiến thức của các môn “liên quan” như một công

cụ để khai thác kiến thức mới ở môn Sinh học

- HS còn lúng túng trong việc hợp tác nhóm, chưa đủ tự tin trong thuyếttrình, còn nhiều em lười tư duy, suy nghĩ, chưa thực sự tham gia nhiệt tìnhtrong các hoạt động của nhóm

3.3 Về phía chương trình SGK môn Sinh học

Được viết theo kiểu đơn môn nên đôi khi còn có sự chồng chéo, thiếu tínhđồng bộ về kiến thức giữa các môn học “liên quan”, giữa các cấp học, các lớphọc, nên khi tiến hành xác định được các nội dung tích hợp liên môn nhưngthực hiện không có hiệu quả cao hoặc không thực hiện được Đồng thời nộidung nhiều bài học có quá nhiều chủ đề, thời gian chỉ bó hạn trong một tiết họcnên rất khó áp dụng dạy học dự án

4 Các giải pháp thực hiện

Giáo án minh họa sáng kiến: Vận dụng dạy học dự án và dạy học tíchhợp trong giảng dạy tiết 62 - bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên – Sinhhọc 9 THCS

Trang 8

+ Hóa học: Nêu được: công thức hóa học của nước là hợp chất của 2 nguyên

tố cacbon và hiđro; vai trò của nước trong đời sống và trong sản xuất; biện phápchống ô nhiễm nguồn nước; cách sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguồn nhiên liệu

+ Địa lí: Nêu được: sự phân bố nước trên Trái đất; nguyên nhân gây ônhiễm môi trường nước; thực trạng sử dụng đất hiện nay; nguyên nhân gâythoái hóa đất; vai trò của đất; đưa ra một số biện pháp sử dụng đất hợp lí;nguyên nhân và hậu quả của việc diện tích rừng suy giảm

+ Công nghệ: Nêu được: thực trạng rừng ở nước ta, vai trò của rừng,nguyên nhân và hậu quả của việc chặt phá rừng; đưa ra một số biện pháp bảo

vệ rừng; biện pháp cải tạo đất

2 Kĩ năng

- Rèn các kĩ năng:

+ Thu thập và xử lí thông tin qua kênh hình, kênh chữ

+ Hoạt động nhóm: hợp tác, lắng nghe, trình bày ý kiến

- Hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu

- Phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình

- Vận dụng kiến thức các môn học: Hóa học, Địa lí, Công nghệ, GDCD vào bài học

- Với môn Tin học: Rèn kĩ năng khai thác, sử dụng internet tìm kiếm hìnhảnh, tư liệu, thiết kế PP,

- Với môn Mĩ thuật: rèn kĩ năng vẽ tranh, trình bày bố cục sản phẩm trêngiấy A0 dưới dạng một bức tranh xé, dán,

- Với môn Âm nhạc: rèn kĩ năng hát, khả năng trình diễn,

3 Thái độ

- Có tinh thần hợp tác, vui vẻ trong học tập

- Có ý thức tự giác, lòng say mê, nhiệt tình với môn học

- GDCD: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên thiênnhiên

4 Các năng lực của Học sinh

* Năng lực chung

Trang 9

- Năng lực tự học:

+ HS phân biệt được các dạng tài nguyên thiên nhiên và lấy ví dụ minh hoạ

về các dạng tài nguyên thiên nhiên

+ HS nêu được vai trò, cách sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên:đất, nước, rừng

+ Trình bày được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí cácnguồn tài nguyên thiên nhiên

- Năng lực giải quyết vấn đề:

HS nhận thức được các tình huống học tập: nếu như không sử dụng hợp lítài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến hậu quả gì; Tại sao nên sử dụng năng lượngvĩnh cửu; Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có tác dụng như thế nào đối với cácdạng tài nguyên khác?; Thiếu nước sẽ gây tác hại gì?,

- Năng lực giao tiếp:

HS khiêm tốn, tích cực, tự tin khi diễn đạt ý tưởng, trình bày ý kiến trướcnhóm, trước lớp,…

- Năng lực hợp tác:

HS nhận thức được trách nhiệm và tự hoàn thành nhiệm vụ cần thực hiệntrong nhóm

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin:

HS ứng dụng thành thạo kĩ năng của môn Tin học: biết tra cứu thông tin từnhiều nguồn khác nhau, biết chọn lọc và sử dụng thông tin phù hợp, biết trìnhbày thiết kế PP, word, download nhạc, tài liệu,

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS thuyết trình sản phẩm của nhóm

* Năng lực chuyên biệt

- Quan sát: quan sát bằng mắt thường tranh hình, video

- Đưa ra các tiên đoán/ đề xuất giả thuyết: Nếu không có các nguồn tàinguyên thiên nhiên đó thì điều gì sẽ xảy ra?

5 Phương pháp dạy học

- Vấn đáp – thuyết trình

- Dạy học theo dự án

Trang 10

- Thảo luận nhóm

-

B Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh

1 Chuẩn bị của Giáo viên

* Lập kế hoạch thực hiện dự án học tập và cách thức tổ chức dạy học

Kế hoạch thực hiện dự án học tập

- Do dự án là nội dung tiết học quy định trong PPCT nên việc xác địnhchủ đề được GV đưa ra Nội dung các kiến thức GV đưa ra trong chủ đề, nhữngkiến thức tích hợp liên môn chính là những nội dung kiến thức, câu hỏi cần trảlời trong bài

- GV nghiên cứu tìm hiểu kiến thức các môn học có liên quan đến chủ đề,xác định nội dung kiến thức cần tích hợp trong bài học sao cho hiệu quả

- Thời lượng bài học trong 1 tiết, vì vậy không có tiết dành cho chuẩn bị

dự án, nên việc chuẩn bị triển khai dự án tôi đã dành thời gian hướng dẫn vềnhà của 2 bài thực hành: Hệ sinh thái để hướng dẫn HS

- Trong các tiết học tiếp theo, tôi dành thời gian ra chơi sau tiết học đểhướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, khó khăn mà HS mắc phải để HS thựchiện dự án đạt kết quả cao nhất

- Thời gian 1 tiết học 45 phút, phần các nhóm báo cáo sản phẩm và đánhgiá mỗi nhóm được thực hiện trong 5 phút

+ Đánh giá cá nhân trong nhóm được cá nhân HS và nhóm đánh giá trongquá trình thực hiện dự án

+ Đánh giá giữa các nhóm, được thực hiện trong quá trình các nhómbáo cáo

Các bước thực hiện dự án

Các bước

chính

Thời gian

Mô tả bước thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Báo cáo bằng văn bản

sự phân công nhiệm vụ

cụ thể cho từng thành

Trang 11

15 phút - Tổ chức thảo luận để

thống nhất kế hoạch hoạtđộng

viên trong nhóm

- Xây dựng khung kếhoạch công việc cầnthực hiện Báo cáo dựkiến thời gian hoàn thànhcủa nhóm

Thực hiện

nhiệm vụ

10 ngày - Theo dõi tiến trình thực

hiện nhiệm vụ của cánhân, của nhóm

- Hướng dẫn HS cách khaithác thông tin cho hiệu quả

- Cá nhân tiến hành thuthập thông tin, điều tratìm hiểu, thảo luận vàhoàn thành nhiệm vụ của

cá nhân, của nhómTrình bày

sản phẩm

4 ngày Hướng dẫn HS trình bày

thành sản phẩm sao chokhoa học, sinh động, dễhiểu trên cơ sở ý tưởngcủa các em đã có

Sắp xếp các thông tinthu thập được, trình bàytheo ý tưởng của nhóm.Phát huy tối đa tính sángtạo, sự lôgic giữa các nộidụng của sản phẩm Sảnphẩm được tạo ra là cácbài thuyết trình, các câuchuyện hình ảnh …

- Đánh giá hoạt động củatừng cá nhân

Đánh giá 5 phút Nghe báo cáo sản phẩm và

đánh giá

Nghe báo cáo sản phẩmcủa các nhóm, thực hiệnđánh giá hoạt động cácnhóm khác bằng phiếuđánh giá

- Chuẩn bị phiếu đánh giá (phần phụ lục)

Cách thức tổ chức dạy học

Nội dung bài học có hai phần:

Trang 12

- Phần I: Các dạng tài nguyên chủ yếu GV sử dụng phương pháp vấn đáp– thuyết trình, thảo luận nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn” để tìmhiểu nội dung kiến thức.

- Phần II: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên có ba nội dung, GV dùngPPDH theo dự án và dạy học tích hợp, sản phẩm của HS lần lượt được trìnhbày dưới dạng trình chiếu GV và HS cùng tham gia đánh giá sản phẩm Từ kếtquả sản phẩm của các nhóm, HS rút ra kiến thức của bài

* Giao nhiệm vụ cho các nhóm HS

- Thông tin về các nhóm tham gia dự án

- HS lớp 9A: 32 em

- Chia 3 nhóm: Mỗi nhóm 1 nhóm trưởng và 1 thư kí

- Bảng phân công nhiệm vụ, công việc của mỗi nhóm

Nhóm Nội dung công việc Dự kiến kết

quả

Công cụ hỗ trợ

Môn học tích hợp

- Video

Word

PP eMaindmap Mail

- Vai trò của nước

- Nguyên nhân gây ô

nhiễm nguồn nước

- Bản word

- PP

- Sơ đồ tư duy

- Video

- Bài hát

Word PPeMaindmapSkypeMail internet…

Trang 13

- Hậu quả của việc sử

- Nguyên nhân và hậu

quả của việc suy giảm

- Sưu tầm hình ảnh trên sách, báo, tạp chí,

- Bút dạ

- Kéo, keo dán

- Máy chiếu projecter, camera vật thể

- Giấy A4, giấy A0

- Phiếu học tập

- Bút dạ

2 Chuẩn bị của Học sinh

- Tìm hiểu nội dung bài học

- Tìm hiểu nội dung dự án học tập trên sách báo, internet, …

- Ôn tập, tìm các kiến thức môn học có liên quan: công nghệ, địa lí, hóahọc, GDCD……;

- Rèn kĩ năng trình bày PP, word, vẽ,……

C Tiến trình dạy học

I Tổ chức (1 phút)

Trang 14

Ngày dạy: Lớp 9A Sĩ số 32 Vắng Ngày dạy: Lớp 9B Sĩ số 30 Vắng

II Bài mới

Mở bài: (2 phút)

GV: Nêu những hoạt động của con người tác động đến môi trường ở địaphương em?

→ HS trả lời (yêu cầu nêu được những hoạt động tích cực, hoạt động tiêu cực)

→ GV: Con người có mối quan hệ không thể tách rời với môi trường, ngày naymôi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, để bảo vệ cuộc sống của chính chúng

ta thì cần phải bảo vệ môi trường Vậy phải bảo vệ môi trường như thế nào cô

và các em cùng tìm hiểu chương IV: Bảo vệ môi trường

GV giới thiệu các bài trong chương theo sơ đồ tư duy

→ vào bài: sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Tìm hiểu khái niệm tài nguyên thiên nhiên (2 phút)

GV đưa tình huống: Hàng ngày, gia đình các em đun nấu bằng gì? → HS:than tổ ong, củi, ga,

→ GV: Chiếu một số hình ảnh

→ đó là các tài nguyên thiên nhiên, vậy tài nguyên thiên nhiên là gì?

→ HS: trả lời

- GV: Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên mà em biết? → HS: trả lời

- GV: Tài nguyên thiên nhiên có phải là vô tận? → HS: trả lời

→ Vậy có những dạng tài nguyên thiên nhiên nào là chủ yếu và sử dụng tàinguyên thiên nhiên như thế nào là hợp lý, cô và các em sẽ cùng lần lượt trảlời trong bài học này

Hoạt động 1 (11 phút)

CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHỦ YẾU

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin

SGK, làm việc theo nhóm, chia 4 nhóm

mỗi nhóm 8 em, phát giấy A4,, sử dụng

- HS cử đại diện viết kiểu khăntrải bàn của nhóm

- HS nghiên cứu thông tin mục I

Ngày đăng: 27/07/2016, 07:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w