Tuy còn nhiều cách hiểu khác nhau về lợi ích nhưng đa số các tác giả đều đánh giá cao khái niệm lợi ích do Đ.I.Tresnôcốp nêu ra, theo đó “lợi ích là mối quan hệ khách quan của xã hội hay
Trang 1HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các trích dẫn và số liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Hồ Công Đức
Trang 4MỤC LỤC
Trang
A MỞ ĐẦU 1
B NỘI DUNG 6
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 6
1.1 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề lợi ích và lợi ích nhóm 6
1.2 Một số công trình nghiên cứu về lợi ích nhóm trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay 31
1.3 Một số công trình bàn về phương hướng khắc phục lợi ích nhóm tiêu cực trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay 35
1.4 Một số vấn đề cần tập trung giải quyết trong luận án 38
Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI ÍCH VÀ LỢI ÍCH NHÓM 43
2.1 Một số vấn đề lý luận chung về lợi ích 43
2.2 Một số vấn đề lý luận chung về lợi ích nhóm 58
Chương 3 NHỮNG HỆ LỤY VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HỆ LỤY DO LỢI ÍCH NHÓM TIÊU CỰC GÂY RA TRONG VIỆC KHAI THÁC CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 76
3.1 Lợi ích của việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta 76
3.2 Những hệ lụy do lợi ích nhóm tiêu cực gây ra trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay 81
3.3 Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn những hệ lụy do lợi ích nhóm tiêu cực gây ra trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta 102
Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH CHỐNG LỢI ÍCH NHÓM TIÊU CỰC TRONG VIỆC KHAI THÁC CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 117
4.1 Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước và thực hiện việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách có quy hoạch, kế hoạch 117
4.2 Tăng cường tính công khai minh bạch, dân chủ, nâng cao nhận thức và hoàn thiện hệ thống pháp luật 130
C KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 151
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
Trang 5A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Vấn đề lợi ích và lợi ích nhóm hiện nay đang được nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có các nhà chính trị, các nhà triết học trong
và ngoài nước quan tâm
Tuy nhiên, cho dù ở đâu, thuộc lĩnh vực nào đi chăng nữa thì các nhà lý luận, các nhà khoa học cũng đều cho rằng lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, nhất
là trong quá trình khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải thống nhất, hài hòa với lợi ích chung của xã hội; lợi ích trước mắt phải thống nhất với lợi ích lâu dài Có như vậy mới tạo điều kiện tốt nhất cho xã hội phát triển bền vững và ổn định, đồng thời bảo vệ được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống của con người
Để sống và tồn tại con người luôn phải gắn liền với tự nhiên, phải khai thác, sử dụng, cải biến giới tự nhiên Nếu không khai thác tự nhiên thì con người không thể tạo ra của cải vật chất để sinh tồn Khai thác tự nhiên là một nhu cầu tất yếu khách quan, có lợi đối với con người và xã hội loài người Tuy nhiên, việc khai thác đó phải tuân theo quy luật của tự nhiên, phải có tính toán, có quy hoạch, kế hoạch và khoa học, phải vì lợi ích chung và lợi ích lâu dài của xã hội Khai thác tự nhiên đụng chạm đến lợi ích chung của
xã hội và lợi ích riêng của các nhóm cá nhân khác theo cả hai chiều hướng lợi và hại, cũng như đụng chạm đến lợi ích lâu dài của quốc gia, dân tộc Việc khai thác tự nhiên đó ảnh hưởng đến lợi ích chung và lợi ích lâu dài của xã hội đến mức nào còn là một vấn đề lý luận cần phải tiếp tục quan tâm nghiên cứu và làm rõ thêm
Ở nước ta, vấn đề về lợi ích và lợi ích nhóm trong quá trình khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang là vấn đề cần phải quan tâm hơn bao
Trang 6giờ hết Bởi vì, trong thời gian qua đã xuất hiện một số cá nhân, nhóm người luôn tìm mọi cách vơ vét, vun vén lợi ích về cho cá nhân, cho nhóm của mình
mà bất chấp lợi ích chung của quốc gia, dân tộc Họ lấy lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm làm mục tiêu và thước đo mọi chuẩn mực, khuôn mẫu giá trị đạo đức Đối với họ, lợi ích chung của xã hội và lợi ích lâu dài của đất nước chỉ là thứ yếu, chỉ là sự xa xỉ Bằng nhiều cách khác nhau họ cố làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên không ngừng chảy về túi của một số cá nhân, một số nhóm người, hệ lụy không tránh khỏi là các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng Đây là điều mà
Ph.Ăngghen đã từng nói đến trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên rằng,
những nhà tư bản chỉ vì lợi nhuận, vì lợi ích trước mắt mà không tính đến những hậu quả tác động trở lại của tự nhiên đối với con người
Cùng với đó là việc một bộ phận cán bộ suy thoái về mặt đạo đức đã lợi dụng kẽ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật chỉ chăm lo vun vén cho lợi ích riêng mà khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách không thương tiếc Việc xem nhẹ lợi ích chung của xã hội, đề cao lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm tới mức tuyệt đối hóa nó không phải là hiếm hiện nay Đặc biệt, việc quản lý yếu kém các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy thoái và cạn kiệt, nhất là các nguồn tài nguyên khoáng sản không tái tạo được như bôxít, titan, than đá, v.v
Hiện nay, đã có hàng trăm, hàng nghìn công trình dự án đã, đang và sẽ được thực hiện như các công trình thủy điện, sân golf, các khu đô thị, hàng nghìn điểm khai thác mỏ, quặng, nạn phá rừng khắp mọi nơi… Trong số các công trình, dự án đó có rất nhiều công trình dự án chỉ vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, vì lợi ích trước mắt mà không tính đến lợi ích chung của xã hội, cũng như lợi ích lâu dài của đất nước Tình trạng này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân nói riêng và quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững nói chung
Trang 7Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận định: Lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ có những biểu hiện muôn hình vạn trạng biến màu linh hoạt và ngày càng len sâu vào các lĩnh vực, địa phương, quy mô và các cấp độ Tuy vậy, chúng đều có chung một đặc trưng
là thường khai thác, lạm dụng các kẽ hở và ẩn mình trong vỏ bọc pháp luật, nhân danh cái tốt đẹp và lợi ích chung của quốc gia, cộng đồng tập thể, để vun vén cho lợi ích cá nhân, gia đình, nhóm trong nhiệm kỳ công tác
Có thể nói rằng, lợi ích nhóm tiêu cực trong quá trình khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm làm giàu bất chính của một số nhóm người, bất chấp lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc đang ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ
hết Với những lý do trên tôi chọn: Vấn đề lợi ích và lợi ích nhóm trong quá
trình khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay làm đề
tài luận án của mình
2 Mục đích của luận án
Trên cơ sở khái quát và phân tích một số vấn đề lý luận về lợi ích và lợi ích nhóm, luận án làm rõ những hệ lụy và nguyên nhân của những hệ lụy đó
do lợi ích nhóm tiêu cực gây ra trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay; đề xuất một số giải pháp nhằm đấu tranh chống lại lợi ích nhóm tiêu cực đó
3 Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện được mục đích trên đề tài có những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, khái quát và làm rõ một số vấn đề lý luận về lợi ích và lợi ích
nhóm
Thứ hai, chỉ ra những hệ lụy và nguyên nhân của những hệ lụy đó do
lợi ích nhóm tiêu cực gây ra trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay
Trang 8Thứ ba, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đấu tranh chống lại lợi
ích nhóm tiêu cực trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về lợi ích nhóm tiêu cực
trong quá trình khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay, trong đó tập trung vào việc phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận về lợi ích và lợi ích nhóm; những hệ lụy và nguyên nhân của những hệ lụy đó do lợi ích nhóm tiêu cực gây ra trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên
nhiên ở nước ta hiện nay
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về lợi ích nhóm tiêu cực
trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta, từ khi đất nước thực hiện quá trình đối mới cho đến nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận của luận án: Là phép biện chứng duy vật, những tư tưởng
cơ bản về lợi ích và lợi ích nhóm theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản, cùng với những kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến nội dung luận án
Phương pháp nghiên cứu của luận án: Luận án sử dụng phương pháp
nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp với các phương pháp như: Phương pháp logic - lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu và phương pháp hệ thống hóa trên tinh thần kết hợp giữa lý luận với thực tiễn
6 Đóng góp mới và ý nghĩa khoa học của luận án
Đóng góp mới:
- Luận án góp phần chỉ ra những hệ lụy và nguyên nhân của những hệ lụy đó do lợi ích nhóm tiêu cực gây ra trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay
Trang 9- Luận án góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm đấu tranh chống lại lợi ích nhóm tiêu cực trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay
Ý nghĩa khoa học:
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách, cho sinh viên cũng như cho những ai quan tâm đến vấn đề lợi ích, lợi ích nhóm
7 Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
án gồm 4 chương và 11 tiết
Trang 10B NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề lợi ích và lợi ích nhóm
1.1.1 Khái niệm, phân loại, vai trò và mối quan hệ giữa các loại lợi ích
Trong lịch sử, vấn đề lợi ích và vai trò của lợi ích trong sự phát triển của xã hội đã được Hàn Phi, Arixtốt, Hêghen, Mác, Ăngghen, Lênin bàn đến Trong thời đại chúng ta cũng có các công trình của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề lợi ích trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội
Ở nước ngoài tuy có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về lợi ích là
gì? nhưng chung quy lại có hai cách hiểu phổ biến Cách hiểu thứ nhất, các tác
giả như K.B.Ixabêcốp, A.X.Aighicôvích, V.I.Pripixnốp, N.A.Gnilinxki đều cho rằng, lợi ích như là nhu cầu khách quan được chế định bởi vị trí trong xã hội của một cá nhân, một dân tộc, một nhóm xã hội nào đó Hay lợi ích là sự phản ánh chủ quan những nhu cầu tồn tại khách quan [Trích theo: 83, tr.69]
Cách hiểu thứ hai, các tác giả như: G.X.Arepheva, V.N.Lavrinencô cho rằng, lợi ích là sự biểu hiện mối quan hệ khách quan giữa tình trạng hoàn cảnh và nhu cầu xã hội của chủ thể Còn A.M.Điđcốpxki khẳng định rằng,
“lợi ích phản ánh mâu thuẫn giữa nhu cầu và việc thỏa mãn nhu cầu, nó là sự hoạt động sản xuất của con người” [Trích theo: 65, tr.16]
Tuy còn nhiều cách hiểu khác nhau về lợi ích nhưng đa số các tác giả đều đánh giá cao khái niệm lợi ích do Đ.I.Tresnôcốp nêu ra, theo đó “lợi ích
là mối quan hệ khách quan của xã hội hay của một con người riêng lẻ đối với điều kiện sống xã hội và các nhu cầu hiện có của mình, là mối quan hệ kích thích tác động đến tập thể hay cá nhân mỗi người nhằm đảm bảo điều kiện
Trang 11thuận lợi cho đời sống và sự phát triển của cá nhân hay tập thể, đấu tranh với những điều kiện cản trở sự tồn tại và phát triển của họ” [Trích theo: 83, tr.69]
Ở nước ta vấn đề lợi ích và vai trò của lợi ích đã được Đảng ta quan tâm
từ những thập niên 60 của thế kỷ XX Trong Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp
chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta nhận định, “trong chế độ ta, lợi ích của nhà nước, của tập thể cùng lợi ích của cá nhân căn bản là nhất trí” [36, tr.46]
Từ đó đến nay đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, đến những năm 80 của thế kỷ XX, vấn đề lợi ích là gì, vai trò và mối quan hệ của nó ra sao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta mới được quan tâm nghiên cứu một cách mạnh mẽ và hiện nay cũng đang có nhiều cách định nghĩa khác nhau về lợi ích
Theo tác giả công trình Mấy vấn đề về nhu cầu và lợi ích thì “lợi ích là
nhu cầu được thực hiện cụ thể qua các chế độ kinh tế Nó là sự biểu hiện cô đọng của một quan hệ kinh tế, mang tính khách quan, trực tiếp quy định khuynh hướng và động cơ hoạt động của các chủ thể xã hội” [154, tr.86 - 87]
Sau khi đã phân tích mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích trong tác phẩm Vị trí
của nhu cầu và lợi ích trong hệ thống các động lực của sự phát triển xã hội
tác giả Lê Hữu Tầng cho rằng, lợi ích không trùng với nhu cầu, nhưng nó cũng không hoàn toàn tách biệt với nhu cầu, lợi ích là cái đáp ứng lại nhu cầu
và vì lẽ đó nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong mối quan hệ với nhu cầu Điều đó có nghĩa là xét về mặt bản chất, “lợi ích chính là một quan hệ - quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài với nhu cầu của chủ thể” [142, tr.71]
Trong bài Vị trí và vai trò của lợi ích trong hoạt động của con người
Nguyễn Thế Nghĩa kết luận: “Lợi ích luôn luôn là lợi ích của chủ thể hành động mà chủ thể hành động chỉ có thể hành động trong những điều kiện chủ quan và khách quan với những mục đích nhất định Vì vậy, trong hệ thống quan điểm duy vật về lịch sử, lợi ích cần được xem xét dưới góc độ: Thứ
Trang 12nhất, lợi ích như là động lực thôi thúc chủ thể vươn tới hành động cải tạo Thứ hai, cần xem xét lợi ích trong quan hệ hữu cơ với nhu cầu và mục đích của hoạt động” [112, tr.25]
Hồ Bá Thâm khẳng định, “lợi ích được hiểu là phương thức đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của họ trong các quan hệ kinh tế - xã hội giữa người với người” [152, tr.40] Đặng Quang Định cũng cho rằng, “lợi ích là cái phản ánh quan hệ nhu cầu giữa các chủ thể và dùng để thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể xã hội (cá nhân, tập đoàn, giai cấp, tầng lớp ) trong những điều kiện lịch
Tiêu biểu cho quan niệm lợi ích mang tính khách quan là
V.N.Lavrinencô Trong tác phẩm Những vấn đề lợi ích trong chủ nghĩa Mác -
Lênin (1978) ông chỉ ra lợi ích là khách quan, có nghĩa là nó tồn tại ngoài ý
thức của chủ thể, như là biểu hiện những mối quan hệ khách quan Nhất trí với quan niệm trên, Ju.K.Plétnicốp, E.V.Oxitrnhiúc, Đ.J.Trenôcốp, v.v đều khẳng định lợi ích mang tính chất khách quan [trích theo: 65, tr.17 -18]
Coi lợi ích là một hiện tượng chủ quan hoặc là sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan là quan niệm của V.R.Rêdanốp Ông khẳng định: “Về nguyên tắc không thể tồn tại nhu cầu hay lợi ích khách quan Theo ông, trong quan điểm về bản thể luận như chúng ta đều biết, khách quan không phải là cái
gì khác mà tồn tại không phụ thuộc con người Còn P.E.Ekhin cho rằng, “lợi ích không nên coi là khách quan, luôn nằm ngoài cá nhân ” [Trích theo: 83, tr.70]
Trang 13- Nội dung của lợi ích:
Theo Iu.K.Plétnicốp, nội dung của lợi ích xã hội được tạo thành bởi
nhu cầu của sự tiến bộ xã hội, với tư cách là nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất Còn E.V.Ôxichniuk cho rằng, nội dung của lợi ích được xác định:
“1) Theo tính chất và nội dung của nhu cầu; 2) Trong điều kiện tồn tại của xã hội, trước hết là sự khống chế của các quan hệ sản xuất, đảm bảo khả năng thỏa mãn nhu cầu của các giai cấp” [Trích theo: 65, tr.22]
Cùng với quan điểm trên, các tác giả Lê Hữu Tầng, Đặng Quang Định cũng đã chỉ ra nội dung của lợi ích, theo đó, “lợi ích là cái thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng lại nhu cầu” [142, tr.71] Hay “về bản chất, lợi ích là cái phản ánh quan hệ của các chủ thể nhu cầu, còn nội dung là để thỏa mãn nhu cầu của chủ thể ấy” [36, tr.12] Tóm lại, chúng ta có thể hiểu nội dung của lợi ích là cái thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng lại nhu cầu
Về phân loại lợi ích cũng được nhiều tác giả phân loại, chẳng hạn,
A.G.Dđravômưxlốp phân loại như sau: Theo phạm vi cộng đồng có lợi ích
cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội; theo lĩnh vực của đời sống xã hội, có lợi ích kinh tế và lợi ích tinh thần; theo tính chất của chủ thể có lợi ích dân tộc, lợi ích nhà nước, lợi ích của Đảng; theo xu hướng khách quan của sự phát triển xã hội có lợi ích tiến bộ, lợi ích bảo thủ [Trích theo: 64, tr.20]
Còn Lavrinencô trong tác phẩm Những vấn đề lợi ích xã hội trong chủ nghĩa
Lênin mặc dù không đề cập đến việc phân loại lợi ích nhưng ông cũng nêu
được mối quan hệ giữa các loại lợi ích như lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích chân chính và lợi ích giả tạo, lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân [Trích theo: 65, tr.24]
Cũng như các tác giả trên thế giới, ở nước ta nhiều nhà lý luận, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến việc phân loại lợi ích Chẳng hạn, Hồ Văn Thông xếp ba loại lợi ích cơ bản là lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân [154, tr.93] Cũng có tác giả, chẳng hạn, Võ Khánh Vinh chia lợi ích
Trang 14thành lợi ích vật chất, lợi ích chính trị và lợi ích tinh thần Theo tác giả, lợi ích vật chất là các lợi ích sản xuất, phân phối và trao đổi Trong lợi ích vật chất lại có lợi ích vật chất chung của nhân dân, lợi ích vật chất của giai cấp, của nhóm, của tập thể…; lợi ích tinh thần gắn liền với các giá trị tinh thần, với các sản phẩm của sản xuất tinh thần; các lợi ích chính trị là các lợi ích quyền lực nhà nước, của mối quan hệ lẫn nhau của các giai cấp và của các nhóm bên trong các giai cấp, giữa các dân tộc và các Nhà nước Cơ sở của lợi ích chính trị là các lợi ích kinh tế… [179, tr.48 - 49]
Theo Hồ Bá Thâm, có 5 loại lợi ích thường gặp là: 1) lợi ích kinh tế, 2) lợi ích xã hội, 3) lợi ích chính trị, 4) lợi ích tinh thần, 5) lợi ích môi trường Các loại lợi ích ấy vừa độc lập tương đối vừa phụ thuộc vào nhau, bao chứa lẫn nhau, có khi chuyển hóa lẫn nhau, xét đến cùng lợi ích kinh tế là lợi ích căn bản nhất, làm tiền đề cho các loại lợi ích khác [152, tr.40]
Ngoài ra, việc phân loại lợi ích còn dựa trên cơ sở lĩnh vực và phạm vi hoạt động Chẳng hạn, dựa vào lĩnh vực của đời sống xã hội, Đặng Quang Định phân loại lợi ích thành lợi ích kinh tế, lợi ích văn hóa, lợi ích chính trị Khái quát hơn là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần
Dựa vào phạm vi hoạt động của chủ thể có thể chia thành lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích giai cấp, lợi ích toàn xã hội, lợi ích nhân loại Khái quát hơn là lợi ích riêng và lợi ích chung
Căn cứ vào thời gian tồn tại của lợi ích, chia thành lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài
Căn cứ vào tính chất và các biện pháp thực hiện lợi ích, chia thành lợi ích chính đáng và lợi ích không chính đáng
Thông qua sự phân loại đó, tác giả cho rằng, các loại lợi ích có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, đan xen nhau, có lúc lợi ích vật chất nổi trội, có lúc lợi ích tinh thần được ưu tiên [36, tr.12]
Trang 15Như vậy, có nhiều cách phân loại khác nhau, song với nội dung của luận án tác giả phân theo chủ thể hoạt động của lợi ích thành: Lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm với lợi ích xã hội; ngoài ra theo thời gian tồn tại của lợi ích thì phân theo lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài
- Vai trò của lợi ích
Lợi ích có nhiều vai trò khác nhau và có sự biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử, điều đó đã được nhiều nhà lý luận trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Ở nước ta do điều kiện lịch sử cũng như nhận thức, nên trước đây vấn đề về vai trò của lợi ích chưa được chú ý thích đáng, đặc biệt là xem nhẹ lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất
Từ những năm 80 trở về sau này, vai trò của lợi ích được Đảng cũng như các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu một cách sâu sắc hơn Bước đầu xác định lại vai trò của lợi ích đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, coi trọng kết hợp các loại lợi ích, đề cao vai trò của lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế của người lao động điều đó được thể hiện như sau:
Trong bài viết Mấy vấn đề về nhu cầu và lợi ích Hồ Văn Thông nêu lên
mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích, tính chất và vai trò của lợi ích trong đời sống xã hội Tác giả cũng phân tích lợi ích của các giai cấp trong lịch sử xã hội, từ đó đưa ra nhận định, trong chủ nghĩa xã hội, lợi ích là thống nhất, không có xung đột, tạo thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển xã hội, mà tất cả các xã hội trước đó không thể có Đồng thời, tác giả cũng phê phán lợi ích cá nhân phát triển theo hướng vơ vét cho mình càng nhiều càng tốt, tách biệt lợi ích cá nhân với lợi ích của xã hội [154]
Lê Hữu Tầng luận chứng để tìm ra các động lực phát triển của xã hội, trong đó cùng với nhu cầu, lợi ích là một trong những động lực cực kỳ quan trọng, trực tiếp thúc đẩy hành động của con người, thông qua đó gây nên những biến đổi trong tiến trình vận động của lịch sử [142]
Trang 16Nguyễn Trọng Chuẩn khẳng định rằng, “con người hành động là nhằm đạt được những cái để thỏa mãn nhu cầu phương tiện để thỏa mãn nhu cầu
là lợi ích, cho nên lợi ích quyết định hành vi, quyết định hành động của con người”, điều này chứng tỏ rằng, lợi ích có vai trò rất lớn, nó quyết định hành
vi và hành động của con người trong quá trình kinh tế - xã hội Lý giải về vai trò của lợi ích, tác giả nhấn mạnh, “lợi ích là khâu quan trọng cần tác động để khơi dậy và thúc đẩy tính tích cực của con người, phải coi lợi ích kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt, có tác dụng quyết định” [15, tr.35]
Theo Lê Văn Dương sở hữu và lợi ích gắn bó với nhau Tác giả chứng minh rằng, sở hữu không gắn với lợi ích kinh tế của người lao động là nhân tố kìm hãm sản xuất, cản trở tăng năng suất lao động và mất đi ý thức làm chủ trong sản xuất kinh doanh Từ đó tác giả cho rằng, để tăng cường lợi ích cho người lao động, tạo động lực phát triển sản xuất xã hội, nhà nước cần khẩn trương tạo cho người lao động có quyền sở hữu đầy đủ, nghĩa là cho họ quyền
sở hữu và quyền sử dụng các tư liệu sản xuất một cách hợp pháp [28, tr.28]
Nguyễn Thế Nghĩa khẳng định rằng, nhu cầu - lợi ích - mục đích là những động lực chủ yếu của hoạt động của con người, trong đó lợi ích là khâu trung gian nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống các quan hệ
xã hội, nó quyết định mọi hoạt động của con người [112, tr.25 - 26]
Trong bài Chế độ sở hữu, lợi ích và động lực phát triển cộng đồng ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay, Tuấn Phương đã nói lên mặt tích cực và
mặt hạn chế của chế độ sở hữu tư nhân, cũng như chế độ sở hữu toàn dân trong việc phát triển kinh tế - xã hội Từ đó tác giả cho rằng, “cần phải thấy chìa khóa của động lực chính là ở lợi ích mà trước hết là lợi ích kinh tế của người lao động lợi ích, tất nhiên là lợi ích trong mối quan hệ với chế độ sở hữu - chứ không phải chỉ là chế độ sở hữu - mới là lực tương tác mạnh, quyết định nhất vấn đề động lực của sự phát triển sản xuất xã hội” [130, tr.64]
Trang 17Theo Dương Thị Liễu, lợi ích kinh tế - lợi ích vật chất có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, tuy nhiên hiện nay chúng ta đang xem nhẹ các lợi ích văn hóa - xã hội, môi trường sống của con người Từ đó tác giả đề xuất phải thực hiện lợi ích kinh tế gắn liền với sự hình thành các chính sách xã hội, gắn liền với chính sách bảo vệ môi trường sống cho cả cộng đồng [82]
Đặng Quang Định trình bày những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề lợi ích tạo ra động lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước; phân tích tương đối đầy đủ vấn đề lợi ích trong quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp của xã hội ta hiện nay cũng như xu hướng biến đổi của các quan hệ lợi ích trong những năm tới [36]
Ngoài ra, các luận văn, luận án cũng đề cập đến vấn đề vai trò của lợi
ích trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Trong Luận án Lợi ích với tính
cách là động lực của sự phát triển xã hội Nguyễn Linh Khiếu đã khái quát vai
trò, động lực của lợi ích trong sự phát triển của xã hội, đồng thời làm rõ vai trò, động lực của lợi ích trong thực tiễn cách mạng Việt Nam [63]
Trong luận án Vấn đề lợi ích trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở vùng Nam Bộ hiện nay Lê Văn Bửu khái quát lợi ích và
vai trò của nó trong sự phát triển xã hội, đồng thời trình bày vai trò của lợi ích trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở vùng Nam Bộ, từ
đó đề ra một số giải pháp giải quyết các vấn đề lợi ích nhằm tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng này [10]
Như vậy, vấn đề lợi ích và vai trò của nó đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu Hầu hết các tác giả đều nhận thấy vai trò quan trọng của lợi ích, xem lợi ích là một trong những động lực cơ bản của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là nhân
tố kích thích người lao động
- Mối quan hệ giữa các loại lợi ích trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội
Trang 18Trước hết là mối quan hệ giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần
Lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần là những phạm trù được đề cập từ lâu trong lịch sử, giữa hai lợi ích này luôn có mối quan hệ lẫn nhau, trong đó lợi ích vật chất luôn giữ vai trò chủ đạo, trên cơ sở đó mà lợi ích tinh thần mới
có điều kiện phát triển Đến lượt nó lợi ích tinh thần cũng có tác động trở lại lợi ích vật chất theo nhiều chiều hướng khác nhau, có thể thúc đẩy lợi ích vật chất phát triển, nhưng cũng có thể kìm hãm lợi ích vật chất nếu sự tác động trở lại đó không phù hợp Chẳng hạn, theo Nguyễn Linh Khiếu, “lợi ích vật chất là tiền đề quyết định lợi ích tinh thần và cũng là cơ sở để thực hiện các lợi ích tinh thần và ngược lại, lợi ích tinh thần cũng tác động trở lại lợi ích kinh tế…” [65, tr.84 - 85] Võ Khánh Vinh khẳng định, “cơ sở của các lợi ích chính trị là các lợi ích kinh tế Về thực chất, các lợi ích chính trị là sự thể hiện tập trung của các lợi ích kinh tế, nhưng dù phát sinh từ lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị cũng tác động đến lợi ích kinh tế” [179, tr.49]
Theo Đặng Quang Định, trong mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị thì “lợi ích kinh tế đóng vai trò quan trọng, quyết định nhất, là động lực cơ bản của mỗi cá nhân trong xã hội” [36, tr.23] Tuy nhiên, điều đó không
có nghĩa là lợi ích chính trị không tác động trở lại đối với lợi ích kinh tế
Như vậy, trong mối quan hệ giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, nhất là mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế với lợi ích chính trị thì lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế luôn đóng vai trò quan trọng, là động lực thôi thúc con người hành động và cũng là tiền đề để thực hiện lợi ích tinh thần Đến lượt nó lợi ích tinh thần lại tác động trở lại lợi ích kinh tế, v.v
Về mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích xã hội
Cũng như lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội cũng có mối quan hệ lẫn nhau, là tiền đề, là điều kiện của nhau, tác động qua lại lẫn nhau và phụ thuộc lẫn nhau Trong đó, lợi ích
cá nhân phải phục tùng lợi ích tập thể, lợi ích tập thể tạo điều kiện cho lợi ích
Trang 19cá nhân phát triển, v.v Nguyễn Thế Phương khẳng định rằng, trong mối quan
hệ giữa các lợi ích thì lợi ích cá nhân nhất trí với lợi ích tập thể, nhưng cũng
có lúc lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, tuy nhiên đây chỉ là cá biệt nhất thời [129, tr.56]
Cùng quan điểm trên, trong tác phẩm Mối quan hệ giữa các lợi ích giai
cấp và dân tộc G.E.Glezerman đã khái quát về mối quan hệ giữa lợi ích các
giai cấp và dân tộc trong lịch sử Tác giả phê phán việc tách biệt lợi ích giai cấp với lợi ích của dân tộc, cũng như tách rời lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp [41, tr.10]
Trong tác phẩm Bàn về tự do Jonh Stuart Mill đã nêu lên mối quan hệ
giữa cá nhân và xã hội, ông đề cao tự do cá nhân và cho rằng, tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do của người khác Đối với ông mỗi người cần được tự do mưu cầu hạnh phúc riêng của mình trong chừng mực không xâm phạm đến hạnh phúc của người khác [101, tr.9 - 10]
Trong bài Mối quan hệ giữa lợi ích xã hội và cá nhân trong xã hội xã
hội chủ nghĩa Nguyễn Văn Ân khẳng định, mối quan hệ giữa lợi ích xã hội và
lợi ích cá nhân là mối quan hệ thống nhất biện chứng, sự kết hợp một cách đúng đắn lợi ích xã hội với lợi ích cá nhân, cũng như lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể là động lực quan trọng của chủ nghĩa xã hội [6] Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội chỉ có thể được thực hiện đúng đắn khi quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội được giải quyết một cách hài hòa
Võ Khánh Vinh cho rằng, mặc dù trong xã hội có nhiều loại lợi ích khác nhau, nhưng giữa các loại lợi ích có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau “Lợi ích của xã hội, của cá nhân, của các cộng đồng và của các nhóm xã hội không tồn tại biệt lập với nhau Các thành viên của xã hội không phải là những đơn tử biệt lập Họ ở trong trạng thái phụ thuộc lẫn nhau về mặt
xã hội các lợi ích xã hội trong xã hội chúng ta được biểu hiện trong lợi ích của các cộng đồng xã hội, được biểu hiện là một phần trong lợi ích của cá
Trang 20nhân Đến lượt mình, các lợi ích giai cấp và lợi ích của cá nhân được biểu hiện trong các lợi ích xã hội” [179, tr.71]
Mặc dù mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích xã hội đã được nhiều nhà khoa học đề cập đến, song vì nhiều lý do khác nhau nên trước đây mối quan hệ đó chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn, quá
đề cao lợi ích chung, lợi ích xã hội, xem nhẹ lợi ích cá nhân, vì vậy, không tạo
ra được động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển Từ khi đổi mới chúng ta đã nhận thức đầy đủ hơn về mối quan giữa các loại lợi ích này, trong đó lợi ích cá nhân thống nhất với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội Tuy nhiên, hiện nay mặt trái của nền kinh tế thị trường đang làm méo mó mối quan hệ này, cụ thể là người ta quá đề cao lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, xem nhẹ lợi ích xã hội Điều này đang gây ra nhiều mâu thuẫn, cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Về mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta
Trong quá trình tìm kiếm lợi ích thì lợi ích trước mắt có mối liên hệ với lợi ích lâu dài và ngược lại, lợi ích lâu dài cũng có mối liên hệ với lợi ích trước mắt Về mối quan hệ này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu như: Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Linh Khiếu, v.v
Nguyễn Thế Phương khẳng định, lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích tập thể, lợi ích trước mắt phải phục tùng lợi ích lâu dài Theo tác giả, đấy là những nguyên tắc giải quyết cơ bản khi gặp phải những mâu thuẫn giữa lợi ích
cá nhân với lợi ích tập thể, giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài [129, tr.44]
Nguyễn Trọng Chuẩn với tác phẩm, Tăng trưởng kinh tế và những đảm
bảo cần có nhằm duy trì môi trường cho sự phát triển lâu bền, đã phân tích
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc ảnh hưởng đến môi trường sống của con người Đặc biệt là vấn đề tăng trưởng kinh tế của chúng ta chỉ chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên với một tốc độ khai thác
Trang 21nhanh và quy mô lớn như hiện nay thì chưa thể lường trước được hậu quả của
nó [16, tr.13] Điều đó cho thấy chúng ta không thể phát triển kinh tế - xã hội nhanh bằng mọi giá, không thể để thỏa mãn những lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài
Ngoài ra, trong tác phẩm, Góp phần nghiên cứu quan hệ lợi ích, sau khi
khái quát các mối quan hệ lợi ích như mối quan hệ giữa lợi ích chung với lợi ích riêng, giữa lợi ích vật chất với lợi ích tinh thần, Nguyễn Linh Khiếu đã phân tích mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài và khẳng định rằng, “trong quá trình sinh sống, con người không chỉ hành động nhằm đạt tới những mục đích trước mắt, mà còn nhằm đạt tới những mục đích xa hơn, sao cho hành động nhằm đạt tới mục đích này không làm tổn hại, thậm chí triệt tiêu việc đạt tới mục đích kia và ngược lại” [65, tr.107 - 108]
Như vậy, thông qua mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của các nhà nghiên cứu nêu trên chúng ta thấy rằng, lợi ích trước mắt phải phục tùng lợi ích lâu dài và ngược lại, lợi ích lâu dài phải góp phần định hướng cho lợi ích trước mắt Từ đó xây dựng các kế hoạch làm cho lợi ích trước mắt thống nhất với lợi ích lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay thì một số nhóm người quá đề cao lợi nhuận, lợi ích riêng, trước mắt của nhóm mình mà không thèm quan tâm đến lợi ích lâu dài của nhân dân, của đất nước nên mối quan hệ này đang
có nhiều xung đột, mâu thuẫn mà hiện nay chúng ta cần phải quan tâm nghiên cứu giải quyết
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò và những tác động của lợi ích nhóm tiêu cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
*Nhóm lợi ích
- Về khái niệm, đặc điểm và phân loại nhóm lợi ích
+ Khái niệm nhóm lợi ích:
Trang 22Nhóm lợi ích đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu, đặc biệt là các nước
ở Châu Âu và Châu Mỹ Tuy nhiên, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất
về khái niệm nhóm lợi ích
Trong tác phẩm, Vai trò của các nhóm lợi ích, R.Allen Hays định
nghĩa: “Nhóm lợi ích là một tập đoàn có tổ chức của những người có cùng chung một số mục đích và họ muốn gây ảnh hưởng vào chính sách công”
[43] Còn Joseph Losco và Ralph Baker lại cho rằng, “nhóm lợi ích là một tổ
chức của các hiệp hội nghề nghiệp được xác lập dựa trên nguyên tắc tự nguyện, hướng đến sự công khai và tạo những điều kiện thuận lợi nhằm phục
vụ cho lợi ích chung của mình” Tác giả của công trình, Về chính phủ Mỹ,
khẳng định, “nhóm lợi ích là một tổ chức dân sự có chung mục đích, gia nhập vào tiến trình chính trị nhằm thực hiện các mục đích đó” [76, tr.29 - 30]
Alan Phan trong tác phẩm, Lợi ích từ các nhóm lợi ích, định nghĩa,
“nhóm lợi ích (interest group) là những nhóm vận động hành lang hay cửa hậu (lobby) để tạo ra hay thay đổi những luật lệ và cách thực thi có lợi cho phe nhóm mình, nhằm tạo dựng một vài đặc quyền, đặc lợi để hưởng thụ” [125]
Cũng như các nhà lý luận, các nhà khoa học trên thế giới, ở nước ta hiện nay, mặc dù nhóm lợi ích đã được nhiều nhà lý luận quan tâm nghiên cứu nhưng vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất
Chẳng hạn, có quan điểm cho rằng, “nhóm lợi ích có thể hiểu là nhóm người có chức quyền câu kết với nhau nhằm trục lợi cá nhân, điều này là trái với luật pháp, ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người khác, đi ngược với lợi ích của đất nước, của nhân dân” [155] Cùng với quan điểm trên có tác giả cho rằng, “nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay là một số ít người có khả năng chi phối, hoặc thao túng, điều khiển cán bộ quản lý, từ đó có những quyết định, chủ trương tạo ra “siêu lợi nhuận” cho các thành viên trong nhóm, bất chấp thiệt hại của nhà nước và của nhân dân” [76, tr.22], v.v Như vậy, nhóm
lợi ích trên đây được hiểu theo nghĩa tiêu cực
Trang 23Song, cũng có quan điểm hiểu nhóm lợi ích bao quát hơn, chẳng hạn,
“Nhóm lợi ích là tập hợp các lợi ích cùng loại của một chủ thể hoặc của các chủ thể khác nhau” [76, tr.3] Nguyễn Hùng Hậu cho rằng, “Nhóm lợi ích là một tập hợp các lợi ích khác nhau, như lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, lợi ích chung, lợi ích riêng, lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài, lợi ích vô hình, lợi ích hữu hình… Những lợi ích này cũng liên quan mật thiết với nhau, không tách rời nhau” [45, tr.14] Cùng quan điểm trên, Nguyễn Anh Tuấn hiểu
“Nhóm lợi ích là một thực thể tự khẳng định lợi ích chung (giống nhau) của mình nhằm tìm kiếm lợi ích hoặc bảo vệ lợi ích của mình trước thực thể lợi ích khác” [45, 115] Hay “Nhóm lợi ích chính là nhóm người có chung lợi ích
và muốn cùng nhau thực hiện lợi ích chung đó” [45, tr.139], v.v
Như vậy, hiện nay đang có nhiều quan niệm khác nhau về nhóm lợi ích
Có quan điểm hiểu nhóm lợi ích theo nghĩa tiêu cực, tức là lợi ích của nhóm
đó là bất chính, đi ngược với lợi ích chung của xã hội, nhưng cũng có quan điểm hiểu nhóm lợi ích mang tính bao quát hơn, đó là nhóm người có chung
những lợi ích Khi lợi ích ích của nhóm là chính đáng, phù hợp với lợi ích
chung của cộng đồng, của xã hội thì nhóm lợi ích đó là tích cực; ngược lại, khi lợi ích của nhóm là không chính đáng, phi pháp, đi ngược lại với lợi ích chung của xã hội thì nhóm lợi ích đó là nhóm lợi ích tiêu cực
+ Đặc điểm nhóm lợi ích:
Khi nói đến nhóm lợi ích thì không thể không nói đến nước Mỹ Mặc dù chưa có một thống kê chính thức về các nhóm lợi ích của các quốc gia trên thế giới, nhưng nước Mỹ được xem là một trong những quốc gia có nhiều nhóm lợi ích nhất, “khoảng 2 vạn nhóm” [76, tr.176] Trong tác phẩm
Vai trò của các nhóm lợi ích R.Allen Hays cho rằng, một trong những đặc
điểm của nhóm lợi ích ở Mỹ là do cơ cấu tổ chức chính thức lẫn truyền thống không chính thức của chính trị Hoa Kỳ đều tạo điều kiện phát triển tốt cho những nhóm lợi ích Đặc điểm thứ hai của hệ thống khiến cho nhóm lợi
Trang 24ích phát triển là thế chể liên bang trong đó quyền lực chính trị được phân tán cho tiểu bang và các địa phương Đặc điểm thứ ba đó là một ngành tư pháp mạnh và độc lập trong hệ thống chính quyền Hoa Kỳ cũng giúp cho các nhóm lợi ích thêm thế mạnh Đặc điểm thứ tư đó là truyền thống tự do ngôn luận và tự do báo chí đã khuyến khích việc thành lập các nhóm lợi ích bằng cách cho họ nhiều cơ hội phổ biến các vấn đề xã hội và bày tỏ lập trường
của họ đối với chính sách của lãnh vực công [43] Như vậy, nhóm lợi ích ở
Mỹ phát triển tương đối mạnh là do cơ chế và chính sách của chính phủ Mỹ tạo nên quyền được tự do ngôn luận, tự do báo chí, đồng thời sự phân chia quyền lực giữa trung ương và địa phương cũng làm cho nhóm lợi ích có cơ hội phát triển mạnh mẽ
Ở Trung Quốc, mặc dù nhóm lợi ích không phát triển rầm rộ như ở Hoa
Kỳ, nhưng nhóm lợi ích của Trung Quốc cũng tương đối phong phú và đa
dạng, mang nhiều đặc điểm khác nhau Trong tác phẩm Tìm hiểu một số vấn
đề về lợi ích nhóm và nhóm lợi ích ở Trung Quốc Nguyễn Đức Hòa đã nêu
lên các đặc điểm cơ bản về lợi ích nhóm và nhóm lợi ích ở Trung Quốc như
sau: Thứ nhất, tính ỷ lại, dựa dẫm vào chính phủ của nhóm lợi ích ở Trung Quốc là tương đối lớn; thứ hai, nhóm lợi ích của Trung Quốc phát triển không cân bằng; thứ ba, sự phát triển chưa hoàn thiện của nhóm lợi ích của Trung Quốc; thứ tư, sự phát triển của nhóm lợi ích ở Trung Quốc chịu sự chi phối của cơ chế hiện hành [76, tr.75 - 85]
Đối với đất nước Hàn Quốc, nhóm lợi ích xuất hiện từ những năm
1960, cùng với sự xuất hiện của quá trình dân chủ hóa và công nghiệp hóa tại Hàn Quốc Mặc dù với số lượng nhóm lợi ích không nhiều như các nước phương Tây, nhưng nhóm lợi ích của Hàn Quốc cũng có những đặc điểm
riêng của nó Trong bài Đặc điểm và những vấn đề đặt ra đối với nhóm lợi ích
chính trị tại Hàn Quốc Trần Thị Tuyết cho rằng, nhóm lợi ích chính trị tại
Hàn Quốc có các đặc điểm cơ bản như: Thứ nhất, hoạt động của các nhóm lợi
Trang 25ích tại Hàn Quốc đang từng bước chuyển từ hình thức nghiệp đoàn nhà nước
sang trạng thái chủ nghĩa đa nguyên; thứ hai, hoạt động của các nhóm lợi ích đang dần biến đổi thành hình thái mâu thuẫn mang tính tự chủ; thứ ba, coi trọng vai trò của các tổ chức công ích; thứ tư, đó là sự giảm sút quyền lực nhà
nước [76, tr.176 - 184], v.v
Ở nước ta nhóm lợi ích cũng có một số đặc điểm chung như nhóm lợi ích của các nước trên thế giới, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những đặc điểm riêng được các tác giả như: Nguyễn Hữu Đễ, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Mai Hoa, Nguyễn Thu Nghĩa, v.v [Xem: 45] chỉ ra là nó thường liên quan đến người có chức, có quyền, nhất là những cán bộ liên quan đến tài chính, chính sách, ngân sách, đầu tư công, quản lý đất đai, xăng dầu, khoáng sản, v.v Họ thường câu kết với nhau bằng các quan hệ thân quen, ẩn mình trong các vỏ bọc pháp luật, nhân danh lợi ích chung của xã hội…
Như vậy, nhóm lợi ích ở mỗi quốc gia khác nhau thì có những đặc điểm khác nhau, trong đó Hoa Kỳ là quốc gia có các nhóm lợi ích phát triển mạnh nhất, do cơ chế, chính sách của nước này khá thông thoáng và có hành lang pháp lý rõ ràng giúp cho nhóm lợi ích hoạt động một cách hợp pháp Còn nhóm lợi ích ở nước ta, ngoài những đặc điểm chung như các nhóm lợi ích của quốc gia trên thế giới, thì nó còn có đặc điểm riêng là thường lợi dụng cơ chế, chính sách, những kẽ hở của pháp luật, câu kết với nhau nhằm mang lại lợi ích bất chính cho nhóm của mình, đi ngược với lợi ích chung của xã hội
+ Phân loại nhóm lợi ích:
Trong tác phẩm Vai trò của các nhóm lợi ích R.Allen Hays cho rằng,
trước những năm 1970, sách giáo khoa tại Mỹ thường nói tới ba loại lợi ích
đó là doanh nghiệp, lao động và nông nghiệp Từ đó đến nay thế giới của các nhóm lợi ích đã trở nên phức tạp hơn, xuất hiện nhiều nhóm mới không thuộc
bất cứ loại nào trong ba loại trên [43]
Trang 26Không hoàn toàn nhất trí với cách phân loại trên, một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Texas, Hoa Kỳ lại đưa ra cách phân chia các nhóm lợi ích thành nhóm lợi ích chung và nhóm lợi ích riêng Còn theo tác giả David L.Paletz, thuộc khoa Khoa học chính trị, Đại học Duke Hoa Kỳ, trong
tác phẩm 21 st century America goverment and politics phân nhóm lợi ích
thành năm loại như: Nhóm lợi ích kinh tế, xã hội, ý thức hệ tư tưởng, nhóm lợi ích công và nhóm lợi ích chính phủ [76, tr.11 - 12], v.v
Ngoài ra, còn có các bài viết như Nhóm lợi ích trong Đảng cầm quyền:
Trường hợp Nhật Bản [76, tr.59 - 69], Nhận diện nhóm lợi ích ở Trung Quốc hiện nay [76, tr.96 - 101] cũng thể hiện sự phân chia nhóm lợi ích thành các loại
khác nhau Chẳng hạn, trong trường hợp Nhật Bản, theo tác giả bài viết, các nhóm lợi ích trong Đảng dân chủ - tự do gồm một số nhóm chủ yếu như nhóm Heisei Kenkyukai, nhóm Kouchi Kai, nhóm Seiwa Seisaku Kenkyukai, v.v
Ở nước ta, các tác giả như Nguyễn Hữu Đễ, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thu Nghĩa, Lương Đình Hải, v.v đã phân chia nhóm lợi ích thành nhiều nhóm khác nhau, trong đó chủ yếu là nhóm trục lợi và nhóm thiệt hại về lợi ích Nhóm trục lợi là nhóm lợi dụng các kẽ hở luật pháp hoặc dựa vào thế lực kinh tế, chức quyền, sự tha hóa cá nhân, công chức để thực hiện lợi ích cho mình, gây thiệt hại cho nhóm khác và xã hội… [Xem: 45]
Tóm lại, ở các quốc gia khác nhau thì có các nhóm lợi ích khác nhau, thể hiện sự đa dạng của các nhóm lợi ích Trong đó có nhóm lợi ích vì mục của cộng đồng, nhưng cũng có nhóm lợi ích vì mục đích mang lại lợi ích cho phe nhóm của mình và đi ngược với mục đích của cộng đồng Giữa các nhóm lợi ích có sự đấu tranh giành quyền lực lãnh đạo nhằm thu lại lợi ích cho mỗi phe nhóm một cách tốt nhất, ít nhiều gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng Chính vì vậy, có những nhóm lợi ích chính đáng và có những nhóm lợi ích không chính đáng
Trang 27- Vai trò và sự hạn chế của nhóm lợi ích
Khi R.Allen Hays nêu lên vai trò của các nhóm lợi ích, ông đặc biệt đề cao nhóm doanh nghiệp là một trong những nhóm có vai trò trung tâm trong chính trị Hoa Kỳ; còn các nhóm khác như công đoàn, Hiệp hội chuyên nghiệp như Y sỹ, Luật sư thì tập trung vào các quyền lợi, giá trị chung tuy không mạnh nhưng có tổ chức Như vậy, các nhóm lợi ích khác nhau thì có vai trò khác nhau Hiện nay ở Hoa Kỳ đang tiến tới thành lập các nhóm lợi ích công ngày càng hữu hiệu hơn, chặt chẽ hơn và có nguồn tài chính tốt hơn [43] Alan Phan cho rằng, các nhóm lợi ích thúc đẩy những tiến bộ về cơ chế, luật
lệ và bộ máy hành chính để tăng cường lợi nhuận cho phe nhóm của họ, nhưng cũng vô tình chúng làm cho xã hội năng động hơn và có tính cạnh tranh hơn, mặt khác tạo nên sự đa dạng của văn hóa, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế [125]
Theo Ngô Hương Giang, “ở một số quốc gia như Mỹ, Singapoe, Anh, Đức các nhóm lợi ích đóng vai trò như là “bà đỡ” về mặt chính trị cho các chính khách, giúp họ chạy đua vào nội các chính phủ, cũng như chạy đua vào
vị trí tổng thống Ở các nước tư bản, tỷ lệ tham nhũng hoặc độc tài về chính trị xuất hiện trong các Nhóm lợi ích rất ít và mờ nhạt, một mặt là vì tính chất công khai về mặt pháp luật của các Nhóm lợi ích, mặt khác vì trình độ tổ chức
và quản lý của các Nhóm lợi ích rất chặt chẽ Sự cạnh tranh giữa các Nhóm lợi ích cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự kiềm chế nạn tham nhũng ” [76, tr.32]
Không giống như ở Mỹ, ở Anh, hay ở Đức, nhóm lợi ích ở Trung Quốc
có những vai trò riêng của nó, chẳng hạn như: Thứ nhất, tăng cường sự trao đổi hiểu biết về chính trị; thứ hai, nâng cao hiệu quả của các chính sách của nhà nước; thứ ba, nâng cao tính công bằng đúng đắn trong quyết sách của nhà nước; thứ tư, thúc đẩy sự phát triển dân chủ ở các cấp; thứ năm, thúc đẩy sự
chuyển biến của các cơ quan chức năng của chính phủ [76, tr.81 - 82]
Trang 28Ở nước ta, nhóm lợi ích cũng có nhiều vai trò khác nhau, đặc biệt là các nhóm lợi ích tích cực, chính đáng, phù hợp với lợi ích chung của xã hội, điều này đã được các nhà lý luận, các nhà khoa học như Nguyễn Trọng Chuẩn, Lương Đình Hải, Nguyễn Hữu Đễ, v.v chỉ ra rằng, nếu như các nhóm lợi ích tích cực, hợp pháp, chân chính hoạt động tốt, có hiệu quả và thành công với tôn chỉ mục đích của mình thì ngoài những đóng góp về mặt kinh tế, thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo nên sự năng động, uyển chuyển và thay đổi không ngừng của kinh tế thị trường, làm tăng thêm sự đa dạng, nhiều
vẻ của đời sống xã hội sẽ có đóng góp quan trọng khác không thể tính bằng vật chất, bằng tiền tài được - đó chính là những đóng góp ý kiến vào việc xây dựng, hoạch định, hoàn thiện, ngăn chặn các lỗ hổng, những bất cập, sửa đổi,
bổ sung các chủ trương, chính sách quan trọng [Xem: 45]
Như vậy, các nhóm lợi ích có những vai trò nhất định, một trong những vai trò quan trọng của nhóm lợi ích đó là nhằm thúc đẩy những tiến bộ về cơ chế quản lý, bộ máy hành chính và luật pháp của một quốc gia nhất định Đồng thời, nó làm tăng mức lợi nhuận của các nhóm và làm cho xã hội năng động hơn, cạnh tranh hơn và có những đóng góp lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của các nhóm nói riêng
Tuy nhiên, bên cạnh những vai trò đó, nhóm lợi ích cũng có những mặt
hạn chế nhất định, điều đó được biểu hiện như sau:
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nhóm lợi ích phát triển, việc các nhóm lợi ích tranh giành quyền lực lãnh đạo là một điều không thể tránh khỏi, gây xáo trộn cũng như mất trật tự xã hội, thậm chí kìm hãm sự phát triển của các nhóm khác Chẳng hạn, ở Nhật Bản “sự tồn tại các phe phái trước năm 1992 cho thấy sự lạc hậu của chính trường Nhật Bản trong nền chính trị bảo thủ; thứ hai, các phe phái đã gây nên sự cản trở quá trình hiện đại hóa của Đảng ” [76, tr.67]
Trang 29Còn ở Trung Quốc những tác động tiêu cực của các nhóm lợi ích được
Nguyễn Đức Hòa chỉ ra như sau: Thứ nhất, với những nhóm lợi ích phát triển mạnh thì có thể gây tổn hại về lợi ích công cộng qua một khu vực nào đó; thứ
hai, đối với những nhóm lợi ích có tiềm lực mạnh về kinh tế sẽ gây ảnh
hưởng tới tính công bằng chính nghĩa của chính sách, những nhóm lợi ích này
sẽ gây tác động lớn về sự phát triển kinh tế nhằm đạt được lợi ích của mình;
thứ ba, để đạt được mục đích của mình các nhóm lợi ích có thể dùng các
phương thức mang tính phi pháp nhằm mua chuộc người ra quyết sách, gây ra tình trạng tham nhũng lan rộng [76, tr.83]
Còn ở Hàn Quốc, những hoạt động mang tính nhóm lợi ích đang có những xung đột mạnh mẽ với lợi ích kinh tế - xã hội chung của đất nước Các nhóm lợi ích này cố gắng làm tăng lợi ích của mình mà không theo bất kỳ trình tự hay quy tắc nào, điều đó làm xuất hiện tình trạng mất trật tự trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội [76, tr.176 - 184], v.v
Cũng như các nước trên thế giới, nhóm lợi ích của nước ta bên cạnh những vai trò tích cực thì cũng có nhiều hạn chế, đó là các nhóm lợi ích tiêu cực đang gây ra nhiều hệ lụy cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, gây cản trở và làm méo mó việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước; làm suy yếu hệ thống chính quyền, gây mất bình đẳng và công bằng xã hội Bên cạnh đó, Nhóm lợi ích tiêu cực cũng gây thiệt hại, thất thoát, lãng phí vô cùng to lớn tài sản của nhà nước và của nhân dân, chiếm đoạt lợi ích bất hợp pháp về cho cá nhân, cho nhóm của mình gây mâu thuẫn với lợi ích chung của xã hội; làm tha hóa đội ngũ cán
bộ quản lý gây nên tình trạng tham ô, tham nhũng; làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước… Những hạn chế này
đã được nhiều nhà khoa học như Nguyễn Trọng Chuẩn, Lương Đình Hải, Nguyễn Hữu Đễ, Nguyễn Thị Mai Hoa, Nguyễn Thu Nghĩa, v.v phân tích
và đề cập [Xem: 45]
Trang 30Như vậy, bên cạnh mặt tích cực thì các nhóm lợi ích cũng có những hạn chế, đó là cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, gây mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích, gây mất trật tự xã hội, hình thành nên lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm mâu thuẫn với lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội
Chính vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm nghiên cứu nhằm khắc phục những
hạn chế do nhóm lợi ích tiêu cực gây ra hiện nay
*Lợi ích nhóm
- Khái niệm và phân loại lợi ích nhóm
Lợi ích nhóm được hình thành từ rất sớm ở các quốc gia trên thế giới, ở nước ta lợi ích nhóm chủ yếu xuất hiện khoảng những năm 80 trở lại đây do
sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã xuất hiện một số
cá nhân, một số nhóm người liên kết lại với nhau để tìm kiếm những lợi ích chung của nhóm, do vậy đã hình thành nên lợi ích nhóm
Ở nước ta khái niệm lợi ích nhóm đã được nhiều người bàn đến, nhất là
sau bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (2012) của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Mặc dù Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không đưa ra một định nghĩa
cụ thể về lợi ích nhóm, nhưng có thể nói rằng đây là “cụm từ” lần đầu tiên được người lãnh đạo ở cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước đề cập Khi nhấn mạnh về việc tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, ông cho rằng, “đây là nhiệm vụ rất lớn và phức tạp, đòi hỏi phải được triển khai thực hiện đồng bộ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương, đơn vị cơ sở trong nhiều năm Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa, không bị tư duy nhiệm kỳ, tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay ‘lợi ích nhóm’ chi
phối” [126]
Cùng quan điểm trên, trong bài Nhận diện lợi ích nhóm và tư duy
nhiệm kỳ trong phát triển và tái cấu trúc kinh tế Nguyễn Minh Phong khẳng
Trang 31định, “lợi ích nhóm (hay nhóm lợi ích) được hiểu như là lợi ích cùng loại, tạo điều kiện và chi phối nhau, mang tính cá nhân, ích kỷ của một số người hoặc nhóm người có các quan hệ xã hội trực tiếp hay gián tiếp với nhau, thường đi ngược lại hay làm tổn hại lợi ích tập thể và quốc gia Vì vậy, về cơ bản và trong đa số trường hợp, chúng đều bị pháp luật ngăn cấm và xã hội lên án” [127] Nguyễn Hữu Khiển cũng đồng tình với quan điểm trên khi cho rằng,
“lợi ích nhóm là một khái niệm để chỉ sự cấu kết, móc nối bất hợp pháp của một nhóm các cá nhân trong một tổ chức (kinh tế, chính trị, công quyền, doanh nghiệp…), mà họ có vị trí nhất định, có thể chi phối chính sách hoặc điều hành trong công quyền, nhằm chuyển đổi tài sản, vật chất của nhà nước, tập thể và công nhân một cách bất hợp pháp với những thủ đoạn khác nhau trở thành tài sản của họ” [45, tr.79], v.v Như vậy, lợi ích nhóm trên đây được hiểu theo nghĩa tiêu cực
Bên cạnh đó, một số tác giả khác lại hiểu lợi ích nhóm theo nghĩa bao quát hơn, chẳng hạn, “lợi ích nhóm là lợi ích chung của nhiều cá nhân hợp tác với nhau theo những mục tiêu, phương thức nhất định Về bản chất, lợi ích nhóm cũng là những giá trị vật chất và tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của các
cá nhân trong nhóm ” [36, tr.14] Hay theo Nguyễn Văn Mạnh thì "lợi ích nhóm là lợi ích của một nhóm người gắn kết với nhau, hỗ trợ, móc ngoặc với nhau, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau có lợi ích và bảo vệ lợi ích đó” [100]
Các tác giả như Phạm Văn Đức, Nguyễn Hùng Hậu, Nguyễn Anh Tuấn, Vũ Văn Viên, v.v đều có chung nhận định và hiểu lợi ích nhóm theo nghĩa bao quát rằng, lợi ích nhóm là lợi ích chung của một nhóm, một tập hợp người nào đó, tức là tập hợp người có chung những lợi ích và bảo vệ lợi ích đó…” [Xem: 76]
Gần đây, nhiều tác giả cũng có những cách hiểu khác về lợi ích nhóm
Lê Quốc Lý nhận định: “Lợi ích nhóm theo nghĩa thông thường là lợi ích của một nhóm và trong hoạt động kinh tế, chính trị con người lấy lợi ích của một
Trang 32nhóm làm trọng” [90] Còn Nguyễn Ngọc Hà, Vũ Hoàng Công cũng cho rằng,
“lợi ích nhóm chẳng qua là cái đáp ứng được nhu cầu chung của mọi người trong một nhóm nào đó” Hay “các cá nhân cùng chung nhu cầu, chung hoạt động sẽ hợp thành nhóm lợi ích và có lợi ích chung (gọi là lợi ích nhóm)” [Xem: 45, tr.21, 32], v.v
Như vậy, hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về lợi ích nhóm, có người hiểu lợi ích nhóm theo nghĩa tiêu cực, đó là lợi ích nhóm bất chính, mang tính vơ vét, vun vén cho lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm của mình, bất chấp lợi ích chung của xã hội Nhưng cũng có người hiểu lợi ích nhóm mang tính
bao quát hơn, nó bao hàm cả lợi ích nhóm tiêu cực và lợi ích nhóm tích cực
+ Phân loại lợi ích nhóm
Hiện nay, do tác động của nền kinh tế thị trường, lợi ích nhóm có điều kiện phát triển mạnh mẽ và được phân ra thành nhiều loại lợi ích khác nhau và
đã được nhiều tác giả đề cập đến Có tác giả cho rằng “có lợi ích nhóm đa số, có lợi ích nhóm thiểu số, lợi ích nhóm tiêu cực, lợi ích nhóm tích cực” [164, tr.5]
Đồng quan điểm trên Nguyễn Văn Mạnh, đã phân chia lợi ích nhóm
thành hai loại, đó là lợi ích nhóm tích cực và lợi ích nhóm tiêu cực Tác giả cho rằng, lợi ích nhóm cũng như nhóm lợi ích mà các lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đề cập trong thời gian qua là lợi ích nhóm tiêu cực [100]
Trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Lợi ích nhóm và nhóm lợi ích: Một số
vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế Đề tài cấp nhà nước KX.02.15/11-15,
Hà Nội, 2013, tại Viện Triết học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nhiều tác giả đã quan tâm đến việc phân loại lợi ích nhóm Các tác giả Nguyễn Hùng Hậu, Nguyễn Gia Thơ, Nguyễn Đình Tường đã phân chia lợi ích nhóm ra thành hai loại chủ yếu đó là lợi ích nhóm tiêu cực và lợi ích nhóm tích cực [Xem: 76]
Cùng quan điểm trên Lê Quốc Lý [90] và Vũ Ngọc Hoàng [53], và
nhiều tác giả khác như, Nguyễn Ngọc Hà, Vũ Hoàng Công, Lương Đình Hải,
Trang 33v.v cũng phân chia lợi ích nhóm thành hai loại cơ bản, đó là lợi ích nhóm tích
cực và lợi ích nhóm tiêu cực [Xem: 45]
Như vậy, dù có nhiều cách phân chia lợi ích nhóm khác nhau, nhưng hầu hết các bài viết đều chia lợi ích nhóm thành hai loại cơ bản là lợi ích nhóm tích cực và lợi ích nhóm tiêu cực Lợi ích nhóm tích cực, là lợi ích nhóm chính đáng, phù hợp và thống nhất với lợi ích chung của toàn xã hội Còn lợi ích nhóm tiêu cực là lợi ích nhóm không chính đáng, chỉ lo vun vén cho lợi ích cá nhân, cho nhóm của mình mà không quan tâm đến lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng, gây mâu thuẫn với lợi ích chung của quốc gia dân tộc, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Trong phạm
vi luận án này, tác giả tán thành việc phân chia lợi ích nhóm thành hai loại
đó là, lợi ích nhóm tích cực và lợi ích nhóm tiêu cực, trong đó đặc biệt tập trung phân tích những tác động tiêu cực của lợi ích nhóm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
- Tác động của lợi ích nhóm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Lợi ích nhóm có những tác động khác nhau đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội như góp phần thúc đẩy nền kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh năng động giữa các nhóm lợi ích, kích thích các cá nhân, các nhóm lợi ích phát triển Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực thì lợi ích nhóm cũng có những tác động tiêu cực đó là gây ra mâu thuẫn, xung đột giữa các loại lợi ích, trong không ít trường hợp lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm đi ngược lại với lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc; lợi ích trước mắt mâu thuẫn với lợi ích lâu dài
Hồ Bá Thâm phân tích khá sâu sắc những mâu thuẫn của lợi ích nhóm trong đời sống xã hội Việt Nam, cũng như mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa nhóm trục lợi và nhóm thiệt hại [152]
Nguyễn Minh Phong [126], Đoàn Trần [164] đã nêu lên mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm với lợi ích chung của xã hội, đó là, sự cấu kết với các nhà hoạch định chính sách để trục lợi, vun vén cho cá nhân Biểu
Trang 34hiện rõ nhất của lợi ích nhóm tiêu cực và tư duy nhiệm kỳ chủ yếu liên quan đến người có chức, có quyền, liên quan đến cán bộ trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ - ngân hàng, trong quản lý giá cả những ngành độc quyền, trong cơ cấu phát triển ngành, đặc biệt là trong quản lý tài nguyên và đất đai
Bên cạnh đó, nhiều bài viết đăng trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học (2013) đã nêu trên đều phân tích lợi ích nhóm tiêu cực trong mối quan hệ với lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội Lợi ích nhóm tiêu cực tìm mọi cách làm sai lệch chủ trương, chính sách, pháp luật, gây thiệt hại lớn đến lợi ích chung của dân tộc, làm tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức, đảo lộn những giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội, tạo nên mâu thuẫn, xung đột giữa các loại lợi ích [76]
Cùng quan điểm trên Lê Quốc Lý cũng nêu lên những tác động của lợi ích nhóm tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta như làm tăng tình trạng tham nhũng, làm tăng thêm nợ xấu ngân hàng, làm chậm quá trình đối mới, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, làm tha hoá, biến chất một số cán
bộ, công chức [90], v.v
Ngoài ra, có nhiều tác giả như Nguyễn Hùng Hậu, Nguyễn Ngọc Hà, Trần Thị Bích Huệ, Nguyễn Đình Tường, Nguyễn Hữu Khiến, v.v đã nêu lên những mâu thuẫn, xung đột giữa các nhóm lợi ích, cũng như những biểu hiện của lợi ích nhóm tiêu cực trong đời sống xã hội hiện nay, chẳng hạn, tạo ra sự móc ngoặc quan hệ với cấp trên để có các đề tài, dự án cho địa phương, đơn vị; tạo quan hệ với cán bộ có chức, có quyền để được bố trí vào các chức vụ
có lợi ích cho bản thân, gia đình, người thân; các doanh nghiệp móc nối với các cơ quan nhà nước để xây dựng các công trình, dự án gây thất thoát, lãng phí nhằm thu lợi bất chính, v.v [Xem: 45]
Như vậy, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tác động của lợi ích nhóm
tiêu cực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, song các bài viết
chưa đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể nào Trong luận án này, tác giả tập trung
Trang 35làm rõ những tác động của lợi ích nhóm tiêu cực trong lĩnh vực khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay
1.2 Một số công trình nghiên cứu về lợi ích nhóm trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay
1.2.1 Đối với các loại tài nguyên không tái tạo
Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều là vấn đề khai thác tài nguyên khoáng sản ở nước ta trong thời gian qua, vì đây là thứ tài nguyên của quốc gia không tái tạo được và có trữ lượng hạn chế, song lại đang bị khai thác một cách thiếu khoa học, thiếu kế hoạch, vì lợi ích trước mắt, vì lợi ích
cá nhân và lợi ích nhóm
Trong bài Nhiều hệ lụy của ngành khai khoáng Chu Chương đã chỉ ra
rằng ngành khai thác khoáng sản ở nước ta hiện nay, một mặt góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhưng, mặt khác, nó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến con người, đến môi trường và các hệ sinh thái tự nhiên [20, tr.12]
Thu Thủy chỉ rõ tình trạng hết sức nhức nhối trong thời gian qua khi một số cá nhân, nhóm người đang tìm mọi cách khai thác, xuất khẩu lậu than
ra nước ngoài nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, bất chấp lợi ích chung cũng như lợi ích lâu dài của đất nước [159]
Quặng titan trong những năm qua cũng đang bị khai thác ồ ạt dọc bờ
biển miền Trung gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Các bài Vàng đen và
những cơn bão cát [104] của Võ Hoàng Minh; Dân khốn đốn vì titan: Khai thác ẩu quản lý lỏng lẻo [24]; Lén chôn titan xuống đất hậu lũ bùn đỏ tràn ra biển của Thùy Vân [176]; v.v đã nói lên mức độ sai phạm của 8 doanh
nghiệp đang hoạt động khai thác titan, đặc biệt là sai phạm trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời các bài viết cũng nói lên sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan nhà nước, sự thiếu trách nhiệm trong cấp phép khai thác khoáng sản, giờ đây hậu quả là người dân đang phải gánh chịu
Trang 36Nhiều bài viết [Xem: 134, 178] chỉ ra tình trạng khai thác thiếc, cao lanh ở các tỉnh Tây Nguyên đã phá nát, vùi lấp nhiều vườn chè và làm cho hàng chục con suối lớn nhỏ bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến
cuộc sống người dân
Vấn nạn khai thác vàng trái phép diễn ra ở khắp nơi [Xem: 52, 143 162] đã làm cho nhiều cánh rừng bị tàn phá, nhiều con sông, con suối bị ô nhiễm, gây mất mùa và làm chết các vật nuôi, ảnh hưởng đến cuộc sống của
đa số người dân xung quanh khu vực và vùng hạ du các sông, suối
Nạn “cát tặc” cũng hoành hành khắp các địa phương trong khi người dân thì bức xúc, còn chính quyền nhiều nơi thì làm ngơ, thậm chí còn tiếp tay, bảo kê để hưởng lợi [Xem: 9, 22, 46, 170]
Bên cạnh đó, lợi ích nhóm trong việc khai thác, sử dụng đất cũng đang gây nhức nhối không kém, chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các khu công nghiệp, làm thủy điện, sân golf
Để xây dựng các khu công nghiệp, nhà nước và doanh nghiệp sẽ tiến hành thu hồi đất, tuy nhiên quá trình thu hồi đó đang gây ra những mâu thuẫn
về lợi ích giữa chủ đầu tư, doanh nghiệp với người dân Nhiều bài viết [Xem:
105, 171, 177] cho thấy quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa theo hướng hiện đại cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, dẫn đến tình trạng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi khá lớn để phục vụ cho phát triển các khu công nghiệp Tuy nhiên, lợi ích chủ yếu mang lại cho các doanh nghiệp, cho các cá nhân, còn lợi ích của người nông dân thì rất ít; số tiền đền bù không đáng là bao dẫn đến mâu thuẫn lợi ích giữa người nông dân mất đất, thất nghiệp gia tăng với doanh nghiệp
Phát triển thủy điện, xây sân gofl tràn lan là một trong những nguyên nhân cơ bản làm thu hẹp diện tích đất và gây ra mâu thuẫn giữa các loại lợi
ích Bài viết Lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài [50], đã phản ánh đúng thực
trạng phát triển thủy điện cũng như sân gofl tràn lan đã chiếm một số lượng
Trang 37rất lớn diện tích đất của người nông dân, dẫn đến chỗ không còn đủ đất canh tác, mất nơi ở, thất nghiệp gia tăng
Ngoài ra, diện tích đất còn bị một số cán bộ quản lý thoái hóa biến chất lợi dụng chức quyền của mình để hợp thức hóa đất của nhân dân về phục vụ cho cá nhân, cho nhóm của mình gây bức xúc, nhức nhối trong nhân dân [Xem: 14, 135]
Như vậy, nạn khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo đang diễn ra trên khắp nơi trong cả nước Vì lợi ích trước mắt, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, người ta tìm mọi cách khai thác tài nguyên khoáng sản, bất chấp pháp luật và sự cảnh báo của các nhà khoa học Giờ đây các nguồn tài nguyên không tái tạo được đang dần cạn kiệt, môi trường bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích đất quanh khu vực khai thác cũng không thể sử dụng và canh tác Các dòng sông bị sạt lở, vùi lấp, nguồn nước bị ô nhiễm không thể dùng được, tất cả hậu quả đó con người đang phải gánh chịu
1.2.2 Đối với các loại tài nguyên tái tạo
Cùng với nạn khai thác ồ ạt các loại tài nguyên không tái tạo thì lợi ích
cá nhân, lợi ích nhóm cũng đang diễn ra hết sức nhức nhối với các loại tài nguyên tái tạo
Nhiều bài viết [Xem: 40, 48, 140, 161] cảnh báo về việc làm thủy điện
sẽ mang lại những hậu quả xấu về môi trường, ảnh hưởng đến lợi ích chung của người dân, nhưng các nhà đầu tư vì lợi ích của mình, đã đưa ra các báo cáo, đánh giá sai lệch những tác động của môi trường để có được các dự án thủy điện Giờ đây, hậu quả của thủy điện thì quá rõ, vào mùa mưa lũ, hàng chục hồ đập bị vỡ, hàng nghìn hộ dân bị ngập, hàng trăm người dân bị thương
và bị chết, hoa màu bị tàn phá, tài sản bị cuốn trôi hàng nghìn tỷ đồng Hết lụt lại đến hạn hán nghiêm trọng khi các hồ thủy điện không chịu xả nước
Cùng với thủy điện, lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân trong khai thác rừng
ở nước ta diễn ra từ lâu, nhưng hiện nay vẫn chưa có một biện pháp nào ngăn
Trang 38cản hữu hiệu Lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân trong khai thác rừng bằng nhiều hình thức, nhưng cơ bản nhất là lợi dụng làm thủy điện để khai thác rừng, chuyển đổi đất rừng trồng cao su, cán bộ lâm nghiệp tiếp tay cho doanh nghiệp và cá nhân phá rừng, lâm tặc phá rừng
Có nhiều bài viết về việc lợi dụng làm thủy điện, trồng cao su để khai thác rừng một cách hợp pháp nhưng bất hợp lý nhằm phục vụ lợi ích cho một
số cá nhân, nhóm người, đi ngược lại với lợi ích chung của xã hội [Xem: 2;
27; 114; 118; 158], v.v
Rừng còn bị chặt phá bởi sự tiếp tay của cán bộ quản lý bảo vệ rừng, sự
thờ ơ và dung túng của các cơ quan nhà nước [Xem: 108; 113; 122], v.v
Ngoài ra, người dân cũng tham gia phá rừng trái phép để phục vụ cho lợi ích riêng của mình, bất chấp những lợi ích chung của xã hội, của đất nước Tình trạng này đã diễn ra từ lâu và kéo dài cho đến tận ngày nay
[Xem: 21, 23, 79, 149], v.v Mặc dù một bộ phận phá rừng là vì kế sinh nhai
nhưng hầu hết là vì lợi ích cá nhân, vì lợi ích riêng của họ; họ không trừ một thủ đoạn nào để thu lợi từ rừng càng nhiều càng tốt Đây là vấn đề cần phải lên án và loại trừ
Do việc làm thủy điện bằng mọi giá nên rừng bị tàn phá bằng nhiều hình thức như trên, hậu quả là ngôi nhà chung của các loài động vật và thực vật cũng bị giảm sút tương ứng Các loài động vật và thực vật ngày càng bị thu hẹp diện tích để sinh sống, hơn nữa chúng còn bị con người săn bắt, buôn
bán với những thủ đoạn ngày càng tinh vi [Xem: 13, 37, 166], v.v Kết quả là
sự cân bằng hệ sinh thái bị vi phạm nghiêm trọng
Việc khai thác tài nguyên biển cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải quan tâm Hiện nay vì lợi ích trước mắt, lợi ích cá nhân, lợi ích của một nhóm ngành, đã làm cho môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng, các nguồn tài nguyên ở biển đang dần cạn kiệt Tình trạng ô nhiễm biển do các doanh
Trang 39nghiệp khai thác dầu, do các tàu thuyền làm cho hệ sinh thái và rừng ngập mặn bị suy giảm mạnh [49, tr.3]
Ngoài ra, tình trạng người người nuôi tôm, nhà nhà nuôi tôm, đã làm cho nguồn nước ven biển bị ô nhiễm nặng, tôm bị bệnh chết hàng loạt, nhiều vụ nuôi tôm của người dân trắng tay Tình trạng ô nhiễm môi trường biển, tận diệt thủy hải sản là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay [Xem: 42, 156]
Tóm lại, lợi ích nhóm trong khai thác các loại tài nguyên tái tạo được cũng đang diễn ra hết sức khốc liệt, với nhiều hình thức chiếm đoạt khác nhau, gây ra mâu thuẫn, xung đột nảy sinh giữa các loại lợi ích là không hề nhỏ Vì vậy, cần có các biện pháp ngăn chặn lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm tiêu
cực để đảm bảo hài hòa giữa các loại lợi ích đó
1.3 Một số công trình bàn về phương hướng khắc phục lợi ích nhóm tiêu cực trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay
1.3.1 Nâng cao vai trò quản lý nhà nước và thực hiện việc khai thác
có quy hoạch, kế hoạch
Liên quan đến việc khắc phục lợi ích nhóm tiêu cực trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay, trong thời gian qua
đã có nhiều bài viết từ nhiều góc độ khác nhau
Trong bài Lọc cán bộ để khống chế tham nhũng đất đai Lê Nhung đã
nói lên một số vấn đề về kiểm soát quyền lực, tăng cường giám sát cũng như giải trình thu nhập để khắc phục tình trạng cán bộ, công chức có chức năng
quản lý nhận quà biếu của doanh nghiệp [124] Còn trong các bài viết Bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác cho tương lai [146]; Cảnh giác với đấu giá quyền khai thác khoáng sản [12]; và bài Khai thác khoáng sản phải bảo vệ môi trường [128]; Đề xuất lập cơ quan độc lập điều tra cán bộ cấp cao tham nhũng [157]; v.v đều đề xuất một số biện pháp cơ bản như tăng cường điều
tra, khảo sát nhằm đánh giá lại trữ lượng, sớm cấm xuất khẩu khoáng sản
Trang 40dưới mọi hình thức, chỉ khai thác khi có nhu cầu Cần áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào khai thác và đặc biệt là cảnh giác với quyền đấu giá khai
thác mỏ, thành lập các cơ quan độc lập để thanh tra, kiểm tra, v.v
Bên cạnh đó, hàng loạt bài viết khác [Xem: 111, 123, 183] đã yêu cầu minh bạch những thông tin về khai thác các loại tài nguyên khoáng sản như kết quả điều tra, thăm dò, các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, thời gian cấp phép, cải cách hành chính, v.v để mọi người dân, doanh nghiệp được biết và giảm sát Lê Quốc Lý cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm ngăn chặn lợi ích nhóm không chính đáng như đẩy mạnh công khai hoá, minh bạch hoá các hoạt động của các bộ máy công quyền, thanh tra, kiểm tra thường xuyên các hoạt động công vụ, thực hiện kê khai tài sản, nâng mức lương [90], v.v
Cùng quan điểm trên, các tác giả Vũ Hoàng Công, Nguyễn Thị Mai Hoa, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Gia Thơ, Đinh Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Thanh Thúy, v.v đã chỉ ra những tác hại của lợi ích nhóm tiêu cực đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản như xây dựng một bộ máy công quyền lành mạnh để phục vụ nhân dân, đồng thời đề xuất một cơ chế, chính sách minh bạch, dân chủ, công khai; đổi mới cơ chế giảm sát quyền lực, làm tốt công tác cán bộ…[Xem: 45]
Để nâng cao vai trò quản lý nhà nước và thực hiện việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên có quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo hài hòa giữa
các loại lợi ích, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII nhận định phải “nâng
cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Đẩy mạnh điều tra đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thực trạng và xu hướng diễn biến của các nguồn tài nguyên quốc gia,…” [34, tr.142 - 143]
Như vậy, liên quan đến vấn đề về nâng cao vai trò quản lý nhà nước, thực hiện khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên có kế hoạch, quy hoạch nhằm ngăn chặn lợi ích nhóm tiêu cực đã có nhiều bài viết quan tâm nghiên