Xuất phát từ thực tế trên, với mục đích hoàn thiện quy trình bào chế và nâng cao độ ổn định của thuốc tiêm ketorolac tromethamin, trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học, ch
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI - 2017
Trang 2NGUYỄN THỊ THU NHÀN
MSV: 1201425
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC THUỐC TIÊM KETOROLAC TROMETHAMIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Trang 3Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân yêu trong gia đình, các anh, các chị, các bạn sinh viên làm đề tài tại Bộ môn Bào chế đã luôn hợp tác, ủng hộ, cổ vũ và khích lệ em trong trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Nhàn
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1 KETOROLAC TROMETHAMIN 2
1.1 Cấu trúc hóa học 2
1.2 Đặc tính lý hóa 2
1.3 Tác dụng và chỉ định 4
1.4 Một số dạng bào chế 4
1.5 Chế phẩm thuốc tiêm ketorolac tromethamin 6
1.6 Độ ổn định 6
1.6.1 Độ ổn định hóa học 6
1.6.2 Độ ổn định vật lý 9
1.7 Sản phẩm phân hủy và phương pháp xác định sản phẩm phân hủy của ketorolac tromethamin 9
1.8 Độ ổn định của chế phẩm thuốc tiêm ketorolac tromethamin và biện pháp cải thiện 11
1.8.1 Các yêu cầu thử độ ổn định và biện pháp cải thiện độ ổn định của thuốc tiêm 11
1.8.2 Các biện pháp cải thiện độ ổn định của thuốc tiêm ketorolac tromethamin 13
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị 15
Trang 52.1.1 Nguyên vật liệu 15
2.1.2 Thiết bị nghiên cứu 15
2.2 Nội dung nghiên cứu 16
2.3 Phương pháp nghiên cứu 16
2.3.1 Khảo sát phương pháp định lượng và độ tan của ketorolac tromethamin 16
2.3.2 Thiết kế công thức và xây dựng quy trình bào chế thuốc tiêm ketorolac tromethamin 18
2.3.3 Các phương pháp đánh giá chất lượng thuốc ketorolac tromethamin 21
2.3.4 Phương pháp khảo sát độ ổn định của ketorolac tromethamin bằng lão hóa cưỡng bức 22
2.3.5 Phương pháp khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng trong xây dựng công thức thuốc tiêm ketorolac tromethamin 22
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 25
3.1 Khảo sát phương pháp định lượng và độ tan của ketorolac tromethamin 25
3.1.1 Kết quả thẩm định phương pháp HPLC 25
3.1.2 Kết quả thẩm định phương pháp đo quang 28
3.1.3 Độ tan bão hòa của ketorolac tromethamin trong một số dung môi 29
3.2 Kết quả đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng đến độ ổn định của dung dịch ketorolac tromethamin 29
3.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng 29
3.2.2 Kết quả định tính các chất phân hủy của ketorolac tromethamin 31
3.3 Kết quả khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng trong xây dựng công thức thuốc tiêm ketorolac tromethamin 34
3.3.1 Khảo sát ảnh hưởng của pH 34
Trang 63.3.2 Khảo sát ảnh hưởng của dung môi hòa tan 35
3.3.3 Kết quả ảnh hưởng của chất chống oxy hóa 40
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 44
4.1 Kết luận 44
4.2 Đề xuất 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADR Tác dụng bất lợi của thuốc
1HNMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Hydro
HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao
HPTLC Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao
KT Ketorolac tromethamin
LHCT Lão hóa cấp tốc
NaEDTA Dinatri Ethylenediaminetetraacetat
NSAIDs Thuốc chống viêm không Steroid
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Một số dạng bào chế của ketorolac tromethamin 5
Bảng 2.1 Nguyên liệu và các hóa chất làm nghiên cứu 15
Bảng 2.2 Danh sách thiết bị sử dụng trong nghiên cứu 16
Bảng 2.3 Thành phần công thức thuốc tiêm ketorolac tromethamin 19
Bảng 2.4 Các công thức khảo sát ảnh hưởng của pH dung dịch 23
Bảng 2.5 Các công thức khảo sát ảnh hưởng của dung môi 23
Bảng 2.6 Các công thức khảo sát ảnh hưởng của chất chống oxy hóa 24
Bảng 3.1 Bảng kết quả kiểm tra độ lặp lại của phương pháp HPLC 26
Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra độ đúng của phương pháp HPLC 27
Bảng 3.3 Kết quả hàm lượng ketorolac tromethamin trong dung dịch sau khi lão hóa cưỡng bức dưới một số điều kiện 31
Bảng 3.4 Sự thay đổi diện tích hai pic sắc ký theo thời gian 33
Bảng 3.5 Kết quả các mẫu khảo sát ảnh hưởng của pH sau 4 tuần bảo quản dưới ánh sáng mặt trời 34
Bảng 3.6 Cảm quan các mẫu khảo sát ảnh hưởng của dung môi sau 6 tháng thử lão hóa cấp tốc 36
Bảng 3.7 Hàm lượng ketorolac tromethamin trong các mẫu khảo sát ảnh hưởng của dung môi định lượng bằng phương pháp đo quang phổ UV-VIS 38
Bảng 3.8 Hàm lượng ketorolac tromethamin trong các mẫu khảo sát ảnh hưởng của dung môi định lượng bằng HPLC 39
Bảng 3.9 Hàm lượng ketorolac tromethamin trong các mẫu khảo sát ảnh hưởng của chất chống oxy hóa định lượng bằng HPLC 41
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Công thức cấu tạo phân tử ketorolac tromethamin 2
Hình 1.2 Công thức cấu tạo hai sản phẩm phân hủy chính 10
Hình 2.1 Quy trình pha chế thuốc tiêm ketorolac tromethamin 20
Hình 3.1 Sắc ký đồ mẫu chuẩn ketorolac tromethamin 25
Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ ketorolac tromethamin 26
Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa mật độ quang và nồng độ ketorolac tromethamin 28
Hình 3.4 Cảm quan dung dịch ketorolac tromethamin 30
Hình 3.5 Cảm quan mẫu ketorolac tromethamin trước và sau khi để dưới ánh sáng mặt trời 1 tuần và 2 tuần 30
Hình 3.6 Sắc ký đồ mẫu thử tại thời điểm ban đầu 32
Hình 3.7 Sắc ký đồ mẫu thử sau hai tuần để dưới ánh sáng mặt trời 32
Hình 3.8 Sự thay đổi -∆mAU của pic ketorolac tromethamin theo thời gian 33
Hình 3.9 Cảm quan các mẫu khảo sát ảnh hưởng của pH sau 4 tuần bảo quản dưới ánh sáng mặt trời 35
Hình 3.10 Đại diện một số mẫu sau 6 tháng khảo sát ảnh hưởng của dung môi 36
Hình 3.11 Kết quả sự thay đổi pH so với pH ban đầu của các mẫu khảo sát ảnh hưởng của dung môi 37
Hình 3.12 Kết quả sự thay đổi pH so với pH ban đầu của các mẫu khảo sát ảnh hưởng của chất chống oxy hóa 41
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Ketorolac tromethamin đang được ứng dụng rộng rãi do tác dụng giảm đau mạnh được chỉ định điều trị giảm đau trong ung thư thay thế opioid Chế phẩm thuốc tiêm ketorolac tromethamin đã rất nhiều công ty dược phẩm trên thế giới nghiên cứu
và sản xuất Hiện nay một số xí nghiệp, công ty dược trong nước đã sản xuất chế phẩm thuốc tiêm ketorolac tromethamin (dung dịch nước) loại 30 mg/ml và 60 mg/ml Tuy nhiên đã có một số báo cáo về tính không ổn định của chế phẩm thuốc tiêm ketorolac tromethamin trong quá trình lưu hành, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị Xuất phát từ thực tế trên, với mục đích hoàn thiện quy trình bào chế và nâng cao độ
ổn định của thuốc tiêm ketorolac tromethamin, trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu độ ổn định và xây dựng công thức thuốc tiêm ketorolac tromethamin” với hai mục tiêu sau:
Một là, nghiên cứu độ ổn định của ketorolac tromethamin dưới sự tác động
của một số yếu tố bên ngoài (nhiệt độ, ánh sáng)
Hai là, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố thành phần công thức đến độ ổn
định của chế phẩm, qua đó lựa chọn công thức thuốc tiêm ketorolac tromethamin 30mg/ml có độ ổn định cao
Trang 11CHƯƠNG 1 KETOROLAC TROMETHAMIN 1.1 Cấu trúc hóa học
- Công thức cấu tạo:
ketorolac tromethamin
Hình 1.1 Công thức cấu tạo phân tử ketorolac tromethamin
- Công thức phân tử: C15H13NO3.C4H11NO3
- Khối lượng phân tử: 376.40 g/mol
- Tên khoa học:
2-amino-2-(hydroxymethyl)propane-1,3-diol;5-benzoyl-2,3-dihydro-1H-pyrrolizine-1-carboxylic acid [33]
Về công thức cấu tạo, ketorolac tromethamin là một đẳng vị của ketoprofen Theo một cách phân loại khác, ketorolac tromethamin thuộc nhóm dẫn xuất của acid dihydropyrrolizine carboxylic có liên quan cấu trúc với indomethacin [10] Ketorolac
có khung cấu trúc acid heterocyclic acetic gồm nhiều vòng thơm nên khó tan trong nước Do đó để cải thiện độ tan của dược chất, dạng dược dụng được sử dụng là muối của ketorlac với tromethamin Ketorolac tromethamin dễ tan trong nước, thường được bào chế dưới dạng dung dịch thuốc tiêm (tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp), dung dịch thuốc nhỏ mắt, viên nén… [37]
1.2 Đặc tính lý hóa
➢ Tính chất vật lý
Ketorolac tromethamin có dạng bột kết tinh trắng hoặc gần trắng (vàng nhạt); tồn tại dưới dạng hỗn hợp racemix; dễ bị oxy hóa dưới tác dụng của ánh sáng cho chất màu vàng Ketorolac dạng tự do khó tan trong nước (độ tan của ketorolac trong nước là 0,513 mg/ml) [40] Trong khi đó, dạng muối ketorolac tromethamin dễ tan
Trang 12trong nước và methanol; tan được trong propylen glycol; ít tan trong ethanol 96%; không tan trong methylene chloride [12], [30] Độ tan của ketorolac tromethamin trong nước là 500 mg/ml, trong alcol là 3 mg/ml [46], trong propylen glycol là 13,49 mg/ml [25] Tuy nhiên, số liệu về độ tan của ketorolac trong nước, ethanol ở các nghiên cứu khác nhau không giống nhau; độ tan của ketorolac tromethamin trong propylen glycol chưa được tiến hành kiểm tra thực tế Do đó, cần phải tiến hành thí nghiệm kiểm tra lại độ tan bão hòa của ketorolac tromethamin trong một số dung môi
Dung dịch ketorolac tromethamin bão hòa trong nước có pH hơi acid (5.7 – 6.7), pKa = 3,54 [33], [46] Ketorolac tromethamin có cấu trúc gồm nhiều nối đôi liên hợp nên hấp thụ tia UV với cực đại hấp thụ tại bước sóng 322 nm [42] Do đó, có thể ứng dụng để định tính, định lượng bằng quang phổ UV-VIS [33]
➢ Tính chất hóa học:
Ketorolac tromethamin có nhóm carboxylic ở vị trí alpha so với vòng thơm nên dễ xảy ra phản ứng oxy hóa và phản ứng decarboxyl hóa Ngoài ra, ketorolac tromethamin còn có nhiều phản ứng của các nhóm chức: nhóm phenyl (phản ứng với HNO3 đặc,…); nhóm ceton (phản ứng với hydrazine, phản ứng với thuốc thử Fehling,…)
➢ Phương pháp phân tích:
Nhiều phương pháp phân tích như sắc ký lớp mỏng (TLC), phổ hồng ngoại (IR), phổ hấp thụ tử ngoại (UV-spectrophotometric), sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) được quy định trong các dược điển USP, BP, IP đề định tính và định lượng ketorolac tromethamin [12], [30], [33] Bên cạnh đó, Devarajan và cộng sự đã phát triển một phương pháp đơn giản và hiệu quả sử dụng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao HPTLC để phân tích ketorolac tromethamin [17]; Kamath và cộng sự đã cải tiến phương pháp sử dụng phổ hấp thụ tử ngoại để phân tích ketorolac tromethamin; nhiều phương pháp phân tích khác cũng đã được báo cáo có hiệu quả để xác định ketorolac tromethamin trong các dạng bào chế và trong các dịch sinh học [18], [23]…
Trang 131.3 Tác dụng và chỉ định
Ketorolac tromethamin là là dẫn chất của acid pyrolizine carboxylic, thuộc nhóm NSAIDs; có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm Tuy nhiên, ketorolac tromethamin chủ yếu sử dụng với tác dụng giảm đau, chống viêm (tác dụng giảm đau mạnh, tác dụng chống viêm vừa phải) [4] Ketorolac tromethamin tác dụng theo cơ chế ức chế không chọn lọc COX, từ đó gây ức chế sinh tổng hợp prostaglandin Ketorolac tromethamin tồn tại dưới dạng hỗn hợp racemic, trong đó, tác dụng chống viêm và ức chế COX chủ yếu là do đồng phân (S) [31]
Trong thực tế lâm sàng, ketorolac tromethamin được chỉ định dùng thay thế cho các thuốc nhóm opioid và các thuốc giảm đau không steroid trong điều trị giảm đau vừa đến nặng sau phẫu thuật, đau cơ xương cấp, đau do chấn thương [10], [13], [39]; dùng thay thế cho các chế phẩm opioid để điều trị đau nội tạng do ung thư [14], [38] Để giảm đau, có thể dùng dạng tiêm hoặc uống Tuy nhiên liệu pháp ketorolac phải bắt đầu bằng đường tiêm, sau đó liều thêm có thể dùng dạng tiêm hoặc uống và liều giảm đau cần phải hiệu chỉnh trên từng cá thể dựa trên các tài liệu thực hành lâm sàng Ngoài ra ketorolac dạng dung dịch nhỏ mắt còn dùng tại chỗ để điều trị triệu chứng viêm kết mạc dị ứng theo mùa, giảm viêm sau phẫu thuật thay thủy tinh thể [4], [16]
1.4 Một số dạng bào chế
Ketorolac tromethamin được bào chế dưới nhiều dạng bào chế khác nhau: viên nén (10mg); thuốc tiêm (10mg/ml, 15mg/ml, 30mg/ml; 60mg/ml); dung dịch tra mắt (0,4%; 0,5%) [4], [39] Trên thị trường có nhiều công ty đã sản xuất các chế phẩm chứa ketorolac tromethamin
Trang 14Bảng 1.1 Một số dạng bào chế của ketorolac tromethamin
Dạng bào
chế
Hàm lượng Tên biệt dược
Đường dùng Nhà sản xuất
Viên nén 10mg
Toradol
Uống
Atnahs Pharma Uk Limited Novo-ketorolac Novopharm Limited
tromethamin Injection USP
tromethamin Injection, USP
Phun mù 15.75 mg/1 Sprix Đường mũi Egalet Ltd
Trong các dạng bào chế của ketorolac tromethamin, chế phẩm thuốc tiêm ketorolac tromethamin có các hàm lượng khác nhau để có thể áp dụng các chế độ liều dùng khác nhau được khuyến cáo tùy vào điều kiện cụ thể của bệnh nhân, và dễ dàng
cá thể hóa liều cho bệnh nhân ung thư [4], [22], [38], [10] Ngoài các chế phẩm thuốc tiêm của các công ty nước ngoài, hiện nay ở Việt Nam cũng đã có nhiều công ty sản xuất thuốc tiêm ketorolac tromethamin lưu hành trên thị trường: Ketlac 30mg/ml của SGpharma; Vinrolac inj 30mg/ml của Vinphaco…
Trang 151.5 Chế phẩm thuốc tiêm ketorolac tromethamin
Chế phẩm thuốc tiêm ketorolac tromethamin tồn tại ở dạng dung dịch trong suốt, màu vàng nhạt [33], [12] Do có sự khác biệt về độ tan của dạng acid tự do và dạng muối, nên khi thay đổi trạng thái tồn tại của dược chất do ảnh hưởng của pH có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của dung dịch thuốc tiêm ketorolac tromethamin Trong dung dịch có pH thấp, ketorolac tromethamin bị chuyển thành dạng acid tự do kém tan trong nước nên thấy trong dung dịch xuất hiện kết tủa [41] Dược điển Mỹ và dược điển Anh quy định khoảng pH của chế phẩm thuốc tiêm ketorolac tromethamin
là 6.9 – 7.9 [33], [12]
Để kiểm nghiệm chế phẩm thuốc tiêm ketorolac tromethamin, Dược điển Mỹ quy định dùng sắc ký lỏng với điều kiện thích hợp để định tính và định lượng [33] Ngoài ra, một số báo cáo đã chỉ ra rằng có thể định lượng dung dịch ketorolac tromethamin trong nước bằng phương pháp đo quang phổ UV-VIS [45], [34] Do đó,
ta có thể sử dụng cả hai phương pháp định lượng bằng sắc ký lỏng và bằng đo quang phổ UV-VIS để xác định hàm lượng ketorolac tromethamin trong chế phẩm
1.6 Độ ổn định
Ketorolac tromethamin gặp phải hai vấn đề về độ ổn định hóa học và độ ổn định vật lý
1.6.1 Độ ổn định hóa học
Trong các dạng muối của ketorolac, ketorolac tromethamin rất dễ bị phân hủy
ở nhiệt độ và độ ẩm cao Ketorolac tromethamin là một phân tử nhạy cảm với ánh sáng, được quy định bảo quản trong điều kiện kín, tránh ánh sáng [33] Việc kém ổn định hóa học này có thể do các phản ứng: oxy hóa, quang hóa, thủy phân của ketorolac tromethamin trong dung dịch
1.6.1.1 Phản ứng oxy hóa
Oxy, nhiệt độ, ion kim loại, tia UV là các điều kiện thúc đẩy phản ứng oxy hóa một dược chất trong dung dịch thuốc Các nghiên cứu cho thấy ketorolac tromethamin kém ổn định dưới tác động của oxy và nhiệt độ
Trang 16Leo Gu và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu động học và cơ chế phản ứng tự oxy hóa của ketorolac tromethamin trong dung dịch nước dưới tác động của pH dung dịch, sự có mặt của oxy và nhiệt độ Thí nghiệm được thử tại các pH khác nhau từ 1,1 đến 12,4 (sử dụng các dung dịch: HCl 0,1M, KOH 0,1M và các dung dịch đệm phosphat, acetat, carbonat) và trong hai điều kiện có hoặc không có tác động của oxy (sục khí oxy, không khí hoặc khí argon vào các ống thủy tinh 2 ml trước khi đóng ống) Do phản ứng ở nhiệt độ thường xảy ra chậm, thí nghiệm được tiến hành ở các nhiệt độ 60˚C, 80˚C, 100˚C bằng cách lưu các mẫu sau khi tạo thành trong bể điều nhiệt ở nhiệt độ không đổi hoặc trong lò nung ở nhiệt độ quy định [27]
Kết quả phân tích các mẫu thu được sau khi tiến hành thí nghiệm bằng HPLC
ở điều kiện thích hợp cho thấy có bốn sản phẩm được tạo thành từ phản ứng tự oxy hóa của ketorolac tromethamin trong dung dịch nước Sự xuất hiện và tỷ lệ các sản phẩm phân hủy phụ thuộc vào nồng độ oxy Nồng độ oxy càng cao thì ketorolac tromethamin phân hủy càng nhanh và chất phân hủy tạo ra càng nhiều Tốc độ phân hủy ketorolac tromethamin còn phụ thuộc vào nhiệt độ và pH dung dịch Nhiệt độ tăng thì tốc độ phân hủy tăng; tốc độ phân hủy trong môi trường trung tính là thấp nhất; ở pH 4 – 8 ketorolac tromethamin ít bị phân hủy nhất [27]
1.6.1.2 Phản ứng quang hóa
Ánh sáng ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc thông qua năng lượng và hiệu ứng nhiệt, dẫn đến quá trình oxy hóa [15] Dưới tác động của ánh sáng, thời gian ổn định của dung dịch ketorolac tromethamin giảm nhiều so với khi không có tác động của ánh sáng; và khi để lâu dưới ánh sáng có thể làm mất màu vàng nhạt của dung dịch ketorolac tromethamin và xuất hiện kết tủa [41] Do đó ketorolac tromethamin phải được bảo quản tránh ánh sáng [33]
Leo Gu và các cộng sự cũng đã tiến hành nghiên cứu khác về độ ổn định của ketorolac tromethamin dưới tác động của ánh sáng bằng thí nghiệm chiếu sáng tại bước sóng 350 nm [28] Sau thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã phân lập được bốn sản phẩm phân hủy bằng HPLC ở điều kiện thích hợp và xác định cấu trúc của các
Trang 17sản phẩm phân hủy này bằng 1HNMR, MS và CHN Theo đó, bốn chất phân hủy thu được là sản phẩm thay thế nhóm –COOH của ketorolac bằng 1 nhóm thế khác nhau 1-hydroxy, 1-peroxid, 1-keto và 1-decarboxylic Tỷ lệ bốn sản phẩm phân hủy trên phụ thuộc vào loại dung môi, sự có mặt của oxy và pH môi trường
Trong dung môi Ethanol, dù có mặt của oxy hay không thì sản phẩm phân hủy 1-decarboxylic vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất Trong khi đó, tỷ lệ các thành phần còn lại phụ thuộc vào sự có mặt của oxy Khí oxy làm tăng mức độ phản ứng phân hủy 1-peroxid thành 1-keto và 1-hydroxy, do vậy làm tăng hiệu suất tạo hai sản phẩm phân hủy này [28]
Trong môi trường nước, tỷ lệ sản phẩm phân hủy phụ thuộc vào pH Tại pH acid mạnh (pH = 2), ketorolac tồn tại dưới dạng acid tự do nên 1-decarboxyl là sản phẩm chính Tuy nhiên, tại pH trung tính (pH = 7), ketorolac tồn tại dưới dạng anion,
ba sản phẩm còn lại chiếm tỷ lệ cao; trong đó 1-keto là sản phẩm phân hủy chiếm tỷ
lệ cao nhất [28]
1.6.1.3 Phản ứng thủy phân
pH môi trường và nhiệt độ là xúc tác thúc đẩy phản ứng thủy phân dược chất Ketorolac tromethamin có độ ổn định hóa học trong khoảng pH rộng (từ pH 3 đến pH 11) [41]
Devarajan và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu xác định độ ổn định của ketorolac tromethamin dưới tác động của acid mạnh và base mạnh Thí nghiệm được tiến hành cách phối hợp đồng lượng dung dịch ketorolac tromethamin 100 mg/ml với dung dịch HCl 0,5M hoặc dung dịch NaOH 0,5M; sau đó đun sôi hai dung dịch thu được trong 10 phút Dung dịch sau phản ứng được phân tích bằng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao HPTLC với pha tĩnh là bản mỏng Silicagel 60 GF254, pha động Cloroform – Etyl acetat – Acid acetic (băng) (với tỷ lệ thể tích 2 – 8 – 0,1) và sử dụng Detector UV bước sóng 323 nm Kết quả báo cáo cho thấy trong điều kiện acid mạnh
và base mạnh, ketorolac tromethamin không ổn định, bị phân hủy cho hai sản phẩm phân hủy [17]
Trang 18Tuy nhiên, Salaris và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu độ ổn định của ketorolac tromethamin trong môi trường acid (HCl 0,5M) và môi trường kiềm (NaOH 0,5M),
sử dụng quy trình như trong nghiên cứu của Devarrajan ở trên để đánh giá lại kết quả của nghiên cứu này về việc tạo thành hai sản phẩm phân hủy acid và base Kết quả được phân tích bằng LC – MS ở điều kiện thích hợp Sau khi phân tích kết quả cho thấy không có pic của hai sản phẩm phân hủy như đã được báo cáo Điều này chứng
tỏ ketorolac tromethamin ổn định dưới tác động của phản ứng thủy phân [36]
1.6.2 Độ ổn định vật lý
Ketorolac tromethamin tồn tại ở dạng muối dễ tan trong nước trong khi dạng acid tự do của nó rất khó tan trong nước Do đó độ ổn định lý học của ketorolac tromethamin liên quan đến dạng tồn tại của dược chất ở các trạng thái khác nhau phụ thuộc vào pH dung dịch Ketorolac tromethamin xuất hiện kết tủa trong dung dịch có
pH thấp do ở pH thấp bị chuyển thành dạng acid tự do kém tan trong nước [41]
Tổng hợp trên Stabilis cho thấy, với các bao bì thông dụng được sử dụng (thủy tinh, PVC, PE), không có báo cáo về tương kỵ của ketorolac tromethamin [20], [21], [19] Tuy nhiên, Dược điển Mỹ vẫn quy định sử dụng bao bì thủy tinh loại I để đảm bảo bảo quản chế phẩm ở điều kiện tốt nhất [33]
1.7 Sản phẩm phân hủy và phương pháp xác định sản phẩm phân hủy của ketorolac tromethamin
Theo Dược điển Anh (BP 2008), ketorolac tromethamin có bốn tạp chất quan trọng là 1-keto, 1-hydroxy, 1-methoxy-1-carboxyl và ketorolac dạng acid tự do Các tạp chất khác bị giới hạn bởi các mức giới hạn chấp nhận chung hoặc là các tạp chưa xác định, do đó không cần thiết phải định tính các tạp này Các tạp chất chính được báo cáo có chứa các nhóm thế khác (-OH; =O và –OCH3) có tính thân nước kém hơn
so với nhóm –COOH, do đó các tạp chất này có độ tan trong nước kém hơn so với ketorolac tromethamin ở dạng tự do [12]
Như vậy, theo các tài liệu tham khảo về độ ổn định của ketorolac tromethamin
ở trên thì hai sản phẩm phân hủy chính và quan trọng nhất là 1-keto
Trang 19((±)-5-benzoyl-1-keto-2,3-dihydro-1H-pyrrolizine) và 1-hydroxy dihydro-1H-pyrrolizine) [28], [27], [46] (Hình 1.2) Hai sản phẩm này có độ tan trong nước kém hơn so với ketorolac tromethamin
1-hydroxy 1-keto
Hình 1.2 Công thức cấu tạo hai sản phẩm phân hủy chính
của ketorolac tromethamin (1-hydroxy và 1-keto)
Để xác định chất phân hủy phân hủy của ketorolac tromethamin thường sử dụng sắc ký lỏng hiệu năng cao ở đặc biệt khác với điều kiện quy định trong dược điển Các nghiên cứu khác nhau đưa ra các điều kiện sắc ký khác nhau Phụ thuộc vào điều kiện sắc ký (loại cột sắc ký và hệ dung môi lựa chọn) mà pic sắc ký của hai tạp này xuất hiện trước hoặc sau pic ketorolac tromethamin
O’ Connor và cộng sự đã sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để phân tích ketorolac tromethamin và các chất phân hủy của nó Nhóm nghiên cứu đã thay đổi một số điều kiện sắc ký khác nhau về loại cột sắc ký và tốc
độ dòng, từ đó tối ưu hóa điều kiện HPLC cho định tính tạp phân hủy của ketorolac tromethamin Theo đó, việc định tính tạp phân hủy được tiến hành với cột C8 (250 mm x 4,6 mm, 1,8 µm), pha động tetrahydrofuran – ammonium dihydrogen phosphat (0,5M, pH = 3) với tỷ lệ thể tích 28:72; tốc độ dòng 1,7 ml/phút và sử dụng detertor UV với bước sóng 313 nm Kết quả thu được bốn pic sắc ký riêng biệt trên sắc ký đồ là ketorolac dạng acid tự do, 1-hydroxy, 1-keto và ketorolac tromethamin [32]
Trong nghiên cứu của Leo Gu về động học và cơ chế phân hủy của ketorolac tromethamin trong dung dịch nước, ketorolac tromethamin và tạp chất phân hủy của
Trang 20ketorolac tromethamin được xác định bằng phương pháp HPLC với điều kiện như sau: cột C8 (250 mm x 10 mm, 5 µm), pha động acetonitril – nước – acid acetic (băng) với tỷ lệ thể tích 45 - 55 - 0,2, tốc độ dòng 1ml/phút và sử dụng detertor UV với bước sóng 314 nm [27] Điều kiện sắc ký pha động sử dụng acetonitrile này cũng được sử dụng trong nghiên cứu của Leo Gu về sự phân hủy do ánh sáng của ketorolac tromethamin đã nêu ở trên với tỷ lệ thành phần pha động có chút thay đổi (CH3CN-H2O-AcOH (45-55-0,5)) [28] Kết quả hai nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi sử dụng hệ dung môi pha động có acetonitrile – nước – acid acetic (băng) thì thứ tự xuất hiện pic sắc ký của ketorolac tromethamin và hai sản phẩm phân hủy chính lần lượt là 1-hydroxy, ketorolac tromethamin và 1-keto
1.8 Độ ổn định của chế phẩm thuốc tiêm ketorolac tromethamin và biện pháp cải thiện
1.8.1 Các yêu cầu thử độ ổn định và biện pháp cải thiện độ ổn định của thuốc tiêm
Theo WHO, độ ổn định của thuốc là khả năng của nguyên liệu hoặc chế phẩm được bảo quản trong điều kiện xác định có thể giữ được những đặc tính vốn có về hóa lý, vi sinh, sinh dược học… trong những giới hạn nhất định Độ ổn định của thuốc được kiểm tra bằng các phép thử độ ổn định: phép thử độ ổn định cấp tốc, phép thử
độ ổn định dài hạn, phép thử khắc nghiệt (stress testing) Trong đó, một thử nghiệm nghiên cứu độ ổn định có thể chỉ gồm phép thử độ ổn định cấp tốc (lão hóa cấp tốc)
và phép thử khắc nghiệt (lão hóa cưỡng bức) [2]
Phép thử lão hóa cấp tốc là nghiên cứu thực nghiệm được bố trí để làm tăng tốc độ phân hủy hóa học và thay đổi trạng thái vật lý của thuốc nhờ sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng,… Theo quy định của ASEAN, Việt Nam thuộc vùng khí hậu IV B, thử nghiệm lão hóa cấp tốc được tiến hành ở điều kiện nhiệt độ
40 ± 2˚C, độ ẩm 75 ± 5% trong thời gian 6 tháng Với thuốc yêu cầu bảo quản trong
tủ lạnh thì điều kiện thử nghiệm cấp tốc là ở nhiệt độ 35 ± 2˚C, độ ẩm 60 ± 5% trong thời gian 6 tháng [3]
Trang 21Phép thử lão hóa cưỡng bức là trường hợp riêng của lão hóa cấp tốc Theo đó, các phép thử độ ổn định của dược chất hoặc chế phẩm thuốc dưới điều kiện khắc nghiệt hơn so với các điều kiện được sử dụng cho các phép thử lão hóa cấp tốc Đối với một dược chất, phép thử lão hóa cưỡng bức có thể thực hiện dưới tác dụng của nhiệt độ (tăng 10˚C so với phép thử độ ổn định cấp tốc), độ ẩm (75% hoặc hơn), tác nhân oxy hóa, chiếu sáng, pH… [26] Đối với một chế phẩm thuốc, phép thử lão hóa cưỡng bức được thực hiện dựa vào đặc tính và tính chất của dược chất và kết quả từ nghiên cứu độ ổn định của dược chất Trong đó, các phép thử chiếu sáng nên là một phần cần thiết của thử nghiệm lão hóa cưỡng bức
Để nghiên cứu độ ổn định cần xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và hợp lý dựa trên các quy định về độ ổn định của thuốc Trong đó, điều quan trọng nhất
là phương pháp kiểm nghiệm áp dụng với thiết bị tương ứng phải đặc hiệu (tách riêng được dược chất và sản phẩm phân hủy); phép định lượng phải đảm bảo độ chính xác
và độ tuyến tính [9] Từ kết quả nghiên cứu độ ổn định, lựa chọn các biện pháp thích hợp để làm tăng độ ổn định của thuốc
Tồn tại dưới dạng dung dịch, chế phẩm thuốc tiêm kém ổn định dưới tác động của nhiều yếu tố: các yếu tố thuộc về công thức (bản chất dược chất, dung môi, pH, các chất khác, bao bì); các yếu tố thuộc về kỹ thuật bào chế và điều kiện bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng) Do đó, có rất nhiều biện pháp có thể áp dụng để cải thiện
độ ổn định của thuốc tiêm: biện pháp cải thiện về mặt xây dựng công thức, biện pháp cải thiện trong quá trình pha chế, biện pháp cải thiện trong giai đoạn bảo quản [2], [7], [8], [6] Trong đó, khi thiết kế công thức bào chế có thể áp dụng một số biện pháp sau đây: sử dụng dược chất đạt độ tinh khiết nhất định, tồn tại dưới dạng thù hình thích hợp; sử dụng hỗn hợp dung môi, hệ đệm đảm bảo khoảng pH thích hợp, dùng các chất chống oxy hóa,
Kenneth C Waterman và cộng sự đã nghiên cứu độ ổn định của các chế phẩm dược phẩm dưới tác động của phản ứng oxy hóa Kết quả nghiên cứu phản ứng oxy hóa dược chất trong chế phẩm dạng dung dịch cho thấy tạp chất trong tá dược và
Trang 22dung môi là một trong số các yếu tố tham gia vào cơ chế oxy hóa dược chất Do đó,
sử dụng dược chất và dung môi pha thuốc tiêm có độ tinh khiết cao giúp hạn chế sự
có mặt của tạp chất và các ion kim loại xúc tác cho phản ứng oxy hóa [43]
Với những chất dễ bị thủy phân, dung môi nước là môi trường tạo điều kiện tốt cho phản ứng Có thể hạn chế thủy phân bằng cách sử dụng hỗn hợp dung môi để giảm lượng nước trong công thức Hai đồng dung môi thường được sử dụng cùng với nước trong bào chế thuốc tiêm là Ethanol và Propylen glycol (PG) Tuy nhiên khi sử dụng, cần phải lưu ý hàm lượng Ethanol và PG sử dụng trong chế phẩm thuốc tiêm
để tránh gây kích ứng tại chỗ tiêm (Ethanol trong thuốc tiêm được dùng tới 50% nhưng tốt nhất là từ 5-10%; PG trong thuốc tiêm được dùng tới 50% nhưng tốt nhất
là < 35%) [35]
pH dung dịch là một trong những tác nhân xúc tác cho phản ứng thủy phân dược chất, do đó pH có ảnh hưởng lớn đến độ ổn định của thuốc tiêm Mặt khác pH còn ảnh hưởng đến độ tan, mức độ ion hóa của dược chất, do đó ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc Do vậy, cần phải lựa chọn giá trị pH thích hợp; thường có thêm các hệ đệm khác nhau để thuốc vừa ổn định, vừa giảm kích ứng và có sinh khả dụng cao [1]
Để cải thiện độ ổn định của dược chất dưới tác động của phản ứng oxy hóa cần bổ sung thêm chất chống oxy hóa với các cơ chế chống oxy hóa khác nhau ngăn cản quá trình oxy hóa dược chất Các chất oxy hóa thường dùng có thể kể đến là: các chất chống oxy hóa trực tiếp tan trong nước có tính khử mạnh hơn so với dược chất nên bị oxy hóa trước dược chất (acid ascorbic, muối sulfit, rongalit ); hoặc các chất hiệp đồng chống oxy hóa có tác dụng khóa các ion kim loại Cu2+, Fe3+ xúc tác phản ứng oxy hóa (NaEDTA, acid citric, acid tartric…) [1], [5]
1.8.2 Các biện pháp cải thiện độ ổn định của thuốc tiêm ketorolac tromethamin
Như đã báo cáo ở trên, ketorolac tromethamin kém ổn địng hóa học và lý học
Độ ổn định hóa học của ketorolac tromethamin là do tác động của phản ứng oxy hóa
và phản ứng quang hóa Tốc độ tự oxy hóa dược chất và tỷ lệ các chất phân hủy oxy
Trang 23hóa tạo thành chịu ảnh hưởng của sự có mặt oxy trong dung dịch, pH dung dịch và nhiệt độ [27] Trong khi đó, sự tạo thành các sản phẩm phân hủy của ketorolac tromethamin dưới tác động của ánh sáng phụ thuộc vào loại dung môi, sự có mặt oxy
và pH môi trường [28] Độ ổn định vật lý của ketorolac tromethamin liên quan đến dạng tồn tại của dược chất ở các trạng thái khác nhau phụ thuộc vào pH dung dịch
Do vậy, chúng tôi đưa ra một số biện pháp có thể áp dụng làm tăng độ ổn định của dược chất trong quá trình thiết lập công thức thuốc tiêm ketorolac tromethamin
30 mg/ml có độ ổn định cao dưới đây:
- Lựa chọn giá trị pH thích hợp đảm bảo độ ổn định của ketorolac tromethamin
- Lựa chọn hệ dung môi hòa tan thích hợp đảm bảo độ tan của ketorolac tromethamin, hạn chế phân hủy dược chất và đảm bảo khi có một lượng tạp chất phân hủy ra nằm trong giới hạn thì dung dịch thuốc tiêm ketorolac tromethamin vẫn trong suốt
- Sử dụng chất chống oxy hóa để hạn chế phản ứng tự oxy hóa dược chất
- Sử dụng bao bì thủy tinh màu hoặc bao bì thứ cấp hoặc bảo quản tránh ánh sáng để tránh tác động của ánh sáng [43], [44]
Trang 24
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1 Nguyên vật liệu
Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu được thể hiện trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Nguyên liệu và các hóa chất làm nghiên cứu
2.1.2 Thiết bị nghiên cứu
Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu được thể hiện trong bảng 2.2
Trang 25Bảng 2.2 Danh sách thiết bị sử dụng trong nghiên cứu
3 Máy cất nước 2 lần SAMBO – Model IWD-2000D Hàn
5 Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao HITACHI U-1900 Nhật
8 Nồi hấp tiệt khuẩn ALP – Model KT-30L Nhật
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng đến độ ổn định của dược chất để lựa
chọn phương pháp lão hóa cưỡng bức thích hợp
- Khảo sát ảnh hưởng của pH, dung môi hòa tan, thành phần chất chống oxy hóa và hiệp đồng chống oxy hóa đến độ ổn định của thuốc tiêm
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Khảo sát phương pháp định lượng và độ tan của ketorolac tromethamin
2.3.1.1 Định lượng ketorolac tromethamin bằng HPLC
Tham khảo USP 32 và điều kiện hiện có tại phòng thí nghiệm, chúng tôi lựa chọn điều kiện tiến hành sắc ký như sau:
Trang 26• Pha tĩnh: Cột sắc ký Alltech C18 với kích thước cột 250 mm x 4,6 mm, kích thước hạt nhồi 5 µm
• Pha động: Methanol – Nước – Acid acetic băng với tỷ lệ thể tích 55:44:1 Pha động được lọc qua màng lọc 0,45 µm, siêu âm 15 phút
• Tốc độ dòng: 1 ml/phút
• Thể tích tiêm mẫu: 50 µl
• Detector UV tại bước sóng 254 nm
Chuẩn bị mẫu thử, mẫu chuẩn, xác định hàm lượng ketorolac tromethamin trong chế phẩm được tiến hành như sau:
• Mẫu chuẩn: Cân chính xác khoảng 60mg chuẩn, hòa tan và pha loãng với nước
đến nồng độ 24 µg/ml Lọc qua màng 0,45 µm
• Mẫu thử: Lấy chính xác 2 ml dung dịch thuốc tiêm cần định lượng, pha loãng
với nước đến nồng độ 24 µg/ml Lọc qua màng 0,45 µm
• Tiến hành sắc ký mẫu thử và mẫu chuẩn với điều kiện sắc ký đã nêu ở trên và
xác định hàm lượng ketorolac tromethamin trong chế phẩm
2.3.1.2 Định lượng ketorolac tromethamin bằng đo quang phổ UV-VIS
- Xác định bước sóng cực đại của ketorolac tromethamin
• Cân một lượng khoảng 0,1 g ketorolac tromethamin, hòa tan và pha loãng bằng nước cất đến nồng độ 10 µg/ml
• Quét phổ hấp thụ của dung dịch mới pha để xác định bước sóng cực đại Kết quả là 323nm
- Phương pháp định lượng bằng đo quang phổ uv-vis:
Chuẩn bị mẫu chuẩn và mẫu thử trong nước ở nồng độ 7,5 µg/ml Tiến hành
đo quang ở bước sóng 323 nm với mẫu trắng là nước, tính toán hàm lượng ketorolac tromethime trong chế phẩm
Trang 272.3.1.3 Phương pháp xác định độ tan bão hòa của ketorolac tromethamin trong một số dung môi
Phương pháp tiến hành xác định độ tan của ketorolac tromethamin trong một
số dung môi được tham khảo theo nghiên cứu của Kang và cộng sự [24] Cho vào mỗi ống thủy tinh có nắp đậy khoảng 5ml dung môi, thêm lượng dư ketorolac tromethamin vào, đậy kín, tránh ánh sáng Cho vào bể lắc điều nhiệt ở nhiệt độ 25˚C trong 48 giờ với tốc độ 250 vòng/phút Sau đó lấy các ống thử ly tâm ở 5000 vòng/phút trong 10 phút, hút lớp dịch phía trên đem pha loãng bằng nước và định lượng Nồng độ ketorolac tromethamin hòa tan được xác định bằng phương pháp đo quang tại bước sóng 323 nm
2.3.2 Thiết kế công thức và xây dựng quy trình bào chế thuốc tiêm ketorolac tromethamin
2.3.2.1 Lựa chọn tá dược, xây dựng công thức
Để cải thiện độ ổn định của thuốc tiêm ketorolac tromethamin, chúng tôi sử dụng thêm đồng dung môi và chất chống oxy hóa để hạn chế phản ứng oxy hóa dược chất Chúng tôi lựa chọn các đồng dung môi và chất chống oxy hóa thường được sử dụng trong thuốc tiêm để thiết kế công thức thuốc tiêm ketorolac tromethamin
30 mg/ml Đồng dung môi được sử dụng là Ethanol và Propylen glycol; chất chống oxy hóa sử dụng là: natri metabisulfit, rongalit, acid ascorbic, Na EDTA, acid citric (tỷ lệ các thành phần sử dụng phải nằm trong giới hạn quy định) Dựa vào các tài liệu tham khảo về hàm lượng cho phép của các thành phần trong thuốc tiêm [35], [29], thành phần cơ bản của công thức thuốc tiêm ketorolac tromethamin 30 mg/ml được liệt kê trong bảng 2.3 dưới đây:
Trang 28Bảng 2.3 Thành phần công thức thuốc tiêm ketorolac tromethamin
2.3.2.2 Quy trình bào chế dung dịch thuốc tiêm ketorolac tromethamin
Thuốc được pha chế theo các bước như sơ đồ hình 2.1 và áp dụng cho tất cả các công thức nghiên cứu:
Trang 29Hình 2.1 Quy trình pha chế thuốc tiêm ketorolac tromethamin
Mô tả quy trình:
Mỗi công thức pha 200 ml dung dịch thuốc tiêm với trình tự hòa tan như sau:
- Cân các thành phần theo công thức đã tính toán
- Hòa tan các chất chống oxy hóa và hiệp đồng chống oxy hóa (Natri metabisulfit, Rongalit, acid ascorbic, acid citric, natri EDTA) (nếu có) vào khoảng 80 ml nước cất pha tiêm
- Tiếp tục hòa tan ketorolac tromethamin, NaCl vào dung dịch trên rồi thêm EtOH, PG (nếu có)
- Kiểm tra pH bằng máy đo pH và điều chỉnh pH bằng dung dịch HCl 1M hoặc dung dịch NaOH 1M đến pH 7,4 (nếu cần)
Hòa tan Na metabisulfit, A.ascorbic, Rongalit, Na EDTA, A.citric, NaCl vào nước
Phối hợp với PG, EtOH
Điều chỉnh pH bằng NaOH 1M Điều chỉnh thể tích bằng nước cất pha tiêm
Lọc qua màng lọc cellulose acetat 0,2 µm
Đóng lọ 25 ml Hòa tan ketorolac tromethamin
Tiệt khuẩn ở 121˚C trong 15 phút
Trang 30- Bổ sung nước cất pha tiêm vừa đủ 200 ml, khuấy đều
- Lọc dung dịch qua màng lọc loại khuẩn kích thước lỗ lọc 0,22 µm
- Soi dịch lọc, kiểm tra độ trong
- Đóng lọ thủy tinh 25 ml, đậy nút cao su, đóng nút nhôm Hoặc đóng ống thủy tinh 2 ml (Tùy điều kiện thử nghiệm lão hóa)
- Hấp tiệt khuẩn ở 121˚C trong 15 phút
- Soi kiểm tra độ trong, loại bỏ các ống vẩn đục
- Dán nhãn và bảo quản theo dõi độ ổn định ở các điều kiện nêu dưới đây
2.3.3 Các phương pháp đánh giá chất lượng thuốc ketorolac tromethamin
2.3.3.1 Đánh giá cảm quan
Quan sát sự thay đổi về màu sắc của dung dịch thuốc tiêm ketorolac tromethamin bằng cách đưa ống tiêm lên soi dưới ánh sáng đèn trắng trên bảng màu trắng và bảng màu đen để kiểm tra độ trong của dung dịch thuốc tiêm (sử dụng thiết
bị soi độ trong) hoặc quan sát bằng mắt thường (nếu thấy rõ sự xuất hiện tủa)
2.3.3.2 Đánh giá pH
Giá trị pH của dung dịch thuốc tiêm ketorolac tromethamin được xác định
bằng máy đo pH Mettler toledo
2.3.3.3 Định lượng hàm lượng ketorolac tromethamin
Xác định hàm lượng ketorolac tromethamin trong chế phẩm bằng 2 phương pháp: HPLC và đo quang phổ UV-VIS với điều kiện đã ghi ở mục 2.3.1.1 và 2.3.1.2
2.3.3.4 Phương pháp định tính tạp phân hủy của ketorolac tromethamin bằng phương pháp HPLC
Pha loãng cùng hệ số pha loãng tất cả các mẫu đến nồng độ 360 µg/ml (mẫu ban đầu (To) và các mẫu thu được sau thử lão hóa) Xác định sự xuất hiện của tạp chất phân hủy bằng phương pháp HPLC với điều kiện dưới đây:
Trang 31+ Pha tĩnh: cột sắc ký Alltech C18 (250 mm x 4,6 mm, kích thước hạt nhồi 5 µm)
+ Pha động: Acetonitril – Nước – Acid acetic (băng) với tỷ lệ thể tích là 45-55-0.5 [28]
+ Tốc độ dòng là 1 ml/phút
+ Detector UV tại bước sóng 254 nm
2.3.4 Phương pháp khảo sát độ ổn định của ketorolac tromethamin bằng lão hóa cưỡng bức
- Pha dung dịch ketorolac tromethamin 30 mg/ml trong nước Đóng lọ thủy tinh 25 ml không màu, đậy nút cao su và đóng nắp nhôm kín
- Điều kiện lão hóa cưỡng bức:
+ Lão hóa cưỡng bức bằng phương pháp đun cách thủy 80˚C trong 6 giờ
+ Lão hóa cưỡng bức bằng cách để dưới ánh sáng mặt trời trong 2 tuần
- Đánh giá mẫu sau lão hóa cấp tốc: