Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3 Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3 Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3 Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3 Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3 Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3 Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3 Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3 Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3 Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3 Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3 Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3 Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO BO Y TE TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
she sfc sfe ae sfe ole ole sfc BỊ tị tt Dis hae a |
TRAN THI MINH THU
NGHIEN CUU XAY DUNG CONG THUC THUOC NHO MAT TOBRAMYCIN 0,3%
LUAN VAN THAC SI DUGC HOC
Trang 2LOI CAM ON
TS, Hoang Nqve Hing
Tei cling xin bay t ling biét on tei Phing Nghién cin ua phdt titn san
phdin, Phing bid tra chit Luong - Ki nghidp duage phim TW2, dt hét site giip đồ, tạo điêu luôn cho ti trong quad trinh thoes liệu đổ lòi
Tei ain chin thank cam on TS Nqugén Ding Hod, ThS Nguydna Trin
Linh va cae thay cb ide tong 33 min bas ché -Tucing Dei tac Dvise Ha Noi hat
Tei cling xin gti tei Lan giam hiéu, Phing Dao tao tau dai toe - lường
Dai hoc Deve Ha Noi ling bitt on vé tue quan tim guip dé tong qua hink hec
kip lai bucing,
Ha wbi, ngay 25 thdag 11 nde 2004
Trang 3CAC KY HIEU VIET TAT BP Cr DDVN HI Dinatri EDTA DK HL tob HPLC HPMC kl/ tt PE PVP USP Vd Dược điển Anh Công thức
Dược điển Việt Nam 3
Dinatri ethylen diamin tetra acetat
Diéu kién
Ham luong tobramycin
Sac ky long hiéu nang cao
( high performance liquid chromatography)
Trang 4MUC LUC ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN : 1.1 Tổng quan về thuốc nhỏ mắt 1.1.1.Các dạng bào chế dùng tại chỗ trong điều trị bệnh ở mắt 1.1.2.Định nghĩa thuốc nhỏ mắt
1.1.3.Một số đặc điểm sinh lý của mắt liên quan đến sự hấp thu duoc chất từ thuốc nhỏ mắt
1.1.4 Thành phần của thuốc nhỏ mắt
1.1.5 Các biện pháp nhằm tăng sinh khả dụng của thuốc nhỏ mắt trong quá tràùnh xảy dựng công thức
1.2 Tổng quan về tobramycin
1.3 Tổng quan về độ ổn định của thuốc
1.3.1 Định nghĩa
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu độ ổn định
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định thuốc 1.3.4 Các biến đổi về độ ổn định của thuốc
1.3.5 Các phương pháp nghiên cứu độ ổn định thuốc
Trang 51.4.3 Thiét ké thi nghiém sang loc
1.4.4 Phan mém MODDE 5.0
CHƯƠNG 2: NGUYEN LIEU, THIET BI, NOI DUNG VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu
2.I.I Nguyên phụ liệu
2.1.2 Thiết bị nghiên cứu
2.2 Nội dung nghiên cứu 2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp bào chế dung dịch thuốc nhỏ mắt
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu độ ổn định 2.3.3 Phuong phap dinh luong tobramycin
2.3.4 Phuong phap quy hoach thuc nghiém va toi uu hoa công thức bào chế
2.3.4.1, Giai đoạn sàng lọc
2.3.4.2 Nghiên cứu tối a hố cơng thức bào chế
CHƯƠNG 3: KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1 Nghiên cứu sơ bộ ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ ổn định
của chế phẩm thuốc nhỏ mat tobramycin
3.1.1 Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản
3.1.1.1 Su thay đổi hình thức cảm quan và pH 3.1.1.2 Sự thay đổi hàm lượng tobramycin
3.1.2 Ảnh hưởng của hệ đệm, chất chống oxy hoá, chất làm
tăng độ nhớt đến sự thay đổi pH và hàm lượng
Trang 63.1.2.1 Anh hưởng của hệ đệm đến sự biến đổi pH
3.1.2.2 Ảnh hưởng của hệ đệm đến sự biến đổi hàm lượng
tobramycin
3.1.2.3 Ảnh hưởng của chất chống oxy hoá đến sự thay
đổi pH
3.1.2.4 Ảnh hưởng của chất chống oxy hoá đến sự thay
đổi làm lượng tobramycin
3.1.2.5 Ảnh hưởng của chất làm tăng độ nhớt đến sự thay
đổi pH
3.1.2.6 Ảnh hưởng của chất làm tăng độ nhớt đến sự biến
đổi hàm lượng tobrarmycin
3.1.3 Lựa chọn công thức sơ bộ
3.2 Giai đoạn tối ưu hố cơng thức bào chế 3.2.1 Lựa chọn biến độc láp 3.2.2 Lựa chọn biến phụ thuộc và xác định mức cần đạt được của các biến 3.2.3 Mô hình thực nghiệm 3.2.4 Ảnh hưởng của bao bì đến độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ mắt tobramycin 3.2.4.1 Ảnh hưởng đến pH
3.2.4.2 Ảnh hưởng đến hàm lượng tobramycin
3.2.5 Tốt ưu hố cơng thức thuốc nhỏ mắt tobramycin 3.2.5.1 Phương trình hồi quy
Trang 73.2.5.3 Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ dinatri EDTA và PVP đến độ ổn định hàm lượng của dung dịch thuốc nhỏ
mat tobramycin
3.2.5.4 Xac dinh céng thitc toi uu
Trang 8ĐẶT VAN DE
Hiện nay bệnh nhiễm khuẩn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong mô hình
bệnh tật ở nước ta Trong số các bệnh nhiễm khuẩn thì nhiễm khuẩn ở mắt chiếm một tỷ lệ không nhỏ Có nhiều kháng sinh đã được sử dụng để điều trị
các bệnh nhiễm khuẩn mắt, trong đó có tobramycin Tobramycin là kháng
sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng đối với một số vi khuẩn Gram 4m va
Gram dương hiếu khí, đặc biệt với Pseudomonas aeruginosa da khang
øentamicin Cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về bào chế dung dịch thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3% và trên
thị trường hiện chưa có chế phẩm thuốc nhỏ mắt tobramycin do các doanh
nghiệp Việt Nam sản xuất Mặt khác, các thuốc nhỏ mắt có tobramycin của
các hãng được phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam được bán với giá
rất cao Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “ Mghiên cứu xây dựng công thức thuéc nho mat tobramycin 0,3% ” v6i muc tiêu: Xây dựng công thức và kỹ
thuật bào chế thuốc nhé mat tobramycin có độ ổn định trên 12 tháng để có
thể triển khai sản xuất ở quy mô công nghiệp góp phần nhỏ vào sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
Để thực hiện được mục tiêu này, luận văn cần phải giải quyết được các nhiệm vu sau:
I Nghiên cứu sơ bộ một số yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của chế phẩm thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3%, lựa chọn các yếu tố như hệ đệm, chất
chống oxy hoá, chất làm tăng độ nhớt để xây dựng công thức sơ bộ
2 Tối ưu hố cơng thức sơ bộ để lựa chọn công thức tối ưu trong điều
kiện nghiên cứu
Trang 9CHUONG 1: TONG QUAN
1.1 TONG QUAN VE THUOC NHO MAT
1.1.1.Các dạng bào chế dùng tại chố trong điều trị bệnh ở mắt
Trong nhãn khoa, các dạng bào chế dùng tại chỗ gồm : - Thuốc nhỏ mắt - Thuốc mỡ tra mắt - Dung dịch rửa mắt - Kính tiếp xúc - Hệ điều trị đặt ở mắt - Hệ điều trị có cấu tạo vi tiểu phân [3], [28] 1.1.2 Định nghĩa thuốc nhỏ mát:
Thuốc nhỏ mắt là những chế phẩm lỏng, có thể là dung dịch hay hỗn
dịch vô khuẩn, có chứa một hay nhiều dược chất, được nhỏ vào túi kết mạc với
mục đích chẩn đoán hay điều trị bệnh ở mắt, Thuốc nhỏ mắt cũng có thể được
bào chế dưới dạng bột vô khuẩn và được pha chế với một chất lỏng vô khuẩn
thích hợp ngay trước khi dùng [3]
1.1.3 Một số đặc điểm sinh lý của mát ảnh hưởng đến sự hấp thu dược chất từ thuốc nhỏ mát
a Dac điểm sinh lý của hệ thống nước mắt
Mắt người bình thường, nước mắt được tiết ra liên tục từ tuyến nước mắt
với tốc độ khoảng l microlit trong 1 phút, tạo ra một màng nước mắt bao phủ toàn bộ bề mặt của giác mạc và kết mạc, có tác dụng giữ cho mắt không bị khô và được chứa trong túi cùng kết mạc khoảng 20-30 microlit Dịch nước
Trang 10được bơm vào ống mũi lệ đổ vào khoang miệng khoảng 2 microlit mỗi lần chớp mắt Nước mát là một dịch nước trong suốt có pH khoảng 7,4; chứa các
chất điện giải như K"*, Ca"', Cl, HCO; nén nudc mat có khả năng đệm nhất
định Ngoài ra, dịch nước mắt có chứa xấp xỉ 0,7 % protein như albumin, globulin và lysozym nên có thể xảy ra liên kết tạo phức giữa dược chất và protein, làm giảm hấp thu dược chất vào trong các niêm mạc mắt vì chỉ có dược chất ở dang tự do mới được hấp thu
Khi nhỏ một giọt thuốc vào vùng trước giác mạc, phần thuốc ngoài sức chứa của mắt sẽ trào ra má, phần còn lại được tháo vào ống mũi lệ làm cho liều thuốc đã nhỏ bị mất đi đáng kể Hơn nữa, quá trình tiết nước mắt vẫn tiếp
diễn, nước mắt tiết ra tiếp tục pha loãng lượng thuốc còn lại, làm giảm
gradient nồng độ dược chất, làm giảm tốc độ và mức độ khuyếch tán dược chất qua giác mạc Khi thuốc nhỏ mắt có pH càng khác 7,4 và được đệm bằng
các hệ đệm có dung lượng đệm vượt quá khả năng tự điều chỉnh của nước mắt,
thuốc sẽ gây kích ứng mạnh ở mắt, buộc mắt phải phản xạ lại bằng cách tăng tiết nước mắt Nước mắt tiết ra càng nhiều, liều thuốc đã nhỏ càng bị rửa trôi
nhanh chống, thời gian tiếp xúc của thuốc với niêm mạc càng giảm, dược chất
càng ít được hấp thu [3],[28]
b Kết mạc
Kết mạc là phần niêm mạc nối liền mi mắt và giác mạc Kết mạc gồm 2
phần: phần lót mặt trong của mi mắt và phần tương ứng với mặt ngoài của
tròng mắt trắng Vùng nối của 2 phần tạo nên túi cùng kết mạc Dược chất được hấp thu qua kết mạc chủ yếu đi vào tuần hoàn mấu gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, vì thế hấp thu qua kết mạc được xem như là một yếu tố làm giảm sinh khả dụng của thuốc nhỏ mắt đối với dược chất cần thấm sâu
vào tổ chức bên trong giác mạc, trừ trường hợp đích tác dụng của thuốc chính
Trang 11c Gidc mac
Giác mạc được cấu tạo bởi 3 lớp mô khác nhau, ngoài cùng là lớp biểu
mô, rồi đến lớp đệm và trong cùng là lớp nội mô Giác mạc là hàng rào chính
gây trở ngại cho sự hấp thu dược chất từ thuốc nhỏ mất Lớp biểu mô và nội
mô có hàm lượng lipid cao, vì thế các được chất dễ tan trong lipid, dược chất ở
dạng không ion hod, cố hệ số phân bố dầu nước cao từ 10-100, sẽ dễ dàng
thấm qua 2 lớp mô này Ngược lại, lớp biểu mô và nội mô lại là hàng rào ngăn
cản sự thấm của các dược chất thân nước và ở dạng ion hoá Lớp đệm nằm
giữa lớp biểu mô và nội mô có hàm lượng nước rất cao, nên chỉ có các dược
chất thân nước hay dược chất ở dạng khơng Ion hố là dễ dàng khuyếch tán
qua lớp đệm Như vậy, chỉ có các dược chất vừa thân nước vừa thân lipid và có
mức độ lon hoá vừa phải mới dễ dàng thấm qua các lớp mô giác mạc [3],[7] 1.1.4 Thành phần thuốc nho mat
Một chế phẩm thuốc nhỏ mắt thường có 4 thành phần: Dược chất, dung
môi, các thành phần khác và bao bì đựng thuốc [3], [7].[14], [28]
a Dược chất Dược chất dùng trong thuốc nhỏ mắt gồm nhiều loại, có thể chia thành các nhóm dựa trên tác dụng dược lý sau:
- Các thuốc dùng để điều trị nhiễm khuẩn: Các muối vô cơ và hữu cơ
của các kim loại bạc; kẽm ; các sulfamid; các kháng sinh; các thuốc chống
nấm
- Các thuốc chống viêm tại chỗ: các dược chất chống viêm không steroid nhu natri diclofenac, cac dược chất chống viêm steroid nhu
dexamethason
- Các thuốc gây tê bề mat: Cocain hydroclorid, tetracain hydroclorid
- Các thuốc điều trị bệnh glaucom: Carbachol, pilocarpm
Trang 12- Các vitamin: Vitamin A, vitamin BS
- Các thuốc dùng chẩn doan: Natri fluorescein
b Dung moi
Dung môi dùng để pha thuốc nhỏ mắt chủ yếu là nước cất Nước cất để pha
thuốc nhỏ mắt phải đạt các yêu cầu của dược điển và phải vơ khuẩn [1], [3]
Ngồi nước cất, dầu thực vật cũng được dùng làm dung môi để pha thuốc nhỏ
mat
c Các chát thêm vào công thức thuéc nho mat [3], [7], [17], [28], [29]
> Chat sat khudn
Thuốc nhỏ mắt thường được đóng gói với thể tích dùng nhiều lần mới hết một đơn vị đóng gói Do đó, nguy cơ thuốc nhỏ mát bị nhiễm khuẩn từ
môi trường sau mỗi lần nhỏ mắt là rất cao Để giữ cho thuốc luôn vô khuẩn,
trong thành phần của thuốc có thêm một hay nhiều chất sát khuẩn nhằm tiêu
diệt ngay các vi cơ ngẫu nhiên nhiễm vào thuốc Một số chất sát khuẩn thường dùng trong thuốc nhỏ mat:
- Các dân chat amoni bac 4: Cetrimid, benzalkonium clorid [30]
- Các hợp chất thuỷ ngân hữu co: Thimerosal, phenyl mercuric acetat ( PMA), phenyl mercuric nitrat (PMN)
- Cac dan chat alcohol va phenol: Clorobutanol, phenyl] ethyl alcohol
- Các ester của acid parahydroxy benzoic: Methyl paraben, propyl paraben,
> Các chất điều chỉnh pH
Các chất điều chỉnh pH được sử dụng trong thuốc nhỏ mắt nhằm mục đích:
- Giữ cho dược chất trong thuốc nhỏ mắt có độ ổn định cao hoặc làm
tăng độ tan của dược chất
- Lầm tăng khả năng hấp thu của dược chất qua giác mạc
Trang 13- Hạn chế kích ứng đối với mắt - Làm tăng tác dụng diệt khuẩn của chất sát khuẩn Các hệ đệm thường sử dụng: - Hệ đệm borat - Hệ đệm phosphat - Hệ đệm citrat > Các chất đẳng trương thuốc nhỏ mắt
Các chất thường được dùng để đẳng trương dung dịch thuốc nhỏ mất là:
natri clorid, glucose, mannitol > Các chất chống oxy hoá
Các chất chống oxy hoá thường dùng trong thuốc nhỏ mắt là natri
metabisulfit, natri bisulfit, dinatri EDTA
> Các chất làm tăng độ nhớt của thuốc nhỏ mắt
Các polyme thường dùng làm tăng độ nhớt của thuốc nhỏ mát là:
methy! cellulose, hydroxy propyl methyl cellulose, polyvinyl pyrrolidon, g6m
xanthan [27]
> Cac chat hoat ding bé mat
Các chất hoạt động bề mặt thường được sử dụng như polysorbat 20,
polysorbat 80, tyloxapol
d Bao bì đựng thuốc nhỏ mắt [ 3], [18]
Bao bì đưng thuốc nhỏ mắt có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
thuốc Bao bì đựng thuốc nhỏ mắt có thể là thuỷ tỉnh, chất dẻo, cao su Nếu
việc nghiên cứu chọn bao bì đựng thuốc nhỏ mắt không thích hợp với thuốc
chứa ở trong đó thì rất có thể xảy ra sự tương tác của các thành phần có trong
Trang 14giữa thuốc với bao bì Kết quả sẽ làm biến chất dược chất và gây ra những biến đổi như vẩn đục, biến màu Từ đó, sẽ làm giảm hiệu lực và độ an toàn khi dùng thuốc
> Bao bì thuỷ tỉnh
Thuỷ tỉnh được sản xuất bằng cách nung chảy silicat ( SiO,) Thuỷ tỉnh
silicat có những đặc tính như trơ về mặt hoá học, bền khi thay đổi nhiệt độ đột ngột Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, người ta đã thêm vào thành phần thuỷ tinh nhiều oxyd kim loại như B,O,, K,O, AL,O,, do đó, thuỷ tính cũng khơng hồn tồn trơ về mặt hoá học Hiện nay, thuỷ tính ít được sử dụng làm
bao bì đựng thuốc nhỏ mắt, chỉ trừ một số trường hợp do yêu cầu về độ ổn
định thuốc Thông thường, người ta sử dụng thuỷ tính loại I ( thuỷ tính trung
tính hay thuỷ tính borosilicat)
> Bao bì chất dẻo
Chất dẻo là những hợp chất hữu cơ có cấu trúc polyme được tạo thành
từ các monome nhờ quá trình polyme hoá Các polyme được sử dụng phổ biến
nhất làm bao bì thuốc nhỏ mắt là: Polyethylen ( loại có tỷ trọng thấp - LDPE,
loại có tỷ trọng trung bình - MDPE, loại có tỷ trọng cao - HDPE); poly
propen
Bao bì bằng chất dẻo ngày càng được sử dụng nhiều để đóng thuốc nhỏ
mắt, do có nhiều ưu điểm:
- Chiu được tác dụng của nhiều loại hoá chất - Không bị vỡ, dễ vận chuyển
- Có thể chế tạo dễ dàng dưới nhiều hình dạng khác nhau
- Giá thành rẻ hơn thuỷ tính
Tuy nhiên, bao bì bằng chất dẻo cũng có một số nhược điểm bất lợi: - Khó đạt được độ trong cần thiết để kiểm tra 1 số chỉ tiêu cảm quan
Trang 15- Hơi ẩm và các khí như O,, CO, từ môi trường có thể xâm nhập qua
bao bì vào thuốc
- BỊ già hóa theo thời gian dưới tác dụng của nhiệt, ánh sáng và môi
trường
- Thành phần của bao bì bằng chất dẻo, ngoài polyme còn có thêm nhiều thành phần phụ trợ nhằm tạo ra bao bì có những đặc tính thích hợp để
đóng thuốc Các chất phụ trợ như chất chống oxy hoá, chất ổn định nhiệt, chất
hoá dẻo, chất độn, chất màu và chất làm trơn, với tỷ lệ từ 0,01- 60% so với toàn lượng bao bì Chính vì vay, bao bi bang chất dẻo khơng hồn tồn trơ về
mặt hoá học Các chất phụ trợ trong bao bì, khi tiếp xúc với dung dịch thuốc
trong thời gian bảo quản chế phẩm có thể hoà tan vào thuốc, tương tác với các
thành phần trong thuốc, làm giảm chất lượng và độ an toàn của sản phẩm 1.1.5 Các biện pháp nhằm làm tăng sinh khả dụng của thuốc nhỏ mắt
trong quá trình xây dựng công thức
Để bào chế một chế phẩm thuốc nhỏ mắt có sinh khả dụng cao, công
thức thuốc nhỏ mắt được xây dựng sao cho chế phẩm có các đặc tính sau: a Kéo dài thời gian lưu của thuốc ở vùng trước giác mạc
Nếu giọt thuốc nhỏ vào mat duoc lưu giữ lâu ở vùng trước giác mac,
dược chất sẽ tiếp xúc với giác mạc lâu hơn, khả năng hấp thu sẽ lớn hơn, sinh
khả dụng sẽ cao hơn Có thể làm tăng thời gian lưu của thuốc bằng 2 cách:
- Tăng độ nhớt của thuốc nhỏ mắt: Sử dụng các polyme tan trong nước
- Bào chế thuốc dưới dang hỗn dịch thuốc nhỏ mắt b Hạn chế gây kích ứng mắt
Trang 16- Điều chỉnh độ đẳng trương của thuốc nhỏ mất Mặc dù mắt có thể
dung nạp được các dung dịch có độ đẳng trương khác với dịch nước mắt (từ
0,7 % đến 1,5 % kl/tt NaCl) nên điều chỉnh đẳng trương với dịch nước mắt để
hạn chế đến mức thấp nhất khả năng gây kích ứng mắt khi nhỏ thuốc c Làm tăng tính thấm của giác mạc đối với dược chát
- Điều chỉnh mức độ ion hoá của dược chất để dược chất có mức độ ion
hoá vừa đủ để hoà tan hoàn toàn trong nước, đồng thời dễ dàng thấm qua
màng giác mạc
-Thêm chất hoạt động bề mặt vào trong thuốc nhỏ mắt giúp cho các
phân tử dược chất dễ khuyếch tán qua biểu mô giác mạc hơn [7], [33]
1.2 TONG QUAN VE TOBRAMYCIN
Tên khoa hoc: O- 3-amino- 3- deoxy- a -D - glucopyranosyl - (1-6) - O -
[ 2,6 - diamino - 2,3,6 - trideoxy - @-D - ribo- hexopyranoxyl - (1-> 4)] - 2-
deoxy -D - streptamin
Cong thifc phan tir: C,,H,,N,O, Khoi luong phan tu: 467,54
Trang 17a.Tinh chat:
Tobramycin là dạng bột màu trắng hoặc trắng ngà, không mùi hoặc có
mùi khó chịu
Có tính hút ẩm Tan nhiều trong nước (ty 1é1/1,5), it tan trong methanol, rất ít tan trong ethanol (1/2000), đặc biệt không tan ether, chloroform [25] [œ ]p / trong nước : + 129”
b Tác dụng:
Tobramycm là kháng sinh nhóm aminoglycosid thu được từ môi trường
nuôi cấy Streptomyces tenebrarius Tobramycin có tác dụng diệt khuẩn do ức
chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận
nghịch vào các tiểu đơn vị 30S ribosom Nhìn chung, tobramycin có tác dụng
với vi khuẩn Gram âm hiếu khí và một số vi khuẩn Gram dương hiếu khí, đặc
biệt với Pseudomonas aeruginosa
c Chỉ định:
Các trường hợp nhiễm khuẩn
d Chống chỉ định:
Các trường hợp có tiển sử dị ứng với các kháng sinh loại
aminoglycosid, cdc trường hợp nghe kém và có bệnh thận [20] e Than trong:
Dùng thận trọng trong các trường hợp phụ nữ mang thai, người bệnh bị thiểu năng thận từ trước, bị rối loạn tiền đình, bị thiểu năng ốc tai, sau phẫu
thuật và các điều kiện khác làm giảm dẫn truyền thần kinh cơ
ƒ Tác dụng không mong ruuốn:
Tác dụng không mong muốn thường phụ thuộc theo liều, quan trọng
nhất là độc tính với thận và ở cơ quan thính giác
Trang 18øg Liều lượng và cách dùng:
Với dung dịch tobramycin tra mat: Tra l giọt vào kết mạc, 4 giờ l lần khi bị nhiễm khuẩn nhẹ và vừa Với nhiễm khuẩn nặng, tra vào kết mạc l giọt,
cứ l giờ I lần Tiếp tục điều trị cho tới khi đỡ, sau đó giảm số lần tra [2] h Phương pháp định lượng:
Có hai phương pháp định lượng [1Š], [32]:
+ Định lượng bằng phương pháp vi sinh (theo BP 98)
+ Định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (theo USP 24) ¡ Một số chế phẩm có tobramycin trên thị trường
+ Thuốc tiêm : Nebcm (Lily)
+ Thuốc tra mắt:
- Thuốc mỡ tra mắt: Tobrex
- Hỗn dịch thuốc nhỏ mắt : Tobradex, Tobrafen (Alcon)
- Dung dịch thuốc nhỏ mát: Tobrex (Alcon- Mỹ), Brulamycin
(Hungary) , Tobrin (Bulgari) [9], [19],[20], [16]
1.3 TONG QUAN VE DO ON ĐỊNH CỦA THUỐC 1.3.1 Định nghĩa
Độ ồn định của thuốc là khả năng của thuốc (nguyên liệu hoặc thành phẩm) được bảo quản trong điều kiện và thời gian xác định vẫn giữ được những đặc tính vốn có về vật lý, hoá học, vi sinh, dược lý, độc tính trong
những giới hạn quy định [4], [8]
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu độ ổn định
Nghiên cứu độ ổn định nhằm mục dich :
- Lựa chọn công thức bào chế và hệ thống bao bì hoàn chỉnh
- Xác định tuổi thọ và điều kiện bảo quản
- Chứng minh tuổi thọ đã được đề xuất
Trang 19- Thẩm định xem có sự thay đổi gì trong công thức hoặc quá trình sản
xuất có ảnh hưởng bất lợi đến độ ốn định của chế phẩm [10]
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định thuốc
Độ ổn định của thuốc chịu tấc động của nhiều loại yếu tố, có thể xếp thành 3 nhóm yếu tố chính sau [8]: >» Yếu tố nội tại của dạng thuốc - Thành phần dược chất - Thành phần tá dược - Kỹ thuật bào chế > Yếu tố bao bì
Các đặc tính của vật liệu bao gói như khả năng thấm ẩm, thấm oxy không khí, khả năng tránh ánh sáng, khả năng đưa kiềm hoặc các tạp chất vào
dung dịch chế phẩm thuốc có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc
> Yếu tố ngoại cảnh
- Nhiệt độ
- Anh sang
- Độ ẩm
1.3.4 Các biến đổi về độ ổn định của thuốc
Dưới ảnh hưởng của các yếu tố đã trình bày ở trên, thuốc sẽ mất ổn định
và su mat ổn định được biểu hiện dưới các biến đổi khác nhau như: > Biến đổi vật lý:
- Kết tủa
- Hoá muối - Đóng vón
Trang 20> Biến đổi hoá học - Phản ứng thuỷ phân - Phan ting racemic hoa - Phan ứng tao phức > Biến doi vi sinh - Vị khuẩn - Nấm mốc > Biến đổi về độc tính
> Biến đổi về sinh khả dụng
> Thay đổi hiệu lực điều trị
1.3.5 Các phương pháp nghiên cứu độ ổn định của thuốc
Có thể phân loại các phương pháp nghiên cứu độ ổn định theo nhiều
cach [8]
> Theo thời gian nghiên cứu
- Phương pháp ngắn hạn (phương pháp cấp tốc, phương pháp lão hoá)
- Phương pháp dài hạn
> Theo điều kiện bảo quản - Phương pháp khắc nghiệt
- Phương pháp hiện thực
> Theo đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu độ ổn định của dược chất
- Phương pháp đối với dược chất áp dụng được phương pháp lão hoá
- Phương pháp đối với dược chất không áp dụng được phương pháp lão hoá
- Phương pháp đối với chế phẩm có kết hợp mới trong dạng thuốc quy ước - Phương pháp đối với chế phẩm là dạng thuốc mới
> Theo nội dung nghiên cứu độ ổn định
- Thử nghiệm toàn điện: thử nghiệm đầy đủ tất cả các tiêu chí
Trang 21- Thử nghiệm không toàn diện: thử một số tiêu chí 1.3.6 Phương pháp cấp tốc ở nhiệt độ cao
a.Khái niệm về phương pháp cấp tốc:
Phương pháp cấp tốc (phương pháp lão hoá) là phương pháp nghiên cứu
độ ổn định bằng cách tăng mức độ phân huỷ hoá học hoặc các thay đổi vật lý
của thuốc trong điều kiện bảo quản bất thường Mục đích của phương pháp này
nhằm xác định các chỉ số động học và dự đoán nhanh tuổi thọ của thuốc và xác
định điều kiện bảo quản [4], [8]
Tác nhân gây lão hoá có thể là: -_ Nhiệt độ cao - Nhiệt độ thấp - Độ ẩm cao - Cường độ ánh sáng mạnh - Lực ly tâm
b Phương pháp cấp tốc ở nhiệt độ cao
Là phương pháp thử sức chịu đựng của thuốc nghiên cứu ở nhiệt độ cao
hơn nhiệt độ bảo quản trung bình( điều kiện thường), theo nguyên tác: ở nhiệt
độ cao hơn nhiệt độ bảo quản trung bình, các quá trình lý hoá trong thuốc xảy
ra nhanh hơn dẫn tới những thay đổi bất lợi cho chất lượng thuốc Xác định
các chỉ tiêu chất lượng ở các nhiệt độ thực nghiệm trong một thời gian nhất
định cho phép giảm đáng kể thời gian cần thiết khi theo dõi tuổi thọ ở nhiệt độ
bảo quản trung bình Các số liệu về độ ổn định thu được bằng phương pháp
cấp tốc bổ sung cho phương pháp nghiên cứu lâu dài, từ đó có thể dự đoán
được:
- Tuổi thọ của thuốc khi bảo quản ở nhiệt độ trung bình (điều kiện thường)
- Nhiệt độ bảo quản thích hợp cho phép đảm bảo tuổi thọ thuốc đề ra
Trang 22c Điêu kiện tiến hành phương pháp cấp tốc ở nhiệt độ cao
Theo hướng dẫn của ICH 1993 (ICH Harmonised tripartide guideline:
Stability testing of newdrugs substances and products: October 1993) va WHO
1996 (WHO guidelines for stability of pharmaceutical products containing
well- established drug substances in conventional dosage forms, 1996) [8]
+ Thử nghiệm chính: - Nhiệt độ 40°C(+ 2°C) - Độ ẩm 75%( +5%)
- Thời gian bảo quản tối thiểu 6 tháng
- Định kỳ đánh giá chất lượng: 0,1,2,3,6 tháng ( không ít hơn 4 lần kiểm tra)
- Đối với vùng khí hậu IV( Việt nam) có thể thử nghiệm ở nhiệt độ 45”-50°C, độ ẩm tương đối 75% trong thời gian 3 tháng
+ Thử nghiệm bổ sung:
- Nhiệt độ : 30°C(+ 2°C)
- Độ ẩm 60%(+ 5%)
- Thời gian bảo quản tối thiểu: 12 tháng
- Định kỳ đánh giá chất lượng: 0,6,12 tháng( không ít hơn 3 lần kiểm tra) * Chú ý: Khi thử nghiệm độ ổn định của 1 chế phẩm cụ thể, nhiệt độ
của phương pháp cấp tốc trong thời gian bảo quản 6 tháng tối thiểu phải cao hơn 15°C và độ ẩm thích hợp so với điều kiện bảo quản lâu dài Như vậy, đối
với điều kiện khí hậu Việt Nam, nhiệt độ ở điều kiện thường có thể từ 30° — 35°C thì nhiệt độ lão hoá từ 45° -50°C
d Cách tính tuổi thọ của thuốc trong phương pháp cấp tốc
* Cách tính tuổi thọ của thuốc dựa trên nguyên tắc Van Hoƒƒ
Tuổi thọ của thuốc = Kx tuổi thọ ở điều kiện lão hoá
Trang 23Nhiệt độ lão hóa- nhiệt độ bảo quan bình thường
Trong đó: K= Ax
10
A là hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng, thường chấp nhận bằng 2 Hệ số K khi nhiệt độ tăng lên dựa trên nguyên tắc Van Hoff được chấp
nhận như sau ứng với AT” ( AT°= TP lão hoá - T° bảo quản bình thường ) AT° GiátihệsốK 10 2 20 4 30 8 40 16 50 32 60 64 * Cách tính tuổi thọ theo phương trình Arrhenius Ink E aT RYT, trong dé E 1a nang luong hoat hóa, R là hằng số khí, T là nhiệt độ tuyệt đối Ộ Ki ese Từ đó suy ra PET, 2303R(7, T,
Bằng thực nghiệm tính được các giá trị K ở các nhiệt độ khác nhau Từ
các hệ số K và T tương ứng tính được E Dựng đồ thị biểu diễn mối quan hệ
giữa logK và = tìm trên đồ thị giá trị K tương ứng với T cần thiết cho bảo
quản thuốc Từ đó tính được tuổi thọ thuốc [11], [13] 1.3.7 Phương pháp dài hạn
* Khái niệm: Phương pháp dài hạn là phương pháp đánh giá toàn diện
độ ổn định của thuốc trong quá trình bảo quản lâu đài ở điều kiện bảo quản dự
Trang 24kiến sẽ ghi trên nhãn thuốc và là điều kiện bao quan sé được thực hiện trong
quá trình tồn trữ, phân phối thuốc [8]
* Cách tiến hành phương pháp dài hạn lạ
+ Theo hướng dẫn của ICH 1995: Ni
- Điều kiện bảo quản : nhiệt độ 25°C + 5°C, độ ẩm 60% + 5% - Thời gian bảo quản tối thiểu 12 tháng
- Định kỳ đánh giá chất lượng: Sau từng 3 tháng trong năm đầu, sau từng 6
tháng trong năm thứ 2
+ Theo hướng dẫn của WHO- 1996:
- Điều kiện bảo quản: ở Việt Nam, thiết kế theo điều kiện khí hậu vùng IV: Nhiệt độ 30°C, độ ẩm tương đối 70%
-Thời gian bảo quản tối thiểu : tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu, nhưng cần phải nghiên cứu đến hết tuổi thọ thuốc
- Định kỳ đánh giá chất lượng: 6, 12, 24 tháng Cũng có thể 3 tháng đánh giá chất lượng 1 lần trong năm đầu, 6 tháng đánh giá 1 lần trong năm thứ 2 và
đánh giá lần cuối cùng khi kết thúc thử nghiệm
14.THIẾT KẾ VÀ TỐI ƯU HỐ CƠNG THỨC CHẾ PHẨM BÀO
CHẾ
Thiết kế công thức là việc xây dựng mô hình công thức thực nghiệm nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến các tiêu chí chất lượng của sản phẩm
Tối ưu hố cơng thức là xác định tỷ lệ của các thành phần nguyên phụ liệu, điều kiện sản xuất, giấ thành, .sao cho sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, giá thành
Thiết kế và tối ưu hoá công thức dược phẩm nhằm xác định thành phần, tỷ lệ công thức, điều kiện và phương pháp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu
có tác dụng tối đa và giá thành chấp nhận được [5]
Trang 25Quy trình thiết kế và tối ưu hố cơng thức: Quy hoạch thực nghiệm | Bào chế sản phẩm theo quy hoạch | Kiểm nghiệm sản phẩm k Thiết lập mô hình nhân quả TT Tối ưu hố cơng thức Dự đoán chất lượng Công thức tối ưu 1.4.1 Mô hình thực nghiệm Có thể chia làm 2 nhóm chính:
- Mô hình hỗn hợp (mixture design) hay mô hình công thức (formulation design): thiết kế thành phần của các nguyên liệu Đây là loại mô hình có ràng
buộc
- Mô hình yếu tố (fractional design) hay mô hình quy trình (process design): thiết kế các điều kiện pha chế Đây là mô hình không có ràng buộc [5]
1.4.2 Mơ hình tốn học
Việc thành lập mô hình nhân quả để làm cơ sở cho việc tối ưu hố cơng
thức có liên quan đến 2 loại biến:
Trang 26* Biến độc lap (x) :
- loại nguyên liệu - nồng độ pha chế - thiết bị pha chế - chi phí nguyên liệu * Biến phụ thuộc (y) : - tính chất lý hoá - hàm lượng - tác dụng sinh học - giá thành sản phẩm Giữa x và y có thể được biểu diễn bởi phương trình sau y= > b,x, + Ñb xu, + Sy XXX, + 4 3, Pb, i ¡<J icjek
Trong đó: y là hàm mục tiêu, mô tả quy luật tìm được x, là các yếu tố ảnh hưởng đến hàm mục tiêu
b, là các hệ số hồi quy bậc 1, mô tả ảnh hưởng của yếu tố x, lên hàm mục tiêu b„ là hệ số hồi quy bậc 1, mô tả ảnh hưởng đồng thời của 2 yếu tố x; và x;
b,, là hệ số hồi quy bậc 1, mô tả ảnh hưởng đồng thời của 3 yếu tố x;, X; và x,
b, là hệ số hồi quy bậc 2, mô tả ảnh hưởng bậc 2 của yếu tố x, đến kết quả
thực nghiệm
Hệ số hồi quy cho ta biết [6], [21],[23]:
- Về giá trị tuyệt đối: mô tả mức độ ảnh hưởng của nó, giá trị càng lớn thì ảnh
hưởng càng mạnh
- Về dấu b> 0: ảnh hưởng tích cực đến hàm mục tiêu b< 0: ảnh hưởng tiêu cực đến hàm mục tiêu
Trang 271.4.3 Thiét ké thi nghiém sang loc (Screening design of experiment)
* Khái niệm: Thiết kế thí nghiệm sàng lọc là một loại thiết kế đặc biệt thuộc
loại mô hình thiết kế yếu tố phân đoạn Loại thiết kế này hạn chế được số thí
nghiệm cần phải thực hiện, và sử dụng các phương trình toán học tuyến tính hoặc có tương tác nhằm tìm ra các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính chất
của sản phẩm Vì thế, thiết kế sàng lọc được sử dụng trong giai đoạn đầu của
quá trình nghiên cứu xây dựng công thức sản phẩm (xây dựng công thức sơ b@)[31]
Số thí nghiệm trong loại thiết kế này ít nhất phải bằng với hệ số độc lập P- VỚI
p=I-ŠJs -Ì ia
trong đó & là số yếu tố, s là mức của mỗi yếu tố [23]
Trang 28Có nhiều phương pháp để xây dựng các mô hình thực nghiệm trên Hiện nay, có thể thiết kế bằng các phần mềm vi tính như MODE, CAD/CHEM,
JMP
* Phương trình toán học trong thiết kế sàng lọc
Theo Free- Winson, nếu đánh giá ảnh hưởng của yếu tố À với hai mức
1 và 2 đến tính chất Y của sản phẩm, ta sẽ có phương trình :
Y= Bo +BiX1., +BX2.4 +8
trong đó B, 1a hang sé, B, va B, 1a các hé s6 , € 1a sai số ngẫu nhiên của thí nghiệm có giá trị trung bình bằng O [23]
1.4.4 Phân mềm MODDE 5.0
MODDE 5.0 là phần mềm thiết kế thí nghiệm và tối ưu hố cơng thức
của cơng ty Umetrics (Thuy Điển) Đây là công ty chuyên xây dựng các phần mềm thiết kế thí nghiệm và xử lý thống kê Một số sản phẩm của công ty như MODDE, SIMCA-P, SIMCA-4000, SIMCA-P+ , [12]
Sử dụng phần mềm MODDE 5.0 để thiết kế quy hoạch thực nghiệm, xử lý số liệu và tối ưu hố cơng thức Từ đó thu được các kết quả cần thiết như :
- Công thức sơ bộ (xây dựng thành phần công thức) - - Công thức tối ưu (xác định tỷ lệ tối ưu từng thành phần)
- - Dự đốn cơng thức tối ưu
Trang 29CHUGNG 2: NGUYEN LIEU, THIET BI, NOI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 2.1.1 Nguyên phụ liệu „ , Tiéu Stt Nguyên phụ liệu Nhà sản xuất „ chuẩn 1 | Tobramycin Zhejiang medicines & Health Co | USP 24 Ltd
2 | Benzalkonium clorid Kanto Chemical Ltd (Nhat Ban) BP 98
3 |Natri clorid Merck- Đức BP 98
4 | Dinatri hydrophosphat.12H,O | BDH Chemical Ltd (Anh) BP 98
5 | Kali hydrophosphat Xilong Chemical Ltd (Trung quéc) | BP 98
6 |HPMC ISeps Jhijrang Zhangbao (Trung quốc) BP 98
7 |PVP( Plasdone C-15) ISP Technologies Ine.(Mỹ) USP 24
8 | Natri sulfat Merck (Đức) BP 98
9 | Acid boric Kanto Chemical Ltd.(Nhat Ban) BP 98
10 | Natri borat Prolabo CE (Anh) BP 98
11 | Acid citric Merck (Đức) BP 98
12 | Dinatri EDTA Xilong Chemical Ltd (Trung quéc) | BP 98
13 | Natri bisulfit Merck (Đức) BP 98
Trang 30
2.1.2 Thiết bị nghiên cứu :
Một số thiết bị nghiên cứu chủ yếu được sử dụng gồm:
- Các dụng cụ pha chế, lọc, tiệt trùng thuốc
- Máy đo pH -Delta 320- Thuy sĩ
- Máy quang phổ uv- vis- HP 8483
- Máy sắc ký long hiéu nang cao HP 1100- USA -Tu 6n dinh nhiét
2.2 Nội dung nghiên cứu
Để có thể đạt được mục tiêu, luận văn cần phải thực hiện các nội dung nghiên cứu chủ yếu sau:
> Nghiên cứu sơ bộ ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ ổn định của
thuéc nhé mat tobramycin Nội dung này nhằm mục đích:
- Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ ổn định của chế phẩm như : + Nhiệt độ + Ảnh sáng + Hệ đệm + Chất chống oxy hoá + Chất làm tăng độ nhớt
- Lựa chọn (sàng lọc) các yếu tố hệ đệm, chất chống oxy hoá và chất làm tăng độ nhớt thích hợp nhằm xây dựng công thức sơ bộ
> Xây dựng công thức tối ưu
Tối ưu hố cơng thức sơ bộ đã được nghiên cứu nhằm tìm ra tỷ lệ thích hợp nhất của một vài chất phụ trong điều kiện nghiên cứu
được xác lập
> Dự thảo tiêu chuẩn chế phẩm
Trang 312.3 PHUONG PHAP NGHIEN CUU:
2.3.1 Phương pháp bào chế dung dịch thuốc nhỏ mát Quy trình bào chế thuốc nhỏ mắt theo sơ đồ san: Chuẩn bị nguyên liệu và chất phụ k Pha chế dung dịch đệm ý Hoà tan các chất phụ ¥ Hồ tan được chất ý Điều chỉnh thể tích và pH Ỷ Lọc qua màng lọc có lỗ xốp 0,22um # Đóng gói và dán nhãn Bao bì đã xử lý
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu độ ổn định
* Tiêu chí đánh giá : + Hình thức cảm quan: độ trong, màu sắc dung dịch
+ pH của dung dịch chế phẩm
+ Ham luong tobramycin con lại (% HL tob) so với hàm lượng tobramycin ban đầu
* Phương pháp nghiên cứu độ ổn định của chế phẩm:
Bảo quản chế phẩm nghiên cứu trong 3 điều kiện khác nhau:
+ Ở nhiệt độ 50° C+ 1°C , độ ẩm < 90% trong tủ ổn định nhiệt Sau 3
tháng bảo quản, tiến hành kiểm nghiệm chế phẩm theo các tiêu chí đã đề ra để
Trang 32+Trong bao bì tránh ánh sáng, ở điều kiện phòng làm việc khơng có
điều hồ nhiệt độ (điều kiện thường) Sau 3 tháng đánh giá độ ổn định của chế phẩm
+Trong bao bì không tránh ánh sáng ở bên ngoài cửa sổ, sau 3 tháng
đánh giá độ ổn định của chế phẩm
2.3.3 Phương pháp dịnh lượng tobramycin :
Định lượng bằng phương pháp HPLC ghi trong chuyên luận thuốc nhỏ mắt tobramycin của USP 24 * Hoá chất - tris(hydroxy methyl)aminomethan - dimethyl sulfoxide - p-naphthol benzein -2,4-dinitro fluorobenzen - acetonitril - ninhydrin - methanol - cloroform * Điều kiện sắc ky - May HPLC - Detector 365nm - Cột 4mmx 15 cm, chất nhồi cột LÍ - Tốc độ dòng 1,2 ml/ phút - Thể tích tiêm: khoảng 20 HI
“Pha động - Hoà tan 2,0 g tris(hydroxymethyl)aminomethan trong khoảng 800 ml nước.Thêm vao dung dich nay 20 ml acid sulfuric 1N, pha
loãng bằng acetonitril dé thu duoc 2000 ml dung dich, khudy déu Dé ngudi và lọc qua màng lọc 0,2 pum hoac 16 x6p thich hop Điều chỉnh nếu cần thiết
Trang 332,4-dinitrofluorobenzen: Chuan bi dung dich 2,4-dinitrofluorobenzen trong cồn với hàm lượng 10 mg/ml
Tris(hydroxymethyl)aminomethan - Chuẩn bị dung dịch chứa 15 mg
tris(hydroxymethyl)aminomethan /mÌ nước Chuyển 40 m! dung dich nay vào
một bình định mức dung tích 200 ml, thêm dimethylsulfoxide vào và trộn đều,
pha loãng bằng dimethylsulfoxide đến đủ thể tích Có thể sử dụng dung dịch
này trong vòng 4 giờ.( /z#/ ý- Nếu ngâm trong một chậu nước đá dưới 10°C,
có thể dùng trong vòng 8 giờ)
Dung dịch phán tách- Chuẩn bị dung dịch vừa pha của p-
naphtholbenzein trong acetonitril v6i ham lugng 0,24 mg/ml Cho 2 ml dung dich này vào 1 bình định mức 10 ml, pha loãng bằng dung dịch dẫn xuất của
chất đối chiếu cho đủ thể tích, sử dụng dần
Chế phẩm đốt chiếu(chuẩn): Cân chính xác khoảng 0,33 mg Tobramycin chất đối chiếu cho vào bình định mức 50 ml, thêm 20 ml nước và Iml acid
sulfuric 1N, lắc đều Pha loãng bằng nước cho đủ thể tích, lắc đều Chuyển 10
ml dung dịch này vào một bình định mức thứ 2 dung tích 50 ml, thêm nước cho đủ thể tích, lắc đều Dung dịch này chứa khoảng 0,132 mg tobramycin chất đối chiếu trong ImI
Chế phẩm định lượng- Lấy chính xác một thể tích thuốc nhỏ mắt, tương
đương với khoảng 6 mg tobramycIn, cho vào một bình định mức 50ml, thêm
nước cho đủ thể tích, lắc đều
Tạo dân xuất- ( Lưu ý: Làm nóng tất cả các dung dịch ở cùng một nhiêt độ
và trong cùng khoảng thời gian như hướng dẫn Đưa các bình định mức vào và đưa ra khỏi một bình có nhiệt độ hằng định 60°C tại cùng một thời điểm) Lấy
riêng rẽ các bình định mức 50 ml chứa 5,0 ml dung dịch chế phẩm đối chiếu;
5,0 ml dung dịch chế phẩm định lượng; 5,0 ml nước Thêm vào mỗi bình naylO ml 2,4-dinitro fluorobenzen, 10 ml tris(hydroxymethyl)aminomethan vừa chuẩn bị, lắc đều, đậy nút Đặt các bình này trong một bình có nhiệt độ
Trang 34hằng định trong khoảng 60+2°C, và làm nóng ở nhiệt độ này trong khoảng
50+5 phút Đưa các bình định mức ra khỏi bình nhiệt độ, và để yên trong
khoảng 10 phút Thêm acetonitrile vào bình định mức ở mức dưới vạch 2 mi, làm lạnh đến nhiệt độ phòng, sau đó thêm acetonitrile đến đủ thể tích, lắc đều Các dung dịch thu được tương ứng là dung dịch dẫn xuất của chất đối chiếu,
dung dịch dẫn xuất chế phẩm định lượng, và mẫu trắng
Hệ sắc ký- Dùng sắc ký lỏng với detector 365nm và cột 4mmx l5 cm
chất nhồi cột LI Duy trì nhiệt độ cột ở 40°C Tốc độ dòng khoảng 1,2 mm /phút Triển khai sắc ký mẫu trắng Xác định peak dung môi và chất thử(2.,4-
dinitrofluorobenzen, tris(hydroxymethyl)aminomethan) Triển khai sắc ký dung dịch phân tách.Thời gian lưu tương đối là 0,6 với p-naphthobenzein va
1,0 với tobramycin Với dung dịch phân tách, R giữa 2 peak không nhỏ hơn
4,0 Triển khai sắc ký dẫn xuất chế phẩm đối chiếu: sai số tương đối giữa các lần tiêm mẫu không lớn hơn 2,0%
Tiến hành - Tiêm các thể tích bằng nhau( khoảng 20 HÌ) của dung dịch dẫn xuất chế phẩm chuẩn( chất đối chiếu) và dung dịch dẫn xuất chế phẩm cần định lượng, ghi sắc ký đồ, đo diện tích peak chính Tính hàm lượng(nwg) của tobramycin ( C¡;H,;N.O,) trong mỗi mÌ dung dịch thuốc nhỏ mắt theo công thức:
Ham luong tobramycin = 0,05( CE/ V) (rJ/rJ
trong đó C là nông độ, tinh bang mg/ml cua tobramycin chat déi chiéu trong
dung dịch chế phẩm đối chiếu, E là lượng tobramycin tương đương tính bằng
ug/ mg của tobramycin chất đối chiếu( tobramycin chuẩn), V là thể tích, tính theo ml của dung dịch thuốc nhỏ mắt đã dùng để chuẩn bị chế phẩm cần định lượng, r, và r, tương ứng là các diện tích peak của tobramycin thu được trong
sắc ký đồ của dẫn xuất chế phẩm cần định lượng và dẫn xuất chế phẩm đối
chiếu
Trang 352.3.4 Phương pháp quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hố cơng thức bào
chế
2.3.4.1 Giai đoạn sàng lọc : Là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ một số yếu
tố ảnh hưởng đến độ ổn định của chế phẩm thuốc nhỏ mắt tobramycin nhằm
xây dựng được công thức sơ bộ( là công thức với các thành phần cơ bản nhất định đã được lựa chọn qua thực nghiệm)
Nghiên cứu sàng lọc gồm các bước chủ yếu sau :
a.Dự kiến công thức ban đầu của chế phẩm nghiên cứu
Từ các tài liệu tham khảo [19], [32]; kinh nghiệm và khảo sát ban đầu
trong giai đoạn tìm hiểu đề tài, chúng tôi dự kiến pha chế các công thức thuốc
nhỏ mắt ở pH 7,4 Đây là pH có thể dam bảo độ ổn định của dược chất đồng thời phù hợp với pH sinh lý của mắt Chất sát khuẩn được sử dụng cố định là
benzalkomium clorid với nồng độ 0,01%, hệ đệm, chất chống oxy hoá và chất
làm tăng độ nhớt sẽ được thay đổi Công thức ban đầu như sau:
LODE ki asaaocasaasyayva O,30g
Benzalkonium clorid 0,01 2
Hệ đệm _ thay đổi tỳ công thức nghiên cứu Chất chống oxy hóa - thay đổi tuỳ công thứchghiên cứu
Chất tăng độ nhớt thay đổi tuỳ công thứchghiên cứu
NaCTl _ vđ đẳng trương
NaOH hoặc HI„SO, điềw chính pHI đến 7,4
HT ĐẤT secaueisassoesesauaye WELOO-mi
b Lua chon bién doc lap
Nhu đã trình bày ở trên, qua khảo sát sơ bộ và tham khảo tài liệu, chúng tôi lựa chọn 3 yếu tố: hệ đệm, chất chống oxy hoá và chất tăng độ nhớt làm
Trang 36Bang 2.1 Các yếu tố và mức của các yếu tố là biến độc lập Mức Ký Yếu tố hiệu |Í - 7 Loai dém A Borat | | Borat 2 Citrat Phosphat | Két hop Chất chống oxyhố | B Khơng | Dinati EDTA | Natri bisulfit | (DinatriEDTA +natri bisulfit) Chất làm tăng độ nhớt |C | Khong | HPMC PVP Ghi chú: * Thành phan hệ đệm:
+ Hé dém borat 1 acid boric + natri borat + Hé dém borat 2 acid boric + natri sulfat
+ Hé dém citrat : acid citric + natri citrat
+ Hé dém phosphat: dinatri hydro phosphat + kali hydro phosphat
* Tỷ lệ chất chống oxy hoá được sử dụng: + Dinatri EDTA : 0,15 % +Natri bisulfit : 0,20 % * Tỷ lệ chất làm tăng độ nhớt được sử dụng: +HPMC : +PVP 0,50% 2,00 %
c Lua chon biến phụ thuộc
Chúng tôi chọn 2 biến phụ thuộc là sự biến đổi giá trị pH (ký hiệu Y1) và phần trăm hàm lượng tobramycin còn lại sau 3 tháng bảo quản ở nhiệt độ 50C so với hàm lượng ban đầu (ký hiệu Y,) Trong đó:
Y, = pH dung dịch chế phẩm sau 3 tháng bảo quản 6 50°C - pH dung dịch
chế phẩm ban đầu
Y, = (ham lượng tobramycin còn lại trong chế phẩm/ hàm lượng tobramycin của chế phẩm ban đầu ) x 100%
Trang 37d Quy hoach thuc nghiém
Sử dụng phần mềm thiết kế thí nghiệm MODDE5S.0 đối với 3 biến
độc lập đã lựa chọn, thu được quy hoạch thực nghiệm kiểu D- optimal trình bày trong bảng 2.2
Bảng 2.2 Mô hình thực nghiệm sàng lọc công thức chế phẩm
Ky hiệu Loại dệm | Chất chống oxy hoá Chất tăng độ nhớt
CTI | Borat 2 Natri bisulfit Không
CT2 | Borat 1 Natri bisulfit Khong
CT3 | Borat 1 Dinatri EDTA Không
CT4 | Phosphat Dinatri EDTA Không
CTS | Citrat Không Không
CT6 | Phosphat Không =, Không
CT7 | Citrat Dinatri EDTA +natri bisulfit Khéng
CT8 | Borat 2 Dinatri EDTA +natri bisulfit Không
CT9 | Citrat Natri bisulfit PVP
CT10 | Citrat Không PVP
CTII | Borat 2 Dinatri EDTA PVP
CT1 | Borat l Dinatri EDTA PVP
CT13 | Borat 2 Natri bisulfit PVP
CT14 | Phosphat Không PVP
CTI5 | Borat | Dinatri EDTA + natri bisulfit PVP
CT16 | Phosphat Dinatri EDTA + natri bisulfit PVP
CT17 | Borat | Dinatri EDTA + natri bisulfit HPMC
CT18 | Phosphat Natri bisulfit HPMC
CT19 | Citrat Dinatri EDTA HPMC
CT20 | Phosphat Dinatri EDTA HPMC
CT21 | Borat 2 Natri bisulfit HPMC
CT22 | Borat 1 Không HPMC
CT23 | Citrat Không HPMC
CT24 | Borat 2 Dinatri EDTA + natri bisulfit HPMC
CT25 | Phosphat Dinatri EDTA + natri bisulfit HPMC
Quy hoạch thực nghiệm gồm 25 công thức Thành phần các công
thức được nghiên cứu theo thành phần công thức ở điểm a của mục này
và trên bảng 2.2
Trang 38e Phuong trinh toan hoc
Phương trình toán học biểu diễn mốt quan hệ giữa các biến độc lập X và kết quả thực nghiệm Y theo quy hoạch thực nghiệm mà phần mềm MODDE thiết lập trong phần nghiên cứu này là phương trình hồi quy tuyến tính bậc I :
Y; = Bọ +P,XịA †+¿X;¿aA +zX:A †¿X¿A +:Xịp t†Ð¿X;ạp +2X:p +ổạX¿p +BoX1.c
+ÄoX;c +¡¡X:c (phương trình 1)
Trong đó ¡ = {1,2}, Bạ là trung bình cộng các kết quả thực nghiệm, f,
với j = { 1, 11} là các hệ số , mô tả ảnh hưởng của từng mức tá dược đến kết
quả thực nghiệm Y ; các biến SỐ X:a; X;› X:A› X;A› Xịp Xạp Xap X10 X20
Xc tương ứng với các mức của các yếu tố A ,B,C ƒ Lựa chọn công thức sơ bộ
Dựa trên kết quả nghiên cứu đã thu được, sử dụng phần mềm MODDE 5.0 để xử lý số liệu, xác định hệ số các phương trình hồi quy, đánh giá ảnh hưởng ( effect) của từng yếu tố đến sự biến đổi hàm lượng tobramycin và pH dung dịch chế phẩm Từ đó lựa chọn được công thức sơ bộ với các thành phần hệ đệm, chất chống oxy hoá và chất làm tăng độ nhớt có tấc dụng tốt nhất với
chế phẩm nghiên cứu.Trong giai đoạn này, các công thức thuốc được đựng
trong bao bì thuỷ tinh trung tính
2.3.4.2 Nghiên cứu tối ưu hố cơng thức bào chế
Qua kết quả giai đoạn nghiên cứu sàng lọc, đã xác định được các thành phần của công thức sơ bộ thuốc nhỏ mắt tobramycin Để tìm ra tỷ lệ các thành
phần mà tại đó công thức có độ ổn định cao nhất, cần phải tiếp tục giai đoạn
tối ưu hố cơng thức Giai đoạn tối ưu hố cơng thức bào chế gồm các bước chủ yếu sau:
a Lua chon bién doc lap
Trong giai đoạn này, các biến độc lập được lựa chọn là chất chống oxy
hoá và chất tăng độ nhớt Vì khoảng pH trong tiêu chuẩn thuốc nhỏ mắt
Trang 39tobramycin 1a kha hep ( 7,0 —8,0) , nén gia tri pH 7,4 pha chế ban đầu là hợp
lý, chúng tôi không xác định pH tối ưu nữa
b Lựa chọn biến phụ thuộc và xác định mức cần đạt được của các biến Giá trị pH dung dịch và phần trăm hàm lượng tobramycin còn lại sau
thời gian lão hoá ở 50°C so với hàm lượng tobramycin ban đâu được chọn lầm
biến phụ thuộc
c Quy hoạch thực nghiệm
Sau khi lựa chọn được các biến độc lập và biến phụ thuộc, sử dụng phần
mềm MODDE 5.0 để thiết kế quy hoạch thực nghiệm
d Lựa chọn công thức tối ưu
Từ kết quả thực nghiệm, áp dụng phương pháp tối ưu bằng phần mềm
MODDE 5.0 để lựa chọn công thức tối ưu
e Dự đoán sự biến đổi chất lượng công thức tối ưu đã lựa chọn
ƒ Kiểm tra kết quả nghiên cứu công thức tối ưu bằng thực nghiệm
Pha chế dung dịch thuốc nhỏ mắt tobramycin theo công thức tối ưu đã xác định, bảo quản ở nhiệt độ phòng, sau 6, 12, 18 va 24 tháng xác định lại
chất lượng của chế phẩm So sánh với kết quả dự đoán để đánh giá độ tin cậy
của phương pháp nghiên cứu
Sơ đồ quy trùnh lựa chọn công thức thuốc nhỏ mắt tobramycin tối uu như sau : Công thức ban đầu | Quá trình sàng lọc công thức Công thức sơ bộ
Là công thức dựa trên tài liệu tham khảo, kinh nghiệm và kết quả tìm hiểu ban dâu
Là công thức được lua chon sơ bộ với
các thành phân cụ thể nhưng chưa phải là tỷ lệ tối uu Quá trình tối ưu công thức Công thức tối ưu
Là công thức dược lựa chọn thành
Trang 40CHUONG 3: KET QUA NGHIEN CUU VA BAN LUAN
3.1 NGHIEN CUU SO BO ANH HUGNG CUA MOT SO YEU TO DEN
PO ON DINH CUA CHE PHAM THUOC NHO MAT TOBRAMYCIN
3.1.1 Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản
3.1.1.1 Sự thay đối hình thức cẩm quan va pH
Sự thay đổi hình thức cảm quan và pH sau 3 tháng bảo quản ở 3 điều kiện khác nhau được trình bày trong bang 3.1 và hình 3 l.p
điều kiện bảo quản khác nhau
Bang 3.1 Hinh thức cảm quan và pH dung dịch trong các Tiêu Cảm quan pH
chí 2 ` ân ngoài cửa