1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận nguồn bổ trợ của luật quốc tế bản chính

15 1,8K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 53,09 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾCHƯƠNG 1 : NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ Khác với những nguồn chủ yếu, nguồn bổ trợ của Luật quốc tế k

Trang 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ

CHƯƠNG 1 : NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Khác với những nguồn chủ yếu, nguồn bổ trợ của Luật quốc tế không phải là hình thức biểu hiện trực tiếp sự thỏa thuận giữa các quốc gia về các qui phạm pháp lý quốc tế, nhưng nó là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành hoặc xác định sự tồn tại vad hiệu lực hiện hành của một qui phạm pháp lý nào đó của Luật quốc tế Mở đầu quá trình nghiên cứu, nhóm xin đưa ra những lý luận chung nhất về nguồn bổ trợ của Luật quốc tế trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn

1 Tổng quan

1.1 Khái niệm

Trên thực tế, tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về Luật quốc tế, tùy thuộc vào thời điểm, bối cảnh định nghĩa cũng như quan điểm của tác giả định nghĩa, tuy nhiên, để đơn giản hóa, thì bài tiểu luận đề cập tới khái niệm dễ hiểu nhất đó là: “Luật quốc tế là hệ thống những nguyên tắc và quy phạm pháp luật do chủ thể của Luật quốc tế xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh (chủ yếu

là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của Luật quốc tế với nhau.”

Sau khi hiểu rõ về khái niệm Luật quốc tế thì cần phải xem xét đến nguồn của Luật quốc tế Nguồn của Luật quốc tế là hình thức biểu hiện các quy phạm pháp luật biểu hiện dưới dạng thành văn hoặc bất thành văn Nguồn thành văn chính là các nguyên tắc, quy phạm pháp Luật quốc tế chứa đựng trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương đã thiết lập nên các nguyên tắc được các bên tranh chấp thừa nhận Nguồn bất thành văn bao gồm các tập quán quốc tế và các nguyên tắc pháp luật chung được các nước văn minh thừa nhận

Để nắm rõ hơn nguồn của Luật quốc tế người ta chia ra làm hai loại đó là nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ

 Nguồn cơ bản là loại nguồn được hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ thể Luật quốc tế, trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp Luật quốc tế, có giá trị ràng buộc đối với các chủ thể quan hệ pháp Luật quốc

tế, chủ yếu bao gồm điều ước quốc tế (nguồn thành văn) và tập quán quốc tế (nguồn bất thành văn)

 Nguồn bổ trợ là loại nguồn không trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp Luật quốc tế, hầu như chỉ

có ý nghĩa khuyến nghị đối với các chủ thể Luật quốc tế, chúng bao gồm án lệ, các học thuyết khoa học, nguyên tắc chung được các nước văn minh trên thế giới thừa nhận, tuyên bố đơn phương của các chủ thể quốc tế, nghị quyết của các tổ chức chính phủ

Với phạm vi bài tiểu luận, nhóm xin nêu và phân tích kỹ về nguồn bổ trợ của Luật quốc tế

1.2 Cơ sở pháp lý xác định nguồn của Luật quốc tế

Cơ sở pháp lý để xác định các loại nguồn Luật quốc tế là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Cơ sở pháp lý ghi nhận các loại nguồn của Luật quốc tế giúp khẳng định tính hợp pháp cảu một quy phạm

Trang 2

pháp lý quốc tế được viện dẫn và sử dụng trong thực tiễn Bởi lẽ, nguồn của Luật quốc tế chính là hình thức pháp lý ghi nhận sự tồn tạo các quy phạm pháp luật quốc tế

Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án công lý quốc tế của Luật quốc tế quy định “

“1 Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với Luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng:

a Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận;

b Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật;

c Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn mình thừa nhận;

d Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyện môn cao nhất về Luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các quy phạm pháp luật”

Như vậy, Điều 38 Quy chế tòa án công lý quốc tế đã đưa ra danh sách các nguồn bổ trợ của Luật quốc

tế như: các nguyên tắc chung của Luật quốc tế được các quốc gia văn minh thừa nhận, án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao

2 Mối quan hệ giữa các nguồn bổ trợ với Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế.

 Các loại nguồn bổ trợ là những phương tiện giải thích, làm sáng tỏ nội dung của các nguồn cơ bản (Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế);

 Các loại nguồn bổ trợ là cơ sở để hình thành nên các loại nguồn cơ bản;

 Các loại nguồn bổ trợ có thể được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế trong trường hợp không có nguồn cơ bản để điều chỉnh

3 Ý nghĩa của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế

Mặc dù không có giá trị pháp lý bắt buộc đối như nguồn cơ bản của Luật quốc tế (Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế) nhưng nguồn bổ trợ hết sức quan trọng và có giá trị thực tiễn cao trong khoa học pháp lý Các loại nguồn bổ trợ đóng vai trò là cơ sở để hình thành nguồn cơ bản, đồng thời là phương tiện giải thích, làm sáng tỏ nội dung của nguồn cơ bản Các loại nguồn bổ trợ có thể được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế trong trường hợp không có nguồn cơ bản để điều chỉnh Nguồn bổ trợ là có sở có tính thuyết phục cao nhằm xác định các tiêu chuẩn pháp lý, đặc biệt là khi có sự không thống nhất về một vấn

đề nào đó của Luật quốc tế Trên cơ sở khẳng định sự đúng đắn và hợp lý, các nguồn bổ trợ có vai trò là cơ sở vật chất để làm nền tảng xây dựng các quy phạm mới của Luật quốc tế, kể cả việc hình thành các quy phạm pháp Luật quốc tế dưới dạng các tập quán

Trang 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ Ngoài ra, các nguồn bổ trợ còn có ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển của Luật quốc tế và nhận thức của con người về khoa học Luật quốc tế Từ đây khi xây dựng các Điều ước quốc tế và Tập quán quốc

tế, chúng đóng góp vai trò không nhỏ trong việc hình thành các điều ước quốc tế mới

Trang 4

CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Phần trọng tâm của bài tiểu luận là đề cập đến nguồn bổ trợ của Luật quốc tế Nhóm sẽ đi cụ thể hóa khái niệm, đặc điểm, vai trò của Án lệ; Các học thuyết khoa học về Luật quốc tế; Nguyên tắc chung được các nước văn minh trên thế giới thừa nhận; Tuyên bố đơn phương của các chủ thể Luật quốc tế và Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ

1 Án lệ

1.1 Khái niệm và đặc điểm

1.1.1 Khái niệm

Theo hệ thống thông luật, án lệ là việc làm luật của tóa án khi công nhận và áp dụng các quy tắc mới trong quá trình xét xử; hay vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những trường hợp

có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này

Ở các quốc gia thông luật, án lệ được xem là nguồn luật chủ yếu, nhiều lĩnh vực pháp luật không pháp điển thành các bộ luật, đặc biệt ở Anh, nguồn luật án lệ được áp dụng triệt để nhất Ở các nước này, các thấm phán vừa sáng tạo ra các quy tắc án lệ vừa chịu sự ràng buộc từ các quy tắc án lệ đã có

1.1.2 Đặc điểm

Thứ nhất, án lệ do tòa án tạo ra trong quá trình xét xử nên nguồn luật án lệ còn được gọi là luật được hình thành từ vụ việc hay luật do thẩm phán ban hành

Thứ hai, án lệ được hình thành phải mang tính mới Đặc điểm này được hiểu là quy tắc chưa có trước

đó Tính mới ở đây được hiểu là khi giải quyết một vụ việc mà chưa có các quy tắc tiền lệ trước đó về vụ án này thì lúc này án lệ mới ra đời

Thứ ba, kỹ thuật xây dựng và vận hành là dựa vào yếu tố tương tự Khi vụ việc đầu tiên được giải quyết để hình thành án lệ thì quy tắc án lệ chỉ là bản mẫu chưa hoàn hảo, qua quá trình xây dựng và áp dụng

án lệ cho các vụ án tương tự sau này thì quy tắc án lệ mới được hoàn thiện để tạo nên cách giải quyết chung cho các vụ án tương tự sau này

1.2 Án lệ trong hệ thống Luật quốc tế

Từ cách hiểu khái quát về án lệ đã nêu trên, trong hệ thống Luật quốc tế ngoại trừ các Điều ước quốc tế

và Tập quán quốc tế là nguồn cơ bản đóng vai trò chủ yếu trong Luật quốc tế thì án lệ - tuy không phải là nguồn cơ bản nhưng án lệ lại có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các đối tượng áp dụng pháp Luật quốc tế cũng như các chủ thể áp dụng Luật quốc tế

Án lệ hay những bản án, quyết định xét xử của Tòa án quốc tế được xác định là một nguồn bổ trợ của

Luật quốc tế “Theo tập quán xét xử của Tòa án là từ việc khởi hành từ án lệ, khi cần thiết trong một số

Trang 5

NHÓM 4 – D01 – NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ

trường hợp, việc tạo ra ngoại lệ như nguyên tắc chung của Tòa án, đóng một vai trò vô cùng hiệu quả trong quyết định của Tòa án quốc tế nó được xem là một nguồn Luật quốc tế.” Như vậy, án lệ được xác định là một

nguồn bổ trợ của Luật quốc tế hay còn gọi là “nguồn bổ trợ để xác định các quy tắc pháp luật”

Các loại án lệ trong nguồn bổ trợ của Luật quốc tế:

Phán quyết của Tòa án công lý quốc tế:

Kết luận tư vấn của Tòa án công lý quốc tế: các kết luận tư vấn của Tòa được xem như là “án lệ đặc

biệt”

Những phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế khác đã có những đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của Luật quốc tế nói chung và án lệ nói riêng đặc biệt khi chúng được viện dẫn trong các vụ tranh chấp quốc tế và được sử dụng như các công trình nghiên cứu về Luật quốc tế của Ủy ban Pháp Luật quốc tế của Liên hợp quốc Do đó, trong khoa học Luật quốc tế, khái niệm “án lệ” nên được hiểu theo nghĩa rộng chỉ cho tất cả những phán quyết, kết luận tư vấn của các cơ quan tài phán quốc tế, trong đó trước tiên và chủ yếu

là của ICJ và của Liên hợp quốc

1.3 Vai trò của án lệ trong Luật quốc tế

Mặc dù không có giá trị pháp lý bắt buộc như hai loại nguồn cơ bản của Luật quốc tế là Điều ước quốc

tế và Tập quán quốc tế, án lệ đóng một vai trò hết sức quan trọng và có giá trị thực tiễn cao trong khoa học pháp lý

Thứ nhất, chúng là cơ sở thực tế có tính thuyết phục cao nhằm xác định các tiêu chuẩn pháp lý chung,đặc biệt khi có sự không thống nhất về một vấn đề nào đó của Luật quốc tế Vai trò quan trọng của án

lệ được thể hiện ở những khía cạnh cơ bản sau:

Một là, các án lệ khi được viện dân có ý nghĩa quan trọng làm sáng tỏ nội hàm của một khái niệm pháp

lý trong Luật quốc tế Đây có thể được coi là một vai trò cơ bản và rõ rệt nhất của các án lệ

Hai là, thông qua các án lệ những nội dung cơ bản của các nguyên tắc và quy phạm Luật quốc tế được

ghi nhận trong các điều ước quốc tế được làm rõ

Ba là, các án lệ có ý nghĩa khẳng định sự tồn tại một vấn đề cơ bản ở những lĩnh vực trong khoa học Luật quốc tế mà hiện nay quá trình pháp điển hóa còn đang tiếp diễn, chẳng hạn như vấn đề trách nhiệm pháp

lý quốc tế

Thứ hai, trên cơ sở khẳng định sự đúng đắn và hợp lý, các án lệ có vai trò là cơ sở vật chất làm nền tảng xây dựng các quy phạm mới của Luật quốc tế (ví dụ tính đúng đắn của đường cơ sở thẳng, nguyên tắc công bằng trong phân định biển, vấn đề chiếm hữu thực sự đối với tranh chấp lãnh thổ) kể cả việc hình thành các quy phạm Luật quốc tế dưới dạng các tập quán

Trang 6

Thứ ba, án lệ không chỉ do Tòa viện dẫn trong phần lập luận của mình để đưa ra quyết định về vụ án

mà nó còn là nguồn quan trọng cho các bên tranh chấp có thể viện dẫn án lệ để đưa ra quan điểm của mình hay phản biện lại lập luận của đối phương

2 Các học thuyết khoa học về Luật quốc tế

2.1 Khái niệm

Trong số các nguồn bổ trợ của Luật quốc tế thì học thuyết của các học giả danh tiếng đóng vai trò quan trọng, là căn cứ để nghiên cứu về nhiều vấn đề quốc gia, dân tộc, có tác động thúc đẩy nhanh hơn, tạo tiền đề

lí luận cho nguồn cơ bản ra đời Các học thuyết về Luật quốc tế là những tư tưởng, quan điểm của các học giả nổi tiếng thể hiện trong các công trình nghiên cứu, tác phẩm và các kết luận của các tác giả về những vấn đề

lý luận cơ bản của Luật quốc tế Những tư tưởng, quan điểm này là sự phản ánh những hiện tượng và quan hệ quốc tế nhất định Trong nhiều trường hợp các học thuyết đó đưa ra những ý kiến đóng góp, những lý giải, giải thích khoa học để làm sáng tỏ nội dung của các quy phạm pháp luật của Luật quốc tế Mặt khác, các học giả có thể đưa ra những lí lẽ phân tích dựa trên những nền tảng lý luận pháp luật về các Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế để làm rõ ràng hơn các quy định

Các học thuyết này do các luật gia nổi tiếng, cán bộ nghiên cứu khoa học pháp lý đưa ra, nó thường được thể hiện dưới dạng các bài viết, các công trình nghiên cứu, các bài tham luận và không có giá trị bắt buộc đối với cơ quan thực thi pháp luật Trong số các hoạt động đó, không thể phủ nhận vai trò của các trường đại học như Havard, Ottawa, các trung tâm nghiên cứu luật như International Environmental Law Research Centre (IELRC), Research Centre for Law và các luật gia có uy tín

Theo điểm d, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế quy định như sau: “Các án lệ và các học thuyết khoa học của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về Luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định quy phạm pháp luật Quyết định này không nằm ngoài quyền giải quyết vụ việc của Tòa án, xác định như vậy, nếu các bên thỏa thuận điều này” Dựa trên tinh thần đó, thì có

thể hiểu rằng các học thuyết của các học giả danh tiếng, có uy tín và vì những ảnh hưởng tích cực của chúng đến quá trình phát triển của Luật quốc tế và quá trình nhận thức của con người về khoa học Luật quốc tế nên được xem như là nguồn bổ trợ của Luật quốc tế

2.2 Các học thuyết tiêu biểu

2.2.1 Các bài viết khoa học của các tác giả nổi tiếng

“Luật các quốc gia” của J.Bierly được viết vào năm 1928 Học thuyết cho rằng có hai quan điểm được cho là truyền thống chính thống của lý luận pháp lý quốc tế, đó là: quan điểm của các nhà tự nhiên, các nguyên tắc của Luật quốc tế hoặc ít nhất là những nguyên tắc cơ bản nhất, có thể suy ra từ bản chất tự nhiên của quốc gia – con người

Trang 7

NHÓM 4 – D01 – NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ

“Khái niệm về Luật” của H.L.A.Hart được viết vào năm 1961 Việc thiếu một cơ quan lập pháp quốc

tế, một tòa án với thẩm quyền bắt buộc và sự trừng phạt được tổ chức tập trung, dù sao cũng gây nên nỗi lo

âu trong tâm khảm của các nhà lý luận pháp luật Luật quốc tế không chỉ thiếu những quy định bậc hai về sự thay đổi và quy chế xét xử dành cho cơ quan lập pháp và tòa án, mà còn thiếu cả quy định thống nhất để nhận biết các nguồn cụ thể của luật và cung cấp những tiêu chuẩn chung để xác định đâu là quy định của luật

“Xác định và đánh giá các hệ thống đa dạng của trật tự công cộng” của M.McDougal và H.Lasswell

được viết vào năm 1959

“Quan điểm của các quốc gia Á Phi về một số vấn đề của Luật quốc tế” (R.Anand) trong F.Snvder

và S.Sathirathai, “Quan điểm của các nước thế giới thứ ba về Luật quốc tế” được viết vào năm 1987 Luật quốc tế “không còn là lĩnh vực hầu như của riêng những dân tộc mang dòng máu châu Âu nữa”, mà bây giờ phải tính đến các dân tộc khác và rõ ràng cần sự đồng thuận không kém của những dân tộc này

2.2.2 Các học thuyết khoa học

Thuyết tài vật

Thuyết cai trị

Thuyết thẩm quyền

Các học thuyết nêu trên đều xem xét quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ một cách hình thức và sai lệch Dù ở mỗi mức độ khác nhau nhưng các học thuyết đó đều phủ nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ Đến nay các học thuyết trên không được thừa nhận bởi vì nội dung của nó không còn phù hợp với bản chất và các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại

Một số học thuyết thụ đắc lãnh thổ như:

Thuyết phát hiện, thuyết này cho thấy rằng chỉ cần các nhà hàng hải của một quốc gia cắm một lá cờ

lên một hòn đảo, thậm chí một thuyền trưởng của một nước nhìn thấy một vùng đất mới, quốc gia đó có quyền ưu tiên chiếm hữu Tuy nhiên trên thực tế việc phát hiện như trên chưa bao giờ tự nó đem lại cho quốc gia phát hiện chủ quyền lãnh thổ vì rất khó xác định chính xác thế nào là phát hiện, xác nhận việc phát hiện

và xác định giá trị pháp lý của việc phát hiện ra một vùng lãnh thổ

Thuyết chiếm hữu danh nghĩa, ra đời vào thế kỉ XVI theo đó quốc gia phát hiện ra vùng lãnh thổ vô

chủ phải để lại dấu vết trên lãnh thổ mà họ phát hiện như cột bia hay cột mốc chủ quyền hay một dấu hiệu quốc gia có giá trị hợp lệ mới được coi là có chủ quyền lãnh thổ

Thuyết chiếm hữu thực tế, ra đời vào thế kỉ XIX theo đó quốc gia nào phát hiện ra một vùng lãnh thổ

vô chủ và quản lý vùng lãnh thổ đó trong một thời gian dài, không chịu sự phản đối của bất kì quốc gia nào thì quốc gia chiếm hữu đó được thụ đắc vùng lãnh thổ Học thuyết này ra đời nhằm giải tỏa những khúc mắt

và bảo đảm cho sự chiếm hữu thực tế là có gia trị thực thi Từ đó việc chiếm hữu thực tế tạo nên quyền xác

Trang 8

lập chủ quyền lãnh thổ và nhận được sự tôn trọng đối với vùng lãnh thổ mà các nước giành được quyền chiếm đóng

2.3 Vai trò của các học thuyết khoa học

Theo tinh thần của Điều 38 Khoản 2 điểm d quy chế Tòa án công lý quốc tế, các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về Luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện bổ trợ để xác đinh các tiêu chuẩn pháp lý Chính vì vậy, các học thuyết có vai trò như sau:

Thứ nhất, các học thuyết về Luật quốc tế chứa đựng những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong các

công trình nghiên cứu, tác phẩm và kết luận của các học giả về những vấn đề lý luận cơ bản của Luật quốc tế

Thứ hai, trong nhiều trường hợp các học thuyết đó đưa ra những lý giải, phân tích về điều ước quốc tế

và tập quán quốc tế để làm sáng tỏ nội dung của nó, qua đó giúp cho việc áp dụng một cách đúng đắn quy phạm pháp Luật quốc tế vào từng trường hợp cụ thể

Thứ ba, nếu các học thuyết đó có nội dung tiến bộ, khoa học thì nó sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhận

thức hành vi của các cá nhân, cơ quan tổ chức nhà nước có thẩm quyền ở các quốc gia hoặc các tổ chức quốc

tế, qua đó tác động đến quan điểm của các quốc gia trong quá trình thực thi và tuân thủ Luật quốc tế

Mặc dù vậy nhưng bản thân các học thuyết không thể trở thành nguồn của Luật quốc tế vì:

Thứ nhất, học thuyết về Luật quốc tế không phải là văn bản pháp lý ràng buộc giữa các quốc gia,

không thể hiện ý chí của các quốc gia được nâng lên thành luật;

Thứ hai, các học thuyết về Luật quốc tế không chứa đựng các quy phạm pháp luật, không làm phát sinh

quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau trong quan hệ quốc tế;

Thứ ba, học thuyết về Luật quốc tế không có sự công nhận chính thức từ các quốc gia mà chúng chỉ là

kết quả nghiên cứu mang tính cá nhân hoặc của tập thể cácc chuyên gia Luật quốc tế Chính vì vậy, áp dụng hay không áp dụng học thuyết trong quan hệ quốc tế là quyền của các chủ thể Luật quốc tế

3 Nguyên tắc chung được các nước văn minh trên thế giới thừa nhận

3.1 Khái niệm

Theo quy định tại Điều 38 khoản 1 Quy chế Tòa án công lý quốc tế, bên cạnh điều ước quốc tế và tập quán quốc tế thì “Các nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh thừa nhận” cũng là nguồn của Luật quốc tế nhưng đứng trong vai trò là nguồn bổ trợ

Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về “các nguyên tắc pháp luật chung” Có quan điểm cho rằng nguyên tắc chung của pháp luật là các nguyên tắc được ghi nhận trong pháp luật của các quốc gia -“các dân tộc văn minh” Quan điểm khác lại cho rằng, nguyên tắc pháp luật chung chính là nguyên tắc của luật tự nhiên (droit naurel) và luật thực định (droit positif) hoặc là các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế Tuy nhiên, quan điểm được thừa nhận rộng rãi hiện nay là, các nguyên tắc pháp luật chung chính là các nguyên

Trang 9

NHÓM 4 – D01 – NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ tắc mà ICJ áp dụng để giải thích và làm sáng tỏ nội dung quy phạm Luật quốc tế, như nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế ( Pacta sunt servanda);

3.2 Nguyên tắc chung trong hệ thống Luật quốc tế

3.2.1 Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (pacta sunt servanda)

Nguyên tắc này được hiểu là khi các bên chủ thể trong quan hệ quốc tế tham gia vào kí kết các Điều ước quốc tế thì phải trên cơ sở của sự thỏa thuận và tự nguyện, bình đẳng Đồng thời khi tham gia vào các Điều ước quốc tế đó thì các quốc gia phải có nghĩa vụ tuân thủ nội dung mà mình đã cam kết Được ghi nhận trong tuyên ngôn 1970 và tại các điều ước quốc tế song và đa phương khác

Nguyên tắc này bao gồm các nội dung chính sau:

 Mọi quốc gia phải tận tâm, thiện chí, nổ lực thực hiện, thực hiện vô điều kiện các cam kết quốc tế Điều này xuất phát từ việc các quốc gia tiến hành thực hiện các cam kết do chính mình đưa ra

 Các quốc gia thành viên của Điều ước quốc tế không được viện dẫn các quy định của luật quốc gia để coi đó là nguyên nhân và từ chối thực hiện các cam kết quốc tế

 Nếu có điều ước quốc tế trái với Hiến chương thì ưu tiên áp dụng Hiến chương

Ngoại lệ của nguyên tắc Pacta sunt servanda:

 Khi ký kết mà trái với trình tự, thủ tục, thẩm quyền và nguyên tắc ký kết thì không được thực hiện

 Khi Điều ước quốc tế có nội dung trái với Hiến chương Liên hợp quốc, trái với các nguyên tắc và quy phạm được thừa nhận rộng rãi của quốc tế

 Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ trong điều ước thì các bên còn lại không phải thực hiện nghĩa

vụ đối với bên vi phạm, vì nghĩa vụ theo Điều ước quốc tế chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc có

đi có lại nhằm đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi giữa các bên ký kết

 Khi xuất hiện điều khoản Rebus sic Stantibus: khi có sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh thì các Điều ước quốc tế được ký kết trước đây không nhất thiết phải thực hiện nữa Khi xuất hiện điều khoản này,các quốc gia có thể viện dẫn để thực hiện một trong ba hành vi sau:

 Chấm dứt hiệu lực hành vi này làm mất hoàn toàn hiệu lực của Điều ước uốc tế, hành vi này chỉ tạm thời

 Tạm đình chỉ hiệu lực của Điều ước quốc tế làm mất hiệu lực của Điều ước quốc tế

 Rút khỏi quan hệ điều ước quốc tế, hành vi này không làm chấm dứt hiệu lực hoàn toàn của Điều ước quốc tế Điều ước quốc tế chỉ mất hiệu lực với quốc gia viện dẫn điều khoản Rebus sic stantibus, nó vẫn có hiệu lực đối với các quốc gia thành viên khác của điều ước

Hoàn cảnh bị thay đổi được ghi nhận trong Điều 62 Công ước viên 1969 phải là cơ sở chủ yếu tạo nên

sự thỏa thuận của các bên; hoàn cảnh này các bên không thể thấy trước( dự liệu trước) vào thời điểm ký kết Điều ước quốc tế

Trang 10

Sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh được hiểu là: hoàn cảnh đó bị xáo trộn lớn đến mức làm biến đổi một cách cơ bản phạm vi của những nghĩa vụ mà các bên sự thay đổi này vượt ra khỏi tầm kiểm soát vẫn còn phải thi hành theo điều ước các bên không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình trong quan hệ của các bên hệ điều ước Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh sẽ không thể được nêu lên làm lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi quan hệ điều ước nếu đó là điều ước liên quan đến việc thiết lập biên giới quốc gia; hoặc sự thay đổi đó là kết quả của một sự vi phạm nghiêm trọng của chính bên nêu lên nó Trong trường hợp này, bên còn lại có thể viện dẫn chính điều khoản Rebus sic stantibus để giải thoát mình khỏi các nghĩa vụ trong cam kết mà không bị coi là vi phạm nguyên tắc Pacta sunt servanda Tuy nhiên , việc

áp dụng điều khoản Rebus sic stantibus phải được thông báo cho bên kia biết bằng văn bản

3.2.2 Nguyên tắc luật sau thay thế luật trước( lex posteriori derogat priori)

Nguyên tắc này có thể được hiểu là các luật ra đời sau sẽ chiếm ưu thế hơn, hay sẽ bác bỏ các luật trước đó không phù hợp

Trong Luật quốc tế, các Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế có vị trí bình đẳng và mối quan hệ giữa chúng được dẫn theo các nguyên tắc cũ của luật dân sự, đó là các luật ra đời sau sẽ thắng thế so với các luật

ra đời sớm hơn, nhưng các luật ra đời sau vẫn phải đứng sau các luật mang tính chất đặc biệt ra đời trước, đó

là một quy tắc đặc biệt chiếm ưu thế trong pháp luật nói chung Ví dụ cho nguyên tắc này, khi cân nhắc giữa Điều ước quốc tế và luật quốc gia, Mỹ đã chọn luật quốc gia vì luật quốc gia ban hành sau nên nó hiệu lực pháp lý cao hơn Điều ước quốc tế

3.2.3 Nguyên tắc luật riêng thay thế luật chung( lex specialis derogat generalis)

Trong lý thuyết pháp lý và thực tế, đây là một nguyên tắc liên quan đến việc giải thích pháp luật, và có thể áp dụng đối với cả luật quốc gia và Luật quốc tế Nguyên tắc cho rằng sẽ có hai hướng luật sẽ cùng chi phối một tình huống thực tế Một luật sẽ điều chỉnh một đối tượng cụ thể( lex specialis) ghi đè lên một luật

mà chỉ điều chỉnh những vấn đề chung( lex generalis)

Nguyên tắc này cũng được áp dụng để xây dựng một hệ thống pháp luật hoặc chỉ một bộ phận nhỏ của pháp luật có chứa cả hai quy định cụ thể và tổng quát

3.2.4 Nguyên tắc không ai có thể trao quyền cho người khác hơn những quyền mà mình có( nemo plus iuris transferren potest quam inpse habet):

Theo nguyên tắc này, người chuyển nhượng- người không còn quyền sở hữu với tài sản chuyển nhượng, thì không thể chyển quyền sở hữu

Một ví dụ trong dân sự: Người mua một món hàng bị đánh cắp bởi một tên trộm sẽ không có quyền sở hữu đối với món hàng đó Người mua hàng hóa từ một người như vậy cũng sẽ không có quyền đối với tài sản nếu mua tài sản từ một người không có quyền sở hữu đối với tài sản nếu so sánh với các chủ sở hữu thực sự

Ngày đăng: 03/10/2017, 20:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w