1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LVTS 2014 vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục vi phụ lục VII và phụ lục VIII

147 283 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 2,64 MB

Nội dung

2 các cơ quan tài phán quốc tế giải quyết các tranh chấp trên biển được ghi nhận để trong Hiến chương LHQ và UNCLOS 1982 như sau: - Tòa án Công lý quốc tế; - Tòa án quốc tế về Luật Biển;

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THU THẢO

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ THEO PHỤ LỤC VI, PHỤ LỤC VII VÀ PHỤ LỤC VIII CỦA CÔNG ƢỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 TRONG VIỆC BẢO VỆ

CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THU THẢO

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ THEO PHỤ LỤC VI, PHỤ LỤC VII VÀ PHỤ LỤC VIII CỦA CÔNG ƢỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 TRONG VIỆC BẢO VỆ

CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

Chuyên ngành : Luật Quốc tế

Mã số : 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến

Hà Nội – 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia

Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bản đồ

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ VÀ CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ THEO PHỤ LỤC VI, PHỤ LỤC VII VÀ PHỤ LỤC VIII CỦA CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982 7

1.1 Vị trí chiến lược của Biển Đông 7

1.1.1 Biển Đông - Tuyến đường giao thông quan trọng 7

1.1.2 Biển Đông - Khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và nhiên liệu 9

1.1.3 Biển Đông – Khu vực quan trọng về chính trị và an ninh quốc gia 11 1.2 Tình hình tranh chấp trên Biển Đông 12

1.2.1 Tranh chấp phát sinh trong quá trình phân định ranh giới biển 12

1.2.2 Tranh chấp đối với Hoàng Sa và Trường Sa 15

1.2.3 Tranh chấp liên quan quyền khai thác và sử dụng biển 19

1.2.4 Tranh chấp phát sinh từ yêu sách phi lý, vô căn cứ đường lưỡi bò của Trung Quốc 21

1.3 Khái quát về các cơ quan tài phán quốc tế theo Phụ lục VI, Phụ lục VII và Phụ lục VIII của Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 25

1.3.1 Tòa án quốc tế về Luật Biển 26

1.3.2 Tòa trọng tài và Tòa trọng tài đặc biệt 28

CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC, THẨM QUYỀN, THỦ TỤC TỐ TỤNG VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ THEO PHỤ LỤC VI, PHỤ LỤC VII VÀ PHỤ LỤC VIII CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982 32

2.1 Tòa án quốc tế về luật biển 32

2.1.1 Cơ cấu tổ chức của Tòa án quốc tế về Luật biển 32

2.1.2 Thẩm quyền của Tòa án quốc tế về Luật Biển 38

2.1.3 Thủ tục tố tụng của Tòa án quốc tế về Luật Biển 46

Trang 5

2.1.4 Thực tiễn xét xử 52

2.2 Tòa Trọng tài 58

2.2.1 Tòa trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS 1982 58

2.2.2 Trọng tài đặc biệt theo Phụ lục VIII UNCLOS 1982 75

CHƯƠNG 3: NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ THEO PHỤ LỤC VI, PHỤ LỤC VII, PHỤ LỤC VIII CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 78

3.1 Thời cơ, thách thức khi Việt Nam để sử dụng cơ quan tài phán quốc tế để bảo vệ chủ quyền trên biển Đông 78

3.1.1 Thời cơ 78

3.1.2 Thách thức 92

3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ cơ cấu tổ chức và thực tiễn xét xử của cơ quan tài phán quốc tế 100

3.2.1 Bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ cấu tổ chức, thẩm quyền của các cơ quan tài phán quốc tế 100

3.2.2 Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn xét xử của các cơ quan tài phán quốc tế ……… 107

3.3 Giải pháp cho Việt Nam để sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế theo Phụ lục VI, Phụ lục VII và Phụ lục VIII của Công ước Luật biển năm 1982 113

3.3.1 Trình tự, thủ tục đưa vụ việc ra trước các cơ quan tài phán quốc tế 113

3.3.2 Sự chuẩn bị về các chứng cứ pháp lý của Việt Nam 116

3.3.3 Lập hồ sơ pháp lý 123

3.3.4.Đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực Luật Biển quốc tế 128

KẾT LUẬN 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN : Cộng đồng các nước Đông Nam Á

COC : Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông

CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

DOC : Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông ITLOS : Tòa án quốc tế về luật biển

UNCLOS : Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ

Số

1.1 Bản đồ đường lưỡi bò theo yêu sách của Trung Quốc 22

2.1 Bản đồ vùng biển tranh chấp giữa Myanmar và Bangladesh 56

2.2 Bản đồ vùng biển tranh chấp giữa Guyana và Suriname 65

Trang 8

1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Với vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên sinh vật, vi sinh vật, Biển Đông đang là nơi diễn ra hàng loạt các tranh chấp về chủ quyền đảo, quần đảo, tranh chấp chủ quyền, quyền tài phán các vùng biển chồng lấn, Trong đó có thể kể ra các tranh chấp đó là các tranh chấp trong vùng Vịnh Thái Lan của bốn nước Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Campuchia; tranh chấp quần đảo Trường Sa của bốn nước và năm bên: Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan, Philipines, Malaysia Cùng với đó là sự quan tâm của các cường quốc hàng hải trên thế giới, các nước lớn trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và trên thế giới Tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông đã trở thành điểm nóng khi sự bất ổn gia tăng do các hoạt động phô trương tiềm lực quân sự, chính trị của một số nước trong khu vực

Trong bối cảnh hiện nay, các bên tranh chấp cần phải giải quyết các tranh chấp bằng các phương pháp hòa bình được quy định cụ thể trong Điều 33 Hiến chương của LHQ và đặc biệt là theo Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS 1982) Các nước trong khu vực cũng đã có những cuộc đàm phán song phương, đa phương nhằm giải quyết các tranh chấp về chủ quyền trên biển của các quốc gia Việc đàm phán cũng góp phần “hạ nhiệt” các mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia Đồng thời một số cuộc đàm phán cũng đi đến những thống nhất nhất định bằng việc ký kết các hiệp định về khai thác chung, hiệp định phân định biển… Tuy nhiên, có một số tranh chấp do lập trường của các bên xung đột gay gắt với nhau nên việc đàm phán không đưa lại được kết quả tốt đẹp

Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế cũng là một trong các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế Hiện nay, có

Trang 9

2

các cơ quan tài phán quốc tế giải quyết các tranh chấp trên biển được ghi nhận

để trong Hiến chương LHQ và UNCLOS 1982 như sau:

- Tòa án Công lý quốc tế;

- Tòa án quốc tế về Luật Biển;

- Tòa Trọng tài thường trực Lahaye;

- Tòa Trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII UNCLOS 1982;

- Tòa Trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII UNCLOS

1982

Các cơ quan tài phán quốc tế trên đều có vị trí, vai trò và thẩm quyền khác nhau Trong đó có cơ quan Tòa án Quốc tế về Luật biển, Trọng tài và Trọng tài đặc biệt là cơ quan tài phán quốc tế được thành lập và hoạt động trên cơ sở của UNCLOS 1982 theo lần lượt các Phụ lục VI, Phụ lục VII và Phụ lục VIII Với đội ngũ Thẩm phán, Trọng tài viên được lựa chọn từ các nhân vật uy tín nhất về công bằng, liêm khiết và có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực luật biển từ đó tạo ra triển vọng các tranh chấp quốc tế được xét xử một cách công bằng và nghiêm minh

Kể từ khi tham gia UNCLOS 1982, Việt Nam chưa có tiền lệ nào về việc giải quyết tranh chấp liên quan đến biển đảo tại các cơ quan tài phán quốc tế trong khuôn khổ của UNCLOS 1982 Vì rất nhiều nguyên nhân khách quan

và chủ quan mà chúng ta thường giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp thông qua đàm phán, thương lượng và hòa giải Đến nay, tình hình chính trị,

xã hội thế giới biến đổi phức tạp, có rất nhiều tranh chấp giữa Việt Nam và các nước hữu quan mà các biện pháp đàm phán, hòa giải đi vào bế tắc Vì vậy việc áp dụng các biện pháp tài phán quốc tế để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển là biện pháp cần được dự liệu và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng Trước yêu

cầu trên, Luận văn nghiên cứu vấn đề về: “Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo Phụ lục VI , Phụ lục VII và Phụ lục VIII của Công ƣớc Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông”

Trang 10

3

2 Tình hình nghiên cứu

Ở nước ngoài, trước tiên phải kể đến website chính thức của Tòa án quốc

tế về luật biển là: http://www.itlos.org/ giới thiệu chi tiết về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, thủ tục tố tụng cũng như thực tiễn xét xử của Tòa án

Hơn nữa, do thuận lợi về ngôn ngữ cũng như sự phát triển về pháp luật nên các học giả quốc tế cũng đã nghiên cứu khá chi tiết về các vấn đề cơ quan tài phán quốc tế và vận dụng vào giải quyết tranh chấp của quốc gia họ Trong

đó, có thể kể đến là các bài nghiên cứu sau:

- Tác giả Rosenne Shabtai: “The law and practise of the International Court”;

- Tác giả Rosenne Shabtai: “Eassays on the law of the sea and on the internatinal Tribunal for the law of the sea”;

- Tác giả Oda Shigeru: “Dispute Settlment Prospects in the law of the sea”;

- Tác giả Nguyen Quoc Dinh: “Droit International Public” ;

- Tác giả Mom Ravin: “ITLOS and Dispute Settlement Mechanisms of the United Nations Convention on the Law of the Sea”;

Ở Việt Nam hiện nay do chưa có tiền lệ nào giải quyết các tranh chấp về biển đảo cũng như các vấn đề liên quan tại các cơ quan tài phán quốc tế nên chưa được nghiên cứu nhiều Ngoài các nội dung chung chung được đề cập trong giáo trình của các trường đại học, chỉ có một số các học giả quan tâm và nghiên cứu

Trong đó, đặc biệt phải kể đến đó là: “Tòa án Quốc tế về Luật biển” của

PGS, TS Nguyễn Hồng Thao

Bài viết: “Khả năng sử dụng Tòa Trọng tài quốc tế về Luật Biển trong tranh chấp Biển Đông” của PGS, TS Nguyễn Hồng Thao

Trang 11

áp dụng UNCLOS 1982

Với điều kiện nước ta là nước có đường bờ biển dài 3.260 km [37] không

kể các đảo, đặc biệt trong tình hình Biển Đông đang có hàng loạt các tranh chấp chủ quyền đảo, chủ quyền quốc gia thì nhu cầu cấp thiết đặt ra là cần

có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về các cơ quan tài phán quốc tế theo UNCLOS 1982 Dựa trên các nghiên cứu đó để giúp Việt Nam sử dụng hiệu quả các cơ quan này trong giải quyết chủ quyền trên Biển Đông

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Trình bày, phân tích và đánh giá về vị trí chiến lược của Biển Đông đối với kinh tế, chính trị thế giới cũng như Việt Nam; các tranh chấp thực tế trên

biển Đông hiện nay;

Trang 12

5

- Tìm hiểu về lịch sử hình thành, thành phần và cơ cấu tổ chức, thẩm quyền xét xử, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án của LHQ về Luật biển, Tòa Trọng tài và Tòa trọng tài đặc biệt theo quy định của

UNCLOS 1982;

- Từ đó, Luận văn rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và đề xuất các phương án để Việt Nam có thể đưa vấn đề tranh chấp ở Biển Đông ra các

cơ quan tài phán quốc tế

4 Tính mới và những đóng góp của Luận văn

Làm rõ thêm về cơ quan Tòa án LHQ về Luật biển; nghiên cứu, phân tích

về thẩm quyền, tổ chức và hoạt động của Tòa trọng tài quốc tế về luật biển và Tòa trọng tài đặc biệt

Đề xuất các giải pháp cho Việt Nam trong việc đưa tranh chấp về chủ quyền ra các cơ quan tài phán quốc tế

Khuyến cáo về việc cần phải chuẩn bị về nhân sự cũng như về các chứng

cứ, lý lẽ để bảo vệ được chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông

5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển, đặc biệt là trong Phụ lục VI, Phụ lục VII, Phụ lục VIII của Công ước Trong quá trình nghiên cứu có đề cập đến các quy định về biển của pháp luật Việt Nam

6 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Cơ sở lý luận của đề tài là quan điểm, lập trường chính thức của Nhà nước Việt Nam về chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông Dựa trên cơ sở lý luận, các căn cứ pháp lý về xác lập chủ quyền theo quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế

Để giải quyết đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp sử học;

Trang 13

7 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được cơ cấu thành 03 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về Biển Đông và và các cơ quan tài phán quốc

tế theo Phụ lục VI, phụ lục VII và phụ lục VIII của Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982

Chương 2: Cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, thủ tục tố tụng và thực tiễn hoạt động của các cơ quan tài phán quốc tế được quy định tại Phụ lục VI, Phụ lục VII và Phụ lục VIII theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển

1982

Chương 3: Những khuyến nghị và giải pháp sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế theo Phụ lục VI, Phụ lục VII và Phụ lục VIII của Công ước LHQ về Luật biển 1982 để bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên biển Đông

Trang 14

7

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ VÀ CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ THEO PHỤ LỤC VI, PHỤ LỤC VII VÀ PHỤ LỤC VIII CỦA CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982 1.1 Vị trí chiến lược của Biển Đông

Biển Đông là một biển nửa kín, diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng

từ vĩ độ 30 lên đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông Đây là biển lớn ở Châu Á Thái Bình Dương, được bao bọc bởi mười quốc gia: Trung Quốc và Đài Loan, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapo, Indonexia, Brunei và Philipines Biển Đông bao gồm 200 hòn đảo, trong đó có nhiều đảo chìm, đảo đá và các bãi đá ngầm Đồng thời đó cũng là vùng biển có hệ sinh học đa dạng phong phú cũng các nguồn tài nguyên biển, bao gồm các nguồn năng lượng hydrocarbon, các ngư trường và 30% rặng đá san hô ngầm trên thế giới Là tuyến đường ngắn nhất giữa Thái Bình Dương

và Ấn Độ Dương, Biển Đông gần như một tuyến đường hàng hải cao tốc, đóng vai trò như một cầu nối tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại giữa Trung Quốc với Ấn Độ, giữa Đông Á và Đông Nam Á với Trung Đông Đồng thời, Biển Đông cũng bao quanh một trong khu vực kinh tế năng động nhất thế giới và là khu vực có những quốc gia hàng hải hàng đầu đang chiếm giữ tỷ trọng lớn trên thế giới về năng lực chuyên chở hàng hóa và số lượng hàng hóa lưu thông trên các cảng

1.1.1 Biển Đông - Tuyến đường giao thông quan trọng

Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển,

Trang 15

8

trong đó có hai cảng thuộc loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore

và cảng Hồng Kông Thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng phát triển ở khu vực [35]

Nhiều nước ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào các con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Trung Quốc Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp

15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama Khu vực biển Đông có những

eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á Đặc biệt eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới [36]

Mỗi ngày có khoảng từ 150 – 200 tàu các loại qua lại ở Biển Đông, trong

đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 3.000 tấn trở lên Tàu đi qua eo biển Malacca hàng năm lên đến 18.000 chiếc, chuyên chở 25% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và 50% khối lượng dầu mỏ, 66% khối lượng khí đốt thiên nhiên của cả thế giới Năm 2010, tổng lượng nhập khẩu dầu của Trung Quốc là 150 triệu tấn Nhật Bản coi đường vận tải qua eo biển Malacca là “con đường sinh mệnh” với 90% khối lượng dầu thô và một lượng lớn nguyên vật liệu khác nhập khẩu từ Châu Phi và Trung Đông Hàn Quốc có 79% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Trung Đông đi qua khu vực này Quan hệ hàng hóa và thị trường giữa Mỹ và Trung Quốc, các nước Đông Nam Á tăng đáng kể với hơn một triệu tấn hàng hóa trao đổi qua Biển Đông [35]

Trang 16

9

Trên các tuyến đường biển đóng vai trò chiến lược của châu Á có hai điểm trọng yếu: Điểm thứ nhất là eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của lndonesia và Malaysia) Vị trí này vô cùng quan trọng vì tất cả hàng hóa của các nước Đông Nam Á và Bắc Á phải đi qua (Ba eo biển thuộc chủ quyền của lndonesia là Sunda, Blombok và Makascha đóng vai trò dự phòng trong tình huống eo biển Malacca ngừng hoạt động vì lý do nào đó Tuy nhiên, nếu phải vận chuyển qua các eo biển này thì hàng hóa giữa Ấn Độ Dương sang ASEAN và Bắc Á sẽ chịu cước phí cao hơn vì quãng đường dài hơn) Điểm trọng yếu thứ hai là vùng biển Đông, nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua, đặc biệt là khu vực xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Các tuyến đường biển chiến lược nói trên là yết hầu cho giao lưu hàng hóa của nhiều nước châu Á Xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản phải đi qua khu vực này chiếm 42%, các nước Đông Nam Á 55%, các nước công nghiệp mới 26%, Australia 40% và Trung Quốc 22% (trị giá khoảng 31 tỷ đô la) [35] Nếu khủng hoảng bùng nổ ra ở vùng biển này, các loại tàu biển phải chạy theo đường mới hoặc vòng qua Nam Australia thì cước phí vận tải thậm chí sẽ tăng gấp năm lần và không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

1.1.2 Biển Đông - Khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và nhiên liệu 1.1.2.1 Tài nguyên thiên nhiên

Vị trí, địa lý và khí hậu đặc biệt đã tạo cho vùng biển Đông sự đa dạng sinh học cao so với các nước trên thế giới, cả về cấu trúc thành phần loài, hệ sinh thái và nguồn gen Khác biệt về điều kiện tự nhiên từ Bắc đến Nam như

sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ tuyến, mức độ trao đổi môi trường với các vùng xung quanh, hình thái thềm lục địa… đã tạo nên những nét đặc trưng của các

hệ sinh thái giữa các vùng biển ở Biển Đông

Cho đến nay, trong vùng biển này đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình Trong đó có khoảng

Trang 17

10

6.000 loài động vật đáy, 2.038 loài cá, trên 100 loài cá kinh tế, hơn 300 loài san hô cứng, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển và 5 loài rùa biển [35]

Nguồn tài nguyên sinh vật biển quan trọng đã mang đến những ưu thế cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh Trữ lượng hải sản đánh bắt khoảng 3 – 3,5 triệu tấn [35], cơ cấu hải sản rất phong phú, có giá trị kinh tế cao có thể khai thác được hàng năm Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines

1.1.2.2 Tài nguyên nhiên liệu

Biển Đông được coi là một trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mêkông, sông Hồng, cửa sông Châu Giang Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ m3 (theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu được kiểm chứng ở biển Đông là 7 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày) Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung Việt Nam

Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi

Trang 18

11

là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần Chính tiềm năng

dầu khí chưa được khai thác được coi là một nhân tố quan trọng làm tăng

thêm các yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và

các vùng biển quanh hai quần đảo

1.1.3 Biển Đông – Khu vực quan trọng về chính trị và an ninh quốc

gia

Phía Tây nam Biển Đông giao lưu với Ấn Độ Dương qua eo biển Karimata

và eo biển Malaca Phía bắc và phía đông của Biển Đông giao lưu với Thái

Bình Dương và qua các eo biển sâu rộng như eo biển Đài Loan rộng 100 hải

lý, sâu 70 và eo biển Bashi sâu hơn 1.800 m Chính khả năng trao đổi với các

vùng biển lân cận qua các eo biển này mà Biển Đông đã tạo nên vị trí chiến

lược quan trọng trong an ninh quốc phòng khu vực

Cụ thể Biển Đông với 4 eo biển: Malacca, Lombok, Sunda và Ombai trong

16 eo biển có mực nước sâu tự nhiên trên thế giới Đây là những căn cứ có thể

triển khai các loại tầu ngầm hạt nhân chiến lược Vùng biển sâu xung quanh

quần đảo Trường Sa có thể xây dựng thành các căn cứ cho tầu ngầm hạt nhân

cỡ lớn với bán kính kiểm soát lên tới 4.000 km [5]

Các đảo và quần đảo trong Biển Đông cũng có ý nghĩa phòng thủ quan

trọng với nhiều quốc gia Trong đó, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có

vị trí rất quan trọng có thể kiểm soát các tuyến đường hàng hải qua lại Biển

Đông và dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm rađa, trạm thông tin, trạm

dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè

Việt Nam có đặc điểm địa hình dài và hẹp trải dọc theo Biển Đông, vì thế

Biển Đông trở thành "lá chắn sườn phía Đông" hết sức quan trọng trong

phòng thủ đất nước Lịch sử chống ngoại xâm thời cận và hiện đại của dân tộc

Việt Nam đã cho thấy Biển Đông là hướng hiểm yếu mà ngoại bang luôn lợi

dụng tấn công xâm lược Vì vậy, yêu cầu đảm bảo chủ quyền trên Biển Đông

là điều kiện tiên quyết đặc biệt quan trọng nhưng cũng hết sức phức tạp

Trang 19

12

1.2 Tình hình tranh chấp trên Biển Đông

Tranh chấp Biển Đông là dạng tranh chấp quốc tế rất phức tạp do có nhiều đối tượng tranh chấp, với sự tham gia của nhiều bên trong một khu vực còn rất nhiều các vấn đề Với vị trí chiến lược, Biển Đông trở thành khu vực rất nhạy cảm do các quốc gia ven biển đang muốn tiến hành đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế nhằm khai thác tiềm năng của Biển Đông Đặc biệt có quốc gia trong khu vực còn muốn biến Biển Đông thành “ao nhà” của nước họ Vì vậy tình hình tranh chấp trong khu vực ngày càng phức tạp hơn Các tranh chấp trong khu vực Biển Đông có thể tạm chia thành bốn loại như sau:

1.2.1 Tranh chấp phát sinh trong quá trình phân định ranh giới biển

UNCLOS 1982 ra đời đóng vai trò như một bộ luật điều chỉnh vấn đề liên quan đến biển của tất cả các quốc gia Với các quy định rất cụ thể về vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, mỗi quốc gia đã có thể tự xác định được các vùng biển của quốc gia mình Tuy nhiên, với các quốc gia liền kề hay đối diện nhau lại có những tranh chấp đối với các vùng chồng lấn Vì vậy, giữa các quốc gia tranh chấp phải đàm phán để đi đến giải quyết tranh chấp Trong khuôn khổ luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về các tranh chấp giữa Việt Nam với các nước trong khu vực

1.2.1.1 Tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia liền kề nhau và có Vịnh Bắc Bộ

là vịnh nằm giữa hai nước Hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ vào ngày 25/12/2000 Thời gian tới, hai nước đang tiến hành đàm phán để phân định vùng ngoài cửa vịnh

Cuộc đàm phán phân định vùng trong cửa Vịnh của hai nước diễn ra trong rất nhiều năm Do áp dụng theo quy định của UNCLOS 1982, các quốc gia

Trang 20

13

đều có vùng đặc quyền kinh tế là 200 hải lý, nhưng do khoảng cách giữa hai

bờ chưa đến 200 hải lý nên hình thành nên vùng chống lấn gây khó khăn cho việc quản lý, khai thác và bảo vệ Hai bên đã áp dụng nguyên tắc áp công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong vịnh Cuối cùng hai bên đã thống nhất vạch đường biên giới nối 21 điểm, trong đó điểm từ 01 đến 9 là biên giới lãnh hải, còn từ điểm 9 đến 21 là ranh giới chung cho cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Theo đường hoạch định, Việt Nam hưởng 53,23% diện tích Vịnh và Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích vịnh [24]

Còn đối với vùng chồng lấn khoảng 1080 km2 [6] tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, hiện nay qua các vòng đàm phán, các bên thu hẹp được phạm vi phân định là khu vực biển nằm giữa bờ biển đảo của Việt Nam và bờ đảo Hải Nam của Trung Quốc đối diện nhau Theo quy định của UNCLOS 1982, do

bờ biển của hai nước trong khu vực phân định nhỏ hơn 400 hải lý nên hai nước sẽ tồn tại khu vực chồng lấn đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Hiện nay, hai nước vẫn tiếp tục đàm phán để đi đến kết quả cuối cùng cho việc

phân định vùng biển ở ngoài cửa vịnh Bắc Bộ

1.2.1.2 Tranh chấp giữa Việt Nam và Campuchia

Yêu sách chồng lấn trên Vịnh Thái Lan giữa Campuchia và Việt Nam vẫn chưa được giải quyết Trước đây, toàn bộ các đảo giữa Việt Nam và Campuchia đều do Việt Nam quản lý Chỉ đến năm 1939, Campuchia mới chính thức quản lý về mặt hành chính và cảnh sát đối với các đảo ở phía Bắc đường Brévié – đường được vạch ra theo bức thư của Toàn quyền Đông Dương gửi cho Thống đốc Nam kỳ và khâm sứ Pháp ở Campuchia

Đó là đường kinh tuyến bắc ở góc 14 độ G, vòng qua phía Bắc của đảo Phú Quốc cách điểm nhô ra nhất của bờ phía Bắc đảo Phú Quốc 3 km Năm

1982, Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử giữa

Trang 21

1.2.1.3 Tranh chấp giữa Việt Nam và Malaysia

Trong khu vực Vịnh Thái Lan, Việt Nam và Malaysia có khu vực chồng lấn khoảng 2800km2 [6] Năm 1940, hai nước đã phát hiện ra có ba mỏ dầu khí có thể khai thác thương mại Sau đó, cả hai bên đều nhận thấy việc phân định ranh giới biển giữa hai nước cần nhiều thời gian và không thể khai thác được các mỏ khí phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Năm

1992, hai bên nhất trí ký kết thỏa thuận về “hợp tác khai thác chung” vùng chồng lấn trên cơ sở bình đẳng về mọi mặt: vốn, lợi nhuận… Đây là thỏa thuận hợp tác chung khai thác dầu khí đầu tiên của nước ta với các nước láng giềng

1.2.1.4 Tranh chấp giữa Việt Nam và Indonexia

Inđônexia là quốc gia có quy chế quốc gia quần đảo nằm khá xa Việt Nam Giữa hai nước tồn tại vấn đề về vạch đường ranh giới vùng đặc quyền kinh tế

và thềm lục địa

Hai bên đã tiến hành đàm phán từ năm 1978 trên cơ sở pháp luật quốc tế và thực tiễn điều kiện tự nhiên của vùng chống lấn Quá trình đàm phán kéo dài 26 năm, ngày 26/6/2003, hai nước đã ký kết hiệp định về phân định thềm lục địa Hiệp định được ký kết giúp gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định và phù hợp với luật biển quốc tế trên Biển Đông tạo cơ hội cho các bên tìm kiếm, thăm dò, khai thác trên thềm lục địa của hai nước Trong thời gian tới, hai nước sẽ tiến hành tiếp tục đàm phán về việc phân định vùng đặc quyền kinh tế

Trang 22

15

1.2.1.5 Tranh chấp giữa Việt Nam và Thái Lan

Việt Nam và Thái Lan đã quy định phạm vi thềm lục địa của mình và hình thành nên vùng chồng lấn khoảng 6.000 km2 [24] giữa hai nước Vùng biển chồng lấn là vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên Sau nhiều năm đàm phán, thương lượng, tháng 8/1997, hai nước đã ký hiệp định vạch đường biên giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai bên theo một đường dài 137

km Đây là hiệp định vạch đường biên giới biển đầu tiên Việt Nam ký với các nước láng giềng Sau khi ký kết hiệp định, hai bên tiến hành công tác tuần tra chung, mở rộng các lĩnh vực hợp tác trong phòng chống tội phạm trên biển như đánh bắt trái phép, cướp có vũ trang… góp phần ổn định tình hình trên biển, tăng cường sự hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan

1.2.2 Tranh chấp đối với Hoàng Sa và Trường Sa

1.2.2.1 Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa

Đây là tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam Việt Nam đã có lịch sử thực hiện chủ quyền của mình tại Hoàng Sa từ những năm đầu thế kỷ XX (1909) Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Giơneve và chính quyền Nam Việt Nam chưa tiếp quản Hoàng Sa, Trung Quốc đưa quân chiếm nhóm phía Đông của Hoàng Sa Đến năm 1974, lợi dụng tình hình quân đội của Chính quyền Sài Gòn đang trên đà suy sụp, quân viễn chinh của Mỹ buộc rút khỏi miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đã đưa quân ra chiếm nhóm Tây Hoàng Sa do quân đội Sài Gòn đóng giữ Mọi hành động nói trên của phía Trung Quốc đều bị Việt Nam chống trả và chính thức lên tiếng phản đối với tư cách là nhà nước có chủ quyền đối với Hoàng Sa

1.2.2.2 Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với quần đảo Trường Sa

Đây là tranh chấp giữa năm nước, sáu bên giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philipines, Malaysia và Bruney Cụ thể, yêu sách của từng nước đối với quần đảo Trường Sa như sau [15]:

Trang 23

16

Quan điểm của Trung Quốc

Những năm 30 của thế kỷ XX, Công sứ của Trung Quốc ở Paris đã gửi

công hàm cho Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pháp năm 1932 khẳng định: “Các đảo Nam Sa là bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc, xa nhất là phía Nam” Năm

1956, Đài Loan đưa quân chiếm đảo Ba Bình Năm 1988, Trung Quốc đưa quân chiếm 6 vị trí là những bãi cạn phía Tây Trường Sa, ra sức củng cố các địa điểm này thành nơi đóng quân Sau đó chiếm thêm đá Vành Khăn (phía Đông Trường Sơn), Trung Quốc đã chiếm 7 vị trí trên quần đảo Trường Sa Trước đây, Trung Quốc cũng không đưa ra được lập luận nào xác đáng cho hành động chiếm đóng Trường Sa của mình Hiện nay, Trung Quốc đưa ra lập lập đường lưỡi bò để khẳng định cho chủ quyền của mình tại Trường Sa dựa trên căn cứ về vùng nước lịch sử

Quan điểm của Đài Loan: Ngày 21/5/1992, Đài Loan thông qua một

đạo luật tuyên bố chủ quyền và lãnh hải, theo đạo luật này toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Đài Loan Hiện nay, Đài Loan đang chiếm đóng trên đảo Ba Bình, là đảo có diện tích lớn nhất trong quần đảo Trường

Sa Tháng 8/2003, Đài Loan đã cho cắm cờ trên bãi Bàn Than (bãi đá san hô nửa nổi nửa chìm, rộng khoảng 400m, dài khoảng 200m thuộc quần đảo Trường Sa, nằm cách đảo Ba Bình khoảng 4 km về phía Đông và cách đảo Sơn Ca khoảng 6,5 km về phía Tây) và mới đây, ngày 23/3/2004, phía Đài Loan đã xây dựng một nhà cao chân trên bãi này Như vậy, đến nay Đài Loan

đang chiếm giữ một đảo và một bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa [1]

Quan điểm của Việt Nam

Việt Nam khẳng định mình có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa dựa

sự chiếm hữu thực tế và thực hiện chủ quyền của mình một cách thực sự, liên tục và hòa bình

Việt Nam đã viện dẫn rất nhiều sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam ghi

Trang 24

17

rõ về Đại Trường Sa hay Vạn lý Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ của Việt Nam Năm 1884, Pháp ký Hiệp ước với nhà Nguyễn làm đại diện quyền lợi cho Việt Nam trong quan hệ đối ngoại cũng như bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam Pháp đã tiếp tục thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cả chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lẫn chính quyền Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũng luôn thực hiện chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa Sau này là Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam nhiều lần khẳng định chủ quyền với Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa trong các Công hàm gửi các bên liên quan, trong các Tuyên bố ngoại giao hay trong các Hội nghị quốc tế… Hiện nay, Việt Nam chiếm đóng 21 điểm trên quần đảo Trường Sa

Quan điểm của Philipines

Năm 1951, Tổng thống Philippines tuyên bố rằng theo luật quốc tế các đảo Trường Sa phải thuộc về quốc gia gần nhất là Philippines Từ năm 1971 đến năm 1973, Philippines đã chiếm đóng 5 đảo; năm 1977 đến 1978, Philippines

đã chiếm thêm hai đảo Năm 1979, Philippines công bố sắc lệnh của Tổng thống ký ngày 11/6/1979 coi toàn bộ Trường Sa là lãnh thổ của Philippines và đặt tên là Kalayaan Năm 1980, Philippines mở rộng chiếm đóng thêm một đảo nữa ở phía Nam là đảo Công Đo Lập luận của Philippines đưa ra để bảo

vệ cho quan điểm của mình là:

- Sự kế cận của quốc gia này đối với quần đảo Trường Sa;

- Khu vực này tạo thành phần rìa lục địa cho quần đảo Philipines;

- Do sự cần thiết chiếm đóng và kiểm soát thực sự của người Philippines phù hợp với luật quốc tế khi vùng này chưa thuộc về một nước hai một dân tộc nào một cách hợp pháp;

- Do việc các yêu sách của các nước khác không thể vượt trội hơn yêu

Trang 25

18

sách của Philippines được xây dựng trên cơ sở pháp lý, lịch sử và công bằng Các tuyên bố trên của Philippines bị các nước hữu quan như Trung Quốc, Việt Nam phản đối

Quan điểm của Malaysia

Ngày 27/10/1969, Hiệp định ký kết giữa Malaysia với Indonesia về việc xác định ba đoạn biên giới khác nhau đã đưa các yêu sách của Malaysia ở quần đảo Trường Sa thành tiêu điểm chú ý Những đoạn này có khả năng đem lại cho Malaysia các quyền đối với một khu vực quan trọng ở Biển Đông, chỉ trừ khi Malaysia hoặc kiểm soát được một cách chắc chắn các đảo nằm kế cận trong quần đảo Trường Sa hoặc các đảo này không được để ý đến khi vạch các đường biên giới này

Tháng 12/1979, Chính phủ Malaysia cho xuất bản bản đồ gộp vào lãnh thổ Malaysia một khu vực phía Nam Trường Sa, bao gồm cả An Bang, Thuyền Chài – nơi quân đội Việt Nam đang đóng giữ Năm 1983 – 1984, Malaysia cho quân đóng giữ ba bãi ngầm ở phía Nam Trường Sa là Hoa Lau, Kỳ Vân, Kiệu Ngựa Năm 1988, họ đóng thêm hai bãi ngầm là Én đất và Thám Hiểm Như vậy, Malaysia đã chiếm đóng 5 điểm trên quần đảo Hoàng Sa Tuy nhiên, Malaysia không đưa ra được luận thuyết nào minh chứng cho hành động của họ là dựa vào gần kề địa lý hay danh nghĩa lịch sử

Quan điểm của Brunei

Brunei là quốc gia độc lập từ năm 1984 nên họ có quyền yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS 1982 Họ không yêu sách chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa mà chỉ có tranh chấp với Malaysia trên đảo Lucia Nhưng việc mở rộng các vùng biển thuộc quyền tài phán của Brunei cũng sẽ gây ra tranh chấp với các nước khác về đường biên giới trên biển trong khu vực biển Đông

Trang 26

19

1.2.3 Tranh chấp liên quan quyền khai thác và sử dụng biển

Các tranh chấp liên quan đến thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia trong vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ven biển mà điển hình là các tranh chấp liên quan đến việc đánh bắt hải sản trong khu vực chồng lấn hoặc đánh bắt hải sản trong khu vực thuộc quyền tài phán quốc gia, tranh chấp trong việc tiến hành khoa học biển, đặt dây cáp, ống dẫn ngầm… ở vùng biển, thềm lục địa của quốc gia ven biển… Trong đó đặc biệt phải kể đến hai loại tranh chấp như sau:

1.2.3.1 Các tranh chấp về khai thác dầu khí và năng lƣợng

Từ các tranh chấp về lãnh thổ, chủ quyền và quyền tài phán dẫn đến các tranh chấp về việc sử dụng biển Biển Đông vốn là một vùng biển giàu năng lượng mà đặc biệt là dầu khí nên tình trạng tranh chấp ngày càng gay gắt Nhu cầu đối với năng lượng của thế giới ngày càng tăng và với quốc gia tiêu thụ lớn như Trung Quốc thì đang cần phải tìm kiếm các nguồn cung mới để thỏa mãn nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của mình Lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc lên tới 54% lượng tiêu thụ năm 2010 Trung Quốc luôn nỗ lực trong việc đa dạng các nguồn cung cấp để không hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Đông Vì vậy, Trung Quốc đang tìm mọi cách để khai thác tài nguyên trong khu vực

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu dầu khí lớn trong khu vực với công ty Petro Vietnam sản xuất được 24,4 triệu tấn trong năm 2010 Việt Nam cũng

đã ký hợp đồng với nhiều công ty nước ngoài nhằm khai thác các mỏ mới Việc này đã dẫn đến các vụ đụng độ với Trung Quốc do nước này luôn phản đối các nỗ lực của Việt Nam trong việc ký hợp đồng khai thác với các công ty nước ngoài trong việc khai thác Trung Quốc đã phản đối các hoạt động khai thác của một loạt các công ty khai thác của nước ngoài như Petro Vietnam, Petronas Carigali của Malaysia, Petroleum của Singapor và CTCP American

Trang 27

20

Technology khi phát hiện ra một mỏ xa bờ nằm ở phía Tây đảo Hải Nam vào 10/2004 [42] Trung Quốc cảnh cáo các công ty dầu khí nước ngoài tránh xa khu vực mà họ gọi là “các vùng nước của Trung Quốc” Ngày 26/5/ 2011, hai con tàu hải giám của Trung Quốc đã cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam khi con tàu này đang kéo một sợi cáp dài 7 km dưới mặt nước để tìm kiếm trữ lượng dầu khí Sự kiện này diễn ra cách Nha Trang 120 km và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Philippines cũng đang nỗ lực trong việc tự cung cấp trong sản xuất dầu chiếm khoảng 60% cho năm 2011 Nước này đã ký 15 hợp đồng khai thác cho việc thăm dò xa bờ ở khu vực Palawan – nơi mà Trung Quốc đã yêu sách Các nỗ lực khai thác của Philippines ở gần bãi Cỏ rong đã khiêu khích sự phản đối của Trung Quốc Năm 2011, Philippines đã thông báo 7 vụ có liên quan đến sự quẫy nhiễu của tàu Trung Quốc Philippines đã có thư phản đối chính thức lên LHQ và tìm kiếm sự ủng hộ của các nước ASEAN nhằm hình thành một lập trường chung Nhưng cũng gần như ngay lập tức Trung Quốc

đã cáo buộc Philippines có hành động “xâm lấn” vào vùng biển của họ

1.2.3.2 Các tranh chấp về nghề cá

Việc tranh giành các tài nguyên đánh cá và tài nguyên đại dương của Biển Đông là một yếu tố nữa làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông Nay tình hình trở nên căng thẳng do Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh cá thường niên ở Biển Đông mà Trung Quốc coi là khu vực đánh bắt riêng của ngư dân nước mình và ngăn cấm các nước khác Phạm vi của lệnh cấm khá mập mờ, nó bao trùm một khu vực quanh quần đảo Hoàng Sa không kéo dài về phía Nam của Trường Sa Lệnh cấm này rất vô lý vì phạm vi mà lệnh cấm đưa ra thuộc vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam và một số nước trong khu vực Vì vậy mà các nước này đã phản đối lệnh cấm này một cách gay gắt do nó tác động tiêu cực đến an sinh của ngư dân của quốc gia họ Để thực hiện lệnh

Trang 28

Ngoài ra, Indonexia cũng tuyên bố rằng, trong năm 2009 có khoảng 180 tàu thuyền bị bắt do đánh bắt bất hợp pháp ở vùng biển của mình, một vài trong số đó đến từ Malaysia

Ngoài ra còn có các tranh chấp khác từ việc thực hiện các quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm, bảo vệ môi trường biển…

1.2.4 Tranh chấp phát sinh từ yêu sách phi lý, vô căn cứ đường lưỡi

bò của Trung Quốc

Tháng 01/1948, Bộ Nội Vụ Đài Loan công bố một bản đồ có tên Nanhai zhudao weizhi tu (Bản đồ các đảo trên Nam Hải) Đến tháng 02/1948 bản đồ này được xuất bản chính thức Và trên bản đồ này có xuất hiện một đường mà nhiều học giả Trung Quốc gọi là “đường hình chữ U” hay “đường chín đoạn”, hay “đường lưỡi bò” Bởi nó nhìn giống một cái lưỡi bò liếm xuống Biển Đông Đường này được thể hiện trên bản đồ lúc đó là một đường đứt khúc bao gồm 11 đoạn [28]

Một số học giả Trung Quốc còn muốn đẩy xa hơn thời điểm xuất hiện đầu tiên của “đường lưỡi bò” Họ cho rằng bản đồ có thể hiện “đường lưỡi bò” đầu tiên đã từng xuất hiện trong một bản đồ của một cá nhân có tên là Hu JinJi (Hồ Tấn Tiếp) vào năm 1914 Và sau đó bản đồ này lại xuất hiện trong một bản đồ cũng của một cá nhân khác là Bai Meichu (Bạch Mi Sơ) vào năm

1936 Tuy nhiên các sử liệu về đường lưỡi bò này còn nhiều điều không rõ

Trang 29

22

ràng, và các học giả này cũng thừa nhận “không biết là liệu Bạch có đủ kiến thức về luật hàng hải quốc tế trong thời điểm ông ta vẽ (bản đồ này) hay không?”

Năm 1949, chính quyền Tưởng Giới Thạch thất bại phải chạy ra đảo Đài Loan, và cũng từ đó, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (sau đây gọi tắt

là Trung Quốc) trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ Năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng cho ấn hành một bản đồ, trong

đó “đường lưỡi bò” được thể hiện giống như bản đồ trước đó gồm 11 đoạn

Trong bản đồ đó đường chữ “U” hay “đường lưỡi bò” này được thể hiện bao trùm xung quanh cả bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông,

đó là các quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys) và Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa) và bãi cạn Macclesfield (Trung Quốc gọi là Trung Sa)

Hình 1.1 Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc

(Nguồn http://www.tinmoitruong.vn)

Trang 30

23

“Đường lưỡi bò” này xuất phát từ biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ (hai đoạn đầu tiên đi qua Vịnh Bắc Bộ), rồi chạy xuống phía nam tương tự như hình dáng của bờ biển Đông và Đông Nam Việt Nam tới cực Nam của bãi đá san hô Scaborough Shoal (Tăng Mẫu) tại vĩ tuyến 40 Bắc và sau đó quay ngược lên phía Bắc theo hướng đi song song với đường bờ biển phía Tây Sabah của Malaysia và Palawan của Philippines và quần đảo Luzon, kết thúc tại khoảng giữa eo Bashi nằm giữa Đài Loan và Philipines Đường này được vẽ tùy tiện và không có tọa độ xác định chính xác

Tuy nhiên, sau đó một thời gian, bản đồ vẽ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc xuất bản chỉ còn 9 đoạn Chính phủ Trung Quốc không đưa ra giải thích

vì sao lại bỏ đi hai đoạn đó, thời điểm bỏ đi hai đoạn này cũng không nhất quán trong các tài liệu của các học giả Trung Quốc Điều đặc biệt là trong suốt một thời gian dài, mặc dù cho xuất bản bản đồ có thể hiện “đường lưỡi bò” như trên, nhưng cả chính quyền Đài Loan lẫn Chính phủ Trung Quốc đều chưa bao giờ đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích chính thức gì về “đường lưỡi bò”

Trong các Tuyên bố và các văn bản luật quan trọng của Chính phủ Trung Quốc như Tuyên bố về lãnh hải tháng 8/1958, Tuyên bố của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1992, Tuyên bố của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải năm 1996, Luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 1998 đều không thấy nhắc tới yêu sách

“đường lưỡi bò” này cũng như không có bản đồ nào có hình “đường lưỡi bò” được đính kèm

Năm 2009 là năm mà theo quy định của UNCLOS 1982, các quốc gia ven biển phải đệ trình các báo cáo về thềm lục địa mở rộng của mình lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa của LHQ (viết tắt là CLCS) Ngày 06/05/2009, Việt Nam

Trang 31

24

và Malaysia có trình lên CLCS một Báo cáo chung về thềm lục địa mở rộng của hai nước, cùng khi đó, Việt Nam cũng gửi một Báo cáo riêng của mình lên CLCS

Ngày 07/05/2009, Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gửi Công hàm phản đối đối với Báo cáo chung về thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia cũng như Báo cáo về thềm lục địa mở rộng của riêng Việt Nam, trong Công hàm phản đối này có kèm theo một bản đồ có hình “đường lưỡi bò” Tuy nhiên, cũng như trước đó, Chính phủ Trung Quốc vẫn từ chối giải thích chính thức về tính chất pháp lý đối với yêu sách biển được thể hiện trong bản đồ có “đường lưỡi bò” kèm theo Công hàm số CML/17/2009 và CML/18/2009 này

Cho đến nay, vẫn không rõ quan điểm chính thức của Trung Quốc về tính chất pháp lý của“đường lưỡi bò” này Mặc dù, trong Công hàm CML/17/2009

và CML/18/2009 này, Trung Quốc cho rằng:

“Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có chủ quyền không thể tranh cãi với các đảo ở Biển Nam Trung Hoa và các vùng biển kế cận, và được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy của vùng biển đó Lập trường trên đây đã được Chính phủ Trung Quốc đưa ra một cách nhất quán và được cộng đồng quốc

tế biết đến rộng rãi”

Với công hàm ngày 7/5/2009 có kèm bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò”, dường như Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “tính chất lịch sử của đường lưỡi bò, coi Biển Đông như một vịnh lịch sử” Đường này các học giả Trung Quốc coi là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc Họ cũng tìm cách kết hợp con đường này với các khái niệm đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển quốc tế hiện đại bằng tuyên bố dưới dạng

“Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các vùng nước phụ cận của quần đảo Trường Sa”

Trang 32

25

Bản đồ hình lưỡi bò được vẽ tùy tiện và không có tọa độ xác định chính xác Sau cuộc đụng độ giữa hải quân Trung Quốc và Việt Nam, nhóm học giả Đài Loan đã tập trung lại để nghiên cứu vấn đề “vùng nước lịch sử” và bản chấp pháp lý của đường lưỡi bò

Và cuối cùng Trung Quốc cho rằng vùng nước bao quanh đường lưỡi bò được coi như vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Bởi vì:

- Thứ nhất là khi bản đồ được xuất bản 1948, không có sự phản đối cũng như không có sự phản ứng nào được đưa ra;

- Thứ hai là việc yêu sách của các vùng nước bị bao bọc như là vùng nước lịch sử đã không vi phạm Điều 4 của UNCLOS 1982

Tuyên bố đường lưỡi bò ở Biển Đông của Trung Quốc và Đài Loan xâm phạm tới vùng biển thuộc chủ quyền hoặc quyền chủ quyền của các quốc gia khác được quy định trong UNCLOS 1982 Đó là tranh chấp với Việt Nam, Malaisia, Brunei và Philipines

1.3 Khái quát về các cơ quan tài phán quốc tế theo Phụ lục VI, Phụ lục VII và Phụ lục VIII của Công ƣớc của Liên hiệp quốc về Luật biển

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì tài phán được hiểu là toàn bộ

các hoạt động, hành vi của tổ chức, cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền theo luật định trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp pháp lý Quyền tài phán

là quyền năng theo pháp luật, phù hợp với pháp luật và được pháp luật bảo

hộ Về bản chất, tài phán quốc tế là cách thức giải quyết hòa bình để giải

Trang 33

26

quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp, thủ tục tư pháp, do các quốc gia tự lựa chọn Như vậy, trong quan hệ quốc tế, thẩm quyền của các cơ quan tài phán quốc tế thường phụ thuộc bởi ý chí của các bên tranh chấp nhận trao cho những cơ quan đó quyền giải quyết

Các cơ quan tài phán quốc tế là những cơ quan hình thành trên cơ sở sự

thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật quốc tế nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự thủ tục tư pháp các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể của luật quốc tế thực thi, tuân thủ luật quốc tế

Trên thế giới có rất nhiều cơ quan tài phán quốc tế, tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 287 UNCLOS 1982 có bốn cơ quan tài phán mà các chủ thể có thể sử dụng để giải quyết các tranh chấp của mình Đó là:

- Tòa án Công lý quốc tế;

- Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS);

- Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS 1982;

- Tòa Trọng tài đặc biệt theo Phụ lục VIII UNCLOS 1982

Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các

cơ quan tài phán theo Phụ lục VI, Phụ lục VII, Phụ lục VIII của UNCLOS

1982, đó chính là ITLOS, Tòa Trọng tài và Tòa trọng tài đặc biệt

1.3.1 Tòa án quốc tế về Luật Biển

Ngày 16/11/1994, UNCLOS 1982 đã có hiệu lực Với 320 điều khoản, 17 phần và 9 Phụ lục, UNCLOS thực sự là một bộ luật đồ sộ điều điều chỉnh hành động của các quốc gia trên thế giới đối với 70% bề mặt của trái đất bị bao phủ bởi các biển và đại dương Đây là sự kiện vĩ đại đánh dấu tầm quan trọng của luật pháp quốc tế đối với cách hành xử đối với các quốc gia có biển hay không có biển

Vấn đề về việc thành lập ITLOS đã được nhắc đến trong chương trình nghị sự của cơ quan quốc tế liên quan đến luật biển từ năm 1969 Trong Hội

Trang 34

27

nghị lần ba của LHQ về luật biển đã xuất hiện ý tưởng về thành lập một Tòa trọng tài nằm trong cơ cấu của cơ quan quyền lực đáy đại dương để giải quyết các tranh chấp liên quan đến Vùng đáy biển – di sản chung của loài người Các tranh chấp này nảy sinh giữa các quốc gia, thể nhân và pháp nhân trong khi Tòa án Công lý quốc tế chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia Nhưng đến năm 1977, ý tưởng này được thay thế bằng đề nghị hình thành một hệ thống xét xử độc lập và song song với Tòa án Công lý quốc

tế trong lĩnh vực Luật biển Bởi rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác, tại Hội nghị lần ba của LHQ về luật biển đã quyết định thành lập ITLOS Quy chế Tòa án là Phụ lục của UNCLOS 1982 nhưng Tòa án là cơ quan độc lập với các cơ quan khác do UNCLOS 1982 lập ra như Cơ quan quyền lực đáy đại dương, Ủy ban ranh giới thềm lục địa Tòa án có ngân sách

và Thư ký riêng Tòa án được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ cần thiết

để thực hiện các chức năng của mình

Cuộc bầu cử đầu tiên để thành lập ITLOS phải được diễn ra chậm nhất là

6 tháng sau ngày UNCLOS 1982 có hiệu lực, tức là trước ngày 16/5/1995 Tuy nhiên, phải tới ngày 1/8/1996, cuộc bầu cử các Thẩm phán của ITLOS mới được tổ chức Tại Hội nghị lần thứ ba của LHQ về Luật biển (1973-1982), trước việc các quốc gia đang phát triển đòi hỏi phải xây dựng lại một trật tự pháp lý trên biển mới công bằng, Mỹ và một số nước tư bản phát triển chống đối, đòi xét lại Phần XI của dự thảo UNCLOS 1982 về chế độ pháp lý của Vùng - di sản chung của loài người (Vùng là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của biển cả nằm ngoài các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia)

và thể thức điều hành của Cơ quan quyền lực Vùng Thái độ này của Mỹ đã cản trở việc đầu tư kỹ thuật cao vào khai thác Vùng Để UNCLOS 1982 thực

sự có tính phổ thông, tạo điều kiện cho các cường quốc tham gia, phát huy được sức mạnh của các khu vực và các hệ thống pháp lý khác nhau trên thế

Trang 35

28

giới, trên cơ sở có sự nhân nhượng của các nước đang phát triển, theo sáng kiến của Tổng thư ký LHQ, một Thoả thuận mới đã được ký kết vào ngày 29/7/1994 cho phép thay đổi nội dung Phần XI của UNCLOS 1982, đồng thời kéo dài thời gian chuẩn bị thành lập các cơ quan quốc tế do UNCLOS 1982 quy định như ITLOS, Cơ quan quyền lực Vùng Tới nay, các cường quốc lớn như Đức, Úc, Nhật, Anh, Trung Quốc đều đã phê chuẩn UNCLOS 1982 Toà án quốc tế về Luật biển đặt trụ sở chính thức tại HamBurg, Cộng hoà Liên bang Đức

Với sự ra đời của ITLOS thể hiện sự chuyên môn hóa trong công tác tài phán quốc tế ITLOS tồn tại song song và độc lập với Tòa án công lý quốc tế Mặc dù Tòa án Công lý quốc tế có đóng mang tính nền tảng cho luật biển quốc tế nhưng ITLOS với thẩm quyền và cơ chế linh hoạt là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống tài phán quốc tế và là cơ quan tài phán chính trong giải thích và áp dụng UNCLOS

1.3.2 Tòa trọng tài và Tòa trọng tài đặc biệt

 Khái quát về hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Tòa trọng tài là cơ quan tài phán lâu đời và cổ xưa nhất với tính chất là phương thức giải quyết tranh chấp mà theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận trao cho một hoặc một số cá nhân thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau Tòa trọng tài quốc tế là cơ quan tài phán quốc tế được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận thành lập, trên cơ sở điều ước quốc tế (hoặc điều khoản quốc tế) về trọng tài nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên

Như vậy, tòa trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên Cơ sở xác định thẩm quyền của Tòa trọng tài là sự nhất trí của các bên tranh chấp về việc đưa

vụ việc tranh chấp ra giải quyết tại tòa trọng tài Sự nhất trí này phải được thể hiện một cách rõ ràng, minh bạch trong một điều ước quốc tế Ngoài việc thể

Trang 36

29

hiện rõ ràng sự nhất trí của các bên về việc giải quyết tranh chấp thông qua tòa trọng tài, nội dung của Điều ước quốc tế này đồng thời xác định thẩm quyền, trình tự thành lập Tòa trọng tài, đối tượng tranh chấp, thủ tục xét xử, nguồn luật được tòa trọng tài áp dụng, thủ tục xét xử, và nghĩa vụ của các bên phải tuân thủ phán quyết trọng tài

Thủ tục tố tụng tại Tòa trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận quy định Nếu không thỏa thuận được, các bên phải tuân thủ theo thủ tục tố tụng quy định tại UNCLOS 1982, Công ước Lahaye 1899 và 1907 về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế Ngoài ra, thủ tục tố tụng Trọng tài cũng được quy định trong quy chế mẫu về thủ tục Trọng tài do Ủy ban luật quốc tế của LHQ soạn thảo và thông qua tại Đại hội đồng LHQ năm 1958 Tuy nhiên, những quy định này chỉ mang tính khuyến nghị

Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp tại Tòa trọng tài là các nguyên tắc

và quy phạm của luật quốc tế, cụ thể là các điều ước quốc tế các bên ký kết hoặc tham gia (trước hết là các điều ước liên quan trực tiếp đến tranh chấp) và tập quán quốc tế Các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là cơ sở pháp lý để xác định mức độ vi phạm của nghĩa vụ đã cam kết của các bên Trên cơ sở đó, Tòa trọng tài sẽ ra các phán quyết để dàn xếp tranh chấp Nếu Điều ước quốc

tế về trọng tài mà các bên ký kết có quy định về khả năng viện dẫn các nguồn khác như pháp luật quốc gia hay nguyên tắc pháp luật chung thì các nguồn này cũng được áp dụng để giải quyết Ví dụ trong vụ Trail Smelter 1941, Tòa trọng tài được thành lập để giải quyết tranh chấp giữa Canada và Mỹ liên quan đến việc một nhà máy luyện kim của Canada gây ô nhiễm vì chất sulpur diopxide gây thiệt hại cho cây trồng của một số vùng lãnh thổ Mỹ giáp với biên giới Canada Để giải quyết vụ tranh chấp này, các bên đã thỏa thuận không chỉ áp dụng luật quốc tế mà còn áp dụng các quy định của pháp luật

Mỹ

Trang 37

30

Đối với giá trị phán quyết Trọng tài, về cơ bản phán quyết Trọng tài có giá trị chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc thi hành với các bên tranh chấp Phán quyết trọng tài chỉ được xem xét lại trong trường hợp có những điều kiện mới ảnh hưởng cơ bản đến nội dung của phán quyết mà trước đó tòa trọng tài chưa biết đến Tuy nhiên, trong thực tế các phán quyết Tòa trọng tài vẫn có thể bị

vô hiệu và các bên không phải thi hành phán quyết trong các trường hợp: (1) Điều ước quốc tế (hoặc điều khoản) trọng tài mà các bên ký vô hiệu; (2) Tòa trọng tài vượt quá thẩm quyền được các bên thỏa thuận trao;

(3) Có dấu hiệu mua chuộc thành viên của hội đồng trọng tài;

(4) Trong quá trình giải quyết tranh chấp, tòa trọng tài đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về thủ tục tố tụng

Sau khi Tòa trọng tài đã ra phán quyết, nếu các bên có quan điểm khác về hiệu lực cũng như về việc giải thích và thi hành phán quyết trọng tài thì chính Tòa trọng tài đó sẽ xem xét và giải quyết

Tổng Thư k‎‎ý LHQ lập ra một danh sách các trọng tài Mỗi quốc gia thành viên có thể chỉ định bốn trọng tài có kinh nghiệm về những vấn đề biển và nổi tiếng nhất về sự công bằng, năng lực và liêm khiết nhất Các quốc gia thành viên có thể chỉ định và bổ sung số thành viên của quốc gia mình nếu vì một l‎ý

do nào đấy mà chưa đủ bốn thành viên

Trang 38

31

1.3.2.2 Tòa trọng tài đặc biệt

Toà trọng tài đặc biệt được quy định tại Phụ lục VIII của UNCLOS 1982 Toà trọng tài đặc biệt được lập ra với nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp trong từng lĩnh vực riêng biệt liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các điều khoản của UNCLOS 1982 liên quan đến: việc đánh bắt hải sản; việc bảo

vệ và gìn giữ môi trường biển; việc nghiên cứu khoa học biển hoặc hàng hải,

kể cả nạn ô nhiễm do các tàu thuyền hay do nhấn chìm (Điều 1 Phụ lục VIII UNCLOS 1982) Các bên có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết theo thủ tục trọng tài đặc biệt bằng thông báo viết gửi tới bên kia hoặc các bên trong vụ tranh chấp

Trang 39

32

Chương 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC, THẨM QUYỀN, THỦ TỤC TỐ TỤNG

VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ THEO PHỤ LỤC VI, PHỤ LỤC VII VÀ PHỤ LỤC VIII

CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982 2.1 Tòa án quốc tế về luật biển

UNCLOS 1982 có vai trò to lớn trong việc định hướng các ứng xử của các quốc gia trong các vấn đề liên quan đến biển Với 155 quốc gia gia nhập công ước, UNCLOS thực sự trở thành một bộ luật lớn về biển cả Cùng với

đó là sự ra đời của ITLOS, đây chính là cơ quan tài phán chính trong giải thích và áp dụng UNCLOS ITLOS được nhắc đến trong phần XV giải quyết tranh chấp và được quy định cụ thể tại Phụ lục VI Quy chế của ITLOS Quy chế của Tòa án đã quy định rất cụ thể về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, thủ tục

Việc lựa chọn các Thẩm phán được tiến hành theo các nguyên tắc nhất định:

- Thành viên của Tòa án phải có sự hiện diện của các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới và sự phân chia công bằng về mặt địa lý (Khoản 2 Điều

2 Quy chế của Tòa án) Mỗi một nhóm theo địa lý do Đại hội đồng LHQ xác định phải có ít nhất ba thành viên của Tòa án Cụ thể có năm khu vực địa lý: Châu Á, Châu Phi, khu vực Đông Âu, khu vực Mỹ La – Tinh và vùng biển Caribê, khu vực Châu Âu và khu vực khác

Trang 40

33

- Mỗi một quốc gia thành viên có thể chỉ định tối đa là hai người đủ tiêu chuẩn Thành viên của Tòa án sẽ được tuyển lựa trên danh sách đề cử Tuy nhiên, không thể có hơn một công dân của cùng một quốc gia (Khoản 1 Điều

3 Quy chế Tòa án) Tòa án áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu Công dân của một quốc gia được hiểu là người thường thi hành các quyền dân sự và chính trị của quốc gia đó

- Các thành viên của Tòa án được bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín Các thành viên được bầu phải là người có số phiếu cao nhất và phải được hai phần

ba số quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu Đa số quốc gia bỏ phiếu này phải là đa số quốc gia thành viên Khái niệm: “Quốc gia thành viên có mặt và

bỏ phiếu” là các quốc gia thành viên có mặt và tham gia bỏ phiếu thuận hoặc chống Các quốc gia có mặt nhưng bỏ phiếu trắng không được tính Thẩm phán ITLOS sẽ được bỏ phiếu lựa chọn một lần Khác với Thẩm phán của Tòa công lý quốc tế phải được cả Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an bỏ phiếu tín nhiệm [29]

Nhiệm kỳ của các thành viên là chín năm và họ đều có quyền tái cử Để bảo đảm tính không bị gián đoạn trong việc xét xử của Tòa án, khi các thành viên hết nhiệm kỳ được bầu cử ở cuộc bầu cử đầu tiên, bảy người sẽ hết nhiệm kỳ sau ba năm, bảy người sẽ mãn nhiệm kỳ trong sáu năm Các thành viên của Tòa án hết nhiệm kỳ theo các thời hạn trên sẽ được chỉ định rút thăm

do Tổng thư ký LHQ thực hiện ngay sau khi cuộc bầu cử đầu tiên diễn ra (Khoản 2 Điều 5 Quy chế Tòa án) Vì vậy, sau 03 năm thì thành phần của Tòa

án lại được thay đổi một phần ba số thành viên Các thành viên của Tòa án sẽ giữ chức vụ cho đến khi có người thay thế Và họ vẫn sẽ tiếp tục xét xử các

vụ án mà họ đang xét xử trước đó

Trường hợp có ghế trống do từ chức (Khoản 4 Điều 5 Quy chế Tòa án),

do từ trần hay do không đáp ứng được điều kiện cần thiết (Điều 9 Quy chế

Ngày đăng: 02/10/2017, 16:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tuấn Anh (2008), “Tình hình tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông”, báo Thông tin công tác mặt trận số 66 tháng 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông”
Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh
Năm: 2008
3. An Bình (2014), Philippines "tố" Trung Quốc muốn chiếm Biển Đông bằng luật đánh cá, ngày 19/01/2014, theo http://dantri.com.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: tố
Tác giả: An Bình
Năm: 2014
6. Nguyễn Bá Diến và Nguyễn Hùng Cường (2012), Thềm lục địa trong pháp luật quốc tế, tr 385, 386, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thềm lục địa trong pháp luật quốc tế
Tác giả: Nguyễn Bá Diến và Nguyễn Hùng Cường
Nhà XB: Nxb Thông tin và Truyền thông
Năm: 2012
7. Nguyễn Bá Diến (2011), “Địa vị pháp lý của đảo trong phân định các vùng biển”, Hội thảo quốc gia về Biển Đông lần thứ hai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa vị pháp lý của đảo trong phân định các vùng biển”, "Hội thảo quốc gia về Biển Đông lần thứ hai
Tác giả: Nguyễn Bá Diến
Năm: 2011
8. Ông và bà Trần Đăng Đại (2011), “Một số văn kiện xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời pháp thuộc đến trước 30/4/1975”, Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, tr 97 – 115 Nxb Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số văn kiện xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời pháp thuộc đến trước 30/4/1975”, "Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Tác giả: Ông và bà Trần Đăng Đại
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2011
9. Nguyễn Đình Đầu (2011),“Chủ quyền biển đảo Việt Nam qua các bản đồ cổ”, Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, tr 60 – 69, Nxb Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ quyền biển đảo Việt Nam qua các bản đồ cổ”, "Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Đầu
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2011
10. Phạm Văn Đồng (1958), Thư gửi đồng chí Chu Ân Lai – Tổng lý Quân vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư gửi đồng chí Chu Ân Lai – Tổng lý Quân vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Năm: 1958
2. Bộ Thông tin và truyền thông (2013), Mượn cớ đánh cá, Trung Quốc lập mưu gặm cho bằng hết Biển Đông, ngày 7/7/2013 theo http://infonet.vn/ Link
4. Đào Văn Bình (2014), Nhận ký Biển Đông – căng thẳng leo thang và lan sang Úc Châu, ngày 03/4/2014, theo http://boxitvn.blogspot.com/ Link
5. Lê Dân (2013), Biển Đông và thực trạng tranh chấp ở Biển Đông, ngày 21/04/2013, theo http://suthatvietnamblog.blogspot.com/ Link
13. Nguyễn Ngọc Lan và Trần Hoàng Yến (dịch) (2013), Thông báo và tuyên bố khởi kiện Trung Quốc của Philipines, theo http://nghiencuubiendong.vn/ Link
14. Mai Linh (2012), Diễn biến xấu ở Biển Đông, ngày 04/8/2012, theo http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/ Link
17. Trọng Nghĩa (2011), Trung Quốc lại sách nhiễu tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, ngày 02/6/2011, theo http://boxitvn.blogspot.com/ Link
21. Quỹ nghiên cứu biển đông (2010), Biển Đông – nguồn sống vô tận, ngày 28/10/2010 theo http://www.biendong.net/ Link
23. Vũ Quý (2012), Trung Quốc cố tình hợp lý hóa thành phố Tam Sa, ngày 24/7/2012, theo http://dantri.com.vn/ Link
30. Greg Torode (2014), Việt Nam có đưa Trung Quốc ra Tòa, ngày 13/02/2014, theo http://www.bbc.co.uk/ Link
33. CTV Trường Sa (2014), Không khởi kiện Trung Quốc, chúng ta mắc tội lớn với dân tộc, ngày 03/03/2014, theo http://nguyentandung.org/ Link
35. Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao (2013), Vị trí, tầm quan trọng của Biển Đông với nước trong và ngoài khu vực, ngày 20/9/2013 theo http://www.nhontrach-dongnai.gov.vn/ Link
36. Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao (2010), Biển Đông nguồn sống vô tận, ngày 28/10/2010 theo http://www.biendong.net/ Link
37. Ủy ban Biên giới quốc gia (2011), Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theohttp://www.hoangsa.danang.gov.vn/ Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w