1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Câu hỏi thi hết môn ngoại bệnh lý có đáp án

147 581 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

- Tổn thương thông thường là những u sùi, tiến triển chậm, hay gặp ở người già - Triệu chứng ban đầu là ăn ít, đầy bụng, nôn ra thức ăn ứ đọng - Các dấu hiệu toàn thân dần dần thể hiện r

Trang 1

CÂU HỎI THI HẾT MÔN NGOẠI BỆNH LÝ

Câu 2: Phân loại các loại áp xe trong ổ bụng, cách điều trị của mỗi loại?

Câu 3: Diễn biến của viêm ruột thừa cấp không được điều trị ngoại khoa kịp thời?

Câu 4: Chảy máu do loét dạ dày – tá tràng: lâm sàng, điều trị?

Câu 5: Tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây chảy máu tiêu hóa cao: lâm sàng, cận lâm sàng?

Câu 6: Chảy máu đường mật: lâm sàng, cận lâm sàng?

Câu 7: Trình bày điều trị chảy máu do tăng áp lực tĩnh mạch cửa?

Câu 8: Kể 3 nguyên nhân chủ yếu hay gặp của chảy máu tiêu hóa cao? Phân biệt về lâm sàng của các nguyên nhân đó?

Câu 9: Trình bày tổn thương giải phẫu bệnh lý của ung thư dạ dày?

Câu 10: Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư dạ dày?

Câu 11: Ung thư dạ dày: tiến triển, biến chứng, điều trị?

Câu 12: Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng vỡ gan trong chấn thương bụng kín?

Câu 13: Vỡ lách một thì trong chấn thương bụng: lâm sàng, cận lâm sàng, xử trí?

Câu 14: Viêm tụy cấp: triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng?

Câu 15: Trình bày phân loại tiên lượng viêm tụy cấp thể nặng theo Ranson và Glassgow? Câu 16: Trình bày dịch tễ học và giải phẫu bệnh lý của ung thư đại tràng?

Câu 17: Triệu chứng lâm sàng, các thăm dò cận lâm sàng của ung thư đại tràng?

Câu 18: Trình bày điều trị ung thư đại tràng?

Câu 19: Các thăm dò cận lâm sàng của sỏi ống mật chủ?

Câu 20: Các biến chứng của sỏi ống mật chủ (mỗi biến chứng nêu đặc điểm chính về lâm sàng)?

Câu 21: Chẩn đoán xác định tắc ruột cơ học? Điều trị?

Trang 2

Câu 22: Tắc ruột sơ sinh: chẩn đoán, điều trị?

Câu 23: Triệu chứng lâm sàng của lồng ruột cấp ở trẻ còn bú đến sớm? Mô tả cách tháo lồng ruột bằng hơi?

Câu 24: Phân loại các kiểu thế theo giải phẫu lâm sàng của dị tật hậu môn trực tràng?

Câu 25: Bệnh cảnh lâm sàng và chẩn đoán các loại dị tật hậu môn trực tràng?

Câu 26: Phân loại nguyên nhân bệnh sinh, tổn thương giải phẫu bệnh của dãn đại tràng bẩm sinh?

Câu 27: Chẩn đoán xác định? Kể tên phương pháp điều trị ngoại khoa dãn đại tràng bẩm sinh? Câu 28: Trình bày chẩn đoán và điều trị gãy xương chậu?

Câu 29: Vết thương khớp: lâm sàng, điều trị?

Câu 30: Vết thương bàn tay: mô tả cách khám lâm sàng phát hiện các tổn thương và sơ cứu vết thương?

Câu 31: Trình bày cách xử trí thương tích cụt ngón tay? Vết thương đứt gân gấp và gân duỗi

Câu 34: Trình bày cách sơ cứu và điều trị thực thụ gãy kín thân xương dài?

Câu 35: Trật khớp vai kiểu vào trong, ra trước, xuống dưới mỏm quạ: triệu chứng lâm sàng và

X quang? Cách kéo nắn trật khớp vai kiểu gót chân?

Câu 36: Trật khớp hang kiểu chậu: lâm sàng và X quang? Mô tả cách kéo nắn trật khớp hang kiểu chậu theo phương pháp Boehler?

Câu 37: Chẩn đoán sốc chấn thương?

Câu 38: Điều trị sốc chấn thương?

Câu 39: Trình bày lâm sàng của gãy cột sống có liệt tủy và không liệt tủy?

Câu 40: Sơ cấp cứu? Điều trị gãy cột sống?

Câu 41: Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của ứ nước thận do biến hcuwngs của sỏi niệu quản?

Trang 3

Câu 42: Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của ứ mủ thận do biến chứng của sỏi niệu quản? Câu 43: Trình bày lâm sàng, cận lâm sàng của chấn thương bàng quang do vỡ xương chậu? Câu 44: Ung thư bàng quang: lâm sàng, cận lâm sàng?

Câu 45: Ung thư thận: Lâm sàng, cận lâm sàng?

Câu 46: Triệu chứng lâm sàng của u phì đại lành tính theo mức độ giai đoạn? Mức độ nặng nhẹ theo thang điểm IPSS và chất lượng cuộc sống QoL? Xử trí bí đái cấp cơ sở?

Câu 47: Lâm sàng và điều trị hội chứng chèn ép khoang do gãy kín 2 xương chẳng chân? Câu 48: Trình bày cách khám tri giác trong chấn thương theo thang điểm Glasgow? Phân biệt trên hình ảnh CT của tụ máu ngoài màng cứng, dưới màng cứng, trong nhu mô não?

Câu 49: Vết thương ngực hở: lâm sàng, sơ cấp cứu, điều trị?

Câu 50: Phân loại về độ sâu? Cách tính diện tích bỏng theo trị số 9? Sơ cứu bỏng?

Trang 4

Câu 11: Ung thư dạ dày: tiến triển, biến chứng, điều trị?

I Đại cương:

II Tiến triển

- K dạ dày nếu không phát hiện được ở giai đoạn đầu, không được điều trị sẽ tiến triển nhanh chóng, dẫn đến tình trạng BN gầy sút, suy kiệt, di căn xa và tửu vong trong thời gian ngắn khoảng 5-6 tháng

- Một số trường hợp được chẩn đoán là hội chứng loét DD-TT, điều trị các loại thuốc

dạ dày, có thể đỡ đau 1 thời gian, không theo dõi kỹ đến khi các dấu hiệu điển hình xuất hiện thì đã chuyển sang giai đoạn cuối

- Nếu khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu mà hướng tới chẩn đoán là K Đ, được nội soi xác định tổn thương là EGC, điều trị phẫu thuật có thể sống nhiều năm

- Có 1 số trường hợp K diễn biến âm thầm, chỉ xác định khi có các biến chứng như: thủng, chảy máu, hẹp môn vị Điều trị lúc này có thể chỉ là phẫu thuật tạm thời hay phẫu thuật không triệt để

- Một K DD nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, phù và

tử vong sau 5-6 tháng

III Biến chứng

1 Hẹp môn vị

- Các khối u ở vùng hang môn vị thường dẫn đến tình trạng hẹp môn vị

- Tổn thương thông thường là những u sùi, tiến triển chậm, hay gặp ở người già

- Triệu chứng ban đầu là ăn ít, đầy bụng, nôn ra thức ăn ứ đọng

- Các dấu hiệu toàn thân dần dần thể hiện rõ

- Bụng lõm lòng thuyền, lắc óc ách lúc đói, u trung ương, cứng và còn di động

- Trong những trường hợp đó chụp X quang hoàn toàn có thể xác định được Cần làm thêm siêu âm, CT Scanner để tìm di căn

2 Chảy máu

- Thường chảy máu mức độ vừa biểu hiện là đi ngoài phân đen

- Trong trường hợp cấp tính, có thể nôn máu dữ dội, tổn thương thường là những ổ loét ăn thủng vào các mạch máu lớn của DD

- Ngoài các dấu hiệu LS điển hình của K DD, cần tiến hành nội soi cấp cứu để xác định chắc chắn hơn và có thể đồng thời cầm máu qua nội soi

3 Thủng

- Thường gặp các trường hợp K thể loét nằm ở bờ cong nhỏ hay mặt trước DD

- Các triệu chứng thường âm thầm, đột nhiên đau bụng dữ dội

- Chẩn đoán LS thường là thủng ổ loét DD-TT

- Phẫu thuật cấp cứu xác định là thủng ổ loét K:

+ Nếu có thể trong trường hợp đó cần phải tiến hành nạo vét hạch triệt để

Trang 5

+ Nếu tình trạng không cho phép có thể chỉ làm được những thủ thuật có tính chất tạm thời như:

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu cho K DD Chỉ định Phẫu thuật cho K

DD dựa vào chẩn đoán, thông thường có các tình trạng:

- K giai đoạn đầu:

+ Thực tế hiện này chẩn đoán ở giai đoạn này chưa có nhiều vì thường do BN đến muộn hoặc do phát hiện còn chậm

+ Nhưng nếu xác định được là EGC qua nội soi và giải phẫu bệnh thì việc chỉ định phẫu thuật cần phải đặt ra

- K giai đoạn tiến triển:

+ Trên BN có đủ khả năng điều trị phẫu thuật

+ Điển hình với các dấu hiệu LS, nội soi: còn có thể PT được, hoặc điều trị tạm thời, hoặc điều trị triệt để

- K giai đoạn cuối: các triệu chứng đã quá rõ nhưng không thể tiến hành phẫu thuật

được

- K DD đến trong tình trạng có biến chứng cấp tính: thủng, chảy máu, hẹp môn vị

Chỉ định phẫu thuật được đặt ra nhưng PT triệt để hay tạm thời phụ thuộc vào thương tổn

- Một số trường hợp di căn vào gan, buồng trứng, ĐT nhưng tình trạng toàn thân vẫn còn khá, có thể chỉ định PT, tùy theo từng thương tổn mà PT triệt để hay tạm thời

1.2 Phương pháp phẫu thuật

Gồm: PT điều trị triệt để và PT tạm thời

a Phẫu thuật điều trị triệt để

- Nguyên tắc:

+ Cắt rộng rãi khối u:

• Khối u ở vị trí nào đều phải tuân theo nguyên tắc là:

lấy hết tổ chức khối u vượt quá tổ chức lành ở phía trên tổn thương ít nhất 5cm

ở dưới có thể lấy hết môn vị

Trang 6

• Khi cắt DD, có thể xác định TB K ở diện cắt bằng xét nghiệm GPB nhanh Nếu nghi ngờ còn TB K, có thể cắt lên trên thêm

• Có thể cắt rộng rãi khối u sang tổ chức khác như: đuôi tụy, đại tràng, gan, túi mật…

+ Lấy toàn bộ tổ chức hạch của DD (nạo vét hạch):

• Trong K DD là 1 thủ thuật phải thực hiện đầy đủ, nhất là trong những trường hợp điều trị triệt để

• Các phẫu thuật nào vét hạch R2 hoặc R3 thường được thực hiện hơn vì phần lớn các trường hợp K đều đến muộn, các nhóm hạch thường đã bị thâm nhiễm

- Các kỹ thuật cắt DD:

+ Cắt đoạn DD:

• Chỉ định: Tổn thương nông, chưa lan rộng lên trên

Các tổn thương nằm ở môn vị, hang vị

• Sau PT, lập lại lưu thông đường tiêu hóa theo các phương pháp: Billroth 1 nếu tổn thương là EGC hoặc Billroth 2

• 1 số trường phái hiện nay cho rằng tất cả các K DD đều phải cắt toàn bộ DD dù

ở bất cứ vị trí nào (cắt toàn bộ theo nguyên tắc) Tuy nhiên phần lớn các cơ sở phẫu thuật hiện nay đều cắt toàn bộ DD khi tổn thương bắt buộc thực hiện

Vấn đề quan trọng nhất trong phẫu thuật là lập lại lưu thông đường tiêu hóa để đảm bảo nuôi dưỡng BN

b Phẫu thuật tạm thời

- Trong những trường hợp K giai đoạn muộn, có các biến chứng như hẹp môn vị, chảy máu, tắc ruột…mà khả năng phẫu thuật triệt để không thể thực hiện được thì có thể tiến hành các loại PT như sau:

+ Cắt dạ dày kèm theo nạo vét hạch không triệt để hoặc không nạo vét hạch

+ Nối vị tràng, mở thông dạ dày, mở thông hỗng tràng, thắt các động mạch

- Những phẫu thuật trên chỉ nhằm giải quyết những biến chứng mà không có khả năng kéo dài sự sống cho BN

2 Các phương pháp khác

2.1 Hóa chất

- Có thể tác dụng tạm thời như giảm đau, chậm tiến triển

- Điều trị kết hợp với phẫu thuật

- Có tác dụng khi sử dụng nhiều loại hóa chất hơn là 1 loại hóa chất

Trang 7

- Có 2 công thức thường dùng:

+ FAMTX (5 Flouro – uracile, Adriamycin, methotrexate)

+ EAP (Etopside, Adriamycin, Cisplatine)

Nghiên cứu gần đây cho thấy kết hợp 5 FU + Acide Flolimiques + Cisplatin có thể tốt

hơn

2.2 Quang tuyến

- Thường dùng 25Grays nhưng tác dụng hạn chế

- Có thể kết hợp giữa phẫu thuật cắt đoạn dạ dày + nạo vét hạch + Quang tuyến + hóa chất

2.3 Hormon

Thường dùng kháng nguyên đơn, tuy nhiên đang còn nghiên cứu

 Kết luận: K DD vẫn còn là 1 bệnh lý thường gặp Tuy là 1 bệnh ác tính, tiến triển nhanh, nếu để muộn thì khả năng điều trị ít kết quả, nhưng với phương tiện hiện nay có thể phát hiện sớm ở giai đoạn K mới chỉ ở dưới niêm mạc và niêm mạc hoặc thời kỳ đầu của giai đoạn tiến triển

Trang 8

Câu 12: Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng vỡ gan trong chấn thương bụng kín?

- CTBK gây tổn thương các tạng trong ổ bụng, tùy tạng tổn thương mà lâm sàng khác nhau

+ Vỡ tạng đặc: gan, lách, tụy…=> HC chảy máu trong ổ bụng

+ Vỡ tạng rỗng: hội chứng viêm phúc mạc

+ Tổn thương phối hợp cả tạng đặc và tạng rỗng

- Vỡ gan:

+ Vỡ gan là 1 tổn thương vỡ tạng đặc trong CTBK Đây là 1 chấn thương nặng do gan

có kích thước lớn và nhiều mạch máu

+ Biểu hiện lâm sàng vỡ gan là HC chảy máu trong ổ bụng

o Vỡ gan thì 1: chảy máu ngập ổ bụng, có thể dữ dội hoặc từ từ tùy mức độ vỡ

o Vỡ gan thì 2: nếu dập vỡ nhu mô nhưng bao glisson không rách sẽ gây tụ máu dưới bao, khối máu tụ có thể vỡ vào ổ bụng gây chảy máu thì 2

- Sốc: da xanh niêm mạc nhợt, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt kẹt hoặc không đo

được, vã mồ hôi, chi lạnh, tinh thần bệnh nhân vật vã  lịm đi Tình trạng sốc tùy thuộc lượng máu mất vào ổ bụng

Toàn thân sốc: da xanh, nm

nhợt, vã mồ hôi, vật vã

dấu hiệu ban đầu của sốc

toàn thân chưa thay đổi

Trang 9

• Mức độ tùy lượng máu chảy và thời gian tiến triển

+ Có thể thấy khối máu tụ hoặc tạng to lên do tụ máu dưới bao

- Sờ nắn bụng thấy đau:

+ Co cứng thành bụng: dấu hiệu rõ nhất trong chảy máu trong ổ bụng Biểu hiện điển

hình khi có máu chảy ồ ạt vào khoang ổ bụng

+ Phản ứng thành bụng ở vùng hạ sườn Phải: khi có tổn thương đụng dập, rách, vỡ

gan gây chảy máu ít hoặc tụ máu dưới bao gan

+ Cảm Ứng Phúc Mạc (+)

- Gõ đục vùng thấp: nếu máu chảy ít trong bụng thì gõ với tư thế bệnh nhân thay đổi

- Nghe: nhu động ruột mất do liệt ruột cơ năng, xảy ra ở giai đoạn muộn

- Thăm Trực Tràng - Âm đạo: túi cùng Douglas phồng đau

III Cận lâm sàng

1 Xét nghiệm máu

- HC, Hb, Hct, thời gian máu chảy máu đông đều thấp: thể hiện tình trạng mất máu

- Chức năng gan: Bilirubin, AST, ALT tăng

2 X quang

- Chụp bụng không chuẩn bị và chụp phổi cần được tiến hành ngay khi huyết động ổn định

- Chụp bụng không chuẩn bị: có thể thấy tổn thương:

+ Có dấu hiệu chảy máu trong ổ bụng: ổ bụng mờ, các đường mờ giữa các quai ruột + Dấu hiệu Lawren (+)

+ Các quai ruột giãn hơi

+ Đồng thời cho phép phát hiện các tổn thương cơ quan khác: vỡ cơ hoành, thoát vị thành bụng…

- Chụp phổi xác định tràn dịch, tràn máu, tràn khí màng phổi kèm theo, nhất là trong những trường hợp chấn thương bụng nặng

Trang 10

- Đánh giá được chính xác tổn thương nhu mô, các đường võ, khối tụ máu, hình ảnh chèn

ép và các tổn thương đường mật, mạch máu  cơ sở cho điều trị bảo tồn và đánh giá sự tiến triển của tổn thương

5 Chọc dò ổ bụng

- Là phương pháp xác định nhanh chảy máu trong ổ bụng

- Dùng kim chọc vào 4 khoang ổ bụng: dưới sườn (P) và (T), 2 hố chậu hoặc mạn sườn khi

BN nằm nghiêng Hút ra máu không đông

- Độ âm tính giả cao Độ chính xác phụ thuộc vào lượng máu trong ổ bụng khi có 500ml

 không phát hiện sớm được tổn thương

- Khi âm tính cũng không loại trừ tổn thương tạng

6 Chọc rửa ổ bụng

- Chọc qua thành bụng, luồn 1 Catheter vào phía túi cùng Douglas:

+ Nếu hút được máu qua Catheter  vỡ tạng

+ Không hút được  truyền qua Catheter vào ổ bụng 1000ml dd NaCl 0,9%, quan sát dịch chảy ra

+ Siêu âm nghi ngờ có tổn thương tạng

+ Có máu trong ổ bụng nhưng huyết động không ổn định

8 Chụp ĐM tạng

- Chỉ chỉ định cho trường hợp chấn thương tạng có tổn thương khu trú, huyết động ổn định

Trang 11

- Chấn thương gan: đánh giá mức độ tổn thương trước mổ, đặc biệt trong dò động – tĩnh mạch cửa, chảy máu đường mật

9 Mổ thăm dò

Với các chấn thương bụng đến trong tình trạng sốc nặng, các trường hợp không thể tiến hành các thăm dò chẩn đoán được, cần chuyển ngay vào phòng mổ, vừa hồi sức, vừa mổ thăm dò để xác định và xử lý tổn thương

Trang 12

Câu 13: Vỡ lách một thì trong chấn thương bụng: lâm sàng, cận lâm sàng, xử trí?

I Đại cương

- Chấn thương bụng kín là 1 cấp cứu ngoại khoa thường gặp

- Chấn thương bụng kín là những chấn thương gây tổn thương từ thành bụng đến các tạng trong ổ bụng nhưng ko có thủng phúc mạc, ổ phúc mạc ko thông với bên ngoài

- CTBK gây tổn thương các tạng trong ổ bụng, tùy tạng tổn thương mà lâm sàng khác nhau

+ Vỡ tạng đặc: gan, lách, tụy…: HC chảy máu trong ổ bụng

+ Vỡ tạng rỗng: hội chứng viêm phúc mạc

+ Tổn thương phối hợp cả tạng đặc và tạng rỗng

- Vỡ lách:

+ Vỡ lách thì 1: chảy máu ngập ổ bụng, có thể dữ dội hay từ từ tùy mức độ vỡ

+ Vỡ lách thì 2: Nếu dập vỡ nhu mô nhưng bao lách ko rách sẽ gây tụ máu dưới

bao và khối máu tụ có thể vỡ vào ổ bụng gây chảy máu thì 2

+ Đau trội lên khi thở mạnh, thay đổi tư thế hay khi sờ nắn bụng

+ Đau hố chậu trái do máu theo rãnh đại tràng chảy xuống hố chậu

+ Sốc: da xanh niêm mạc nhợt, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt kẹt hoặc không

đo được, vã mồ hôi, chi lạnh, tinh thần bệnh nhân vật vã  lịm đi Tình trạng sốc tùy thuộc lượng máu mất vào ổ bụng

Toàn thân sốc: da xanh, nm

nhợt, vã mồ hôi, vật vã

dấu hiệu ban đầu của sốc

toàn thân chưa thay đổi

Mạch > 120 l/phút 100-120 90-100

Trang 13

HA max < 90 mmHg 90-100 > 100

Nếu trường hợp sốc mất máu nặng, cần phải nhanh chóng hồi sức tại phòng khám hoặc đưa thẳng vào phòng mổ

- Nếu đến sớm trong tình trạng huyết động chưa thay đổi, chỉ có biểu hiện da xanh, vã

mồ hôi Trường hợp này cần theo dõi sát M, HA, tình trạng sốc có thể xuất hiện vài giờ sau

+ Co cứng thành bụng: dấu hiệu rõ nhất trong chảy máu trong ổ bụng Biểu hiện điển

hình khi có máu chảy ồ ạt vào khoang ổ bụng

+ Phản ứng thành bụng ở vùng hạ sườn Trái: khi có tổn thương đụng dập, rách, vỡ

gan gây chảy máu ít hoặc tụ máu dưới bao

+ Cảm Ứng Phúc Mạc (+)

- Gõ đục vùng thấp: nếu máu chảy ít trong bụng thì gõ với tư thế bệnh nhân thay đổi

- Nghe: nhu động ruột mất do liệt ruột cơ năng, xảy ra ở giai đoạn muộn

- Thăm Trực Tràng - Âm đạo: túi cùng Douglas phồng đau

III Cận lâm sàng

1 Xét nghiệm máu

- HC, Hb, Hct, thời gian máu chảy máu đông đều thấp: thể hiện tình trạng mất máu

- Chức năng gan: Bilirubin, AST, ALT tăng

2 X quang

- Chụp bụng không chuẩn bị và chụp phổi cần được tiến hành ngay khi huyết động ổn định

- Chụp bụng không chuẩn bị: có thể thấy tổn thương:

+ Có dấu hiệu chảy máu trong ổ bụng: ổ bụng mờ, các đường mờ giữa các quai ruột + Dấu hiệu Lawren (+)

+ Các quai ruột giãn hơi

+ Đồng thời cho phép phát hiện các tổn thương cơ quan khác: vỡ cơ hoành, thoát vị thành bụng…

- Chụp phổi xác định tràn dịch, tràn máu, tràn khí màng phổi kèm theo, nhất là trong những trường hợp chấn thương bụng nặng

3 Siêu âm

Trang 14

- SA xác định có máu hoặc dịch trong ổ bụng, vị trí và mức độ tổn thương, các đường vỡ tạng đặc (giá trị chẩn đoán 80 – 95%)

- SA khó xác định tổn thương khi có tràn khí dưới da, chướng bụng

- Đánh giá được chính xác tổn thương nhu mô, các đường võ, khối tụ máu, hình ảnh chèn

ép và các tổn thương đường mật, mạch máu  cơ sở cho điều trị bảo tồn và đánh giá sự tiến triển của tổn thương

5 Chọc dò ổ bụng

- Là phương pháp xác định nhanh chảy máu trong ổ bụng

- Dùng kim chọc vào 4 khoang ổ bụng: dưới sườn (P) và (T), 2 hố chậu hoặc mạn sườn khi

BN nằm nghiêng Hút ra máu không đông

- Độ âm tính giả cao Độ chính xác phụ thuộc vào lượng máu trong ổ bụng khi có 500ml

 không phát hiện sớm được tổn thương

- Khi âm tính cũng không loại trừ tổn thương tạng

6 Chọc rửa ổ bụng

- Chọc qua thành bụng, luồn 1 Catheter vào phía túi cùng Douglas:

+ Nếu hút được máu qua Catheter  vỡ tạng

+ Không hút được  truyền qua Catheter vào ổ bụng 1000ml dd NaCl 0,9%, quan sát dịch chảy ra

+ Siêu âm nghi ngờ có tổn thương tạng

+ Có máu trong ổ bụng nhưng huyết động không ổn định

8 Chụp ĐM tạng

Chỉ chỉ định cho trường hợp chấn thương tạng có tổn thương khu trú, huyết động ổn định

Trang 15

9 Mổ thăm dò

Với các chấn thương bụng đến trong tình trạng sốc nặng, các trường hợp không thể tiến hành các thăm dò chẩn đoán được, cần chuyển ngay vào phòng mổ, vừa hồi sức, vừa mổ thăm dò để xác định và xử lý tổn thương

Trang 16

Câu 14: Viêm tụy cấp: triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng?

I Đại cương

- Viêm tụy cấp là một bệnh lý cấp tính trong ổ bụng thường gặp

- Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao Do đó đòi hỏi người thầy thuốc luôn phải thận trọng trong suốt quá trình chẩn đoán, theo dõi và điều trị

- Nhiều nguyên nhân có thể đưa đến VTC, đặc biệt là do sỏi mật, giun chui ống mật hoặc giun chui ống mật kết hợp sỏi mật Ngoài ra, còn có các nguyên nhân như rượu, tăng cao Triglycerid…

- Được chia thành 2 thể theo GPB: thể phù và thể VTC hoại tử

II Triệu chứng lâm sàng

1 Cơ năng

a Đau bụng

- Đau bụng thường là triệu chứng khởi phát

- Thường đau ở vùng trên rốn, có khi lan rộng ra 2 bên vùng dưới sườn phải và dưới sườn trái, xuyên ra sau lưng

- Thường đau đột ngột, ngày càng tăng dần

- Đau nhiều, khó chịu nên BN cử động luôn để tìm tư thế đỡ đau

- Viêm tụy cấp thể phù do giun chui ống mật:

+ Đau cơn dữ dội vùng trên rốn + Trong cơn đau, BN thường có những tư thế chống đau:

• Nằm phủ phục chổng mông

• Nằm gác chân lên tường, đầu dốc xuống thấp + Lúc cơn đau thì lăn dữ dội, ngoài cơn BN có thể nằm yên để rồi lại tiếp đến các cơn đau dữ dội khác

- VTC do sỏi mật:

+ Đau vùng trên rốn + đau vùng dưới sườn phải, xiên ra sau lưng, lên vai phải + Thường cũng đau cơn nhưng không có tư thế chống đau như trong giun chui ống mật

+ Ngoài ra BN có sốt và có những cơn rét run

- VTC do rượu: thường khởi phát sau khi uống rượu, bia

- VTC cũng có thể xảy ra sau 1 bữa ăn ngon, thịnh soạn

b Nôn, bí trung đại tiện

- Buồn nôn, nôn (50-80%): lúc đầu nôn ra thức ăn, sau nôn ra dịch dạ dày, có khi lẫn

cả mật vàng đắng

- BN không đánh hơi, không đi ngoài, bụng chướng và đầy tức khó chịu

- Trường hợp VTC thể phù hoặc thể nhẹ, sau 1 vài ngày bí trung đại tiện, BN bắt đầu thấy sôi bụng, đánh hơi được, bụng bớt chướng dần và bệnh bắt đầu lui

Trang 17

c Sốt

- Thường không sốt ngoại trừ VTC do sỏi mật

- Một số trường hợp có thể sốt nhưng không sốt cao và sốt không có nghĩa là do nhiễm trùng (những ngày đầu)

- Nếu sau 1-2 tuần, BN sốt cao kéo dài hoặc dao động  nghĩ đến nhiễm trùng những

ổ hoại tử ở tụy hoặc quanh tụy

2 Toàn thân

- Đa số BN VTC thể nhẹ: BN tỉnh, mệt, HA ổn định, không khó thở

- VTC thể hoại tử: BN có thể có biểu hiện choáng (sốc):

+ BN hốt hoảng, kích động hoặc ngược lại là lờ đờ, mệt mỏi

+ Người lạnh giá, vã mồ hôi lạnh, nhợt nhạt

+ Hỏi trả lời chậm

+ Thở nhanh nông

+ Mạch nhanh

+ HA động mạch thấp, khoảng cách giữa HA tối đa và HA tối thiểu hẹp lại

+ Có những mảng bầm tím ở tay chân, thân thể

+ Có những biểu hiện của trụy tim mạch thực sự và tình trạng toàn thân rất nặng

3 Thực thể

a Bụng trướng

- Bụng trướng đều, có khi trướng vùng trên rốn nhiều hơn

- Có khi thấy ĐT ngang giãn to

- Không có dấu hiệu quai ruột nổi, rắn bò như trong tắc ruột cơ học

- Gõ trong Trường hợp có dịch tiết trong ổ bụng, có thể gõ đục vùng thấp: 2 mạng sườn và 2 hố chậu

- Nghe không thấy tiếng nhu động của ruột

b Đau vùng trên rốn kèm phản ứng thành bụng

- BN thường béo, thành bụng dày nên nắn bụng khó

- Đau vùng trên rốn kèm PUTB: PUTB có khi mạnh như co cứng thành bụng (có thể nhầm với thủng ổ loét DD-TT)

- Có thể nắn thấy 1 khối ở vùng trên rốn, có khi lan sang 2 vùng dưới sườn, đau, không

di động

c Điểm sườn lưng đau

- Phần lớn BN VTC có đau ở điểm sườn – thắt lưng

- BN có thể đau điểm sườn – thắt lưng (P) hoặc (T) hoặc cả 2 bên

d Triệu chứng khác

- Một số trường hợp có Tràn dịch màng phổi: có HC 3 giảm ở vùng thấp của phổi

- Dấu hiệu Cullen: mảng bầm tím quanh rốn

- Dấu hiệu Grey – Turner: Mảng bầm tím ơ mạng sườn

 Là dấu hiệu nặng, hiếm gặp Nếu có là biểu hiện của chảy máu vùng tụy, quanh tụy

- Vàng da: ít gặp

Trang 18

+ Amylase máu <220U/l

+ Amylase niệu <1000U/l

- Khi bị VTC, Amylase được giải phóng nhanh, tăng cao trong máu, bài tiết theo nước tiểu Sau đó giảm dần và trở về bình thường:

+ Amylase máu tăng 2,5 lần trong 6h đầu

+ Đạt Max từ 24 – 48h

+ Kéo dài 4 – 7 ngày

+ Về bình thường sau 6 – 10 ngày

- Tuy nhiên Amylase máu tăng không chỉ đặc hiệu trong VTC Một số bệnh lý có thể gây Amylase máu tăng như:

+ Thủng ổ loét DD – TT + Chửa ngoài TC vỡ + Nhồi máu mạc treo ruột + Vỡ phình ĐMC

+ Suy thận + Tắc ruột + Viêm tuyến mang tai

- Amylase máu không tăng cũng không phải là yếu tố loại trừ VTC VD: Viêm tụy

đã muộn (đã quá thời kỳ tăng Amylase) hoặc VTC thể hoại tử trong đó hầu như toàn bộ tụy đã bị hoại tử

- Amylase niệu: tăng sau 24h, tồn tại lâu hơn

- Amylase trong dịch màng phổi, màng bụng không đặc trưng

b Lipase

- Bình thường, có rất ít trong máu Trong VTC, Lipase máu tăng

- Sự tăng Lipase máu kéo dài hơn sự tăng Amylase máu  có giá trị chẩn đoán và theo dõi VTC hơn là tăng Amylase máu

- Lipase máu tăng không đặc hiệu trong VTC mà còn ở 1 số bệnh lý khác:

+ Thủng ổ loét DD – TT + Nhồi máu mạc treo ruột + Tắc ruột

+ Suy thận

c Các xét nghiệm khác

- Ure máu tăng do mất nước (tăng ure máu trước thận)

- Calci máu giảm, Magie máu giảm: có thể do tác dụng với acid béo tạo thành xà phòng (các vết nến)

Trang 19

- Glucose máu tăng, do:

+ Giảm tiết Insulin + Tăng tiết Catecholamin và Glucagon Tăng Glucose máu, giảm Calci máu có thể chỉ thoảng qua rồi trở lại bình thường Nhưng nếu tăng kéo dài, tăng hoặc giảm nhiều thì thường gặp trong VTC thể nặng

và có ý nghĩa tiên lượng

- Có thể thấy tăng:

+ Bilirubin + Phosphatase + Triglycerid

- Có thể giảm Albumin

2 Huyết học

- Số lượng BC tăng, tăng BC Đa nhân trung tính

- Hct tăng do tình trạng cô đặc máu

3 X quang

a Chụp bụng không chuẩn bị

- Có thể thấy các dấu hiệu không đặc hiệu như:

+ Dãn giới hạn một quai ruột ở vùng lân cận với tụy tạng, có thể là 1 đoạn

ĐT ngang hoặc 1 đoạn ruột non (thường gọi là quai ruột cảnh vệ) + Hình các quai ruột chướng hơi (liệt ruột cơ năng)

+ Hình vôi hóa của tụy (viêm tụy mạn)

- Ngoài ra, còn cho phép phát hiện bệnh lý của những bệnh khác trong ổ bụng để loại trừ VTC:

+ Mức nước hơi ở ruột do tắc ruột cơ học + Hình ảnh cản quang của sỏi thận, niệu quản

- Những ổ dịch do VTC cấp gây ra ở xung quanh tụy, những vùng lân cận của tụy hoặc đi xa hơn theo rãnh thành ĐT, sau phúc mạc…

- SA còn cho phép thăm dò đường mật, túi mật để phát hiện sỏi, giun

- SA có thể giúp cho việc chẩn đoán và theo dõi tiến triển của VTC Tuy nhiên, trong VTC phần lớn BN bị trướng hơi do liệt ruột  hạn chế việc thăm dò của

SA, nhất là trong giai đoạn đầu của bệnh

Trang 20

+ Những ổ dịch hoặc ổ hoại tử ở tụy, xung quanh tụy hoặc lan ra xa tụy

- Hình ảnh nang giả, ổ hoại tử hoặc áp xe ở tụy do chụp CT kết hợp với chọc hút dưới sự hướng dẫn của SA hoặc CT sẽ giúp cho việc xác định mức độ tổn thương

và đặt kế hoạch điều trị, mổ xẻ

6 MRI

- Cho thấy hình ảnh, kích thước tụy, các tổn thương ở tụy và ngoài tụy

- Là phương pháp thăm dò hình ảnh rất giá trị, đồng thời tránh cho BN sự bức xạ của tia X, tuy nhiên đắt tiền

7 Chọc dò và chọc rửa ổ bụng

- Dịch hồng loãng hoặc đỏ thẫm

- Amylase tang

Trang 21

Câu 15: Trình bày phân loại tiên lượng viêm tụy cấp thể nặng theo Ranson và Glassgow?

I Đại cương

(Câu 14)

- Tiến triển của VTC hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ tổn thương của tụy:

+ Nếu chỉ là VTC thể phù như trong đa số các trường hợp thì bệnh thường giảm dần trong vài ngày đến 1 tuần không để lại di chứng

+ VTC hoại tử, tùy thuộc vào vị trí và mức độ hoại tử của tụy, mức độ hoại tử của các tạng khác ngoài tụy và mức độ suy giảm chức năng sinh tồn (tuần hoàn, hô hấp…) mà diễn biến có thể trở nên rất nặng, đưa tới tỷ lệ tử vong cao

- Đánh giá tiên lượng của VTC dựa vào LS và CLS trong 24h đầu của bệnh là khó khăn và không đầy đủ, đồng thời phải dựa trên nhiều yếu tố do sự phức tạp của bệnh

- Có nhiều yếu tố tiên lượng VTC nhưng bảng tiên lượng của Ranson và Glasgow được sử dụng rộng rãi

II Bảng yếu tố tiên lượng của Ranson

Gồm 11 yếu tố có ý nghĩa liên quan đến tiến trieent và tiên lượng, cho phép đánh giá tiên lượng của bệnh trong vòng 48h đầu:

- Lúc vào viện (giờ 0):

+ Tuổi >55 + BC >16 G/l + Đường máu >11mmol/l (ở BN không bị ĐTĐ trước đó) + LDH > 350IU/L (gấp 1,5 lần bình thường)

+ AST > 250 U/L (gấp 6 lần bình thường)

- Trong 48h đầu:

+ Giảm Hct > 10%

+ Tăng Ure máu > 1,8mmol/L + Calci máu < 2mmol/L + PaO2 < 60mmHg + Giảm Bicarbonat > 4mEq/L

- Dựa trên bảng Rason, BN càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì bệnh càng trầm trạng, tỷ

đến tiến triển của bệnh trong 48h đầu

 Do đó hạn chế trong đánh giá tiên lượng trong những ngày sau, với sự hình thành

của những khối dịch hoặc ổ hoại tử, áp xe…

Trang 22

III Bảng yếu tố tiên lượng theo Glassgow

- Bao gồm 8 điểm, dựa trên những đánh giá từ khi BN vào viện:

 Tuổi > 55

 BC > 15G/L

 Đường máu > 10mmol/L

 Ure máu > 16mmol/L

 PaO2 < 60mmHg

 Calci máu < 2mmol/L

 Albumin máu < 32g/L

 LDH > 600 U/L

- Bn có từ 3 yếu tố trở lên là VTC thể nặng Càng nhiều yếu tố, tình trạng càng nặng

và tiên lượng càng xấu

- Hạn chế: Không phải chỉ đặc hiệu riêng cho VTC, đồng thời chỉ liên quan đến tình trạng bệnh trong những giờ đầu

Trang 23

Câu 16: Trình bày dịch tễ học và giải phẫu bệnh lý của ung thư đại tràng?

I Đại cương

- Ung thư Đại tràng là loại K phổ biến của đường tiêu hóa, đứng thứ ba sau K dạ dày

và K gan và là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do K nói chung

- Bệnh thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn vì triệu chứng lâm sàng không đặc trưng và thường xuất hiện khi bệnh đã tiến triển

- Do vậy, việc phát hiện sớm và phòng ngừa ung thư đại tràng chủ yếu là phát hiện và điều trị các bệnh lý tiền ung thư ở nhóm người có nguy cơ cao về K ĐT

II Dịch tễ học

- K ĐT thường gặp ở Tây Âu và các nước Bắc Mỹ, ít gặp hơn ở các nước châu Phi và châu Á

- Bệnh gặp ở cả nam và nữ

- Bệnh gặp nhiều từ tuổi 45 và tăng dần lên theo tuổi tác

- Bệnh ít gặp ở tuổi 40 và thường liên quan đến các yếu tố di truyền và các bệnh phối hợp ở ĐT (các trạng thái bệnh lý tiền K)

- Nguyên nhân của K ĐT chưa chắc chắn nhưng đã xác định được yếu tố nguy cơ:

+ Các trạng thái tiền K + Yếu tố di truyền + Yếu tố môi trường

- Bệnh viêm loét chảy máu đại trực tràng:

+ Bệnh có nguy cơ K hóa cao + K thường xuất hiện sau 10 năm tiến triển của bệnh và tăng cao sau 20 năm + Thể thường gặp là K ĐT ở nhiều vị trí

+ Nguy cơ K hóa đến 100%

- Bệnh polyp ĐT phối hợp với u xơ ở mạc treo, ở sau phúc mạc (HC Gardner)

- Bệnh Polyp ĐT phối hợp với các khối u ở hệ thần kinh trung ương (HC Turcot)

- Hội chứng K ĐT gia đình (HC Lynch):

+ Bệnh có tính chất di truyền

Trang 24

+ K thường xuất hiện ở người trẻ < 30 tuổi, trên ĐT lành, thường gặp ở ĐT phải với thể nhiều khối u và có tỷ lệ tái phát cao ở phần ĐT còn lại sau mổ cắt ĐT

1.3 Yếu tố môi trường

- Bệnh có liên quan đến yếu tố môi trường, đặc biệt là chế độ ăn:

+ Chế độ ăn nhiều mỡ động vật và thịt làm tăng nguy cơ K ĐT do tạo nhiều acid mật trong phân và bị phân hủy thành các chất độc hại cho niêm mạc ĐT

+ Ngược lại, chế độ ăn nhiều rau xanh có tác dụng bảo vệ niêm mạc, do làm tăng nhu động ruột, làm giảm thời gian tiếp xúc của niêm mạc ĐT với các tác nhân K

- Ngoài ra còn có vài trò của VK đường ruột, đặc biệt là VK kỵ khí

III Giải phẫu bệnh

3.1 Vị trí, số lượng u

- K ĐT Sigma gặp nhiều nhất, sau đó là ở manh tràng, ĐT lên

- K ĐT ngang và ĐT xuống ít gặp nhất

- Thể có khối u chiếm khoảng 95%, thể có 2 hay nhiều khối u chiếm khoảng 5%

- Ở Việt Nam, K ĐT (T) và K ĐT (P) có tỷ lệ tương đương

- Thể loét thâm nhiễm:

+ Ổ loét có nền cứng, bờ cao và nham nhở

+ Loét tiến triển dần chiếm toàn bộ chu vi ĐT, có dạng như khuôn đúc

+ Thường gặp và thường gây tắc ruột cấp

- Thể thâm nhiễm hình nhẫn:

+ Gây tắc ruột sớm

+ Hay gặp ở ĐT góc lách và ĐT xuống

3.3 Vi thể

- K Biểu mô tuyến (97%), tùy theo mức độ biệt hóa mà chia thành:

+ K liên bào trụ rất biệt hóa (80%):

• Hình tuyến điển hình: cấu tạo bởi các TB hình trụ cao, các ống tuyến đều đặn

• Sự bài tiết của các tuyến giảm hoặc không bài tiết

+ K liên bào biệt hóa vừa và ít:

• Ít gặp

• Cấu trúc tuyến còn rất ít, các ống tuyến nhỏ và không đều

• Bên cạnh là những đám TB đa diện, rất kiềm tính với nhiều TB gián phân

+ K liên bào chế nhày (10-15%):

• Là những đám TB hình nhẫn, biệt lập hoặc xếp thành từng dải nằm trong đám chất nhày nhạt màu

• Các ống tuyến bị giãn to, đôi khi bị vỡ

Trang 25

- Sarcom (<3%): gồm K của cơ trơn, K của tổ chức bạch huyết Lympho malin

3.4 Sự tiến triển của K

Sự tiến triển của K bao gồm sự xâm lấn của tổ chức K ở thành ĐT và di căn:

- Xâm lấn thành ĐT:

+ Tổ chức K xuất phát từ niêm mạc ĐT, phát triển theo chu vi và xâm lấn sâu dần vào các lớp của thành ruột (dưới niêm mạc, cơ, thanh mạc), sau đó lan sang các tạng lân cận

+ Sự xâm lấn lớp dưới niêm mạc thường không vượt quá bờ khối u 2cm

- Di căn theo đường bạch huyết: sự xâm lấn bắt đầu từ hạch thành ĐT  hạch cạnh

ĐT  nhóm hạch trung gian  nhóm hạch trung tâm ở gốc các cuống mạch mạc treo ĐT  nhóm hạch trước động mạch chủ, sau tụy và tá tràng

- Di căn đường máu: chủ yếu qua đường tĩnh mạch

 K ĐT thường di căn gan và di căn rất sớm

- Di căn xa: thường di căn gan, phúc mạc Di căn phổi, não, xương ít gặp

3.5 Phân chia giai đoạn K

- Mức độ xâm lấn thành ĐT và di căn hạch của tổ chức K là cơ sở của phân chia giai đoạn bệnh

- Phân chia theo Dukes là cách phân chia đơn giản, thường được áp dụng:

+ Giai đoạn A: K còn giới hạn wor thành ĐT

+ Giai đoạn B: K vượt quá thành ĐT nhưng chưa có di căn hạch

+ Giai đoạn C: K ĐT đã có di căn hạch

+ Giai đoạn D: K ĐT đã có di căn xa

- Phân chia theo TNM của Hiệp hội chống K quốc tế đầy đủ hơn nhưng khó áp dụng rộng rãi

Trang 26

Câu 17: Triệu chứng lâm sàng, các thăm dò cận lâm sàng của ung thư đại tràng?

I Đại cương

- Ung thư Đại tràng là loại K phổ biến của đường tiêu hóa, đứng thứ ba sau K dạ dày và

K gan và là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do K nói chung

- Bệnh thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn vì triệu chứng lâm sàng không đặc trưng

và thường xuất hiện khi bệnh đã tiến triển

 Do vậy, việc phát hiện sớm và phòng ngừa ung thư đại tràng chủ yếu là phát hiện và điều trị các bệnh lý tiền ung thư ở nhóm người có nguy cơ cao về K ĐT

II Lâm sàng

K đại tràng giai đoạn sớm thường không có triệu chứng Các triệu chứng lâm sàng chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển Các triệu chứng cũng không đặc hiệu và thay đổi theo vị trí của khối u

1 Cơ năng

Triệu chứng K đại tràng phải K đại tràng trái

Đau bụng: thường gặp HC Koenig:

- Lúc đầu đau nhẹ, mơ hồ vùng HCP hoặc mạn sườn phải, sau tăng dần thành cơn đau đại tràng thực sự

- Kèm chướng bụng, buồn nôn

- Cơn đau giảm dần hoặc hết khi bệnh nhân có trung tiện

- Cơn đau đại tràng thực

sự, khởi phát đột ngột, luôn ở 1 vị trí

- Cơn đau mất nhanh sau khi BN ỉa lỏng hoặc trung tiện

Rối loạn tiêu hóa: là dấu

hiệu gợi ý nếu mới xuất

hiện hoặc kéo dài ở BN

>40 tuổi

- Hoặc táo bón xen kẽ với những đợt ỉa lỏng

Ỉa máu: Thường ỉa máu vi

thể Đôi khi ỉa máu thực

Trang 27

2 Thực thể

- Khám bụng:

+ Có thể sờ thấy khối u nằm ở 1 trong các vị trí của khung đại tràng, thường gặp khối

u HCP, mạn sườn (P), ít khi sờ thấy u đại tràng (T)

+ Bụng có thể chướng nhẹ, manh tràng giãn hơi

- Thăm trực tràng: Có thể sờ thấy khối u của ĐT Sigma bị tụt xuống túi cùng

Douglas Cần đánh giá:

+ Vị trí, kích thước u U làm hẹp bao nhiêu phần chu vi trực tràng

+ Từ rìa hậu môn đến bờ dưới u là bao nhiêu cm

+ Tính chất di động của khối u so với tổ chức xung quanh

+ Chụp khung ĐT với Baryt kinh điển

+ Chụp khung ĐT đối quang kép: kết quả tốt hơn, đặc biệt có thể phát hiện các tổn thương sớm

- Hình ảnh X quang: K ĐT có những hình ảnh Xquang điển hình sau:

Trang 28

+ Hình ảnh chít hẹp:

• 1 đoạn ĐT vài cm bị chít hẹp, vặn vẹo, mất nếp niêm mạc

• Tiếp nối ở 2 đầu với ĐT lành bởi góc nhọn hoặc dấu đóng mở ngoặc “()”

• Khẩu kính ĐT hẹp dần, thuốc bị dừng lại hoàn toàn

• Đôi khi thấy nhú lên 1 mẩu nhọn giống như ngọn lửa nến + Chụp ĐT đối quang kép có thể phát hiện được các tổn thương nhỏ và tính chất ác

tính của chúng

Tính chất ác tính: bề mặt tổn thương không đều

đáy rộng hơn chiều cao

thành ĐT phía đối diện lồi lõm

Các hình ảnh trên chỉ có giá trị chẩn đoán nếu nó cố định, có thường xuyên trên các phim chụp

3 Các thăm dò cận lâm sàng khác

Chủ yếu để đánh giá mức độ xâm lấn và di căn của bệnh:

- (1) Siêu âm gan:

+ Là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, không gây nguy hiểm

+ Phát hiện được các di căn gan >1cm

+ Hình ảnh: khối giảm âm kích thước thay đổi

1 hoặc nhiều khối nằm rải rác ở 2 thùy gan

+ Trường hợp nghi ngờ có thể làm sinh thiết hoặc tế bào học dưới sự hướng dẫn của siêu âm

- (2) X quang lồng ngực: phát hiện đi căn phổi

Trang 29

• Tăng cao trong K tụy, K ĐT (cùng CEA), K dạ dày, K đường mật

- (4) Các thăm dò CLS khác: khi nghi ngờ di căn các cơ quan:

+ Soi dạ dày tá tràng

+ Soi BQ

+ Chụp hệ tiết niệu

Trang 30

Câu 18 : Trình bày điều trị ung thư đại tràng ?

1 Điều trị K ĐT không có biến chứng

Gồm: Điều trị phẫu thuật triệt căn Điều trị phẫu thuật tạm thời

1.1 Điều trị phẫu thuật triệt căn

a Nguyên tắc chung

- Cắt rộng rãi ĐT có khối u, cách bờ khối u ít nhất 5cm Thường phải cắt ĐT rộng

hơn so với yêu cầu vì phải vét hạch và thắt các cuống mạch nuôi dưỡng sát gốc

- Nạo vét hạch triệt để: thực hiện cùng với việc thắt và cắt các mạch máu của ĐT sát

gốc:

+ ĐT (P): bờ (P) của cuống mạch treo tràng trên

+ ĐT (T): thắt cuống mạch mạc treo tràng dưới sát gốc

Việc thắt các cuống mạch sát gốc được thực hiện trước tiên để tránh di bào K qua đường tĩnh mạch

- Lập lại lưu thông tiêu hóa được thực hiện trong cùng thì mổ nếu ĐT được chuẩn bị

sạch

b Cắt ĐT có kế hoạch

- Đối với K ĐT (P) (K manh tràng, ĐT lên và phần (P) của ĐT ngang): phẫu thuật cắt

nửa ĐT (P) là phẫu thuật cơ bản điều trị K ĐT Gồm:

+ Cắt đoạn cuối hồi tràng, ĐT lên và phần (P) của ĐT ngang

+ Cắt các cuống mạch của ĐT (P) sát gốc

+ Nạo vét hạch tới sát bờ (P) của cuống mạch mạc treo tràng

+ Nối hồi ĐT ngang bên – bên hoặc tận – tận

- K ĐT (T) (K góc lách, ĐT xuống và ĐT Sigma): tùy vị trí khối u mà lựa chọn phương

• Nối ĐT ngang và trực tràng với miệng nối tận – tận hoặc tận – bên

+ Cắt đoạn ĐT (T) cao: chỉ định cho K ĐT góc lách:

• Cắt phần (T) của ĐT ngang và ĐT xuống

Trang 31

• Cắt Động mạch ĐT (T) trên sát gốc

• Nạo vét hạch

• Nối ĐT ngang với ĐT Sigma

+ Cắt đoạn ĐT Sigma: chỉ định cho K ĐT Sigma:

• Cắt ĐT gần toàn bộ, hoặc toàn bộ: áp dụng với K ĐT ở 2 hay nhiều vị trí

1.2 Điều trị phẫu thuật tạm thời

tránh phải làm hậu môn nhân tạo

mang lại kết quả chức năng tốt hơn

+ Cắt ĐT và mạc treo tối thiểu để có thể làm miệng nối chắc chắn và được nuôi dưỡng tốt hơn

- Nối tắt:

+ K ĐT (P): nối hồi ĐT ngang

+ K ĐT (T) : nối ĐT ngang – ĐT Sigma

- Hậu môn nhân tạo:

+ Chỉ định cho K ĐT không còn khả năng cắt bỏ và nối tắt

+ Có thể làm HMNT ở ĐT ngang hoặc ĐT sigma tùy theo vị trí u

2 Điều trị K ĐT có biến chứng

2.1 Tắc ruột do K ĐT

Thái độ xử trí phụ thuộc:

- Tình trạng của ĐT phía trước khối u

- Tình trạng toàn thân của BN

Trang 32

- Làm HMNT trước khối u và cắt ĐT sau 10 – 15 ngày khi ĐT đã được chuẩn bị tốt

- Cắt ĐT (T) cấp cứu và đưa 2 đầu ĐT làm HMNT Việc nối lại ĐT được thực hiện ở

- Nhất thiết phải cắt ĐT cấp cứu và đưa 2 đầu ruột ra ngoài ổ bụng làm HMNT

- Việc nối lại lưu thông tiêu hóa sẽ thực hiện ở lần mổ sau

- Các thử nghiệm điều trị bổ trợ khác và các điều trị bỏ trợ cho những K ĐT chưa có

di căn hạch vẫn còn đang được nghiên cứu

III Theo dõi bệnh nhân sau mổ

Theo dõi đều đặn những BN sau mổ K ĐT là rất quan trọng nhằm phát hiện tái phát tại chỗ và di căn xa Dựa vào các yếu tố:

Trang 33

- Soi ĐT với ống soi mềm mỗi năm 1 lần trong 3 năm đầu, sau đó 3 năm 1 lần để phát hiện tái phát miệng nối hoặc phát hiện K ở phần ĐT còn lại…

Trang 34

Câu 19: Các thăm dò cận lâm sàng của sỏi ống mật chủ?

I Đại cương

- Định nghĩa: Sỏi ống mật chủ (OMC) là sỏi nằm trong đường mật chính, đoạn từ chỗ

ống túi mật gặp ống gan chung tới chỗ ống mật đổ vào tá tràng

- Sỏi có thể hình thành tại chỗ hoặc từ trên xuống (trong gan, túi mật)

- Sỏi OMC thường đi kèm sỏi trong gan

- Thành phần sỏi ở nước ta chủ yếu là sắc tố mật và muối mật với nguyên nhân tạo sỏi do

ứ trệ và nhiễm khuẩn, đặc biệt là vai trò của giun đũa

- Sỏi OMC nhỏ thì ít có biểu hiện lâm sàng, thường được phát hiện tình cờ Khi gây cản trở lưu thông mật từ gan xuống tá tràng sẽ gây hội chứng tắc mật, nhiễm khuẩn, viêm

+ Bilirubin máu tăng cao, tăng Bilirubin trực tiếp

+ Phosphatase kiềm tăng

- Trong các đợt viêm đường mật nặng có thể có các dấu hiệu của:

+ Suy thận: ure, cre máu tăng cao

+ Rối loạn chức năng gan về đông máu:

• PT giảm, thời gian đông máu kéo dài

• Giai đoạn nặng có thể thấy các dấu hiệu của đông máu rải rác lòng mạch (CIDV)

2 Xét nghiệm nước tiểu

Muối mật, sắc tố mật (+) thể hiện tình trạng ứ mật

3 X quang: Ngày nay ít sử dụng khi có siêu âm

- Chụp bụng không chuẩn bị: ít có giá trị:

+ Sỏi OMC không cản quang, trên phim không thấy

+ Có thể thấy hình túi mật giãn và bóng gan to

- Chụp đường mật qua đường uống hay tĩnh mạch:

+ Ngày nay ít dùng

+ Có thể thấy rõ đường mật trong và ngoài gan

- Chụp đường mật trong khi mổ: để tránh trường hợp sót sỏi

- Chụp mật qua da:

Trang 35

 Chọc kim qua da vào đường mật trong gan (thường giãn)

 Bơm thuốc cản quang và chụp, thấy rõ đường mật

 Nhược điểm: Có thể gây chảy máu, dò mật vào ÔB, VFM …

4 Siêu âm gan mật

- Các hình ảnh thường là:

+ Gan to, nhu mô không đều + Đường mật trong và ngoài gan giãn + Túi mật to, có thể có sỏi trong túi mật kèm theo, thành túi mật dày + Sỏi trong OMC là các đám đậm âm kèm bóng cản (các khối u khác không

có bóng cản) Thấy được vị trí, kích thước sỏi + Dịch trong ổ bụng khi thấm mật phúc mạc hoặc viêm phúc mạc mật

- Sỏi OMC có thể không phát hiện được trên SA khi sỏi nhỏ kẹt phần thấp và do tá tràng giãn

- Lưu ý các tổn thương phối hợp khác như sỏi trong gan, sỏi túi mật, hay giun đường mật

- Nếu có điều kiện, có thể SA trong lúc mổ để phát hiện sỏi phối hợp trong gan hay kiểm tra đã lấy hết sỏi chưa

 Nhược điểm: Khó phát hiện khi bệnh nhân bị chướng hơi, căng giãn của ống tiêu hoá hoặc bệnh nhân béo phì

5 Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi (ERCP)

- Đây là một tiến bộ lớn trong chẩn đoán sỏi mật, vừa có tác dụng chẩn đoán và cả điều trị

- Thấy đường mật giãn và sỏi trong đường mật (vị trí, số lượng sỏi)

6 CT gan mật: là phương pháp hiện đại, cho phép xác định:

- Sỏi mật, kích thước các ống mật

- Tình trạng các tạng lân cận, đặc biệt là tụy tạng

7 Nội soi đường mật

Sau mở cơ thắt Oddi qua nội soi hay trong lúc mổ để chẩn đoán và lấy sỏi hay làm tan sỏi trong đường mật

Trang 36

Câu 20: Các biến chứng của sỏi ống mật chủ (mỗi biến chứng nêu đặc điểm chính về lâm sàng)?

I Đại cương

Câu 19

II Các biến chứng

1 Thấm mật phúc mạc:

- Định nghĩa: Mật ứ đọng đoạn trên chỗ tắc của OMC, thấm qua thành ống mật và thành túi

mật rồi tràn vào ổ bụng đem theo các vi khuẩn, gây nên tình trạng nhiễm trùng ổ phúc mạc

và nhiễm độc Không có lỗ thông trực tiếp giữa đường mật với bên ngoài

- Lâm sàng:

 Tam chứng Charcot: Đau, sốt, vàng da

 Tình trạng nhiễm trùng: Sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi

 Bụng chướng, ấn đau khắp bụng, gõ đục vùng thấp

 Co cứng hoặc phản ứng khắp ổ bụng Cảm ứng phúc mạc rõ

 Thăm trực tràng hay âm đạo túi cùng Douglas phồng đau

 Túi mật căng to, ấn đau

2 Viêm phúc mạc mật

- Định nghĩa: Là viêm phúc mạc toàn thể do nước mật tràn vào ổ bụng qua lỗ thủng của

đường mật, túi mật bị hoại tử do tắc mật để lâuKhác với thấm mật phúc mạc chỉ là nước mật thấm qua thành tùi mật, đường mật Đây là nước mật thực sự vì thế tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng hơn rất nhiều

- Lâm sàng : Gồm 2 hội chứng viêm phúc mạc và tắc mật:

+ Cơ năng :

• Đau bụng từng cơn vùng mạn sườn phải sau đó lan ra khắp ổ bụng và đau liên tục

• Buồn nôn, nôn

• Bí trung, đại tiện

+ Toàn thân :

• Các dấu hiệu nhiễm khuẩn: Sốt cao 39 – 40oC, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi

• Có thể có tình trạng đái ít hay vô niệu

• Có thể có biểu hiện sốc do nhiễm khuẩn, nhiễm độc

Trang 37

• Có thể thấy các dấu hiệu tắc mật như : túi mật căng to, gan to (những dấu hiệu này đôi khi bị che lấp bởi dấu hiệu VFM)

+ Là viêm mủ trong nhu mô gan bắt nguồn từ viêm loét đường mật

+ Gồm nhiều ổ mủ nhỏ tập trung quanh các đường mật trong gan do vậy mà chức năng gan

bị huỷ hoại trầm trọng Nhiều ổ nhỏ tập trung lại thành ổ to, nếu ở sát mặt gan có thể gây

vỡ dẫn đến viêm phúc mạc mật

+ Đây thường là hậu quả của viêm đường mật không được điều trị đúng

- Lâm sàng: Bệnh cảnh của viêm đường mật cấp thể nặng có suy gan thận và những ổ áp xe

• Rung gan dương tính, ấn kẽ liên sườn 9 đường nách giữa P rất đau

• Túi mật to hoặc không

• Có thể thấy dịch ổ bụng

• Có thể thấy phản ứng của góc sườn hoành màng phổi phải: gõ đục, RRFN giảm, rung thanh giảm

 Toàn thân suy kiệt, tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng nề: Sốt cao, mặt hốc hác,

lơ mơ, môi khô lưỡi bẩn, hơi thở hôi, có mùi aceton (ure máu cao), đái ít, phù chi dưới (suy thận), đái ít

4 Chảy máu đường mật

- Định nghĩa:

+ Là chảy máu xuất phát từ đường mật (trong và ngoài gan), qua cơ thắt Oddie xuống tá tràng, được tống ra ngoài dưới hình thức nôn máu, ỉa phân đen Đây là một biến chứng nặng của sỏi ống mật chủ: Mật ứ đọng  nhiễm khuẩn  viêm loét, áp xe thành ống mật  chảy máu Như vậy có một nối thông giữa một mạch máu (có thể là động mạch hay tĩnh mạch cửa) trong hay ngoài gan với một ống mật thường là trong gan

- Lâm sàng:

+ Hội chứng chảy máu đường tiêu hoá trên: nôn máu và ỉa phân đen Tính chất nôn máu:

• Thường xuất hiện sau các cơn đau bụng vùng gan

Trang 38

• Chảy máu mang tính chất dai dẳng không theo quy luật nào

• Nôn máu có tính chất đặc biệt: dạng thỏi bút chì, sau nôn máu đỡ đau bụng hơn

+ Hội chứng vàng da tắc mật:

• Vàng mắt, vàng da, nước tiểu vàng, ngứa

• Gan to, túi mật to

+ Hội chứng nhiễm trùng: Sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn

+ Tình trạng mất máu: Chia 3 mức độ nặng, vừa, nhẹ dựa vào khám lâm sàng và các chỉ

số mạch, huyết áp, hồng cầu, HST, hematocrite, toàn thân

5 Viêm tụy cấp do sỏi đường mật

- Thường gặp trong các trường hợp sỏi đường mật kích thước nhỏ vài mm hoặc đặc biệt sỏi

di chuyển xuống phần thấp của OMC

• Dấu hiệu tắc mật: thường kín đáo

• Dấu hiệu NK: ít thấy trong thời gian đầu

• Có thể có truỵ mạch trong thể VTC chảy máu

+ Thực thể:

• Bụng chướng

• Phản ứng hay co cứng vùng thượng vị

• Điểm sườn lưng trái ấn đau

• Dấu hiệu tắc mật: có khi không rõ túi mật to, gan to Những dấu hiệu tắc mật thường xuất hiện muộn sau vài ngày hay hàng tuần

• Có thể thấy dấu hiệu có dịch trong ổ bụng

6 Xơ gan mật: Do sỏi OMC để lâu không mổ, dịch mật ứ đọng lâu ngày gây ra tổn thương

9 Viêm túi mật hoại tử hoặc OMC:

- Sau 1 thời gian tắc mật và viêm nhiễm, túi mật bị căng to, thành túi mật và OMC có thể bị viêm dầy và rải rác có điểm hoại tử

- Bệnh cảnh lâm sàng giống VFM mật miêu tả như ở trên

Trang 39

10 Tắc mật cấp do sỏi kẹt Oddie:

- Khái niệm: Là tình trạng tắc mật cấp và hoàn toàn do dỏi kẹt Oddie hay lấp chật phần thấp

của OMC gây nên giãn toàn bộ đường mật cấp tính, áp lực tăng, nước mật gây thấm vào ổ bụngNếu để muộn sẽ gây viêm phúc mạc

- Lâm sàng:

 Toàn thân :

• Có thể có trụy mạch do đau

• Hội chứng nhiễm trùng nếu đến muộn

• Hội chứng tắc mật cấp: Da niêm mạc vàng rõ, gan và túi mật căng to, ấn đau tức

 Cơ năng :

• Đau bụng vùng gan dữ dội, cơn đau quặn gan điển hình

• Có thể có nôn, bí trung đại tiện

 Thực thể:

• Bụng chướng ít, phản ứng hoặc co cứng vùng hạ sườn phải

• Gan to, túi mật rất to và đau

11 Viêm đường mật:

- Lâm sàng:

+ Cơ năng:

• Tình trạng nhiễm khuẩn: Sốt cao, sốt nóng, sốt rét, thường 39 – 40oC

• Cơn đau bụng vùng gan nhưng không dữ dội lắm

• Rối loạn tiêu hoá như nôn hay buồn nôn

+ Toàn thân :

• Mệt mỏi, chán ăn

• Da và niêm mạc ngày càng vàng đậm

• Nước tiểu ít, sẫm mầu

• Có thể có các dấu hiệu rối loạn tâm thần

Trang 40

+ Huyết áp tối đa > 90mmHg + Sốt cao 39 – 40oC, dao động, rét run

+ Cấy máu có thể thấy vi khuẩn chủ yếu là E coli

+ Ure máu tăng + Đái ít

+ Thở nhanh + Vật vã

- Tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong cao

Ngày đăng: 02/10/2017, 09:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w