1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Câu hỏi tự luận môn luật hành chính (có đáp án)

121 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 266,12 KB

Nội dung

Khái niệm luật hành chính Việt Nam. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính. Khái quát về mối quan hệ giữa luật hành chính với cách ngành luật khác. Mối quan hệ giữa luật hành chính với một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Luật hành chính và Luật hiến pháp; Luật hành chính và Luật đất đai; Luật hành chính và Luật hình sự. Hệ thống ngành Luật hành chính Việt Nam.

Trang 1

Chia sẻ facebookGoogle +TwitterLinkedinPinterest

1 Khái niệm luật hành chính Việt Nam

2 Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam

3 Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

4 Khái quát về mối quan hệ giữa luật hành chính với cách ngành luật khác

5 Mối quan hệ giữa luật hành chính với một số ngành luật trong hệ thống phápluật Việt Nam: Luật hành chính và Luật hiến pháp; Luật hành chính và Luậtđất đai; Luật hành chính và Luật hình sự

6 Hệ thống ngành Luật hành chính Việt Nam

7 Vai trò của luật hành chính Việt Nam trong (hành chính nhà nước) quản lýhành chính nhà nước

8 Khái niệm và các loại nguồn của luật hành chính Việt Nam

9 Khái niệm, nội dung và đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính

10 Cơ cấu của quy phạm pháp luật hành chính

11 Phân loại quy phạm pháp luật hành chính

12 Hiệu lực quy phạm pháp luật hành chính

13 Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính

14 Quan hệ pháp luật hành chính: khái niệm; đặc điểm; phân loại

15 Cơ sở phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính

Trang 2

16 Khái niệm khoa học luật hành chính Việt Nam , đối tượng và phương phápnghiên cứu của khoa học luật hành chính.

17 Sự khác nhau giữa môn học Luật hành chính và khoa học Luật hành chính

18 Khái niệm, bản chất và các đặc trưng của hoạt động hành chính nhà nướcViệt Nam

19 Phân biệt hoạt động hành chính nhà nước với hoạt động lập pháp, xét xử vàkiểm sát

20 Khái niệm và hệ thống các nguyên tắc của hoạt động hành chính nhà nước

21 Các nguyên tắc chính trị- xã hội trong hành chính nhà nước Việt Nam: Đảnglãnh đạo hành chính nhà nước;Tập trung dân chủ; Thu hút nhân dân tham giahành chính nhà nước; Pháp chế; Dân tộc; Kế hoạch hoá

22 Các nguyên tắc tổ chức- kỹ thuật trong hành chính nhà nước Việt Nam: Kếthợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ; Kết hợp quan hệ trực tuyến với chứcnăng trên cơ sở trực tuyến; Kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể và chế độ thủtrưởng;Trực thuộc hai chiều

23 Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước

24 Những đặc điểm chung của cơ quan nhà nước

25 Những đặc điểm riêng của cơ quan hành chính nhà nước

26 Phân loại các cơ quan hành chính nhà nước

27 Vị trí, tính chất pháp lý;Tổ chức – cơ cấu; Hình thức hoạt động; Nhiệm vụ,quyền hạn, chức năng của Chính phủ

28 Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương: Vị trí , tính chất pháp lý; Tổchức – cơ cấu; chức năng cơ bản

29 Uỷ ban nhân dân: Vị trí, tính chất pháp lý; Tổ chức – cơ cấu; Hình thức hoạtđộng; Nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng

30 Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân

31 Ban lãnh đạo các xí nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của nhànước

32 Khía niệm dịch vụ công, các loại dịch vụ hành chính công ơ nước ta hiệnnay

33 Hợp đồng hành chính là gì, ở Việt Nam đã áp dụng những loại hợp đồngnào, mà theo quan niệm khoa học được gọi là hợp đồng hành chính

34 Trách nhiệm bồi thường trong quản lý hành chính nhà nước được quy địnhnhư thế nào trong Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

35 Khái niệm và những nguyên tắc hoạt động công vụ nhà nước

36 Hệ thống các văn bản pháp luật về công chức ở Việt Nam hiện nay

37 Khái niệm cán bộ, công chức,

38 Khái niệm viên chức

39 Phân loại công chức,

40 Phân loại viên chức

Trang 3

41 Các quyền, nghĩa vụ của công chức và đảm bảo pháp lý cho hoạt động củahọ.

42 Chế độ tuyển dụng, sử dụng, quản lý và thôi việc của công chức

43 Chế độ khen thưởng và trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công chức

44 Khái niệm và phân loại các tổ chức xã hội

45 Những hình thức quan hệ giữa các tổ chức xã hội và các cơ quan hành chínhnhà nước ở nước ta

46 Khái niệm quy chế pháp lý hành chính của công dân

47 Năng lực pháp lý và năng lực hành vi hành chính của công dân

48 Các quyền, tự do và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực hành chính –chính trị

49 Các quyền ,tự do và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá ,

xã hội

50 Các quyền, tự do cá nhân của công dân

51 Những bảo đảm pháp lý đối với các quyền, tự do, nghĩa vụ của công dân

52 Quy chế pháp lý – hành chính của người nước ngoài và người không cóquốc tịch ở Việt Nam

53 Khái niệm, đặc điểm và phân loại các hinh thức của hoạt động hành chínhnhà nước

54 Khái niệm quyết định hành chính và các tính chất đặc trưng của nó

55 Phân loại các quyết định hành chính nhà nước

56 Khái niệm, đặc điểm và phân loại các phương pháp hành chính nhà nước?

57 Phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế trong hoạt động hànhchính nhà nước, mối quan hệ giữa hai loại phương pháp đó

58 Phân biệt và nêu mối quan hệ giữa quyết định hành chính nhà nước với cáchình thức quản lý không (hoặc ít) mang tính pháp lý

59 Phân biệt và nêu mối quan hệ giữa quyết định hành chính nhà nước với cácloại giấy tờ, công văn hành chính, với các loại văn bằng, chứng chỉ

60 Khái niệm quyết định hành chính nhà nước mang tính chủ đạo, quy phạm,

và cá biệt? Vai trò của chúng trong thực tiễn quản lý?

61 Hình thức pháp lý (tên gọi) và tính chất pháp lý của các quyết định hànhchính của Chính phủ

62 Hình thức pháp lý (tên gọi) và tính chất pháp lý của các quyết định hànhchính của Thủ tướng chính phủ

63 Hình thức pháp lý (tên gọi) và tính chất pháp lý và trình tự ban hành cácquyết định hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ

64 Hình thức pháp lý (tên gọi) và tính chất pháp lý và trình tự ban hành cácquyết định hành chính của Uỷ ban nhân dân

65 Hình thức pháp lý (tên gọi) và tính chất pháp lý và trình tự ban hành cácquyết định hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

Trang 4

66 Quan hệ về hiệu lực pháp lý giữa các quyết định hành chính nhà nước của

bộ, cơ quan ngang bộ với các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ, Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

67 Quan hệ về hiệu lực pháp lý giữa các quyết định hành chính của Uỷ bannhân dân các cấp với các loại quyết định pháp lý của các cơ quan nhà nướckhác

68 Quan hệ về hiệu lực pháp lý giữa các quyết định hành chính của Uỷ bannhân dân các cấp với các loại quyết định pháp lý của Chủ tịch Uỷ ban nhândân các cấp

69 Quan hệ về hiệu lực pháp lý giữa các quyết định hành chính của các cơ quanchuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp với các loại quyết định pháp lýcủa các cơ quan khác

70 Các yêu cầu hợp pháp đối với nội dung và hình thức của quyết định hànhchính

71 Các yêu cầu hợp lý đối với nội dung và hình thức của quyết định hành chínhnhà nước

72 Các yêu cầu hợp pháp và hợp lý đối với thủ tục xây dựng và ban hành quyếtđịnh hành chính

73 Hệ quả của việc không tuân thủ các yêu cầu hợp pháp đối với nội dung vàhình thức quyết định hành chính

74 Hệ quả của việc không tuân thủ các yêu cầu hợp lý đối với thủ tục xây dựng

và ban hành quyết định hành chính nhà nước

75 Khái niệm và đặc điểm của cưỡng chế hành chính

76 Khái niệm các loại biện pháp cưỡng chế hành chính và phân biệt chúng vớinhau

77 Biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt là gì? Thực tiễn quy định và ápdụng có vấn đề gì đang đặt ra đối với loại biện pháp này?

78 Khái niệm phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hànhchính nhà nước Pháp luật Việt Nam quy định các phương thức cụ thể nào?

79 Trong hành chính nhà nước áp dụng những loại cưỡng chế nhà nước nào?Khái quát chung về những loại cướng chế đó

80 Vi phạm hành chính là gì? Các dấu hiệu, yếu tố cấu thành của vi phạm hànhchính

81 Các biện pháp trách nhiệm hành chính và nội dung của các biện pháp đó

82 Bản chất pháp lý cuả các biện pháp: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưavào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh;quản chế hành chính

83 Khái niệm, đặc điểm của thủ tục hành chính Phân loại các thủ tục hànhchính ở nước ta

Trang 5

84 Các loại thủ tục hành chính ở Việt nam Nội dung, ý nghĩa của các gia đoạnchung của thủ tục giải quyết các công việc cá biệt- cụ thể.

85 Nguyên tắc pháp chế, đơn giản- tiết kiệm của thủ tục hành chính

86 Những nội dung cơ bản trong Luật thanh tra hiện hành

87 Giám sát của toà án đối với hoạt động hành chính nhà nước

88 Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính

89 Phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính, căn cứ để phân biệt

90 Nguyên tắc pháp chế trong trách nhiệm hành chính và minh hoạ bằng nhữngquy định cụ thể của pháp luật

91 Các nguyên tắc bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hành chính nhà nước

92 Nguyên tắc xử lý công minh trong chế định trách nhiệm hành chính

93 Nguyên tắc xử lý nhanh chóng- kịp thời trong chế định trách nhiệm hànhchính và minh hoạ chúng bằng những quy định cụ thể của pháp luật

94 Nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc công khai trong chế định trách nhiệm hànhchính

95 Nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc nhân đạo trong chế định trách nhiệm hànhchính

96 Nguyên tắc tôn trọng danh dự, nhân phẩn của con người, công dân, nguyêntắc trách nhiệm của người có chức vụ trong chế định trách nhiệm hành chính

97 Nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm trong pháp luật về trách nhiệm hànhchính

98 Khái niệm trách nhiệm kỷ luật theo luật hành chính Đặc điểm và đối tượng

101 Khái niệm trách nhiệm vật chất theo luật hành chính

102 Thủ tục đơn giản trong thử tục xử phạt vi phạm hành chính

103 Thủ tục thông thường trong thử tục xử phạt vi phạm hành chính

104 Bản chất pháp lý của các biện pháp cướng chế hành chính khác áp dụng kèmtheo với các biện pháp xử phạp vi phạm hành chính

105 Hình thức phạt tiền trong Luật xử phạt vi phạm hành chính Phân biệt vớiphạt tiền trong luật hình sự, dân sự

106 Hình thức cảnh cáo trong luật hành chính Phân biệt với cảnh cáo trong luậthình sự, và luật lao động

107 Các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm việc xử phạt trong thủ tục xử phạt

vi phạm hành chính Các nguyên tắc nào của trách nhiệm hành chính thể hiệntrong các biện pháp đó?

Trang 6

108 Các cơ quan và cá nhân nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theoquy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

109 Giám sát của công dân đối với hoạt động hành chính nhà nước

110 Hệ thống tổ chức và thẩm quyền của thanh tra nhà nước (thanh tra nhà nướctrực thuộc các cơ quan quản lý thẩm quyền chung và thanh tra nhà nướcchuyên ngành)

111 Hoạt động kiểm tra của Đảng đối với hoạt động hành chính nhà nước

112 Khái niệm “chủ thể thực hiện “và “chủ thể tham gia” thủ tục hành chính.Những đặc điểm cơ bản trong tư cách pháp lý của các chủ thể này

113 Hoạt động giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với hoạt độnghành chính nhà nước

114 Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyềnchung và thanh tra chuyên ngành

115 Tổ chức và thẩm quyền của thanh tra nhân dân

116 Những nội dung chủ yếu của Luật khiếu nại, Luật tố cáo

117 Tổ chức, vị trí, vai trò của Toà hành chính ở nước ta

118 Thẩm quyền của toà hành chính ở nước ta

119 Đặc điểm thủ tục tố tụng của toà hành chính ở nước ta

120 Hợp đồng hành chính là gì? Đặc điểm của hợp đồng hành chính?

121 Có những loại dịch vụ công nào?

122 Quyết định hành chính và những đặc điểm của quyết định hành chính?

123 Hành vi hành chính là gì?

Câu hỏi bổ sung

Câu 124: Thủ tục xử lý trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với cán

bộ, công chức

Câu 125: Khái niệm trách nhiệm vật chất theo luật hành chính

Câu 126: Các hình thức phạt chính và phạt bổ sung theo pháp luật hành chính ViệtNam hiện nay So sánh với pháp luật trước đây các hình thức xử phạt này có thayđổi như thế nào và nêu lý do, ý nghĩa của những thay đổi đó

Câu 127: Thủ tục đơn giản trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Câu 128: Thủ tục thông thường trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Câu 129: Bản chất pháp lý của các biện pháp cướng chế hành chính khác áp dụngkèm theo với các biện pháp xử phạp vi phạm hành chính

Trang 7

Câu 130: Hình thức phạt tiền trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.Phân biệt với phạt tiền trong luật hình sự, dân sự.

Câu 131: Hình thức cảnh cáo trong luật hành chính Phân biệt với cảnh cáo trongluật hình sự, và luật lao động

Câu 132: Các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm việc xử phạt trong thủ tục xửphạt vi phạm hành chính Các nguyên tắc nào của trách nhiệm hành chính thể hiệntrong các biện pháp đó?

Câu 133: So sánh Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Luật xử lý viphạm hành chính năm 2012

Câu 134: Các cơ quan và cá nhân nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chínhtheo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 Tại sao Luật lại trao cho nhiều cơquan và cá nhân có quyền xử phạt vi phạm hành chính?

Câu 136: Giám sát của công dân đối với hoạt động hành chính nhà nước

Câu 145: Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan hành chính thẩm quyền chungtrong hành chính nhà nước và thanh tra chuyên nghành?

Câu 146: Phân biệt thanh tra hành chính, thanh tra chuyên nghành, thanh tra nhândân?

Câu 147: Thẩm quyền của thanh tra chính phủ?

Câu 148: Tổ chức và thẩm quyền của thanh tra nhân dân?

Câu 149: Phân biệt thanh tra chính phủ và thanh tra nhân dân?

Câu 150: Những nội dung chủ yếu của luật khiếu nại, tố cáo và phương hướnghoàn thiện?

Câu 151: Trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước

Trang 8

Câu 162: Toà án xét xử khiếu kiện hành chính về hành vi hành chính nào?

Câu 163: Đặc điểm thủ tục tố tụng của toà hành chính ở nước ta

Câu 164: Nêu tóm tắt các nguyên tắc tố tụng hành chính

Câu 165: Quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện và người bị kiện trong tố tụnghành chính

Câu 166: Căn cứ kháng nghị bản án hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm và táithẩm

Gợi ý lợi giải và những câu hỏi bổ sung: (Chỉ mang tính tham khảo)

Câu 1: Khái niệm luật hành chính Việt Nam?

Trả lời:

Luật hành chính Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật ViệtNam, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ chấp hành và điềuhành phát sinh trong quá trinh tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhànước; trong hoạt động hành chính nội bộ mang tính chất phục vụ cho các cơ quannhà nước khác; trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổchức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động đó

(Kiến thức bổ sung)

1 Đối tượng điều chỉnh: gồm 3 nhóm lớn

– Những quan hệ chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơquan hành chính nhà nước- đây là nhóm lớn nhất, cơ bản nhất và do đó quan trọngnhất

– Những quan hệ chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động hành chính nội

bộ phục vụ cho hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, HĐ ND, Tòa ánnhân dân,Viện kiểm sát nhân dân các cấp và Kiểm toán nhà nước

– Những quan hệ hành chính phát sinh trong hoạt động của các cơ quan Kiểm toánnhà nước, Hội đồng nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp và Viện kiểmsát nhân dân các cấp hoặc tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền thực hiệnnhiệm vụ, chức năng hành chính nhà nước

2 Phương pháp điều chỉnh:

Trang 9

– Phương pháp quyền uy- phục tùng: đặc trưng của luật hành chính xuất phát

từ bản chất của quản lý, thể hiện sự không bình đẳng về ý chí của các bên thamgia quan hệ pháp luật hành chính

– Phương pháp thỏa thuận: là quan hệ ngang, nhưng cũng chỉ là tiền đề của quan

hệ dọc

*Chú ý mối quan hệ giữa luật hành chính và các ngành luật khác trong hệthống pháp luật Việt Nam: luật hiến pháp, luật dân sự, luật lao động, luật tàichính, luật đất đai, luật hình sự…

3 Nguồn luật hành chính: là những hình thức chứa các quy phạm pháp luật hànhchính

– Có thể chia loại nguồn của luật HC theo căn cứ :

+ Theo phạm vi hiệu lực : Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước

ở TW và của các cơ quan nhà nước ở địa phương

+ Theo cấp độ hiệu lực pháp lý: Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm phápluật dưới luật

– Theo pháp luật hiện hành, nguồn luật HCVN bao gồm:

+ Hiến pháp năm 2013

+ Luật tổ chức CP năm 2001

+ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND năm 2003

+ Cán bộ luật, đạo luật về quản lý các ngành và lĩnh vực về các tổ chức xã hội vàcác tổ chức nhà nước khác

+ Nghị quyết của Quốc hội

+ Pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội

+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

+ Nghị định của CP, quyết định của thủ tướng CP

+ VB QPPL của Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

+ Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ

+ Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước

+ VB quy định PL liên tịch

+ Nghị quyết của HDND các cấp, quyết định của UBND các cấp

Câu 2: Hãy chứng minh: Luật Hành chính là một ngành luật về hành chính nhànước (quản lý hành chính nhà nước)

Trả lời:

Trang 10

– Quản lý hành chính nhà nước là tổ chức thực hiện quyền hành pháp bằng hoạtđộng chấp hành pháp luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và điều hànhhoạt động trong các lĩnh vực tổ chức đời sống xã hội của các cơ quan Nhà nước màchủ yếu là các cơ quan HCNN và những người được ủy quyền, được tiến hành trên

cơ sở thi hành pháp luật nhằm thực hiện trong đời sống hằng ngày các chức năngcủa Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội Nhưvậy, bản chất của QLHCNN thể hiện ở các mặt chấp hành và điều hành

– Trong khi đó, Luật Hành chính là tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ xãhội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điềuhành nhà nước Luật Hành chính hướng sự quy định và các vấn đề chủ yếu: tổchức QLHCNN và kiểm soát đối với QLHCNN

– Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính là những quan hệ xã hội phát sinhtrong tổ chức và hoạt động QLHCNN Đo đó, chúng ta có thể khẳng định LuậtHành chính là một ngành luật về tổ chức và quản lý nhà nước

Câu 3: Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính được thể hiện trong quan hệpháp luật hành chính như thế nào?

Trả lời

– Luật hành chính có 2 phương pháp điều chỉnh cơ bản là phương pháp quyền uy –phục tùng và phương pháp thỏa thuận:

+ Phương pháp quyền uy:

 Là đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là tính mệnhlệnh

 Trong quan hệ pháp luật hành chính thường một bên được giao quyền hạnmang tính quyền lực nhà nước để ra các họat động đơn phương kiểm tra hoạtđộng của bên kia, áp dụng các biện pháp cướng chế nhà nước

 Một số trường hợp quyết định được theo sáng kiến của bên không nắmquyền lực nhà nước như công dân xin cấp đất làm nhà, công dân đi khiếunại…

+ Phương pháp thỏa thuận:

 Được tồn tại dưới hình thức giao kết hợp đồng hành chính, ban hành các vănbản liên tịch

– Trong các trường hợp trên thì quan hệ ngang hàng cũng chỉ là tiền đề cho sự xuấthiện các quan hệ dọc

* Quan hệ dọc

Trang 11

Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hànhchính nhà nước cấp dưới theo hệ thống dọc Ðó là những cơ quan nhà nước có cấptrên, cấp dưới phụ thuộc nhau về chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu, tổ chức…

Ví dụ: Mối quan hệ giữa Chính phủ với UBND tỉnh Cần Thơ; Bộ Tư pháp với Sở

Tư pháp…

Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môncấp trên với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cấp dưới trực tiếpnhằm thực hiện chức năng theo quy định của pháp luật

Ví dụ: Mối quan hệ giữa Bộ Tư pháp với UBND tỉnh Cần Thơ; giữa SởThương mại tỉnh Cần Thơ với UBND huyện Ô Môn…

Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị, cơ sở trực thuộc

Ví dụ: Quan hệ giữa Bộ Giáo dục – Ðào tạo với Trường đại học Cần Thơ, Giữa Bộ

– Một khi quyết định vấn đề gì thì cơ quan này phải được sự đồng ý, cho phép hayphê chuẩn của cơ quan kia trong lĩnh vực mình quản lý

Ví dụ: Mối quan hệ giữa Bộ Tài chính với Bộ Giáo dục – Ðào tạo trong việc quản

lý ngân sách Nhà nước; giữa Sở Lao động Thương binh – Xã hội với các Sở kháctrong việc thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước

– Phải phối hợp với nhau trong một số lĩnh vực cụ thể

Ví dụ: Thông tư liên Bộ do Bộ giáo dục đào tạo phối hợp với Bộ tư pháp ban hành

về vấn đề liên quan đến việc đào tạo cử nhân Luật

Thông tư liên ngành do Bộ trưởng Bộ tư pháp phối hợp với Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân tối cao liên quan đến lĩnh vực tội phạm ban hành

Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị, cơ sởtrựcthuộc trung ương đóng tại địa phương đó

Ví dụ: quan hệ giữa UBND tỉnh Cần Thơ với Trường đại học Cần Thơ

Trang 12

Câu 4: Tại sao Luật hành chính sử dụng phương pháp điều chỉnh đặc trưng làquyền uy – phục tùng?

Trả lời:

– Trong 5 nhóm điều chỉnh quan hệ xã hội của Luật hành chính, có những quan hệ

HC cùng cấp, thực hiện phối hợp phục vụ lẫn nhau – tồn tại sự thỏa thuận giữa cácbên quan hệ

– Tuy nhiên đa số Luật Hành chính sử dụng chủ yếu bằng phương pháp quyết định

1 chiều – phương pháp mệnh lệnh quyền uy

– Phương pháp này thể hiện tính chất quyền lực phục tùng xuất phát từ bản chất quản lý, bởi muốn quán lí thì phải có quyền uy.

– Trong quan hệ LHC, thường thì bên tham gia quan hệ là cơ quan HCNN hoặc

người nhân danh quyền hành pháp được giao quyền hạn mang tính quyền lực nhà nước(Chẳng hạn như ra quyết định QLHCNN, kiểm tra, áp dụng các biện phápcưỡng chế…) bắt buộc phải thi hành quyết định của quyền hành pháp, phục tùngbên được giao quyền lực nhà nước

=> Như vậy, các bên tham gia quan hệ QLHCNN là không bình đẳng giữa quyềnlực nhà nước và phục tùng quyền lực đó Đó chính là quan hệ trực thuộc về mặt tổchức và những quan hệ xuất hiện khi có sự tác động quản lý vào đối tượng chịu sựquản lý nhưng không trực thuộc về tổ chức Như vậy, có thể nói Luật Hành chính

sử dụng phương pháp điều chỉnh đặc trưng là quyền uy phục tùng

Câu 5: Tương quan giữa luật hành chính với các ngành luật khác trong hệ thốngpháp luật Việt Nam?

– Hành chính với Hiến pháp:đối tượng điều chỉnh của LHP rộng hơn

+ Luật Hành chính cụ thể hóa, chi tiết hóa và bổ xung các quy định của HP

Trang 13

+ Luật Hành chính đặt ra cơ chế đảm bảo LHP.

– HC với dân sự: Quan hệ chặt chẽ dù 2 ngành luật này điều chỉnh quan hệ về tàisản bằng những phương pháp khác nhau trong nhiều trường hợp các cơ quan quản

lý nhà nước cũng tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự: Pháp nhân…

– HC với đất đai: Luật Hành chính là phương tiện thực hiện luật đất đai Trongquan hệ với luật đất đai, Nhà nước có tư cách là chủ sở duy nhất đối với đất đai,quan hệ đất đai chỉ xuất hiện, thay đổi, chấm dứt khi có quyết định của cơ quan HC

NN Người sử dụng trong quan hệ đất đai là người chấp hành quyền lực NN

– HC với hình sự: Chặt chẽ có nhiều chỗ giao tiếp:

+ Trong một số trường hợp vi phạm hành chính có thể dẫn tới phải chịu trách

nhiệm hình sự.

+ Trình tự xử lý và chủ thể có thẩm quyền xử lý của vi phạm HC và tội phạm khácnhau

+ Tội phạm và vi phạm HC khác nhau ở mức độ nguy hiểm của hành vi

+ Luật Hành chính quy định thẩm quyền, cơ cấu tổ chức của cơ quan điều tra hình

sự và thi hành án hình sự,… các cơ quan quản lý trại giam

– HC với lao động: quan hệ chặt chẽ

– Luật Hành chính quy định thẩm quyền các cơ quan quản lý lao động

– Chính sách lao động tiền lương, an sinh xh được quy định trong Luật Hành chính– QHPLHC là phương tiện thực hiện QHPLLĐ Ví dụ: 1 người lao động thi tuyểnvào cơ quan HC NN Trình tự ban hành, hình thức quyết định do LHC, Điều kiện

kí kết do luật LĐ quy định Quyết định tuyển dụng do cơ quan HC ban hành

Cả 2 đều điều chỉnh chế độ công vụ, công chức, viên chức NN

Câu 7: Hệ thống ngành Luật Hành chính Việt Nam?

Trang 14

– Quy phạm vật chất: Quy định hệ thống, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quannhà nước.

– Quy phạm thủ tục: Quy định thủ tục thực hiện các quy phạm nói trên

Câu 8: Vai trò của luật hành chính Việt Nam đối với hành chính hành chính nhànước?

– Góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

b Về phương diện kinh tế

– Ðóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân;– Thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế phát triển đồng bộ, nâng cao đời sống nhân dân

c Về phương diện xã hội

– Tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của tập thể, của nhànước;

– Hướng tới mục tiêu cao cả nhất của thể chế hành chính, đồng thời cũng là bảnchất của chế độ XHCN là phục vụ cho nhân dân và “công bộc” của nhân dân

Câu 9: Nguồn Luật Hành chính? Các loại nguồn, đặc điểm nguồn?

Nguồn của luật hành chính là các văn bản quy phạm pháp luật trong đó có chứacác quy phạm pháp luật hành chính

Các loại nguồn:

 Hiến pháp;

 Luật, Nghị quyết của Quốc hội;

 Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH;

 Lệnh, quyết định của CTN;

 Nghị định của CP; quyết định của TTCP;

 Nghị quyết của hội đồng thẩm phán TANDTC;

 Thông tư của chánh án TANDTC ; thông tư của Viện trưởng VKSNDTC;

 Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

 Quyết định của Tổng kiểm toán NN;

Trang 15

 Nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH or giữa CP với cơ quan TƯ của tổ chứcCT- XH;

giữa bộ trưởng, thủ trưởng cq ngang bộ vs chánh án tòa tối cao, viện trưởngVKSTC; giữa các bộ trưởng thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

 VB QPPL của Hội đồng, UB ND(Nghị quyết của HĐND, Quyết định- Chỉthị của UBND) bộ trưởng only thông tư, chỉ thị đg có xu hg’ sửa đổi

Đặc điểm nguồn: nhiều, luôn thay đổi, đối tượng điều chỉnh rộng, khó pháp điểnhóa Vì qhxh nó điều chỉnh luôn thay đổi, phức tạp

Câu 10: Mọi nghị định của CP có phải nguồn Luật Hành chính không?

Phải Nghị định là loại VB QPPL đặc trưng chứa số lượng lớn các quy phạm phápluật hành chính Nghị định về tổ chức BMHC, tổ chức HC về các ngành, lĩnh vực.Gồm nghị định tiên phát và Nghị định chấp hành, cứ 1 luật, pháp lệnh có ít nhất 1Nghị định hướng dẫn

Câu 11: Khái niệm, nội dung, đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính?

– Khái niệm: là quy tắc, hành vi do Nhà nước đặt ra để điều chỉnh các quan hệ XHmang tính chất chấp hành và điều hành trong lĩnh vực hoạt động HCNN

– Nội dung: điều chỉnh các quan hệ quản lý trước hết bằng cách đặt ra quyền

và nghĩa vụ có quan hệ tương hỗ với nhau của các chủ thể luật HC trong các loạihoạt động, các môi trường quản lý khác nhau, các đặc trưng là điều chỉnh các quan

hệ mang tính chất tổ chức và điều hành

 Đặc điểm: điều chỉnh quan hệ quản lý HCNN;

 Chủ thể ban hành đa dạng;

 Hình thức: số lượng lớn, tính ổn định k cao;

 Nội dung: mang tính mệnh lệnh

Câu 12: Cơ cấu của quy phạm pháp luật hành chính?

Giả định + quy định + chế tài

– Giả định: + mang tính xác định tuyệt đối(công dân VN, 18 tuổi trở lên), tươngđối(Ví dụ: tiêu chuẩn công chứng viên- từ 18+ , trung thành vs Tổ quốc) è tươngđối: có những quy định không xác định được giá trị vật chất, thuộc tinh thần;

+ Giả định đơn giản, phức tạp- đơn giản: nếu 1 đk hoàn cảnh, phức tạp: nhiều+ Giả định thường mang tính chất chung, k đi liền với quy định: quy phạm địnhnghĩa, quy phạm về các nguyên tắc

Trang 16

– Quy định: đặt ra quy tắc hành vi, trình tự, thủ tục quy định các chủ thể được làm,phải làm ntn (quy định quyền và nghĩa vụ) Mang tính mệnh lệnh, là phần trọngtâm.

– Chế tài: biện pháp tác động của Nhà nước đối với chủ thể vi phạm phần quy địnhcủa quy phạm thường k có mặt bên cạnh phần giả định và quy định mà nằm trong

VB khác

Câu 13: Phân loại quy phạm pháp luật hành chính?

 Theo chế định: chế định về các chủ thể của LHC; tổ chức dịch vụ công; đơn

vị sự nghiệp công lập & các tổ chức cơ sở khác; hình thức và phương pháphoạt động

 Theo tính chất nội dung: QP vật chất(cần phải làm j, tuân thủ j) QP thủtục(phải làm ntn)

 Theo tính mệnh lệnh: cấm, bắt buộc, cho phép, lựa chọn, trao quyền, khuyếnkhích, khuyến nghị

Câu 14: Hiệu lực quy phạm pháp luật hành chính?

 Theo thời gian: thời gian phát sinh, chấm dứt của hiệu lực; điều kiện phátsinh

 Theo không gian: phụ thuộc vị trí cơ quan ban hành;

 Hiệu lực theo phạm vi đối tượng thi hành: quy phạm chung, quy phạmriêng(từng đối tượng riêng theo ngành, lĩnh vực)

Câu 15: Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính?

– Chấp hành: làm theo điều QPPL HC quy định gồm: tuân thủ, thi hành, sử dụng– Áp dụng: là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền ban hành các quyết định cábiệt để giải quyết những việc cụ thể phát sinh trên QHPLHC Mang tính tổ chứcquyền lực NN, hoạt động phải tuân theo thủ tục hành chính được PL quy định chặtchẽ Là hoạt động cá biệt, cụ thể Mang tính chủ động, sáng tạo (chủ thể: cqnn,phạm vi: hđhcnn, tính chủ động, sáng tạo cao)

Câu 16: Cho ví dụ chứng minh các đặc trưng của quy phạm pháp luật hành chính?Đặc trưng: mang tính tổ chức, điều hành

Ví dụ: luật về tổ chức HĐND và UBND của QH 26/11/2003

Trang 17

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ýchí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra,chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để pháthuy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế – xãhội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trựcHội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dâncùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sátviệc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn

vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương

Câu 17: Mối quan hệ giữa QPPL vật chất hành chính và quy phạm thủ tục hànhchính?

QPPL vật chất hành chính và quy phạm thủ tục hành chính đều là quy phạm phápluật hành chính nhìn dưới giác độ nội dung và hình thức thủ tục hành chính Nếukhông có các quy phạm thủ tục (là quy phạm quy định trình tự thực hiện các quyphạm vật chất) thì các quy phạm vật chất sẽ không giá trị, sẽ không thực hiện được

vì không có bảo đảm pháp lý quan trọng nhất cho sự thực hiện chúng

Ngược lại, quy phạm vật chất là quy phạm trả lời cho câu hỏi cần phải làm gì, cầntuân thủ quy tắc hành vi nào Còn quy phạm thủ tục trả lời câu hỏi phải làm nhưthế nào, các quy tắc đó phải thực hiện theo trình tự ra sao

Câu 18: Ví dụ về quy phạm vật chất, quy phạm thủ tục, mối quan hệ?

*QPVC:

*QPTT:

MQH: Luật thủ tục là hình thức sống của luật vật chất, không có các quy phạm thủtục quy định trình tự và cách thực hiện các quy phạm vật chất, thì các quy phạmvật chất sẽ không thể đi vào đời sống, sẽ mất giá trị, sẽ “chết trong ngăn kéo” vìkhông được thực hiện

Câu 19: Quy phạm thủ tục hành chính là gì Ví dụ chứng minh vai trò QPTTHC?Quy phạm thủ tục hành chính được hiểu là hệ thống các quy phạm được điều chỉnhcác quan hệ xã hội trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính làm phát sinh các

Trang 18

quan hệ thủ tục hành chính Quy phạm thủ tục hành chính quy định các nguyên tắcthủ tục, trình tự tiến hành, quyền của các bên tham gia thủ tục, các quyết định phùhợp với các loại thủ tục…

Ví dụ chứng minh vai trò: Có vai trò lớn nhất trong các thủ tục xin cấp đất là quyếtđịnh phê duyệt cuối cùng dựa trên mặt bằng quy hoạch chung đã được các cq Nhànước có thẩm quyền công bố Để được phê duyệt, cá nhân hay tổ chức phải làmđơn theo mẫu quy định, phải có xác nhận của chính quyền nơi cư trú…Tuy nhiên,các thủ tục đó tự nó không có ý nghĩa gì nếu cq Nhà nước có thẩm quyền khôngthực hiện đúng thủ tục phê duyệt cuối cùng Khi thủ tục cơ bản này bị vi phạm thì

có nghĩa là hiện tượng vi phạm pháp luật đã bắt đầu gây ra hậu quả không tốt.Chẳng hạn như đất sẽ bị cấp sai đối tượng, người không đủ thẩm quyền vẫn ký cấpđất, người có quyền lợi chính đáng không được cấp đất

Câu 20: Khái niệm, đặc điểm và phân loại quan hệ pháp luật hành chính?

a Khái niệm

Như vậy, quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chấp hành và điều hành của nhà nước được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật hành chính giữa những chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.

b Ðặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính.

– Quan hệ pháp luật hành chính chủ yếu chỉ phát sinh trong quá trình quản lý

hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, luôn gắn liền với hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước, chúng vừa thể hiện

lợi ích của các bên tham gia quan hệ vừa thể hiện những yêu cầu và mục đích củahoạt động chấp hành – điều hành

– Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh giữa tất cả các loại chủ thể như cơquan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, người nước ngoài…nhưng ít nhất một

bên trong quan hệ phải là cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan nhà nước khác hoặc tổ chức, cá nhân được trao quyền quản lý Ðiều này có nghĩa là quan

hệ giữa công dân với công dân, tổ chức với tổ chức hay tổ chức với một công dân

nào đó (không mang quyền lực hành chính nhà nước) thì không thể hình thànhquan hệ pháp luật hành chính

– Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do đề nghị hợp pháp của bất kỳ

bên nào, sự thỏa thuận của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc cho sự hình thành quan hệ

– Các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính phần lớn được

giải quyết theo trình tự, thủ tục hành chính và chủ yếu thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước.

Trang 19

– Trong quan hệ pháp luật hành chính, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước

nhà nước chứ không phải chịu trách nhiệm trước bên kia của quan hệ pháp luật hành chính.

c Phân loại quan hệ pháp luật hành chính

Căn cứ chủ yếu vào yếu tố chủ thể và một phần khách thể của quan hệ pháp luậthành chính, quan hệ pháp luật hành chính được phân thành 2 loại chính yếu:

* Quan hệ pháp luật hành chính công

“Chủ thể quản lý và chủ thể của quản lý“:

 Ðối với chủ thể là cơ quan nhà nước thì năng lực chủ thể xuất hiện từ khi cơquan đó được chính thức thành lập và ấn định thẩm quyền, đồng thời chấmdứt khi cơ quan đó bị giải thể

 Ðối với chủ thể là cán bộ có thẩm quyền thì

* năng lực pháp luật xuất hiện từ khi cán bộ đó được chính thức bổ nhiệm hay Nhànước giao cho một chức vụ nhất định trong bộ máy Nhà nước

* năng lực hành vi là khả năng thực hiện những hành vi trong phạm vi năng lựcpháp luật của quyền hạn, chức vụ được bổ nhiệm

 Ðối với chủ thể là tổ chức xã hội được giao thẩm quyền hành chính nhànước, thì năng lực chủ thể xuất hiện từ khi tổ chức đó được chính thức thànhlập và ấn định thẩm quyền theo nội dung công việc cố định, chu kì hoặc theotình huống cụ thể; thẩm quyền này chấm dứt khi tổ chức đó không còn được

ấn định thẩm quyền hành chính nhà nước

b) Quan hệ pháp luật hành chính tư

*Chủ thể quản lý: giống như chủ thể quản lý của quan hệ pháp luật hành chính

công

* Chủ thể của quản lý:

– Ðối với chủ thể là tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế thì năng lực chủ thể xuất hiện

khi Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội, đơn vị kinh tếđó

– Ðối với chủ thể là công dân Việt Nam thì thời điểm xuất hiện năng lực pháp luật

và năng lực hành vi khác nhau

– Năng lực pháp luật hành chính của công dân xuất hiện khi công dân đó sinh ra

và chấm dứt khi công dân đó chết đi Ðó làỡ khả năng hưởng các quyền và nghĩa

vụ nhất định do luật hành chính quy định cho cá nhân Ví dụ: quyền bầu cử, ứng

Trang 20

của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quản lý hành chính Nhà nước vàđược Nhà nước thừa nhận.

Ðối với các chủ thể cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, hoặc cá nhân có thẩm quyềnhành chính nhà nước nhưng tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính cụ thểkhông với tư cách ấy thì vẫn là chủ thể của quản lý và có năng lực pháp luật hànhchính tương ứng như các chủ thể của quản lý trong quan hệ pháp luật hành chínhtư

c) Mục đích của việc phân chia quan hệ pháp luật hành chính “công” và “tư“

– Nhận ra được sự khác nhau của chủ thể và khách thể của quan hệ pháp luật hànhchính, từ đó có phương pháp điều chỉnh hợp lý hơn

+ Hành chính công: mệnh lệnh phục tùng theo thể thức quản lý hành chính

+ Hành chính tư: quyết định của cơ quan hành chính nhà nước phải bảo đảm hợppháp và hợp lý, thực sự đáp ứng nhu cầu của người dân

– Thấy rõ được phạm vi điều chỉnh của luật hành chính ở tầm rộng, nhận ra bảnchất các mối quan hệ pháp luật có nguồn gốc hoặc có khả năng được điều chỉnh,hoặc quan hệ trực tiếp với quan hệ pháp luật hành chính

Ví dụ: Luật đất đai là “ngành luật quản lý nhà nước về đất đai”, tức là quan hệpháp luật hành chính ở phương diện quản lý nhà nước

– Tăng cường sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước phù hợptheo từng lĩnh vực Ðặc biệt là sự tham gia trực tiếp vào việc xây dựng những quiđịnh trong quan hệ pháp luật hành chính tư ở địa phương mình

Ví dụ: Ðồ án qui hoạch

+ Trước khi qui hoạch (dự thảo đồ án)

+ Sau khi qui hoạch (khiếu nại, khiếu kiện nếu ảnh hưởng đến quyền lợi)

– Khẳng định mục đích chính của quản lý nhà nước là hướng tới nhân dân, với vaitrò là “công bộc” của nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm phảiphục vụ, đáp ứng những nhu cầu và quyền lợi hợp pháp của công dân

– Cải cách hành chính: “cắt khúc” quan hệ pháp luật hành chính theo từng đoạn,xem thủ tục nào còn rườm rà, khâu nào còn chưa hợp lý để có sự cải cách thíchhợp, góp phần vào việc cải cách chung “toàn khâu” thể chế hành chính:

+ Thủ tục quan hệ pháp luật hành chính công: Trước hết phải gọn, đồng bộ

+ Thủ tục của quan hệ pháp luật hành chính tư: Trước hết phải nhanh chóng, “phụcvụ” và không gây phiền hà cho nhân dân Thực hiện “một cửa một dấu” là một vídụ

Trang 21

Tuy nhiên, mọi sự phân chia đều là tương đối bởi vì 2 loại quan hệ pháp luật nàyđều gắn bó và hỗ trợ cho nhau: không chú ý quan hệ pháp luật hành chính công thì

bộ máy hành chính không thực hiện tốt, không chú ý quan hệ pháp luật hành chính

tư thì mất đi mục đích cao nhất của quan hệ pháp luật hành chính là phục vụ chonhân dân Nói tóm tại, chúng có mối liên hệ không thể tách rời bởi vì cùng là quan

hệ pháp luật hành chính, chúng thể hiện và phục vụ cho quan hệ chấp hành điềuhành

Câu 21: Cơ sở làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính

Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính là : quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan Trong đó, quy phạm pháp luật hành chính năng lực chủ thể của cơ quan,

tổ chức, cá nhân liên quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi hoặcchấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính

– Quy phạm pháp luật là quy tắc, hành vi có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt

ra hoặc thừa nhận, để thể hiện ý chí nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.quy phạm pháp luật hành chính là cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệpháp luật hành chính Việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính được tiếnhành dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng quan trọng nhất là chấp hành và ápdụng chúng

Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện quy phạmpháp luật hành chính, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành

vi mà pháp luật hành chính đòi hỏi họ phải thực hiện Ví dụ : Thực hiện nghĩa vụlao động công ích ; thực hiện nghĩa vụ đăng ký tạm trú, tạm vắng theo quy địnhcủa pháp luật v.v…

Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện quy phạmpháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào quyphạm pháp luật hành chính hiện hành để giải quyết các công việc cụ thể phát sinhtrong quá trình quản lý hành chính nhà nước

– Năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan : Năng lực chủ thể làkhả năng pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luậthành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.Tùy thuộc vào tư cách của các cơquan, tổ chức và các cá nhân mà năng lực chủ thể của họ có những điểm khác nhau

về nội dung, thời điểm phát sinh và các yếu tố chi phối

nhìn chung năng lực chủ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được xem xét ởnhững khía cạnh chủ yếu như sau:

+ Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được thành lập

và chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể.Năng lực này được pháp luật hành chính

Trang 22

quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó trong quản

lý hành chính nhà nước Ví dụ : Do có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nêncác cơ quan thanh tra chuyên nghành mới có khả năng tham gia vào quan hệ phápluật hành chính về xử phạt vi pham hành chính đối với các tổ chức, cá nhân viphạm hành chinh ; mặt khác, vì thanh tra Chính Phủ là cơ quan của Chính Phủ chịutránh nhiệm trước Chính Phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra vàthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước củaChính Phủ, nên thanh tra Chính Phủ có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luậthành chính với Chính Phủ trong việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luậtcủa Chính Phủ về công tác thanh tra khi được Chính Phủ chỉ định làm cơ quan chủtrì soạn thảo các văn bản đó

+ Năng lực chủ thể của cán bộ, công chức phát sinh khi cá nhân được nhà nướcgiao đảm nhiệm một công vụ,chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước và chấmdứt khi không còn đảm nhiệm công vu chức vụ đó Năng lực này được pháp luậthành chính quy định phù hợp với năng lực chủ thể của cơ quan và vị trí công táccủa cán bộ, công chức đó Ví dụ : Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhànước có thẩm quyền chung nên có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chínhphát sinh trên các lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước ở địa phương

 Năng lực chủ thể của tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang, đơn vịhành chính – sự nghiệp …phát sinh khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụcủa tổ chức đó trong quản lý hành chính nhà nước và chấm dứt khi không cònnhững quy định đó hoặc tổ chức bị giải thể

+ Năng lực chủ thể của cá nhân được biểu hiện trong tổng thể năng lực pháp luậthành chính và năng lực hành vi hành chính

Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng cácquyền và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý hành chính nhất định do nhà nước quyđịnh Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là thuộc tính pháp lý hành chínhcủa các cá nhân

Năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân được nhà nướcthừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụpháp lý nhất do những hành vi của mình mang lại

Năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan là điều kiện chung choviệc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính

 Sự kiện pháp lý hành chính là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thayđổi hay chấm dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phátsinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính

Cũng như các sự kiện pháp lý khác,sự kiện pháp lý hành chính chủ yếu được phânloại thành:

Trang 23

+ Sự biến : Là sự kiện thực tế xảy ra trong đời sống hàng ngày nhưng được phápluật gắn với sự xuất hiện của nó với những dấu hiệu pháp lý làm phát sinh hoặclàm thay đổi hoặc làm chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể.

Nhưng không phải bất kỳ sự kiện thực tế nào cũng được coi là sự kiện pháp lý màchỉ những sự kiện thực tế được quy pham pháp luật hành chính quy định trướcrằng nếu nó sảy ra thì sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý, lúc đó mới xác lập là sự kiệnpháp lý

Sự biến là sự kiện sảy ra trong đời sống theo quy luật khách quan, không phụ thuộcvào ý chí chủ quan của con người

+ Hành vi là sự kiện pháp lý chịu sự chi phối bởi ý chí của con người, mà việc thựchiện hay không thực hiện chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phátsinh, thay đổi, hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính

Hành vi bao gồm hành đông (cách xử sự chủ động) và không hành động (cách xử

sự thụ động) là những sự kiện sảy ra phụ thuộc trực tiếp vào ý chí con người.Trongcác sự kiện pháp lý thì hành vi chiếm đại bộ phận.Các hành vi là sự kiện pháp lýrất đa dạng.Thông thường chúng được phân loại thành hành vi hợp pháp và hành vibất hợp pháp

Ÿ Hành vi hợp pháp là xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật.Rất nhiêu hành vihợp pháp được nhà làm luật gắn với sự hiện diện của nó với sự phát sinh, thay đổi

và chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể

Căn cứ vào chủ thể ta có thể phân loại hành vi hợp pháp thành hành vi của côngdân (gửi đơn khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật, đăng ký kết hôn,khôngmang hàng cấm qua các cửa khẩu, các tổ chức nộp thuếkinh doanh…).Một loạihành vi hợp pháp quan trọng luôn làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt quan

hệ pháp luật là quyết định cá biệt hợp pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Ÿ Hành vi bất hợp pháp là xự sự trái với yêu cầu của pháp luật.Thông thườngngười ta căn cứ vào tiêu chuẩn nghành luật để phân loại hành vi bất hợp phápthành: Tội phạm,vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm hành chính, vi phạm kỷ luật…

Có thể phân loại hành vi bất hợp pháp thành hành vi của công dân và hành vi của

cơ quan, tổ chức.Ở đây cũng cần lưu ý đến một hành vi bất hợp pháp quan trọng làviệc ban hành các quyết định cá biệt vi phạm pháp luật (buộc thôi việc trái phápluật, bắt người trái phép…) Những hành vi bất hợp pháp dẫn đến sự xuất hiệnquan hệ pháp luật bảo vệ, quan hệ pháp luật về tránh nhiệm pháp lý

Thực tiễn pháp lý cho thấy việc phân biệt sự kiện pháp lý hành chính với các sựkiện pháp lý khác chỉ có tinh chất tương đối Vì : sự kiện pháp lý hành chính chỉ làmột bộ phận của sự kiện pháp lý nói chung và có nhiều sự kiện pháp lý đồng thời

là sự kiện pháp lý của một số quan hệ pháp luật khác

Trang 24

Như vậy nếu quy phạm pháp luật hành chính và năng lực chủ thể của các cơ quan,

tổ chức, cá nhân liên quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi haychấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính, thì sự kiện pháp lý hành chính là điềukiện thực tế cụ thể và trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệđó

Câu 22: Cho ví dụ về 1 sự kiện pháp lý HC Sự kiện đó làm phát sinh quan hệ HCnào?

Câu 23: Cho ví dụ về 1 sự kiện pháp lý HC và QHPLHC phát sinh tương ứng với

sự kiện đó; phân tích các bộ phận cấu thành QHPLHC đó?

Câu 24 : Chủ thể luật hành chính và chủ thể quan hệ pháp luật hành chính khácnhau ở điểm nào?

Chủ thể của Luật hành chính là các cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể pháp luật

hành chính Các cá nhân – chủ thể Luật hành chính là những công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không có quốc tịch sinh sống, người học tập trên lãnh thổ Việt Nam Các tổ chức là các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị vũ trang…

Chủ thể pháp luật hành chính là những cá nhân, tổ chức có khả năng trở thành cácbên tham gia quan hệ pháp luật hành chính có những quyền và nghĩa vụ pháp lýtrên cơ sở những quy phạm pháp luật hành chính Quan hệ pháp luật hành chính làmột loại quan hệ pháp luật, là hình thức thể hiện của quan hệ xã hội, có tính ý chí,

do đó chủ thể của pháp luật hành chính chỉ là cá nhân hoặc tổ chức.Chủ thể pháp luật hành chính được nhà nước trao cho năng lực chủ thể pháp luậthành chính, tức là khả năng trở thành chủ thể pháp luật hành chính, chủ thể quản lýpháp luật hành chính mà khả năng đó được nhà nước thừa nhận

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nănglực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, mang quyền và nghĩa vụđối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính, mang quyền và nghĩa vụ đốivới nhau theo quy định của pháp luật hành chính Như vậy, điều kiện để các cơquan, tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là cơquan, tổ chức, cá nhân đó phải có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luậthành chính mà họ tham gia

Câu 25: Khái niệm KH luật hành chính, đối tượng, phương pháp nghiên cứu:

Câu 26: Mối quan hệ giữa luật HC với khoa học LHC:

Trang 25

Câu 27: Phân biệt sự khác nhau giữa khoa học Luật Hành chính và môn học LHC:Câu 28: Phân biệt giữa ngành Luật Hành chính và Khoa học Luật Hành chínhCâu 29: Khái niệm, bản chất và đặc trưng của hđhcnnvn

Câu 30: Phân biệt hđhcnn với quyền lập pháp, xét xử và kiểm sát:

Câu 31: Khái niệm và hệ thống và các nguyên tắc của hoạt động nn:

Câu 32: Phân tích nội dung nguyên tắc Đảng lãnh đạo; tập trung dân chủ; thu hútnhân dân tham gia hoạt động HCNN; pháp chế; dân tộc trong hoạt động HCNN

Câu 33: Nguyên tắc tổ chức- kỹ thuật trong HCNNVN: kết hợp ngành theo lãnhthổ,…

– Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ:

+ Quản lý theo ngành:Sự phân chia các hoạt động xã hội thành ngành dựa tiêu chítrên sản phẩm cuối cùng là kết quả của sự phân công lao động xã hội xảy ra đồngthời với quá trình phát triển sản xuất và chuyên môn hóa các loại hoạt động khácnhau của con người

Nhưng quản lý theo ngành mà tách rời yếu tố quản lý theo lãnh thổ (địa phương) sẽ hàm chứa nguy cơ phá vỡ sự thống nhất của các quan hệ kinh tế trên lãnh thổ Sự kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ mang tính cần

thiết khách quan còn bởi vì mỗi đơn vị – đối tượng “bị quản lý” đều nằm trên mộtlãnh thổ (địa phương) nhất định, và không thể không sử dụng những nguồn dự trữ,không tính đến tiềm năng và nhu cầu của địa phương Trong hoạt động hành chính,khi giải quyết những vấn đề phát triển ngành và chức năng bao giờ cũng phải tínhđến lợi ích của lãnh thổ, và ngược lại

– Nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng:

Tổ chức cơ quan theo chế độ tập thể lãnh đạo tức là hoặc bản thân cơ quan đó làmột hội đồng, một ban, ủy ban, hoặc đứng đầu cơ quan là một hội đồng, ủy ban,ban; trong chế độ thủ trưởng thì đứng đầu cơ quan là một người lãnh đạo

Tổ chức theo chế độ tập thể lãnh đạo có ưu điểm là: tạo cơ sở để thảo luận một

cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc mọi khía cạnh của vấn đề, cân nhắc mọi quan điểmmột cách dân chủ trước khi ra quyết định, tránh lạm dụng quyền lực Tuy nhiên cónhược điểm lớn nhất là: : ra quyết định chậm, không kịp thời, do hội họp quá nhiềunên lãng phí công sức, thời gian và phương tiện vật chất

Chế độ thủ trưởng có ưu thế là: ra quyết định nhanh, bảo đảm tính kịp thời của

quản lý, trách nhiệm đối với quyết định đã ban hành rõ ràng Điều đó đòi hỏi ngườithủ trưởng phải thực sự có năng lực, am hiểu và nắm vững thẩm quyền, quyết

đoán, năng động và dám chịu trách nhiệm Nhưng, chế độ thủ trưởng có nhược

Trang 26

điểm là dễ nảy sinh những trường hợp xem xét vấn đề không toàn diện, thiếu sâu

sắc, ra quyết định vội vàng, phiến diện, kể cả khả năng lạm quyền, v.v

Vì cả hai hình thức đều có những ưu điểm và khuyết điểm nhất định nên chúng ta

cần kết hợp thật hợp lý Bởi vậy, cần phân định cho cơ quan tập thể thẩm quyền

quyết định những vấn đề chung, cơ bản, rộng, liên quan đến nhiều ngành và lĩnhvực Đồng thời, trong cơ quan tập thể lãnh đạo cần định rõ trách nhiệm cá nhântừng thành viên đối với từng công việc cụ thể, nâng cao vai trò người đứng đầu

Còn chế độ thủ trưởng, về nguyên tắc, cần được áp dụng ở nhiều loại cơ quan hành

chính, nơi cần giải quyết vấn đề nhanh nhạy Trong các cơ quan này cũng tồn tạinhững bộ phận cơ cấu tổ chức theo nguyên tắc tập thể (hội đồng, ủy ban, ban).Nhưng quyết định của các tổ chức này chỉ mang tính chất tư vấn, chỉ có hiệu lựcpháp lý khi có sự nhất trí của thủ trưởng và được ban hành chính thức bằng quyếtđịnh của thủ trưởng

– Nguyên tắc trực thuộc hai chiều:

+ Chiều dọc: Cấp trên chỉ đạo cấp dưới

+ Chiều ngang:

Vấn đề xác định chiều trực thuộc nào là cơ bản tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ

và tính chất pháp lý của bản thân cơ quan, nhưng cũng phụ thuộc trực tiếp vào hệthống quan điểm về quản lý nhà nước tồn tại trong mỗi chế độ nhà nước

Ví dụ: UBND các cấp vừa trực thuộc HĐND (trực thuộc ngang) – khía cạnh dânchủ, và vừa trực thuộc Chính phủ hoặc UBND cấp trên (trực thuộc dọc)

Câu 34: Khái niệm CQHCNN

Cơ quan hành chính là bộ phận hợp thành của bộ máy hành chính nhà nước, đượcthành lập để chuyên thực hiện hoạt động hành chính, vì vậy, chúng là chủ thể cơbản của luật hành chính

Câu 35:Đặc điểm chung:

1 Là một loại tổ chức trong xã hội, nên nó là một tập hợp những con người –những cán bộ, công chức nhà nước;

2 Có tính độc lập tương đối về tổ chức – cơ cấu trong nội bộ hệ thống bộ máyhành chính và độc lập tương đối với các cơ quan nhà nước khác;

3 Có thẩm quyền do pháp luật quy định

Câu 36: Những đặc điểm riêng

Trang 27

1 Là loại cơ quan nhà nước chuyên thực hiện hoạt động hành chính, tức làhoạt động mang tính dưới luật, tiến hành trên cơ sở và để thi hành luật.

2. Các cơ quan hành chính chủ yếu (Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ,UBND các cấp) đều do các cơ quan dân cử tương ứng thành lập Do đó,chúng trực thuộc, chịu sự lãnh đạo, giám sát của các cơ quan dân cử tươngứng và chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước cơ quan đó

3 Các cơ quan hành chính tạo thành một hệ thống thống nhất nằm trong quan

hệ trực thuộc theo chiều dọc và chiều ngang theo thứ bậc chặt chẽ có trungtâm chỉ đạo là Chính phủ Đó là vì các cơ quan hành chính là chủ thể chủ yếuthực hiện quyền hành pháp, thực hiện một loại hoạt động đặc thù phức tạp, đadạng lại luôn biến động và có bản chất quyền uy – phục tùng, đòi hỏi tính hệthống, tính thống nhất cao, sự nhanh nhạy, hiệu lực, hiệu quả của sự lãnh đạo,chỉ huy

4 Các cơ quan hành chính nhiều về số lượng cơ quan ở tất cả các cấp (từ trungương đến cơ sở), và có biên chế rất lớn, lớn gấp nhiều lần số lượng cơ quan vàbiên chế của tất cả các cơ quan nhà nước khác cộng lại Hạt nhân của các cơquan hành chính nhà nước là công chức

5. Các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta thường có rất nhiều các cơquan, tổ chức, doanh nghiệp trực thuộc

6. Hoạt động của các cơ quan hành chính được bảo đảm trực tiếp bằng ngânsách nhà nước và các cơ sở vật chất khác của Nhà nước Chúng là chủ thể trựctiếp quản lý ngân sách và các nguồn tài chính khác, tài sản, tài nguyên thiênnhiên chủ yếu của quốc gia

Câu 37: Phân loại CQHCNN:

Theo cơ sở pháp lý của việc thành lập

1 Cơ quan hiến định: là các cơ quan do Hiến pháp quy định việc thành lập,

gồm Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, UBND các cấp; các cơ quannày có dịa vị pháp lý ổn định phù hợp với sự ổn định của Hiến pháp

2. Cơ quan pháp định: là các cơ quan được thành lập trên cơ sở các đạo luật

và văn bản dưới luật, như: các tổng cục, cục, chi cục, vụ, sở, phòng ban, … ,chúng ít ổn định hơn cơ quan hiến định

Theo trình tự thành lập cơ quan

1 Bầu (như UBND các cấp)

2 Bổ nhiệm (như giám đốc sở, trưởng phòng thuộc UBND cấp huyện …);

3 Lập (Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ v.v.): “Lập” là trình tự phức

tạp kết hợp cả bầu, bổ nhiệm, đề nghị danh sách để phê chuẩn

Theo vị trí cơ quan trong hệ thống bộ máy hành chính nhà nước kết hợp với địagiới hành chính

Trang 28

– Sở, phòng, ban – cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và cấp huyện.

.Theo tính chất thẩm quyền của cơ quan

1 Cơ quan thẩm quyền chung (Chính phủ và UBND): Là cơ quan mà các

quyền hạn của nó có hiệu lực đối với mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi đối tượngtương ứng trong phạm vi cả nước hoặc địa phương (tỉnh, thành phố, huyện, thị

xã, xã, v.v )

2 Cơ quan thẩm quyền riêng: Là cơ quan mà các quyền hạn của nó có hiệu lực

chỉ trong phạm vi ngành (đối với cơ quan quản lý ngành) hoặc lĩnh vực liênngành (đối với cơ quan quản lý liên ngành – còn gọi là cơ quan quản lý theochức năng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các sở, phòng trựcthuộc ở địa phương v.v.) Vì thế, “thẩm quyền riêng” còn gọi là “thẩm quyềnchuyên môn”

Theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động

1 Cơ quan tập thể lãnh đạo: Là Hội đồng Bộ trưởng và UBND theo Hiến pháp

năm 1980 Nguyên tắc đó được ghi trực tiếp hoặc thể hiện trong nhiều điềucủa Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng năm 1981 (các Điều 6, 17),LTCHĐND- UBND 1983 hoặc LTCHĐND- UBND 1989 (Điều 52)

2 Cơ quan thủ trưởng lãnh đạo: Như bộ, cơ quan ngang bộ, tổng cục, sở,

phòng, ban, v.v

3 Cơ quan kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo và chế độ thủ trưởng: Là Chính

phủ và UBND theo Hiến pháp hiện hành, nhưng chúng vẫn “nghiêng về” chế

độ tập thể lãnh đạo.

Theo cơ quan thành lập

1 Do các cơ quan dân cử trực tiếp thành lập (Chính phủ, bộ và cơ quan ngang

bộ, UBND);

2 Do Chính phủ thành lập (một số tổng cục, cục, viện, phòng …);

3 Do các bộ, cơ quan ngang bộ thành lập (xem mục tổ chức- cơ cấu của bộ);

4 Do UBND thành lập (sở, phòng, ban, … thuộc UBND).

Câu 38: Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương bao gồm: Chính phủ , bộ vàcác cơ quan ngang bộ

*Chính phủ

Trang 29

– Vị trí,tính chất pháp lý: Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của quốc hội

– Tổ chức: Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số

– Cơ cấu:Chính phủ bao gồm thủ tướng chính phủ, các phó thủ tướng chính phủ,các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Thu tướng chính phủ là người đứng đầu chính phủ, chịu trách nhiệm trước quốchội

Phó thủ tướng chính phủ giúp thủ tướng chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phâncông của thủ tướng chính phủ và chịu trách nhiệm trước thủ tướng

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước thủ tướngchính phủ, chính phủ và quốc hội

– Chức năng cơ bản:

+ Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, côngnghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia,trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnhban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảođảm tính mạng, tài sản của Nhân dân

+ Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, côngchức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra,kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộmáy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp

+ Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền côngdân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

*Bộ và các cơ quan ngang bộ:

– Vị trí, tính chất pháp lý: bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của chính phủ chịutrách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành

và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vitoàn quốc

Trang 30

d) Cục;

đ) Tổng cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là tổng cục)

2 Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ:

a) Các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực;

b) Báo; Tạp chí; Trung tâm Thông tin hoặc Tin học;

c) Trường hoặc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Họcviện thuộc Bộ

2 Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sựnghiệp công lập khác thuộc Bộ đã được cấp có thẩm quyền thành lập

3 Số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ quy định

– Chức năng: thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trongphạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực

Câu 39: Vị trí, tính chất pháp lý (vai trò) Tổ chức – cơ cấu; Hình thức hoạt động;Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Trả lời

– Vị trí, tính chất pháp lý: Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hộiđồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệmtrước Hội đồng nhân dân và

cơ quan hành chính nhà nước cấp trên

– Hình thức hoạt động: (1) hoạt động của tập thể uỷ ban; (2) hoạt động của chủ tịch

và của các thành viên khác của uỷ ban và (3) hoạt động của các cơ quan chuyênmôn thuộc UBND

– Nhiệm vụ: Là cơ quan hành chính thẩm quyền chung, đứng đầu bộ máy hànhchính thuộc đơn vị hành chính – lãnh thổ của mình, UBND thực hiện các nhiệm

vụ, chức năng quản lý tổng thể theo lãnh thổ đối với mọi ngành, lĩnh vực quản lýnhà nước trực thuộc địa phương mình

– Quyền: quyền ra quyết định, chỉ thị

Câu 40: Các hình thức làm việc của Chính phủ theo quy định của Pháp luật hiệnhành? Phương hướng đổi mới hoạt động của Chính phủ

Trả lời

– Các hình thức làm việc của chính phủ

Trang 31

a) Phiên họp Chính phủ thường kỳ và phiên họp Chính phủ bất thường.

b) Các hội nghị (bao gồm hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội vàngân sách nhà nước và các hội nghị chuyên đề)

c) Các cuộc họp định kỳ với các Bộ, cơ quan, địa phương

d) Các cuộc họp để xử lý việc thường xuyên và họp giao ban Thủ tướng, các PhóThủ tướng

đ) Cuộc họp do thành viên Chính phủ chủ trì xử lý công việc của Chính phủ

 Là cơ quan hành chính cao nhất:

 Lãnh đạo công tác của các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộcChính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống bộ máyhành chính nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm traHội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạođiều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luậtđịnh; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức nhà nước

 Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, pháttriển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công; quản

lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; thực hiện kếhoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước, chính sách tài chính,tiền tệ quốc gia

 Thi hành những biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình; bảo

vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường

 Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tácthanh tra và kiểm tra nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện

Trang 32

quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy nhà nước; giải quyết khiếu nại,

tố cáo của công dân

 Thống nhất quản lý công tác đối ngoại; đàm phán, ký kết điều ước quốc

tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp

do Chủ tịch nước ký với người đứng đầu Nhà nước khác; đàm phán, ký, phêduyệt, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiệncác điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gianhập; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dânViệt Nam ở nước ngoài

 Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; thốngnhất quản lý công tác thi đua khen thưởng

 Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương

 Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, thực hiện quyền hành pháp:

 Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan nhà nước,

tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhândân và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiếnpháp và pháp luật trong nhân dân

 Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ banthường vụ Quốc hội

 Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảođảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũtrang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp vàmọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước

 Phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hànhTổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Ban chấp hành trung ương của đoàn thểnhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tạo điều kiện đểcác tổ chức đó hoạt động có hiệu quả

Câu 42: Phân biệt bộ và cơ quan ngang bộ:

Cơ cấu tổ chức nhỏ hơn, thực hiện các chức năng riêng biệt, chuyên biệt, đan xen vào nhiều ngành

Trang 33

– Bộ trưởng đối với Bộ:

1 Bộ trưởng chịu trách nhiệm chuẩn bị trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủquyết định giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhànước của Bộ thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theoQuy chế làm việc của Chính phủ

2 Bộ trưởng chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung các văn bản quy phạmpháp luật do Bộ chuẩn bị; chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạchphát triển, chương trình, công tác sau khi được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt; chịu trách nhiệm về hiệu quả các dự án, các chương trình, đề án của Bộ

và việc sử dụng các nguồn lực của Bộ

3 Bộ trưởng quyết định các công việc thuộc phạm vi quản lý của Bộ và chịutrách nhiệm về các quyết định đó

4. Bộ trưởng chịu trách nhiệm về những công việc do Bộ trực tiếp quản lý;chịu trách nhiệm liên đớivề những công việc đã phân cấp cho chính quyền địaphương, khi Bộ không thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong hướng dẫn, kiểmtra, thanh tra để xảy ra sự cố, thảm họa nguy hiểm, thất thoát, thiệt hại lớn đếntài sản của Nhà nước và nhân dân

5 Bộ trưởng chịu trách nhiệm thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốncủa nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật

6 Bộ trưởng phân công cho Thứ trưởng giải quyết các vấn đề thuộc thẩmquyền của Bộ trưởng hoặc ủy nhiệm cho Thứ trưởng làm việc và giải quyếtcác đề nghị của các bộ, địa phương, thì Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm vềnhững quyết định của Thứ trưởng được phân công hoặc ủy nhiệm giải quyết.– Bộ trưởng đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1 Thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước của Bộ về các ngành, lĩnhvực

2 Không chuyển các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ lên Chínhphủ hoặc Thủ tướng Chính phủ; không ban hành những văn bản trái với quy

Trang 34

định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; những vấn đề vượt quá thẩmquyền được giao phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3 Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của thành viên Chính phủ theo Quy chế làmviệc của Chính phủ

– Bộ trưởng đối với Bộ trưởng khác:

1 Thực hiện các quy định quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của các Bộkhác; không ban hành văn bản trái với quy định của các Bộ trưởng khác

2 Chủ trì, phối hợp với các Bộ để giải quyết những vấn đề quản lý nhà nước

do Bộ phụ trách có liên quan đến chức năng của Bộ khác; trường hợp có ýkiến khác nhau thì Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định

3 Các vấn đề trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng trìnhChính phủ, Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến Bộ khác, thì phải có ý kiếncủa Bộ trưởng đó bằng văn bản Các Bộ trưởng được hỏi ý kiến có tráchnhiệm nghiên cứu, trả lời bằng văn bản trong thời gian quy định

– Bộ trưởng đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1 Chỉ đạo Ủy ban nhân dân thực hiện mục tiêu, chương trình, quy hoạch pháttriển, kế hoạch, dự án về ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt; giải quyết các đềxuất, kiến nghị của Ủy ban nhân dân phù hợp với quy định quản lý nhà nước

– Bộ trưởng đối với các cơ quan của Quốc hội, với đại biểu Quốc hội và với cử tri

1 Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban củaQuốc hội yêu cầu, thì Bộ trưởng có trách nhiệm trình bày hoặc cung cấp cáctài liệu cần thiết; Bộ trưởng gửi các văn bản quy phạm pháp luật do mình banhành đến Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội theo lĩnh vực mà Hộiđồng Dân tộc, Ủy ban phụ trách

2. Bộ trưởng có trách nhiệm trả lời các kiến nghị của Hội đồng Dân tộc và các

Ủy ban của Quốc hội trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhậnđược kiến nghị

3 Bộ trưởng có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và kiến nghịcủa cử tri về những vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.– Bộ trưởng đối với các tổ chức chính trị – xã hội

Trang 35

Bộ trưởng có trách nhiệm phối hợp với người đứng đầu tổ chức Mặt trận Tổquốc, Công đoàn và các tổ chức Đoàn thể khác trong khi thực hiện nhiệm vụ củaBộ; tạo điều kiện để các tổ chức nêu trên hoạt động, tham gia xây dựng chế độ,chính sách có liên quan.

Câu 44: Cơ cấu tổ chức của bộ, ngang bộ

Trả lời

Điều 15 Cơ cấu tổ chức của Bộ

1 Các tổ chức giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước, Thứ trưởng giúp việc Bộ trg:a) Vụ;

b) Văn phòng Bộ;

c) Thanh tra Bộ;

d) Cục;

đ) Tổng cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là tổng cục)

2 Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ:

a) Các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực;

b) Báo; Tạp chí; Trung tâm Thông tin hoặc Tin học;

c) Trường hoặc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Họcviện thuộc Bộ

2 Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sựnghiệp công lập khác thuộc Bộ đã được cấp có thẩm quyền thành lập

3 Số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ quy định tại cácKhoản 1, 2 và 3 Điều này không quá 03 người, giờ k quá 2 người

Vụ thuộc Bộ

1 Vụ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp hoặcchuyên sâu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu vềcông tác quản lý nội bộ của Bộ

2. Vụ không có tư cách pháp nhân Vụ trưởng chỉ được ký các văn bản theo ủyquyền của Bộ trưởng để hướng dẫn, giải quyết, thông báo các vấn đề liênquan đến chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của vụ

3 Vụ hoạt động theo chế độ chuyên viên Đối với những vụ có nhiều mảngcông tác hoặc nhiều khối công việc được thành lập phòng; số phòng trong vụđược quy định tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của từng Bộ

4 Việc thành lập vụ phải đáp ứng các tiêu chí sau:

Trang 36

a) Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vựcthuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ;

b) Có phạm vi, đối tượng quản lý theo ngành, lĩnh vực

Các tiêu chí nêu trên không áp dụng đối với việc thành lập các vụ tham mưu vềcông tác quản lý nội bộ của Bộ

Văn phòng Bộ

1 Văn phòng Bộ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp

về chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt động của Bộ; kiểmsoát thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; giúp Bộ trưởng tổng hợp,theo dõi, đôn đốc các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực hiện chương trình, kếhoạch công tác của Bộ đã được phê duyệt

2. Văn phòng Bộ tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; quản

lý cơ sở vật chất – kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện,điều kiện làm việc; phục vụ chung cho hoạt động của Bộ và công tác quản trịnội bộ; thực hiện các nhiệm vụ khác do pháp luật quy định hoặc do Bộ trưởnggiao

3 Văn phòng Bộ được thành lập phòng theo các lĩnh vực công tác được giao

4. Văn phòng Bộ có con dấu riêng; Chánh văn phòng được ký các văn bảnhành chính khi được thừa lệnh hoặc thừa ủy quyền của Bộ trưởng

Thanh tra Bộ

1. Thanh tra Bộ là tổ chức thuộc Bộ, giúp Bộ trưởng thực hiện các quy địnhcủa pháp luật về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức,đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh tra chuyênngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành, lĩnh vựcthuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ

2 Thanh tra Bộ có con dấu và tài khoản riêng; được thành lập các phòngnghiệp vụ phù hợp với quy định của Luật Thanh tra

3. Chánh Thanh tra Bộ được ký các văn bản hành chính khi được thừa lệnhhoặc thừa ủy quyền của Bộ trưởng và được xử phạt vi phạm hành chính theoquy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Cục thuộc Bộ

1 Cục là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởngquản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vựcthuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộtrưởng

Trường hợp Bộ quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản lớn, toàn ngành thì đượcthành lập tổ chức cục thuộc Bộ thực hiện chức năng quản trị nội bộ của Bộ

Trang 37

2 Cục thuộc Bộ chỉ có một loại Cục có tư cách pháp nhân, con dấu và tàikhoản riêng; Cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫnchuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý củacục.

3 Việc thành lập cục phải đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhànước của Bộ theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

b) Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm

vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực;

c) Tổ chức hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc chuyên ngành, lĩnh vực

2 Cơ cấu tổ chức của cục, gồm:

2 Tổng cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng Tổng cụctrưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn,nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của tổng cục

3 Việc thành lập tổng cục phải đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Có đối tượng quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quantrọng đối với phát triển kinh tế – xã hội;

b) Chuyên ngành, lĩnh vực cần quản lý tập trung, thống nhất ở Trung ương, khôngphân cấp hoặc phân cấp hạn chế cho địa phương;

c) Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm viquản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực;

d) Tổ chức hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc chuyên ngành, lĩnh vực

Cơ cấu tổ chức của tổng cục, gồm:

a) Vụ;

Trang 38

b) Văn phòng;

c) Cục (nếu có);

d) Đơn vị sự nghiệp công lập

Việc thành lập các vụ, cục thuộc tổng cục áp dụng các tiêu chí như đối với thànhlập vụ, cục thuộc Bộ Không thành lập phòng trong vụ thuộc tổng cục

Đối với tổng cục được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, việc thành lập cục, chi cục

ở địa phương được quy định tại quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ

1 Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theoquy định của Chính phủ và các quy định của pháp luật chuyên ngành

2 Đơn vị sự nghiệp công lập không có chức năng quản lý nhà nước

3 Đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ và tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ,

tổ chức bộ máy, số người làm việc và tài chính theo quy định của pháp luật vàchịu sự quản lý nhà nước của các Bộ chức năng theo từng ngành, lĩnh vực

4 Đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.Câu 45: Uỷ ban nhân dân: Vị trí, tính chất pháp lý (vai trò); Tổ chức – cơ cấu;Hình thức hoạt động; Nhiệm vụ, quyền hạn

Trả lời:

Cơ cấu tổ chức:

 Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hộiđồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệmtrước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên

 Uỷ ban ND tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ

 Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính sau đây:

1 A) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);

2 B) Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);

3 C) Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)

 Nhiệm kỳ của Uỷ ban nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùngcấp

 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính không giữ chức vụ đóquá hai nhiệm kỳ liên tục

 Uỷ ban nhân dân cấp dưới chịu sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp trên Uỷban nhân dân cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Chính phủ

Trang 39

 Hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân được bảo đảm bằng hiệu quả hoạtđộng của tập thể Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, các thành viênkhác của Uỷ ban nhân dân và của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhândân.

Nhiệm vụ, quyền hạn:

 Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bảncủa cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấpnhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế – xã hội,củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn

 Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, gópphần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhànước từ trung ương tới cơ sở

 Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp,luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủcủa nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống cácbiểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô tráchnhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máychính quyền địa phương

Câu 46: Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân

Trả lời

Nguyên tắc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

1 Bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy bannhân dân và bảo đảm tính thống nhất, thông suốt về quản lý ngành, lĩnh vựccông tác từ Trung ương đến cơ sở

2 Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; bảo đảm tinh gọn, hợp lý,hiệu quả; không nhất thiết ở cấp tỉnh có sở nào thì cấp huyện có tổ chức tươngứng

3. Phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính và điều kiện tự nhiên, dân số,tình hình phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cáchhành chính nhà nước

4 Không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với các tổ chức của các

Bộ, sở

Vị trí và chức năng của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

1 Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân là cơ quan tham mưu, giúp Ủyban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thựchiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân và

Trang 40

theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý củangành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.

2 Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổchức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân , đồng thời chịu sự chỉ đạo,kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

1 Trình Ủy ban nhân dân ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạchdài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cácnhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước đượcgiao

2 Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi đượcphê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnhvực thuộc phạm vi quản lý được giao

3 Giúp Ủy ban nhân dân thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định,đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của

cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủyban nhân dân

4 Giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh

tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc cáclĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật

5 Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyênmôn cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)

6. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thôngtin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của

cơ quan chuyên môn

7 Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thựchiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân và sở quản lýngành, lĩnh vực

8 Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cánhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tốcáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phâncông của Ủy ban nhân dân

9 Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãingộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đốivới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lýcủa cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật, theo phân công của Ủyban nhân dân

Ngày đăng: 14/02/2019, 19:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w