1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu hỏi nhận định đúng sai môn luật hành chính (có đáp án)

36 1,8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 132,32 KB

Nội dung

câu hỏi và đáp án môn luật hành chính, bài tập tình huống luật hành chính có đáp án, luật hành chính 1, đề cương ôn tập môn luật hành chính, 180 câu hỏi bán trắc nghiệm môn luật hành chính kèm giải thích phần 2, 66 câu hỏi môn luật hành chính có đáp án, luật hành chính 2, de thi luat hanh chinh, nhận định đúng sai luật hành chính, nhận định đúng sai môn luật hành chính việt nam, nhận định đúng sai luật hành chính đô thị, câu hỏi và đáp án môn luật hành chính

Trang 1

CÂU H I NH N Đ NH ĐÚNG SAI MÔN ỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI MÔN ẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI MÔN ỊNH ĐÚNG SAI MÔN

Trang 2

3 Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Hành chính là phương pháp mệnh lệnh Đơn Phương.

ĐÚNG – Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnhđơn phương

4 Luật hành chính và luật hình sự không có liên quan gì nhau.

SAI – Có nhiều mối quan hệ đan xen với nhau với ví dụ: buôn lậu ở cấp độ nhỏ thì viphạm hành chính, còn với số lượng lớn nhiều lần hoặc tái phạm thì bị vi phạm hình sự

5 Tập quán có thể được sử dụng để giải quyết trong quan hệ pháp luật hành chính.

SAI – Chỉ có quy phạm pháp luật mới là nguồn của pháp luật hành chính

6 Hệ thống hóa lực hành chính bắt buộc phải thực hiện công tác pháp điển hóa.

SAI – Có tới hai phương pháp là tập hợp hóa và pháp triển Hóa

7 Trong nguyên tắc tập trung dân chủ yếu tố tập trung bao giờ cũng được đề cao hơn yếu tố dân chủ.

SAI – Tập trung dân chủ phải sống hạnh phúc với nhau tập trung phải kết hợp trênnền tảng của dân chủ

8 Nguyên tắc tập trung dân chủ cho thấy sự lãnh đạo tập trung toàn diện tuyệt đối của cấp trên và sự chủ động sáng tạo không giới hạn cấp dưới.

SAI – Sáng tạo trong khuôn khổ của pháp luật

9 Đảng lãnh đạo các cơ quan hành chính Nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước.

SAI – Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua các chủ trương đường lối chính sách

10 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo được hiểu là phải tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo của Đảng.

SAI – Nhà nước quản lý dựa trên cơ sở của pháp luật còn Đảng đưa ra chủ trương vàđường lối

Trang 3

11 Tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước đều hoạt động theo nguyên tắc 2 chiều trực thuộc

SAI – Nguyên tắc này chỉ áp dụng ở cấp địa phương cấp Trung ương không thựchiện theo nguyên tắc nào

12 Nhân dân chỉ có thể tham gia quản lý hành chính Nhà nước bằng cách gián tiếp bầu ra người đại diện cho mình để họ quản lý Nhà nước.

SAI – Nhân Dân cũng có thể trực tiếp quản lý Nhà nước bằng cách thực hiệnquyền khiếu nại tố cáo

13 Khi có quan hệ pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ thì sẽ có pháp chế xã hội chủ nghĩa

SAI – Có pháp luật hoàn chỉnh chỉ là điều kiện cần thiết điều kiện đủ là phải có ýthức chấp hành pháp luật của các thành viên trong xã hội

14 Chủ động sáng tạo của hoạt động hành chính là không giới hạn có.

SAI – Các cơ quan Nhà nước chỉ có quyền chủ động sáng tạo theo khuôn khổ củacác quy định pháp luật

15 Công an tỉnh có quyền thực hiện mọt hình thức quản lý Nhà nước.

SAI – Quý công an tỉnh không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

16 Phương pháp cưỡng chế là phương pháp duy nhất thể hiện sự đặc trưng của hoạt động hành chính Nhà nước.

SAI – Quản lý Nhà nước có 7 phương pháp (liệt kê)

17 Trong trường hợp đối tượng quản lý tự giác thực hiện các nghĩa vụ của mình Nhà nước không cần các phương pháp quản lý.

SAI – Vẫn còn phương pháp kiểm tra phương pháp kinh tế

18 Hình thức ban hành văn bản áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện bởi các

cơ quan hành chính Nhà nước.

SAI – Các cơ quan Tư pháp lập pháp điều ban hành

Trang 4

19 Phương pháp cưỡng chế tác dụng khi các phương pháp quản lý khác tỏ ra không hiệu quả cao.

SAI – Phương pháp cưỡng chế áp dụng kể cả khi đối tượng không có hành vi viphạm pháp luật nhằm vào mục đích ngăn ngừa và bảo vệ

20 Bắc kỳ hình thức hoạt động hành chính nào cũng mang tính pháp lý.

SAI – còn có nhiều hình thức không mang tính pháp lý như hợp tuần, tháng, hợp quychế dân chủ

21 Mọi quyết định hành chính đều có đối tượng áp dụng cụ thể cá biệt.

SAI – quyết định hành chính chia làm 3 loại trong đó chỉ có quyết định cá biệt mới

có đối tượng áp dụng cụ thể và cá biệt

22 Mọi quyết định hành chính đều là đối tượng khởi kiện tại Tòa án hành chính.

SAI – quyết định hành chính gồm 3 loại chỉ đạo quy phạm cá biệt và chỉ có quyếtđịnh cá biệt nó bị khởi kiện tại Tòa án

23 Không phải các quyết định hành chính đều được ban hành theo một trình tự thủ tục như nhau

ĐÚNG – các quyết định hành chính thể hiện bằng nhiều cách khác nhau nên cónhững trình tự thủ tụckhác nhau

24 Một quyết định hành chính chỉ phát sinh nhiều lần Khi đồng thời đảm bảo tính hợp pháp và tính hợp lý.

SAI – Quyết định hành chính đảm bảo tính hợp pháp nếu có xung đột về tính hợppháp và hợp lý thì tính hợp pháp được ưu tiên thực hiện

25 Một quyết định hành chính đảm bảo tính hợp lý chỉ cần nói được ban hành đúng thẩm quyền.

SAI – Tính hợp lý phải được bảo đảm đúng thẩm quyền và hài hòa giữa các nhóm lợiích đảm bảo tính toàn diện ngôn ngữ và văn phong

Trang 5

26 Nghị quyết của chính phủ là quyết định hành chính quy phạm

SAI – Nghị quyết của chính phủ là quyết định hành chính chủ đạo

27 Nghị quyết của chính phủ luôn luôn được ban hành để hướng dẫn các văn bản luật chuyên ngành.

SAI – Nghị quyết chính phủ có 2 loại loại hướng dẫn luật gọi là thứ phát và lợi tiênphát ban hành những quy định trực tiếp các mối quan hệ xã hội khi chưa có luật điềuchỉnh

28 Mọi quyết định xử vi phạm hành chính là quyết định quy phạm.

SAI – Đây là quyết định cá biệt

29 Mọi cơ quan Nhà nước đều có quyền ban hành quyết định hành chính.

SAI – Chỉ có các cơ quan hành chính và các cơ quan khác được ủy quyền mới đượcban hành các cơ quan khác phải được trao quyền quản lý hành chính mới được ban hành

30 Quyết định hành chính bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản.

SAI – Quyết định hành chính được thể hiện dưới dạng tín hiệu còi hiệu HV hànhchính

31 Quyết định hành chính là quyết định pháp luật.

ĐÚNG – Quyết định pháp luật gồm cả quyết định lập pháp hành pháp và tư pháp

32 Quyết định pháp luật là quyết định hành chính.

SAI – Quyết định pháp luật bao gồm cả quyết định lập pháp hành pháp và tư pháp

33 Quyết định hành chính bắt buộc phải chứa đựng quy tắc xử sự chung.

SAI – Chỉ có quyết định quy phạm mới chứa đựng quy tắc xử sự chung

34 Tất cả các quyết định hành chính đều phải được đăng công báo.

SAI – Chỉ có quyết định quy phạm của các cơ quan trung ương ban hành mớiđăng công báo

Trang 6

35 Chỉ có cơ quan hành chính Nhà nước mới là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính.

SAI – Các cơ quan Nhà nước khác, tổ chức xã hội cá nhân cũng có thể trở thành chủthể thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp được trao quyền

36 Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính có mối quan hệ bình đẳng nhau.

SAI – đây là quan hệ bất bình đẳng về chủ thể tham gia thủ tục hành chính có quyềnđơn phương ban hành quy định hành chính bắt buộc chủ thể tham gia phải thực hiện

37 Cơ quan hành chính Nhà nước không bao giờ là chủ thể tham gia thủ tục hành chính hiện.

SAI – Cơ quan hành chính Nhà nước trong mối quan hệ có công quyền cũng có thểtrở thành Chủ thể tham gia thủ tục hành chính

38 Chỉ có cơ quan hành chính Nhà nước mới có quyền yêu cầu hình thành nên quan hệ pháp luật thủ tục hành chính

SAI – Quan hệ pháp luật thủ tục hành chính có thể hình thành do đề nghị hợp phápcủa bất kỳ chủ thể nào

39 Sự kiện pháp lý là sự kiện thực tế phát sinh do sự mong muốn của các chủ thể trong thủ tục hành chính.

SAI – Sự kiện pháp luật gồm hai loại ý chí và phi lý trí và chỉ có sự kiện gì mới là sựmong muốn của các chủ thể

40 Khi có sự kiện pháp lý thì sẽ có quan hệ pháp luật thủ tục hành chính.

SAI – Quan hệ pháp luật thủ tục hành chính chỉ xuất hiện khi thỏa mãn 3 điều kiệnquy phạm pháp luật sự kiện pháp Lý năng lực pháp luật và năng lực hành vi nếu thiếumột trong ba thì quan hệ pháp luật tố tụng hành chính không hình thành

Trang 7

41 Quyết định hành chính do Cơ quan hành chính Nhà nước ban hành có thể

áp dụng ở nước ngoài.

ĐÚNG – Vì quyết định hành chính quy phạm của Chính phủ,Thủ tướng chính phủban hành có thể được áp dụng ở nước ngoài VD: Áp dụng hôn nhân giữa công dân ViệtNam với người nước ngoài thì công dân Việt Nam phải đến cơ quan ngoại giao (Đại sứquán hoặc lãnh sự quán của Việt Nam để thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết khi kếthôn)

42 Chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính thì đồng thời có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

SAI – Chỉ những chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định mới được cưỡng chếthi hành QĐXP vi phạm hành chính còn thẩm quyền xử phạt được pháp luật quy địnhgồm nhiều chủ thể VD chiến sĩ CAND, công chức ngành thuế, thanh tra viên chuyênngành … khi thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng họkhông có thẩm quyền cưỡng chế thi hành QĐXP đó

43 Quan hệ giữa Cơ quan hành chính Nhà nước và cá nhân luôn là quan hệ pháp luật hành chính.

SAI – có những quan hệ pháp luật khác như quan hệ dân sự; quan hệ tố tụng tronggiải quyết vụ án hành chính, VD: UBND tỉnh A tham gia vụ án hành chính với tư cách làngười bị kiện

44 Trang vật phương tiện sử dụng vào vi phạm hành chính luôn bị tịch thu để xung vào công quĩ Nhà nước.

SAI – Theo quy định của pháp luật thì không tịch thu để sung vào công quỹ Nhànước các tang vật phương tiện như hàng giả, hàng kém chất lượng, tang vật không đủ cáctiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam mà phải tiêu huỷ chúng Đồngthời pháp luật cũng quy định không tịch thu tang vật, phương tiện thuộc quyền sởhữu hợp pháp của cá nhân tổ chức khác bị chủ thể vi phạm hành chính sử dụng hoặcchếm đoạt trái phép Đ126 Luật Xử lý vi phạm hành chính

Trang 8

45 Khi hết thời hiệu xử phạt hành chính, người có thẩm quyền không được áp dụng bất kỳ biện pháp cưỡng chế hành chính nào.

SAI – Theo quy định của pháp luật nếu hết thời hiệu XPhành chính thì người cóthẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế khắc phục hậu quả do vi phạm hànhchính gây ra như tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi cây trồnghoặc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép Đ65 Luật Xử lý vi phạm hành chính

46 Cán bộ, công chức chỉ phải thực hiện theo những quy định của pháp luật về cán bộ côg chức khi đang còn là cán bộ công chức.

SAI – Khoản 2 Điều 19 Luật Cán bộ công chức có quy định: “2 Cán bộ, công chức

làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật Nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.”

47 Tổ chức xã hội nghề nghiệp là tổ chức gồm những người cùng nghề nghiệp

và giúp đỡ nhau hoạt động của hội.

SAI – Tổ chức xã hội nghề nghiệp là loại hình tổ chức xã hội do Nhà nước sáng kiếnthành lập được hình thành theo quy định của Nhà nước Muốn trở thành thành viên của tổchức xã hội nghề nghiệp phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện do Nhà nước quy định.Hoạt động nghề nghiệp của các tổ chức xã hội này đặt dưới sự quản lý của các cơ quanNhà nước có thẩm quyền 1 Số tổ chức xã hội nghề nghiệp như: Trung tâm trọng tài,đoàn luật sư,…

Trong câu khẳng định trên đã nói: tổ chức xã hội nghề nghiệp “là” tổ chức gồm… Do

đó sai rồi, vì định nghĩa giáo trình đã nêu rõ cái quan trọng là phải do Nhà nước sáng kiếnthành lập Ở đây câu khẳng định trên chắc như đinh đóng cột là câu định nghĩa rồi Đãng

lẽ nó nên nói: Trong tổ chức xã hội nghề nghiệp thì bao gồm:… Mới là ĐÚNG –

Trang 9

48 Không phải mọi trường hợp kỷ luật vi phạm hành chính đều phải thành lập hội đồng kỷ luật.

ĐÚNG – Theo khoản 2 điều 17 NĐ 34/ 2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đốivới công chức quy định:

2 Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật:

a) Công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo; b) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xem xét xử lý kỷ luật khi đã có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Ban Chấp hành Trung ương.

49 Biện pháp xử lí hành chính khác chỉ áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra.

SAI – Các biện pháp xử lí hành chính khác không phải chỉ áp dụng khi có vi phạmhành chính xảy ra Tại khoản Điều 24 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã quy địnhthì áp dụng biện pháp xử lí hành chính khác đối với: “A) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự”

Vậy ở đây đã quá rõ là có trường hợp do vi phạm hình sự chứ không phải vi phạmhành chính

50 Công chức đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự được xin thôi việc

SAI – Thôi việc được hiểu là sự chấm dứt việc làm tại môt vị trí nào đó Tại Điều 59Luật cán bộ công chức đã chỉ rõ những trường hợp công chức được hưởng chế độ thôiviệc Trong đó khoản 3 Điều 59 quy định rõ “Không giải quyết thôi việc đối với côngchức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.” Vậy đốivới những công chức đang bị truy cứu TNHS thì sẽ không được xin thôi việc

Trang 10

51 Hành vi pháp lí hành chính hợp pháp không phải là sự kiện pháp lí hành chính làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính

SAI – Sự kiện pháp lí hành chính là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thayđổi hay chấm dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổihoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính

Những hành vi pháp lí hành chính hợp pháp có thể là sự kiện pháp lí hành chính làmphát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính Ta có thể thấy ví dụ như:Việc nhận con nuôi (hành vi hợp pháp khi tuân thủ luật nuôi con nuôi do CP ban hành)thì sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa trẻđược nhận nuôi

Các cậu có thể lấy ví dụ về việc công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo thì antoàn hơn vì giáo trình có ghi:D còn cái ví dụ trên là tớ liên miên lan man tìn đâu ra ấy nênkhông dám khẳng định đúng nhé Ai thấy hợp lí thì dùng

52 Mọi tổ chức xã hội đều có điều lệ

ĐÚNG – Tổ chức xã hôi là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức ViệtNam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ không vì lợinhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản

lý Nhà nước, quản lý xã hội

Ngay khái niệm đã nêu rõ tổ chức xã hội hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ Do

đó khẳng định trên là đúng (Theo tớ là vậy vì các bạn có thể giải thích là giáo trình đãđịnh nghĩa thế, ở đây lại có câu: “Hoạt động theo luật và theo điều lệ”, chữ và ở đây tức

là phải có cả 2 rồi)

Có quan điểm bảo là có những tổ chức tự quản không có điều lệ Tớ thấy cái này sao

mà nghi nghi do tớ không thấy giáo trình ghi mà cũng chẳng biết ở đâu ghi cái đó tìm nên

tớ làm theo giáo trình bạn nào có ý định chắc chắn thì tìm xem:D

Trang 11

53 Mọi cơ quan hành chính đều tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều

SAI – Nguyên tắc phụ thuộc 2 chiều được hiểu là sự phụ thuộc ở cả hai mặt tổ chức

và hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước được pháp luật quy định một cách cụ thể.Nguyên tắc phụ thuộc 2 chiều đều được thực hiện bởi các cơ quan hành chính Nhà nước

ở địa phương nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước và lợi ích củađịa phương giữa lợi ích ngành với lợi ích vùng lãnh thổ

Điều này không đúng với tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước Ta có thể lấy ví

dụ như đối với cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương như giữa các bộ và ChínhPhủ Ở đây các bộ ngang nhau không phụ thuộc nhau về mặt tổ chức, do các bộ đượcthành lập hoặc bãi bỏ bởi đề nghị của thủ tướng cp lên quốc hội (Điều 20 luật tổ chức cp)

Và các bộ chỉ có quyền kiến nghị với những quy định trái pháp luật của các bộ khác, nếucác bộ đó không nhất trí thì phải trình lên thủ tướng quyết định (Điều 25 luật tổ chứcChính phủ 2001)

Rõ ràng ta thấy ví dụ trên đã thể hiện rằng không có mối phụ thuộc 2 chiều Do đó ta

có thể khẳng định khẳng định trên là sai vì chỉ cần 1 trường hợp sai là cả khẳng định trênsai

(Nếu bạn nào nói là các cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương không hđ theonguyên tắc 2 chiều thì tớ không dám đảm bảo do giáo trình không khẳng định thế nênđừng phán bừa Dẫu biết giáo trình nhiều khi sai nhưng ta vẫn phải làm theo biết saođược vì chẳng biết rõ mà)

54 Luật viên chức được thành lập theo thủ tục hành chính.

SAI – Thủ tục hành chính là tổng thể các quy phạm bắt buộc phải tuân theo khi tiếnhành thành lập, thay đổi, giải thể, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phạm vi hoạtđộng của các tổ chức, khi ban hành các văn bản hành chính, khi thực hiện các hành vihành chính; khi các công dân, các tổ chức quần chúng xã hội tiến hành những công việcđòi hỏi có sự chứng kiến, chứng nhận, giúp đỡ, can thiệp của các cơ quan và cán bộ, nhânviên nhà nước

Trang 12

Luật viên chức do Quốc hội ban hành theo thủ tục lập pháp.

55 Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật hành chính như nhau.

SAI – Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởngnhững quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí hành chính nhất định do Nhà nướcquy định Có một số trường hợp năng lực pháp luật hành chính của 1 số cá nhân bị Nhànước hạn chế Ví dụ: Người phạm tội có thể bị Tòa án áp dụng hình phạt bộ sung: Cấmđảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (khoản 2 Điều 28BLHS năm 1999– Trích giáo trình luật hành chính trang 70)

56 Các chủ thể có thẩm quyền phạt hành chính thì đều có thể áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.

SAI – Mọi người giở chương thẩm quyền xử phạt hành chính và chương các biệnpháp xử lý hành chính khác ra lấy căn cứ pháp lý rồi lấy ví dụ anh chiến sĩ cảnh sát cóthẩm quyền xử phạt nhưng không có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chínhkhác ấy (Thường là anh chiến sĩ công an vì anh này chức bé, các bạn chắc chắn thì nhìn

kỹ xem điều luật ấy nhé không nhầm tờ không chịu trách nhiệm)

57 Tất cả mọi trường hợp bị phạt tiền đều được nộp tiền phạt nhiều lần.

SAI – Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định khi có đầy đủ các điềukiện được nêu thì mới nộp phạt tiền nhiều lần

58 Công chức không phải chịu trách nhiệm khi thi hành quyết định hành chính

mà đã báo cáo với cấp có thẩm quyền về tính trái pháp luật của quyết định.

ĐÚNG – Theo như khoản 5 điều 9 Luật cán bộ công chức đã quy định rõ vấn đềnày

59 Luật cán bộ công chức là quyết định hành chính.

Sai: Vì quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quảcủa sự thể hiện ý chí quyền lực của Nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thểđược thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước tiếnhành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm

Trang 13

đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc

đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản

lý hành chính Nhà nước

Một trong những đặc điểm của quyết định hành chính đó là tính dưới luật Quyếtđịnh hành chính do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính Nhà nước banhành là những văn bản dưới luật nhằm thi hành luật

Do đó khẳng định trên chắc chắn SAI –

60 Tất cả các văn bản pháp luật đều là nguồn của luật hành chính.

SAI – Nguồn của luật hành chính là các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quanNhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, cónội dung là các quy phạm pháp luật hành chính, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với cácđối tượng liên quan và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước

Nguồn của luật hành chính phải là các văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng 1phần hoặc chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính mới là nguồn của luật hành chính

Trang 14

63 Luật Cán bộ công chức vừa là luật hành chính vừa là quyết định hành chính

SAI – Vì đặc điểm của quyết định hành chính là tính dưới luật Luật cán bộ côngchức không thể là quyết định hành chính

64 Tổ chức xã hội không được hoạt động vì lợi nhuận

ĐÚNG – Định nghĩa tổ chức xã hội Ở đây liên quan tới lợi nhuận nên mọi người để

ý chữ “vì” nhé Giống kiểu: Mục đích học tập của anh là gì – muốn 1 tương lai không thilại, mục đích kiếm tiền của anh là gì – muốn tiêu thoải mái.:v Nên chữ vì ở đây gắn vớimục đích do tớ nghĩ nó liên quan tới lợi ích và những cái thúc đẩy con người làm Nênnói “vì lợi nhuận” – tức là hđ với mục đích lợi nhuận rồi Do đó khẳng định trên đúng vì

nó nói “không được hđ vì lợi nhuận”

65 Các quan hệ mà có một bên chủ thể là cơ quan hành chính thì đều là quan

hệ pháp luật hành chính

SAI – Quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ pháp luật phát sinh trong hoạtđộng quản lý hành chính Nhà nước Quan hệ giữa cơ quan hành chính Nhà nước và bêncòn lại có thể là các quan hệ như quan hệ dân sự, quan hệ lao động… Ví dụ như việc các

cơ quan hành chính Nhà nước mua sắm trang thiết bị phục vụ công việc của cơ quan đóchẳng hạn với người công dân Thì đó là quan hệ dân sự – quan hệ dựa trên sự thỏathuận, bình đẳng

66 Thủ tục hành chính được thực hiện trong mọi hoạt động của cơ quan Nhà nước.

Thủ tục là cách thức tiến hàn một công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quyđịnh của Nhà nước Thủ tục được quy định bởi các hoạt động quản lý do đó có 3 loại thủtục Thủ tục lập pháp, thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp

Thủ tục lập pháp là thủ tục làm hiến pháp và làm luật do các chủ thể sử dụng quyềnlập pháp tiến hành

Thủ tục tư pháp là thủ tục giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động,kinh tế do các chủ thể sử dụng quyền tư pháp tiến hành

Trang 15

Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiên hoạt động quản lý hành chính Nhànước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính bao gồm trình tự, nộidung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết cáccông việc của quản lý hành chính Nhà nước.

Vì vậy khẳng định trên là sai do không phải thủ tục hành chính được thực hiện trongmọi hoạt động của cơ quan Nhà nước Có những hoạt động được các cơ quan Nhà nướcthực hiện nhưng thuộc về phạm vi của thủ tục lập pháp hoặc thủ tục tư pháp

67 Hết thời hạn 1 năm khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người bị xử phạt sẽ không phải thực hiện quyết định này nữa.

SAI – Điều 69 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002 đã nói rõ có 1 số trườnghợp … Đọc để rõ hơn

68 Văn phòng chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước

ĐÚNG – Văn phòng chính phủ là 1 trong 4 cơ quan ngang bộ Trong hệ thống cơquan hành chính: Ở cấp trung ương bao gồm chính phủ các bộ và cơ quan ngang bộ (18

bộ và 4 cơ quan ngang bộ)

Ngoài lề nếu muốn tìm hiểu thêm: Ở địa phương là các Ủy ban nhân dân và 1 số cơquan hành chính theo ngành tại địa phương bao gồm các cơ quan chuyên môn của UBND

và cơ quan đại diện của bộ ở địa phương.Các cơ quan đại diện của các Bộ tại địa phương bao gồm các cục và chi cục Chẳng hạnnhư Tổng cục Thống kê có các đại diện tại các tỉnh là cục thống kê tỉnh, tại các huyện làchi cục thống kê

69 Ban thanh tra nhân dân là đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính

SAI – Ban thanh tra nhân dân thuộc tổ chức tự quản vì vậy không phải cơ sở trựcthuộc cơ quan hành chính

Trang 16

70 Trong mọi trường hợp không xử phạt tiền ở mức cao nhất đối với người chưa thành niên phạm tội

ĐÚNG – Áp dụng khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính

71 Quan hệ pháp luật hành chính không hình thành giữa hai cá nhân công dân

SAI – Quan hệ pháp luật hành chính có thể hình thành khi 1 bên sử dụng quyền lựcNhà nước Ở đây cá nhân công dân có thể là đối tượng được Nhà nước trao quyền quản lýhành chính Nhà nước trong 1 số trường hợp cụ thể Vì vậy khẳng định trên là sai do vẫn

có thể giữa 2 cá nhân công dân đó có 1 bên sử dụng quyền lực Nhà nước trong trườnghợp cụ thể đối với công dân còn lại kia để thực hiện việc quản lý hành chính Nhà nướctrong trường hợp cụ thể được Nhà nước giao phó (Ví dụ trường hợp cơ trưởng của máybay khi máy bay đã rời sân bay)

72 Khi một cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền

73 Công dân thực hiện nghĩa vụ trong quản lý hành chính Nhà nước là sự kiện pháp lý.

SAI – Có những hành vi thực hiện nghĩa vụ không phải là sự kiện pháp lí (sự kiệnpháp lí bao gồm sự biến và hành vi, sự phát sinh, chấm dứt của chúng làm cơ sở phátsinh, chấm dứt 1 quan hệ pháp luật nào đó) Có những hành vi thực hiện nghĩa vụ trong

Trang 17

quản lý hành chính Nhà nước nhưng không làm phát sinh quan hệ pháp luật, ví dụ: đội

mũ bảo hiểm khi đi xe máy…

74 Các biện pháp cưỡng chế hành chính chỉ áp dụng cho vi phạm hành chính.

SAI – Cưỡng chế Nhà nước xã hội chủ nghĩa là cưỡng chế của đa số đối với thiểu số

và được áp dụng trong giới hạn do pháp luật quy định 1 cách chặt chẽ Đó là bạo lực dựatrên cơ sở pháp luật, vừa đảm bảo việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, kỷ luật Nhànước đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân, cơ quan, tổ chức có liênquan Có 4 loại cưỡng chế Nhà nước bao gồm: Cưỡng chế hình sự, dân sự, kỷ luật, hànhchính

Cưỡng chế hành chính là biện pháp cưỡng chế Nhà nước do các cơ quan và người cóthẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hànhchính hoặc đối với một số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích ngăn chặn hay phòngngừa vì lí do an ninh quốc phòng hoặc lợi ích quốc gia

Vậy có 1 số trường hợp cưỡng chế hành chính áp dụng cho một số cá nhân, tổ chứcnhất định với mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa vì lí do an ninh quốc phòng hoặc lợiích quốc gia Ví dụ như: Tạm giữngười, trưng dụng, trưng mua

75 Bộ trưởng là công chức

SAI – Điều 4 Luật cán bộ công chức có quy định rõ:

1 Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọichung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấphuyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xãhội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân màkhông phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan,đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và

Trang 18

trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp cônglập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đối với công chức trong bộmáy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng là cán bộ, vì bộ trưởng theo quy định của luật tổ chức chính phủ thì: ”Thủtướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và từchức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Căn cứ vào nghịquyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từchức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.”

Bộ trưởng làm việc theo nhiệm kì, trong biên chế và hưởng lương theo ngân sáchNhà nước (không thấy luật đâu ra quy định đoạn biên chế, hưởng lương nhưng cứ phánbừa theo định nghĩa cán bộ đi vì chắc chắn là cán bộ mà) Do đó bộ trưởng là cán bộ chứkhông phải công chức Nên khẳng định trên sai

76 Mọi hành vi trái pháp luật hành chính đều là vi phạm pháp luật hành chính

SAI – Vì vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ýhoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự

và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính Để xác định 1 hành vi có phải

vi phạm hành chính không cần xác định các dấu hiệu pháp lí của các yếu tố cấu thành viphạm pháp luật này Các yếu tố đó được quy định trong văn bản pháp luật quy định về viphạm hành chính Chủ yếu vi phạm hành chính được cấu thành bởi 4 yếu tố: Mặt kháchquan, chủ thể, mặt chủ quan và khách thể

Có những hành vi trái pháp luật hành chính nhưng ở mức độ khác nhau có thể là viphạm khác, như hành vi buôn lậu ở mức độ khác nhau thì có thể là vi phạm hình sự hoặc

vi phạm hành chính Nên có thể khẳng định rằng nhận định trên là sai

77 Áp dụng pháp luật là nghĩa vụ của tất cả công dân Việt Nam

SAI – Áp dụng pháp luật là họat động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc cánhân, tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền vận dụng những quy phạm pháp luật

Ngày đăng: 04/04/2019, 15:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w