1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu công thức son bóng hệ nước dầu dùng màu thực phẩm

78 431 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,86 MB

Nội dung

Để bảo vệ bản thân nên sử dụng loại son môi có các thành phần từ thiên nhiên và không chứa chì, parabens, petroleum, retinol palmitate, hương liệu tổng hợp và kem chống nắng hóa học gây

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ,

đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Hà Thị Hải Yến người đã tận tình

hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài Em cũng xin chân thành cảm

ơn các thầy cô giáo trong trường Đại Học Nha Trang nói chung và các thầy cô trong

bộ môn Công nghệ kỹ thuật hóa học nói riêng đã dạy dỗ cho em kiến thức về các

môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em có được cơ sở lý thuyết

vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập

Bên cạnh đó em cũng xin chân thành cảm ơn phòng thí nghiệm hóa học –

Trường Đại Học Nha Trang đã tạo mọi điều kiện cho em thực hiện đề tài này

Mặc dù đã cố gắng nhiều, tuy nhiên do các điều kiện khách quan và năng lực tiếp

thu còn hạn chế nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô góp ý để bài

báo cáo của em hoàn thiện hơn

Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy cô,gia đình và bạn bè

đã tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt bốn năm trên giảng

đường đại học

Nha Trang, ngày 05 tháng 07 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Trương Ánh Minh

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ix

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục đích nghiên cứu 2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4.Phương pháp nghiên cứu 2

5.Ý nghĩa, thực tiễn của đề tài 3

6.Cấu trúc của đồ án 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4

1.1.GIỚI THIỆU VỀ SON MÔI 4

1.1.1.Lịch sử hình thành son môi 4

1.1.2.Phân loại son môi 5

1.1.3.Thành phần các loại son môi 7

1.1.4.Tại sao phải dùng son có độ dưỡng ẩm cao 8

1.2.HỆ NHŨ TƯƠNG 9

1.2.1.Giới thiệu 9

Trang 6

1.2.3.Sự ổn định hệ nhũ 10

1.2.4.Chỉ số HLB 11

2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 13

2.1.1.Thành phần nền cho sản phẩm 13

2.1.1.1.Sáp (Wax) 13

2.1.1.2.Thông số các loại sáp 17

2.1.1.3.Dầu nền 19

2.1.1.4.Thông số các loại dầu 24

2.1.1.5.Bơ 25

2.1.1.6.Thông số các loại bơ 27

2.1.2.Màu thực phẩm 27

2.1.3.H2O 28

2.1.4.Các chất nhũ hóa (Chất hoạt động bề mặt) 28

2.1.4.1.Span 80 (Sorbitan Monooleate) 28

2.1.4.2.Tween 80 (Polysorbate 80) 29

2.1.4.3.Thông số của Span 80 và Tween 80 29

2.1.5.Các chất phụ gia trong son môi 30

2.1.5.1.Collagen 30

2.1.5.2.Chất làm mềm 30

2.1.5.3.Chất chống oxy hóa 31

2.1.5.4.Chất bảo quản 31

2.1.5.5.Hương 32

2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.2.1 Quy trình làm son 33

Trang 7

2.2.2.Bố trí thí nghiệm 34

2.2.3.Phương pháp phân tích tính chất son bóng hệ W/O 36

2.2.4.Xử lý số liệu 37

3.1.KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG NƯỚC VÀ CHẤT NHŨ HÓA 38

3.1.1.Khảo sát công thức chứa 10% H2O trọng lượng 38

3.1.2.Khảo sát công thức chứa 20% H2O trọng lượng 39

3.1.3.Khảo sát công thức chứa 30% H2O trọng lượng 40

3.1.4.Khảo sát công thức chứa 40%H2O trọng lượng 42

3.1.5.Kết luận 43

3.2.KHẢO SÁT TỈ LỆ CÁC THÀNH PHẦN TRONG SON MÔI 43

3.2.1.Khảo sát tỉ lệ phôi 44

3.2.2.Khảo sát các loại bơ khác nhau 46

3.2.3.Khảo sát chất làm mềm 48

3.2.4.Bước đầu khảo sát chất bảo quản 50

3.3.ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN SẢN PHẨM 52

3.4.ĐO NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY 53

3.5.ĐỘ BỀN CỦA SON MÔI HỆ NƯỚC/DẦU 54

3.6.ĐO VẾT CẮT 55

3.7.ĐO pH 55

3.8.ĐO CHỈ TIÊU VI SINH 56

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

4.1.KẾT LUẬN 59

4.2.KIẾN NGHỊ 59

Trang 8

PHỤ LỤC 1: CÁCH TIẾN HÀNH ĐO VẾT CẮT 62 PHỤ LỤC 2: BẢNG THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ MÀU THỰC PHẨM 63 PHỤ LỤC 3: THÔNG SỐ MÁY ĐO pH ORION – MODEL 420A 64 PHỤ LỤC 4: THEO TIÊU CHUẨN ASEAN GIỚI HẠN VI SINH VẬT TRONG

MỸ PHẨM 64

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HLB Hydrophilie - Lipophilie balance

pH Potential of hdrogen

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

BẢNG 1.1 Danh sách thành phần son môi thương mại 7

BẢNG 1.2 Ví dụ hệ nhũ tương W/O và O/W 10

BẢNG 1.3.Hệ thống HLB 12

BẢNG 2.1 Thông số các loại sáp 17

BẢNG 2.2 Giá trị dinh dưỡng dầu oliu 19

BẢNG 2.3 Giá trị dinh dưỡng dầu dừa 21

BẢNG 2.4 Thành phần hóa học dầu thầu dầu 23

BẢNG 2.5 Thông số các loại sáp 24

BẢNG 2.6 Thông số của bơ 27

BẢNG 2.7 Thông số chất nhũ hóa 29

BẢNG 3.1 Khảo sát công thức chứa 10% H2O trọng lượng 38

BẢNG 3.2 Khảo sát công thức chứa 20% H2O trọng lượng 39

BẢNG 3.3 Khảo sát công thức chứa 30% H2O trọng lượng 41

BẢNG 3.4 Khảo sát công thức chứa 40% H2O trọng lượng 42

BẢNG 3.5 Tỷ lệ màu và collagen trong pha nước 44

BẢNG 3.6 Khảo sát tỉ lệ phôi 44

BẢNG 3.7 Khảo sát các loại bơ khác nhau 46

BẢNG 3.8 Khảo sát chất làm mềm 48

BẢNG 3.9 Bước đầu khảo sát chất bảo quản 50

BẢNG 3.10.Bảng thông số mẫu son thành phẩm 51

BẢNG 3.10 Kết quả phân tích vi sinh sản phẩm sau 3 ngày 57

BẢNG 3.11 Kết quả phân tích vi sinh sản phẩm sau 2 tuần 57

BẢNG PL.4 Giới hạn vi sinh vật trong mỹ phẩm 64

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Nữ hoàng Nefertiti của Ai Cập 4

Hình 1.2 (a) Son tint (b)Son lì (c)Son kem (d)Son dưỡng (e)Son bóng (f)Son nhũ 7

Hình 1.3 Cấu trúc của môi 8

Hình 1.4 Hệ nước trong dầu (W/O) và dầu trong nước (O/W) 10

Hình 1.5 Sự ổn định hệ nhũ 11

Hình 2.1 (a) Tổ ong (b) Sáp ong 13

Hình 2.2 Công thức hóa học gần đúng của sáp ong 14

Hình 2.3 (a) Lá cây Candelilla (b) sáp candelilla 15

Hình 2.4 (a)Lá cây cọ (b) sáp carnauba 16

Hình 2.5 Sáp đậu nành 17

Hình 2.6 Dầu oliu 19

Hình 2.7 Dầu dừa 21

Hình 2.8 Dầu Castor 22

Hình 2.9 Cấu trúc thành phần chính của dầu thầu dầu 24

Hình 2.10 Bơ xoài 25

Hình 2.11 Bơ shea 27

Hình 2.12 Màu thực phẩm 28

Hình 2.13 Span 80 và cấu trúc phân tử 29

Hình 2.14 Tween 80 và cấu trúc phân tử 29

Hình 2.15 Cấu trúc phân tử Vitamin E 31

Hình 2.16 Cấu trúc phân tử Natri Benzoat 32

Trang 12

Hình 2.18 (a)Phôi son được đun cách dầu (b)Đồng hóa hỗn hợp ở mức 1, 11000

vòng/phút 34

Hình 2.19 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 35

Hình 2.20 Máy đo pH để bàn Orion – Model 420A 37

Hình 3.1 Các mẫu son chứa 10% H2O trọng lượng 39

Hình 3.2 Các mẫu son chứa 20% H2O trọng lượng 40

Hình 3.3 Các mẫu son chứa 30% H2O trọng lượng 41

Hình 3.4 Các mẫu son chứa 40% H2O trọng lượng 43

Hình 3.5 Biểu đồ đánh giá các chỉ tiêu mẫu 1 - 5 45

Hình 3.6 Độ phân tán màu mẫu 1 – 5 45

Hình 3.7 Biểu đồ đánh giá các chỉ tiêu mẫu 6 - 8 47

Hình 3.8 Độ phân tán màu mẫu 6 – 12 47

Hình 3.9 Biểu đồ đánh giá các chỉ tiêu mẫu 13 - 18 49

Hình 3.10 Độ phân tán màu mẫu 13 - 18 49

Hình 3.11 Độ phân tán màu của son thành phẩm 51

Hình 3.12 Bề mặt sản phẩm 52

Hình 3.13 Biểu đồ đánh giá cảm quan sản phẩm của người tiêu dùng 53

Hình 3.14 Biểu đồ nhiệt độ nóng chảy son môi hệ W/O 54

Hình 3.15 (a) Mẫu STP trước khi đặt vào tủ sấy (b)Mẫu STP khi ở tủ sấy 3 tiếng 54

Hình 3.16 Biểu đồ đo vết cắt son môi hệ W/O 55

Hình 3.17 Biểu đồ giá trị pH son hệ W/O 56

Hình PL1.1: Mẫu được đặt dưới dao và tiến hành cắt 62

Hình PL1.2: Xử lý số liệu 62

Hình PL1.3: Biểu đồ mẫu sau khi đo vết cắt 63

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với phái đẹp, đôi môi được coi là điểm nhấn quan trọng nhất trên khuôn mặt Bạn có thể bước ra ngoài với khuôn mặt không trang điểm, nhưng không bao giờ tự tin trước đám đông với một đôi môi tái nhợt thiếu sức sống Dường như son môi đã trở thành vật bất ly thân của phái đẹp Một thỏi son có thể đem lại cho bạn nhiêu điều thú vị

Trong một nghiên cứu được thực hiệnbởi các chuyên gia Đại học California – Berkeley (Mỹ), nếu sử dụng son ở mức độ trung bình thì mỗi ngày phụ nữ có thể ăn khoảng 24 mg son môi Đối với người sử dụng ở mức độ cao, bôi nhiều lần trong ngày có thể ăn hơn 110 mg một ngày Do đó, tính trung bình phụ nữ có thể ăn 1.700g son trong suốt cuộc đời họ [10] Cứ mỗi năm lại có từ 800 đến 900 triệu thỏi son được tiêu thụ trên toàn thế giới Chỉ tính riêng ở Mĩ, hàng năm, cứ một người phụ nữ lại mua trung bình là 8.5 thỏi son

Khác với những vùng da khác trên cơ thể, da môi rất mỏng và khác da mặt ở chỗ

nó không có tuyến nhờn, không có những lớp mô che bảo vệ, ít sắc tố melanin nên khả năng ngăn chặn các tia tử ngoại của mặt trời rất yếu Vì vậy da môi mất độ ẩm nhanh hơn những phần da khác

Những thỏi son màu có thể che đi phần nào những khuyết điểm trên môi, nhưng chúng lại không có tác dụng chăm sóc làn môi Muốn sở hữu vẻ đẹp tự nhiên, vừa muốn chăm sóc cho đôi môi của mình, hãy nghĩ đến những thỏi son bóng có độ dưỡng cao Một đôi môi mềm mại sẽ giúp cho màu son lên màu chuẩn và đều màu nhất

Nhu cầu làm đẹp của phái đẹp là vô tận, do đó hầu hết các dòng son môi bây giờ đều chứa chất dưỡng môi (ngoại trừ các dòng son lì) Bạn sẽ rất dễ dàng chọn được những mẫu son môi đẹp, đa dạng Tuy nhiên cần phải sáng suốt, chọn lựa những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính mình

Trang 14

Để bảo vệ bản thân nên sử dụng loại son môi có các thành phần từ thiên nhiên

và không chứa chì, parabens, petroleum, retinol palmitate, hương liệu tổng hợp và kem chống nắng hóa học gây rối loạn hooc môn, ảnh hưởng trực tiếp đến môi, làm đột biến gen, gây ung thư, viêm da, dị ứng Thay vào đó, hãy chọn son có chứa dầu dừa, jojoba hoặc dầu oliu Tất cả những thành phần này không chỉ ngay lập tức bổ sung dưỡng chất cho đôi môi thêm mềm mại đồng thời còn giúp cho đôi môi hồng lên một cách quyến rũ, tự nhiên

Vì vậy để đáp ứng nhu cầu của phụ nữ thời hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu, tìm tòi cho ra đời một loại son tự nhiên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên và cũng đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng cũng có những thách thức lớn, vì công nghệ đó hầu hết chỉ được nhập từ nước ngoài, giá thành hơi cao Cùng

với xu thế hiện nay em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu công thức son bóng hệ nước/dầu dùng màu thực phẩm” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của mình, tạo ra

các sản phẩm có chất lượng tốt nhất mà không lo ngại về giá cũng như sức khỏe

2 Mục đích nghiên cứu

 Nghiên cứu công thức son bóng hệ nhũ tương nước/dầu dùng màu thực phẩm

 Khảo sát tính chất của son bóng hệ nhũ tương nước/dầu

 Bước đầu khảo sát thời gian bảo quản son bóng hệ nhũ tương nước/ dầu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Chất màu thực phẩm được Bộ y tế - Cục an toàn thực phẩm kiểm nghiệm

 Các chất nhũ hóa: Tween 80, Span 80

 H2O; dầu, sáp có nguồn gốc tự nhiên, chất làm mềm, chất bảo quản an toàn, chất chống oxy hóa tự nhiên, hương

4 Phương pháp nghiên cứu

 Nghiên cứu tỉ lệ H2O, chất nhũ hóa tạo hệ nhũ tương nước/dầu bền tối ưu nhất

 Nghiên cứu, khảo sát tỉ lệ thành phần nguyên liệu

Trang 15

 Đánh giá các chỉ tiêu cảm quan, vết cắt, nóng chảy, pH, vi sinh, độ bền của son môi hệ nước/dầu

5 Ý nghĩa, thực tiễn của đề tài

 Tạo sản phẩm son bóng cung cấp dưỡng chất cho môi nhưng vẫn tạo màu đẹp cho đôi môi

 Tạo hệ nhũ tương nước/dầu bền

Chương 2: ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trang 16

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 GIỚI THIỆU VỀ SON MÔI

1.1.1 Lịch sử hình thành son môi

Hiện tại, son môi đã trở thành là món đồ không thể thiếu của phái đẹp với đủ chủng loại, màu sắc khác nhau Hẳn nhiều người sẽ không khỏi bất ngờ với lịch sử hình thành từ khá lâu đời của son môi và cả một quá trình thăng trầm của loại mỹ

phẩm làm đẹp này

Khoảng năm 3500 trước công nguyên, Nữ hoàng Shubad người Sumer được cho là người đầu tiên sử dụng son môi màu Bà đã làm đẹp cho đôi môi của mình bằng màu sắc được tạo ra từ chì trắng và đá đỏ nghiền vụn

Hình 1.1 Nữ hoàng Nefertiti của Ai Cập

Ở Ai Cập, cả đàn ông lẫn phụ nữ cũng bắt đầu sử dụng son môi, họ xem đây

là một phương tiện để chứng tỏ địa vị xã hội Trong xã hội Hy Lạp cổ đại, son môi (đặc biệt là màu đỏ) chủ yếu là dành cho các kỹ nữ

Giai đoạn sau công nguyên, bắt đầu thời kỳ Trung Cổ, những sự chỉ trích, phê bình về việc sử dụng son môi trở nên phổ biến Tuy nhiên, những loại son có màu sắc nhẹ nhàng như màu trắng hoặc màu hồng vẫn được phép sử dụng ở Anh vì

Trang 17

đây được cho là những màu sắc tượng trưng cho sự tinh khiết Rất nhiều phụ nữ đã tạo ra màu son từ mỡ cừu và nghiền vụn các loại rễ có màu đỏ

Việc sử dụng son từng bị cấm, vào thế kỉ 17, các nhà thờ vốn tin rằng việc trang điểm là một công việc của ma quỷ Một vài năm sau, Quốc hội Anh đã thông qua điều luật quy định nếu bất cứ người phụ nữ nào trang điểm, người đó sẽ bị coi

là phù thủy và phải bị thiêu cho đến chết Nhưng điều đó không thể ngăn cản phụ

nữ tìm đến trang điểm Họ bí mật tự làm đẹp cho bản thân mình

Vào năm 1884, son môi hiện đại đầu tiên trong lịch sử được giới thiệu bởi những nhà sản xuất nước hoa ở Paris Chúng được bọc trong giấy lụa và được làm

từ mỡ hươu, dầu thầu dầu và sáp ong Đến cuối năm 1890, trang điểm được tuyên

bố là hợp pháp và những catalo với quảng cáo son môi đều được xuất bản Son môi trở nên phổ biến và có thể thấy chúng ở khắp mọi nơi

Năm 1940, son môi trở nên vô cùng phổ biến tại Mỹ, thậm chí tới 90% phụ

nữ nước này đều sử dụng son môi Năm 1950 nhà hóa học người Mỹ Hazel Bishop tạo ra loại son môi khó trôi, không nhòe đầu tiên trên thế giới

Năm 1973, công ty mỹ phẩm Bonne Bell ra mắt dòng son môi đầu tiên có mang hương vị với tên gọi Lip Smackers.Tiếp đó, son môi liên tục thay đổi màu sắc tùy theo xu hướng của từng giai đoạn

Những năm 1990, son môi bắt đầu nhắm đến xu hướng tự nhiên bằng cách kết hợp các thành phần và công thức nhẹ nhàng hơn Nhiều loại son có chứa các loại vitamin và thảo dược Loại son môi có tác dụng chống nắng trở nên cực kỳ phổ biến và mang lại nhiều lợi nhuận

Thế kỷ 21, hiện tại son môi đã và đang trở thành món đồ trang điểm không thể thiếu trong túi xách của nhiều phái đẹp

1.1.2 Phân loại son môi

Son dưỡng ẩm có màu hoặc không màu (Lip balm): cung cấp chất dinh dưỡng cho môi, giúp giữ độ ẩm giúp môi chống nứt nẻ

Trang 18

Son bóng (Lip gloss): thường ở dạng gel, có nhiều sắc thái từ trong suốt đến

mờ đục, từ màu kem đặc đến lấp lánh Son bóng thường lên màu khá kém và nhanh trôi khi bôi có cảm giác rít nhưng cảm giác này sẽ biến mất nhanh chóng Son chứa

Trang 19

Hình 1.2 (a) Son tint (b)Son lì (c)Son kem (d)Son dưỡng (e)Son bóng (f)Son

nhũ

1.1.3 Thành phần các loại son môi

Thời đại công nghệ sản xuất ngày càng phát triển vì thế có rất nhiều phụ gia khác nhau cho cùng một công thức son môi Các thành phần thường sử dụng bao gồm:[22], [24], [25]

BẢNG 1.1 Danh sách thành phần son môi thương mại

Bơ shea, bơ xoài, bơ cacao

Chất giữ ẩm Glyxerin Polyisobutene 250

Octyldodecanol Chất làm đặc Stearyl Palmitate, Silica Sáp vi tinh thể

Talcum Chất chống oxy

hóa

Ascorbyl Palmitate Vitamin E (dl-alpha

tocopherol) Chất tạo lì Bột bắp Titanium Dioxide, kẽm

Trang 20

Oxit, Boron nitride, Dimethicone.

Sodium sorbate, Saliguard

1.1.4 Tại sao phải dùng son có độ dưỡng ẩm cao

Không giống như da, làn môi của chúng ta rất mỏng Nó chỉ có từ 3 – 5 lớp tế bào, còn da có đến 16 lớp tế bào, nó có cấu tạo tương đồng với da nhưng da ở môi

không có tuyến nhờn [27]

Hình 1.3 Cấu trúc của môi

Chính vì vậy mà môi thường hay bị khô, nẻ, không có khả năng chống nắng, chống bụi bẩn và tác nhân gây hại như da Và đặc biệt, môi lại là điểm nhấn của khuôn mặt Do đó, việc chăm sóc môi cũng quan trọng không kém gì chăm sóc da Vừa có tác dụng dưỡng ẩm vừa lên màu sắc cho môi hồng quyến rũ, giúp các cô gái tự tin hơn Nó giữ cho môi không nứt nẻ: nhất là vào mùa đông (hoặc khi thời tiết khô lạnh) môi của bạn bắt đầu mất nước và trở nên khô, giúp cung cấp nước cho môi làm cho môi của bạn tươi tắn trở lại

Chú thích:

Demis: lớp hạ bì Epidermis: lớp biểu bì Corneocytes: lớp sừng Stratifed squamous :lớp vảy Stratum spinosum: lớp tế bào gai

Stratum basale- basement: lớp đáy

Trang 21

Giúp làn môi trẻ trung, tươi tắn: son cung cấp vitamin E làm môi bạn hồng hào một cách tự nhiên, giúp cảm thấy tự tin và năng động hơn

Không ảnh hưởng tới sức khỏe: son thường được làm từ các thành phần thiên nhiên nên sẽ không gây hại cho sức khỏe, không những thế nó còn có lợi nữa Các thành phần tự nhiên như bơ xoài, dầu dừa, dầu oliu giàu các vitamin giúp nuôi dưỡng môi và chống oxy hóa

1.2 HỆ NHŨ TƯƠNG

1.2.1 Giới thiệu

Hệ nhũ tương tạo một lớp áo bảo vệ các sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm để giảm thiểu các phản ứng với môi trường bên ngoài như ánh sáng, oxy, nước, kim loại nặng, nhiệt độ

Hệ nhũ tương giúp giảm sự bay hơi và dịch chuyển các hợp chất có hoạt tính sinh học trong các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu, dược phẩm ra môi trường bên ngoài [27]

Định nghĩa: Nhũ tương là một hỗn hợp hai hay nhiều chất lỏng không hòa tan trong nhau [27] Trong đó, pha nội hay pha phân tán là các giọt nhỏ được phân tán trong pha ngoại hay pha liên tục

Nhũ tương là hệ kỵ lỏng vì vậy để duy trì nhũ tương cần phải cho vào hệ chất bảo vệ nhũ tương, gọi chung là chất nhũ hóa Tuy nhiên, khi dùng một loại hóa chất thì chưa đủ để tạo nên nhũ tương bền và hiện tượng tách lớp vẫn xảy ra Việc sử dụng thêm các chất trợ nhũ là cần thiết

1.2.2 Phân loại nhũ tương

Nhũ tương được phân loại theo tính chất của pha phân tán và môi trường phân tán:

Nếu môi trường phân tán là nước, pha phân tán là dầu hay nói cách khác: dầu phân tán trong nước nhũ tương này gọi là nhũ tương dầu/ nước (O/W) hay nhũ tương loại một, nhũ tương thuận [27]

Trang 22

Nếu môi trường phân tán là dầu, pha phân tán là nước hay nói cách khác: nước phân tán trong dầu Nhũ tương này gọi là nhũ tương nước/ dầu (W/O)[27], hay nhũ tương loại 2, nhũ tương nghịch

Ngoài ra, còn có hệ nhũ tương nước trong dầu trong nước (N – D – N): gồm những giọt nước phân tán trong những pha dầu lớn và chính những giọt này lại phân tán trong pha liên tục là nước Ngoài ra còn có hệ nhũ tương dầu trong nước trong dầu (D– N – D) khá phức tạp [27]

BẢNG 1.2 Ví dụ hệ nhũ tương W/O và O/W

STT Hệ nhũ tương W/O Hệ nhũ tương O/W

Hình 1.4 Hệ nước trong dầu (W/O) và dầu trong nước (O/W)

Phân loại theo cách này khá phổ biến, đơn giản và có nhiều phương pháp xác định các tính chất của môi trường phân tán

1.2.3 Sự ổn định hệ nhũ

Trang 23

Hình 1.5 Sự ổn định hệ nhũ

Sự nổi lên hoặc lắng xuống của các giọt dưới ảnh hưởng của trọng lực, khối lượng riêng của giọt nào nặng hơn sẽ có xu hướng chìm Sự kết tụ các giọt do sự giảm đột ngột các điện tích nên kéo theo làm giảm các lực đẩy tĩnh điện giữa các giọt Sự kết tụ làm tăng kích thước bên ngoài của các giọt do đó làm tăng tốc độ phân lớp Sự hợp giọt một cách tự phát sẽ làm tăng dần kích thước các giọt và cuối cùng dẫn đến phân chia thành hai lớp ngăn cách nhau bằng bề mặt phân chia phẳng

Sự sa lắng, sự kết tụ và các va chạm do chuyển động Brown hoặc chuyển động khuấy khác sẽ làm cho các giọt gần lại nhau

1.2.4 Chỉ số HLB

Các tính chất của các chất hoạt động bề mặt liên quan đến mối tương quan giữa phần ái nước và kỵ nước Nếu phần ái nước tác dụng mạnh hơn phân kỵ nước thì chất hoạt động bề mặt dễ tan trong nước hơn và ngược lại Mối tương quan giữa phần kỵ nước và ái nước được đặc trung bằng giá trị HLB (mối tương quan ái nước

- ái dầu) [6]

HLB cho biết tỷ lệ giữa tính ái nước so với tính kỵ nước, được biểu thị bằng thang đo có giá trị 1 - 40 Các chất hoạt động bề mặt có tính ái nước thấp thì sẽ có chỉ số HLB nhỏ, các chất hoạt động bề mặt có tính ái dầu thấp sẽ có HLB lớn [27]

Trang 24

Tính toán lý thuyết chỉ số HLB cho mỗi chất nhũ hóa:

Công thức của Davies:

Trong đó: Mn: khối lượng phần tử ưa nước trong phân tử

Md: khối lượng phần tử ưa dầu trong phân tử

Công thức tính ester của acid béo và rượu đa chức:

Trong đó: S: chỉ số xà phòng hóa của ester

A: chỉ số acid của axit béo

1.2.5 Một số ứng dụng của nhũ tương trong mỹ phẩm và thực phẩm

Trong công nghệp mỹ phẩm: chất tẩy rửa, nhũ hóa, chất tạo bọt

Trong công nghệ thực phẩm: chất nhũ hóa, chất tạo bọt

Trang 25

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Thành phần nền cho sản phẩm

2.1.1.1 Sáp (Wax)

Thông thường, thành phần quan trọng nhất của một thỏi son là sáp và dầu [17] Sáp là thành phần quan trọng nhất bởi nó kiến tạo nên cấu trúc và hình dạng của thỏi son

Để chọn ra những nguyên liệu làm son môi handmade thật sự không phải dễ Vì mỗi nhóm nguyên liệu lại có nhiều nguyên liệu khác nhau Vậy trong những loại sáp này, để chọn loại sáp phù hợp nhất, chúng ta cần tìm hiểu kĩ các thông tin về các loại nguyên loại

a Sáp ong (Beeswax)

Người Ai Cập cổ đại đã dùng sáp ong làm bảng viết và hàng mẫu Ngày nay sáp được coi là chất dẻo thông dụng nhất

Sáp ong được hình thành từ những chú ong thợ trải qua công đoạn hút các chất

từ các loài thực vật, qua quá trình biến đổi trong miệng ong trở thành một chất chứa nhiều dinh dưỡng, có đặc tính keo dẻo, để ngoài không khí sẽ rắn lại trở thành chiếc

Trang 26

Thành phần chính là palmitate, palmitoleate và este oleate của ancol béo chuỗi dài (30 – 32 cacbon), với tỷ lệ triacontanyl palmitate CH3(CH2)29O-CO-(CH2)14CH3 đến axit cerotic CH3(CH2)24COOH [12], [14]

Hình 2.2 Công thức hóa học gần đúng của sáp ong

Tính chất: Sáp có độ hòa tan cao trong benzen, toluen, chloroform và những dung môi hữu cơ phân cực khác

Có 2 loại sáp ong: sáp ong trắng và sáp ong vàng Trong son môi, người ta thường sử dụng sáp ong trắng được tinh chế từ sáp ong thô vì nó trắng nhạt, không mùi sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng màu và mùi của thành phẩm Hiện tại thị trường thường bán sáp ong trắng mỹ và sáp ong trắng Đức Sử dụng sáp ong trắng

Mỹ để làm son môi vì nó có chất lượng tốt cũng như độ tin cậy cao hơn

Công dụng:

Làm son dưỡng môi từ sáp ong vừa đơn giản lại có khả năng dưỡng ẩm cao giúp phòng ngừa tình trạng môi khô nứt nẻ

Xuất xứ: nhập khẩu từ Mỹ, mua tại mỹ phẩm handmade – AthenaShop,

thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam

Trang 27

Hình 2.3 (a) Lá cây Candelilla (b) Sáp Candelilla

Nó không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong nhiều dung môi hữu cơ như axeton, chloroform, benzen, và Turpentine Sáp được thu được bằng cách đun sôi lá và cành bằng acid sulfuric pha loãng, và kết quả là "cerote" được tách ra từ bề mặt và được chế biến tiếp Bằng cách này, khoảng 900 tấn được sản xuất hàng năm Công dụng:

Nó chủ yếu được sử dụng trộn với các loại sáp khác để làm cứng chúng mà không tăng điểm nóng chảy của chúng Sử dụng trong ngành công nghiệp thẩm mỹ, như là một thành phần của son dưỡng môi và thanh kem Một trong những ứng dụng chủ yếu của nó là chất kết dính để nhai lợi

Sáp Candellilla có độ cứng tốt hơn hẳn sáp ong và mềm hơn carnauba nên có

độ linh động tốt hơn [22] Nó cũng được sử dụng để sản xuất véc ni

Xuất xứ: Mexico, tinh luyện tại Mỹ Mua tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam

c Sáp carnauba

Sáp Carnauba còn được gọi là sáp Brazil, là một loại sáp tự nhiên được trích từ

lá cây cọ Vùng Đông Bắc Brazil có thời tiết nóng khô cực khắc nghiệt, do đó loại cây carnauba tự bảo vệ bản thân bằng cách tiết ra loại sáp đặc biệt bảo vệ

lá cọ, chống mất nước và làm tươi bóng lá cọ Đây là một trong những loại sáp

tự nhiên nhất [27]

b

a

Trang 28

Công dụng của sáp carnauba

Được mệnh danh là "nữ hoàng của các loại sáp" bởi độ cứng vượt trội của

nó, thường được sử dụng để làm lớp phủ bền cho sàn nhà và xe hơi và các sản phẩm làm đẹp như nến massage, mascara, chất khử mùi, eye liner Trong thực phẩm, nó được sử dụng như một lớp phủ chống đông, bánh kẹo, kẹo cao su và nước sốt

Đặc biệt, nó được ưa chuộng trong mỹ phẩm như son môi vì sáp caunauba có khả năng làm cứng tốt hơn với một lượng sáp ít hơn hẳn so với sáp ong, sáp đậu nành, sáp candelilla

Xuất xứ: sản xuất Braxin, nhập khẩu từ Mỹ Mua tại mỹ phẩm handmade –

AthenaShop, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam

d Sáp đậu nành (Soy Wax)

Sáp đậu nành là một loại sáp thực vật được làm từ dầu đậu nành Sau khi thu hoạch, hạt đậu nành được làm sạch, nứt, khâu lại, và cán thành các mảnh Dầu sau

đó được chiết xuất từ các mảnh và hydro hóa [3]

Trang 29

Quá trình hydro hóa chuyển một số axit béo trong dầu từ không no sang bão hòa Quá trình này làm thay đổi đáng kể điểm nóng chảy của dầu, làm cho nó rắn ở nhiệt độ phòng

Tạo độ rắn cho các sản phẩm dạng sáp, làm các sản phẩm dạng dung dịch có

độ đặc quánh Có tác dụng dưỡng da, làm mềm da từ dầu đậu nành Không gây bỏng như sáp ong Trong mỹ phẩm, sáp đậu nành dùng để làm: Son dưỡng, sáp dưỡng thể, lotion, mặt nạ, nước hoa khô, nến massage Dùng cho mọi loại da: da em

cerin (hỗn hợp axit béo: palmitinic, cerotinic và melissinic acid) [18]

62 – 68 2 - 40

Trang 30

Sáp Candelilla Các hydrocarbon (khoảng 50%,

chuỗi với 29-33 cacbon), este có trọng lƣợng phân tử cao hơn (20 - 29%), axit tự do (7 - 9%),

và nhựa (12 - 14%, chủ yếu là este triterpenoid) [12]

68.5 – 72.5 3 - 20

Sáp Carnauba Các este béo (40% trọng lƣợng),

diesters của axit hydroxycinnamic (21.0% trọng lƣợng), axit ω-hydroxycarboxylic (13.0% trọng lƣợng), và rƣợu béo (12% trọng lƣợng)

4-78 – 80 3 -15

Sáp đậu nành Có từ 32 - 56% protein, 12 - 15%

lipit, 10 - 15 gluxit và chứa nhiều loại vitamin (A, B1, D ) [3], đồng thời, còn có các muối khoáng Ca,

Mg, K, P Ngoài ra, sáp đậu nành còn có đủ các amino acid cơ bản, isoleucin, lysin, methionin, valin,

Chỉ số xà phòng hóa (mg KOH/g)

Chỉ số Ester (mg KOH/g)

Chỉ số Iod (mg Iot/g)

Tỷ trọng (ở

150C)

Sáp ong 17- 36 90- 147 64-68 7-16

0.927-0.970[12] Candelilla 12- 22 43- 65 65-75 12- 22 0.98

Trang 31

a Dầu oliu

Dầu ô-liu là một loại dầu thu được từ cây Ô liu (Olea europaea, thuộc họ

Oleaceae) [11], một loại cây truyền thống của vùng Địa Trung Hải Thời cổ, dầu ô

liu được chiết xuất bằng phương pháp thủ công thông qua việc nghiền và ép các quả

ô liu bằng các cối đá chuyên dụng để ép ra dầu

Hình 2.6 Dầu oliu

Giá trị dinh dưỡng [11]

BẢNG 2.2 Giá trị dinh dưỡng dầu oliu

Trang 32

Trong dầu ô liu giàu axit béo có lợi cho cơ thể Đây cũng là loại dầu có nhiều loại vitamin E, K, chất carotine, vitamin dung hoà chất béo và chất chống oxy hoá nhưng lại không cholesterol, nên khả năng hấp thụ và tiêu hoá vào trong cơ thể là rất lớn

Công dụng:

Ngoài công dụng để làm thực phẩm, nó thường được sử dụng trong dược phẩm, xà phòng và có làm nhiên liệu Trong son dưỡng dầu ôliu có tác dụng dưỡng môi rất tốt, đem lại độ ẩm cho da Như một loại mỹ phẩm dưỡng da tự nhiên với nhiều công dụng làm mờ các vết rạn da, cân bằng độ ẩm cho da giúp da mịn màng, trắng da

Dầu ô liu có thể phòng ngừa các chứng bệnh như xơ cứng động mạch, cao huyết áp, bệnh tim Ngăn chặn gây ra viêm dạ dày, tác dụng chống ung thư, chống tia phóng xạ và phòng bệnh tim mạch Có khả năng chống oxy hóa mạnh Bên cạnh

đó Vitamin A và E giúp tái tạo, phục hồi lại làn da xấu do tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời, không khí ô nhiễm, hoặc khói thuốc lá

Xuất xứ: mua tại siêu thị Big C, lô 4, Đường 19/5, Vĩnh Điềm Trung, Xã Vĩnh Hiệp, Tp Nha Trang

Trang 33

b Dầu dừa

Dầu dừa được chiết tách từ cơm dừa theo phương pháp ép lạnh bảo toàn và không làm biển đổi dưỡng chất có lợi trong cơm dừa thay vì sản xuất bằng nhiệt khiến nhiều dưỡng chất bị nhiệt làm biến đổi Dầu dừa ép lạnh có màu trong tinh khiết, mùi thơm đặc trưng của dừa tươi Được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm và công nghiệp

Hình 2.7 Dầu dừa

Thành phần hóa học [13]

BẢNG 2.3 Giá trị dinh dưỡng dầu dừa

Trang 34

Có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm Thành phần vitamin E và K tự nhiên giúp tóc giảm chẻ ngọn, kích thích mọc tóc, giúp sợi tóc bóng mượt hơn

Vitamin E có trong dầu dừa giúp nuôi dưỡng làm dài lông mi Các thành phần trong dầu dừa giúp da mềm mịn, chống khô da, nứt nẻ da, cải thiện các vùng da bị hư tổn, thô ráp, giảm lão hóa da.Giúp tẩy trang một cách sạch sẽ và hiệu quả da mịn màng hơn, tăng cường độ ẩm cho da

Xuất xứ: mua tại siêu thị Big C, lô 4, Đường 19/5, Vĩnh Điềm Trung, Xã Vĩnh Hiệp, Tp Nha Trang

c Dầu thầu dầu ( Castor oil)

Tên khoa học là Ricinus Communis [4], Castor oil có nguồn gốc từ châu Phi và

Ấn Độ Được chiết xuất bằng cách ép lạnh từ hạt trái thầu dầu

Castor oil - dầu thầu dầu - dầu hải ly là cái tên không thể thiếu trong mọi công thức làm son môi, làm soap, serum dưỡng dài mi, dài và dày tóc để làm ra một sản phẩm hoàn hảo và vượt trội [22]

Hình 2.8 Dầu Castor

Trang 35

BẢNG 2.4 Thành phần hóa học dầu thầu dầu

Trong dầu thầu tinh khiết chứa hàm lƣợng lớn các acid béo không bão hòa, vitamin E, protein và khoáng chất cực kỳ cao [19] Chính những dƣỡng chất đó khiến dầu thầu dầu là một thành phần không thể thiếu trong sản xuất mỹ phẩm Đồng thời ngăn cản đƣợc sự lắng của phẩm màu trong thỏi son, giúp màu tan đều

trên môi

Trang 36

Hình 2.9 Cấu trúc thành phần chính của dầu thầu dầu

Công dụng:

Dƣỡng môi: Dầu thầu dầu cũng đƣợc sử dụng trong các loại son dƣỡng môi

tự nhiên và son nhũ giúp môi căng mọng, đồng thời giữ ẩm cho bờ môi khô Làm dài và dày lông mi, dƣỡng tóc Nhờ đặc tính kháng viêm cao, nó giúp chữa lành tình trạng da cháy nắng, các vấn đề bệnh lý của da nhƣ mụn trứng cá, da khô và rạn da, hạn chế tình trạng nhiễm trùng lây lan nhƣ mụn cóc, nhọt, viêm da và ngứa da Dầu thầu dầu rất giống với các loại dầu tự nhiên trên da, giúp tẩy trang mà vẫn duy trì độ ẩm cho da của bạn, dầu thầu dầu giúp giảm đau và chữa viêm khớp rất tốt

Xuất xứ: nhập khẩu từ Mỹ Mua tại mỹ phẩm handmade – AthenaShop,

thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam

2.1.1.4 Thông số các loại dầu

BẢNG 2.5 Thông số các loại sáp

Dầu Thành phần cấu tạo t0 nc (0C) Tỷ lệ sử

dụng (%) Dầu oliu Chủ yếu các axit béo no (Panmitic) 9-18%

Acid Oleic: 64 – 68% Acid Linolic: 4 – 12% [2]

1 – 100

Dầu dừa 45-48% acid lauric, 16-18% acid myristic,

acid caprylic / capric 8-10% và các acid béo [20]

24 – 27 [2] 5 – 60

Dầu castor acid béo khác nhau (acid 90% ricinoleic,

acid oleic 3-4%, acid linoleic 3-4%) [19]

2 -20

Trang 37

Nguyên

liệu

Chỉ số acid (mg KOH/g)

Chỉ số xà phòng hóa (mg KOH/g)

Chỉ số Iod (mg Iot/g)

Tỷ trọng (ở

200C)

Hàm lượng nước (%)

Dầu oliu 2.0 max 184 -196 75- 94 [11] 0.913 g/cm3 0.1 max

Dầu dừa 4.0 248- 265 6.30 - 10.6 0.908-0.921

Dầu castor 1.06 177 - 187 83- 86 0.950-0.970

(ở 150C) [4]

2.1.1.5 Bơ

a Bơ xoài (Mango Butter)

Mango Butter (Mangifera indica) có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á

nhiệt đới như Ấn Độ [23], Indonesia lan sang Châu Phi, Caribbean và Châu Mỹ… Được chiết từ hạt xoài dồi dào lượng Fatty acids, Oleic và Stearic Axit, Omega–9 Vì được lấy từ lõi của hạt xoài nên nó không có mùi xoài như nhiều người lầm tưởng bơ xoài sẽ rất thơm mùi xoài, nhưng ở dạng chưa tinh chế (Unrefined) nó sẽ có mùi đặc

Hình 2.10 Bơ xoài

trưng, màu vàng nhạt, vị hơi ngọt và béo Khi đã tinh chế Mango butter sẽ không màu, không mùi như bao loại bơ đã tinh chế khác

Trang 38

Thành phần cấu tạo: giàu axit Iso-stearic, Phytosterol (bao gồm sitosterol, campesterol, avenasterol), Rượu Oleic alcohol,S qualene, Polyphenols (gồm epicatechin, propyl benzoate, catechin) [23]

beta-Công dụng

Chứa hàm lượng cao Fatty Acids giúp dưỡng ẩm và làm mềm da, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như: da khô, vảy nến, chàm, nứt da, eczema, phát ban …

Đa dạng các loại vitamin như Vitamin A, C, D, E và các vitamin nhóm B: olic acid, calcium, iron và magnesium Trong đó Vitamin A, C và E cực kì tốt dành cho tóc Chống nắng cho da khỏi tia UV đồng thời còn có khả năng chống oxy hóa cao

Xuất xứ: nhập khẩu từ Mỹ, mua tại mỹ phẩm handmade – AthenaShop,

thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam

b Bơ shea (Shea butter)

Shea Butter hay còn được gọi là bơ hạt mỡ là một loại bơ thực vật có nguồn gốc

từ Châu Phi, được chiết xuất từ hạt cây Shea – Karite [30] vốn chỉ có thể sinh trưởng và phát triển tự nhiên được ở một số nước thuộc khu vực Đông và Tây Phi như: Ghana, Nigeria, Burkina Paso, Togo

Thành phần chính trong bơ hạt mỡ nguyên chất: Cinnamates, Phytosterol, Phytonutrients, các axit béo không no Rất giàu vitamin A, E, F và khoáng chất, các chất chống oxy hóa tự nhiên [30]

Công dụng

Shea butter có chứa hàm lượng cao các acid béo thiết yếu và các hợp chất chống oxy hóa tự nhiên Có khả năng giữ ẩm rất tốt cho da đồng thời giúp phục hồi và tái tạo tế bào da

Trang 39

Hình 2.11 Bơ shea

Trong shea butter, có chứa hàm lượng cao axit cinnamic giúp bảo vệ da và tóc khỏi bị hư hỏng bởi ánh nắng mặt trời dẫn đến ung thư da

Giúp trẻ hóa làn da bởi khả năng tạo sự đàn hồi cho da, sử dụng shea butter

sẽ tạo ra một rào cản tự nhiên chống lại không khí bụi bẩn, chất ô nhiễm và dầu.Giúp chữa lành vết thương, vết bỏng mà không để lại sẹo Không chỉ có tác dụng chống tia cực tím tự nhiên mà còn chứa rất nhiều protein có tác dụng dưỡng

ẩm và làm mềm da

Xuất xứ: Ấn Độ, mua tại mỹ phẩm handmade – AthenaShop, thành phố Việt

Trì, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam

2.1.1.6 Thông số các loại bơ

BẢNG 2.6 Thông số của bơ

Nguyên

liệu

Chỉ số acid (mg KOH/g)

Chỉ số xà phòng hóa (mg KOH/g)

Chỉ số Iod (mg Iot/g)

Tỷ trọng (ở

200C)

t0 nc(0C) Tỷ lệ sử

dụng (%)

Ngày đăng: 29/09/2017, 20:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Danh muc thiet bi phong TN (kem mau 22) (2008).: 4 Khác
2. Ebook (2014). Đặc tính của Lipid trong hạt có dầu Khác
3. Giang, N.T. (2011). ĐẶC ĐIỂM CỦA GEN DREB5 Ở HAI GIỐNG ĐẬU TƯƠNG CÚC LÔNG PHÚ BÌNH VÀ VÀNG NGÂN SƠN.: 7 Khác
4. Ho, K. (2012). Tổng hợp dầu diesel sinh học từ dầu thầu dầu.: 147–155 Khác
5. Nguyễn Hữu Anh Tuấn, T. (2009). Decuong_hoa huong lieu Khác
6. Nhan, L.T.H. (2011). Lý thuyết cơ bản về chất hoạt động bề mặt Khác
7. Phẩm, Tiêu chuẩn giới hạn vi sinh vật trong mỹ (1999) Khác
8. Thiết bị dụng cụ thí nghiệm (2013) Khác
9. Thong tu 06 2011 bo y te quy dinh quan ly my pham Khác
10. Ths. Nguyễn Hữu Anh Tuấn (2016). Nghiên cứu bởi viện hóa học và các hợp chất tự nhiên Khác
11. TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6312 : 2013. Dầu oliu và dầu bã oliu: 2013 Khác
12. Tôn Nữ Minh Nguyệt, P.Đ.H. (2013). Bài báo cáo sáp tự nhiên (Tp. Hồ Chí Minh) Khác
13. Wikipedia (2016). Dầu dừa Khác
14. Wikipedia (2017). Sáp ong.  Tiếng Anh Khác
16. Avinash, M.D., Hari, A.M., and Pradeep, N.S. (2011). Issn 2229-3566 Herbal Lipstick Formulation : a New Approach. 2: 1795–1797 Khác
18. Cosmetics, M. (2012a). Bees Wax Khác
19. Cosmetics, M. (2012b). Castor Oil Khác
20. Cosmetics, M. (2012c). Coconut Oil Khác
21. Cosmetics, M. (2012d). Octyldedacanol Khác
22. Handbook, W. (2005). Introduction to Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w