Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa kinh tế đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó ngành Hải quan không phải là một ngoại lệ.
Trang 1Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Phí Thị Phượng
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề tốt nghiệp của riêng tôi Các kết quả tìm hiểu của chuyên đề tốt nghiệp là trung thực, không sao chép của bất kì ai Các số liệu trong chuyên đề tốt nghiệp có nguồn gốc cụ thể, rõ rang
Hà nội, ngày 5 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Trang 3DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC Diễn đàn Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CEPT Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chungC/O Giấy chứng nhận xuất xứ
EU Liên minh Châu Âu
HS Hệ thống mô tả và hài hòa mã số
KTSTQ Kiểm tra sau thông quan
XK Xuất khẩu
NK Nhập khẩu
WCO Tổ chức Hải Quan thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG, BIỂU
Trang
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức Hải quan Việt Nam 5
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức Cục KTSTQ 6
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức chi cục KTSTQ 12
Biểu đồ 1 - Thống kê số thu từ hoạt động KTSTQ (tỷ đồng) 16
Bảng 1 - Tổng hợp kết quả kiểm tra sau thông quan 14
Bảng 2: Xuất xứ và Trị giá chi tiếp của các phụ tùng trong nước và phụ tùng nhập khẩu 27
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
1 Mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa kinh tế đang đặt ra những thách thứckhông nhỏ cho các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhậpkhẩu, trong đó ngành Hải quan không phải là một ngoại lệ Hải quan ViệtNam vừa phải thực hiện các cam kết tạo thuận lợi cho thương mại, vừa phảiđảm bảo hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình trong bối cảnh kim ngạchxuất nhập khẩu hàng hóa gia tăng nhanh chóng Để đáp ứng yêu cầu này, từngày 01/01/2002 đến nay Hải quan Việt Nam đã và đang áp dụng cơ chế quản
lý hải quan hiện đại đó là chuyển từ phương pháp chuyền thống “tiền kiểm”sang “hậu kiểm” trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro để áp dụng cách thức quản
lý phù hợp Đó chính là Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) hay còn gọi là Kiểm trasau giải phóng hàng Chủ trương này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của công táchải quan hiện đại và thực tế là Hải quan nhiều nước trên thế giới đã áp dụng có hiệuquả kiểm tra sau thông quan
Xuất xứ hàng hoá là “quốc tịch hàng hoá” Xuất xứ hàng hoá được xácđịnh dựa trên các quy tắc xuất xứ, nhằm thực hiện các mục đích khác nhau,trong đó có mục đích phân biệt các chế độ ưu đãi thuế quan Trong bối cảnhthương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, gian lận trong lĩnh vựcxuất xứ hàng hoá ngày càng gia tăng, với các thủ đoạn phức tạp và tinh vihơn Ở Việt Nam, tình hình lợi dụng chính sách ưu đãi thuế quan dành chocác nước theo các Hiệp định ưu đãi thuế quan song phương và đa phương đã
ký kết diễn ra rất phức tạp Vì vậy, đòi hỏi cần có các giải pháp quản lý đảm bảochặt chẽ nhưng vẫn tạo thuận lợi cho thương mại
Trang 6Hiểu biết được tầm quan trọng đối với việc kiểm tra xuất xứ hàng hoánhập khẩu trong hoạt động kiểm tra sau thông quan, chuyên đề tốt nghiệp tậptrung tìm hiểu phương pháp và các tiêu chí kiểm tra, cũng như thực tế về xuất
xứ hàng hoá nhập khẩu dựa trên cơ sở hệ thống hoá các kiến thức lý thuyết vàtham khảo các thông lệ quốc tế, và các trường hợp thực tế đã xảy ra tại Cụckiểm tra sau thông quan để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểmtra sau thông quan về xuất xứ hàng hoá nhập khẩu
Do thời gian hạn chế, chuyên đề tốt nghiệp tập trung nghiên cứu chỉ tậptrung nghiên cứu kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá nhập khẩu đượchưởng ưu đãi đặc biệt
Đối tượng nghiên cứu là Hoạt động kiểm tra sau thông quan về xuất xứhàng hoá nhập khẩu tại Việt Nam
2 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề tốt nghiệp sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn thông quakhai thác các tài liệu, sách báo, Internet về kiểm tra sau thông quan, thựctrạng công tác kiểm tra sau thông quan hiện nay tại Cục KTSTQ
Đồng thời, chuyên đề tốt nghiệp còn sử dụng các phương pháp tổng hợp
và phân tích, diễn dịch, quy nạp nhằm tiếp cận các vấn đề một cách hệ thống; kết hợpnhững kết quả thống kê với sự vận dụng lý luận làm sáng tỏ những vấn đề được đặt ra
3 Kết cấu của chuyên đề:
Nội dung chính của chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương
Chương 1: Hệ thống Kiểm tra sau thông quan và cơ sỏ pháp lý để triển khai Kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa
Trang 7Chương 2: Thực trạng công tác Kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa tại Cục Kiểm tra sau thông quan.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan về xuất
xứ hàng hóa tại Kiểm tra sau thông quan
Trang 8CHƯƠNG I: HỆ THỐNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ TRIỂN KHAI KIỂM TRA SAU
THÔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA
1.1 Hệ thông kiểm tra sau thông quan hiện nay
1.1.1 Hệ thống tổ chức kiểm tra sau thông quan
Từ ngày 1/1/2002 hoạt động KTSTQ chính thức được quy định trong
Luật Hải quan Hệ thống tổ chức KTSTQ hiện nay được chia làm 2 cấp ở cấpTrung ương là Cục KTSTQ trực thuộc Tổng cục Hải quan, ở địa phương làChi cục KTSTQ ( là phòng KTSTQ trước khi quyết định 34/2006/QĐ-BTCngày 06/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chíng có hiệu lực) trực thuộc Cục Hảiquan tỉnh, lien tỉnh, thành phố
Mô hình hiện tại của Cục KTSTQ được tổ chức theo hướng chuyên sâucho từng lĩnh vực, gồm 07 phòng: Phòng thu thập,xử lý thông tin; Phòngkiểm tra trị giá hải quan( phòng nghiệp vụ 1); Phòng kiểm tra mã số và thuếsuất hàng hóa( phòng nghiệp vụ 2); Phòng KTSTQ đối với hàng gia công vàsản xuất - xuất khẩu(phòng nghiệp vụ 3); Phòng kiểm tra thực hiện chínhsách thương mại( phòng nghiệp vụ 4); Phòng KTSTQ phía Nam( phòngnghiệp vụ 5) và Phòng kế hoạch – tổng hợp.(sơ đồ 1.2 – Mô hình tổ chức CụcKTSTQ)
Ở địa phương, Chi cục KTSTQ cũng được tổ chức với mô hình tương tựCục KTSTQ gồm các đội: Đội tham mưu, tổng hợp; Đột phân tích, xử lýthông tin; Đội kiểm tra trị giá HQ; Các đội kiểm tra (sơ đồ 1.3 – Mô hình tổchức Chi cục KTSTQ)
Trang 9Sơ đồ 1.1 Mô hình tổ chức Hải quan Việt Nam
Cục Kiểm tra sau thông quan Cục CNTT – thống kê HQ Thanh tra
Văn phòng
Cục điều tra chống buôn lậu
Viện nghiên cứu HQ
Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc
Trung tâm phân tích phân loại miền Trung
Trung tâm phân tích phân loại miền Nam
Trung tâm đào tạo
và bồi dưỡng cán
bộ HQ
Báo Hải Quan
33 Cục HQ địa phương
Chi cục Hải Quan
Đội kiểm soát Hải Quan
Trang 10Cấp Trung ương:
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức Cục KTSTQ
Trong đó nhiệm vụ và quyền hạn của từng phòng tại Cục Kiểm tra sau thôngquan như sau:
1 Phòng thu thập, xử lý thông tin:
a Thực hiện chức năng đầu mối về thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lýthông tin trong và ngoài ngành Hải quan, trong và ngoài nước phục vụcho hệ thống kiểm tra sau thông quan toàn ngành
b Giúp Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông qua(Cục trưởng) trong việcchỉ đạo xây dựng, cập nhật và quản lý danh bạ doanh nghiệp kinhdoanh xuất nhập khẩu để phục vụ cho công tác kiểm tra sau thôngquan
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Phòng
kế hoạch Tổng hợp
Phòng KTST
Q phía Nam (PNV5)
Phòng kiểm tra thực hiện chính sách thương mại(PNV 4)
Phòng KTSTQ đối với hàng hóa gia công
và sxxk (PNV3)
Phòng kiểm tra
mã số và thuế suất hàng hóa (PNV2)
Phòng kiểm tra trị giá hải quan (PNV1)
Phòng
thu thập,
xử lý
thông tin
Trang 11c Đảm bảo các giải pháp công nghệ thông tin cho công tác lập kế hoạch
và các cuộc kiểm tra sau thông quan
d Đào tạo cho công chức trong hệ thống kiểm tra sau thông quan sử dụngcác chương trình quản lý của ngành, các phần mềm chuyên dụng như
kế toán, phần mềm phục vụ cho từng cuộc kiểm xa
e Quản lý cán bộ, công chức và tài sản được giao
f Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao
2 Phòng Kiểm tra trị giá hải quan( Phòng nghiệp vụ 1):
a Giúp Cục trưởng trong việc xây dựng hoặc tham gia xây dựng, sửa đổi
bổ sung các văn bản quy phạm phát luật, các văn bản hướng dẫn, cácbiện pháp nghiệp vụ về trị giá hải quan và kiểm tra trị giá hải quan
b Giúp Cục trưởng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn ngànhHải Quan thực hiện kiểm tra trị giá hải quan
c Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin về trị giá hải quan đểphục vụ việc chỉ đạo toàn hệ thống kiểm tra sau thông quan
d Thực hiện hoặc phân phối với Hải quan địa phương, kiểm tra sau thôngquan về trị gia tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
e Theo dõi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của một số doanhnghiệp, theo dõi một số địa bàn theo phân công của Cục trưởng
f Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng kiểm tratrị giá hải quan cho các công chức trong hệ thống kiểm tra sau thôngquan
g Quản lý cán bộ, công chức và tài sản được giao
h Thực hiện các nhiệm vụ khác nhau được Cục trưởng giao
3 Phóng Kiểm tra mã số và thuế suất hàng hóa( Phòng nghiệp vụ 2)
Trang 12a Giúp Cục trưởng trong việc xây dựng hoặc tham gia xây dựng, sửa đổi,
bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn, cácbiện pháp nghiệp vụ về kiểm tra mã số và thuế suất hàng hóa
b Giúp Cục trưởng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn ngànhHải quan thực hiện kiểm tra mã số và thuế suất hàng hóa
c Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin về mã sỗ và thuế suấthàng hóa để phục vụ việc chỉ đạo toàn hệ thống kiểm tra sau thôngquan
d Thực hiện hoặc phối hợp với Hải quan địa phương kiểm tra sau thôngquan về mã số và thuế suất hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
e Theo dõi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của một số doanhnghiệp, theo dõi một số địa bàn theo phân công của Cục trưởng
f Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng kiểm tra
mã số và thuế suất cho các công chức trong hệ thống kiểm tra sau thôngquan
g Quản lý cán bộ, công chức và tài sản được giao
h Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao
4 Phòng Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa gia công và sản xuất – xuất khẩu( phòng nghiệp vụ 3):
a Giúp Cục trưởng trong việc xây dựng hoặc tham gia xây dựng, sửađổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn,các biện phát nghiệp vụ về kiểm tra sau thông quan đối với hàng giacông, sản xuất- xuất khẩu
b Giúp Cục trưởng trong việc chỉ đạo,hướng dẫn, kiểm tra toàn ngànhHải Quan thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuấtnhập khẩu theo loại hình gia công và sản xuất – xuất khẩu
Trang 13c Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin về hàng gia công, sảnxuất - xuất khẩu để phục vụ việc chỉ đạo toàn hệ thống kiểm tra sauthông quan.
d Thực hiện hoặc phối hợp với Hải Quan địa phương kiểm tra sau thôngquan đối với hàng gia công, hàng sản xuất – xuất khẩu
e Theo dõi hoạt động gia công, sản xuất – xuất khẩu của một số doanhnghiệp, theo dõi một số địa bàn theo phân công của Cục trưởng
f Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng kiểmtra sau thông quan đối với hàng gia công, hàng sản xuất – xuất khẩucho công chức trong hệ thống kiểm tra sau thông quan
g Quản lý cán bộ, công chức và tài sản được giao
h Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao
5 Phòng Kiểm tra thực hiện chính sách thương mại (Phòng nghiệp
vụ 4):
a Giúp Cục trưởng trong nhiệm vụ xây dựng hoặc tham gia xây dựng, sửađổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn,các biện pháp nghiệp vụ về kiểm tra sau thông quan đối với các loạihình, mặt hàng xuất nhập khẩu quy định tại điểm c
b Giúp Cục trưởng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiệnchính sách thương mại trong ngành Hải quan
c Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin về xuất xứ hàng hóa, cửahàng miễn thuế, ưu đãi đầu tư, hàng kinh doanh theo phương thứcchuyển khẩu, tạm nhập – tái hóa vào, ra khu thương mại tự do, khu phithuế quan, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các loại hình, mặt hàngkhông thuộc diện chịu thuế, được miễn thuế khi xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu khác để phục vụ việc chỉ đảo toàn hệ thống kiểm tra sau thôngquan
Trang 14d Thực hiện hoặc phối hợp với Hải quan địa phương kiểm tra sau thôngquan đối với việc thực hiện chính sách thương mại.
e Theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu của một số doanh nghiệp, theo dõimột số địa bàn theo phân công của Cục trưởng
f Thực hiện nhiêm vụ đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng kiểm traviệc thực hiện chính sách thương mại cho công chức trong hệ thốngkiểm tra sau thông quan
g Quản lý các bộ, công chức và tài sản được giao
h Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao
6 Phòng Kiểm tra sau thông quan phía Nam ( Phòng nghiệp vụ 5):
a Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin về đối tượng kiểm tra sauthông quan ở địa bàn các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai.Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An
b Trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan trên địa bàn được phâncông đối với các trường hợp thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền kiểm tra củaCục kiểm tra sau thông quan theo chỉ đạo cảu Cục trưởng
c Giúp Cục trưởng trong việc kiểm tra hoạt động kiểm tra sau thông quanđối với Hải quan các tỉnh, thành phố nói trên
d Theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu của một số doanh nghiệp trên địabàn theo phân công của Cục trưởng
e Quản lý cán bộ, công chức và tài sản được giao
f Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao
7 Phòng kế hoạch – Tổng hợp:
a Giúp Cục trưởng xây dựng hoặc tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sungcác văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện, cácquy trình nghiệp vụ về kiểm tra sau thông quan, phúc tập hồ sơ và các
Trang 15việc quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm tra sau thôngquan trong toàn ngành Hải quan.
b Xây dựng và điều phối thực hiện các kế hoạch công tác ngắn hạn, dàihạn của toàn hệ thống, của Cục kiểm tra sau thông quan; theo dõi, đônđốc thực hiện các kế hoạch đó
c Giúp Cục trưởng kiểm tra việc thực hiện các chương trình, kế hoạchcông tác, các quy trình nghiệp vụ, các quy định về kiểm tra sau thôngquan trong toàn ngành
d Giúp Cục trưởng trong việc chỉ đạo, kiểm tra công tác phúc tập hồ sơhải quan trong toàn ngành
e Tham mưu giúp Cục trưởng tròng việc xử lý vi phạm hành chính vàgiải quyết các khiếu nạu quyết định xử lý vi phạm hành chính thuộcthẩm quyền Cục trưởng
f Đầu mối phối hợp các bộ phận trong và ngoài Cục thực hiện nhiệm vụđào tạo chuyên sâu cho đội ngũ công chức trong hệ thống kiểm tra sauthông quan
g Giúp Cục trưởng sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo, đánh giá tình hình
và kết quả thực hiện công tác phúc tập hồ sơ hải quan, công tác kiểmtra sau thông quan của Cục và toàn hệ thống
h Giúp Cục trưởng về công tác tổ chức cán bộ
i Đầu mối của Cục về hợp tác quốc tế về kiểm tra sau thông quan
j Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, bảo mật hồ sơ tài liệu và công táchành chính của Cục
k Thực hiện chức năng, nhiệm vụ tài vụ cấp 3 của Cục
l Quản lý cán bộ, công chức và tài sản được giao
m Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao
Trang 16Cấp địa phương:
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức chi cục KTSTQ
1.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của Cục kiểm tra sau thông quan
Chức năng: giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành hải quan thực hiện công tác kiểmtra sau thông quan; trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy địnhcủa pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao
Nhiệm vụ:
1 Chủ trì hoặc phối hợp, tham gia xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sungcác văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn về quy trìnhnghiệp vụ, biện pháp kiểm tra sau thông quan
2 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch (ngắn hạn
và dài hạn) về kiểm tra sau thông quan
3 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đối với hoạt động kiểm tra sau thôngquan tại các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố theo
CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ
Đội kiểm tra trị giá HQ
Các đội kiểm tra
Trang 174 Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin phục vụ công tác kiểmtra sau thông quan.
5 Trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của phápluật
6 Xử lý vi phạm hành chính về kiểm tra sau thông quan theo thẩmquyền quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý viphạm hành chính về kiểm tra sau thông quan thuộc thẩm quyền giảiquyết của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
7 Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ; trực tiếp giao dịch với các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước; tổ chức tiếp nhận tin báo, tố giác;yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành hải quan báo cáo,cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm tra sau thôngquan, để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan
8 Tham gia xây dựng chương trình, nội dung và giảng dạy nghiệp vụ
về kiểm tra sau thông quan cho toàn ngành Hải quan
9 Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về kiểm tra sau thông quan theo
sự phân công của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan
10 Thống kê, tổng kết, báo cáo, đánh giá tình hình và kết quả thực hiệncông tác phúc tập hồ sơ hải quan, công tác kiểm tra sau thông quan củangành Hải quan
11 Tổ chức lưu trữ hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác kiểm tra sauthông quan theo quy định của pháp luật và của Tổng cục Hải quan
12 Tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trongcông tác kiểm tra sau thông quan
13 Ký các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải thích liên quan đến hoạtđộng kiểm tra sau thông quan theo quy định của Tổng cục trưởng Tổngcục Hải quan
Trang 1814 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của phápluật và phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
15 Thực hiện thanh tra thuế trong trường hợp người nộp thuế có dấuhiệu trốn thuế, gian lận thuế, theo quy định tại Điều 88, Luật Quản lýthuế ngày 29/11/2006
1.1.3 Kết quả kiểm tra sau thông quan của Cục kiểm tra sau thông quan trong thời gian qua
Số liệu thống kê kết quả KTSTQ trong toàn ngành Hải quan từ năm 2003đến hết năm 2009 cho thấy kết quả truy thu thuế và số lượng các cuộc KTSTQtăng lên qua các năm, thể hiện sự cố gắng của ngành Hải quan (Bảng 1)
Bảng 1 - Tổng hợp kết quả kiểm tra sau thông quan
(Từ 1/1/2003 đến 31/12/2009)
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng số tiền truy thu (tỷ VNĐ) 23,74 30,58 30,86 77 76,35 204,93 309,33Tổng số doanh nghiệp được kiểm tra 61 115 139 513 710 723 670Trong đó:
Số doanh nghiệp được KTSTQ tại
Số doanh nghiệp được KTSTQ tại
(Nguồn: Cục kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan)
Kết quả truy thu thuế qua các năm cho thấy: Năm 2003 t ổng số tiềntruy thu từ hoạt động KTSTQ là rất khiêm tốn, chỉ đạt 23,74 tỷ Năm 2004,tổng số tiền truy thu đã tăng lên 30,58 tỷ đồng, năm 2005, tổng số tiềntruy thu 30,86 tỷ đồng Điều này cho thấy do nhiều nguyên nhân kháchquan, chủ quan ảnh hưởng đến việc KTSTQ
Trang 19Năm 2006, tổng số tiền truy thu 77 tỷ đồng, tăng gần 2,5 lần so với năm
2005 Đây là kết quả bước đầu do thực hiện các quy định mới về KTSTQ theoLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005 và triển khai mô hình
tổ chức mới theo Quyết định số 33 và Quyết định số 34 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.Năm 2007, tổng số tiền truy thu là 76,35 tỷ đồng tuy có ít hơn sovới năm 2006, nhưng số lượt doanh nghiệp được kiểm tra tăng 137% sovới cùng kỳ Năm 2008, số tiền truy thu đã lên tới 204,93 tỷ đồng, nhưng
số lượt doanh nghiệp được kiểm tra mới chỉ đạt 723 doanh nghiệp Năm
2009, tổng số tiền truy thu đạt 309,33 tỷ đồng, số lượt doanh nghiệpđược kiểm tra giảm xuống còn 670 doanh nghiệp Kết quả này cho thấynăm 2008 và năm 2009 lực lượng KTSTQ đã tập trung chủ yếu vào kiểmtra các doanh nghiệp có mức độ, quy mô rủi ro cao về gian lận
Bên cạnh số thu tăng so với năm 2008, năm 2009 lực lượng KTSTQ
đã phát hiện, kiểm tra được nhiều vấn đề, vụ việc rất mới, mang tính thời sự,rủi ro cao và gây thất thu thuế lớn cho ngân sách nhà nước như: các khoảnphải cộng vào trị giá hải quan; thuế TTĐB đối với xe ô tô chở tiền nhập khẩu,
xe ô tô chở người khai là xe tải Van; cơ cấu trị giá mặt hàng than xuất khẩu,
vấn đề miễn thuế nhập khẩu của các dự án đầu tư Kết quả là đã phát hiện,
ngăn chặn kịp thời không để phát sinh thêm những kẽ hở của chính sách pháp luật,biện pháp quản lý (xe chở người khai là xe Van…); Đã phát hiện những khoảng trốngtrong quản lý, kịp thời khắc phục, truy thu thuế lớn (hàng ưu đãi đầu tư…)
Số liệu trên cũng cho thấy ngoài các yếu tố về kỹ năng kiểm tra thì sốlượng các cuộc kiểm tra và cách thức lựa chọn doanh nghiệp để tiến hành
KTSTQ quyết định đến kết quả truy thu
Trang 20Biểu đồ 1 - Thống kê số thu từ hoạt động KTSTQ (tỷ đồng)
(Từ 1/1/2003 đến 31/12/2009)
0 50 100 150 200 250 300 350
Nguồn: Cục Kiểm tra sau thông quan
Số liệu tổng hợp về số cuộc KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan và tại trụ
sở doanh nghiệp từ năm 2003 đến 31 tháng 12 năm 2009 trên cho thấy:
- Mặc dù có sự gia tăng về số cuộc kiểm tra và kết quả kiểm tra, song chưatương xứng với sự đầu tư về mọi mặt cho lực lượng KTSTQ hiện nay
- Số lần KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp ít so với kiểm tra tại cơ quan hảiquan là phù hợp với chủ trương giảm phiền hà cho doanh nghiệp Song chưatương xứng với sự gia tăng về số lượng tờ khai xuất nhập khẩu đã làm thủ tục
và số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng năm, ýthức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp cũng như tình hình gian lận hiệnnay, qua đó đặt ra một số yêu cầu sau:
+ Cần tiếp tục tăng cường công tác KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan,coi đây là công việc hàng ngày, thường xuyên của các đơn vị
Trang 21+ Đẩy mạnh công tác KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp thông qua công tácthu thập thông tin, phân tích, xử lý thông tin để lựa chọn đối tượng kiểm tra
và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kỹ năng kiểm tra, đặc biệt là kỹ năngkiểm tra về trị giá hải quan
1.2 Cơ sở pháp lý để triển khai KTSTQ về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
1.2.1 Sự cần thiết phải xác định xuất xứ hàng hóa và các ví dụ kèm theo
- Do sự phân biệt đối xử trong chính sách thương mại của quốc gia nhập
khẩu hàng hóa khi hàng hóa tham gia vào thương mại quốc tế Sự phân biệtnày có thể là các ưu đãi thuế quan theo thỏa thuận thương mại (song phương,
đa phương), hạn ngạch nhập khẩu, các biện pháp đánh thuế chống bán phágiá, chống trợ cấp chính phủ,
Chính sách thương mại của một quốc gia đưa ra là nhằm vào một đối
tượng cụ thể, một hoặc một số quốc gia nhất định Ví dụ: các nước phát triển
cho các nước đang phát triển hưởng chế độ ưu đãi bằng cách giảm hoặc miễnthuế theo hệ thống ưu đãi phổ cập GSP (Generalized System of Preferences);thỏa thuận FTA (khu vực mậu dịch tự do) chỉ dành các ưu đãi thuế quan nàycho các nước nằm trong khu vực; để bảo vệ sản xuất thị trường nội địa, một
số nước áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính phủ đối với một
số hàng hóa nhập khẩu nhất định của một hoặc một số quốc gia nhất định viphạm những quy định về bán phá giá, trợ cấp chính phủ; áp dụng hạn ngạchnhư một biện pháp để bảo vệ một ngành sản xuất trong nước đối với sự giatăng có thể không dự đoán trước của hàng hóa nhập khẩu gây bất lợi vớingành sản xuất nội địa Như vậy xuất xứ hàng hóa sẽ giúp thực hiện chínhsách thương mại được đúng hướng, đúng đối tượng áp dụng
Trang 22- Do mục đích bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, lợi ích người tiêu dùng và bảo
vệ môi trường
Xuất xứ hàng hoá là tiêu chí quan trọng trong việc kiểm định và kiểmdịch, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng,bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường Ví dụ: ngăn chặnnhập khẩu các thực phẩm, sản phẩm hoặc cây trồng độc hại từ một quốc gianào đó (như cấm nhập khẩu đối với gia cầm từ các nước có dịch cúm gia cầmH5N1), cấm nhập khẩu các sản phẩm sản xuất tại một nước không tuân thủtiêu chuẩn về môi trường hoặc bản thân sản phẩm tác hại cho môi trường chung nhưchất CFC (phá huỷ tầng Ôzôn),
Ngoài ra, xuất xứ hàng hoá gắn liền với thương hiệu, chất lượng, uy tín,tên tuổi của quốc gia Vì vậy, phải đặt ra yêu cầu xác định xuất xứ hàng hoávừa để khẳng định tên tuổi quốc gia trên thị trường quốc tế, vừa chống việcmạo nhận xuất xứ của quốc gia khác, làm ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín,chất lượng của quốc gia mình, đó cũng là bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng
- Do yêu cầu của thống kê thương mại: Thống kê thương mại theo tiêuchí xuất xứ hàng hoá để giúp Chính phủ, các Bộ ban ngành có cơ sở để dựbáo, hoạch định chính sách, chiến lược phát triển thương mại phù hợp vớiđiều kiện phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và quốc tế, là cơ sở giúp cácđoàn đàm phán thương thuết hiệu quả khi tham gia đàm phán quốc tế Ví dụ:đối với Việt Nam, số liệu thống kê hải quan chủ yếu dựa trên các tiêu chí trên
tờ khai hải quan, trong đó xuất xứ hàng hoá cũng là tiêu chí quan trọng Sốliệu thống kê được lập theo tiêu chí xuất xứ sẽ giúp cho Chính phủ có cácbiện pháp và chính sách trong việc cân bằng cán cân thương mại đối với từngbước, từng khu vực trên thế giới
Trang 231.2.2 Cơ sở pháp lý để triển khai kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa
Cơ chế KTSTQ được thực hiện theo một hệ thống cơ sở pháp lý tươngđối hoàn chỉnh, đủ mạnh để điều chỉnh hành vi đối với các chủ thể và đốitượng của KTSTQ Đó là:
a Luật Hải quan năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của LuậtHải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 có hiệu lực thực hiện từngày 01/01/2006;
b Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/07/2007;
a Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy địnhchi tiết một số Điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra,giám sát hải quan;
b Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ quyđịnh việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;
c Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 hướng dẫn về thủtục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
d Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BTC-NHNN ngày 04/01/2006của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn trao đổi,cung cấp thông tin giữa cơ quan Thuế với Ngân hàng và các Tổchức tín dụng;
e Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự qui định về căn cứ tính chất,mức độ của vụ việc Cục trưởng Cục KTSTQ được quyền khởi tố
vụ án;
Trang 24f Điều 20 Pháp lệnh Điều tra hình sự quy định quyền được khởi tố
vụ án của Cục trưởng Cục KTSTQ
g Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài Chínhhướng dẫn về thủ tục Hải quan; kiểm tra; giám sát hải qquan
h Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 20/2/2006 của Chính phủ vềxuất xứ hàng hóa
i Thông tư số 07/2006/TT-BTM ngày 17/04/2006 của Bộ ThươngMại về hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp C/O theo nghịđịnh số 19/2006/NĐ-CP
j Thông tư số 08/2006/TT- BTM nhày 17/04/2006 và số 10/2006/TT-BTM ngày 01/06/2006 của Bộ Thương Mại về hướng dẫncách xác định xuất xứ đối với hàng hóa XNK có xuất xứ khôngthuần túy theo nghị định số 19/2006/NĐ-CP
k Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 07/05/2007 của Bộ TàiChính về hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãiđặc biệt
l Quyết định 1420/2004/QĐ-BTM ngày 04/10/2004 của BộThương mại về Quy chế cấp C/O mẫu D
m Quyết định 1420/2004 QĐ-BTM ngày 27/01/2005 số3118/2005/QĐ-BTM ngày 04/10/2006 của Bộ Thương Mại, sửađổi, bổ sung quyết định 1420
n Quyết định số 02/2007/QĐ-BTM ngày 8/01/2007 của BộThương mại về ban hành Quy chế xuất xứ ASEAN-Hàn Quốc
o Quyết định số 41/2007/QĐ-BTC ngày 31/05/2007 của Bộ Tài
Trang 25Việt Nam để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-HànQuốc
p Quyết định số 26/2007/QĐ-BTC ngày 16/04/2007 của Bộ Tàichính về ban hành Biểu thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt củaViệt Nam để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN-TrungQuốc
q Quyết định số 31/2006/QĐ-BTM ngày 04/10/2006 của BộThương mại về Quy tắc xuất xứ áp dụng đối với 40 mặt hàngđược hưởng ưu đãi thuế quan theo bản thỏa thuận giữa Việt Nam
và Campuchia
Trang 26CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA TẠI
CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
2.1 Thực trạng gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa những năm gần đây.
Thông thường, các hàng vi gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa được thực hiện dưới các hình thức sau:
- Che giấu xuất xứ thực sự của hàng hoá được chuyển sang nước thứ ba.Nhiều vận đơn và các chứng từ khác có thể được lập ra tại thời điểm này đểchứng minh rằng số hàng hoá này được chuyển đến từ một nước thứ ba Hiệnnay hình thức này khá phổ biến, có rất nhiều nước đưa hàng sang 1 nước cóthuế suất thấp, rồi biến đổi hàng hóa để thành xuất xứ của nước có thuế suấtthấp để thu lợi
- Để lẫn hàng hoá của hai nước khác nhau để che giấu nước xuất xứ thực
sự của số hàng hoá đó Hiện nay hình thức này cũng khá phổ biến, vì để kiểmtra thực tế hàng hóa với số lượng lớn, Hải quan khó có thể kiểm tra hết được,hơn nữa do chúng ta làm chưa nghiêm nên các doanh nghiệp vẫn lợi dụng khe
Trang 272.2 Công tác kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục kiểm tra sau thông quan
2.2.1 Đặc điểm của Kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa
Kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có thể được thực hiện ở 2 giaiđoạn: trong quá trình thông quan và kiểm tra sau thông quan Kiểm tra xuất
xứ ở cả 2 giai đoạn đều nhằm kiểm tra tính chính xác và trung thực của xuất
xứ hàng hoá, nhưng khác nhau về thời điểm kiểm tra Ở giai đoạn 1: thời điểmkiểm tra là khi hàng hoá đang làm thủ tục hải quan, ở giai đoạn 2: thời điểm kiểm tra làsau khi hàng hoá đã thông quan Kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa nhằmphục vụ cho khâu phúc tập hồ sơ và còn kiểm tra xuất xứ trong quá trình thông quan
để phục vụ cho quá trình thông quan hàng hóa, và sau đó phục vụ cho khâu kiểm trasau thông quan Chính vì sự khác biệt này nên kiểm tra sau thông quan xuất xứ hànghoá nhập khẩu có những đặc trưng chủ yếu sau:
- Có thể kết hợp thông tin qua xác minh từ nhiều nguồn, đạt hiệu quả hơnhẳn so với kiểm tra trong quá trình thông quan;
Ở giai đoạn thông quan, do áp lực thời gian thông quan nhanh, tránh áchtắc hàng hoá tại cửa khẩu, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư và thương mạiquốc tế nên việc kiểm tra tính chính xác và trung thực của xuất xứ hàng hoá rất khóthực hiện Nhìn chung các nước tạm chấp nhận và thừa nhận việc cấp C/O của các cơquan có thẩm quyền của nước xuất khẩu Và việc kiểm tra việc cấp C/O có tuân thủcác quy tắc xuất xứ hay không nếu có chỉ diễn ra trong giai đoạn sau thông quan
- Có thể kết hợp với Hải quan các nước nơi cấp giấy chứng nhận xuất xứ
để khẳng định tính chính xác và trung thực của giấy chứng nhận xuất xứ Đặcbiệt, ở các Hiệp định song phương và đa phương đã được kí kết liên quan đếnxuất xứ hàng hoá đều có quy định khi cơ quan Hải quan nước nhập khẩu gửi
Trang 28các nghi ngờ về xuất xứ hàng hoá thì cơ quan có thẩm quyền cấp C/O củanước xuất khẩu phải kiểm tra lại và trả lời chi tiết, cụ thể các nghi ngờ đó.
2.2.2 Tiêu chí kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
2.2.2.1 Tiêu chí hàng hoá có xuất xứ toàn bộ
Hàng hoá có xuất xứ toàn bộ (còn gọi là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý)
là những hàng hóa được sản xuất hay thu hoạch toàn bộ tại một nước hoặcmột lãnh thổ hải quan không sử dụng nguyên liệu đầu vào không xuất xứ(gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ);bao gồm:
a Các khoáng sản được khai thác từ lòng đất, mặt nước hay đáy biểncủa nước đó
b Các hàng hóa nông sản được thu hoạch ở nước đó
c Các động vật được sinh ra và chăn nuôi ở nước đó
d Các sản phẩm từ động vật nêu ở mục (c) trên đây
e Các sản phẩm thu được do săn bắn hoặc đánh bắt ở nước đó
f Các sản phẩm thu được do đánh cá trên biển và các đồ hải sản docác tàu của nước đó lấy được từ biển
g Các sản phẩm được chế biến hay sản xuất trên boong tàu của nước
đó từ các sản phẩm nêu ở mục (f)
h Các nguyên liệu đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước đó, chỉdùng để tái chế nguyên liệu
i Đồ pế thải từ các họat động công nghiệp tại nước đó
j Các hàng hóa được sản xuất từ các sản phầm từ mục (a) đến (i)
Trang 292.2.2.2 Tiêu chí hàng hóa có thành phần nhập khẩu
Hàng hoá có thành phần nhập khẩu (còn gọi là hàng hoá có xuất xứkhông toàn bộ hoặc hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý) là những hàng hoáđược sản xuất toàn bộ hoặc một phần từ nguyên liệu, bộ phận hoặc phụ tùngnhập khẩu từ nước khác hoặc từ những nguyên liệu không rõ xuất xứ
Vì vậy, hàng hoá có thành phần nhập khẩu được tạo thành bởi 2 haynhiều quốc gia Những hàng hoá này được coi là có xuất xứ tại nước mànhững nguyên liệu, bộ phận, thành phần đó đã được chế biến/ gia công đầy
đủ Về nguyên tắc chung, hoạt động chế biến hoặc gia công được xem là đầy
đủ khi chúng thay đổi tính chất hoặc đặc tính riêng của nguyên liệu đã sửdụng Tuy nhiên, khái niệm chung này được các nước chấp nhận và xác định khácnhau Thông thường có ba tiêu chí chính để xác định là: tiêu chí về chuyển đổi dòngthuế, tiêu chí về giá trị gia tăng và tiêu chí công đoạn gia công, chế biến hàng hoá:
+ Tiêu chí về chuyển đổi dòng thuế (A Criterion of Change in Tariff
classification): Hàng hóa được xem là chế biến/ gia công đầy đủ khi nó đượcphân loại vào nhóm hàng hoặc phân nhóm hàng khác với các nguyên liệu đầuvào không xuất xứ, việc chuyển đổi dòng thuế cũng được qui định ở các mức
độ khác nhau, ví dụ: CTH (chuyển đến một nhóm từ bất kỳ nhóm nào khác),CTSH (chuyển tới phân nhóm từ bất kỳ phân nhóm nào khác hoặc từ bất kỳnhóm khác), CTSHS (Chuyển tới phân nhóm trên 5 số từ bất kỳ phân nhóm 5
số nào thuộc cùng nhóm hoặc từ bất kỳ nhóm hoặc phân nhóm nào) Việcphân loại thực hiện theo Danh mục HS Tiêu chí này đơn giản, dễ dự đoán,dựa trên danh mục HS là danh mục rất gần gũi với hải quan và thương nhân.Tuy nhiên có nhiều chương trong HS đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu.Thực tế cũng không nhiều trường hợp sử dụng HS cho mục đích xác định
Trang 30xuất xứ Do vậy, đối với mỗi sản phẩm có một số điều kiện nhất định phảiđược đáp ứng thay cho yêu cầu về chuyển đổi mã số HS.
Ví dụ 1 : Một mẫu van nhập khẩu vào Việt Nam để gia công thêm và sau
đó xuất khẩu sang Trung Quốc Sản phẩm cuối cùng có mã hàng là 8481.10
và mẫu van ban đầu có mã hàng là 8481.90 Theo quy tắc xuất xứ áp dụng đốivới sản phẩm 8481.10 “chuyển sang phân nhóm 8481.10 từ bất kỳ nhóm nàokhác ngoại trừ nhóm 8481, trong khi mẫu van nhập khẩu có mã hàng là8481.90, do đó, sản phẩm cuối cùng không đáp ứng tiêu chí xuất xứ và do vậy
là hàng hoá không có xuất xứ Việt Nam
Ví dụ 2: Chế phẩm từ thịt thuộc chương 16, phải sử dụng động vật thuộc
chương 1 làm nguyên liệu ban đầu Vì vậy, nếu nhập khẩu thịt để sản xuất chếphẩm từ thịt thì sản phẩm cuối cùng này cũng không có xuất xứ
+ Tiêu chí về giá trị gia tăng (A Criterion of Ad Valorem Percentages):Hàng hóa được xem là chế biến/ gia công đầy đủ khi hàng hóa đó được giatăng giá trị tới một mức độ tối thiểu nào đó so với giá trị các nguyên liệu đầuvào không xuất xứ và được diễn đạt bằng tỉ lệ % Có hai cách qui định chotiêu chí này, gồm: giới hạn tối đa giá trị nguyên liệu đầu vào không xuất xứhoặc yêu cầu giá trị tối thiểu hàm lượng nội địa Tiêu chí này phù hợp chohàng hóa được gia công và gia tăng giá trị đáng kể mặc dù phân loại hàng hóakhông thay đổi Qui định về giá trị gia tăng cũng đơn giản hơn nhiều so vớicông đoạn gia công, sản xuất Tuy nhiên tiêu chí này lại khó dự đoán và không ổnđịnh do sự lên xuống của tiền tệ và giá gia công
Ví dụ về công thức hàm lượng xuất xứ ASEAN: yêu cầu hàm lượng khu
vực tối thiểu là 40%( công thức trực tiếp), hoặc giá trị nguyên liệu đầu vào cóxuất xứ ngoài khu vực và không xuất xứ tối đa là 60%( công thức chuyển
Trang 31Máy đóng sách sản xuất trong khu vực từ những phụ tùng trong nước vàphụ tùng nhập khẩu, được lắp ráp hoàn chỉnh tại một nhà máy trong khu vực.Giả sử các phụ tùng có trị giá chi tiết như bảng kê sau
Bảng 2: Xuất xứ và Trị giá chi tiếp của các phụ tùng trong nước và phụ tùng nhập khẩu.
Khi xây dựng các Qui tắc xuất xứ, việc xác định xuất xứ hàng hóa hànghóa nhập khẩu có thể căn cứ vào từng loại tiêu chí đơn lẻ nêu trên, hoặc là sựkết hợp của hai tiêu chí đó Khi các tiêu chí xuất xứ được xây dựng và ápdụng cho một mặt hàng cụ thể hoặc một nhóm mặt hàng cụ thể thì người tagọi là các tiêu chí sản phẩm cụ thể
+ Tiêu chí "Công đoạn gia công, chế biến hàng hoá" là quá trình sản xuấtchính tạo ra những đặc điểm cơ bản của hàng hoá
Ví dụ: Mã HS 6215: Nơ thường, nơ con bướm và cà vạt: Tiêu chí xuất xứ
Trang 32phẩm nơ này thì phải thực hiện các công đoạn cắt may và khâu tại Việt Nam.Vải có thể nhập từ nước ngoài
Khi xây dựng các Quy tắc xuất xứ, việc xác định xuất xứ hàng hóa nhậpkhẩu có thể căn cứ vào từng loại tiêu chí đơn lẻ nêu trên, hoặc là sự kết hợpcác tiêu chí đó Khi các tiêu chí xuất xứ được xây dựng và áp dụng cho mộtmặt hàng cụ thể hoặc một nhóm mặt hàng cụ thể thì người ta gọi đó là cáctiêu chí sản phẩm cụ thể
2.2.2.3 Các tiêu chí khác
Ngoài ra, một số quy tắc xuất xứ ưu đãi còn quy định các quy tắc khácnhư: quy tắc cộng gộp; quy tắc vận chuyển thẳng;
Quy tắc cộng gộp: Theo quy tắc cộng gộp, khi xác định xuất xứ của sản
phẩm được sản xuất và hoàn thiện tại một nước được hưởng ưu đãi từcác nguyên liệu, bộ phận hoặc thành phần nhập khẩu từ những nướcđược hưởng ưu đãi khác thì nguyên liệu, bộ phận hoặc thành phần nhậpkhẩu trên được tính như của nước sản xuất được hưởng ưu đãi Nhưvậy, theo quy tắc cộng gộp, các quá trình gia công và trị giá gia tăng tạinhiều nước được hưởng ưu đãi được cộng vào cùng nhau để xác địnhsản phẩm hoàn thiện xuất khẩu có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ haykhông
Ví dụ: Doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng may mặc, sử dụng
nguyên liệu (vải sợi) nhập khẩu từ Thái Lan, có xuất xứ Thái Lan Ápdụng quy tắc cộng gộp theo Hiệp định CEPT thì thành phẩm may mặc
sẽ có xuất xứ Việt Nam nếu hàng lượng ASEAN bằng hoặc lớn hơn40%
Quy tắc vận chuyển thẳng: Sản phẩm có xuất xứ phải được vận chuyển
Trang 33phẩm nhập khẩu chính là sản phẩm của nước được hưởng Tuy nhiên,mỗi nước lại quy định cụ thể khác nhau.
Ví dụ: Theo hệ thống GSP, Nhật, Na Uy, Thụy Sĩ đều quy định
Sản phẩm được vận chuyển thẳng mà không đi qua lãnh thổ của một nước khác; sản phẩm vận chuyển đi quông có chuyển nước khác, có hoặc không có chuyển tải hoặc lưu kho ở nước đó, với điều kiện sản phẩm đó vẫn nằm trong
sự kiểm soát của hải quan của nước quá cảnh hoặc lưu kho và không được mua bán hoặc được sử dụng tại đó, và không trải qua các hoạt động bắt buộc
để bảo quản sản phẩm trong trạng thái tốt
Tuy nhiên, Nhật quy định vận chuyển qua nước thứ ba phải vì lý do địa
lý hoặc vì yêu cầu chuyển tải Còn Na Uy và Thụy Sĩ quy định lô hàng có thể được chia nhỏ và đóng gói lại, nhưng không được đóng gói để phục vụ bán lẻ
2.2.3 Qui trình kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng nhập khẩu tại Cục kiểm tra sau thông quan
2.2.3.1 Lựa chọn hồ sơ/ đối tượng kiểm tra
Kiểm tra sau thông quan dựa trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việcchấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hảiquan để lựa chọn đối tượng kiểm tra
Nguồn thông tin hải quan được thu thập và xử lý từ: cơ sở dữ liệu Ngành,
hồ sơ tài liệu do Tổng cục Hải quan lưu giữ; hoạt động tiến hành thủ tục hảiquan, kiểm tra, giám sát hải quan, phân tích, phân loại hàng hoá; kết quả hoạtđộng của các lực lượng kiểm soát hải quan; tố giác vi phạm pháp luật về hảiquan của cơ quan, tổ chức và công dân; các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liênquan đến hoạt động hải quan; các phương tiện thông tin đại chúng trong nước
Trang 34và nước ngoài; trao đổi với hải quan các nước, tổ chức hải quan thế giới; cácnguồn thông tin khác.
Theo số liệu thống kê của Cục kiểm tra sau thông quan thì 100% cuộckiểm tra sau thông quan về lĩnh vực xuất xứ, bao gồm cả kiểm tra sau thôngquan tại trụ sơ doanh nghiệp và kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hảiquan, thực hiện đối với những lô hàng được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệtnhằm chống thương mại gây thất thu thuế cho Ngân sách Nhà nước
2.2.1.2 Phương pháp kiểm tra
a) Kiểm tra tính hợp pháp của giấy chứng nhận xuất xứ
- Mục đích: Nhằm xác định giấy chứng nhận xuất xứ có hợp pháp haykhông, tức là giấy chứng nhận xuất xứ có thực sự do cơ quan có thẩm quyềncấp C/O của nước xuất khẩu cấp hay không?
- Cách thức kiểm tra: kiểm tra C/O bản chính về mẫu C/O, màu sắc C/O,
cơ quan có thẩm quyền cấp C/O, người có thẩm quyền ký, cấp C/O, mẫu condấu, mẫu chữ ký trên C/O, số tham chiếu trên C/O, và gửi đề nghị xác minhđến cơ quan cấp C/O khi có nghi ngờ giấy chứng nhận xuất xứ là giả
Đối với các C/O được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế quan, quy chế cấpC/O quy định cụ thể về giấy chứng nhận xuất xứ: mẫu C/O, mầu sắc C/O.Ngoài ra, còn có cơ chế trao đổi thông tin về cơ quan có thẩm quyền cấp C/O,người có thẩm quyền ký, cấp C/O, mẫu con dấu, mẫu chữ ký trên C/O, sốtham chiếu trên C/O….Vì vậy, để kiểm tra tính hợp pháp của các C/O này, cơ quanHải quan có thể đối chiếu các thông tin trên C/O với các thông tin như trên
Tuy nhiên, khi đối chiếu mẫu dấu, mẫu chữ ký của C/O nếu phát hiện có
sự sai khác thì cũng chưa thể khẳng định C/O không hợp pháp mà chỉ là căn
cứ để nghi ngờ C/O không hợp pháp Trong trường hợp này, chúng ta đề nghị