Nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang (LV thạc sĩ)Nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang (LV thạc sĩ)Nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang (LV thạc sĩ)Nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang (LV thạc sĩ)Nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang (LV thạc sĩ)Nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang (LV thạc sĩ)Nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang (LV thạc sĩ)Nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang (LV thạc sĩ)Nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang (LV thạc sĩ)Nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang (LV thạc sĩ)Nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang (LV thạc sĩ)Nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang (LV thạc sĩ)Nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang (LV thạc sĩ)Nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang (LV thạc sĩ)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ TÀI
NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN XUÔI
CỦA HỒ THỦY GIANG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Việt Trung
Thái Nguyên - 2017
Trang 2i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Tài
Trang 3ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm
ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Việt Trung đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Tài
Trang 4iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 7
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 8
5 Phạm vi nghiên cứu 9
6 Cấu trúc của luận văn 10
7 Đóng góp của luận văn 10
CHƯƠNG I VĂN XUÔI THÁI NGUYÊN VÀ NHÀ VĂN HỒ THỦY GIANG 11
1.1 Khái quát về văn xuôi Thái Nguyên thời kỳ hiện đại 11
1.2 Vài nét về nhà văn Hồ Thủy Giang 15
1.3 Quan niệm về việc phản ánh cuộc sống, con người trong sáng tác văn chương của nhà văn Hồ Thủy Giang 20
Tiểu kết 30
CHƯƠNG II NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN XUÔI HỒ THỦY GIANG - MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG 31
2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn 31
2.1.1 Khái niệm “Nhân vật” trong sáng tác văn học 31
2.1.2 Vài nét khái quát về nhân vật phụ nữ trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ hiện đại 32
2.2 Một số đặc điểm về nhân vật nữ trong văn xuôi Hồ Thủy Giang 36
2.2.1 Những người phụ nữ với vẻ đẹp khỏe khoắn, tự tin và mạnh mẽ 37
Trang 5iv
2.2.2 Những người phụ nữ có số phận bất hạnh – nỗi ám ảnh trong văn xuôi Hồ
Thủy Giang 47
Tiểu kết 59
CHƯƠNG III MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN XUÔI CỦA HỒ THỦY GIANG 61
3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 61
3.1.1 Những người phụ nữ lao động nghèo vùng trung du và miền núi 61
3.1.2 Những người phụ nữ trí thức thời hiện đại 66
3.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật 71
3.2.1 Độc thoại nội tâm 71
3.2.2 Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật 75
3.3 Ngôn ngữ nghệ thuật 78
3.3.1 Ngôn ngữ mang tính bình dân thể hiện rõ tính cách và phẩm chất của nhân vật 80
3.3.2 Ngôn ngữ mang màu sắc địa phương, đậm tính vùng miền 83
3.3.3 Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm và sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ 85
Tiểu kết 87
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 61
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Hồ Thủy Giang là một cây bút văn xuôi tiêu biểu của đời sống văn
học Thái Nguyên Ông là người mà cả cuộc đời gắn bó tha thiết với con người, mảnh đất Thái Nguyên Ông là một nhà văn đạt được khá nhiều thành tựu trên con đường văn chương với nhiều tác phẩm đã đạt giải cao trong các cuộc thi về văn xuôi của Trung ương cũng như địa phương Ông đã xuất bản
30 tác phẩm (gồm truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kịch bản phim truyền hình, thơ, phê bình thơ), trong đó có đến 20 tác phẩm đạt Giải thưởng (của Báo Văn Nghệ, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, Báo Tuổi Trẻ, Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam ).Tác phẩm của ông đã được nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình chú ý, và được tuyển chọn vào sách Giáo khoa Tiểu học, sách Giáo khoa Văn học địa phương tỉnh Thái Nguyên Do vậy, khi nghiên cứu về Hồ Thủy Giang cũng có nghĩa đã nghiên cứu về trường hợp cây bút văn xuôi tiêu biểu, nhiều thành tựu vào bậc nhất của tỉnh Thái Nguyên Qua đó, chúng ta có thể hình dung ra được tính chất, đặc điểm và thành tựu văn chương của một tỉnh vùng trung du và miền núi trong quá trình vận động và phát triển ở thời kì hiện đại
1.2 Cũng chính vì Hồ Thủy Giang là một nhà văn tiêu biểu của văn
xuôi Thái Nguyên nên đã có một số luận văn Cao học và Đề tài Khóa luận của sinh viên, lựa chọn làm đề tài nghiên cứu Tuy nhiên, các tác giả luận văn chỉ mới đi vào nghiên cứu một số thể loại trong sáng tác của ông như: Nghiên
cứu về Đặc điểm truyện ngắn của Hồ Thủy Giang (Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Tuyết Mai); Đặc điểm tiểu thuyết của Hồ Thủy Giang (Luận văn
Thạc sĩ của Thân Thị Mai Linh Lan) Ngoài ra, khi nghiên cứu Văn chương Thái Nguyên cũng có một số người đã nhắc đến ông như là một cây bút văn
Trang 72
xuôi tiêu biểu qua một số bài báo, bài nghiên cứu, phê bình đã khẳng định những đóng góp của ông trong lĩnh vực sáng tác văn xuôi của tỉnh và của khu vực Với một nhà văn như Hồ Thủy Giang thì việc nghiên cứu về những tác phẩm của ông như thế vẫn là chưa đủ, còn rất nhiều đóng góp, nhiều nét đặc trưng và nhiều thành tựu vẫn chưa được phát hiện và khẳng định Để góp phần phác họa bức chân dung nhà văn Hồ Thủy Giang một cách đầy đủ và
trọn vẹn hơn, chúng tôi muốn được đi sâu vào nghiên cứu vấn đề “Nhân vật
nữ trong các tác phẩm văn xuôi” của ông Vì đây cũng là một đặc điểm nổi
bật trong văn xuôi của ông, một thành tựu trong quá trình sáng tác hơn 30 năm qua của tác giả này
1.3 Hơn nữa, trong các sáng tác của mình, ngòi bút của Hồ Thủy
Giang luôn hướng tới việc phản ánh những hoàn cảnh, những số phận của người phụ nữ trung du và miền núi với nhiều thành phần xã hội, nhiều thân phận khác nhau Qua đó, nhà văn đã thể hiện được tư tưởng nhân văn cùng những quan điểm (vừa truyền thống, vừa hiện đại) của ông đối với vai trò, vị trí của người phụ nữ; với những nỗi buồn, vui, đau khổ, thậm chí là bất hạnh của họ trong xã hội thời kỳ hiện đại Vì thế, nghiên cứu hệ thống các nhân vật phụ nữ trong các tác phẩm của ông cũng có nghĩa là đã
đi vào nghiên cứu phần đặc sắc, phần đóng góp nổi bật trong quá trình sáng tác, sáng tạo của nhà văn
1.4 Mặt khác, Hồ Thủy Giang là một trong những nhà văn hiện đại có
tác phẩm giảng dạy văn học địa phương Do đó khi nghiên cứu về nội dung này chúng tôi rất mong muốn được đóng góp một tiếng nói của mình vào việc tìm hiểu, xây dựng tốt hơn các bài giảng về những tác phẩm của ông Đồng thời góp phần phác họa rõ nét hơn bức chân dung nhà văn Hồ Thủy Giang, với tư cách là một cây bút văn xuôi tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, của khu vực trung du và miền núi nói chung Chính vì vậy, chúng tôi xin
Trang 83
được chọn đề tài “Nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang” làm đề
tài luận văn Thạc sĩ của mình
2 Lịch sử vấn đề
Hồ Thủy Giang là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên và khu vực miền núi phía Bắc nên đã có khá nhiều bạn đọc và người nghiên cứu, phê bình, quan tâm và viết về ông Sau đây, chúng tôi tổng hợp một số nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình, các nhà văn về văn xuôi
Hồ Thủy Giang nói chung, về hình tượng nhân vật phụ nữ nói riêng trong sáng tác của ông
Nhà nghiên cứu, phê bình Lâm Tiến trong cuốn “Tiếp cận văn học dân
tộc thiểu số (2011)” nhận xét: “Truyện Điện hoa của Hồ Thủy Giang Truyện
với một giọng kể nhẹ nhàng, duyên dáng, với kết cấu hợp lý, tác giả đã dẫn dắt nhân vật trải qua các tình huống khác nhau với những diễn biến tâm lý sâu sắc,
tế nhị để nhân vật nhận ra con đường thực của mình với cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của nó” Nội dung của truyện xoay quanh việc phản ánh những thân
phận, những cảnh ngộ, những vấn đề nhức nhối đang đặt ra trong cuộc sống hôm
nay và nhân vật nữ “Phương Lan trong truyện Điện hoa của Hồ Thủy Giang
vẫn không thoát khỏi vòng tình ái thường tình của con người”
Tác giả Trần Văn Tác trong cuốn Văn hóa - Văn học và ngôn ngữ địa
phương tỉnh Thái Nguyên (2010), đã nhận xét:“Hồ Thủy Giang là cây bút
văn xuôi xuất sắc của Thái Nguyên Anh có nhiều đóng góp không chỉ truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, tiểu luận phê bình văn học mà gần đây thành công ở cả kịch bản phim”.Và ông cũng đã nhấn mạnh đến các nội dung tiểu thuyết của
Hồ Thủy Giang: “Các nhân vật có đời tư, có số phận riêng khó đoán trước
được và ngôn ngữ trần thuật của Hồ Thủy Giang không gò ép mà luôn mềm dẻo biến hóa, khi ngậm ngùi, xót xa trước bi kịch của nhân vật, khi thủ thỉ vỗ
về, chia sẻ cùng nhân vật”
Trang 94
Trên báo Văn nghệ (của Hội nhà văn Việt Nam, số 38/2013), nhà văn
Vũ Nho trong bài “Hồ Thủy Giang – Cây truyện ngắn” đã nhấn mạnh: Với tập truyện mới Không phải là ảo ảnh: “Hồ Thủy Giang chứng tỏ một sức hút
mạnh mẽ, một tình yêu mãnh liệt, bền bỉ với thể loại mà anh thành danh đầu tiên” Ông cũng rất thích đọc truyện ngắn của Hồ Thủy Giang "Thú thật, tôi
là người đọc Hồ Thủy Giang rất sớm vì cùng trang lứa, cùng được giải truyện ngắn của Tạp chí Văn Nghệ Việt Bắc Vẫn nhớ mãi những truyện
được giải của anh như “Cô bánh xích”, “Những trang bản thảo”, “Bông
hoa cô đơn” Có thể thấy rất rõ một điều: “Trước đây Hồ Thủy Giang say sưa
với những nét đẹp của cuộc sống mới, nhiều điều lãng mạn, nhiều điều tốt đẹp
dù hiện thực đời sống không thiếu những khó khăn, gian khổ Giờ đây, anh điềm tĩnh hơn khi tiếp cận với hiện thực nhiều điều buồn, nhiều chuyện đau lòng, nhiều thứ trớ trêu…Cái giọng kể vui tươi, hóm hỉnh, tràn đầy niềm yêu đời, lạc quan giờ được thay bằng giọng điềm đạm, kìm nén, ẩn chứa nhiều băn khoăn, day dứt”
Trong bài viết Văn chương Thái Nguyên (Tháng 12 năm 2008),
nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh viết: “Trong văn chương ông là người sớm
nổi danh đặc biệt với truyện ngắn Nhắc đến tên Hồ Thuỷ Giang bạn
đọc nhớ đến các tác phẩm: "Hoa phượng"; "Những trang bản thảo";
"Cô bánh xích" Ông là người có nhiều Giải thưởng văn học nhất trong
giới văn chương tỉnh Thái Nguyên, đã hai lần đoạt Giải truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân đội và là tác giả của 17 tập sách gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình tiểu luận ”
Phạm Văn Vũ trong bài “Kiến giải lịch sử trong tiểu thuyết Tể
tướng Lưu Nhân Chú của Hồ Thủy Giang”, (Báo Văn nghệ Thái
Nguyên, tháng 5 năm 2016), đã nhận xét: “Hồ Thủy Giang đã rất khéo léo
đem vào câu chuyện của mình những yếu tố lãng mạn, những chi tiết đời
Trang 105
thực, để câu chuyện lịch sử kia không trở thành một “mẫu vật” trong bảo tàng mà thực sự là con người, là đời sống với không khí của thời đại và hoàn cảnh của nó” Tác giả còn nhấn mạnh đến hình ảnh những người
phụ nữ trong cuộc đời của Tể tướng Lưu Nhân Chú thật đẹp – một vẻ đẹp
về cả hình thức lẫn phẩm chất tâm hồn, đó là nàng “Ngọc Tiêm - một
người vợ tuyệt vời, tuyệt đối yêu chồng và tuyệt đối đáng được chồng yêu…; Slao, người giấu lòng yêu thầm nhớ trộm và cuối cùng đã lấy thân mình chắn mũi tên giặc để chết thay Lưu Nhân Chú”
Vi Phương, trong bài viết “Truyện ngắn trên báo văn nghệ Thái
Nguyên – 10 năm nhìn lại”, (Báo văn nghệ Thái Nguyên, tháng 11 năm
2015) đã luận về cái Đẹp hiện hữu trong truyện ngắn của Hồ Thủy Giang:
“Cái đẹp vĩnh cửu qua sương gió khác với cái đẹp hữu hạn của xác thịt con
người”; Cái đẹp thường biến mất trước suy nghĩ của những kẻ nông cạn trong “Thần sắc đẹp” truyện ngắn của Hồ Thủy Giang”
Tác giả Minh Hằng có bài viết Vài điều đáng nói xung quanh cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về danh nhân đất Thái đăng trên báo Thái
Nguyên ngày 31-5-2016 như sau:“Tể tướng Lưu Nhân Chú là “đứa con
tinh thần” thứ 29 của Nhà văn Hồ Thủy Giang, nhưng lại là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên ông viết về danh nhân Thái Nguyên Sự ra đời tiểu thuyết lịch
sử Tể tướng Lưu Nhân Chú cũng lắm đặc biệt Thông thường, người ta chuyển thể từ tiểu thuyết thành phim, nay nhà văn Hồ Thủy Giang làm ngược lại: chuyển thể từ phim thành tiểu thuyết Với “quy trình ngược” này, tác phẩm là sản phẩm “nhuyễn” của kịch bản, phim và tiểu thuyết Cũng vì thế, hình ảnh vị Anh hùng dân tộc đất Thái được khắc sâu hơn bao giờ hết”
Người anh hùng Lưu Nhân Chú được mãi lưu danh muôn đời: “Người Thái
Nguyên, đặc biệt người Đại Từ rất tự hào về Tể tướng Lưu Nhân Chú Đã có một trường cấp 3 mang tên ông; lễ hội Núi Văn, Núi Võ tại đền thờ Tướng
Trang 116
quân Lưu Nhân Chú tổ chức ngày mùng 4 Tết Âm lịch hằng năm; quần thể di tích về Lưu Nhân Chú là di tích lịch sử cấp Quốc gia”
Phương Dung - Lệ Hằng trong “Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy
Giang” (Đề tài Nghiên cứu khoa học) cũng đã viết: “Truyện ngắn của Hồ
Thủy Giang mang nỗi cô đơn, bất an của tâm hồn con người, những rung động sâu xa, chân thành trước tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người Điều này khiến chúng ta luôn phải ngạc nhiên ngỡ ngàng khi tự khám phá ra phần sâu kín trong tâm hồn mỗi con người qua từng trang văn” Còn về giọng điệu trong truyện ngắn của Hồ Thủy Giang khi
thì:“Kín đáo, mỉa mai, lúc công khai thẳng thừng châm biếm, đả kích, lúc
lại lạnh lùng dồn nén, khi lại ngậm ngùi, xót xa” Ngôn ngữ trong
truyện:“Giản dị, dễ hiểu, đời thường, đậm tính khẩu ngữ” Về nội dung hiện thực thì: “Hồ Thủy Giang xông xáo, cập nhật vào tất cả những vấn
đề bức xúc của đời sống.Trong truyện tác giả còn đưa ra những chiêm nghiệm, những triết lý nhân sinh mang tầm tư tưởng sâu sắc vào những vấn đề có thể nói là nhỏ nhặt và bình thường của cuộc sống”
Nguyễn Thị Tuyết Mai trong “Đặc điểm truyện ngắn của Hồ Thủy
Giang”, (Luận văn Thạc sĩ năm 2011) đã đưa ra nhận xét : “Với hơn 200
truyện ngắn Hồ Thủy Giang hướng ngòi bút vào mọi vấn đề của đời sống, những câu chuyện về tình yêu lứa đôi, hạnh phúc gia đình, những mối quan
hệ giữa cha con, mẹ con, bạn bè, đồng nghiệp, thầy trò Truyện ngắn của Hồ Thủy Giang là những lời thầm thì nhỏ nhẹ và ngậm ngùi về những cảnh đời, những số phận của con người bình thường trong cuộc sống Đọc truyện ngắn
Hồ Thủy Giang ta bắt gặp chính số phận và tâm trạng của mình và biết bao con người bình dị ở quanh ta trong những phạm vi bình dị, đời thường nhất”
Hồ Thủy Giang còn chú trọng tới việc miêu tả ngoại hình của nhân vật:“Hầu
hết các nhân vật nữ được Hồ Thủy Giang miêu tả rất rõ nét, từ đó để bộc lộ
Trang 127
một phần tâm trạng, đời sống, tính cách của nhân vật”.Truyện ngắn của Hồ
Thủy Giang thường có giọng điệu: “Xót xa ngậm ngùi, điều này nó thể hiện
trước tiên ở sự cảm thông với những con người cô đơn, có số phận bất hạnh hoặc không may mắn của người phụ nữ”
Như vậy, có thể thấy rằng trong các bài viết của một số nhà phê bình, trong các luận văn và đề tài nghiên cứu khoa học của học viên và sinh viên đều có một điểm chung khi nhìn nhận, đánh giá về những thành tựu văn xuôi của Hồ Thủy Giang nói chung và về nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật (trong đó có nhân vật nữ) với các tác phẩm của ông nói riêng Tuy nhiên cho đến nay, chúng tôi nhận thấy vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về hình tượng người phụ nữ trong sáng tác Hồ Thủy Giang Những ý kiến trên đó mới chỉ là những nhận xét nhỏ lẻ, những gợi ý về vấn đề này Tiếp thu ý kiến và gợi ý của những người đi trước, chúng tôi đi sâu vào tìm
hiểu những đặc điểm, những nét đặc sắc trong các “Nhân vật nữ trong văn
xuôi của Hồ Thủy Giang”,với mong muốn: Phác họa một cách hệ thống và
toàn diện hơn về nhân vật nữ trong thế giới nghệ thuật của ông, để chỉ ra và phân tích sâu một số đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật, cũng như khẳng định những đóng góp của ông trong nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật nữ với cái nhìn đa chiều nhưng đầy tính nhân văn, nhân bản Trên cơ sở
đó, khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn cũng như những đóng góp của ông đối với sự vận động, phát triển văn xuôi của khu vực miền núi phía Bắc nói chung và văn xuôi tỉnh Thái Nguyên nói riêng
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Nhân vật nữ trong toàn bộ sáng tác văn xuôi của Hồ Thủy Giang (chủ yếu qua truyện ngắn và tiểu thuyết) ở
cả hai phương diện: Nội dung và nghệ thuật
Trang 133.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Chỉ ra và làm rõ những đặc điểm cơ bản về các nhân vật nữ trong sáng tác văn xuôi của Hồ Thủy Giang (ở cả hai phương diện: Nội dung và nghệ thuật)
- Qua việc nghiên cứu về đặc điểm nhân vật nữ trong tác phẩm văn xuôi của Hồ Thủy Giang, khẳng định những sáng tạo, những đóng góp của tác giả đối với sự vận động và phát triển ở thể loại văn xuôi của đời sống văn chương Thái Nguyên thời kì hiện đại
- Đề tài được hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc giảng dạy phần văn học địa phương các trường Phổ thông trên địa bàn tỉnh cũng như những người quan tâm đến nền văn học địa phương tỉnh Thái Nguyên
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận văn cần phải đi vào giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Chỉ ra đặc điểm khái quát về văn xuôi Thái Nguyên (cơ sở thực tiễn dẫn tới sự xuất hiện cây bút Hồ Thủy Giang)
+ Nghiên cứu một cách hệ thống về các nhân vật nữ trong sáng tác của
Hồ Thủy Giang - để chỉ ra và làm rõ những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật trong việc xây dựng nhân vật nữ (vùng trung du và miền núi) trong toàn bộ sáng tác văn xuôi của nhà văn Hồ Thủy Giang
Trang 149
+ Khẳng định những mặt sáng tạo, những đóng góp riêng của nhà văn
Hồ Thủy Giang trong nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ đối với văn xuôi Thái Nguyên nói riêng, văn xuôi khu vực trung du và miền núi phía Bắc nói chung
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được luận văn của đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại
- Phương pháp khái quát - tổng hợp
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: (Văn học với Văn hóa học; Văn học với Lịch sử )
5 Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát toàn bộ sáng tác văn xuôi của Hồ Thủy Giang, đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu và phân tích một số đặc điểm nhân vật nữ trong tác phẩm (truyện ngắn và tiểu thuyết) của ông Tuy nhiên, những sáng tác văn xuôi của Hồ Thủy Giang rất phong phú và đa dạng, do đó chúng tôi xin được giới hạn về phạm vi nghiên cứu cụ thể là: Các tác phẩm truyện ngắn
và tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn Hồ Thủy Giang, bao gồm 6 tập truyện
ngắn và 4 tập tiểu thuyết
1 Truyện ngắn chọn lọc - Nxb Văn học 2002
2 Cuồng phong - Nxb Thanh niên Hà Nội 2002
3 Mùa gió heo may - Nxb Lao động 2005
4 Nhà có 5 người - Nxb Văn hóa dân tộc 2008
5 Người đẹp thường nhiều bí ẩn - Nxb Văn học 2010
6 Không phải là ảo ảnh - Nxb Văn học 2011
7 Mắt rừng (tiểu thuyết) - Nxb Công an nhân dân 2015
Trang 1510
8 Tể tướng Lưu Nhân Chú (tiểu thuyết) - Nxb Đại học Thái Nguyên 2016
9 Những người mở đường (tiểu thuyết) - Nxb Văn học 2016
10 Con đường cát bụi (tiểu thuyết) - Nxb Công an Nhân dân 2016
- Khảo sát một số tác phẩm văn xuôi của các nhà văn ở Thái Nguyên và ở một số tỉnh lân cận khác (để so sánh, đối chiếu với nhà văn Hồ Thủy Giang)
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Văn xuôi Thái Nguyên và nhà văn Hồ Thủy Giang
Chương 2: Nhân vật nữ trong văn xuôi Hồ Thủy Giang - một số đặc điểm về nội dung
Chương 3: Một số đặc điểm về nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang
7 Đóng góp của luận văn
- Tìm hiểu, phân tích những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật trong việc xây dựng nhân vật phụ nữ trong văn xuôi của nhà văn Hồ Thủy Giang, từ đó có một cái nhìn tổng thể nhưng cũng rất cụ thể những sáng tạo, những đóng góp đáng trân trọng của ông với đời sống văn chương Thái Nguyên (ở thể loại văn xuôi) và trong việc góp phần hoàn thiện bức chân dung người phụ nữ Việt Nam trong thời kì hiện đại và hội nhập
- Kết quả nghiên cứu của luận văn còn mang ý nghĩa thực tiễn, đó là: Thiết thực giúp ích trong việc cung cấp tư liệu cho việc dạy văn trong nhà trường Phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên (phần giảng dạy về tác phẩm, tác giả Hồ Thủy Giang), cũng như giúp ích cho việc tìm hiểu về văn học địa phương Thái Nguyên đối với những người quan tâm đến vấn đề này
Trang 1611
CHƯƠNG I VĂN XUÔI THÁI NGUYÊN VÀ NHÀ VĂN HỒ THỦY GIANG 1.1 Khái quát về văn xuôi Thái Nguyên thời kỳ hiện đại
Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du – Miền núi Bắc bộ, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội; phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Đông giáp các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của Việt Nam nói chung, của vùng miền Đông Bắc nói riêng Đây là một trong những vùng chè nổi tiếng của cả nước, một trung tâm công nghiệp gang thép phía Bắc của Tổ quốc, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du và miền núi với đồng bằng Bắc Bộ Thái Nguyên là một tỉnh có bề dày lịch sử, một vùng đất giàu truyền thống cách mạng
Thái Nguyên là một ngôi nhà chung của các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng,
Dao, Hoa, Sán chay, Cao Lan, H’ mông…cùng nhau chung sống và xây
dựng cuộc sống mới Trong suốt quá trình phát triển lịch sử, Thái Nguyên
là nơi gặp gỡ, hội tụ của nhiều tộc người với những phong tục, tập quán
phong phú, đặc sắc và cũng đã tạo nên những hiện tượng “giao thoa” văn
hóa đầy thú vị Có thể nói, Thái Nguyên là mảnh đất tụ hội nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng trung du và miền núi, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao (gồm nhiều Trường Cao đẳng, Đại học cùng đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học), là trung tâm kinh tế - văn hóa xã hội, khoa học công nghệ của cả vùng Đông Bắc Việt Nam
Thái Nguyên cũng là mảnh đất đầy tiềm năng cho văn học nghệ thuật phát triển, cùng với một đội ngũ khá đông đảo các nhà văn, nhà thơ các thế hệ nối tiếp nhau Trong hơn nửa thế kỉ vận động và phát triển (chỉ tính từ những năm 60 thế kỉ trước) đến nay, văn học Thái Nguyên đã tạo nên một diện mạo riêng với những đặc điểm riêng của đời sống văn học của vùng trung du và
Trang 1712
miền núi Có thể phác họa một cách khái quát về quá trình vận động và phát triển của văn học Thái Nguyên cụ thể như sau:
- Giai đoạn trước Đổi Mới 1986: Ở giai đoạn từ những năm đầu thập
kỉ 60 đến trước 1986 là giai đoạn toàn Đảng, toàn dân tập trung vào hai nhiệm vụ chính là: chống Mỹ xâm lược và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Cùng với những năm tháng đầy gay go và quyết liệt ấy, đội ngũ sáng tác ở Thái Nguyên đã xuất hiện và phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng Một số cây bút văn xuôi tiêu biểu của thời kì này là: Lê Minh, Xuân Cang, Vi Hồng, Ma Trường Nguyên, Nông Minh Châu, Hồ Thủy Giang…Những tác phẩm của các nhà văn trong giai đoạn này luôn mang hơi thở nóng hổi của thời đại và phản ánh đời sống con người vùng trung
du và miền núi trên đà xây dựng chủ nghĩa xã hội - với một số tác phẩm
tiêu biểu như: Suối gang, Lên cao, Những vẻ đẹp khác nhau (Xuân Cang); Người chia ánh sáng, Con nước Eng Nhàn, Đất Bằng, Thung
Lũng đá rơi (Vi Hồng), Trận địa giữa ruộng bậc thang (Nông Minh
Châu), Bạn cùng lớp, Cô bánh xích (Hồ Thủy Giang) Qua một số tác
giả, tác phẩm tiêu biểu trên chúng ta thấy được những đóng góp quan trọng của thế hệ các nhà văn đầy tiềm năng của Thái Nguyên Họ cũng đã đạt được nhiều Giải thưởng văn học của Trung ương và địa phương ví dụ như:
Nhà văn Xuân Cang với “Những vẻ đẹp khác nhau”, (Giải thưởng Hội Nhà văn – 1968); Vi Hồng với truyện ngắn “Con nước eng nhàn”, (Giải
thưởng Báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn năm 1971); nhà văn Hồ Thủy Giang
với truyện ngắn: “Cô Bánh Xích”, (Giải thưởng Báo Văn nghệ - Hội Nhà
văn – 1971) Tiếp đó là sự xuất hiện khá rầm rộ của những tên tuổi như: Hoàng Minh Tường, Trịnh Thanh Sơn, Chu Hồng Hải, Nguyễn Đức Thiện,
Ba Luận, những cây bút này đã góp phần tích cực vào việc làm nên diện mạo văn học Thái Nguyên trên văn đàn cả nước
Trang 1813
- Giai đoạn Đổi Mới sau1986: Đội ngũ sáng tác văn học Thái Nguyên vẫn tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu mới Nhiều nhà văn đã hướng ngòi bút vào việc phản ánh hiện thực mới của xã hội cùng những hình tượng con người với thân phận cá nhân vào trong tác phẩm của mình Năm 1987, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên được thành lập, đánh dấu bước ngoặt lớn đối với Văn học Nghệ thuật Thái Nguyên Một số tác giả văn xuôi được đánh giá cao và khẳng định mình qua các tập sách riêng, gây được sự chú ý của độc giả như: Vi Hồng, Hà Đức Toàn, Ma Trường Nguyên, Hồ Thủy Giang, Hoàng Luận, Phạm Đức, Bùi Thị Như Lan…Nhắc đến nhà văn Vi Hồng là nhắc đến người có công lao rất lớn trong việc “mở đường” cho văn học Thái Nguyên phát triển Ông là cây bút tiểu thuyết hàng đầu Thái Nguyên nói riêng, của khu vực miền núi nói chung Nhiều tác phẩm của ông được đánh giá cao trong tiểu thuyết dân tộc thiểu số nói chung và tiểu thuyết Thái nguyên nói riêng Trong giai đoạn này, với niềm say mê văn chương và miệt
mài sáng tác, ông đã xuất bản thêm nhiều tiểu thuyết mới: Người trong ống (1990); Người làm mồi bẫy hổ (1990); Gã ngược đời (1990); Tháng năm
biết nói (1993); Chồng thật vợ giả (1994); Phụ tình (1994); Đi tìm giàu sang
(1995);… Những cuốn tiểu thuyết của ông đều thể hiện tư tưởng nghệ thuật
của tác giả - như một nhà nghiên cứu đã khẳng định: “Các trang viết của ông
như những lời tâm tình cùng các dân tộc miền núi, trước hết với người Tày rằng: hãy yêu thương và biết yêu thương những cái đẹp, cao cả đồng thời đem hết sức mình ra trừ diệt cái ác, kẻ ác.” [42,69] Nhà văn Hà Đức Toàn
cũng là nhà văn hiếm hoi viết thuần về Thái Nguyên với tình yêu nồng thắm, diết da Ông lặn lội ngang dọc trên mảnh đất này và điều đó cùng đồng nghĩa: Ông đã lặn lội dọc ngang trong suy nghĩ của con người Thái Nguyên Lịch sử đất và người Thái Nguyên là nguồn cảm hứng chính cho mọi sáng tác của
ông Ông đã cho ra đời khá nhiều tác phẩm đậm màu xứ Thái như: Đêm trăng
Trang 1914
nhà sàn (1988); Đôi Ba ông đầu rau (1999); Lũng mây (2000); Tuyển tập
Hà Đức Toàn (2007)…Nhà văn Ma Trường Nguyên là nhà văn dân tộc Tày
có nhiều đóng góp cho đời sống văn học Thái Nguyên, miệt mài “trên cánh
đồng chữ nghĩa”, ông cho ra đời những tác phẩm văn chương mang đậm hơi
thở cuộc sống và con người miền núi với những yếu tố nghệ thuật mang đậm
bản sắc Tày như: Mũi tên ám khói (1991); Gió hoang (1992); Tình xứ mây (1993); Trăng yêu (1993); Bến đời (1995); Rễ người dài (1996); Cơn dông
thời niên thiếu (1997); Mùa hoa hải đường (1998); Dòng suối tuổi thơ tôi
(2004)…Có thể nhận thấy trong lĩnh vực tiểu thuyết, Ma Trường Nguyên đã gặt hái khá nhiều thành công Ông được nhận Giải thưởng của Ủy ban toàn
quốc các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam với tiểu thuyết Rễ người dài;
Giải B - Giải thưởng Văn học Nghệ thuật 5 năm (1992- 1997) của tỉnh Thái
Nguyên cho tiểu thuyết Mùa hoa hải đường… Những thành tựu đó góp phần
nào cho thấy chiều sâu và bề dày trong sáng tạo của nhà văn ở lĩnh vực tiểu thuyết Càng về sau, các nhà văn Thái Nguyên càng có ý thức đưa các loại đề tài về công nghiệp, về nông thôn miền núi, về việc khai thác khoáng sản, về rừng, về lịch sử từ thời phong kiến đến thời chống Mỹ, chống Tàu…vào trong tác phẩm của mình Ví dụ như trường hợp các nhà văn: Hoàng Luận, Phạm Đức, Phan Thái, Hồ Thủy Giang…cụ thể là: Hoàng Luận với một số tác phẩm
như: Làng một người, Cây không lá, Nắng tím, Đất ống; Phan Thái có những tác phẩm: Cơm áo chợ đời, Sóng bên ngày nắng, Đèn giời ; và Phạm Đức có tác phẩm: Bão rừng, Giông gió làng chè; và Hồ Thủy Giang với các tiểu thuyết: Tiếng súng bên sông Cầu, Những người mở đường, Tể tướng
Lưu Nhân Chú, Con đường cát bụi…Khi đất nước bước vào thời kì Đổi mới
và Hội nhập thì ngoài các đề tài viết về miền núi, về nông thôn, về công nghiệp hóa, về vùng cao biên giới,…nhiều nhà văn Thái Nguyên còn đi sâu vào khai thác những khía cạnh về con người cá nhân với những mảnh đời,
Trang 2015
những thân phận, những tình cảnh éo le…đặc biệt là thân phận người phụ nữ trung du và miền núi trong cuộc sống đầy phúc tạp thời kỳ hiện đại Tiêu biểu
có các nhà văn với các truyện ngắn như: Phan Thái với: Nước mắt nắng,
Người đàn bà đi trong sương; Trinh Nguyên với Giấc mơ, Mặt hồ phẳng lặng; Bùi Thị Như Lan với Tiếng chim kỷ giàng, Mùa mắc mật, Hoa mía…Hồ Thủy Giang với Thiên truyện cổ, Bốn người đàn bà, Điện hoa, Bông hoa cô đơn, Phiên tòa, Nỗi ám ảnh của một tỷ phú, Nỗi buồn hãy tan
đi, Lúc ấy biển hoàng hôn, Cô gái ngồi bên cửa sổ…các tác phẩm đều
hướng về thân phận những con người không may mắn trong cuộc đời, những con người bé nhỏ, lầm lũi, bất hạnh, nhưng trong tận thẳm sâu tâm hồn họ lại vẫn lấp lánh những vẻ đẹp của lòng nhân hậu, vị tha, sự cố gắng hết mình để vượt lên số phận, để có thể đón nhận một cuộc sống tốt đẹp hơn Nhà văn Hồ Thủy Giang là một trong những người có sự đồng cảm sâu sắc đối với thân phận của người phụ nữ.Trong nhiều tác phẩm của ông dù nói trực tiếp hay gián tiếp, luôn hiện lên những thân phận, những cảnh ngộ của bao người phụ
nữ nhỏ bé, thầm lặng, cam chịu, hi sinh, không kêu ca, đòi hỏi cho riêng cá nhân mình
Có thể thấy, lực lượng sáng tác văn xuôi của Thái Nguyên thời kỳ hiện đại khá hùng hậu, trong đó có nhiều cây bút rất “cứng cáp”, có nhiều tác phẩm được bạn đọc và dư luận ghi nhận, được đánh giá cao Đó là những cây bút không phải chỉ nổi tiếng ở Thái Nguyên mà còn có sức lan tỏa ra cả khu vực trung du và miền núi phía Bắc Tác giả văn xuôi Hồ Thủy Giang là một trong số ít nhà văn như thế
1.2 Vài nét về nhà văn Hồ Thủy Giang
Hồ Thủy Giang tên thật là Đào Việt Hải, sinh ngày 20/06/1947 tại quận
Kiến An, thành phố Hải Phòng Hồ Thủy Giang là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam, Hội
Trang 2116
viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên Năm 1960 Hồ Thủy Giang theo gia đình từ Hải Phòng lên Thái Nguyên sinh sống và bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn chương Thành công đầu tiên của ông là: Truyện ngắn đầu tay
“Ngàn làm máy” in trên báo tạp chí Văn nghệ Việt Bắc, với truyện ngắn này,
ông là người đầu tiên đưa hình ảnh phụ nữ của nền công nghiệp hiện đại vào văn học Sau đó ông lại được nhận được giải thưởng của Báo Văn nghệ - Hội
nhà văn Việt Nam năm 1971 với tác phẩm “Cô bánh xích” Với lòng say mê
và yêu văn chương, ông vừa dạy học vừa viết truyện, làm thơ và không ngừng học hỏi, tìm tòi qua sách vở và kinh nghiệm của những người đi trước Năm
1980, Hồ Thủy Giang chuyển về công tác ở Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thái Nguyên Từ đó ông thực sự đã dành nhiều thời gian, tâm huyết vào sáng tác văn chương, thực sự có ý thức và có điều kiện đi theo con đường sáng tác mà mình đam mê Năm 1983, Hồ Thủy Giang được bổ nhiệm làm Phó Phòng Xuất bản-Sở Văn hóa Bắc Thái Năm 1987 Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Thái được thành lập, ông chuyển sang làm công tác Hội và là Ủy viên Thường vụ Thường trực Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Thái Từ năm 1992 đến nay, Hồ Thủy Giang đã từng giữ các chức vụ: Phó Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật- Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên…
Hồ Thủy Giang là người có niềm say mê mãnh liệt với văn chương và yêu văn chương tới độ đam mê Hơn bốn mươi năm cầm bút, với hơn 30 tác phẩm gồm nhiều thể loại (nhưng nổi bật nhất là thể loại truyện ngắn), Hồ Thủy Giang được nhận hơn 20 Giải thưởng về văn học của Trung ương và địa phương Ví dụ như: Giải thưởng của các Báo: Báo văn nghệ (Hội nhà văn Việt Nam năm1971); Tạp chí Văn nghệ Việt Bắc (1994); Báo Giáo viên Nhân dân năm (1976); Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm (1981,1990)…và Giải thưởng cuả Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam (các năm
2002, 2004, 2008, 2009, 2015); Cùng với Giải thưởng Văn học Nghệ thuật 5
Trang 2217
năm tỉnh Thái Nguyên (1992, 2002, 2007, 2011); Các giải thưởng do các Bộ ngành phối hợp với Hội Nhà văn tổ chức thi như: Tiểu thuyết (2013-2015) do Hội nhà văn Việt Nam và Bộ Công an đồng tổ chức; Tiểu thuyết (2013-2015)
do Hội nhà văn Việt Nam và Bộ Giao thông đồng tổ chức; Kịch bản phim truyện điện ảnh chất lượng cao về đề tài cách mạng và kháng chiến giai đoạn
1930 - 1975 của Hội Điện ảnh Việt Nam (2015)…
Trong suốt hơn 40 năm cầm bút, nhà văn Hồ Thủy Giang đã cho ra đời một số tác phẩm khá đồ sộ, liên tục qua các năm, bao gồm: 13 tập truyện ngắn, 5 cuốn tiểu thuyết, 5 tập truyện thiếu nhi, 3 cuốn tiểu luận phê bình, 2 tập thơ, 6 kịch bản phim truyện Cụ thể như sau:
+ Thể loại truyện ngắn:
1 Cô bánh xích (1985)
2 Có một cô gái trong đời (1987)
3 Con tàu đến muộn (1989)
4 Bông hoa cô đơn (1990)
5 Ảo ảnh (1997)
6 Lúc ấy biển hoàng hôn (2000)
7 Cuồng phong (2002)
8 Truyện ngắn chọn lọc (2002)
9 Tuần hoàn của đất (2003)
10 Mùa gió heo may (2005)
11 Nhà có năm người (2008)
12 Người đẹp thường nhiều bí ẩn (2011)
13 Không phải là ảo ảnh (2013)
+ Thể loại tiểu thuyết:
1 Tiếng súng bên sông cầu (2009)
2 Mắt rừng (2015)
Trang 2318
3 Những người mở đường (2016)
4 Tể tướng Lưu Nhân Chú (2016)
5 Con đường cát bụi (2016)
+ Thể loại phê bình, tiểu luận:
1 Văn học Thái Nguyên – tác giả, tác phẩm (2004)
2 Thái Nguyên – một dòng chảy văn chương (2010)
3 Chuyện cái chỏm đầu (2001)
4 Ếch ngồi đáy giếng (2003)
6 Tể tướng Lưu Nhân Chú (2016)…
Qua số lượng tác phẩm và số lượng Giải thưởng văn chương mà nhà văn Hồ Thủy Giang đã đạt được, có thể khẳng định: Ông là một nhà văn tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, của khu vực trung du và miền núi nói chung Ông là một trong số ít nhà văn chuyên nghiệp, tâm huyết, tận
Trang 2419
tụy và có sức làm việc, sáng tạo đáng nể trọng Nội dung chủ yếu trong các sáng tác của Hồ Thủy Giang là: viết về con người, cuộc sống, thiên nhiên vùng trung du và miền núi nói chung, của mảnh đất Thái Nguyên nói riêng trong quá trình vận động và phát triển suốt từ những năm đầu thế kỷ XX cho đến nay Nhà văn còn say sưa, tự hào viết về đề tài lịch sử với những
sự kiện, những nhân vật lịch sử của Thái Nguyên từ thời phong kiến đến thời hiện đại Thế giới nhân vật trong sáng tác của Hồ Thủy Giang rất phong phú, đa dạng và có những đặc điểm riêng Đó là thế giới nhân vật bao gồm những con người với các thành phần xã hội khác nhau, các lứa tuổi, các nghề nghiệp khác nhau (từ chuyện thiếu nhi đến chuyện người lớn, từ người nông dân miền núi đến người công nhân trong nhà máy, đến các cán bộ lãnh đạo, quản lý, đến các trí thức, học sinh, sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng; Từ người lính cho đến người công an nhân dân…) Trong thế giới nhân vật của ông nổi bật là nhân vật người phụ nữ vùng trung du và miền núi với những vẻ đẹp khác nhau, tính cách khác nhau và với những thân phận khác nhau Thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật người phụ nữ này, Hồ Thủy Giang đã thể hiện rõ hơn về những quan điểm, những cái nhìn rất nhân văn, tràn đầy sự yêu thương, sự cảm thông và sự trân trọng của mình đối với những người phụ nữ Và trên phương diện nghệ thuật, tác giả cũng có những đóng góp đáng khẳng định trong nghệ thuật xây dựng nhân vật với góc nhìn đa chiều, đa diện về con người; với cách phản ánh khách quan và toàn diện hơn về tính cách và bản chất của các nhân vật trong tác phẩm Chính vì thế mà Hồ Thủy Giang luôn được đánh giá như một nhà văn chuyên nghiệp có nhiều đóng góp cho văn chương Thái Nguyên nói chung, cho văn xuôi Thái Nguyên nói riêng trong suốt mấy chục năm qua
Trang 2520
1.3 Quan niệm về việc phản ánh cuộc sống, con người trong sáng tác văn chương của nhà văn Hồ Thủy Giang
Với lòng say mê và sự tâm huyết của mình đối với văn chương nên ngay
từ nhỏ Hồ Thủy Giang đã có ý thức và nuôi dưỡng ước mơ sẽ trở thành một nhà văn Và hiện tại Hồ Thủy Giang đã thực sự trở thành một nhà văn tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên và khu vực trung du – miền núi phía Bắc, được nhận nhiều giải thưởng so với các nhà văn trong khu vực Ông viết nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình văn học và kịch bản phim…, nhưng thể loại mà ông dành nhiều tâm huyết nhất và đạt được nhiều thành công nhất là truyện ngắn và tiểu thuyết Nhà văn Hồ Thủy
Giang rất thích viết truyện ngắn, bởi lẽ theo ông: “Truyện ngắn là thể loại
có kết cấu ngắn gọn để đưa ra một triết lý, một quan niệm mang hơi thở của cuộc sống” [32,10] Đọc những truyện ngắn của ông, mỗi người sẽ tìm
thấy một phần cuộc đời và hình ảnh mình trong đó Ngoài ra, ông rất thành công trong việc sáng tác tiểu thuyết Với ông, thực sự là ông đã sống một nửa ngoài đời và một nửa là sống trong những tác phẩm văn học của chính mình Chính vì vậy, Hồ Thủy Giang đã có những quan niệm riêng của mình về văn chương, về cuộc sống, về con người và việc phản ánh hiện thực vào trong tác phẩm Ông đã trực tiếp phát biểu về quan niệm nghệ
thuật, về văn chương của mình cụ thể như: “Văn chương không hề đơn
giản chỉ phản ánh đời sống đang tồn tại mà nó còn phản ánh những “ẩn số” của cuộc sống Từ đó, văn chương phải có nhiệm vụ thúc đẩy cuộc sống của con người, giúp nhân loại thoát khỏi những bất an, phải đem lại
sự an ủi cho con người Văn chương không chỉ là “tấm gương” phản chiếu cuộc sống, mà luôn song hành cùng cuộc sống.Văn chương và thực tại là hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau, nhưng văn chương lại vừa phản ánh hiện thực trong cái ảo ảnh để làm xoa dịu đi nỗi đau của
Trang 2621
thực tại đời sống”[32,13] Quan điểm về nghệ thuật trong sáng tác văn
chương của ông thật chân thành, sâu sắc và có tính hiện đại Trong mỗi truyện ngắn hay tiểu thuyết của mình, nhà văn đều thể hiện những quan điểm (dù trực tiếp hoặc gián tiếp) như là những thông điệp mang đầy ý nghĩa triết lý nhân sinh, và cũng là những điều tâm huyết mà nhà văn muốn
gửi đến độc giả Theo ông, đã viết văn thì: “Tác phẩm đó phải nhằm phục
vụ cho cuộc đời và con người, an ủi họ thoát khỏi sự bất an luôn tiềm ẩn trong cuộc sống hiện tại”[32,14] Và những quan niệm ấy đã được thể hiện
rất rõ trong các sáng tác cụ thể của ông
Viết về cuộc sống, con người thời kỳ hiện đại, Hồ Thủy Giang hay đi vào những loại đề tài “nhạy cảm”, với sự trải nghiệm và sự quan sát tinh tế cuộc
sống xã hội của mình (Nhà hàng cà phê trái hình, Tướng cướp, Bưởng
vàng, Nguyên Mẫu, Đối thủ, Thông reo, Món nợ, Những hàng ghế trống, Chú bé đi giày một chân, Ngõ nhỏ…) Những truyện của ông đã giúp chúng
ta hiểu hơn những góc khuất của đời sống thời “mở cửa” Tác giả ít khi xây dựng nhân vật “đơn tính cách”, mà những nhân vật của ông thường là loại nhân vật “đa tính cách”, có đời sống nội tâm phong phú, phức tạp, có lối sống, cách sống riêng mang màu sắc cá nhân rõ rệt.Truyện của ông luôn làm cho độc giả phải suy ngẫm về những vấn đề nhức nhối đang hiện hữu trong
cuộc sống đương thời: Những cán bộ hư hỏng chưa bị vạch mặt (Tướng cướp); những nhà hàng cà phê trá hình, thực chất là những nơi chứa chấp bao
tệ nạn xã hội: Chứa chấp gái điếm (nhiều cô gái trẻ đẹp vào làm cho nhà hàng, ngoài việc làm phục vụ cà phê thì các cô còn “phục vụ” khách theo nhu cầu, sẵn sàng trở thành món hàng trao đổi cho bà chủ và khách làng chơi khác,…); những chốn ăn chơi của con nhà giàu; nơi buôn bán hàng lậu, hàng
cấm (Nhà hàng cà phê trái hình) Trong truyện ngắn Chú bé đi giày một
chân, tác giả miêu tả “một góc công viên thành phố Hầu như chiều nào cũng
Trang 2722
thấy chú lặng lẽ ngồi trên chiếc ghế đá sứt, cặp mắt nhiu nhíu dõi cái nhìn mờ mịt ra phía bờ sông”[12,17] Góc công viên này chính là nơi ngủ nghỉ của
chú bé làm nghề bới rác đã gần mười năm Tại đây chú thường băn khoăn
không biết mình có nên trở thành người lớn hay không vì “Người lớn mà cho
nhau, giúp nhau một tí là phải tính toán, cân nhắc thiệt hơn”[12,18] Ý nghĩ
đó của cậu bé tưởng đơn giản nhưng lại hàm chứa những điều rất sâu sa Như vậy không gian thành thị này, đã hé lộ một phần số phận của những cậu bé mà
mọi người gọi là “dân bụi” ở chốn thị thành…Phố chỉ vẻn vẹn dăm bảy nóc
nhà thế nhưng lại hội tụ đủ mọi tầng lớp, thành phần trong xã hội Tác giả đã hướng điểm nhìn của mình đến từng nhà, từng số phận ở nơi đây, nhà văn
phát hiện ra, ở cái ngõ này “nỗi khổ bao giờ cũng nhiều hơn niềm vui, nỗi bất
hạnh nhiều hơn hạnh phúc” Người đầu tiên tác giả miêu tả là bà Bảy, làm
công việc dọn thùng vệ sinh Nỗi khổ vì nghề nghiệp của bà luôn hiện lên đầy
đủ hình thù và đường nét của nó “Những người lịch sự nhất khi có việc phải
tiếp xúc với và cũng né xa xa Người ta luôn tưởng tượng ra những phân tử uế tạp li ti như còn thấm trên quần áo, thậm chí trên da thịt bà Còn ở nhà con cái bà luôn giành lấy việc nấu nướng chứ bà mà động vào là đến bữa ăn thế nào chúng cũng khủng khỉnh”[ 9,125] Thật bất hạnh cho bà Bảy thế mà trên
báo, đài lúc nào cũng luôn nói rằng nghề nghiệp nào cũng vinh quang Người khổ thứ hai là anh Hoạch làm nghề ăn trộm Có lẽ trong cái ngõ này anh là
người khổ nhất vừa về thể xác vừa về tinh thần:“Hình như sống trong cộng
đồng nhân loại đấy anh luôn thấy mình không phải là người nữa rồi Anh không dám nhìn thẳng vào ai bao giờ Mắt anh cứ đáo điêng, nửa như gian hoạt, nửa như lẩn tránh Vợ anh nhìn anh vừa cảm thông, vừa đắng cay, khinh miệt Con anh nhìn anh, thoắt cười khúc kha khúc khích rồi lại thoắt rơi nước mắt ngay được Con cái chúng nó có thể tự hào vì bố chúng là ông giám đốc, ông giáo sư chứ chẳng có đứa nào tự hào vì bố là ông ăn trộm Sống
Trang 2823
trong gia đình, anh Hoạch trở nên ít nói, ít cười”[9,126] Người khổ thứ ba là
một cán bộ văn phòng, với nghề tay trái là viết văn Tuy nhiên, việc viết văn khiến anh gặp phải ít nhiều phiền toái, anh bị kiện, thậm chí nhà anh còn bị cắt nước - khi anh dám xây dựng nhân vật ông Giám đốc Nhà máy Nước trong truyện ngắn của mình Có lẽ trong ngõ nhỏ này, người được xem không
có điều bất hạnh gì là ông Cảnh – Thủ trưởng một cơ quan cấp cao ở Trung
ương:“Cứ chiều thứ bảy là chiếc xe con bóng nhãy lại đưa ông về nhà để
nghỉ ngơi sau một tuần làm việc Thứ hai, xe lại toe toe đón đi Trông ông lúc nào cũng bệ vệ Ông đi đến đâu là người thưa gửi râm ran Nhà cửa ông đàng hoàng Con cái ông ăn học nên người”[9,128] Thế nhưng, ông Cảnh
cũng không tránh được nỗi buồn: Vợ mất đã lâu muốn xây dựng lại lần nữa
để có người cùng bầu bạn lúc tuổi già nhưng khi muốn tìm hiểu ai thì họ lại
coi ông là “một ông thủ trưởng chứ không phải là một người đàn ông, nhất là
một người đàn ông đang cần lấy vợ” Đã thế, sự kính trọng với ông nhiều khi
cũng kèm theo là điều mất tự do Ở đâu ông cũng được hưởng sự kính trọng
từ cơ quan đến hội nghị, đường phố, gia đình, quê hương thậm chí ở cả nơi chôn rau cắt rốn Nhưng, ông sợ nhất là sự kính trọng của những người bạn
cũ Ngoài ra, ông còn phải chịu những sự kính trọng thái quá, có khi còn giả
tạo của những kẻ cơ hội Qua lời tâm sự “cuộc sống của những người bình
thường thật muôn vàn màu sắc, mùi vị Nhưng tôi chỉ có quyền thèm thuồng chứ đâu được hưởng Chú bảo, thế thì sung sướng cái nỗi gì?”[9, 131] ta
thấy thật ngậm ngùi cho ông (Ngõ nhỏ) Chỉ với dăm bảy nóc nhà trong
không gian thành thị, Hồ Thủy Giang giúp người đọc thấy được những cảnh đời, cuộc sống, công việc của con người thành phố nhiều khi chúng ta ngỡ tưởng, người thành phố họ đâu biết đến nỗi buồn mà chỉ có niềm vui Những
kẻ tham nhũng chưa bị pháp luật trừng trị thì trời đất cũng sẽ không tha
(Nguyên Mẫu, Đối thủ); Nhà từ thiện rộng rãi, hào phóng nhưng lại quên hay
Trang 2924
cố lờ đi món nợ ân tình với người bạn cũ: liệu anh ta có cớ thật từ tâm hay
đây chỉ là một thủ đoạn mua danh? (Món nợ) Một người bạn đã lừa dối bạn
mình thời phổ thông, ba chục năm sau gặp lại, vẫn tiếp tục thói lừa chỉ vì thấy
bạn giỏi hơn mình về thi ca, mặc dù mình đã có mọi thứ (Những hàng ghế
trống) Thông reo là truyện về một Trạm trưởng Kiểm lâm đứng đắn, tận tụy
vì công việc, dám “chơi” cả phó Chủ tịch huyện - là thượng cấp, là người có trách nhiệm xã hội to hơn anh Trạm trưởng quèn Lý sự của Trạm trưởng thật
giản đơn: “Không ai có thể lớn hơn luật pháp” [12,148] Vấn đề là ở chỗ anh
dám thể hiện cái chân lý hiển nhiên ấy bằng hành động cụ thể, kiên quyết ngăn lại việc làm của phó Chủ tịch tỉnh, mặc dù đó cũng là việc công chứ không có gì khuất tất…Phải chăng đây chỉ là những mặt tích cực hay có cả những mặt tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường?
Các nhân vật trong truyện của Hồ Thủy Giang thường có đời tư, có số phận riêng, vận động phát triển theo quy luật riêng và khó đoán trước được
Ví dụ: Truyện về hai vợ chồng quét rác nghèo khó phải bỏ nhau (vì đông con,
ông chồng nghiện rượu, con cái phải sống bươn trải bán hàng lặt vặt kiếm sống…) tuy nhiên, cuối cùng với sự cố gắng, nỗ lực rồi họ cũng tìm được
hạnh phúc lại cho mình Hay truyện viết về những nhân vật phụ nữ sống trong
sự đầy đủ vật chất, đài các như cô Mai - nhưng lại có cuộc sống tinh thần bất hạnh, cô đơn, trống rỗng về tư tưởng, thiếu vắng tình yêu, thiếu vắng hơi ấm gia đình; hay truyện về người nghệ sĩ (Vũ Hải Lăng) quá nghèo khó về vật
chất, nên cứ luôn trăn trở, suy nghĩ và tìm cách định nghĩa: “Hạnh phúc là gì”
và hành trình đi tìm hạnh phúc của họ thật khó khăn, đầy trắc trở Ví dụ như:
Trong truyện ngắn Những phương trời lá rụng, đặc biệt là cuộc đời của
nhân vật Hãnh Xỉa - một tướng cướp tàn bạo, y có thể làm bất cứ việc gì mà y thích, y muốn (tiền tài, vật chất, “nhà đẹp”, “vợ đẹp”, “chơi đẹp” với thiên hạ…) nhưng y lại có nỗi đau đớn, bất hạnh vì không thể có con cái Đây là
Trang 3025
nỗi khổ, một bi kịch không thể giải quyết Bế tắc, y tìm đến con đường sang
“thế giới bên kia” như một sự trốn chạy bi kịch cuộc đời Hay Nguyệt, từ cô sinh viên đanh đá, xinh đẹp, có bản lĩnh thể hiện cá tính mạnh mẽ nhưng trở thành món hàng đáng thương Cô đã từng mặc cảm với lũ con nhà giàu khi bị chúng coi khinh con nhà nghèo như cô; rồi cô bị trả giá với tội danh ăn trộm cái bánh mì và yêu đương lăng nhăng; cuộc đời làm vợ của bưởng vàng Huỳnh xấu xí “nửa người nửa vật” kia có đem lại hạnh phúc hay chỉ là chuỗi ngày bất hạnh
Đặc biệt, nhà văn Hồ Thủy Giang còn hay hướng ngòi bút đến những câu chuyện về tình yêu và hạnh phúc gia đình Khi khảo sát, tìm hiểu truyện ngắn
Hồ Thủy Giang chúng tôi nhận thấy: chiếm hơn 50 % số tác phẩm của ông là những truyện viết về tình yêu Mỗi câu chuyện tình yêu (trong truyện ngắn hay tiểu thuyết) của nhà văn đều có những thử thách và chứa đầy buồn
thương, đau đớn, đầy nước mắt, thậm chí là cả máu, cả cái chết Trong Con
tàu đến muộn chỉ vì sự ghen tuông của người chồng, sự thiếu hiểu biết, ích kỉ
vì “tính sĩ diện của người đàn ông” mà dẫn đến bi kịch tan vỡ gia đình - khi
hai người tuy còn rất yêu nhau, nhưng phải chia tay và sống trong niềm xót
xa, ân hận cả cuộc đời Hai nhân vật Châu và Tùng trong Sao xanh yêu nhau,
thương mến, quan tâm, chia sẻ cùng nhau nhưng chỉ vì những tính toán thiệt hơn, không chịu hy sinh vì nhau nên cả hai đều phải chấp nhận sống trong nỗi
cô đơn đến cuối đời Nhân vật Miên trong Lúc ấy biển hoàng hôn cũng có
một tình yêu trong sáng với Thanh, một thấy giáo nghèo nhưng vì đã lựa chọn cho mình một nghề không mấy “sạch sẽ” là tắm thuê – để đến nỗi phải chết trong tủi nhục vì gặp phải kẻ “bạo dâm” Cái chết của Miên đã làm cho thầy giáo Thanh vô cùng ân hận, đau khổ vì đã không thể đến kịp để cứu và đưa cô thoát khỏi sự nguy hiểm trong công việc mà cô đang làm Những câu chuyện
về tình yêu trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang thường có những bi kịch, nhiều
Trang 3126
nỗi xót xa, đôi khi là sự bất công và ít khi có những câu chuyện tình kết thúc
có hậu Chính vì thế chăng mà nhà văn đã muốn nói với mọi người rằng:
“đừng để nhìn thấy những cặp mắt tình yêu suốt đời phải khóc, thậm chí khóc
bằng máu của cả kiếp người”[9,75]
Quan niệm về tình yêu và hạnh phúc của nhà văn cũng vậy, nhà văn luôn trăn trở một câu hỏi lớn: thế nào là hạnh phúc? và hạnh phúc đích thực của con người là gì? Có đầy đủ tiền tài, danh vọng, quyền lực liệu đã hạnh phúc chưa? thế nào là tình yêu? Hạnh phúc trong tình yêu là gì? Để có được hạnh phúc trong tình yêu con người có phải trả giá không? Trong đó, mỗi tình yêu trong câu truyện ngắn của Hồ Thủy Giang đều thể hiện những mặt gai góc, chan chứa những buồn thương, đau đớn đầy nước mắt, có cả máu,
thậm chí cả cái chết… Ví dụ trong một số truyện ngắn như: Bông hoa cô
đơn, Ngõ nhỏ, Con tàu đến muộn, Tro tàn, Tàu đêm, Chuyện tình ở dốc Nguy Hiểm, Nỗi ám ảnh của một nữ tỷ phú, Bản chất của tình yêu phải là
sự chân thành và sự hy sinh.Thiếu đi sự chân thành, sự hy sinh thì đồng nghĩa
là không còn tình yêu Thế mà chỉ vì sợ bị “suy giảm tư cách” mà vị phó Chủ
tịch tỉnh không dám nói ra điều sâu kín trong lòng ông: “Em là bông hoa tươi
đẹp nhất của đời anh” để rồi cả hai đều trở thành những bông hoa cô đơn
buồn tủi (Bông hoa cô đơn) Trong một chuyện khác, cũng chỉ vì một sự nghi
ngờ ghen tuông mù quáng, mất khôn của Thuận mà phải chia lìa tình vợ
chồng, biết rằng cả hai dù rất yêu nhau những vẫn phải xa nhau (Con tàu đến
muộn) Hoặc chỉ vì sự cám dỗ của đồng tiền mà cô gái đã phải bỏ người yêu
theo một Giám đốc, để cả cuộc đời cô không có được một hạnh phúc vẹn tròn
(Sân Ga) Trong truyện Tro tàn, bất ngờ lại ở chỗ người vợ tìm mọi cách để
“tiêu diệt” đối phương, tìm mọi cách để đòi lại căn nhà của vợ chồng chị, nhưng người chồng coi như đã “chết” khi dấn thân vào những tệ nạn xã hội Lúc người vợ đang mừng với chiến thắng thì tình cảm vợ chồng, tình cảm gia
Trang 3227
đình lại tan nát Không chỉ trong truyện ngắn mà ngay cả tiểu thuyết Tể tướng
Lưu Nhân Chú, một tiểu thuyết lịch sử cũng thấm đẫm một tình yêu đẹp, đơn
phương nhưng cũng nhuộm màu bi kịch Nhân vật Slao, cô gái Tày xinh đẹp
đã âm thầm khao khát có một tình yêu với vị chủ tướng tài giỏi của mình, nhưng vị Chủ tướng ấy đã có gia đình , có một người vợ trẻ đẹp, đảm đang, thông thạo cung kiếm Nên suốt cuộc đời này, cô ôm mối tình đơn phương và cuối cùng bi kịch ấy cũng đã giải thoát bằng cái chết anh dũng và tự nguyện của nàng đối với người yêu, một vị Chủ tướng tài ba này Phải chăng nhà văn
đã ý thức sâu sắc được rằng: Con người, tình yêu, cuộc sống, hiện thực luôn phong phú và phức tạp, luôn có những phần khuất lấp của nó và cần phải nhìn nhận, phản ánh nó dưới nhiều góc cạnh mới có thể phản ánh chân thực, khách quan vào trong tác phẩm văn chương Vì vậy, nhà văn cần phải lách sâu ngòi bút của mình vào thế giới tâm hồn thế giới tâm hồn của con người, vào phần khuất lấp của cuộc sống, của hiện thực thì mới có thể phản ánh đầy đủ chân thực, khách quan, hiện thực của cuộc sống và số phận con người Từ quan niệm ấy, nhà văn đã thể hiện một cách cụ thể, sinh động trong cách xây dựng nhân vật, phản ánh hiện thực trong các sáng tác của mình Đồng thời qua đó nhà văn đã khẳng định: Hạnh phúc đích thực không phải là do có quyền lực, danh vọng và tiền tài Muốn có được tình yêu, hạnh phúc thực sự, con người phải biết yêu thương nhau, phải sống vị tha, bao dung, biết cảm thông, chia sẻ cùng nhau, đồng cảm với nhau cả khi buồn, lúc vui, khi thành công cũng như lúc thất bại trong cuộc sống
Trong những truyện ngắn như: Cỏ dại, Cuồng phong, Hoa Phặc Phiền
vẫn nở, Hoa Phượng, Thiên truyện cổ, Quyển học bạ nhà văn cho thấy
con người luôn tồn tại hai mặt: đẹp – xấu, thiện – ác, cao cả - thấp hèn, yêu – ghét, vui – buồn, trong sáng – tối tăm, hạnh phúc – khổ đau, Trong số hơn
ba mươi tám truyện ngắn của ông từ chuyện trẻ con (Kim) đến chuyện người
Trang 3328
lớn ( Lão căn ke); từ chuyện người ăn cắp vặt đến chuyện của đại gia (Tên
trộm, Nửa giờ với một tỉ phú); từ chuyện văn sĩ (Quyền được nói to) họa sĩ
( Danh họa) sang chuyện nhà thơ, chuyện nhạc sĩ (Nhạc sĩ)…; từ chuyện góc phố nghèo (Người kéo xe ba gác) đến chốn ăn chơi thác loạn (Sàn nhảy); từ chuyện tòa án đến chuyện đời thường (Có một phiên tòa, Chia tài sản, Vàng,
Báu vật, Đệm điện, Chiếc nhẫn)…tất cả mọi chuyện xảy ra từ phố thị cho
đến xóm núi mờ sương của mảnh đất Thái Nguyên đều được nhà văn quan sát
và đưa vào truyện Các câu chuyện từ chuyện to đến chuyện nhỏ, chuyện buồn đến chuyện vui, chuyện thương tâm đến chuyện bức xúc, chuyện ngành này, nghề nọ, nhà văn đã quan sát và suy nghĩ viết nên thành tác phẩm văn chương để cùng bạn đọc suy ngẫm về các thời cuộc, về con người,
về lẽ đời, về xã hội thời “mở cửa”… Chẳng hạn, câu chuyện về cái khoảng cách hơn một mét mà một trong hai người không thể vượt để gặp
nhau? (Khoảng cách); rồi cái giá của niềm tin ở cuộc đời này là bao nhiêu? (Giá của niềm tin); ứng xử của hai người phụ nữ sau phiên tòa là thế nào? (Có một phiên tòa) Nhà giàu mà cũng khổ, nỗi thống khổ của tỉ phú là gì?(Nửa giờ với một tỉ phú) và vì sao con người lại không thể làm “một người bình thường”? (Một người không thể trở thành người bình thường); báu vật của hai vợ chồng nhà nọ là gì? (Báu vật)…Tác giả sẽ cùng bạn đọc
giải đáp các câu hỏi và cùng chiêm nghiệm, suy nghĩ Có thể thấy rất rõ một điều: Trước đây nhà văn thường say sưa với những nét đẹp của cuộc sống mới, với nhiều điều lãng mạn trong tình yêu, nhiều điều tốt đẹp mặc dù hiện thực đời sống khi ấy đầy những khó khăn, gian khổ nhưng giờ đây, nhà văn
đã nhận ra và phản ánh vào trong tác phẩm những mảng hiện thực nhiều điều buồn, nhiều chuyện đau lòng, nhiều cái trớ trêu… Con người sao giờ lắm kiểu dạng, lắm mưu mô mà cũng nhiều bất hạnh đến thế? Cái giọng kể vui tươi,
Trang 34nữ Những nhân vật nữ trong các tác phẩm của ông rất phong phú, mỗi người một vẻ, một hoàn cảnh, một thân phận khác nhau Ví dụ như: Một người vợ vốn nết na, chung thủy vậy mà khi bị mất nhà đã dễ dàng bán đi cả nhân
phẩm của mình (Tro tàn); cô Xuyến từ một học sinh ngoan, học giỏi vậy mà
chỉ vì những lời phê tàn nhẫn trong quyển Học Bạ mà đã bỏ học rồi trở thành một cô gái giang hồ và sau cùng là phải nhận lấy cái chết đau đớn, nhục nhã,
khốn khổ (Quyển học bạ); cô Đào (Thiên truyện cổ) một phụ nữ không may
mắn trải qua ba đời chồng và những người chồng đó của cô đã lần lượt ra đi với cái chết oan uổng, dân làng dị nghị và cho rằng cô “hắc tinh chồng”, “sát chồng” và là “yêu tinh” của làng Cô đã chạy trốn vào trong rừng sống cùng với cỏ cây, rắn độc và đã chết đầy oan uổng, cô độc ở chốn rừng sâu…Từ những nhân vật đó, nhà văn như muốn gửi tới thông điệp với tất cả mọi người: Đừng để cho hoàn cảnh làm thay đổi đến nhân cách con người, đừng
để hoàn cảnh quyết định đến số phận của con người Và mọi người đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh mà hãy tự nhìn nhận lại mình, dù gặp bất hạnh, trắc trở thì con người hãy cố gắng vươn lên làm chủ và chiến thắng hoàn cảnh đó mới là điều đáng quý trong cuộc sống hôm nay
Bằng những tác phẩm văn chương của mình, Hồ Thủy Giang cũng như nhiều nhà văn khác đã cố gắng góp phần vào việc thức tỉnh lương tri con người, để giúp họ vươn lên chính mình, vượt qua hoàn cảnh để vươn tới cái chân – thiện – mỹ trong cuộc sống Chính vì vậy, tìm hiểu về quan niệm về việc phản ánh cuộc sống, con người trong sáng tác văn chương của nhà văn
Trang 3530
Hồ Thủy Giang sẽ giúp cho chúng ta hiểu đúng và sâu sắc hơn về những điều, những giá trị về (nội dung và nghệ thuật) trong các sáng tác của nhà văn tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên này
Tiểu kết
Qua việc phác họa về tình hình và đặc điểm của văn xuôi Thái Nguyên trong hơn nửa thế kỉ qua đã cho chúng ta thấy: Thái Nguyên là một tỉnh trung
du và miền núi, đã từng là thủ đô kháng chiến, là trung tâm kinh tế - văn hóa -
xã hội của cả khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là một tỉnh có nhiều cây bút văn xuôi nổi tiếng của khu vực, có nhiều đóng góp cho đời sống văn chương của vùng, của đất nước Trong các cây bút văn xuôi đó
có nhà văn Hồ Thủy Giang – một nhà văn đã gắn bó cả cuộc đời với Thái Nguyên, một nhà văn có số lượng tác phẩm vào loại nhiều nhất và đạt nhiều giải thưởng cao.Với quan niệm đổi mới về việc phản ánh cuộc sống, con người và hiện thực xã hội vào văn chương – tác giả Hồ Thủy Giang đã tạo cho mình một vị trí xứng đáng trong đời sống văn chương của Thái Nguyên cũng như khu vực miền núi trong suốt hơn 30 năm từ bắt đầu thời kì Đổi Mới
cho tới nay
Trang 3631
CHƯƠNG II NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN XUÔI
HỒ THỦY GIANG - MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1.1 Khái niệm “Nhân vật ” trong sáng tác văn học
Hình tượng nhân vật hay nhân vật trong một tác phẩm, đóng một vai trò rất quan trọng, nó là cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc (thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được
nhà văn thể hiện) Trong nghiên cứu văn học, nhân vật là: “phương tiện cơ
bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng” [6,126] Nhân
vật “thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về
con người” [24,236] Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một
thế giới riêng của đời sống và có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn
thể hiện Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là
những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được
khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả
Nói đến nhân vật văn học là còn nói đến việc con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng ngôn ngữ Đó có thể là những nhân vật có có tuổi
hoặc là những nhân vật không có tên tuổi rõ ràng Nhân vật vừa là một yếu tố
phụ thuộc, nó là một loại kí hiệu đặc biệt, là thành phần của cốt truyện, thúc đẩy cốt truyện phát triển, là chủ thể của hành động, mang ý nghĩa nhất định - mặt khác, nhân vật là một yếu tố độc lập, không phụ thuộc cốt truyện, xuất
Trang 3732
hiện như một nhân cách mang phẩm chất ổn định, vững bền Có thể thấy, trong tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó là hình thức cơ bản của văn học để qua đó con người và muôn loài được miêu tả một cách hình tượng Khác nhân vật trong hội họa, điêu khắc, nhân vật văn học thường bộc
lộ tính cách trong “hành động” và được biểu đạt bằng ngôn ngữ Qua ngôn ngữ trần thuật (kể và tả của tác giả); qua ngôn ngữ nhân vật (gồm độc thoại và đối thoại) mà hiện thực đời sống con người, xã hội hiện lên như thật, khiến cho người đọc có thể hình dung một cách rõ nét và cụ thể
Tóm lại: “Nhân vật văn học chính là hình ảnh con người được thể hiện
bằng phương tiện ngôn ngữ trong tác phẩm Và nội dung của văn học nằm trong sự thể hiện hoạt động của nhân vật” [1,13]
2.1.2 Vài nét khái quát về nhân vật phụ nữ trong văn xuôi Việt Nam thời
Trần Thị Việt Trung trong công trình “Hình tượng nhân vật phụ nữ trong văn
xuôi Việt Nam hiện đại”, cho rằng: Vẻ đẹp người phụ nữ là sự biểu hiện hài
hòa giữa vẻ đẹp của sự dịu dàng, duyên dáng với vẻ đẹp của trí tuệ, sức mạnh của lòng nhân ái và đức vị tha nhưng đồng thời cũng là những nỗi buồn đau, những bất hạnh trong cuộc đời đầy phức tạp, đầy thách thức Những hình tượng ấy đem lại sự thành công cho các tác giả và để lại ấn tượng cho người đọc nên xuất hiện hàng trăm bài nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam
Trang 3833
những tác phẩm mà trong đó nhân vật nữ là nhân vật trung tâm, nhân vật điển
hình Ví dụ như trong các tác phẩm: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Sóng gầm (Nguyên Hồng ), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Mùa lạc (Nguyễn Khải), Mẫn và
Tôi (Phan Tứ), Hòn Đất (Anh Đức), Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh
Châu), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi)….Có thể nói, chưa bao giờ người
phụ nữ lại dành được sự quan tâm lớn của đông đảo người cầm bút như hôm nay Thậm chí, qua tên tác phẩm ta cũng phần nào thấy được thế giới phụ nữ qua cái nhìn của các nhà văn hôm nay đa dạng và đa sự đến nhường nào:
Người đàn bà trên đảo (Hồ Anh Thái); Người đàn bà trên bãi tắm (Dương
Hướng); Những người đàn bà bên sông (Thùy Dương); Thời thiếu nữ (Cẩm La); Mẹ già, Gái có con (Ma Văn Kháng); Hồn trinh nữ, Góa phụ đen (Võ Thị Hảo), Người đàn bà sinh ra trong bóng đêm, Người đàn bà và những
giấc mơ, Người đàn bà có ma lực, Người đàn bà đứng trước gương (Y
Ban); Người đàn bà tóc trắng (Nguyễn Quang Thiều); Thiếu phụ chưa
chồng (Nguyễn Thị Thu Huệ), Tập yêu chồng (Phạm Thái Lê), Người đàn
bà tên Hạ (Thùy Dương), Chỉ điểm qua tên một số tác giả, tác phẩm tiêu
biểu trên ta cũng có thể thấy rằng: Người phụ nữ là nhân vật nổi bật trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ hiện đại và trong thời kì Đổi Mới Đặc biệt có nhiều tác phẩm văn học sau Đổi Mới cũng đã lấy nguồn cảm hứng từ những người phụ nữ với những số phận, những mảnh đời khác nhau Qua mỗi tác phẩm, viết về phụ nữ, rất nhiều các tác giả đều muốn gửi vào đó một triết lí nhân sinh về người phụ nữ, là vấn đề phụ nữ Ví dụ: Nguyễn Minh Châu là một nhà văn rất hay lấy nguồn cảm hứng từ những người phụ nữ Ví dụ như nhân vật:
Hạnh (Bên đường chiến tranh), nhân vật Thai, Huệ (Cỏ lau), nhân vật Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành)…Đó là những người đàn bà có thể
cùng một lúc có nhiều mối quan hệ tình cảm khác nhau, mà quan hệ nào cũng
chân thành, cũng chính đáng cả: “Họ đem lại cho ta một xúc cảm thẩm mỹ
Trang 3934
mới, xúc cảm có được khi con người tự khám phá ra chính bản thân mình, hơn là đem lại một ý niệm đạo đức Có thể gọi người phụ nữ theo quan niệm của Nguyễn Minh Châu là con người đa đoan Từ “đa đoan” không mang ý niệm đạo đức và nó tiếp cận sâu hơn đến tâm tính của phái yếu “Đa đoan” chính là từ mà Nguyễn Minh Châu dùng để gọi đặc điểm của con người trong văn học đổi mới (theo ông, cuộc đời thì “đa sự” mà con người thì “đa đoan”
[29, 38] Dường như nhà văn đã “tiên cảm” đượ số phận những người phụ nữ sau chiến tranh nên đã nhìn nhận và xây dựng nhân vật nữ với cái nhìn đa diện, đa chiều hơn trong cuộc sống
Ở nước ta, ngay trong thời kỳ hiện đại những tư tưởng “Trọng nam khinh nữ”, một tàn dư của chế độ phong kiến vẫn tồn tại dai dẳng trong tâm thức nhiều người Do đó sự “lên ngôi” của người phụ nữ trong văn xuôi thời
kì hiện đại như là một kết quả hợp lý và là sự gặp gỡ, sự nỗ lực đổi mới của nhà văn và hiện thực cuộc sống đất nước ta sau chiến tranh và nhất là khi bước sang thời “mở cửa” Tóm lại có thể nhận thấy: Nhân vật nữ đã thật sự trở thành một kiểu nhân vật trung tâm của nền văn xuôi Việt Nam thời kì hiện đại Thông qua các nhân vật nữ với các số phận khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau trong các tác phẩm của các nhà văn hiện đại, người đọc có thể hình dung ra cả một quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam từ thời kì đen tối nhất dưới ách thống trị của thực dân phong kiến đến những năm chiến tranh những năm kháng chiến gian khổ, đầy sự hy sinh nhưng anh dũng kiên cường và giành lại độc lại độc lập cũng như nhũng năm tháng vặn mình đầy đau đớn nhưng kiên quyết mãnh liệt theo con đường Đổi Mới Nên có thể khẳng định số phận của người phụ nữ gắn chặt với số phận của dân tộc Việc phản ánh, xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong các tác phẩm với một thái độ trân trọng, yêu thương, ngợi ca và khẳng định các tác giả văn xuôi Việt Nam thời kì hiện đại là một việc làm mang đầy ý nghĩa
Trang 4035
Dưới ngòi bút của họ, thế giới nhân vật nữ được thể hiện lên một cách sống động với những nét tính cách, suy nghĩ, nỗi niềm, day dứt, giằng xé, những mâu thuẫn đan xen, những cung bậc tỉnh cảm, những cảm giác, những cách ứng xử, hành động…rất khác nhau Qua các tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại của một số nhà văn tiêu biểu, chúng ta thấy rõ hình tượng nổi bật về nhân vật người phụ nữ Việt nam Đó là người phụ nữ vừa có vẻ đẹp truyền thống, vừa có vẻ đẹp hiện đại Họ chính là những người đại diện cho vẻ đẹp của nền văn hóa Việt Nam, cho bản lĩnh Việt Nam, cho những truyền thống quý báu của dân tộc Việt nam nhưng đồng thời cũng đại diện cho những nỗi niềm, cho những đớn đau…của con người cá nhân thời kỳ hiện đại và hội nhập Do vậy, chúng ta cần một thái độ vừa yêu thương, vừa trân trọng, vừa phê phán, vừa ngợi ca, khẳng định – với một bút pháp nghệ thuật sinh động, đầy sáng tạo - các nhà văn của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại đã khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật, đã khẳng định được giá trị hiện thực sâu
sắc và giá trị nhân đạo cao cả trong các sáng tác của mình “Họ đã có những
đóng góp đáng kể vào việc góp phần khắc họa chân dung con người Việt Nam vào trong đời sống văn học nước nhà, góp phần tạo nên sự đa dạng, sự phong phú của diện mạo nền Văn học Việt Nam hiện đại và góp phần thúc đẩy quá trình văn học nước nhà phát triển theo hướng hiện đại hóa” [44,192] Theo
dòng chảy của lich sử văn học Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ vẫn xuyên suốt trong các tác phẩm của các nhà văn thuộc các thế hệ nối tiếp nhau Trong thời chiến cũng như trong thời bình, người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong nền văn học hiện đại, với những phẩm chất tốt đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt nam, những cung bậc cảm xúc phức tạp, những trăn trở cuộc đời, họ đã đến
và để lại trong lòng độc giả những ấn tượng thật đậm nét, khó phai mờ Bên cạnh đó, cuộc đời của người phụ nữ với bao sự bất công, chịu bao đắng cay,