1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VAI TRO CUA NGUOI VIET TRONG CÔNG CUỘC KHAI KHẨN VÙNG ĐẤT NAM BỘ

110 601 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Huỳnh Lứa đã cơng bố những bài viết của mình được tập hợptrong sách Gĩp phần tìm hiểu vùng đất Nam bộ các thế kỷ XVII, XVIII Huỳnh Lứa 2000, Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam bộ các thế kỷ

Trang 1

ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI

“VAI TRÒ CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG CÔNG CUỘC

Trang 2

MỤC LỤC

Dẫn nhập

1 Lí do chọn đề tài - mục đích nghiên cứu:

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3 Đóng góp mới của đề tài:

4 Phương pháp nghiên cứu và thực hiện

5 Kết cấu đề tài

Chương 1 VAI TRỊ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TRONG CƠNG CUỘC

KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ THẾ KỶ XVII - XVIII

1.1 Người Việt cĩ mặt trên vùng đất Nam Bộ

1.2 Quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ

1.3 Quá trình hình thành hệ thống tên đất, tên làng và hệthống hành

chính ở Nam Bộ

1.4 Vai trò của cư dân Việt trong phát triển kinh tế ở Nam Bộ 1.5 Vai trò cố kết cộng đồng của cư dân Việt trên vùng đấtmới

Trang 3

1.6 Vai trò của cư dân người Việt trong việc khẳng định chủquyền

quốc gia

Chương 2 VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TRONG CÔNG CUỘC

KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

2.1.Nhà Nguyễn đẩy mạnh công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ2.2.Phát triển nền kinh tế lên một bước mới

2.3 Tổ chức đời sống xã hội, an ninh quốc phòng

2.4 Vai trò của người Việt trong phát triển văn hoá Nam Bộ

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

DẪN NHẬP

1 Lí do chọn đề tài - mục đích nghiên cứu:

1.1/ Nam Bộ là vùng địa lí, lịch sử văn hố đặc sắc, một khơng gian văn hố xã hội mang đặc trưng đa dạng cộng đồng tộc người, (Kinh - Hoa - Khmer - Chăm ), đa dạng tơn giáo Đĩ là một quần thể văn hố phong phú, đầy sức sống, phong cách ứng xử tự do, phĩng khống, sáng tạo… Đây là những yếu tố đặc thù quan trọng đĩng vai trị là tác động chính tạo ra nếp sống, tính cách sinh hoạt sản xuất, sinh hoạt văn hố, qui định các mối

Trang 4

quan hệ giao lưu, ứng xử trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người trong vùng từ khi mở cõi

Về kinh tế - xã hội, Nam Bộ cĩ nền kinh tế nơng nghiệp truyền thống mang màu

sắc “khẩn hoang”; các loại hình kinh tế đa dạng: kinh tế biển, kinh tế rừng, kinh tế đồng

bằng… nhưng nổi bật vẫn là nơng nghiệp đồng bằng vùng ngập lũ Với những nét đặt trưng của vùng kinh tế khẩn hoang, cư dân trong vùng sớm hình thành thế ứng xử năng động, sáng tạo đối với mơi trường tự nhiên và mơi trường xã hội trên vùng đất mới ngay

từ thời kỳ đầu khai phá Cư dân Nam Bộ khơng chấp nhận vịng luẩn quẩn của nền kinh tự cung tự cấp, bảo thủ mà luơn sẵn sàng đổi mới, linh hoạt trong sự cạnh tranh và hợp tác để phát triển.

Vị trí địa lí của Nam Bộ cĩ sức hấp dẫn đối với cả trong nước và quốc tế: cĩ vùng biển rộng tiếp giáp với các nước ASEAN; cĩ hệ thống sơng ngịi chằng chịt chứa đựng nhiều tiềm năng về nhiều mặt; cĩ hệ thống cảng sơng, cảng biển thuận lợi, tạo cho Nam

Bộ cĩ vị thế mở ra thị trường quốc tế

Đối với trong nước, Nam Bộ cĩ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo thế chiến lược để tiếp xúc và giao lưu với các vùng lãnh thổ khác khá thuận lợi Nguồn lợi từ đất, nước, nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu… đã tạo cho vùng này một ưu thế vượt trội trong liên kết, hợp tác với các vùng lãnh thổ và kinh tế của cả nước.

Từ những đặc điểm và lợi thế trên, Nam Bộ là vùng kinh tế - xã hội quan trọng của Việt Nam, cĩ những yếu tố đặc thù về nguồn tài nguyên, kinh tế - xã hội, những cơ sở của một vùng kinh tế giàu tiềm năng phát triển và hội nhập tồn diện, đĩng vai trị quan trọng trong sự phát triển bền vững của dân tộc

1.2/ Nghiên cứu vai trò của cộng đồng người Việt trong

công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ ( thế kỷ XVII - XIX), nhóm

tác giả đề tài hướng đến các mục tiêu cụ thể sau đây:

• Làm rõ thực trạng vùng đất Nam Bộ trước khi người Việt có mặt

Trang 5

• Quá trình nhập cư của người Việt vào vùng đất Nam Bộ và sựkhẳng định vai trò chủ nhân của người Việt trên đất Nam Bộ.

• Vai trò của người Việt trong công cuộc khai phá đất đai

• Vai trò của người Việt trong hình thành hệ thống tên đất,tên làng và hệ thống hành chính ở Nam Bộ

• Vai trò trung tâm của người Việt trong xây dựng khối đoànkết cộng đồng

• Vai trò trung tâm của người Việt trong việc khẳng định chủquyền và toàn vẹn lãnh thổ khu vực Tây Nam của Tổ quốc

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Trên cơ sở kế thừa những tư liệu của các sử gia phong kiến để lại và những cơng trìnhkhảo cứu của những tập thể, cá nhân đã cơng bố trước đĩ, năm 1987, nhĩm nghiên cứu do PGS.Huỳnh Lứa chủ biên đã hồn thành việc nghiên cứu của mình và cho xuất bản cuốn Lịch sử khaiphá vùng đất Nam bộ (Huỳnh Lứa chủ biên (1987), Lịch sử khai phá vùng

đất Nam bộ,NXB tp HCM) Mặc dù chỉ mới dừng lại ở cái nhìn tổng quan,đây là một

cơng trình được viết cơng phu và đã trở thành sách cơng cụ cho những ai quan tâm nghiên cứu vềlịch sử vùng đất này Với vốn liếng tích lũy sau nhiều năm theo đuổi việc nghiên cứu về lịch sửvùng đất Nam bộ, năm 2000, PGS Huỳnh Lứa đã cơng bố những bài viết của mình được tập hợptrong sách Gĩp phần tìm hiểu vùng đất Nam bộ các thế kỷ XVII, XVIII (Huỳnh Lứa

(2000), Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam bộ các thế kỷ XVII, XVIII,

XIX,NXB Khoa học xã hội), bổ sung thêm một số tư liệu và nhận thức về vai trị của

chính quyền cũng như nhân dân trong cơng cuộc khai phá Nam bộ

- Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ở địa phương, nhiều tỉnh ởNam bộ nĩi chung, đã tiến hành biên soan địa phương chí Đây là những cơng trình khảo cứucơng phu, cung cấp nhựng hiểu biết rất quý về lịch sử, địa danh và con người ở mỗi vùng đất cụthể Cĩ thể nĩi địa phương chí các tỉnh là một loại sách cơng cụ rất cần thiết để cĩ một cái nhìn

Trang 6

cụ thể về từng vùng đất ở đồng bằng sơng Cửu long Đáng tiếc là dạng chuyên khảo này hiện chỉmới được thực hiện ở một số tỉnh ( An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long…).

Ngoài ra, còn có một số bài báo đề cập đến các khía cạnhkhác nhau liên quan đến công cuộc khẩn hoang vùng đất Nam Bộ

đăng trên các tạp chí, tập san, báo chí và trong bộ sách Nam Bộ

-Đất và người (6 tập) của Hội Khoa học Lịch sử Tp HCM

3 Đóng góp mới của đề tài:

Đề tài “Vai trị của cộng đồng người Việt trong cơng cuộc khai khẩn vùng đất Nam Bộ( thế kỷ XVII - XIX)” có những đóng góp cụ thể sau đây:

- Cung cấp cơ sở sử liệu và nhận định có tính hệ thống về quátrình có mặt, khai phá, phát triển và khẳng định chủ quyền trên vùng đấtNam Bộ của cộng đồng cư dân Việt

- Dưới cái nhìn phát triển, đề tài góp phần làm nổi bật mốiquan hệ giữa dân cư với tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá… củavùng trong sự quản lý của chính quyền Chỉ ra những khả năng vàhạn chế của cư dân Nam Bộ, đồng thời cũng phân tích rõ vai tròđộng lực và trở lực của họ trong mục tiêu phát triển vùng đất Nam Bộ

- Từ góc độ nghiên cứu nguồn nhân lực, góp phần cho sự lựachọn và thực thi một chính sách phát triển bền vững vùng đất NamBộ

4 Phương pháp nghiên cứu và thực hiện:

- Vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa họclịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương phápnghiên cứu lịch sử địa phương, phương pháp định lượng, định tính

Trang 7

- Vận dụng một số phương pháp nghiên cứu của các ngành khoahọc liên quan

5 Kết cấu nội dung của đề tài nghiên cứu:

Đề tài ngồi phần dẫn luận, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, được kết cấu thành bachương:

Chương 1: Vai trò của cộng đồng người Việt trong công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ thế kỉ XVII - XVIII.

1.1/ Người Việt có mặt trên vùng đất Nam Bộ

1.2/ Quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ

1.3/ Quá trình hình thành hệ thống tên đất, tên làng và hệthống hành chính ở Nam Bộ

1.4/ Vai trò của cư dân người Việt trong việc khẳng định chủquyền quốc gia

Chương 2: Vai trò của cộng đồng người Việt trong công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XIX

2.1/ Nhà Nguyễn đẩy mạnh công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ2.2/ Phát triển nền kinh tế lên một bước mới

2.3/ Tổ chức đời sống xã hội, an ninh quốc phòng

Từ kết quả nghiên cứu của ba chương, nhĩm nghiên cứu rút ra một số nhận định về

vai trò của người Việt trong công cuộc khai phá vùng đất Nam

Bộ từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX; nêu bật mối

quan hệ giữa dân cư với tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá… của

Trang 8

vùng giai đoạn trước khi chính quyền chúa Nguyễn và chính quyền củacác vua đầu triều Nguyễn xác lập chủ quyền và sau khi xác lập vai trò

quản lý của nhà nước Chỉ ra những khả năng và hạn chế của

cộng đồng người Việt, đồng thời cũng phân tích rõ vai trò độnglực và trở lực của họ trong mục tiêu khai phá, phát triển vùng đấtNam Bộ Đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của người Việttrong sự nghiệp cách mạng hiện nay

Chương 1

VAI TRỊ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TRONG CƠNG CUỘC KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ TỪ THẾ KỶ XVII – XVIII

1.1 Người Việt cĩ mặt ở Nam Bộ

1.1.1/ Nguyên nhân người Việt cĩ mặt trên vùng đất mới:

Bước vào thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc

về vai trị lãnh đạo Tập đồn phong kiến thống trị nhà Lê đã trở nên cực kỳ thối nát và phảnđộng, đặc biệt là vào thời Lê Uy Mục (1505 - 1509) và Lê Tương Dực (1510 - 1516) Xung độtphe phái trong nội bộ triều đình diễn ra ngày càng gay gắt Trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ XV,đầu thế kỷ XVI, chế độ phong kiến nhà Lê mục ruỗng đến tột độ Lợi dụng tình hình đĩ, MạcĐăng Dung đã đứng lên lật đổ triều Lê sơ và lập ra nhà Mạc (1527-1592)

Trước diễn biến chính trị đầy bất ổn, một số cựu thần nhà Lê đã đứng ra vực dậy triều Lê,chống lại nhà Mạc Kết quả là, đất nước bị đẩy vào cục diện chia cắt kéo dài suốt 45 năm (1527 -1592) với cuộc nội chiến khốc liệt Nam triều - Bắc triều Khi cuộc chiến Nam _ Bắc triều chưakết thúc thì trong nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống chia rẽ giữa họ Trịnh và họ Nguyễn -hai họ vốn đã từng gắn kết với nhau bởi mục đích chung là giúp vua Lê dựng lại cơ nghiệp trướcđây

Trang 9

Năm 1558, Nguyễn Hoàng đưa gia quyến vào trấn thủ Thuận Hoá, nhằm mục đích sâu xa làxây dựng nên cơ nghiệp của họ Nguyễn Với thái độ hết sức mềm dẻo, ôn hoà, năm 1570 NguyễnHoàng được họ Trịnh giao kiêm quản cả xứ Thuận - Quảng (vùng Thuận Hoá - Quảng Nam).Trong khi cai quản xứ Thuận - Quảng, một mặt Nguyễn Hoàng vẫn tiếp tục giữ vẻ bề ngoàihoà hiếu với chính quyền Lê - Trịnh, mặ bí mật phát triển kinh tế và tăng cường tiềm lực về mọimặt để chuẩn bị đối phó với chúa Trịnh Cho đến khi cục diện Nam - Bắc triều kết thúc với sựthắng lợi của Nam triều cũng là lúc mâu thuẫn giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễnkhông thể dung hoà được nữa Năm 1627, chiến tranh Trịnh - Nguyễn nổ ra và kéo dài gần nửathế kỷ Cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn tiếp tục đẩy đất nước vào tình trạng chia cắt nghiêm trọngthành hai miền: vùng đất từ Đèo Ngang trở ra Bắc thuộc quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh,

sử cũ vẫn gọi là Đàng Ngoài, Đất Thuận Quảng thuộc quyền cai trị của họ Nguyễn, gọi là ĐàngTrong

Để phục vụ cho cuộc chiến tranh giành giật tàn khốc này, các tập đoàn phong kiến Trịnh Nguyễn đều thi hành những chính sách bóc lột hết sức nặng nề đối với quần chúng nhân dân, vơvét cùng kiệt nhân lực và vật lực của quần chúng, tạo nên cảnh đói khổ, lầm than của dân chúngphổ biến khắp nơi từ Đàng Ngoài cho đến Đàng Trong Đối với chính sách vơ vét về nhân lực, tathấy một thủ đoạn phổ biến mà cả hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đều thực hiện, đó làviệc bắt lính Tuy việc tuyển chọn binh lính đã có quy chế riêng nhưng việc bắt lính thời bấy giờ

-cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài đều diễn ra khá bừa bãi Việc bắt lính vì thế đã trở thành một taihoạ chung cho tất cả mọi người Để có được một lực lượng quân sự hùng mạnh đủ sức phục vụcho cuộc chiến tranh, cả hai tập đoàn phong kiến họ Trịnh và họ Nguyễn đã đẩy mạnh việc bắtlính một cách tràn lan Đối tượng chính của nạn bắt lính này chính là những người nông dân vàthợ thủ công nghèo khổ - những người hoàn toàn không có một chút sức lực nào để trốn tránh.Chúng ta không thể biết một cách chính xác lực lượng quân sự của chúa Nguyễn cũng như chúa

Trịnh là bao nhiêu, tuy nhiên, căn cứ vào một số dẫn chứng trong Đại Nam thực lục tiền biên ta

có thể phỏng đoán được lực lượng ấy là khá lớn Theo Đại Nam thực lục tiền biên thì trước trận

đánh nhau lần thứ năm với họ Trịnh - trận đánh năm 1655, chúa Nguyễn Phúc Tần đã mở một

Trang 10

cuộc duyệt binh quy mô lớn ở An Cựu với tổng số binh lính chính quy và chính dinh là 22740người[2] Nếu tính cả binh lính của các địa phương thì con số đó có thể lên tới 160000 người [3]

Còn đối với chính quyền Đàng Ngoài thì theo một số tài liệu nước ngoài cho biết, số binhlính chính quy gồm 50000 người đóng ở Thăng Long [12]

Đấy mới chỉ là số binh lính có mặt thường xuyên ở kinh đô trong điều kiện bình thường,còn khi có chiến tranh thì các chúa Trịnh - Nguyễn thường gọi thêm binh lính ở các địa phương

và thậm chí cả binh lính ở các phủ, huyện theo Đại Nam thực lục tiền biên thì trong năm 1672, là

năm diễn ra trận đánh cuối cùng của họ Nguyễn chống lại họ Trịnh thì chúa Nguyễn đã huy độngmột lực lượng hết sức đông đảo, lên tới 260000 người

Song song với việc bóc lột về nhân lực, các thế lb ực phong kiến Trịnh - Nguyễn còn ra sức

vơ vét về vật lực, tài lực đối với quần chúng nhân dân Chính quyền phong kiến thực hiện chínhsách vơ vét vật lực một mặt để cung cấp cho nhu cầu hết sức cần thiết của cuộc chiến tranh đangdiễn ra giữa hai tập đoàn phong kiến, nhưng mặt khác cũng là để phục vụ cho lối sống xa hoa,

truỵ lạc của chúng Nhà bác học Lê Quý Đôn trong tác phẩm Phủ biên tạp lục đã miêu tả hết sức

rõ nét lối sống xa hoa, quý tộc của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn: “Quan viên lớn nhỏ không ai

là không nhà cửa chạm gọt, tường vách gạch đá, the màn trướng đoạn, đồ đạc đồng thau, bàn ghế

gỗ đàn gỗ trắc, chén mâm đồ sứ đồ hoa, yên cương vàng bạc, y phục gấm vóc, chiếu đệm mâyhoa, phú quý phong lưu, đua nhau khoe đẹp… Coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, xa xỉ rấtmực” [13]

Để có thể có được một cuộc sống xa hoa như vậy, các tập đoàn phong kiến đều hướng tớimột mục tiêu trước nhất, đó là ra sức bóp nghẹt, vơ vét thật nhiều trong quần chúng nhân dân, vơvét tất cả những gì họ có thể vơ vét được, bất chấp điều kiện sống của người dân nghèo lúc bấygiờ ra sao Họ đặt ra rất nhiều thứ thuế vô lý và hết sức nặng nề đối với nhân dân Lê Quý Đôn đãnhận xét về chính sách thuế khoá của chúa Nguyễn ở Đàng Trong: “Lệ ngạch trên ấy thực là nặngquá” [13]

Chế độ thuế khoá của Nhà nước hết sức nặng nề, phiền phức đó đã là một tai hoạ khủngkhiếp cho nhân dân, nhưng không chỉ dừng lại ở đó, quần chúng nhân dân còn phải chịu đựng sự

Trang 11

nhũng nhiễu của đám quan lại, những kẻ “đục nước béo cò” của rất nhiều nha môn đã lợi dụngviệc thu thuế để tranh nhau bóp nặn cùng kiệt đối với nhân dân, nhất là người nông dân nghèomột cách hết sức tàn khốc Lê Quý Đôn đã ghi lại rất rõ tình trạng này của bọn quan lại phong

kiến họ Nguyễn trong Phủ biên tạp lục:“Quảng Nam và Thuận Hoá chỉ hai trấn thôi mà họ

Nguyễn đặt quan lại, thuộc ty, hương trưởng, kể có hàng nghìn, nhũng lạm quá lắm Tất cả bổnglộc đều lấy ở dân, dân chịu sao được”[13] “Thuế khoá xứ Thuận Hoá, pháp lệnh rất phiền, nhânviên thu thúc rất nhiều, nên dân cùng nhà nghèo thường khổ về nộp rất bội, mà trong thì ty lại,ngoài thì quan bản đường, bớt xén không thể kiểm xét được”. Có thể nói rằng, chính sự vơ vét,bóc lột, bóp nặn của bọn phong kiến họ Nguyễn, sự nhũng nhiễu ức hiếp của bọn quan lại lớn bé,

sự cướp đoạt ruộng đất và bóc lột tô tức nặng nề của bọn địa chủ đã đẩy dân chúng, đặc biệt lànhững người nông dân nghèo khổ vào con đường khổ sở, điêu đứng

Trong khi đó, xã hội xứ Đàng Trong ngày càng trở nên rối ren Chiến tranh loạn lạc, cuộcsống dân lành đói khổ, nạn thiên tai mất mùa diễn ra lien miên… Lê Quý Đôn cũng đã ghi lại

tình trạng này trong Phủ biên tạp lục: dưới thời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1765 - 1766), “Thuận

Hoá luôn mấy năm mất mùa đói kém, lại phải đánh trận bắt lính không thôi, quân dân lìa lòng,sùng sục mong làm loạn”[13]

Do không chịu nổi sự ác liệt của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn cùng với sự áp bức, bóclột thái quá của bọn quan lại địa chủ, cộng thêm nạn thiên tai, mất mùa, đói kém xảy ra liên miêncho nên cuộc sống của người dân Đàng Ngoài và vùng Thuận Quảng ngày càng bị khổ sở, điêuđứng Tình hình đó đã buộc họ phải rời bỏ làng mạc, ruộng vườn và đi dần vào phương Nam đểtìm kiếm cho mình một cuộc sống dễ chịu hơn, khấm khá hơn

Như vậy, có thể kết luận rằng nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự di cư của cộng đồng ngườiViệt vào những năm cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII chính là cuộc chiến tranh phong kiếnTrịnh - Nguyễn kéo dài hàng chục năm trời cùng với sự bóc lột hết sức tàn bạo về nhân lực, vậtlực kể trên của các tập đoàn phong kiến thống trị Tình trạng bần cùng hóa, phá sản hàng loạt củanông dân nghèo buộc họ phải phiêu tán đi tìm đất mới để dung thân, cho dù đó là vùng đất xaxôi, hoang vu, chưa được khai phá, nhưng họ vẫn nuôi hy vọng cuộc sống của họ sẽ được khởiđầu tốt đẹp hơn trên mảnh đất này

Trang 12

Từ thực trạng nói trên của xã hội Việt Nam vào thế kỷ XVII - XVIII, chúng ta thấy hiệntượng làn sóng di cư ồ ạt vào vùng đất mới, vùng Đồng Nai - Gia Định là một điều hết sức dễhiểu Vậy các thành phần dân cư có mặt sớm trên vùng đất Đồng Nai - Gia Định này bao gồmnhững hạng người nào?

- Trước hết, thành phần chủ yếu nhất trong đoàn dân di cư mà ta phải kể đến đó chính lànhững người nông dân nghèo khổ ở miền Trung và miền Bắc di cư vào Trong bối cảnh lịch sửcủa đất nước ta như đã trình bày trên đây thì rõ ràng nông dân chính là tầng lớp phải chịu nhiềugánh nặng nhất Hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến; chính sách vơ vét, bóc lột, bópnặn của bọn phong kiến thông qua chế độ binh dịch, thuế khoá hà khắc, sự nhũng nhiễu ức hiếpcủa các tầng lớp quan lại từ lớn cho đến bé, sự cướp đoạt ruộng đất và bóc lột tô tức nặng nề củabọn địa chủ… tất cả đều trút lên đầu người nông dân chân yếu tay mềm bởi họ là lớp người nhỏ

bé, yếu đuối nhất và hầu như không có khả năng kháng cự

Huỳnh Lứa - một nhà nghiên cứu chuyên về đồng bằng Sông Cửu Long cũng đã khẳng địnhrằng, tầng lớp nông dân nghèo “chiếm số lượng đông đảo nhất và cũng là lực lượng di cư chủ yếutrong thời kỳ đầu (thế kỷ XVII)”[12] Không chỉ ở thời kỳ đầu, mà cho đến nửa đầu thế kỷ XIXthì “những người Việt di cư vào vùng Đồng Nai - Cửu Long kiếm sống chủ yếu là những ngườinông dân nghèo khổ lâm vào bước đường cùng, buộc phải rời bỏ quê hương làng mạc” [12] Sử

cũ gọi những người nông dân nghèo khổ phải thất sở đi phiêu tán này là những “lưu dân”

- Thành phần thứ hai là những người bị tù tội phải đi lưu đày

Cùng với lực lượng khẩn hoang chủ yếu vào vùng đất mới là những người nông dân nghèokhổ phải đi xiêu tán thì lực lượng những người vốn là tù bị lưu đày cũng chiếm một tỷ lệ khôngnhỏ trong số người di cư

Tài liệu lịch sử còn lại không ghi cụ thể về vấn đề này Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứuHuỳnh Lứa thì lực ượng tù tội bị lưu đày này cũng chiếm một số lượng khá lớn, bởi theo ông thì

lệ bắt buộc tù nhân bị kết án lưu đày phải di cư vào Nam đã có từ thời Lê (Lê Thánh Tông) và cácchúa Nguyễn trong thời kỳ đầu xây dựng vương quốc riêng cũng noi theo cách thức này của nhà

Lê mà đưa tù nhân bị án lưu đày đến những vùng đất mới Điều này thực tế cũng mang lại lợi ích

Trang 13

rất lớn cho triều đình phong kiến là vừa có thể đẩy xa những phần tử làm nguy hại đến vươngtriều của họ, mà lại còn có thêm lực lượng để khai khẩn vùng đất mới mà họ chưa thể vươn bàntay khai phá đến được.

- Thành phần thứ ba là những người trốn tranh binh dịch

Đặt trong hoàn cảnh của cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài gần hai thế kỷ, đặc biệt là

45 năm tranh đấu quyết liệt với 7 trận đánh lớn (1627 - 1672) như đã nhắc tới ở trên thì sự xuấthiện của những phần tử trốn tránh binh dịch ở Nam Bộ là một điều không còn phải nghi ngờ gìnữa

Khi chiến tranh xảy ra thì có thể nói nông dân là người phải gánh chịu hiều hậu quả nhất,tuy nhiên binh lính lại là người phải gánh chịu tai hoạ trực tiếp Chính vì vậy, hiện tượng binhlính đào ngũ hay bỏ trốn xảy ra là một điều hết sức tất yếu… Giáo sư Huỳnh Lứa đã dẫn lại theonhật ký của Pierre Poivre ngày 14 tháng 1 năm 1750 lời nhận xét của ông về quân đội của chúaNguyễn lúc này: “Nhà vua hiện chỉ có binh lính bằng cách sử dụng bạo lực Tất cả binh đội củaông ta đều đào ngũ và trốn vào Đồng Nai vì họ không được trả lương và chết đói Sự đào ngũ xảy

ra thường xuyên đến mức hành động đó không bị đàn áp bằng bất cứ một hình phạt nào Khi nàongười ta có thể tóm được một kẻ đào ngũ thì người ta chỉ phạt y bằng một vài cú đánh bằnggậy”[12] Điều này cũng cho thấy rằng số binh lính trốn tránh binh dịch, sưu thuế này cũngchiếm một tỉ lệ lớn trong thành phần di cư vào đồng bằng Sông Cửu Long

- Thành phần thứ tư là những người chống đối lại triều đình với những mức khác nhau: hoặckhông bằng lòng với chế độ thi cử hoặc vì có tài mà không được trọng dụng, vì tố cáo tham quan

ô lại, cường hào ác bá mà bị truy bức, là những người cầm đầu hoặc tham dự các cuộc nổi dậylờn nhỏ dưới chế độ Lê - Trịnh lúc ấy…[12] Nói chung thì đây được xem là hạng “trí thức” theonghĩa là những người có hiểu biết rộng, biết đọc, biết viết… Những người này cũng có thể chính

là những người “thầy đồ” tiếp tục đóng vai trò là những người giảng dạy cho con em cư dân khẩnhoang trên vùng đất mới

- Thành phần thứ năm, cũng là một lực lượng đáng kể trong số dân di cư vào đồng bằngsông Cửu Long ở buổi đầu chính là những tù binh, hàng binh và thường dân bị chúa Nguyễn bắt

Trang 14

trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn Số cư dân này được chúa Nguyễn tổ chức cho định cư ởnhững địa bàn nhất định theo yêu cầu phát triển kinh tế, phân bố lực lượng Và như vậy, theo tác

phẩm Di dân của người Việt từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX thì rất có thể chúa Nguyễn cũng đã

dùng lực lượng này vào công cuộc khai hoang Tác phẩm này cho biết trong trận đánh nhau giữachúa Trịnh và chúa Nguyễn năm 1648, chúa Nguyễn đã bắt sống được Gia, Lý, Mỹ (đều không

rõ họ) và 3 vạn tàn quân [12] Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xử lý đám tùbinh này, và theo tác giả Đặng Thu thì rất có thể chúa Nguyễn đã dùng lực lượng này cho côngcuộc khẩn hoang, đưa vào lập nghiệp ở các tỉnh phía Nam chứ không phải chỉ là cho định cư ởThăng Hoa, Điện Bàn cho đến Phú Yên như một số lời kiến giải của những người khác

Trong suốt chiều dài của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn thì có thể nói lực lượng này tănglên rất đáng kể Chằng hạn như trong cuộc chiến tranh từ 1655 đến 1660, quân Nguyễn đã vượtqua ranh giới sông Gianh, chiếm được 7 huyện phía Nam sông Lam và quản lý trong nhiều năm.Trong lần tấn công này, chắc hẳn chúa Nguyễn đã bắt được một số tù binh, hàng binh, khí giới,voi, ngựa, thuyền chiến khá nhiều Rất có thể chúa Nguyễn đem lực lượng này vào khai thácvùng đất hoang ở đồng bằng sông Cửu Long

- Trong thành phần dân di cư vào khẩn hoang vùng đồng bằng Sông Cửu Long từ buổi đầu,ngoài những thành phần trên có thể còn rất nhiều thành phần khác, là những tay “giang hồ tứchiếng”, hay binh lính miền biên cảnh…[12] Nói chung, tất cả những thành phần bất mãn haykhông vừa lòng với chế độ phong kiến đương thời đều hướng đến vùng đất mới xa xôi ở phíaNam này để mong tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn Điều này quả đúng như lời của một nhàvăn đã nhận xét: “Đất nước ta càng về phương Nam càng là đất mới, đất lưu đày, đất của nhữngngười không có quyền sống trên những mảnh đất đã được khai phá, vì vậy càng là đất của nhữngngười nổi dậy! Miền Tây Nam Bộ là mảnh đất lưu đày và nổi dậy cuối cùng của Tổ quốc Đếnđây là sơn cùng thuỷ tận rồi Đến đây là đến trên bờ Thái Bình Dương, Vịnh Xiêm La mịt mù rồi.Đến đây chỉ còn hai con đường, một là không đủ nghị lực sống nữa thì đâm đầu xuống mà chết,hai là cố bám lại đấu tranh để sống Con người đến đây là con người liều, con người ngang tàng,nghĩa khí, tính mạng coi nhẹ tựa lông hồng, tiền tài coi khinh như rơm rác”[12]

Trang 15

Trên đây là những thành phần khẩn hoang có mặt sớm ở đồng bằng sông Cửu Long trongbuổi đầu khai phá Về sau, khi chúa Nguyễn bắt đầu tổ chức lập chính quyền ở vùng đất mới nàythì còn xuất hiện thêm một lực lượng mới, đó chính là những người dân giàu có, hay như Lê QuýĐôn gọi là “dân có vật lực” từ miền Trung, vì không vừa lòng với vùng đất eo hẹp, khô cằn nơiđây nên đã di cư vào Nam để có điều kiện mở rộng công việc làm ăn và để phát tài hơn nữa.Những người này được sự cho phép của chúa Nguyễn nên đã đứng ra chiêu mộ những người dânnghèo ở các nơi cùng vào vùng đất mới này để khẩn hoang Có thể nói đây cũng là một thành

phần chiếm số lượng khá đông trong thời kỳ khai phá Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn

cũng có ghi chép rất rõ về lực lượng này: “Phủ Gia Định, đất Đồng Nai từ các cửa biển Cần Giờ,Soài Lạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu, toàn là rừng rậm hàng mấy nghìn dặm, họ Nguyễn trước đánh nhauvới Cao Mên, mà lấy được, mới chiêu mộ những dân có vật lực ở xứ Quảng Nam các phủ ĐiệnBàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn cho dời tới ở đây, phát chặt mở mang, hết thảy thành bằng phẳng,đất nước mầu mỡ, cho dân tự chiếm, trồng cau và làm nhà cửa”[13] Lực lượng dân có vật lực mà

Lê Quý Đôn nhắc tới ở đây chính là những người dân giàu có ở miền ngoài

Với chính sách khuyến khích dân khẩn hoang một cách hết sức “khoan dung độ lượng” nhưvậy, các phú hào ở vùng Thuận Quảng mà Lê Quý Đôn gọi là “dân có vật lực” đã chiêu mộ dânnghèo vào vùng Gia Định khẩn hoang Họ còn chiêu tập dân lưu tán tại chỗ và thu trẻ em các dântộc về nuôi, cho làm gia nô Những điền chủ như vậy cũng chiếm một số lượng không ít trongthời kỳ đầu khẩn hoang Càng về sau, số lượng họ càng đông lên và cũng giàu có hơn nhiều, theonhư lời miêu tả của Lê Quý Đôn: “Người giàu có ở các địa phương hoặc 40, 50 nhà, hoặc 20, 30nhà, mỗi nhà điền nô hoặc đến 50, 60 người, trâu bò hoặc đến 300, 400 con, cày bừa cấy gặt, rộnràng không rỗi, hàng năm đến tháng 11, tháng 12, thường giã thành gạo, bán lấy tiền để ăn tếtchạp”[13]

Bước sang thế kỷ XVIII ta thấy còn xuất hiện thêm một thành phần dân cư hết sức đông đảo

di cư vào vùng đất mới, đó chính là những tín đồ đạo Thiên Chúa Họ di cư để tránh những sắcchỉ cấm đạo của chúa Nguyễn và để giữ gìn tín ngưỡng của mình Trong thời kỳ chưa lập phủ GiaĐịnh, giáo dân từ miền Trung vào Đồng Nai, Biên Hoà lập nghiệp và hành đạo Khi chúa Nguyễnkiểm soát Miền Đông thì họ đi xuống miền Tây Có thể nói rằng công cuộc di cư và khẩn hoang

Trang 16

của những lưu dân người Việt “là một yếu tố tích cực góp phần phát triển kinh tế địa phương và

là một mặt của cuộc đấu tranh của nông dân Việt Nam chống áp bức bóc lột phong kiến”

Phương tiện và cách thức di chuyển trên vùng đất mới

Nhìn lại lịch sử di dân, chuyển cư của dân tộc ta thì vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII, thôngthường những di dân người Việt như ta đã kể trên đi vào vùng đất Đồng Nai - Gia Định theo haicách thức chủ yếu: Thứ nhất là họ đi một cách tự động và lẻ tẻ, hoặc là một vài người khoẻ mạnh

đi trước rồi đón gia đình đến sau, hoặc đi cả gia đình, hoặc là một nhóm người hoặc mấy gia đìnhkết lại thành nhóm Nhìn chung lại cách thứ nhất là do người dân tự tổ chức đi Còn cách thứ hai

là họ tham gia vào các đợt di dân, khẩn hoang do Nhà nước đứng ra tổ chức (chủ yếu là các chúaNguyễn) Tuy nhiên, hình thức di dân tự động vẫn chiếm số lượng lớn hơn, bởi vì khi chúaNguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đồng Nai - Gia Định (kèm theo đó là đợt chiêu

mộ dân di cư vào Nam đầu tiên của chúa Nguyễn) thì ở đây đã có 40 vạn gia đình đang sinhsống

Vậy những di dân đầu tiên này đến vùng đất mới bằng những cách nào và họ di chuyển, đilại bằng phương tiện gì? Về điều này sử cũ không hề ghi chép rõ Tuy nhiên, qua một số tài liệughi chép tản mạn ta thấy rằng, việc giao thông đi lại giữa các phủ miền Trung và vùng đất mớiĐồng Nai - Gia Định chù yếu là bằng đường biển, cho nên một điều chắc chắn là phương tiện dichuyển của di dân từ miền ngoài vào vùng Đồng Nai - Gia Định bằng thuyền buồm là chính

Điều này ta có thể hình dung được qua những gì Lê Quý Đôn đã ghi lại trong Phủ biên tạp lục,

theo lời kể của một người ở thôn Chính Hoà, thuộc châu Nam Bố Chính tên là Trùm Châm:

“Trước y đi buôn bán ở phủ Gia Định hơn mười chuyến, thường đi vào tháng 9 tháng 10, về vàotháng 4 tháng 5, thuận gió không quá 10 ngày đêm là đến… Đến chỗ nào cũng là thuyền buồm

tụ họp, mặc cả thành giá thì người bán hàng tự sai người nhà khuân hàng xuống thuyền”96

Với phương tiện là những chiếc ghe, bầu hay những chiếc thuyền nhỏ, những người dânkhai hoang men theo bờ biển, thuận theo chiều gió và cứ thế họ đổ bộ lên một miền đất xa lạ,rừng rậm hoang vắng đầy bí ẩn Họ không hiểu “đất đây của ai, con dân đây của ai”, lại rất hãihùng vì “đến đây đất nước lạ lùng, con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh”, nhưng khi ra đi

Trang 17

họ hết sức hăm hở bởi trên vùng đất mới này họ không hề bị hăm doạ, bị cưỡng chế bởi bất cứmột thế lực nào Đó chính là điều mà họ khao khát hơn cả, cũng chính là động lực giúp họ vượtqua tất cả mọi khó khăn trước mắt.

Giao thông đường biển với phương tiện chủ yếu là những ghe, thuyền, bầu không chỉ làcách thức người dân chuyển cư từ Đàng Ngoài vào mà còn là cách thức đi lại, di chuyển củanhững người dân khai hoang trên vùng đất mới, bởi chúng ta biết rằng đồng bằng sông Cửu Long

là một vùng đất đầy sông nước

Trên vùng đất mới này, sau khi vào Cửa Tiểu, Cửa Đại thì thường là bằng ghe, xuồng, người

ta đến Vàm Giồng rồi theo rạch Vĩnh Lợi tới Gò Công Họ tới đâu thì cùng nhau khai phá đấthoang đến đó

Ngoài phương tiện đi lại bằng đường thuỷ thì cũng có người trèo đèo vượt núi đi theođường bộ, “di dân chừng chặng một, đến một địa phương ở một thời gian, thấy trụ được thì ởluôn, thấy không trụ lại được lại đi tới nữa, cứ thế lần hồi rồi cũng vào tới nơi đây”[11]

Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức cũng đã nói rằng ở Trấn Định Tường,

đường thuỷ và đường bộ, giao thông đều rất tiện lợi99 Giao thông đường bộ ở vùng Đồng Nai Gia Định càng thuận lợi hơn khi Nguyễn Ánh cho đắp con đường Thiên Lý từ Gia Định về CáiThia (Cái Bè) vào năm 1790

-Tuy nhiên, số người đi theo đường bộ trên con đường chuyển cư như thế này là khôngnhiều, vì đi theo đường bộ hết sức gian lao, nguy hiểm, đồi núi nhiều, rất khó có thể vượt qua

Như vậy, có thể nói rằng người Việt đã đặt chân lên vùng đất Nam Bộ từ rất sớm (đầu thế kỷXVII) Nguyên nhân khiến người Việt di cư vào vùng đất mới này thì có thể là có rất nhiều, tuynhiên một nguyên nhân chủ đạo nhất mà ta có thể nhìn thấy đó chính là sự tàn khốc của cuộcchiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài hàng chục năm trời Thành phần cư dân có mặt sớm trên vùngđất mới này cũng hết sức đa dạng, từ những người nông dân hết sức nghèo khổ cho đến nhữngngười trốn tránh binh dịch, thuế khoá của triều đình, thậm chí có cả những người giàu có Tuythành phần xuất thân khác nhau, nhưng họ đến vùng đất mới này với một mục đích chung là tìm

Trang 18

cách mưu sinh, cho nên họ đã sớm tụ họp lại với nhau trên những vùng đất thuận lợi nhất choviệc làm ăn sinh sống Và từ đó họ từng bước khai khẩn vùng đất mới này.

1.2 Quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ

* Biện pháp khai phá:

Trong các thế kỷ XVII - XVIII, công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ được tiến hành theohai phương thức chủ yếu: ở thời kỳ đầu (cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII) là công cuộc khaiphá do nhân dân tự tiến hành và trong giai đoạn sau (nửa cuối thế kỷ XVII - thế kỷ XVIII) làcông cuộc khai phá do Nhà nước tổ chức Do đó, trong hai thời kỳ này, biện pháp khai phá cũng

có những nét khác nhau rõ rệt:

- Trong giai đoạn cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, việc khai phá vùng đất Nam Bộ chủyếu là do lưu dân khẩn hoang tự tiến hành Ở thời kỳ này, việc khẩn hoang của lưu dân thườngdiễn ra một cách tự phát, tự động và hoàn toàn dựa vào sức mình là chính, hoàn toàn không hề có

sự can thiệp, giúp đỡ của chính quyền Nhà nước Công cuộc khai hoang ở thời kỳ này thườngdiễn ra dưới hình thức tập thể Như đã đề cập đến ở phần trên, vì Nam Bộ là một vùng đất mới,hoàn toàn xa lạ đối với những người dân khai hoang, ẩn chứa nhiều nguy hiểm không thể lườngtrước được cho nên rất ít có trường hợp nào người dân dám “đơn thương độc mã” đến đây Họthường đi theo đoàn, đó thường là những tập thể nhỏ gồm mấy gia đình có quan hệ họ hàng thânthuộc với nhau, hoặc gồm một số người cùng quê hương xứ sở hay cùng một đoàn thể đạo giáo.Trong giai đoạn này, lưu dân thường khẩn hoang theo hai hình thức chủ yếu, đó là “móclõm” và “quảng canh”

Vùng đất mới mà những lưu dân khẩn hoang bước đầu đặt chân đến này hầu khắp đều làrừng hoang cỏ rậm, kênh rệch chằng chịt, chính vì vậy họ thường chọn những khu đất cao ráo,tương đối thuận lợi cho canh tác và có đủ lượng nước ngọt cung cấp cho người, gia súc, cây trồng

để khai phá trước Những khu đất này lúc đầu thường nằm lọt giữa cả một vùng rộng lớn chưađược khai phá Về sau, những khu đất này sẽ được mở rộng dần và càng ngày thì khoảng cách

Trang 19

giữa chúng sẽ được thu hẹp dần để rồi đến một lúc nào đó chúng sẽ được nối liền với nhau thành

một cánh đồng liền khoảnh Cách thức khai phá này người xưa gọi là “móc lõm”.

Trong thời kỳ này, việc lựa chọn những điểm khai phá như trên đều hoàn toàn tự do Khiđến một vùng đất nào đó, nếu thấy thuận lợi thì những người dân lưu tán này sẽ tự lựa chọn chỗ

ở, lựa chọn khu vực đất đai để khai phá với số lượng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào khả năng củachính bản thân và gia đình họ Sở dĩ việc lựa chọn khu vực khai phá lại dễ dàng như vậy là bởi vìlúc bấy giờ vùng đất mới này còn ở trong tình trạng đất rộng người thưa, mà đất đai hầu hết đềuchưa được khai phá, cho nên ai có sức đến đâu thì khai khẩn đến đó, không hề bị ngăn trở hayhạn chế gì

Hình thức khẩn hoang chủ yếu thứ hai của lưu dân lúc này là “quảng canh”, bởi quy mô

khẩn hoang của lưu dân trong thời kỳ này chủ yếu là rất nhỏ bé (vì thành phần chủ yếu trong lớp

cư dân khẩn hoang là những người nông dân nghèo khổ) Những người này do bị thiếu thốn đủmọi thứ: lương thực, vốn, nông cụ, trâu bò… cho nên họ chỉ có thể khai phá những diện tíchkhông lớn lắm Vì không có khả năng thâm canh và vì đất hoang còn nhiều nên họ chỉ còn cáchtận lực khai phá để có thể tạo cho mình được một diện tích canh tác tương đối Chính vì vậy hìnhthức canh tác chủ yếu mà họ áp dụng lúc này là “quảng canh”

Thực tiễn khai phá giúp người lưu dân nhận thức được rằng trong điều kiện đất đai ở Nam

Bộ thì hình thức quảng canh là cần thiết Đất đai nơi đây không bằng phẳng, nơi trũng nơi cao,cho nên với công sức và vốn liếng có hạn của mình, người lưu dân đã nhận ra rằng họ càng mởrộng diện tích canh tác càng tốt, canh tác trên năm đến bảy mẫu ruộng, hoặc có thể nhiều hơn,nhưng làm sơ sài, thì vẫn chắc ăn hơn là chỉ làm kỹ đôi ba mẫu

Đó là cách thức khẩn hoang do lưu dân tự tiến hành trong buổi đầu thời kỳ khai phá

- Trong giai đoạn sau (cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII), bên cạnh hình thức tự độngkhai phá của lưu dân thì công cuộc khẩn hoang ở đồng bằng Nam Bộ còn gắn với những chínhsách, biện pháp khai hoang của các chúa Nguyễn

Trang 20

Năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Nam Kỳ thì cũng là lúc đánh dấu việc

tổ chức chính quyền của các chúa nguyễn trên vùng đất mới này Nắm trong tay vùng đất mới dolưu dân đi trước khẩn hoang, các chúa Nguyễn tiếp tục đề ra những chính sách thúc đẩy việckhẩn hoang Những chính sách khẩn hoang của các chúa Nguyễn đều nhằm hướng tới những mụcđích chính sau: trước hết là mở mang đất đai để khẳng định chủ quyền trên vùng đất phía Nam;thứ hai là từ việc khẩn hoang sẽ tiến tới mở rộng diện tích canh tác và tạo nên thế mạnh về kinh

tế cho chính quyền của mình; thứ ba, và cũng là mục đích quan trọng nhất, đó là nhằm củng cốsức mạnh quốc phòng, đảm bảo việc giữ gìn an ninh và khẳng định chủ quyền trên vùng đất mới

Để thực hiện được những mục đích đã đề ra trên đây, các chúa Nguyễn đã sử dụng rất nhiềubiện pháp khác nhau nhằm đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang:

- Biện pháp thứ nhất là tiếp tục lợi dụng sức lao động và khả năng khai phá đất đai của cáctầng lớp nhân dân nghèo

Thực tế lịch sử cho thấy rằng trước khi chính quyền các chúa Nguyễn tổ chức việc khẩnhoang thì các cuộc khai hoang do lưu dân xiêu tán tự tiến hành đã diễn ra rất mạnh mẽ và đạtđược những thành tựu hết sức đáng kể

Nhận thấy được khả năng to lớn của những người nông dân nghèo này trong công cuộckhẩn hoang cho nên sau khi đã nắm quyền kiểm soát vùng đất mới, các chúa Nguyễn vẫn tiếp tụcduy trì và khuyến khích hình thức tự khẩn hoang của lưu dân tự do Điều này thể hiện rất rõ trongchính sách của các chúa Nguyễn: hết sức dễ dãi trong việc để cho nhân dân tự do khai phá vàphân chiếm ruộng đất hoang, cho phép người dân khai phá đến đâu thì được sở hữu đến đó Cóthể nói chính sách khuyến khích khẩn hoang này của các chúa Nguyễn đã mang lại hiệu quả thực

sự to lớn Những người lưu dân vốn là những nông dân chân lấm tay bùn, từ buổi đầu đã hết sứchăm hở trong công cuộc khẩn hoang, nay lại bắt gặp chính sách dễ dãi của các chúa Nguyễn nhưvậy cho nên lực lượng lưu dân đi vào vùng đất mới ngày càng đông và công cuộc khai thác càngmang lại hiệu quả cao hơn Có thể nói rằng đây chính là lý do tại sao vùng đất Nam Bộ trướcnăm 1836 (khi vua Minh Mạng ra lệnh đo đạc lại ruộng đất Nam Bộ) hoàn toàn không có ruộngđất công

Trang 21

Bên cạnh việc dành cho người dân khai hoang nhiều thủ tục dễ dãi, các chúa Nguyễn cònkhuyến khích việc khai phá đất hoang của nhân dân bằng cách cho phép người dân thành lập làngmới một cách dễ dàng, thường là chỉ cần 10 người trở lên thì lập được một làng chứ không phụthuộc vào diện tích đất đai khai phá được là bao nhiêu, chỉ cần sau đó mỗi làng đóng thuế đầy đủ

cho Nhà nước (có thể bằng tiền, thóc, hay là thuế “biệt nạp” dành cho những làng không làm

nông nghiệp)

Những chính sách trên đây của triều Nguyễn đã góp phần khuyến khích lực lượng nông dânnghèo vào khai phá vùng đất mới này ngày càng đông đảo hơn

- Biện pháp thứ hai là các chúa Nguyễn sử dụng binh lính khai phá đất đai ở khu vực cư trú

và mộ dân lập đồn điền khẩn hoang

Từ cuối thế kỷ XVII, đặc biệt là trong thế kỷ XVIII, do nhu cầu chiến tranh hoặc giữ gìn anninh lãnh thổ, các chúa Nguyễn thường điều động binh lính từ các vùng Phú Yên, Khánh Hoà,Bình Thuận vào vùng Nam Bộ Việc đảm bảo lương thực cho một số lượng binh lính hết sứcđông đảo như vậy chắc chắn là gặp rất nhiều khó khăn, do đó chính quyền thường điều động binhlính đi khai phá đất hoang ở khu vực trú quân dài ngày để lấy đất canh tác sản xuất lương thựcnhằm phần nào giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ

Trong thế kỷ XVIII, hầu như nơi nào có quân lính đóng lâu ngày là ở đó có tổ chức khẩnhoang Sử nhà Nguyễn cũng đã ghi chép lại một vài trường hợp như: Năm 1698, khi kéo quânvào Đồng Nai - Gia Định dẹp cuộc nổi loạn của Hoàng Tiến và sự quấy phá của phong kiến ChânLạp, gặp mùa nước ngược, “các tướng đã chia binh vỡ đất cày cấy” ở khu vực Mỗi Xuy và SầmGiang

Đất đai do binh lính khai phá và canh tác mang hình thức là những quân đồn điền Trên

những mảnh đất này, binh lính cùng nhau cày cấy, trồng trọt, sản phẩm làm ra được nộp vào khochung

Những binh lính làm trong các đồn điền đều là tình nguyện, cấp bậc và phẩm trật vẫn theonhư trong lệ quân dịch quy định Mỗi binh lính làm đồn điền được cấp cho riêng một phần ruộng

Trang 22

để cày cấy Mỗi quân điền gồm có 50 người và do một quản cơ hay phó quản cơ trông coi Tuy

nhiên vẫn có sự liên hệ trực tiếp với các cơ quan hành chính Sự thăng trật cho các binh lính tạiđồn điền dựa theo thời gian làm việc mà thăng thưởng

Bên cạnh đó các chúa Nguyễn còn ban hành chính sách mộ dân lập đồn điền Đồn điền đầutiên do Nguyễn Ánh lập ra vào năm 1790, sau khi chiếm lại Gia Định từ tay nghĩa quân Tây Sơn.Sau khi chiếm Gia Định, Nguyễn Ánh liền ra lệnh lập đồn điền để giải quyết nhu cầu lương thựctrước mắt cho quân lính đồng thời để chuẩn bị lương thảo phản công lại quân Tây Sơn Với sắclệnh này của Nguyễn Ánh, tất cả các cơ quan chính quyền, không kể là hành chính hay quân sựđều phải mộ dân khai hoang lập đồn điền Vào tháng 10 năm 1790, Nguyễn Ánh còn cho đặtthêm Sở Đồn điền để chuyên trách việc khuyến khích quân sĩ tại ngũ tích cực khai hoang nhữngvùng đất đã bị bỏ hoang lâu ngày vì chiến tranh

Có thể nói, biện pháp sử dụng binh lính và mộ dân khai hoang lập đồn điền của các chúaNguyễn đã góp phần thúc đẩy quá trình khai phá đất đai ở Nam Bộ trong thế kỷ XVIII

- Biện pháp thứ ba mà các chúa Nguyễn sử dụng là lợi dụng những bộ phận dân có vật lực

ở miền Trung để đưa vào khai phá Từ cuối thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn đã chiêu tập những

người giàu có mà Lê Quý Đôn gọi là dân có vật lực vào khai phá vùng đất mới này Do những

chính sách hết sức dễ dãi của các chúa Nguyễn trong buổi đầu: cho phép tự do chiếm đất, lập

làng… cho nên lực lượng dân có vật lực này có mặt ở vùng đất Gia Định ngày càng đông Biện

pháp này cũng mang lại hiệu quả khá lớn Bởi trong điều kiện chiến tranh loạn lạc ở Đàng Ngoài,những người này không thể mở rộng công việc làm ăn của họ được, cho nên khi được biết đếnmột vùng đất còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác như Nam Bộ, lại được các chúa Nguyễnđứng ra khuyến khích, giúp đỡ như vậy, lực lượng này tiến vào vùng đất mới ngày càng đông Vàviệc khai khẩn đất hoang của những lớp người này lại rất hiệu quả, vì họ vốn là những người giàu

có cho nên đã đứng ra chiêu mộ, tập hợp thêm rất nhiều dân nghèo cùng đi Khi đến vùng đấtmới, họ cũng chính là những người đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức khai hoang, vì họ cónhiều tiền của, phương tiện cho nên đã thuê mướn nhiều nhân công, điền nô, khai phá nhiều đấthoang, lập nên những điền sản rộng lớn

Trang 23

* Kết quả khai phá: Sau hai thế kỷ khai phá, với đức tính cần cù, nhẫn nại của người Việt,

cùng với sự giúp sức của người Hoa và lớp cư dân tại chỗ đã từng bước khai phá được một vùngđất rộng lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, kéo dài từ Mỗi Xuy, Bà Rịa cho đến hữu ngạnsông Hậu Giang Thành quả khai phá đó thể hiện trên những mặt cụ thể như sau:

- Diện tích canh tác ngày càng được mở rộng:

Bằng những thành quả khai hoang vỡ đất, cho đến những năm cuối thế kỷ XVIII, nhữngngười đi khai phá đã tạo ra được những diện tích cánh tác đáng kể, đặt nền tảng vững chắc cho

việc mở rộng công cuộc khai phá sau này Theo con số thống kê của Lê Quý Đôn trong Phủ biên

tạp lục thì vào những năm 70 của thế kỷ XVIII, huyện Tân Bình có ruộng thực trưng hơn 1454

mẫu, huyện Phước Long có ruộng thực trưng hơn 787 mẫu, đấy là chưa kể các khoản ruộng núi,đất dâu, đất mía, đất vườn trầu, ruộng các họ, ruộng quan đồn điền Huyện Phước Long còn cóTrường Giang Thảo có ruộng đất ngoài 6000 sở Ở khu vực tả ngạn sông Tiền, hai thuộc Quy An

và Quy Hoá, ruộng đất mỗi nơi đều ngoài 5000 sở thuộc Tam Lạch (vùng Bà Giồng) có ruộngđất cũng ngoài 5000 sở, thuộc Ba Trại (gồm Bả Canh, Ba Lai, Rạch Kiến) có ruộng đất ngoài

4000 sở, châu Định Viễn có ruộng đất 7000 sở.[13]

- Cùng với việc mở rộng diện tích khai phá, hoạt động kinh tế trên vùng đất này đã được mởrộng một cách đáng kể, và cũng đã đạt được những thành quả nhất định:

Qua hai thế kỷ lao động cần cù, nhẫn nại của lưu dân người Việt cùng với các thành phần cưdân khác, đồng bằng sông Cửu Long từ chỗ là một vùng đất hoang dã, đầy rừng rậm, lau sậy…

đã được mở mang khá nhiều, và ngay từ rất sớm đã trở thành một vựa lúa lớn, sản xuất thóc gạo

đã dư thừa so với nhu cầu lương thực tại chỗ Lúa gạo sản xuất được không chỉ đáp ứng đượcnhu cầu lương thực của nhân dân tại chỗ mà còn là nguồn cung cấp thóc gạo chủ yếu cho cả xứĐàng Trong, đặc biệt là vùng Thuận Hoá

Trên cơ sở một nền nông nghiệp trồng lúa khá phát triển, sản xuất lúa gạo có sự dư thừa sovới nhu cầu tiêu dùng như vậy, trong xã hội bắt đầu xuất hiện sự phân công lao động, dẫn tới sự

ra đời của nhiều ngành thủ công như mộc, chạm bạc, tiện, nhuộm, vẽ, dệt… Bước đầu thủ côngnghiệp đã có sự tách ra khỏi nông nghiệp Ở mỗi vùng đã xuất hiện các nghề thủ công truyền

Trang 24

thống, mặc dù chưa đạt tới trình độ chuyên môn hoá cao Từ thành quả của kinh tế nông nghiệp

và thủ công nghiệp đã khá phát triển, việc trao đổi hàng hoá ở vùng Đồng Nai - Gia Định đã sớmđược mở rộng Ngành lưu thông buôn bán quan trọng nhất lúa bấy giờ là buôn gạo từ Gia Định raThuận Quảng và mua hàng hoá từ Thuận Quảng vào Gia Định

Do sản xuất hàng hoá phát triển và việc buôn bán sớm trở thành một hoạt động kinh tế quantrọng cho nên trong thế kỷ XVIII, vùng này đã xuất hiện nhiều thị tứ, nhiều điểm buôn bán sầmuất, trong đó có một số điểm đã trở thành những trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế nổitiếng như Nông Nại Đại Phố ở Biên Hoà, thương Cảng Sài Gòn (tức Chợ Lớn ngày nay), thươngcảng Hà Tiên, thương cảng Bãi Xàu, phố chợ Mỹ Tho…

Ngoài các thương cảng và thị tứ nói trên, một mạng lưới các chợ đã sớm hình thành, từnhững nơi thị tứ cho đến các vùng nông thôn, nhất là ở những giao điểm các trục lộ đường thuỷ,đường bộ, ở các bến đò, ở các lỵ sở hành chính… nói chung là ở những chỗ giao thông thuận tiện

và đông người qua lại, trong đó có nhiều chợ hình thành từ rất sớm và khá trù mật như: chợ ĐồngNai, chợ Bến Cá, chợ Đồng Sử, chợ Lò, chợ Thủ Đức, chợ Bà Rịa thuộc trấn Biên Hoà; chợPhố Thành, chợ Sỏi, chợ Điều Khiển, chợ Sài Gòn, chợ Bến Nghé… thuộc trấn Phiên An; chợ

Mỹ Tho, chợ Sông Tranh, chợ Cái Bè… thuộc Trấn Định Tường

- Sự mở rộng công cuộc khẩn hoang và sản xuất nông nghiệp trong các thế kỷ XVII, XVIIIcũng đã làm thay đổi phần lớn bộ mặt xã hội của đồng bằng Nam Bộ Trong những biến đổi vềmặt xã hội, còn có một hiện tượng nổi bật là sự phát triển công cuộc khẩn hoang đồng thời cũng

là quá trình diễn ra sự phân hoá về mặt xã hội ngày càng sâu sắc Như đã đề cập ở trên, trong sốnhững người vào khẩn hoang vùng đồng bằng sông Cửu Long có một lực lượng là những người

dân có vật lực Những người này với tiềm lực kinh tế, tài chính khá hùng hậu của mình đã thuê

mướn nhân công, tổ chức khai hoang quy mô lớn, từ đó trở thành những địa chủ chiếm hữu nhiềuruộng đất Trong khi đó những người nông dân di cư nghèo khổ thiếu tiền bạc, thậm chí hoàntoàn không có tiền bạc, vốn liếng đành phải đi làm thuê cho những địa chủ này Từ đó, tình trạngkiêm tính ruộng đất ngày càng trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến và ngày càng trầm trọng

Trang 25

Điều này cho thấy rằng ngay trong giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII, sự mở rộng công cuộckhẩn hoang và gia tăng sản xuất nông nghiệp trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ, đồngthời cũng bộc lộ những xã hội khá gay gắt Nhưng một thực tế không thể phủ nhận là nhữngthành tựu đạt được về mặt khẩn hoang và khai thác nông nghiệp trong giai đoạn này đã đặt nềnmóng vững chắc cho công cuộc khai phá trong những thế kỷ tiếp theo.

1.3 Quá trình hình thành hệ thống tên đất, tên làng và hệ thống hành chính ở Nam Bộ

* Hình thành tự phát buổi đầu Quy luật lập làng trong buổi đầu khai phá.

Khi những người dân di cư đặt chân lên vùng đất mới thì cùng với việc tự do phân chiếmruộng đất, họ còn được hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn nơi cư trú, dựng nhà ở và lập làng ởnhững nơi mà họ cho là có điều kiện thuận lợi Với truyền thống đoàn kết, tương trợ, yêu thươngnhau đã có từ lâu đời, trên những mảnh đất thuận lợi cho việc khai thác, họ tự động sống quần tụvới nhau, tự động lập nên những thôn ấp, làng xã… Đây cũng chính là những tổ chức cơ sở quenthuộc của người dân Việt Nam Mặt khác, trên mảnh đất mới còn rất hoang vu, đầy thú dữ, khíhậu độc địa ấy, họ không thể sống đơn độc một mình, cho nên họ thường tự động gắn bó, quần tụvới nhau thành thôn ấp để có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn,bảo vệ nhau chống lại thú dữ, trộm cắp, cường hào ác bá

Thông thường vào buổi ban đầu, số người quần tụ lại với nhau không nhiều lắm, thường chỉ

là 5, 10 nóc nhà kết lại với nhau thành xóm Về sau, khi số người trong xóm tăng lên do sinh đẻhoặc do có thêm người di cư mới tới thì xóm được mở rộng ra thành ấp, rồi sau đó thành thôn,xã… Các xã được lập sớm hay muộn là tuỳ theo tầm quan trọng của các thôn, ấp ấy Lúc banđầu, thôn, xóm của những lưu dân này thường được hình thành dọc theo ven sông, rạch - lànhững nơi cao ráo, phần lớn là ở trên các giồng, bởi những nơi này dễ sinh sống, và quan trọngnhất là có thể đảm bảo được lượng nước ngọt dùng cho người, gia súc và cây trồng Bởi vậy, thônxóm thời kỳ đầu thường được kéo dài dọc theo những bờ sông hoặc là hai bên đường Dân số ởcác thôn, xóm buổi đầu này tăng giảm rất thất thường, tuỳ theo điều kiện cho việc sản xuất vàsinh sống có thuận lợi hay không Nếu nơi đó có điều kiện làm ăn sinh sống thuận lợi thì họ trụlại, còn nếu không thuận lợi thì họ chuyển đi nơi khác, có khi cả một xóm, một thôn chuyển đi

Trang 26

nới khác Đây cũng là đặc điểm chung của các thôn xóm vùng đồng bằng Nam Bộ trong thời kỳđầu khai phá.

Theo đó thì ta có thể thấy rằng những thôn xóm lúc ban đầu này chỉ mang tính chất những

tổ chức tự quản, chỉ là sự kết hợp tự phát trên tinh thần tương thân tương ái chứ chưa có luật lệ gìràng buộc, chưa mang tính chất là những đơn vị hành chính, vì lúc bấy giờ ở vùng đất mới nàyhoàn toàn chưa được sự tổ chức của chính quyền nhà Nguyễn Những thôn ấp ban đầu này hoàntoàn không có những quy chế chặt chẽ với những hương ước, lệ làng như các làng xã ở miền Bắc

và miền Trung lúc bấy giờ

Qua những tài liệu trong Gia Định thành thông chí kết hợp với những kết quả khảo sát thực

địa của các nhà khoa học cho thấy rằng trước khi Nhà nước định danh theo tên chữ lập thànhnhững đơn vị hành chính cơ sở để thu thuế, bắt phu, bắt lính thì đã hình thành nên những tên làng

do người dân khai hoang tự đặt tên Có thể nói rằng, những tên nôm được đặt một cách tự nhiên

là những tên gọi sớm nhất của các thôn xóm trong buổi đầu mới thành lập

Có thể chia tên nôm của các thôn ấp thời khi phá thành ba loại:

- Loại thứ nhất: gọi theo đặc điểm địa hình, sản vật địa phương Ta có thể dẫn ra rất nhiềuđịa danh ở đồng bằng sông Cửu Long được đặt theo nguyên tắc này như: Núi Thần Quy, có tụcdanh là núi Bà Ba, vốn là đầu nguồn của sông Đồng Nai Giồng Mồ Côi ở Cai Lậy (Tiền Giang)

là tên giồng cát nằm riêng rẽ một mình tựa như người côi cút

Rạch cổ cò ở Cái Bè (Tiền Giang) là rạch cong như cổ con cò

Rạch Giao Miệng ở Cái Bè là rạch mang hai phụ lưu có giao nhau

Đảo Rùa, sau được gọi là Quy Dự ở giữa sông Phước Long cũng là một thí dụ điển hình:Đảo dài 3 dặm, dưới có cư dân cày cấy, ngoài có trường giang bao bọc, ghe thuyền ra vào, sóng

vỗ, khói bay, ẩn hiện như hình con thần quy dỡn sóng, rất hợp với cảnh trời mưa, cho nên đượcgọi là Đảo Rùa

Trang 27

Và còn rất nhiều tên đất, tên sông, tên núi gọi nôm mà ngày nay vẫn còn tồn tại, một sốtrong đó hiện nay đã trở thành đơn vị hành chính các cấp quận, xã, phường, ấp: rạch Cái Lá, rạchRau Răm, rạch Cái Sơn, rạch Cái San, rạch Mù U….

- Loại thứ hai là đặt theo tên những người có công trong việc khai hoang lập ấp hay nhữngngười nổi tiếng ở gần đó, như rạch Bà Nhan, rạch Bà Điểu, rạch Bà Kẽm, giồng ông Mẫn, rạchÔng Cỏi… ở Cai Lậy (Tiền Giang) Có nhiều nhân vật đến hiện nay vẫn còn con cháu, mồ mả.Bên cạnh đó, một số đồng bào Khmer sinh sống chung với cộng đồng người Việt cũng đượcnhân dân ta lấy đặt tên cho sông rạch như: rạch Nàng Chưng, rạch Nàng Gồng, rạch Nàng Om…

ở Cai Lậy (Tiền Giang) Việc lấy tên người để đặt tên cho vùng đất được sử dụng mãi cho đếnsau này, như cầu Bà Nghè, rạch Bà Nghè, sông Bà Nghè

- Loại thứ ba là gọi theo tên gọi vốn có của địa phương

Về tên gọi của các vùng rộng lớn như Bà Rịa, Đồng Nai, Trịnh Hoài Đức đặt giả thiết “Bà

Lỵ (còn gọi là Bà Lợi hay Bà Lịa) ở phía Nam Chiêm Thành, từ Giao Châu đi ghe theo biển trảiqua các nước Xích Thổ, Đan Đan rồi tới Đại Đại châu Đà Mã… Phía Nam miền ấy là nước ThùNại (Thù Nại với Nông Nại hay Đồng Nai, âm thanh không sai nhau lắm, hoặc giả là “đất SàiGòn ngày nay vậy”) Đối với các địa phương hẹp, nhất là ở những nơi dân bản địa đã định danhrồi và lưu dân người Việt cùng sống cộng cư với họ thì dùng luôn danh đó”

* Hình thành hệ thống tên đất, tên làng và hệ thống hành chính từ sau năm 1698.

Sau hơn một năm lưu dân tự động khai khẩn đất đai và hình thành nên một số thôn ấp sinhsống trù mật, chính quyền họ Nguyễn đã bắt đầu quan tâm đến việc thiết lập hệ thống hành chínhđối với mảnh đất này Việc tổ chức thiết lập chính quyền này hầu như hầu chỉ là việc “hợp thứchoá một sự kiện đã rồi, thu thập vào bản đồ Việt Nam những phần đất hoang đã được khẩn trị bởisức lao động của chính nhân dân mình”

Vào năm 1698, trước tình hình không ổn định ở Chân Lạp, chúa Nguyễn Phúc Chu đã saithống suất chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đem quân vào kinh lý xứ Nam Kỳ Khi

Trang 28

Nguyễn Hữu Cảnh vào vùng đồng bằng sông Cửu Long tổ chức việc quản lý hành chính, kinh tế,

xã hội thì dân số ở đây đã hơn 40000 hộ (nếu tính trung bình mỗi hộ 5 người thì tổng nhân khẩuvùng này lúc đó đã lên tới 200.000 người)[11]

Khi đặt chân lên vùng đất mới này, việc làm đầu tiên của ông là chia cắt lãnh thổ và thiết lập

cơ quan cai trị trên vùng đất mới Ông đặt xứ Đồng Nai thành huyện Phước Long, xứ Sài Gònthành huyện Tân Bình, hai huyện này đều trực thuộc phủ Gia Định (tên Gia Định cũng có từ đó

và thủ phủ của Gia Định cũng đặt tại Sài Gòn) Về việc thiết lập bộ máy cai trị thì huyện PhướcLong có dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình có dinh Phiên Trấn Tại mỗi dinh này ông đều “lập rachức Lưu thủ, Cai bạ và Ký lục để cai trị Về vệ thuộc thì có hai ty Xá, Lại để làm việc, quânbinh thì có tinh binh cơ đội thuyền thủy bộ và thuộc binh để hộ vệ”[11]

Đơn vị hành chính đầu tiên mà chúa Nguyễn đặt ra nhằm quy tụ dân chúng theo nghề

nghiệp để tiện quản lý và thu thuế chính là các ấp hay trang, trại, man, nậu “Ấp” là nơi dân cư

ở đông đúc nhưng diện tích đất đai ít Lúc bấy giờ từ “ấp” có nghĩa là làng “khai hoang lập ấp”chứ không phải là đơn vị hành chính nhỏ hơn làng như hiện nay Ở Chợ Gạo ( Tiền Giang) có ấpThiên Thủy ( sau này ấp Thiên Thủy lập thành làng Bình Thủy Sau đó, Bình Thủy, Mỹ Thạnh vàHòa An nhập lại trở thành xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo ở Tiền Giang) Ở Cai Lậy (Tiền

Giang) thì có ấp Hữu Hòa (sau này ấp Hữu Hòa lập thành làng Thanh Sơn) “Trang, trại” là vùng

đất tương đối tốt, dân cư đông đúc Đứng đầu trại có Cai trại, Quản tri phụ trách việc thu thuế vàgiữ gìn an ninh Ở Gò Công (Tiền Giang) hiện này còn sót lại địa danh Trại Cá Ở Bến Tre hiện

nay còn sót lại địa danh Đa Tri Trại, Cái Ba Trại “Nậu” cũng là nơi đất tốt, dân cư cũng khá đông

và chuyên về nghề nông Ở đây ruộng có rất nhiều cỏ và phải dùng bừa trong canh tác Đứng đầumỗi nậu là chức Đầu Nậu Hiện nay ở Tiền Giang còn có thói quen gọi những người có vẻ đàn

anh là “đầu nậu” Còn “Man” là một nơi còn khá hoang dã, dân cư còn thưa thớt.

Ngoài ra, lúc bấy giờ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ đầu mới thiết lập còn cómột đơn vị hành chính nữa, đó là “thuộc” Theo kiến giải của một số học giả thì danh xưng

“thuộc” xuất phát từ chữ “đất thuần thục” mà ra, cho nên ta cũng có thể hiểu thuộc là vùng đấttốt, dân cư khá đông đúc Hiện nay ta vẫn còn thấy tồn tại một số thuộc như thuộc Nhiêu (xãDưỡng Điền, huyện Châu Thành), thuộc Đẹp (xã Long Trung, huyện Cai Lậy) thuộc tỉnh Tiền

Trang 29

Giang Nhà bác học Lê Quý Đôn cho biết “thuộc” là đơn vị hành chính cao hơn “trang trại, man,nậu”, ngang hàng với “tổng” Đứng đầu “thuộc” là các chức Cai tri và Đốc ấp.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, ở một số địa phương vẫn tồn tạinhững đơn vị hành chính khá đặc biệt, như ở Tiền Giang, bên cạnh sự hiện diện của thôn, ở còn

có phường và ấp Đó là phường Toàn Phước, thuộc thôn Dương Phước (Gò Công) Phườngnguyên là loại hình hành chính quy tụ những hộ cùng làm một nghề thủ công, sau mới có địaphận lập làng Phường Toàn Phước chuyên nghề đánh cá, sau đổi thành thôn Kiểng Phước ThiênThủy ấp (Chợ Gạo), Hữu Hòa ấp (Cai Lậy) Ấp là loại hình hành chính có diện tích và dân số íthơn thôn, xuất hiện từ buổi đầu khẩn hoang; và cũng như thôn, dân chúng canh tác nông nghiệp

là chủ yếu, nhưng thường do một cá nhân quản lý

Một điều mà chúng ta phải chú ý là khi chính quyền họ Nguyễn đã tiến hành việc kinh lược,thiết lập hệ thống hành chính thì các hình thức tổ chức thôn ấp nói trên (theo nghĩa đơn vị hànhchính) chỉ được áp dụng đối với những người làm nghề nông, khai khẩn ruộng đất Còn đối vớinhững người làm nghề rừng, nghề biển thì được hưởng quy chế riêng Họ không cần phải lậpthôn ấp, chỉ cần có người thay mặt đứng ra chịu trách nhiệm để kết hợp thành trang trại, man,nậu, thuộc Họ sống định cư hoặc hoặc lưu động với người cai trại hoặc người đẩu nậu cầm đầu.Nhưng đây chỉ là nói về mặt tổ chức hành chính Còn trong thực tế thì ngay những người dân làmnghề rừng, nghề biển vẫn sống quy tụ với nhau trong những khu vực cư trú nhất định

Như vậy, đến lúc này chính quyền tuy đã hình thành nhưng hệ thống hành chính vẫn còn

mang tính tự phát, không thống nhất Trang trại, man, nậu, thuộc hay thôn, ấp chỉ là những đơn

vị hành chính không thống nhất, tên gọi thì còn rất nôm na, chủ yếu theo những tên mà người dânkhai hoang đã đặt trong thời kỳ đầu

Đến giữa thế kỷ XVIII, dân cư vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng đông đúc, kinh tế

- văn hoá cũng đã có những bước phát triển nhất định Đến lúc này, yêu cầu thiết lập hệ thốnghành chính cấp cơ sở cũng được đặt ra một cách cấp thiết Hệ thống hành chính cấp cơ sở nàycũng chính là các thôn, ấp do nhân dân tự lập ra trước kia được hợp pháp hóa, trở thành các làng,

xã Các làng, xã được lập sớm hay muộn là tùy thuộc vào tầm quan trọng của các thôn ấp trước

Trang 30

đây Thông thường, một làng muốn được thành lập thì phải có đủ số dân quy định để đóng đủ sốthuế Số dân quy định thường cũng không nhiều lắm Năm 1788, khi Nguyễn Ánh thu phục lạivùng đất Gia Định đã ban hành quy chế lập làng ở những khu vực này để tiện cho việc thu thuế

và cũng là để tăng cường sự quản lý của chính quyền họ Nguyễn đối với vùng đất Nam Bộ Theo

đó, nơi nào có từ 40 người trở lên thì được lập một làng, có một xã trưởng, một người khinh

phu và con dấu, còn nơi nào không đủ số người quy định thì cũng được lập làng nhưng không

được cấp con dấu

Để việc lập làng được nhanh chóng hơn, Nguyễn Ánh ngay sau đó đã tiếp tục ban hành

thêm một quy chế nữa, cho phép 10 nhà thì được lập thành một làng nhỏ, 50 nhà thì được

lập một làng lớn.

Nơi nào muốn lập làng thì phải cử người đứng tên làm đơn, gồm hai bản nộp lên quan trên.Trong đơn phải ghi rõ ranh giới của làng, diện tích đất đai, họ tên người đứng đầu, tên nhữngngười dân trong làng, tên làng và những đề nghị kèm theo như xin miễn thuế, sưu dịch…

Sau khi nhận được đơn xin lập làng, quan trên cử người về điều tra thực tế, nếu như đã cóđầy đủ điều kiện để lập làng thì thì viên quan này sẽ làm tờ trình đưa lên chờ triều đình quyếtđịnh lần cuối cùng Khi đã có quyết định rồi thì làng mới được tách hoàn toàn khỏi làng cũ.Thông thường việc lập làng như vậy được chấp thuận một cách khá dễ dàng Sau khi có quyếtđịnh thành lập làng thì người đứng ra lập làng được cử luôn làm hương chức và cũng được đềnđáp công lao một cách xứng đáng: khi mất thì được tôn làm Tiền Hiền, được thờ cúng ở đìnhlàng, con cháu của người ấy cũng được trọng vọng, được biếu quà mỗi khi làng có đình đám, hộihè

Một ví dụ cụ thể về bộ máy chính quyền ở làng xã là trường hợp bộ máy chính quyền làng

xã ở Mỹ Tho (Tiền Giang) Hội đồng Kỳ mục đầu tiên tại Mỹ Tho gọi là “Bàn Hội tề” rất đơngiản, mang tính tự trị, tự quản, vì lúc bấy giờ diện tích đất đai khai khẩn chưa nhiều, dân cư chưađông, lại có quan hệ thân tộc huyết thống

Các hương chức của làng thường là những người có ruộng đất, tài sản, có đức độ và thường

là người đứng tuổi Những hương chức tận tuy với việc làng, việc nước thì thường là được dân

Trang 31

hết sức kính trọng Chẳng hạn như trường hợp của trùm cả Lê Công Giám ở làng Kim Sơn(huyện Châu Thành - Tiền Giang) Do có công lao lớn đối với làng nên khi mất ông được dânlàng xây miếu thờ phụng như một vị Thành hoàng làng Đồng thời, từ đó trong làng từ người trẻcho đến người già đều kiêng không gọi tên ông: từ “giám” “dám” được đọc chệch thành “giếm”hay “dím” Đặc biệt, làng Kim Sơn từ đó về su không cử chức Trùm cả nữa mà chỉ có chức Trùmchủ quyền Trùm cả Thậm chí đến thời Pháp thuộc, làng này cũng chỉ có chức Đại hương chủ,chứ không cử chức Hương cả.

Qua đó phần nào ta thấy được rằng, mặc dù đã có chính quyền cấp cơ sở nhưng trong thực

tế, chính quyền phong kiến ở trên đôi khi cũng phải chịu lùi bước bởi “lệ làng”

Ở vùng Gò Công, Chơ Gạo (Tiền Giang) dân đã đến ở từ rất lâu nên hệ thống làng xã cũngđược hình thành từ rất sớm Làng Bình Phục Nhứt do Trần Văn Giồng lập năm 1743 Bên cạnhlàng Bình Phục Nhứt là làng Bình Trị do Trần Văn Sủng cũng lập ra trong năm ấy Làng TânHương do Dương Tấn Tuyên lập, làng Điều Hòa do Nguyễn Văn Trước lập, nhưng niên đai chưabiết chính xác Tiếp theo, việc lập thôn lan dần đến vùng Mỹ Tho, Châu Thành, như thôn ĐiềuHòa do Nguyễn Văn Trước lập, thôn Bình Thuyên (nay là Nhị Bình) do Nguyễn Văn Lữ lập, thônKim Sơn do Lê Công Giám lập vào khoảng giữa thế kỷ XVIII Cuối cùng là việc lập làng tiếndần về phía Cai Lậy, Cái Bè Sáu làng: Hội Sơn, Xuân Sơn, Cầm Sơn, Thanh Sơn, Phú Sơn, TânSơn lập năm 1785 tức là trong triều đại Tây Sơn Riêng hai làng Hội Sơn và Xuân Sơn doNguyễn Văn Cối đứng ra lập Sáu làng này hiện nay đều thuộc huyện Cai Lậy (Tiền Giang)

Về tên làng thì thường do những người đứng ra làm đơn xin đặt tên Tên làng thường phảnánh đựơc ý nguyện của dân làng là mong muốn đươc an bình làm ăn, may mắn trong cuộc sống

và ấm no, sung túc Chính vì vậy, tên làng thường được gắn với những mỹ từ như: Phú, Quý, An,Bình, Hoà, Thạch, Tân… Mặt khác, ta thấy thường có từng nhóm năm đến mười làng gần nhauđược đặt tên trùng chữ đầu tên hay cuối tên Chẳng hạn như vùng Gò Công - Chợ Gạo (TiềnGiang), các làng hầu hết đều bắt đầu bằng chữ Bình, Vĩnh, Long, Yên, Đồng, Tân Còn Ở vùngsông Ba Rài (Cai Lậy - Tiền Giang), tên làng lại có chung chữ Sơn ở cuối Ở vùng Cai Lậy, Cái

Bè thì thường bắt đầu bằng chữ Mỹ Khi bị thiên tai địch họa, nếu có xiêu tán, người sau tái lậpvẫn có gắng giữ gìn dấu vết tên làng cũ Khi nhập hai làng làm một, hoặc chia một làng thành

Trang 32

hai, ba làng vẫn phải theo nguyên tắc giữ các chữ đặc biệt trong những tên hiệu cũ Thông thườngcác làng có chung nhóm như trên thường được lập ra vào cùng một khoảng thời gian

Về sau, do một số nguyên nhân như dân số quá đông hay đất đai rộng, hoặc do dân cư từcác nơi khác đến khẩn hoang khó quản lý, cho nên từ một làng thường tách thành những làngmới Tên các làng mới thường dựa theo tên làng cũ, thêm vào đó các từ chỉ phương hướng (đông,tây, nam, bắc), từ chỉ vị trí (thượng, trung, hạ), hay chữ số (nhất, nhì, tam)… để phân biệt (cũng

có khi những tên này không đúng với thực tế) Chẳng hạn như trường hợp của xã Tam Bình(huyện Cai Lậy - Tiền Giang) ngày nay, lúc mới lập có tên là làng Bình Chánh Sau đó, tách ralập một làng mới ở phía Đông gọi là làng Bình Chánh Đông Rồi lại tách ra lập một làng nữa ởcực Đông, nhưng lại gọi là làng Bình Chánh Trung Về sau, khi dân càng ngày càng đông, một sốngười đã bỏ vào vùng rạch Bà Thửa, cách làng cũ khoảng 15km về hướng Bắc, lập một làng mớigọi là Bình Chánh Tây (làng Bình Chánh Tây ngày nay chỉ là một phần đất của xã Tân Bình,huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang)

Do khuynh hướng muốn tách làng ngày càng trở nên phổ biến cho nên đến cuối thế kỷXVIII thì diện tích mỗi làng bị thu hẹp lại còn rất nhỏ, nhất là những vùng từ Mỹ Tho cho đến GòCông Từ cuối thế kỷ XVIII trở đi, ở Nam Bộ xuất hiện một loại làng mới, đó là những làng từđồn điền chuyển sang

Để thúc đẩy việc khẩn hoang nhằm thu thêm thuế đinh, thuế điền đi đôi với việc khuyếnkhích mộ dân lập ấp như trên đã nói, chính quyền họ Nguyễn còn khuyến khích mộ dân lập đồnđiền trong đồn điền, dân chúng sống tập trung làm lính đồn điền, hình thức này gọi là bán quân

sự Theo đó, người nào mộ được 50 người thì được tổ chức thành một đội, người đứng ra mộ dânđược phong làm suất đội Sau này, khi cày cấy có kết quả, đội này được hình thành như một ấp,viên suất đội trở thành ấp trưởng

Lúc bấy giờ các thôn xã còn nằm khá rời rạc, chưa liền ranh để có thể hình thành tổnghuyện nên phải theo cơ chế khố trường biệt nạp Nông dân phải nộp thuế bằng thóc nhưng đấtGia Định chỉ có kho Tân Định (tại Bến Nghé) cho Phiên Trấn và Trấn Biên trong khi nông dânthì ở xa xôi, rải rác, nên vào năm Tân Dậu (1741), chúa Nguyễn đã cho lập 9 kho biệt nạp, dân ở

Trang 33

gần kho nào thì nộp thuế vào kho ấy, rồi sai phu dịch dùng thuyền chở về các kho chính ở vùngThuận Hóa Chín kho biệt nạp này là Hoàng Lạp và Tân Thạnh ở Trấn Biên, kho Giản Thảo ởBến Nghé Hai kho Thiên Mụ và Cảnh Dương ở Cần Giuộc, Cần Đước, lúc đó cũng thuộc TrấnBiên Chỉ có kho Tam Lạch ở đất Ba Giồng và kho Bả Canh, Qui An, Qui Hóa ở xứ Mỹ Tho Bakho Bả Canh, Qui An, Qui Hóa do Trịnh Khánh (cha Trịnh Hoài Đức) làm Cai thâu tất phải ở gầnnhau Kho Bả Canh được xác định cụ thể ở rạch Cá Chốt (nay thuộc xã Thạnh Nhựt -Gò CôngTây).

Chín trường biệt nạp chỉ quản lý người khai hoang ở góc độ kinh tế, chưa thật sự là một đơn

vị hành chánh

Mãi đến năm Nhâm Tý (1732) số lượng xã thôn, ấp, trại đã đều khắp, chúa Nguyễn thànhlập dinh thứ ba tại miền Nam là dinh Long Hồ Dinh Long Hồ là vùng đất rộng nằm hai bên bờsông Tiền, nhưng vì mới khai phá nên chỉ lập một châu, chưa lập phủ huyện Lỵ sở dinh Long Hồ

là châu Định Viễn đặt tại thôn An Bình Đông, xứ Cái Bè nên còn gọi là dinh Cái Bè Hơn haichục năm sau, Ký lục dinh Long Hồ là Nguyễn Cư Trinh và Thống suất Trương Phước Du thấytình hình biên giới ổn định nên đề nghị dời lỵ sở dinh Long Hồ và châu Định Viễn về xứ TầmBào (tức thị xã Vĩnh Long ngày nay) Để bảo vệ địa phương mới, chúa Nguyễn cho lập thêm bađạo Đông Khẩu (Sa Đéc), Tân Châu và Châu Đốc (Tiền Giang và Hậu Giang) Các chức vụ đầudinh có Lưu Thủ, Cai Bạ và Ký Lục; đầu đạo có quan võ cấp Cai cơ (hoặc Cai đội) và Thư ký

Số dân cư di chuyển vào vùng đất này càng ngày càng đông cho nên số lượng thôn, ấp, làngcũng tăng một cách nhanh chóng Ta biết rằng vào cuối thế kỷ XVII, khi Nguyễn Hữu Cảnh vàokinh lược vùng Đồng Nai - Gia Định thì dân số ở đây mới có khoảng 40 vạn hộ với khoảng200.000 người, ông phải chiêu mộ lưu dân từ Bố Chính (Quảng Bình) trở vào để đẩy mạnh khaihoang lập ấp Nhưng cho đến những năm 70 của thế kỷ XVIII, theo báo cáo của một viên cai bạ

ở dinh Long Hồ là Nguyễn Khoa Thuyên mà Lê Quý Đôn ghi lại trong Phủ biên tạp lục thì:

- Huyện Phước Long thuộc dinh Trấn Biên (Biên Hòa) đã có hơn 250 thôn, dân số khoảng

8000 người, lệ thuế ruộng hơn 2000 hộc

Trang 34

Các nậu về các thuộc Cảnh Dương, Thiên Mụ, Hoằng Lạp, chừng 40 thôn nậu, dân số 1000người phải nộp thuế.

Các nậu về thuộc Ô Tất có khoảng 30 thôn, dân số ước chừng 50 đinh

- Huyện Tân Bình thuộc dinh Phiên Trấn (Gia Định) có hơn 350 thôn, số dân hơn 15000đinh, lệ thuế ruộng hơn 3000 hộc

Số thôn thuộc Tam Lạch hơn 100 thôn, số dân 4000 đinh, số ruộng hơn 5000 thửa

- Số thôn ở châu Định Viễn có khoảng 350 thôn, dân 7000 đinh, ruộng 7000 thửa[13] Tổng cộng như vậy đã có đến 950 thôn

Từ giữa thế kỷ XVIII trở đi, dân số dinh Long Hồ tiếp tục tăng nhanh bởi sự nhập cư ngàycàng nhiều của những nhóm này vốn có người Việt từ miền Trung vào Nguồn nhân lực mới được

bổ sung này vốn có nhiều kinh nghiệm sản xuất do vậy, việc khai phá đất hoang tiếp tục được

mở rộng, sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân ngày càng thêm phong phú Cho đến cuốinhững năm 60 của thế kỷ XVIII, dinh Long Hồ đã tập trung được nhiều thế mạnh, đất đai màu

mỡ, nguồn nhân lực dồi dào, tổ chức quản lý hành chính được kiện toàn, trật ự xã hội được thiếtlập, các phương án về an ninh quốc phòng được chuẩn bị Đó là cơ sở và tiền đề quan trọng tạotiền đề để các chúa Nguyễn tiếp tục phát triển vùng đất mới này ở những thời kỳ sau

Như vậy, có thể nói là từ sau khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh dinh miền đất mới thì diệnmạo vùng đất hoang vu này đã có nhiều sự thay đổi đáng kể Chỉ trong một thời gian ngắn,Nguyễn Hữu Cảnh đã thu xếp được những công việc rất trọng đại, tạo thành một xã hội có tổchức trật tự Hệ thống hành chính được thiết lập buổi đầu tuy còn khá sơ sài nhưng với nhữnglàng, xã này thì bước đầu các chúa Nguyễn đã đưa vùng đất mới này vào quy củ Đây là công lao

vô cùng to lớn của Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh mà ta không thể không ghi nhận Từ đây, vùngđất vốn hoang vu này đã thực sự trở thành một vùng đất trù phú Bộ máy chính quyền mà chúaNguyễn tạo lập được ở đây cũng dần dần được hoàn thiện

1.4 Vai trò của cư dân Việt trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia

Trang 35

Quá trình khai hoang của người Việt ở trên vùng đất Nam Bộ cũng chính là quá trình màngười Việt từng bước khẳng định chủ quyền của mình trên vùng đất mới này cả trên mọi phươngdiện, trong đó có vấn đề lãnh thổ.

Mặc dù trước đó, vào những năm cuối thế kỷ XVI đã có rất nhiều người Việt đến vùng đồngbằng sông Cửu Long để khai khẩn đất hoang làm ruộng canh tác, song những hoạt động của họvẫn chưa được xem là hợp pháp Mãi đến năm 1620, khi chúa Nguyễn gả công chúa Ngọc Vạncho vua Chân Lạp là Chey Chetta II thì sự lưu trú của người Việt tại vùng đất này mới được bảođảm một cách hợp pháp Đi theo bà Ngọc Vạn trong cuộc hôn nhân này còn có một đoàn tuỳtùng, trong số đó có người giữ chức hệ trọng trong triều, bà còn lập ra một xưởng thợ và nhiềunhà buôn bán tại Prey Nokor, tức khu vực thành phố Hồ Chí Minh ngày nay Sự có mặt của côngchúa Ngọc Vạn trên vùng đất Chân Lạp cùng với cuộc hôn nhân đầy tính chính trị của bà đã đánhdấu cho một quá trình xác lập chủ quyền kinh tế hợp pháp của dân tộc Việt Nam trên vùng đấtmới Sự kiện này có một “ảnh hưởng lớn lao đến vận mạng Chân Lạp sau này”[24]

Năm 1623, một sứ bộ do chúa Nguyễn phái đến Oudong mang theo nhiều tặng vật tới vuaChey Chetta II và yêu cầu cho nông dân Việt đến khai hoang trong những vùng thưa dân củavương quốc, đồng thời xin đặt tại Prey Nokor một sở thu thuế Một mặt vì có sự tác động của bàhoàng hậu người Việt, mặt khác vì mang ơn chúa Nguyễn trước đó đã giúp mình đánh Xiêm, vuaChân Lạp đã chấp thuận cho người Việt vào cày cấy và buôn bán ở Prey Nokor

Năm 1642, Ang Chan II (Nặc Ông Chân) dựa vào lực lượng hậu thuẫn người Chăm vàngười Mã Lai, giết chết Outey và Ang Non I, rồi tự lập làm vua của Chân Lạp (1642-1659) AngChan II là vị vua không những nổi tiếng là một bạo chúa mà còn được biết đến là một kẻ bộigiáo Ông ta đã cưới một cô gái người Mã Lai làm hoàng hậu và theo đạo Hồi, đó là tôn giáo củanhững bộ hạ đã giúp ông lên ngôi Sự kiện này làm dấy lên làn sóng phẫn nộ và chống đối trongtriều đình Chân Lạp Người cháu của Chey Chetta II và là con của Pr éah Outey là Ang So và angTan nổi lên chống lại Ang Chan II, hòng lật đổ vương triều của ông ta Tuy nhiên, kế hoạch đó đãkhông thành, họ buộc phải chạy đến nương nhờ bà hoàng thái hậu người Việt ( Ngọc Van) BàNgọc Vạn vốn không hài lòng việc Ang Chan II lấy vợ người Mã Lai và thao đạo Hồi, do đó đãkhuyên Ang So và Ang Tan nên cầu cứu chúa Nguyễn can thiệp giúp đỡ Nhận được lời xin giúp

Trang 36

đỡ, chúa Hiền liền sai phó tướng dinh Trấn Biên (Phú Yên) là Nguyễn Phước Yến đem theo 3000quân sang đánh thành Oudong bắt sống Ang Chan II bỏ vào cũi đem về Quảng Bình nạp chochúa Năm 1659, khi Ang Chan II qua đời, chúa Nguyễn đã phong cho Ang Non II (Nặc ÔngNon) lên làm vua Chân Lạp, với niên hiệu là Batom Reachetta.

Mang ơn nhà Nguyễn, triều đình Chân Lạp đã có những chính sách nới rộng, tạo điều kiệnthuận lợi cho lưu dân người Việt đến cư trú trên vùng đất này Từ đó, lưu dân người Việt đếnvùng đất mới ngày càng đông Ban đầu họ sống xen kẽ với người Khmer nhưng do những khácbiệt về văn hóa, nên hễ người Việt tiến đến đâu thì người Khmer lại lánh đi nơi khác, không tranhgiành ngăn trở Vì thế, phạm vi cư trú của lưu dân người Việt cứ thế lan rộng ra

Năm 1672, vua Batom Reachea của Chân Lạp bị người con rể sát hại, mở ra một thời kỳloạn lạc kéo dài trên đất Chân Lạp Năm 1673, Ang Chei ( Nặc Ông Đài) cho đắp lũy ở thànhPhnôm Pênh, làm bè nổi, dừng xích sắt chặn các cửa sông, rồi cùng binh sĩ Xiêm tiến xuốngchiếm Sài Côn Ông đài cho quân đắp lũy ở mỗi Xuy, bên ngoài trồng tre, bên trong đóng quânphòng thủ, thế trận hết sức kiên cố Đóng quân một năm, không thấy chúa Nguyễn động tĩnh gì,quân của ông Đài giãn binh, tan ra làm ruộng rẫy Năm 1674, chúa Nguyễn phái cai cơ NguyễnDương Lâm và Nguyễn Đình Phái đem quân đi đánh Tháng 3 năm 1674, quân đội của chúaNguyễn thừa lúc quân chân Lạp không đề phòng, chiếm đồn, không hề phải giao chiến Ba ngàysau, bại binh Chân Lạp hoàn toàn tan rã, quân Nguyễn làm chủ đồn Mỗi Xuy và đổi thành lũyPhước Tứ ( Phước trời cho) Trong khi đó, chính quyền của Ang Non II gặp biến loạn Ang Non

II đã cầu cứu chúa Nguyễn Chúa liền phái binh sang giúp đỡ, xong việc lại đặt Ang Non II lênlàm vua, đóng đô ở Oudong

Năm 1675, Ang Saur (Nặc Ông Thu) nhờ quân Xiêm đánh đuổi Ang Non II và lên ngôi lấyhiệu là Chey Chetta IV Vì Ang Saur là dòng trưởng cho nên chúa Nguyễn tán thành việc AngSaur làm vua ở Oudong, nhưng lại buộc Ang Saur phải nhường Thuỷ Chân Lạp (tức vùng Nam

Bộ ngày nay) cho Ang Non II đóng đô ở Prey Nokor với tư cách phó vương

Năm Kỷ mùi ( 1679), hơn 3.000 di thần, binh sĩ nhà Minh do Tổng binh Long Môn DươngNgạn Địch và Tổng binh Cao Lôi Liêm Trần Thượng Xuyên cầm đầu, tấp vào vùng biển miền

Trang 37

Trung ( từ cửa Eo đến cửa Đà Nẵng), xin với chúa nguyễn “ Chúng tôi là tôi lưu vong của nhà đạiMinh, vì nước thề hết lòng trung, nay lực kiệt, thế cùng, quốc tộ nhà Minh đã chấm dứt, chúngtôi chẳng chịu làm tôi nhà Thanh, nên chạy đến quí quốc, thành tâm xin làm tôi tớ” ChúaNguyễn đã bày tiệc khoản đãi họ, an ủi, khen ngợi, cho các tướng lãnh y chức cũ, phong thêmquan tước mới, rồi khiến vào đất mới để mở mang đất ấy Lại gửi thư cho vua Chân Lạp nhờ giúp

đỡ Trần Thượng Xuyên do đó mang quân theo cửa Cần Giờ vào khai phá đất Bàn lân, xứ ĐồngNai (Biên Hòa); nhóm Dương Ngạn Địch theo cửa Đại, cửa Tiểu vào khai phá Mỹ Tho Đất ấylâu dần trở nên phong đăng, sầm uất, phong tục Việt và Hoa cũng thấm dần, người các nước tìmđến buôn bán ngày càng tấp nập

Ở miền Hà Tiên, một người Hoa tên là Mạc Cửu, quê ở phủ Lôi Châu ( Quảng Đông Trung Quốc), thất bại trong phong trào “ Phản Thanh phục Minh” chạy sang cư ngụ trên đấtChân Lạp Thấy đất Mang Khảm ( Hà Tiên) có nhiều người ngoại quốc thường lui tới buôn bán,

-tụ họp, bèn xin với vua Chân Lạp cho đến ở, mở song bạc để lấy xâu Vua Chân Lạp tặng đất nàycho Mạc Cửu Từ năm 1700, Mạc Cửu dồn sức phát triển Hà Tiên, mộ dân, lập nên 7 xã thôn.Năm 1708, Mạc Cửu tặng đất này cho chúa Nguyễn và xin nhận chức Tổng trấn, cai quản đất HàTiên cho chúa Nguyễn

Năm 1698, Ang Non II chết đi, Minh Vương sai Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược ở ThuỷChân Lạp, ngay khi vừa mới tới, Nguyễn Hữu Cảnh liền cho chia Đông Phố (Prey Nokor) vàĐồng Nai làm dinh huyện Theo đó, đặt Đồng Nai thành huyện Phước Long có dinh Trấn Biên,Prey Nokor thành huyện Tân Bình có dinh Phiên Trấn, gộp hai huyện lại thành phủ Gia Định (tênGia Định có từ đây) Đồng thời với việc thiết lập chính quyền và sắp đặt quan lại, ông còn tổchức đưa thêm người Việt vào khai khẩn Sự kiện này đánh dấu cột mốc quan trọng trong quátrình khẩn hoang của người Việt, đó là lần đầu tiên hai đơn vị hành chính trong hệ thống chínhquyền phong kiến Việt Nam được thành lập trên vùng đất Nam Bộ Đây cũng chính là bước khởiđầu cho việc khẳng định chủ quyền của dân tộc ta tại đồng bằng sông Cửu Long

Năm 1699, Ang Saur dấy binh chống lại chúa Nguyễn Để bảo vệ lưu dân và đất đai, ChúaNguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh đem quân sang chinh phạt, Ang Saur bị thua phải bỏ thành chạy,một thời gian sau lại quay về xin hàng và chịu triều cống như trước kia

Trang 38

Năm 1700, Ang Saur cho con của Ang Non II là Ang Em (Nặc Ông Yêm) làm phò mã vàtruyền ngôi cho Ang Em một năm để đi tu rồi lại về trị vì, sau đó một năm tức năm 1702 lạinhường ngôi lại cho con là Thommo (Nặc Ông Thâm) Năm 1705, Thommo nghi ngờ Ang Em có

âm mưu làm phản, vì thế đã đã nhờ sự giúp đỡ của quân Xiêm xuất quân đánh Ang Em bị thua

và chạy tới cầu cứu chúa Nguyễn Ngay lập tức chúa Nguyễn liền cử Nguyễn Cửu Vân sanggiúp Quân đội của Chúa Nguyễn đã đánh tan quân Xiêm, đuổi Thommo sang Xiêm và đưa Ang

Em lên làm vua tại thành Lovek (La Bích)

Năm 1731, người Chân Lạp sát hại dân Việt, Minh Vương tức giận đem quân vào bảo hộdân chúng Trước thế lực của quân đội chúa Nguyễn, triều đình của Ang Em liệu bề khó chốngchọi, nên đem đất Định Tường (Mỹ Tho) và Long Hồ (Vĩnh Long) tặng cho chúa Nguyễn

Năm 1736, Ang Em chết, con là Sothea (Nặc Ông Tha) lên nối ngôi

Năm 1748, Thommo lại đem quân về đánh và cướp được ngôi, nhưng ít lâu sau thì chết, cáccon của ông tranh giành ngôi báu, khởi loạn Võ vương Nguyễn Phúc Khoát thấy vậy liền saiNguyễn Hữu Doãn đem quân sang thực hiện nhiệm vụ bảo hộ và lại lập Sothea làm vua Mấytháng sau đó, con của Thommo là Ang Snguon (Nặc Nguyên) mang theo quân Xiêm về đánh,nhưng lại bị quân của chúa Nguyễn đánh bại phải chạy về Hà Tiên và dâng hai phủ Tầm Bôn vàLôi Lạp để tạ tội

Sau khi Ang Snguon mất các con của ông lại tranh giành nhau, chúa Nguyễn đem quân đếngiúp cho Outey II (Nặc Tôn) lên ngôi, để tạ ơn, Outey đã dâng các miền Sa Đéc, Châu Đốc, SócTrăng, Trà Vinh cho chúa Nguyễn Đến năm 1760, thì cơ bản, toàn thể đất Thuỷ Chân Lạp (NamBộ) đã thuộc chủ quyền của dân tộc Việt Nam xét cả về mặt kinh tế cũng như về mặt lãnh thổ.Biên giới Việt Nam lúc bấy giờ đã mở rộng đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau, bao gồm cả các hảiđảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan Vùng đất này đã nhanh chóng trở thành vùng phát triển kinh

tế - xã hội năng động Đây là thành quả lao động cần cù và sáng tạo của tất cả các cộng đồng dân

cư trong guồng máy phát triển chung của đất nước, trong đó vai trò của các lớp cư dân người Việt

là rất nổi bật Triều đình đã cho lập ra đội Hoàng Sa trấn giữ các quần đảo giữa Biển Đông và độiBắc Hải (dưới sự kiêm quản của đội Hoàng Sa), có trách nhiệm khai thác hóa vật, kiểm tra, kiểm

Trang 39

soát thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực ''các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở

Hà Tiên''

Như vậy, qua những sự kiện cơ bản trên có thể thấy rằng việc khẩn hoang, mở mang bờ cõicủa người Việt tại miền đất đồng bằng sông Cửu Long là một sự phát triền một cách tự nhiên chứkhông hề mang tính chất bành trướng xâm lược Thực tế đã cho thấy, ngay từ khi những cư dânngười Việt vào khai khẩn thì đây chỉ là một xứ toàn rừng, giồng đất, đất mặn, và những miềnhoang vu như Biên Hoà, Bà Rịa… dân Việt tràn vào mà không có ai ngăn cản, nếu không nói làvùng đất này vô chủ bởi vì, tại đây chỉ có thưa thớt một ít người Khmer sinh sống tại đây Khingười Việt vào đây, lập cửa, lập nhà, thành làng mạc, rồi bằng những biện pháp canh tác củamình đã mở mang ruộng nương làm cho vùng đất này trở nên trù phú Trong quá trình sống, lưudân ngườc Việt đã tỏ rõ tư tưởng đoàn kết khối cộng đồng tộc người, bằng chứng là mặc dù sốngchung đụng với người dân bản xứ nhưng, những cư dân người Việt không hề có những hành độngcướp ruộng của họ hay gây hấn… tuy nhiên lần lần, những cư dân bản địa này cũng ít đi trongmỗi ngôi làng sở dĩ như vậy là do một phần người Khmer bỏ đi chỗ khác làm ăn, một phần thìtheo phong tục, y phục, tiếng nói của người Việt mà lâu dần hoá thành người Việt Quả thực nhưvậy, trong suốt quá trình khai phá lãnh thổ ở đồng bằng sông Cửu Long các thế hệ tiền nhân chưabao giờ chủ động đem quân đi đánh, ngoại trừ một lần duy nhất chúa Nguyễn chủ động đem quân

đi đánh ( 1731), cũng là bởi do Chân Lạp tàn sát lưu dân Việt Việc làm này cũng chỉ mang tínhchất tự vệ, nhằm bảo vệ cho dân Việt khỏi bị tàn sát Toàn bộ đất đai mà tổ tiên chúng ta có được

là một mặt nhờ nhân dân khai phá, mặt khác là nhờ những lần chúa Nguyễn đem quân giúp đỡcác vị vua Chân Lạp dẹp loạn dưới danh nghĩa “ bảo hộ” cho các thế lực thân Nguyễn trong triềuđình Chân Lạp, vì thế người Việt được quyền sang ở trên đất Chân Lạp và được vua Chân Lạp

Trang 40

*

Ngày đăng: 24/09/2017, 22:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đại Nam thực lục tiền biên, 1962, Bản dịch của Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam thực lục tiền biên
Nhà XB: Nhà xuất bản Sử học
2. Đại Nam thực lục tiền biên, 1963, Quyển IV, Bản dịch của Viện Sử học, Hà Nội, Tập 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam thực lục tiền biên
3. Đại Nam thực lục chính biên,1963, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, Tập 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam thực lục chính biên
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
4. Địa chí Long An, 1989, Nxb. Long An và Nxb. Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Long An
Nhà XB: Nxb. Long An và Nxb. Khoa học xã hội
5. Địa chí Bến Tre, 1991, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Bến Tre
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
6. Địa chí tỉnh Kiến Tường, 1973, Tài liệu lấy ở thư viện khoa học xã hội Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí tỉnh Kiến Tường
7. Hồ Bá Thâm, 2003, Văn hoá Nam bộ - vấn đề và phát triển, nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá Nam bộ - vấn đề và phát triển
Nhà XB: nxb. Văn hoá - Thông tin
8. Hoàng Thái Xuyên, 1910, Gương sử Nam, In tại nhà in Dufour & Nguyễn Văn Vĩnh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gương sử Nam
9. Hội Khoa học lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, 2005, Nam Bộ đất và người,Tập 3, Nxb.Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Bộ đất và người,Tập 3
Nhà XB: Nxb.Trẻ
10. Hội khoa học lịch sử tỉnh Đồng Tháp, 2004, Đồng Tháp 300 năm, NXB. Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng Tháp 300 năm
Nhà XB: NXB. Trẻ
11. Huỳnh Lứa, 1987, Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ
Nhà XB: Nxb. Tp. Hồ Chí Minh
12. Huỳnh Lứa, 2000, Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII - XVIII - XIX, Nxb. Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII - XVIII -XIX
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
13. Lê Quý Đôn, 2007, Phủ biên tạp lục, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phủ biên tạp lục
Nhà XB: Nxb. Văn hoá - Thông tin
14. Lương Ninh, 2006, Nước Phù Nam, Nxb. Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước Phù Nam
Nhà XB: Nxb. Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
15. Nguyễn Đình Đầu, 1999, Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh, NXB. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lậpấp ở Nam Kỳ lục tỉnh
Nhà XB: NXB. Trẻ
16. Nguyễn Hữu Hiếu, 2002, Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam, NXB. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
Nhà XB: NXB. Trẻ
17. Nguyễn Phan Khoang, 1997, Góp thêm sử liệu Sài Gòn - Gia Định từ 1859 - 1945, NXB. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp thêm sử liệu Sài Gòn - Gia Định từ 1859 - 1945
Nhà XB: NXB. Trẻ
18. Nguyễn Phong Nam (chủ biên), 1997, Những Vấn đề lịch sử và văn chương triều Nguyễn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những Vấn đề lịch sử và văn chương triềuNguyễn
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
19. Nguyễn Thế Anh, 1968, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, NXB. Trình Bày, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn
Nhà XB: NXB. Trình Bày
20. Nguyễn Thế Nghĩa - Nguyễn Chiến Thắng (đồng chủ biên), 2001, Vĩnh Long, lịch sử và phát triển (kỷ yếu hội thảo khoa học - Tập 1), NXB. Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vĩnh Long, lịchsử và phát triển (kỷ yếu hội thảo khoa học - Tập 1)
Nhà XB: NXB. Tp. Hồ Chí Minh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w