1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quy trình phát hiện và xử lý ổ dịch sốt xuất huyết

5 1,6K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 74,26 KB

Nội dung

HỒ SƠ BIỂU MẪU SỬ DỤNG - Sổ báo cáo ngày - Sổ quản lý danh sách ca bệnh sốt xuất huyết - Sổ quản lý ổ dịch sốt xuất huyết - Biểu mẫu vãng gia diệt lăng quăng - Biểu mẫu biên bản xử lý ổ

Trang 1

Mã số: SXH - 02 - 13 Lần ban hành: 01

Ngày ban hành: 02/05/2013 Bản số: 01

`

Nguyễn Thanh Vũ

Trưởng Khoa

Nguyễn Thị Minh Phượng

Viện Trưởng

Trần Ngọc Hữu

I MỤC ĐÍCH

Tổ chức phát hiện, xử lý ổ dịch Sốt xuất huyết đúng, kịp thời và triệt để nhằm khống chế không để dịch sốt xuất huyết bùng phát và lan rộng thành dịch lớn

II PHẠM VI ỨNG DỤNG

- Dự án sốt xuất huyết Khu vực phía Nam

- 20 Tỉnh/thành phố khu vực phía Nam bao gồm tỉnh, huyện và xã

III NHÂN SỰ

- Chuyên trách sốt xuất huyết

- Chuyên trách côn trùng

- Đội xử lý dịch sốt xuất huyết tuyến xã

IV HỒ SƠ BIỂU MẪU SỬ DỤNG

- Sổ báo cáo ngày

- Sổ quản lý danh sách ca bệnh sốt xuất huyết

- Sổ quản lý ổ dịch sốt xuất huyết

- Biểu mẫu vãng gia diệt lăng quăng

- Biểu mẫu biên bản xử lý ổ dịch sốt xuất huyết

- Biểu mẫu báo cáo số ổ dịch hàng tuần (theo ấp)

CHỮ VIẾT TẮT:

- TTYT huyện: Trung tâm y tế quận/huyện

- TTYTDP tỉnh: Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh/thành

Trang 2

V QUY TRÌNH THỰC HIỆN

1.Thu thập thông tin ca bệnh SXH

- 14 giờ hàng ngày, TTYTDP tỉnh, TTYT huyện nhận từ các bệnh viện danh sách ca bệnh SXH mới nhập viện, ca SXH đã nhập viện chuyển độ nặng và các ca bệnh khác thay đổi chẩn đoán là SXH sau khi nhập viện

- TTYTDP tỉnh và TTYT huyện ghi nhận ca SXH vào sổ báo ngày SXH Ca bệnh SXH phải có đầy đủ thông tin tên, giới tính, ngày sinh, địa chỉ (số nhà, tên đường, tổ/ấp/khu phố/xã/phường/huyện/tỉnh), chẩn đoán, tên cha mẹ/người thân, điện thoại liên hệ (nếu có)

2 Phản hồi thông tin ca bệnh SXH

- 15 giờ hàng ngày, TTYT huyện và TTYTDP tỉnh phản hồi danh sách ca bệnh SXH cho nhau bằng cách gửi mail hoặc fax hoặc điện thoại

- TTYTDP tỉnh, TTYT huyện cập nhật tất cả ca bệnh SXH vào sổ báo ngày ca bệnh SXH, ghi rõ nguồn thông tin

- TTYTDP tỉnh, TTYT huyện kiểm tra thông tin các ca bệnh SXH:

o Nếu có ca trùng lắp: Loại bỏ bớt ca bị trùng

o Nếu thiếu thông tin: Liên hệ nơi cung cấp thông tin (bệnh viện/TTYTDP tỉnh/TTYT huyện) để bổ sung đầy đủ thông tin

3 Xác định ổ dịch

- TTYT huyện xác định ổ dịch theo một trong các tiêu chí sau:

 Có 01 ca SXH tử vong HOĂC

 Có 01 ca SXH Dengue nặng HOẶC

 Có 02 ca SXH Dengue/7 ngày/ấp HOẶC

 Có 01 ca SXH có xét nghiệm Dengue dương tính (kỹ thuật NS1, MAC-ELISA, RT-PCR và phân lập vi rút)

- Sau khi xác minh được ổ dịch, đánh dấu các ca bệnh SXH của các ổ dịch phát hiện được vào trong sổ quản lý danh sách ca bệnh SXH

4 Xác minh ổ dịch

- TTYT huyện điện thoại phản hồi cho TYT xã danh sách ổ dịch

Trang 3

- TYT xã xác minh ổ dịch và phản hồi kết quả xác minh cho TTYT huyện trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được thông tin ca bệnh

o Nếu không tìm được địa chỉ bệnh nhân hoặc địa chỉ không có bệnh nhân, phản hồi ngay cho TTYT huyện liên hệ bệnh viện xác minh lại địa chỉ

o Nếu bệnh nhân đã xuất viện không thể xác minh được địa chỉ, liên hệ công an xã/ấp để truy tìm

o Nếu cuối cùng không tìm được bệnh nhân, lập biên bản có xác nhận của chính quyền xã và ấp

- Đánh dấu số thứ tự ổ dịch vào danh sách ca SXH trong sổ quản lý ca bệnh SXH

5 Chuẩn bị xử lý dịch

- TTYT huyện lên kế hoạch xử lý ổ dịch và thông báo cho TYT xã

- TYT xã vẽ bản đồ khu vực cần xử lý là xung quanh ca bệnh bán kính 200m, lập danh sách tất cả các hộ trong khu vực cần xử lý và gửi cho TTYT huyện danh sách hộ và nhà trường nơi trẻ đi học

- TYT xã thông báo cho UBND xã thông tin ổ dịch, thời gian và đề nghị hỗ trợ nhân lực, kinh phí cho hoạt động xử lý dịch

- TYT xã thông báo cho các hộ gia đình trong vùng dịch biết thời gian DLQ

và phun hóa chất

6 Xử lý ổ dịch

Bước 1: Vãng gia DLQ 100% hộ gia đình trong khu vực xử lý (Đội xử

lý của xã chịu trách nhiệm)

- Nói chuyện và phát tờ rơi cho các hộ gia đình nhằm tuyên truyền về tác nhân truyền bệnh và các biện pháp DLQ

- Vãng gia từng hộ gia đình, kiểm tra vật chứa trong và xung quanh nhà

- Xử lý tất cả các vật chứa nước có lăng quăng kể cả vật chứa ở trường học (nếu bệnh nhân là trẻ em) bằng cách:

o Dọn dẹp tất cả các vật dụng phế thải dù không có lăng quăng

o Súc rửa loại bỏ lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước

o Thả cá vào các dụng cụ chứa nước không đậy nắp nhưng không thể xử lý (nếu có)

Trang 4

- Tuyên truyền và vận động người dân cùng tham gia DLQ phòng chống SXH

- Ghi chép kết quả xử lý tại từng hộ gia đình vào phiếu vãng gia

Bước 2: Kiểm tra công tác DLQ

- TTYT huyện điều tra véc tơ để xác định chỉ số BI trước khi phun hóa chất theo quy trình điều tra nhanh mã số QTEn_G-14-10

- Căn cứ vào kết quả chỉ số BI, nếu:

o BI ≤ 20, báo đội phun triển khai phun thuốc

o BI > 20, báo cho UBND xã chỉ đạo thực hiện lại công tác DLQ và chỉ cho phun khi BI ≤ 20 Nếu trường hợp khẩn cấp phải phun hóa chất, UBND xã phải làm cam kết DLQ ngay sau khi phun hóa chất và đảm bảo sạch lăng quăng trong lần phun kế tiếp

Bước 3: Phun hóa chất diệt muỗi

- Nhóm tuyên truyền đi trước nhắc nhở người dân mở cửa, đậy thức ăn và nước uống và ra khỏi nhà trước khi phun hóa chất

- Pha hóa chất theo quy định hiện hành và tiến hành phun hóa chất ở tất cả các

hộ trong khu vực xử lý

- Lập biên bản xử lý ổ dịch

Bước 4: Xử lý dịch lần 2

- Thực hiện lại từ bước 1 đến bước 3 sau 7 ngày

7 Báo cáo kết quả

- Hoàn tất biên bản xử lý ổ dịch có kết quả điều tra côn trùng trước và sau xử

lý trong vòng 14 ngày kể từ ngày kết thúc xứ lý

- Lưu 1 biên bản/đơn vị ở TTYT huyện và TYT xã

- Cập nhật số liệu cho báo cáo số ổ dịch tuần

8 Giám sát dịch tại địa phương sau xử lý

- Giám sát, báo cáo số ca mắc mới tại ổ dịch trong thời gian dập dịch cho đến

14 ngày kề từ ngày khởi phát của ca cuối cùng

Trang 5

- Nếu vẫn còn ca mắc mới hoặc chỉ số côn trùng không giảm sau xử lý, xem xét xử lý dịch lần 3 (7 ngày sau lần 2) hoặc dập dịch diện rộng ở quy mô ấp/xã

- Chỉ tiêu tối thiểu 80% ổ dịch phát hiện phải được xử lý và tối thiểu 10% ổ dịch xử lý được Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh giám sát xử lý

9 Kiểm tra đánh giá (Nhóm giám sát tỉnh - huyện)

9.1 Kiểm tra giám sát trong ngày xử lý ổ dịch

- Xem xét lại toàn bộ quy trình, đặc biệt lưu ý:

o Phạm vi xử lý

o Công tác DLQ

o Phun hóa chất: pha chế, vận hành máy, kỹ thuật phun, phạm vi phun

- Quan sát công tác DLQ và phun hóa chất tại thực địa

- Điều tra côn trùng muỗi và lăng quăng ở các nhóm hộ gia đình đã x ử lý và chưa xử lý nhằm đánh giá nhanh tình hình xử lý ổ dịch của Đội xử lý

- Lập biên bản kiểm tra công tác xử lý ổ dịch

- Báo cáo hoặc phản ánh kết quả giám sát với Ban chỉ đạo hoặc chính quyền địa phương

9.2 Đánh giá hiệu quả trước và sau khi xử lý ổ dịch

- Điều tra côn trùng đánh giá hiệu quả xử lý dịch theo quy trình điều tra vectơ trong xử lý ổ dịch nhỏ mã số QTEn_Q-16-10 ở các nhóm hộ gia đình đã xử

lý và chưa xử lý

- Thời điểm thực hiện điều tra: 3 lần

o Trước lần xử lý thứ 1

o 1 ngày sau phun lần thứ 1

o 1 ngày sau phun lần thứ 2

V QUY TRÌNH THAM KHẢO

- Các quy trình côn trùng: QTEn_G-14-10, QTEn_Q-16-10

- Quy trình thực hiện chiến dịch DLQ

Ngày đăng: 23/09/2017, 07:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w