Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp xây lắp
Trang 1Lời mở đầu
Đối với doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều rất quan trọng để có thể huy động nhiều vốn trên thị trường này Một trong những giải pháp khá hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp niêm yết thực hiện để đạt được mục tiêu đó chính là hoàn thiện KSNB đối với chi phí sản xuất kinh doanh Công ty CP Xây dựng và Đầu tư 492 có trụ sở tại 198 Trường Chinh – Thành phố Vinh - Nghệ An là một trong số ít các doanh nghiệp xây lắp trên Thành phố Vinh niêm yết trên thị trường chứng khoán Trong thời gian qua, Công ty đã áp dụng nhiều giải pháp để tăng doanh thu, giảm chi phí để tăng lợi nhuận Tuy nhiên các sai phạm về chi phí sản xuất kinh doanh trong Công ty vẫn còn tồn tại, vẫn có thất thoát tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh Một trong những ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng và thuỷ lợi Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, chất lượng các công trình thấp, thất thoát, lãng phí tài sản trong xây dựng các công trình thường xuyên xẩy ra, diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng về phạm vi, tinh vi về thủ đoạn với mức độ ngày càng nghiêm trọng Vì vậy, đối với các công ty xây lắp nói chung và Công ty CP Xây dựng và
Đầu tư 492 nói riêng cần phải hoàn thiện hơn nữa HTKSNB cụ thể là HTKSNB đối với chi phí để giảm bớt các sai phạm xẩy ra trong quá trình xây dựng các công trình cũng như các sản phẩm xây lắp khác và đảm bảo chất lượng của các công trình
Xuất phát từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn trên, Đề tài “Hoàn thiện HTKSNB đối với chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư 492" được Tác giả chọn làm Luận văn thạc sĩ Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp xây lắp
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư 492
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư 492
Trang 2Chương 1: Những vấn đề lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp xây lắp
1.1 Khái quát chung về kiểm soát trong quản lý
Kiểm tra kiểm soát không phải là một giai đoạn hay một phần của quá trình quản lý mà nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý Do đó, có thể hiểu kiểm tra kiểm soát là một chức năng của quản lý Tuy nhiên chức năng này cũng thể hiện rất khác nhau tuỳ thuộc và cơ chế kinh tế và cấp quản lý, vào loại hình hoạt động cụ thể, vào truyền thống văn hoá cũng như những điều kiện kinh tế xã hội khác của mỗi nơi trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể
1.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý doanh nghiệp
1.2.1 Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ
Trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, chức năng kiểm tra, kiểm soát luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và được thực hiện chủ yếu qua HTKSNB trong doanh nghiệp HTKSNB là các quy định và thủ tục kiểm soát do đơn
vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật
và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót HTKSNB bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát
1.2.2 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
1.2.2.1 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có tính chất môi trường tác động đến việc thiết kế các chính sách, thủ tục kiểm soát, tác động đến sự hoạt động cũng như tính hữu hiệu của các chính sách đó
trong đơn vị Các nhân tố có tính chất môi trường bao gồm: Đặc thù quản lý, cơ cấu
tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, uỷ ban kiểm soát, môi trường bên ngoài
1.2.2.2 Hệ thống kế toán
Trang 3iii
Hệ thống kế toán là các quy định về kế toán và các thủ tục kế toán mà đơn vị
được kiểm toán áp dụng để thực hiện việc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính Mục đích của hệ thống kế toán của một tổ chức là sự nhận biết, thu thập, phân loại, ghi sổ và báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài chính của tổ chức đó, thoả mãn chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kế toán Hệ thống kế toán bao gồm: hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổng hợp và cân đối kế toán
1.2.2.3 Thủ tục kiểm soát
Mỗi một đơn vị, tổ chức có những đặc thù riêng, từ cơ cấu tổ chức đến đặc
điểm hoạt động kinh doanh Vì vậy để đạt được mục tiêu kiểm soát, các nhà quản lý phải xây dựng, thiết kế và duy trì các thủ tục kiểm soát sao cho phù hợp với đặc
điểm của đơn vị mình Thủ tục kiểm soát được xây dựng theo các nguyên tắc sau: nguyên tắc phân công, phân nhiệm, phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc bất kiêm nghiệm, phải uỷ quyền cho người có thẩm quyền phê chuẩn các nghiệp vụ một cách thích hợp
1.2.2.4 Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết kế trong đơn vị tiến hành công việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn
vị Là một trong những nhân tố cơ bản trong HTKSNB của doanh nghiệp, bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát, đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt
động của doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục về kiểm soát nội bộ
1.3 Nội dung hệ thống Kiểm soát nội bộ đối với chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp niêm yết
1.3.1 Đặc điểm của sản xuất xây lắp có ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ
về chi phí
Sản phẩm xây lắp mang tính riêng lẻ, mỗi sản phẩm xây lắp có những kết cấu
kỹ thuật, mỹ thuật vật tư, địa điểm, nhân lực, dự toán và phương pháp thi công khác nhau Đồng thời quá trình thi công sản phẩm xây lắp thường kéo dài, có khi phải
Trang 4tiến hành nhiều năm, chịu sự chi phối rất lớn bởi thời tiết trong quá trình thi công đó
là những khoản thiệt hại bất ngờ như thiệt hại phá đi làm lại, thiệt hại ngừng sản xuất Sản phẩm xây lắp có thời gian hữu dụng tương đối dài Sản phẩm xây lắp mang tính chất cố định, gắn liền với địa điểm xây dựng, khi hoàn thành không nhập kho như các ngành sản xuất vật chất khác Sản phẩm này khi tiêu thụ chỉ qua thủ tục bàn giao giữa hai bên nhà thầu và chủ đầu tư trên cơ sở nghiệm thu khối lượng, chất lượng công việc theo đúng thiết kế dự toán đã quy định, dựa trên hợp đồng giao thầu
đã ký kết
1.3.2 Đặc điểm của doanh nghiệp niêm yết ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp niêm yết phải công bố báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính bán niên (6 tháng đầu năm) đã được kiểm toán Doanh nghiệp niêm yết phải đăng tải toàn văn báo cáo kiểm toán tài chính năm trên một số
tờ báo có phạm vi phát hành toàn quốc, kèm theo địa chỉ trang thông tin điện tử của doanh nghiệp có đăng tải báo cáo tài chính để nhà đầu tư tham khảo Doanh nghiệp niêm yết phải có website riêng, trong đó phải có mục thông tin giành cho cổ đông, thường xuyên cập nhật những thông tin phải công bố theo quy định Đặc điểm này
đòi hỏi các doanh nghiệp niêm yết khi xây dựng, thiết kế và vận hành HTKSNB phải
có hiệu quả
1.3.3.Đặc điểm của chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp
Trong bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào, chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Trong doanh nghiệp xây dựng thì chi phí phát sinh chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí các công trình xây dựng, gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung Ngoài ra trong doanh nghiệp xây dựng còn có chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phí khác
1.3.4 Kiểm soát nội bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đối với ngành xây dựng cơ bản, nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí trực tiếp xây lắp công trình (60 – 70%), nên các sai phạm về chi phí
Trang 5v
nguyên vật liệu thường ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình, giá thành sản phẩm xây dựng và kết quả kinh doanh Kiểm soát nội bộ chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp gồm: Kiểm soát quá trình mua nguyên vật liệu – nhập kho, xuất kho nguyên
vật liệu cho các đội công trình, kiểm soát quá trình mua nguyên vật liệu – xuất thẳng nguyên vật liệu cho đội công trình
1.3.5 Kiểm soát nội bộ chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công là một trong những khoản mục chi phí trực tiếp của giá thành sản phẩm xây lắp do đó kế toán phải xác định chính xác tổng số tiền lương phải trả để làm cơ sở tính chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và tính trích bảo hiểm xã hội Việc áp dụng hình thức trả lương ở doanh nghiệp là tuỳ theo tính chất công việc của từng cán bộ, công nhân viên KSNB chi phí tiền lương có một vai trò
quan trọng và gồm các vấn đề kiểm soát sau: lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp,
báo cáo cho cơ quan chức năng của nhà nước, phân công phân nhiệm trong công tác
về lao động tiền lương
1.3.6 Kiểm soát nội bộ chi phí máy thi công
Chi phí này mặc dù chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số chi phí phát sinh tại mỗi công trình, nhưng việc kiểm soát chặt chẽ và chính xác các chi phí này cũng góp phần quyết định đến giá thành và chất lượng của mỗi công trình Bao gồm việc kiểm soát chi phí nguyên nhiên liệu, công cụ dụng cụ, chi phí tiền lương của công nhân điều kiển máy thi công, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác
1.3.7 Kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung trong các công trình xây dựng được tính theo một tỷ
lệ nhất định so với chi phí trực tiếp do nhà nước quy định, được tập hợp theo từng công trình, nó bao gồm chi phí lán trại, nhà kho, chi phí nguyên nhiên vật liệu, công
cụ dụng cụ, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý CT Nên việc kiểm soát chi phí này bao gồm: kiểm soát chi phí nguyên nhiên liệu, công cụ dụng cụ dùng cho đội thi công, kiểm soát chi phí tiền lương nhân viên quản
Trang 6lý đội, tiền ăn ca và các khoản trích theo lương, kiểm soát chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi phí bằng tiền
1.3.8 Kiểm soát nội bộ đối với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác
Việc kiểm soát thường được thực hiện theo các cách: xây dựng các định mức
về phụ cấp công tác phí, quy định kiểm tra chặt chẽ chứng từ dùng để thanh toán,
những chứng từ nào đã thanh toán rồi thì phải đánh dấu đã thanh toán để tránh trường hợp không bị thanh toán lại, cuối tháng qua bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng yếu tố và chi phí khác, tiến hành so sánh với kỳ trước theo từng chỉ tiêu để biết được biến động chi phí và phân tích sự biến động đó là hợp lý hay không hợp lý
1.3.9 Kiểm soát nội bộ chi phí tài chính
Việc kiểm soát thường được thực hiện theo các cách: các khoản vay dài hạn
được thực hiện trên cơ sở kế hoạch đầu tư hàng năm được Ban lãnh đạo thông qua, khi quyết định vay tiền của ngân hàng nào thì một trong những tiêu chí công ty lựa chọn là mức lãi suất phù hợp tại thời điểm vay, các khoản lãi tiền vay được tính toán lại bởi kế toán của công ty trước khi hạch toán, các chứng từ về lãi vay, nợ vay được kiểm tra, ký duyệt bởi giám đốc, kế toán trưởng trước khi hạch toán
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 2.1 Đặc điểm chung của Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 với kiểm soát chi phí
2.1.1 Tổng quan về sự hình thành và phát triển của Công ty
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hoá doanh nghiệp, ngày 29/04/2004, Bộ Giao thông Vận tải ra Quyết định Số 1227/QĐ-BGTVT chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước: Công ty Công trình giao thông 492 thành Công ty CP Xây dựng Công trình giao thông 492 (ECOJCOM 492) thuộc Tổng công ty XD CTGT 4 có sự chi phối của Nhà nước là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, ngày 23/02/2005, Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh Số 2703000504 cho Công ty Theo đó, tên giao dịch đầy
đủ bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần Xây dựng Công trình giao thông 492, ngày 30
Trang 7tháng 4 năm 2008 Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức và thông qua đổi tên Công ty thành Công ty CP Xây dựng và Đầu tư 492
2.1.2 Các đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Ngành nghề kinh doanh của Công ty là xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi, đầu tư xây dựng công trình giao thông theo hình thức BOT, BT, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị giao thông vận tải, xây dựng đường dây và trạm điện đến 35KV, thí nghiệm vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ thương mại
2.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ về chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492
2.2.1 Môi trường kiểm soát chi phí
2.2.1.1 Đặc thù về quản lý
Công ty có Ban lãnh đạo có tâm huyết, hướng đến mục tiêu lợi nhuận do vậy hết sức quan tâm đến tình hình kiểm soát chi phí tại công ty Tại Công ty, cơ chế quản lý và phong cách điều hành đang phát huy được hiệu quả tốt trong kiểm soát chi phí, điều này được thể hiện ở chỗ Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 là một trong số ít doanh nghiệp trên Thành phố Vinh niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty kinh doanh có lãi cao qua các năm Lãnh đạo công ty đã xây dựng và ban hành các quy chế quản lý nội bộ trong đó có các nguyên tắc, chuẩn mực quy
định cho việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh Trong Quy chế quản trị công ty
có đưa ra những quy định về việc kiểm soát chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định
2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Các vị trí quan trọng trong cơ cấu KSNB về chi phí của công ty gồm có: đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, Giám đốc công ty, Phó giám đốc, phòng Kỹ thuật, phòng Kinh doanh, phòng Tài chính Kế toán, phòng Vật tư Thiết bị, phòng Nhân chính, đội công trình Nhìn chung cơ cấu tổ chức của công ty là hợp lý, đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận, thiết lập được sự điều hành và kiểm soát
Trang 8trên toàn bộ hoạt động, tạo khả năng kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau đối với các nghiệp
vụ về chi phí sản xuất kinh doanh
2.2.1.3 Công tác kế hoạch
Hàng năm công ty xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh gồm kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận trước thuế, kế hoạch về tỷ lệ trả cổ tức, kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động, các giải pháp chủ yếu để thực hiện
2.2.1.4 Chính sách nhân sự
Chính sách nhân sự ở công ty nhìn chung được thực hiện khá tốt Đây là công
ty kinh doanh có hiệu quả nên công tác nhân sự được chú trọng Công ty làm tốt công tác sắp xếp và bố trí cán bộ, đặc biệt chế độ tiền lương, tiền thưởng được thực hiện khá tốt cùng với công tác đánh giá và đề bạt cán bộ tương đối hợp lý đã tạo nên
động lực quan trọng cho cán bộ nhân viên chú ý đến hiệu quả và trách nhiệm trong công việc Điều đó tạo ra tác động tích cực đến kiểm soát chi phí ở công ty
2.2.1.5 Ban kiểm soát
Ban kiểm soát của công ty còn có chức năng tham gia vào việc lập dự toán chi phí Điều này góp phần làm cho công tác dự toán có chất lượng hơn Kết quả kiểm tra, kiểm soát chi phí được báo cáo trực tiếp với Giám đốc và Hội đồng quản trị Hiệu quả hoạt động của ban kiểm soát cũng thể hiện ở chỗ ban kiểm soát được cơ cấu thành một bộ phận độc lập với các bộ phận chức năng của công ty Trình độ chuyên môn của các thành viên cũng đáp ứng khá tốt yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí Tuy nhiên, ban kiểm soát chưa có thành viên nào có trình độ chuyên môn sâu về tài chính kế toán Hoạt động kiểm tra chi phí của ban kiểm soát chủ yếu được thực hiện 6 tháng 1 lần nên tính kịp thời bị hạn chế phần nào
2.2.2 Hệ thống kế toán chi phí
2.2.2.1 Hệ thống chứng từ chi phí
Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán để xử lý thông tin Chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 được cập nhật trong phần mềm, vì vậy hệ thống chứng từ kế toán mà công ty áp dụng được lập theo đúng chế độ kế toán hiện hành Nhiều chứng từ kế toán của công ty được lập và luân chuyển đúng quy trình Việc lập và luân chuyển chứng từ giúp công ty kiểm soát
được các hoạt động kinh tế cũng như kiểm soát được các khoản chi phí
Trang 92.2.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán chi phí
Hệ thống tài khoản kế toán mà công ty sử dụng để hạch toán và kiểm soát chi phí phù hợp với chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính và chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp ban hành theo Quyết định số 1864/1998/QĐ - BTC, những tài khoản
đặc thù của ngành xây lắp được công ty sử dụng như tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
2.2.2.3 Hệ thống sổ kế toán chi phí
Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán để phục vụ cho việc phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên hệ thống sổ kế toán chi phí của công ty khá
đầy đủ để theo dõi chi phí Khi cần bất cứ sổ chi tiết hay sổ tổng hợp chi phí vào khoảng thời gian nào thì công ty có thể in ra từ máy Cuối năm, các sổ kế toán chi phí của công ty được in ra để lưu trữ đề phòng trường hợp có những sự cố về máy tính cũng như phần mềm kế toán
2.2.2.4 Hệ thống báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh
Vì công ty đã sử dụng phần mềm kế toán máy nên trong phần mềm kế toán mà công ty sử dụng có bất cứ báo cáo chi phí nào thì công ty có thể in ra báo cáo đó Tuy nhiên những báo cáo chi phí mà thể hiện được số liệu của nhiều năm thì phần mềm không có và công ty cũng không lập các báo cáo chi phí như thế này để phân tích sự biến động của các loại chi phí
2.2.3 Thủ tục kiểm soát
Qua quá trình nghiên cứu về các hoạt động kiểm soát về chi phí tại công ty có thể thấy rằng các thủ tục kiểm soát chi phí của công ty được xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản:
Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: Trong điều lệ công ty và các quy chế quản trị, các hướng dẫn về quản lý và điều hành công ty đã quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng người trong bộ phận trong quá trình xử lý công việc nói chung cũng như quá trình xử lý các nghiệp vụ kinh tế về chi phí nói riêng
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Trong điều lệ công ty đã quy định rõ việc bất kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị Việc bất kiêm nhiệm trong bộ máy quản
lý của công ty như thế này góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh,
Trang 10hạn chế các sai phạm xẩy ra trong quá trình ban hành và thực hiện các quyết định của công ty đồng thời nó cũng góp phần hạn chế những sai phạm liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh
Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn:
Về ủy quyền: trong Điều lệ công ty đã quy định khá rõ việc ủy quyền của cấp
trên đối với cấp dưới Trong quy chế quản trị của công ty cũng quy định về việc ủy quyền của Giám đốc cho Phó Giám đốc Việc ủy quyền có liên quan đến ký kết hợp
đồng hoặc liên quan đến sử dụng con dấu công ty đều phải thực hiện bằng văn bản
Về phê chuẩn: việc phê chuẩn của công ty bao gồm phê chuẩn chung và phê
chuẩn cụ thể
2.2.4 Hoạt động kiểm soát đối với chi phí sản xuất
2.2.4.1 Hoạt động kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các hoạt động kiểm soát nhập xuất nguyên vật liệu chính không qua kho (chuyển thẳng đến công trình) tại Công ty, các hoạt động kiểm soát nhập xuất nguyên vật liệu phụ, hoạt động kiểm soát đối với vật liệu sử dụng không hết để tại công trình thi công
2.2.4.2Hoạt động kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp
Tách rời chức năng theo dõi khối lượng công việc thực hiện với chức năng tính toán tiền lương, các chứng từ liên quan đến tiền lương được chuyển đến phòng
kế toán để lưu, theo dõi, kiểm tra, các chứng từ về tiền lương được chuyển cho kế toán trưởng, giám đốc, các phòng kiểm tra, ký duyệt trước khi chi lương, chất lượng công việc của công nhân được giám sát trong quá trình thi công
2.2.4.3 Hoạt động kiểm soát chi phí máy thi công
Chứng từ để hạch toán chi phí máy thi công được kiểm duyệt bởi các bộ phận
có liên quan, tách rời chức năng thực hiện với chức năng tính toán và ghi sổ chi phí máy thi công, kế toán phải kiểm tra việc tính toán và sự đầy đủ của chứng từ chi phí máy thi công trước khi nhập dữ liệu vào máy, sử dụng nhật trình xe máy thi công để theo dõi giờ làm việc của máy thi công, đối với máy thi công thuê ngoài có sự khoán gọn về tiền thuê
2.2.4.4 Hoạt động kiểm soát chi phí sản xuất chung