Và để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của EVNFC trong những năm đầu hoạt động, góp phần hoàn thiện hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại đơn vị, tác giả đã chọn đề tài nghiên
Trang 1TÓM TẮT LUẬN VĂN Tính cấp thiết của đề tài:
Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực- EVNFC là một công ty tài chính còn non trẻ, mới được thành lập ngày 01/09/2008 với nhiệm vụ chính là quản lý và điều phối vốn trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn: khủng hoảng kinh tế, lạm phát, …; ngành ngân hàng cũng đang trải qua nhiều biến động với những thay đổi trong chính sách quản lý vĩ mô khiến hoạt động kinh doanh của EVNFC gặp không ít các trở ngại Trải qua hơn 2 năm hoạt động công ty vẫn luôn không ngừng hoàn thiện cả về phát triển sản phẩm lẫn chất lượng dịch vụ cũng như quy mô hoạt động để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất Và để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của EVNFC trong những năm đầu hoạt động, góp phần hoàn thiện hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại đơn vị, tác giả đã chọn đề
tài nghiên cứu là “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực- EVNFC” Đề tài được tác giả thực hiện trên cơ sở phát huy những điểm mạnh và
khắc phục một số điểm yếu trong các công trình nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện trước đó
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đề tài thực hiện hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về BCTC và phân tích BCTC trong các TCTD Trên cơ sở phân tích BCTC của EVNFC, đề tài đưa ra những kết luận đánh giá tình hình kinh doanh của EVNFC trong những năm đầu hoạt động và đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực tài chính của đơn vị trong tương lai
Phạm vị nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chỉ tiêu tài chính thu được từ BCTC của Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực
Phạm vi nghiên cứu: tác giả thực hiện nghiên cứu trên BCTC của Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực qua các năm 2008, 2009, 2010
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn chủ yếu áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trong quá
Trang 2trình thu thập và xử lý thông tin Trên cơ sở nguồn dữ liệu là các BCTC đã được kiểm toán hàng năm (2008, 2009, 2010) mà tác giả thu thập được từ phòng kế toán của EVNFC, tác giả thực hiện sàng lọc số liệu để đưa vào công thức tính toán với sự trợ giúp của chương trình Excel kết hợp với các phương pháp phân tích như so sánh, loại trừ, phân tích dupont,… để tính toán các chỉ tiêu làm cơ sở phân tích, đánh giá năng lực tài chính của đơn vị
Kết cấu của đề tài nghiên cứu: ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài
liệu tham khảo, mục lục, luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
Chương 3: Phân tích thực trạng đề tài nghiên cứu
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp đề xuất và kết luận
Phân tích BCTC là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp
Có rất nhiều đối tượng quan tâm đến BCTC và phân tích BCTC của các doanh nghiệp nói chung, các TCTD nói riêng Mỗi đối tượng sẽ quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau nhưng tựu chung lại có hai mục đích cơ bản trong phân tích BCTC là: sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các
số liệu tài chính trong báo cáo và đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai
Hoạt động kinh doanh của các TCTD với những đặc điểm riêng có cũng sẽ ảnh hưởng đến nội dung phân tích BCTC của các TCTD như: Vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanh nhưng đồng thời cũng là đối tượng kinh doanh của TCTD; TCTD kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác, vốn tự có của TCTD chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động nên việc kinh doanh của TCTD luôn gắn liền với một rủi ro mà TCTD buộc phải chấp nhận với một mức độ mạo hiểm nhất định; hoạt
Trang 3động kinh doanh của các TCTD luôn chịu sự giám sát chặt chẽ và thường xuyên của các
cơ quan quản lý vĩ mô,
Tài liệu phục vụ cho quá trình phân tích BCTC của các TCTD chủ yếu vẫn là các BCTC như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính với một số đặc điểm riêng có nhằm phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh của các TCTD
Do nhu cầu thông tin về năng lực tài chính của các TCTD rất đa dạng, đòi hỏi hoạt động phân tích BCTC phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau giúp các đối tượng quan tâm có được cái nhìn tổng thể, toàn diện trên các mặt hoạt động của TCTD Các phương pháp thường sử dụng trong phân tích BCTC của các TCTD gồm: phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích, phương pháp loại trừ, phương pháp đồ thị, phương pháp kết hợp, …
Để thực hiện phân tích BCTC của các TCTD luận văn đã đưa ra một số nội dung phân tích cơ bản đó là: Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình huy động vốn của TCTD
để đánh giá quy mô vốn cũng như thực trạng huy động vốn từ các nguồn khác nhau tại TCTD; Phân tích cơ cấu tài sản và tình hình sử dụng vốn của TCTD để đánh giá thực trạng sử dụng vốn huy động của TCTD vào các sản phẩm, dịch vụ; Phân tích các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong TCTD để đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa hoạt động huy động vốn với hoạt động sử dụng vốn, đảm bảo các mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của TCTD luôn nằm trong giới hạn cho phép của NHNN; Phân tích tính thanh khoản của TCTD để giúp các nhà quản lý có những quyết định đúng đắn trong việc sử dụng vốn hợp
lý tránh tồn đọng hay bị chiếm dụng vốn quá nhiều đồng thời vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản của TCTD; Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của TCTD phản ánh trình độ của TCTD trong việc sử dụng vốn huy động để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất
Thông qua hoạt động phân tích báo cáo tài chính của EVNFC giai đoạn 2008-2010 tác giả đã góp phần đánh giá hoạt động kinh doanh của EVNFC lần lượt trên các mặt: cơ cấu nguồn vốn của EVNFC, cơ cấu tài sản của EVNFC, các tỷ lệ đảm bảo an toàn của EVNFC, tính thanh khoản của EVNFC và hiệu quả hoạt động
Trang 4kinh doanh của EVNFC
Đối với hoạt động huy động vốn, trong các năm đầu hoạt động quy mô vốn của EVNFC đã tăng lên nhanh chóng đạt 23.293 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2010 Năm
2010 vốn huy động của EVNFC đạt 18.940.441 triệu VND tương đương với mức độ tăng trưởng 68,55% so với năm 2009 Các con số này đã ghi nhận nỗ lực của EVNFC trong hoạt động huy động vốn từ nền kinh tế trong đó phải kể đến các khoản mục vốn tài trợ,
ủy thác đầu tư; tiền gửi khách hàng; tiền gửi và vay các TCTD khác, uỷ thác quản lý dòng tiền, phát hành trái phiếu EVN
Đối với hoạt động sử dụng vốn, bên cạnh sản phẩm truyền thống là tín dụng EVNFC cũng đang tích cực mở rộng các hình thức đầu tư vốn của mình vào các hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh ngoại hối, kinh doanh chứng khoán, đầu tư chứng khoán và kinh doanh các dịch vụ khác Đối với hoạt động tín dụng, EVNFC đã làm tốt sứ mệnh điều phối vốn cho các dự án ngành điện với tỷ trọng dư nợ cho vay đối tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế thuộc nhóm EVN luôn ở mức trên 70% Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng của đơn vị cũng xuất hiện những tín hiệu không tốt như: mặc dù
là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chính và ổn định cho đơn vị xong tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng tài sản của EVNFC giai đoạn 2008-2010 đang ngày càng giảm từ 30,34% năm 2008 xuống 17,33% năm 2009 và còn 15,65% năm 2010; với đặc điểm mới đi vào hoạt động, tín dụng trung dài hạn là chủ yếu xong đã xuất hiện những khoản nợ cần chú ý vào các năm 2009, 2010 Việc sử dụng vốn vào vào các hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán của EVNFC trong thời gian qua là kém hiệu quả, gây thiệt hại đáng kể đến kết quả kinh doanh của đơn vị
Đối với tính thanh khoản, trong giai đoạn 2008-2010 tính thanh khoản của EVNFC cũng đều duy trì ở trạng thái tốt: giá trị các tài sản có khả năng thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi tại các TCTD, chứng khoán dễ tiêu thụ luôn chiếm tỷ trọng cao; các khoản cho vay là những tài sản có tính thanh khoản thấp nhất thì chiếm tỷ trọng nhỏ Xong các chỉ tiêu này cũng đã thể hiện một mặt trái là đơn vị đang đầu tư một lượng lớn vốn vào những tài sản có tính thanh khoản cao nhưng
sinh lời ít gây ra sự lãng phí nguồn lực
Trang 5Về hiệu quả hoạt động kinh doanh, kết quả lợi nhuận trước thuế cũng như lợi nhuận sau thuế của EVNFC không ngừng tăng qua các năm, trong đó có sự đóng góp đáng kể của hoạt động lãi và các khoản có tính chất lãi Hoạt động dịch vụ của EVNFC vừa đạt tăng trưởng trong thu nhập vừa giảm được chi phí kinh doanh cho thấy đây là một hoạt động kinh doanh tiềm năng của đơn vị Tuy nhiên, nếu xét về hiệu quả kinh doanh thì các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của đơn vị đang suy giảm chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của EVNFC trong giai đoạn đầu là thấp
Trên cơ sở phân tích BCTC của EVNFC, nhận ra được những ưu, nhược điểm trong hoạt động kinh doanh của đơn vị, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của đơn vị trong tương lai như hướng tới huy động tiền gửi tiết kiệm từ phân khúc khách hàng là cán bộ, công nhân viên ngành điện, thu hút nguồn vốn huy động bằng cách huy động vốn sử dụng lãi suất điều chỉnh theo lạm phát, cân nhắc lại lượng vốn đầu tư vào chứng khoán để chuyển sang đầu tư vào các danh mục ít rủi ro hơn, …
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích tác giả nhận thấy các các hoạt động kinh doanh của TCTD rất đa dạng, được chia theo nhiều phân khúc đối tượng, sản phẩm khác nhau nên trong phạm vi có hạn của luận văn này tác giả mới chỉ đánh giá được tổng quan tình hình tài chính của EVNFC Vì vậy, trong các luận văn tới, khi phân tích tình hình tài chính của EVNFC các tác giả khác có thể đi sâu phân tích từng mảng nghiệp vụ của đơn
vị như tín dụng; đầu tư,kinh doanh chứng khoán; góp vốn, đầu tư dài hạn,… hoặc đi sâu phân tích các rủi ro (rủi ro thanh khoản, rủi ro tiền tệ, rủi ro lãi suất,…) mà EVNFC có thể gặp phải
Với đề tài nghiên cứu này, tác giả muốn đóng góp một vài nhận định, phân tích hoạt động kinh doanh của EVNFC trong giai đoạn đầu hoạt động và góp phần hoàn thiện hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại đơn vị Từ đây đơn vị cũng có thể nâng cao hoạt động phân tích của mình lên đối với những báo cáo quản trị để kết quả phân tích ngày càng bám sát thực tế hoạt động kinh doanh của đơn vị