1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Bai 11 CO QUAN SINH DUONG CUA CAY XANH

10 3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 127,5 KB

Nội dung

HS gọi tên các bộ phận là cơ quan sinh dưỡng của cây và nêu chức năng của chúng Kết quả cần đạt được: 2.. Thân cây a.Các bộ phận của thân - Đại diện mỗi nhóm ra góc học tập lấy một khay

Trang 1

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Chủ đề 6: CÂY XANH Bài 11: CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA CÂY XANH (4 tiết)

I Mục tiêu bài dạy:

1 Kiến thức:

- Phân biệt được các cơ quan sinh dưỡng của cây xanh về hình thái và chức năng

- Nêu được ví dụ về biến dạng của cơ quan sinh dưỡng và ý nghĩa của biến dạng đó

2 Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát thông qua việc xác định và mô tả đặc điểm hình thái các cơ quan sinh dưỡng của cây xanh

- Hình thành kĩ năng ghi vở thực hành khi quan sát và tranh luận

- Kỹ năng phân tích kênh hình

- Rèn kỹ năng xử lý thông tin, kĩ năng hợp tác…

- Vận dụng được những kiến thức về cơ quan sinh dưỡng của cây để chăm sóc và bảo vệ cây trồng ở nhà học sinh nói riêng và môi trường sống nói chung

II Phương tiện:

- Tranh vẽ H.11.1 cây có rễ cọc và cây có rễ chùm H11.2 Hạt nảy mầm có rễ cây mọc nhiều lông hút; H11.3 một đoạn thân cây; H11.4 Các loại thân; H11.5 Các bộ phận của lá; H11.6 Các kiểu gân lá; H11.7

Lá của một số loại cây; H.11.8 Lá đơn và lá kép; H11.9 Một số loại cây có rễ, thân, lá biến dạng

- HS chuẩn bị mẫu vật: cây có đầy đủ rễ, thân, lá(cây đậu xanh, hành, ngô, lúa, xả, rau muống, cải, mồng tơi, cây ớt); 1 đoạn thân cây có cành,các loại lá( lá gai, lá lúa, lá sen, lá lốt, lá bồ ngót, lá lục bình, lá mít, lá dâu,

lá bàng) lá phượng, lá me, lá hoa hồng, lá biến dạng( củ dong ta, củ hành tây) thân biến dạng( củ gừng, củ nghệ)

III Kế hoạch cụ thể:

Hoạt

động Hoạt động HS – Kết quả đạt được

Hoạt động của GV

Dự kiến khó khăn của HS – Hướng giải quyết Khởi

động

1 HS thực hiện trò chơi “ thi kể tên các bộ phận của cây xanh”

2 HS gọi tên các bộ phận là cơ quan sinh dưỡng của cây và nêu

chức năng của chúng

Kết quả cần đạt được:

2 + Rễ: hút nước và muối khoáng

+ Thân: vận chuyển các chất và nâng đỡ tán lá

+ Lá: tổng hợp chất hữu cơ cho cây

- GV yêu cầu

HS chia thành

2 đội để thực hiện trò chơi

- GV yêu cầu

HS thảo nhóm

để trả lời các câu hỏi

- Có thể HS trả lời chưa chính xácg

GV sẽ hỗ trợ HS

Hình

thành

kiến

thức

1 Rễ cây

a.Các loại rễ

HS quan sát các cây mang theo, thảo luận nhóm:

- GV yêu cầu

HS quan sát mẫu vật, thảo luận để phân - HS có thể

Trang 2

mới + Gọi tên các cây đó

+ Phân chia các mẫu cây thành 2 nhóm theo đặc điểm của rễ

+ Đặt tên cho mỗi nhóm và chỉ ra cơ sở để em phân loại các rễ

đó

+ Điền từ thích hợp vào chỗ chấm phần chú thích hình vẽ

Kết quả cần đạt được:

Gồm 2 nhóm cây:

+ Rễ cọc: cây đậu xanh, rau muống, cải, mồng tơi, cây ớt

+ Rễ chùm: hành, ngô, lúa, xả

+ Cơ sở để phân loại: dựa vào hình dạng rễ

b Chức năng của rễ

HS thảo luận nhóm điền từ thích hợp đã cho vào chỗ trống

HS thảo luận→ khẳng định kết quả giơ biểu tượng cho GV biết

Kết quả cần đạt được:

Rễ giữ cho cây mọc được trên mặt đất Rễ hút nước và muối

khoáng hòa tan

Rễ cây có lông hút Chức năng của lông hút là hút nước và muối

khoáng hòa tan

2 Thân cây

a.Các bộ phận của thân

- Đại diện mỗi nhóm ra góc học tập lấy một khay mẫu vật có một

đoạn thân cây

- Lần lượt gọi tên các bộ phận của thân cây

- Chú thích H11.3

- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

+ Nêu điểm giống nhau giữa thân và cành

+ Phân biệt chồi nách và chồi ngọn

HS thảo luận→ khẳng định kết quả giơ biểu tượng cho GV biết

Kết quả cần đạt được:

- Các bộ phận của thân cây: chồi ngọn, chồi nách, thân chính,

cành

- Chú thích H11.3: 1 chồi ngọn, 2.chồi nách, 3.thân chính,

4.cành

- Giống nhau: Thân và cành đều có chồi ngọn, chồi nách và lá

+ Khác nhau:

Thân do chồi ngọn phát

triể thànhCành do chồi nách phát triển

loại rễ và nêu chức năng của rễ

- GV yêu cầu

HS thảo luận nhóm để hoàn thành chức năng của rễ

- GV yêu cầu

HS quan sát mẫu vật, thảo luận để tìm ra được các bộ phận của thân, chức năng của thân

sắp xếp không chính xác →GV hướng dẫn

- HS có thể làm không chính xác

→GV hướng dẫn

- HS có thể chú thích không chính xác→GV hướng dẫn

Trang 3

thành Thân thường mọc đứng Cành thường mọc xiên

b Các loại thân

- HS làm phiếu học tập→ nhóm khẳng định kết quả giơ biểu

tượng cho GV biết

- Các nhóm trao đổi kết quả phiếu học tập

- HS quan sát H11.4 và điền vào bảng

Kết quả cần đạt được:

1

Các loại thân Đặc điểm

Thân

đứng

(1)Thân gỗ Cứng, cao, có cành

Thân cột (2)Cứng, cao, không có cành

(3) Thân cỏ Mềm, yếu, thấp

(4) Thân leo Leo bằng nhiều cách như bằng thân

quấn, tua cuốn (5) Thân bò (6) bò lan sát mặt đất

2 Tùy theo cách mọc mà người ta chia thân làm 3 loại: Thân

đứng ( thân gỗ, thân cột, thân cỏ), thân leo( thân quấn, tua cuốn)

và thân bò

3 Điền vào chỗ chấm trong bảng:

Cây đa: thân gỗ Cây rau má: thân bò

Cây dừa: thân cột Cây đậu Hà Lan: thân leo

Một loại cây bìm bìm: thân leo Cây cỏ mần trầu: thân cỏ

Cât đậu: thân cỏ

c Chức năng của thân

- HS sử dụng các cụm từ gợi ý, điền vào chỗ trống

HS thảo luận nhóm →nhóm khẳng định kết quả giơ biểu tượng

cho GV biết

Kết quả cần đạt được: thân là một cơ quan sinh dưỡng của cây,

có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ tán lá

3 Lá cây

a.Các bộ phận của lá cây

- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: chức năng quan trọng nhất

của lá là gì?

- Chú thích vào H 11.5

- Quan sát h 11.6 và H 11.7 hoàn thành bảng và trả lời câu hỏi:

- GV yêu cầu

HS thảo luận nhóm để hoàn thành PHT

- GV yêu cầu

HS thảo luận nhóm để hoàn thành chức năng của cây

- GV yêu cầu

HS quan sát hình, thảo luận

để tìm ra được các bộ phận của lá, hoàn

- HS có thể làm không chính xác→GV hướng dẫn

- HS có thể làm không chính xác→GV hướng dẫn

- HS có thể trả lời không chính xác→GV hướng dẫn

- HS có thể chú thích không chính

Trang 4

+ Nhận xét về hình dạng, kích thước, màu của phiến lá và so

sánh diện tích bề mặt của phần phiến so với phần cuống

+ Tìm những điểm giống nhau của phần phiến các loại lá Những

điểm giống nhau đó có tác dụng gì đối với việc thu nhận ánh

sáng?

+ Có bao nhiêu kiểu gân lá? Đó là những kiểu nào?

- HS thảo luận nhóm →nhóm khẳng định kết quả giơ biểu tượng

cho GV biết

Kết quả cần đạt được:

- Chức năng quan trọng nhất của lá là tổng hợp chất hữu cơ cho

cây

- Chú thích H11.5: các bộ phận của lá: 1 Cuống;2 Gân lá; 3

Phiến lá

- Hoàn thành bảng:

STT Tên

mạng, hình cung hoặc song song)

Hình dạng

Màu sắc

Kích thước

Diện tích bề mặt của phần phiến so với cuống

1 Lá gai Dạng

bản dẹt, mép có răng cưa

Màu lục Vừa Lớn hơnso với

phần cuống

Gân hình mạng

2 Lá sen Dạng

bản dẹt

Màu lục

Lớn Lớn hơn

so với phần cuống

Gân hình mạng

3 Lá lúa Dạng

bản dẹt

Màu lục

song song

4 Lá lục

bình

Dạng bản dẹt

Màu lục

Lớn Lớn hơn

so với phần cuống

Gân hình cung

+ Nhận xét: các loại lá có dạng bản dẹt, màu lục,kích thước tùy

loại( vừa, lớn, nhỏ); và so sánh diện tích bề mặt của phần phiến

so với phần cuống: lớn hơn so với phần cuống

+ Những điểm giống nhau của phần phiến các loại lá: dạng bản

dẹt, là phần rộng nhất của lá Những điểm giống nhau đó có tác

thành PHT và phần nhận xét xác→GV hướng dẫn

Trang 5

dụng giúp lá thu nhận được nhiều ánh sáng

+ Có 3 kiểu gân lá: gân hình mạng, gân hình cung, gân song

song

b Các loại lá:

- HS quan sát H 11.8 và hoàn thành bảng như hướng dẫn

- Đối chiếu, nhận xét kết quả với các nhóm

- Lần lượt nói với các bạn trong nhóm về đặc điểm của lá đơn, lá

kép

- HS thảo luận nhóm →nhóm khẳng định kết quả giơ biểu tượng

cho GV biết

Kết quả cần đạt được:

Đặc điểm Lá mồng tơi (lá đơn) Lá hoa hồng ( lá

kép)

Sự phân

nhánh của

cuống

Cuống không phân nhánh Mỗi cuống chỉ mang 1 phiến

Cuống chính phân thành nhiều cuống con

Lá chét Không có lá chét Mỗi cuống con

mang 1 phiến gọ là

lá chét Khi lá rụng Khi rụng thì cả cuống và

phiến rụng cùng lúc Thường lá chét rụng trước, cuống

chính rụng sau

Vị trí của

chồi nách

Chồi nách nằm ở phiá trên cuống

Chồi nách chỉ có ở phái trên cuống chính, không có ở cuống con

4 Các biến dạng của rễ, thân, lá cây

HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

+ Đặc điểm hình thái nào thường được dùng để nhận biết một cơ

quan/ bộ phận là rễ cây?

+ Đặc điểm hình thái nào thường được dùng để nhận biết một cơ

quan/ bộ phận là thân cây?

+ Đặc điểm hình thái nào thường được dùng để nhận biết một cơ

quan/ bộ phận là lá cây?

- Trao đổi kết quả thảo luận với các nhóm khác

Kết quả cần đạt được:

+ Đặc điểm hình thái thường được dùng để nhận biết một cơ

quan/ bộ phận là rễ cây: màu sắc, hình dạng dài giống với rễ

+ Đặc điểm hình thái thường được dùng để nhận biết một cơ

quan/ bộ phận là thân cây: màu sắc, hình dạng có chồi ngọn,chồi

GV yêu cầu

HS hoàn thành bảng và phân biệt được lá đơn với lá kép

- GV yêu cầu

HS quan sát hình, thảo luận

để tìm ra đặc điểm, chức năng của các loại rễ, thân, lá biến dạng

- HS có thể làm không chính xác→GV hướng dẫn

- HS có thể trả lời không chính xác→GV hướng dẫn

Trang 6

nách, lá→là thân

+ Đặc điểm hình thái thường được dùng để nhận biết một cơ

quan/ bộ phận là lá cây: màu sắc,hình dạng có gân lá

- Đại diện nhóm ra góc học tập lấy một khay mẫu vật chứa một

củ khoai lang, một củ su hào còn nguyên cả rễ và một cây xương

rồng

- Quan sát mẫu vật và cho biết:

+ Củ khoai lang thuộc bộ phận nào của cây? Giải thích

+ Củ su hào thuộc bộ phận nào của cây? Giải thích

+ Gai của cây xương rồng thuộc bộ phận nào của cây? Giải

thích

Kết quả cần đạt được:

+ Củ khoai lang là rễ biến dạng thành Vì củ khoai lang do

những rễ bên của dây khoai lang đâm xuống đất, lúc đầu nhỏ sau

đó to dần do tích lũy tinh bột

+ Củ su hào là thân biến thành Vì trên xung quanh củ su hào có

chồi và lá

+ Gai của cây xương rồng do lá biến thành Vì trên thân không

có lá mà gai mọc ra từ thân

Quan sát H 11.9, hoàn thành phiếu học tập

- Đối chiếu, nhận xét kết quả với nhóm khác

- Lần lượt em hỏi bạn và nghe bạn trả lời câu hỏi:

+ Liệt kê một số loại rễ, thân, lá biến dạng Chúng có chức năng

gì?

+ Sự biến dạng của rễ, thân, lá có ý nghĩa gì đối với đời sống của

cây?

Kết quả cần đạt được: PHIẾU HỌC TẬP

Bảng 11.1 Một số loại rễ biến dạng

STT Tên mẫu

vật

Đặc điểm hình thái của rễ biến

Chức năng đối với cây

Tên rễ biến dạng( rễ

củ, rễ móc, rễ thở, giác mút)

2 Cây trầu

không

Rễ phụ mọc ra từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám

Giúp cây leo lên

Rễ móc

3 Cây tầm Rễ biến đổi Lấy chất Giác mút

- GV yêu cầu

HS quan sát mẫu vật và trả lời câu hỏi

-GV yêu cầu

HS thảo luận

và hoàn thành PHT

- HS có thể trả lời không chính xác→GV hướng dẫn

- HS có thể làm không chính xác→GV hướng dẫn

Trang 7

gửi thành giác mút

đâm vào thân hoặc cành của cây khác

dinh dưỡng từ cây chủ

4 Cây bụt

mọc

Rễ mọc ngược lên trên mặt đất

Lấy oxi cung cấp cho phần

rễ phía dưới

Rễ thở

Bảng 11.2 Một số loại thân biến dạng

STT Tên mẫu

vật Đặc điểm hình thái của thân

biến dạng

Chức năng đối với cây

Tên thân biến dạng( tha

n củ, thân

rễ, thân mọng nước)

1 Củ su hào Thân củ nằm

trên mặt đất

Dự trữ Thân củ

2 Củ khoai

tây

Thân củ nằm dưới mặt đất

Dự trữ Thân củ

3 Củ gừng Thân rễ nằm

trong đất

Dự trữ Thân rễ

4 Củ dong

ta(hoàng

tinh)

Thân rễ nằm trong đất Dự trữ Thân rễ

5 Xương

rồng

Thân mọng nước, mọc trên mặt đất

Dự trữ nước, quang hợp

Thân mọng nước

Bảng 11.3 Một số loại lá biến dạng

STT Tên mẫu vật Đặc điểm

hình thái của thân biến dạng

Chức năng đối với cây

Tên thân biến dạng( tha

n củ, thân

rễ, thân mọng nước)

dạng gai nhọn

Làm giảm bớt sự thoát hơi nước

Lá biến thành gai

2 Lá đậu Hà Lan Lá ngọn

có dạng tua cuốn

Giúp cây leo lên cao

Tua cuốn

có dạng

Giúp cây bám để

Tay móc

Trang 8

tay móc leo lên

trên thân

rễ, có dạng vảy mỏng, màu nâu nhạt

Che chở bảo vệ cho chồi của thân rễ

Lá vảy

phình to thành vảy dày, màu trắng

Chứa chất

dự trữ cho cây

Lá dự trữ

6 Cây bèo đất Trên lá có

nhiều lông tuyến tiết chất dính thu hút và

có thể tiêu hóa ruồi

Bắt và tiêu hóa mồi

Lá bắt mồi

phát triển thành cái bình có nắp đậy, thành bình

có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hóa sâu bọ

Bắt và tiêu hóa mồi

Lá bắt mồi

+ Sự biến dạng của rễ, thân, lá có ý nghĩa đối với đời sống của

cây: giúp cây thích nghi được với môi trường sống để tồn tại và

phát triển

- Cá nhân đọc thông tin và viết vào vở câu trả lời cho các câu hỏi

sau:

+ Liệt kê các bộ phận thuộc cơ quan sinh dưỡng của thực vật

Chúng có chức năng gì?

+ Phân biệt rễ cọc và rễ chùm

+ Thân cây gồm những bộ phận nào?

+ Có mấy loại thân? Kể tên một số cây có những loại thân đó

+ Lá có đặc điểm bên ngoài như thế nào giúp nó nhận được

nhiều ánh sáng?

+ Kể tên một số loại rễ, thân, lá biến dạng và nêu chức năng của

chúng

- GV yêu cầu

HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi, trao đổi với bạn để tìm ra kiến thức mới

- GV nhận xét, chốt kiến thức cho HS

- HS có thể trả lời không chính xác→GV hướng dẫn

Trang 9

- HS báo cáo kết quả với GV và các bạn

Luyện

tập

- HS thảo luận theo cặp

1 Lần lượt hỏi bạn và nghe bạn trả lời câu hỏi:

+ Phân biệt các cơ quan sinh dưỡng của cây xanh

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu cây đó bị vặt phần lớn số lá?

+ Điều gì sẽ xảy ra với cây nếu cây đó bị cắt phần lớn số rễ?

Kết quả cần đạt được:

+Phân biệt các cơ quan sinh dưỡng của cây:

 Rễ nằm dưới đất

 Thân gồm có thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách

 Lá gồm cuống, phiến, trên phiến có nhiều gân Phiến màu lục, dạng bản dẹt là phần rộng nhất của lá

+ Nếu cây đó bị vặt phần lớn số lá thì cây đó không tổng hợp đủ

chất dinh dưỡng và dần dần cây đó sẽ vàng vọt, còi cọc, không

lớn lên được

+ Nếu cây đó bị cắt phần lớn số rễ thì cây đó sẽ chết vì không đủ

số lượng rễ để hút nước cung cấp cho các quá trình trao đổi chất

trong cây

2 Giới thiệu với bạn về một số cây em vẽ hoặc sưu tầm được

dựa trên những gợi ý sau:

+ Thông tin chung về cây: hình dạng, kích thước,

+ Đặc điểm hình thái rễ ( rễ cọc hay rễ chùm), thân (đứng, leo

hay bò…), lá( dạng gân lá, màu sắc, kích thước lá, dạng lá…)

+ Đặc điểm môi trường sống

- Đại diện nhóm trả lời

- Đại diện nhóm khác nhận xét

3 HS thực hiện trò chơi: đố bạn

- GV yêu cầu

HS làm BT1, 2

- GV nhận xét, đánh giá các nhóm

- GV yêu cầu

cả lớp cùng chơi

- GV hướng dẫn HS nếu các em có làm sai

- Có thể HS không biết cách thực hiện→GV hướng dẫn

Vận

dụng

1 HS chia sẽ với người thân của mình về chức năng chính

các bộ phận chủ yếu của cây.

2 Với sự giúp đỡ của gia đình em hãy:

+ Kể tên một số loại cây có rễ, thân hoặc lá biến dạng

+ Kể những việc gia đình em đã làm để chăm sóc cây trồng

trong gia đình

+ Quan sát một số cây sống trong môi trường xung quanh em,

sau đó hoàn thành bảng theo mẫu

- Giờ học sau HS báo cáo kết quả với GV

- GV yêu cầu

HS liên hệ thực tế

- GV nhận xét kết quả của từng HS

-Có thể những em làm không chính xác g

GV chỉnh sửa cho các em

Tìm tòi, 1 Cá nhân HS hãy tìm hiểu qua bố mẹ hoặc người thân về: - GV yêu cầu - HS có thể

Trang 10

mở rộng + Các biện pháp thường dùng trong trồng trọt để tạo điều kiện

cho rễ cây có thể hút nước và muối khoáng tốt

+ Các dạng rễ, thân, lá biến dạng khác ngoài các dạng em vừa

nghiên cứu Cho ví dụ

2 Hãy viết một đoạn văn mô tả một cây bất kì mà em biết dựa

trên các gợi ý sau:

+ Đặc điểm môi trường sống của cây

+ Đặc điểm rễ, thân, lá

Chú ý: bài viết cần minh họa bằng hình ảnh.

Tiết học sau báo cáo kết quả với GV

HS đọc thông tin, hoàn thành các câu hỏi ở phần tìm tòi

Nộp báo cáo vào tiết học sau

- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập và ghi nhận sự tiến bộ của HS

làm không chính xác

→ GV chỉnh sửa

Ngày đăng: 18/09/2017, 22:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w