1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC LẦN THỨ HAI NĂM 1956 Ở MIỀN BẮC

121 415 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 682 KB

Nội dung

năm 1945 đến năm 1995, với nhiều hình ảnh, số liệu, bảng thống kê có giá trị,trong đó có đề cập đến các cuộc cải cách giáo dục; Hồ Thị Hồng, “Lịch sử phát triển hệ thống giáo dục Việt Na

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệutrích dẫn trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Những kết luậnkhoa học của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào

Hà Nội, tháng 6 năm 2016

Tác giả

Trần Văn Nam

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 QUÁ TRÌNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC LẦN THỨ HAI NĂM 1956 Ở MIỀN BẮC 8

1.1 Sơ lược tình hình giáo dục Việt Nam trước năm 1956 8

1.1.1 Bối cảnh lịch sử và những yêu cầu đặt ra đối với giáo dục ở Việt Nam sau năm 1945 8

1.1.2 Khái lược về nền giáo dục Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 9

1.2 Chủ trương của Đảng công sản Việt Nam về cải cách giáo dục lần thứ hai (năm 1956) ở miền Bắc 21

1.2.1 Bối cảnh lịch sử và những yêu cầu mới đặt ra đối với nền giáo dục ở miền Bắc sau năm 1954 21

1.2.2 Chủ trương của Đảng và những nội dung cơ bản của Đề án cải cách giáo dục lần thứ hai (năm 1956) ở miền Bắc 26

1.3 Sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực hiện cải cách giáo dục lần thứ hai (năm 1956) ở miền Bắc 33

1.3.1 Về giáo dục phổ thông 33

1.3.2 Về hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp .47

1.3.3 Đẩy mạnh chương trình học tại chức, đào tạo cán bộ cho miền núi .52

Chương 2 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 63

2.1 Nhận xét 63

2.1.1 Về chủ trương cải cách giáo dục của Đảng 63

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục là một vấn đề lớn của xã hội, có tác động trực tiếp đến sự pháttriển của mỗi quốc gia, dân tộc, như nhà bác học Lê Quý Đôn đã khẳng định:

“Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng” Đấtnước muốn hưng vượng phải nhờ vào nguồn nhân lực được trang bị tri thứctoàn diện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Đặt giáo dục đúng với vị trí, vaitrò của nó để đầu tư, phát triển mới thực sự tạo ra động lực cho sự phát triểnđất nước Nội dung và chất lượng của các quốc gia, dân tộc ở mỗi thời điểmđều mang tính lịch sử Do đó, chính sự phát triển, đổi thay của điều kiện vàyêu cầu lịch sử sẽ đặt ra yêu cầu đổi mới, cải cách giáo dục cho phù hợp.Nghiên cứu về các cuộc cải cách giáo dục sẽ góp phần nhận diện rõ sự pháttriển của nền giáo dục cũng như lịch sử phát triển của một quốc gia, dân tộctrong những chặng đường cụ thể

Sau 15 năm ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thành công Cáchmạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa,

mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc Một trong những nhiệm vụ cấpbách hàng đầu của chính quyền non trẻ, đó là phải “diệt giặc dốt” bằng việc

mở các lớp bình dân học vụ, bởi Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định

“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [26, tr 36] Trong cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), cùng với việc thực hiện cácnhiệm vụ “kiến quốc”, các chương trình xây dựng và phát triển văn hoá, giáodục ở vùng tự do vẫn tiếp tục được duy trì Đây là tiền đề cho việc định hìnhnền giáo dục cách mạng của Việt Nam

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng năm 1954, một yêu cầumới đặt ra ở miền Bắc khi đó là Đảng phải lãnh đạo cải cách giáo dục để nângcao dân trí, phát triển văn hóa xã hội đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới như

Trang 6

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần

có những con người XHCN” [28, tr 310] Cải cách giáo dục lần thứ hai

(1956) có liên quan mật thiết, tác động trực tiếp đối với công cuộc xây dựngCNXH ở miền Bắc bởi lẽ sự phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có nhữngcon người có trình độ văn hóa Do đó, không khó để nhận thấy rằng cải cáchgiáo dục có quan hệ chặt chẽ với các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hộicủa miền Bắc, có sự tương ứng tác động lẫn nhau Đặc biệt, đối với nước ta,

đi lên từ một nước thuộc địa nửa phong kiến với nền kinh tế nông nghiệp lạchậu, lại bị chính sách “ngu dân” của thực dân Pháp

Cho đến nay, những thông tin liên quan đến cuộc cải cách giáo dục ởmiền Bắc năm 1956 được đăng tải dải dác ở một số công trình nghiên cứu.Hiện chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu dưới góc nhìn lịch sử về nội dunglịch sử này Nghiên cứu đề tài Cuộc cải cách giáo dục ở miền Bắc (1956) sẽtập trung lý giải các vấn đề như vì sao phải cải cách giáo dục? Cải cách nhưthế nào? Kết quả và tác động của nó đối với sự hình thành, phát triển nền giáodục Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc và thời kỳ hiện nay? Nhữngkinh nghiệm lịch sử cần rút ra và gợi ý việc vận dụng những kinh nghiệm đóvào cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở nước ta hiện nay

Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam

lãnh đạo cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai năm 1956 ở miền Bắc” làm đề

tài luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sảnViệt Nam

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Giáo dục và đào tạo nói chung, cải cách giáo dục nói riêng là vấn đề lớn,

hệ trọng của mỗi quốc gia, dân tộc Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng đặcbiệt của vấn đề này, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2-9-1945), Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều nghịquyết, chỉ thị chỉ đạo công tác giáo dục, nâng cao dân trí cho nhân dân, qua

Trang 7

đó thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng về lĩnh vực trọng yếu này Các bàiviết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước như Chủtịch Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh… cũng như các công trìnhnghiên cứu của các nhà khoa học về giáo dục, cải cách giáo dục là hết sứcphong phú, đa dạng ở nhiều góc cạnh khác nhau Nhìn một cách tổng thể, cáccông trình nghiên cứu tiếp cận vấn đề trên các mảng như: giáo dục phổ thông,giáo dục đại học, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, giáo dục cho đồng bàocác dân tộc tỉnh miền núi Khái quát lại có thể chia thành những nhómnghiên cứu cơ bản sau:

Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về giáo dục phổ thông ở Việt

Nam, tiêu biểu có các nghiên cứu của: Phòng Lịch sử giáo dục - Viện Khoa

học giáo dục, “Những sự kiện giáo dục phổ thông 40 năm (1945-1985)”; Hồ Chí Minh (1990), “Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục”, Nhà xuất bản Giáo dục;

Võ Thuần Nho (chủ biên) (1980), “35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ

thông”, Nhà xuất bản Giáo dục, công trình này đã trình bày một cách khái

quát và hệ thống về sự phát triển của nền giáo dục phổ thông Việt Nam từ đầu

thế kỷ XX đến năm 1980; Nguyễn Văn Huyên (1990), “Những bài nói và viết

về giáo dục”, Nhà xuất bản Giáo dục; Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1992),

“Sơ thảo giáo dục Việt Nam (1945-1990)”, Nhà xuất bản Giáo dục; Hoàng

Đức Nhuận - Viện Khoa học Giáo dục, “Việt Nam trưởng thành qua 30 năm

phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục”, Tạp chí Thông tin hoa học Giáo dục,

số 30-1992; Đỗ Mười (2-1993), “Chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố

con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh” Văn kiện Hội

nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII; Phạm Tất Dong,

“Nền giáo dục Việt Nam - 50 năm trên chặng đường xây dựng và phát triển”,

Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 2-1995; Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), “50

năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945-1995)”, đã cung cấp

những nội dung quan trọng về nền giáo dục Việt Nam mới từ khi hình thành

Trang 8

năm 1945 đến năm 1995, với nhiều hình ảnh, số liệu, bảng thống kê có giá trị,

trong đó có đề cập đến các cuộc cải cách giáo dục; Hồ Thị Hồng, “Lịch sử

phát triển hệ thống giáo dục Việt Nam từ 1945 đến nay”, Viện Khoa học Giáo

dục; Viện Khoa học Giáo dục (2011), “Nhà trường phổ thông qua các thời

kỳ”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia - Hà Nội; Lê Văn Giạng (chủ biên)

(2003), “Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam”, Nhà xuất

bản Chính trị Quốc gia, đã mô tả khái quát hình ảnh nền giáo dục Việt Nam từnền giáo dục Nho học, nền giáo dục thuộc Pháp đến nền giáo dục đương đại

Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về giáo dục Đại học, Trung

học chuyên nghiệp có các công trình sau: Bộ Đại học và THCN, (1975), “30

năm nền giáo dục Đại học và THCN (1945-1975)”, Nhà xuất bản Đại học và

THCN, Hà Nội; Bộ Đại học và THCN (1978), “Về công tác Đại học và

THCN (Những văn bản chung)”, Hà Nội; Bộ Đại học và THCN, (1985), “40 năm xây dựng và trưởng thành của ngành Đại học và THCN (1945-1985), Hà

Nội; Lê Văn Giạng (Chủ biên), (1985), “Lịch sử đại học và Trung học chuyên

nghiệp Việt Nam”, tập 1, Viện Nghiên cứu Đại học và THCN, Hà Nội; Bộ

Đại học, THCN - DN, (1989), “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam”, Hà Nội; Tổng cục Thống kê - Việt Nam, (1990), “Con số và sự kiện 1945-1989”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội; Lê Văn Giạng (chủ biên), (1993), “Sơ thảo lịch sử

giáo dục Đại học và THCN Việt Nam giai đoạn 1955-1975”, Viện Nghiên

cứu Đại học và THCN, Hà Nội; Bộ Đại học và THCN, “Niên giám thống kê

20 năm phát triển giáo dục Đại học và THCN (1955-1975)”; Tổng cục

Thống kê, “Số liệu 1930-1985”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội; Bùi Sỹ, (1995), “Đào tạo nghề (1945-1995)”, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục.

Những công trình nghiên cứu nêu trên đã trình bày khái quát quá trìnhphát triển và cải cách giáo dục ở nước ta từ năm 1945 đến cuối thế kỷ XX.Như vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu trực tiếp về giáo dục, cảicách giáo dục thuộc phạm vi của khoa học xã hội Trên giác độ khoa học lịch

Trang 9

sử Đảng Cộng sản Việt Nam thì những công trình nghiên cứu chuyên sâu vềĐảng lãnh đạo cải cách giáo dục còn rất ít Tuy nhiên, những công trìnhnghiên cứu nêu trên đã cung cấp những tư liệu khoa học, có hệ thống và gợi

mở, chỉ dẫn hết sức quý báu cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.Thông qua luận văn, tác giả mong muốn sẽ tổng kết có hệ thống quá trìnhĐảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cuộc cải cách giáo dụclần thứ hai ở miền Bắc trong thời gian từ năm 1956 đến năm 1975 Chỉ ranhững sáng tạo, những kinh nghiệm tốt, cách làm hay của giáo dục, đào tạothời kỳ miền Bắc XHCN Từ đó, trong một số dẫn chứng, phương pháp, tổchức giáo dục cụ thể sẽ có thể vận dụng vào việc thực hiện đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, nhằm đẩy mạnh việcthực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)

“Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Làm sáng rõ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo, chỉđạo cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai; nêu bật những thành tựu, chỉ ra một sốhạn chế, từ đó rút ra một số nhận xét, đánh giá tác động của cuộc cải cáchgiáo dục lần thứ hai ở miền Bắc đến việc định hình một nền giáo dục mangtính chất XHCN Rút ra một số kinh nghiệm có giá trị thực tiễn trong việcthúc đẩy việc thực hiện chủ trương, đường lối nghị quyết của Đảng về đổimới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo trong giai đoạn hiện nay

- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần tăng cường tri thức về lịch sửcác cuộc cải cách giáo dục nói chung và cải cách giáo dục ở miền Bắc nóiriêng, từ đó, tăng thêm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệpđổi mới giáo dục hiện nay

Trang 10

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nêu trên trên, luận văn cần tập trung giảiquyết các nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Nghiên cứu bối cảnh lịch sử sau năm 1954, các chỉ thị, nghị quyết củaĐảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai; nghiêncứu về quá trình triển khai thực hiện, kết quả, hạn chế và những tác động củacuộc cải cách giáo dục lần hai đối với xã hội Việt Nam; những kinh nghiệm rút

ra trong tiến hành các cuộc cải cách giáo dục sau này nói riêng, với sự nghiệpgiáo dục đào tạo Việt Nam nói chung

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Về nội dung: luận văn nghiên cứu quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam

lãnh đạo cuộc cải cách giáo dục ở miền Bắc năm 1956

- Về không gian: luận văn nghiên cứu trên địa bàn các tỉnh miền Bắc.

- Về thời gian: sự hình thành chủ trương, chương trình cải cách giáo dục

và việc áp dụng nội dung, biện pháp cải cách giáo dục ở miền Bắc từ năm

1956 đến năm 1975

5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng chủ yếu phương pháplịch sử và phương pháp lôgic để làm sáng tỏ quá trình Đảng Cộng sản ViệtNam lãnh đạo cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai ở miền Bắc Ngoài ra, luậnvăn còn kết hợp sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích,

so sánh, thống kê, phân kỳ…

Trang 11

6 Những đóng góp về khoa học của luận văn

- Đóng góp về mặt nhận thức khoa học: luận văn góp phần làm sáng tỏ

quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc cải cách giáo dục ở miềnBắc từ năm 1956 đến năm 1975 Trên cơ sở đó, luận văn nêu rõ nhữngthành tựu, hạn chế và kinh nghiệm lịch sử trong quá trình chỉ đạo thực hiệncuộc cải cách

- Đóng góp về mặt thực tiễn: từ những nghiên cứu cụ thể về cuộc cải

cách giáo dục ở miền Bắc, luận văn góp phần cung cấp những luận cứ đúngđắn để Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục bổ sung, điều chỉnh, đề ra chủtrương, chính sách đúng đắn trong thực hiện đổi mới, cải cách giáo dục tronggiai đoạn hiện nay

- Đóng góp về mặt tư liệu: sản phẩm cuối cùng của luận văn có thể

sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu về cải cách giáodục giai đoạn hiện nay Ngoài ra, ở chừng mực nào đó, luận văn cũng là tàiliệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam, đặc biệt trong thời kỳ 1954-1975

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung của luận văn gồm hai chương:

Chương 1: Quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc cải cách

giáo dục ở miền Bắc (1956)

Chương 2: Nhận xét và kinh nghiệm.

Trang 12

Chương 1 QUÁ TRÌNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC LẦN THỨ HAI NĂM 1956 Ở MIỀN BẮC

1.1 Sơ lược tình hình giáo dục Việt Nam trước năm 1956

1.1.1 Bối cảnh lịch sử và những yêu cầu đặt ra đối với giáo dục ở Việt Nam sau năm 1945

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi đã mở ra 1 kỷ nguyênmới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập dân tộc và CNXH Đồng thời,thắng lợi này cũng đưa lại những thuận lợi cơ bản cho cách mạng Việt Nam:Cách mạng Tháng Tám thành công đã mang lại nền độc lập cho dân tộc,quyền làm chủ cho nhân dân Đây là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta

từ khi có Đảng lãnh đạo Nó đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộcViệt Nam Từ thân phận nô lệ, nhân dân Việt Nam đã trở thành người dânmột nước độc lập, làm chủ vận mệnh của chính mình Nhà nước Việt NamDân chủ Cộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á đãchấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn 80 năm nhândân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít

Nhân dân Việt Nam có Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnhđạo Từ hoạt động bí mật, Đảng ra hoạt động công khai góp phần tăng cường

uy tín và ảnh hưởng của Đảng trong nhân dân Chính quyền nhân dân được

xây dựng có hệ thống từ Trung ương đến địa phương Cùng với Chính phủ

lâm thời được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, một hệ thống chínhquyền đã được thiết lập từ Trung ương đến địa phương, được nhân dân cảnước ủng hộ

Bênh cạnh những thuận lợi cơ bản, cách mạng Việt Nam sau năm 1945vấp phải một số khó khăn điển hình sau: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 làcuộc cách mạng “tự giải phóng” đầu tiên trong hệ thống thuộc địa của chủ

Trang 13

nghĩa đế quốc do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo Tuy nhiên, Nhà nướccách mạng ngay từ khi mới ra đời đã phải đối phó với hàng loạt nguy cơ,thách thức, tưởng chừng khó vượt qua Cách mạng nước ta ở vào tình thế

“ngàn cân treo sợi tóc” Đó là nguy cơ của “giặc đói”, “giặc dốt” và đặc biệt

là giặc ngoại xâm Chính sách ngu dân hơn 80 năm của thực dân Pháp để lại hậuquả là hơn 90% dân số không biết chữ; nhiều tệ nạn xã hội, tập tục lạc hậu vẫntồn tại trong đời sống nhân dân, cản trở sự phát triển kinh tế và xây dựng đời sốngvăn hoá mới

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, bối cảnh quốc tế tuy chuyểnbiến có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc, song Việt Nam chưa nhận được

sự giúp đỡ trực tiếp của cách mạng thế giới Nước ta bị chủ nghĩa đế quốcphong toả bốn bề Địa vị pháp lý của Việt Nam chưa được công nhận ở Liênhợp quốc, mặc dù nhiều lần Chính phủ ta đã đề đạt nguyện vọng được tổ chứcnày công nhận nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Khó khănlớn nhất trong năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám là sự hiện diện của quânđội nước ngoài trên đất nước ta, đe dọa nền độc lập dân tộc và sự tồn tại củachính quyền non trẻ

Trước tình hình đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quyếtsách đúng đắn, sáng suốt trong việc phát huy các yếu tố thuận lợi, hạn chế vàvượt qua khó khăn, bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám.Trong đó, nhiệm vụ diệt “giặc dốt” được đặt ra cấp bách, nhằm góp phần đẩymạnh sự nghiệp giáo dục nước nhà, củng cố nền độc lập dân tộc trong nhữngngày khó khăn nhất của cách mạng

1.1.2 Khái lược về nền giáo dục Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954

1.1.2.1 Nền giáo dục của Việt Nam (1945-1950)

Một ngày sau khi đọc “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt NamDân chủ Cộng hòa, ngày 3-9-1945, tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh

chủ tọa phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ Trong phiên họp, Chủ

Trang 14

tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt NamDân chủ Cộng hòa, trong đó có nhiệm vụ giải quyết nạn dốt Theo Người,một dân tộc dốt là một dân tộc yếu Vì vậy, cần đề nghị mở một chiến dịch đểchống nạn mù chữ.

Thực hiện nhiệm vụ trên, ngày 8-9-1945, Chính phủ lâm thời nước ViệtNam Dân chủ Cộng hoà ban hành Sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ để

“trông nom việc học của nhân dân” Rất nhanh chóng, phong trào “Bình dânhọc vụ” đã thu hút được động đảo các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia

Ngày 25-11-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Kháng

chiến, kiến quốc” Chỉ thị xác định rõ nhiệm vụ cơ bản, trước mắt của cách

mạng nước ta là củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, chống thực dân Phápxâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân Trong đó, Đảng ta đãxác định phương châm chỉ đạo trên lĩnh vực văn hóa là: “Chống nạn mù chữ,cải cách giáo dục theo tinh thần mới, mở đại học và trung học, xây dựng nềnvăn hóa mới theo ba nguyên tắc: dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa”

[33, tr.441] Tính khoa học là sử dụng các phương pháp khoa học để xem xét,

phân tích, giải thích mọi sự việc; là giảng dạy các môn khoa học cơ bản, khoa

học ứng dụng, công nghệ tiên tiến Tính dân tộc được thể hiện ở việc bồi

dưỡng lòng yêu nước, bảo vệ độc lập tự do của đất nước, giữ gìn và phát huy

những mặt tốt đẹp trong truyền thống dân tộc Tính đại chúng là giáo dục phải

phục vụ đông đảo nhân dân Việt Nam Với những nội dung quan trọng trêncác lĩnh vực, đặc biệt là công tác chống nạn mù chữ, cải cách giáo dục, Chỉ

thị “Kháng chiến, kiến quốc” thực sự soi sáng con đường đấu tranh giữ vững

chính quyền, từng bước xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tạo nên sức mạnh

to lớn cho dân tộc ta đánh bại âm mưu và hành động xâm lược của bọn đếquốc và tay sai

Là người sớm nhận thức được vai trò của văn hóa, giáo dục đối với sựnghiệp bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, xây dựng đất nước giàu mạnh,

Trang 15

“sánh vai với các cường quốc năm châu”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Lờikêu gọi”:

“Muốn giữ vững nền độc lậpMuốn cho dân mạnh, nước giàuMọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận củamình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nướcnhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ Những người đã biếtchữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ… Những người chưa biết chữhãy gắng sức mà học cho biết Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thìanh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo… Phụ nữ lại càng cần phải học.” [33,

tr 448, 449]

Tháng 9-1945, trong ngày khai trường năm học đầu tiên sau ngày Cáchmạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho học sinh, trong đóNgười viết: “Non sông Việt Nam có trở lên vẻ vang hay không, dân tộc ViệtNam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được haykhông, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [26, tr 33].Trong điều kiện lúc bấy giờ, với tầm nhìn xa, trông rộng, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã xác định nâng cao dân trí là một nhiệm vụ cấp bách, là nhân tố quyếtđịnh đến sự tồn vong, hưng thịnh của đất nước

Như vậy, ngay sau khi giành được độc lập, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã đề ra những quan điểm, chủ trương đúng đắn về chống nạndốt, từng bước cải cách nền giáo dục của đất nước sau nhiều năm bị chế độthực dân phong kiến đô hộ Đây chính là những căn cứ quan trọng để chúng tatiếp tục thực hiện cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (1956) và cũng là nền tảngđầu tiên xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại trong giai đoạn hiện nay.Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và “Lời kêu gọi” của Chủtịch Hồ Chí Minh, chỉ trong một thời gian ngắn, các lớp học bình dân được tổ

Trang 16

chức ở khắp nơi, lôi cuốn từ những em nhỏ đến các cụ già Truyền thống hiếuhọc của dân tộc ta được phát huy.

Sau khi các Sắc lệnh được ban hành, phong trào toàn dân tham gia cáclớp bình dân học vụ phát triển rộng khắp, lôi cuốn được mọi tầng lớp, mọi lứatuổi, mọi giới tham gia Ở các địa phương, nơi nào cũng có thể trở thành lớphọc, từ đình chùa đến cổng làng, bờ ruộng, xưởng máy Nhờ đó, chỉ sau mộtnăm thực hiện, ta đã mở được 15.000 lớp học, đào tạo 95.000 giáo viên, đã có2.500.000 người thoát nạn mù chữ Về cơ bản nạn mù chữ được thanh toánmột bước quan trọng Cũng từ đây, hệ thống giáo dục phổ thông và đại họcđược xây dựng và từng bước phát triển theo ba nguyên tắc: dân tộc, dân chủ

và khoa học Đặc biệt, một bước ngoặt quan trọng đánh dấu tinh thần độc lập,

tự chủ trong đời sống văn hóa, giáo dục của nước ta đó là từ năm 1945, tiếngViệt được dùng trong các văn bản chính thức của Nhà nước cũng như trongviệc học tập, giảng dạy ở các trường, lớp

Trong khi đất nước ta đang tiến hành Bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ

có kết quả thì tình hình mới lại xuất hiện gây bất lợi cho giáo dục nói riêng vàđất nước nói chung Đó là sau những nhân nhượng, hòa hoãn để tìm một giảipháp hòa bình không được thực dân Pháp chấp thuận, ngày 19-12-1946, cuộc

“kháng chiến toàn quốc” bùng nổ, giáo dục phải chuyển hướng hoạt độngsang thời chiến Nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành giáo dục lúc này là phảitìm mọi biện pháp khôi phục lại hoạt động của nhà trường thuộc các bậc họcmột cách phù hợp với hoàn cảnh mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộckháng chiến, kiến quốc

Tại Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 4 (tháng 4-1947), Đảng ta chỉ raphương hướng chính cho giáo dục lúc này đó là “chương trình học phải thiếtthực nhằm đào tạo nhân tài cho kháng chiến ở tất cả các lĩnh vực; học sinhphải vừa học vừa sản xuất tự túc một phần; tiếp tục phát triển bình dân họcvụ; chú ý mở trường ở vùng quốc dân thiểu số” [2, Tr 88]

Trang 17

Tiếp đó, từ ngày 15 đến ngày 17-1-1948, Ban Chấp hành Trung ươngtriệu tập Hội nghị mở rộng tại Việt Bắc Trong bối cảnh cuộc kháng chiếntoàn quốc đã diễn ra hơn một năm, lực lượng của ta trưởng thành mau chóng,thu nhiều thắng lợi quan trọng, nhất là đập tan cuộc tiến công của địch lênchiến khu Việt Bắc, Hội nghị vạch ra những phương hướng và biện pháp cơbản đẩy mạnh cuộc kháng chiến trong giai đoạn mới Đối với công tác giáodục, có thể thực hiện tốt mục đích đã nêu trên, Hội nghị đã đề ra những biệnpháp cần thiết để ngành giáo dục như: “…chấn chỉnh và mở mang việc họctrong thời chiến; dịch chương trình học và soạn sách giáo khoa mới; địnhcách dạy theo lối mới; mở thêm trường mới theo kế hoạch và gửi học sinh đihọc ở nước ngoài…”[40, Tr 24] Những chủ trương đúng đắn trên có ý nghĩaquan trọng trong việc chỉ dẫn, định hướng cho ngành giáo dục nước nhà pháttriển, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, kiến quốc.

1.1.2.2 Khái lược về cuộc cải cách giáo dục năm 1950 (Cải cách giáo dục lần thứ nhất của nền giáo dục cách mạng ở Việt Nam)

Bước sang năm 1950, tình hình của cuộc kháng chiến chống Pháp thayđổi có lợi cho ta Chiến thắng trong chiến dịch Biên giới năm 1950 đã làmcho nước ta thoát khỏi cảnh bị bao vây, bước đầu thiết lập được quan hệ ngoạigiao với các nước XHCN anh em Vấn đề đặt ra là phải phát huy nội lực củađất nước, kết hợp với sự viện trợ của nước ngoài để đẩy nhanh cuộc khángchiến đến thắng lợi Muốn vậy, điều có ý nghĩa quan trọng là phải khẳng địnhchế độ dân chủ nhân dân, người cày có ruộng, nâng cao trình độ dân trí hơnnữa Tình hình đó đặt ra cho ngành giáo dục nhiệm vụ phải phục vụ khángchiến mạnh hơn nữa bằng sự khẳng định chế độ dân chủ nhân dân và bằng sựphát triển mạnh mẽ hơn nữa cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cungcấp cho tiền tuyến và hậu phương Trong bối cảnh mới và những yêu cầu củacuộc kháng chiến, kiến quốc như vậy, năm 1950, Trung ương Đảng và Chínhphủ đã quyết định tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất

Trang 18

Tháng 2-1950, tại Việt Bắc, Bộ Quốc gia giáo dục triệu tập Hội nghị trù

bị về cải cách giáo dục Hội nghị quyết định tiến hành cuộc cải cách giáo dục

và mở cuộc vận động “Rèn luyện cán bộ, chỉnh đốn cơ sở” gọi tắt là “Rèn cánchỉnh cơ” sâu rộng trong ngành giáo dục để xóa bỏ triệt để những quan điểm,chương trình, nội dung giáo dục lạc hậu của nền giáo dục cũ, xây dựng nềngiáo dục mới cả về quan điểm, chương trình, giáo trình và đội ngũ giáo viên.Tháng 7-1950, Đề án cải cách giáo dục đã được Hội đồng Chính phủ thôngqua Tính chất của nền giáo dục mới nước ta là một nền giáo dục của dân, dodân, vì dân được xây dựng trên ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng,phục vụ lợi ích của nhân dân Việt Nam, đấu tranh chống đế quốc và phongkiến, giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho người cày Từ sau chiếnthắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, việc dạy và học trong vùng tự do dần đivào ổn định và phát triển mạnh, điều đó đặt ra yêu cầu phải có sự thay đổitoàn diện của nền giáo dục kháng chiến

Về mục tiêu của giáo dục phổ thông, Đề án cải cách giáo dục lần thứ

nhất năm 1950 chỉ rõ: mục tiêu đào tạo là giáo dục thế hệ trẻ thành nhữngngười công dân trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, có phẩm chất, nănglực phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân

Phương châm giáo dục là học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn

Về nội dung giáo dục, Đề án cải cách giáo dục chỉ rõ cần bồi dưỡng cho

người học tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc, tình yêu lao động, ý thức họctập, tôn trọng của công, phương pháp suy luận và thói quen làm việc khoahọc Một số môn học mới được đưa vào nhà trường như thời sự, chính sách,giáo dục công dân, tăng gia sản xuất Đảng ta cũng chỉ đạo do điều kiệnkháng chiến, do thiếu thầy hoặc do chưa thật cần thiết nên tạm giảm một sốmôn: ngoại ngữ, nhạc, vẽ, nữ công gia chánh Cũng theo tinh thần của cuộccải cách giáo dục lần thứ nhất này, chúng ta thực hiện dạy tiếng Việt ở bậc đại

Trang 19

học, hoàn tất việc đưa tiếng Việt vào dạy ở nhà trường vốn đã được triển khaisau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Về cơ cấu nhà trường, cải cách xác định gồm có hệ phổ thông 9 năm và hệ

thống giáo dục bình dân, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục cao đẳng và đại học

Về tổ chức nhà trường, Đảng chủ trương nâng cao vai trò của các đoàn

thể giáo viên và học sinh nhằm phát huy khả năng tích cực của giáo viên vàhọc sinh trong việc xây dựng nhà trường về mọi mặt Điểm đáng chú ý vàcũng là một nội dung cải cách lớn cho phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ, đó

là hệ thống nhà trường Trung học, Tiểu học cũ từ hệ 12 năm được thay thếbằng hệ thống nhà trường phổ thông duy nhất 9 năm, chia làm 3 cấp và vẫnđảm bảo tính liên tục

Ngày 31-7-1950, Bộ Giáo dục ra Thông tư số 56-TT về “Tổ chức trường phổ

thông 9 năm” Thông tư chỉ rõ cơ cấu trường phổ thông 9 năm gồm 3 cấp học:

+ Cấp I: 4 năm (lớp 1, 2, 3, 4) thay thế cho cấp Tiểu học cũ (không kể 1năm học lớp Ấu trĩ hay vỡ lòng)

+ Cấp II: 3 năm (lớp 5, 6, 7) thay thế cho bậc Trung học phổ thông cũ (4năm)

+ Cấp III: 2 năm (lớp 8 và lớp 9) thay thế cho bậc Trung học chuyênkhoa cũ (3 năm) Cũng theo đó, các kỳ thi cuối cấp bị xóa bỏ, cuối năm lớp 9,học sinh chỉ phải qua một kỳ thi tốt nghiệp nhằm mục đích kiểm tra tổng quátnhững kết quả học tập và rèn luyện của học sinh

Về công tác quản lý giáo dục, Đề án cải cách của Chính phủ nhấn mạnh

nguyên tắc tập trung, dân chủ Bên cạnh Hội đồng chuyên môn và hội đồng

kỷ luật đã có từ trước, thành lập thêm Hội đồng quản trị, thành phần gồm cóđại biểu giáo viên, đại biểu phụ huynh đều do hiệu trưởng làm chủ tịch Cóthể nói đây là một biện pháp nhằm dân chủ hóa việc quản lý về tư tưởng vàchuyên môn của các trường học

Trang 20

Biên chế năm học theo hệ thống giáo dục mới quy định năm học mới bắtđầu từ tháng 1 dương lịch đến tháng 12 năm đó Thời gian học chia làm 2 kỳ,mỗi kỳ 4 tháng xen giữa 2 đợt nghỉ để học sinh có thời gian tham gia sảnxuất Quy định này bắt đầu thực hiện và áp dụng từ Thông tư số 54-TT của

Bộ Giáo dục ngày 22-12-1951

Thực hiện Đề án cải cách giáo dục năm 1950, Bộ Giáo dục nhanh chóngtiến hành một số công việc sau:

Một là, về biên soạn sách giáo khoa, đã tập hợp các giáo viên của các

cấp học nhằm tổ chức một trung tâm viết sách giáo khoa (gọi là trại Tu thư)

để biên soạn cấp tốc sách giáo khoa theo chương trình phổ thông mới 9 năm.Theo đó, mùa hè năm 1951, 30 giáo viên giỏi tập trung tại xã Đào Dã (PhúThọ) đã được đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng tới thăm (ngày21-8-1951) Tại đây, đồng chí phân tích rõ về đặc trưng của hoạt động giáodục, về tính chất giai cấp, nhiệm vụ của giáo dục trong giai đoạn cách mạngđương thời Về việc biên soạn sách giáo khoa, đồng chí đề nghị tập trungtrước hết vào các môn quốc văn, lịch sử, toán, lý, hóa và chính trị thườngthức Nhận thức điều đó, với tinh thần khẩn trương, đến năm 1952, trại đãhoàn thành toàn bộ sách giáo khoa cấp I theo chương trình mới, đối với cấp II

và III, bước đầu đã biên soạn được một số tài liệu và sách về các môn lịch sử,chính trị, công dân giáo dục, toán, vật lý Tuy nhiên, do điều kiện đang cóchiến tranh ác liệt, việc liên lạc bị ngăn trở, hoạt động in ấn thiếu thốn, việcphân phối sách giáo khoa cho các địa phương gặp không ít khó khăn Cuộccải cách giáo dục lần thứ nhất năm 1950 mới chỉ được triển khai ở các vùnggiải phóng, còn các vùng do thực dân Pháp tạm chiếm, các trường vẫn dạyhọc theo hệ thống phổ thông 12 năm, nội dung và chương trình học gần giốngnhư trước năm 1945

Hai là, về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, một trong

những điều quan trọng nhất trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất năm

Trang 21

1950 đó là đã bồi dưỡng, củng cố lại đội ngũ giáo viên bởi phần đông số giáoviên ở thời điểm này đều do trường học thời Pháp thuộc đào tạo Nhìn chung,chất lượng đội ngũ giáo viên này rất tốt, tuy nhiên, quan điểm, lập trường,nhất là quan điểm giáo dục của một số còn mơ hồ, thậm chí còn có tư tưởnggiáo dục trung lập và văn hóa thuần túy Trước thực tiễn này, công việc đầutiên, cấp bách là bồi dưỡng cho họ về lập trường tư tưởng, chính trị, để họ cóquan điểm mới về giáo dục theo chủ trương của Đảng, đồng thời, để đội ngũgiáo viên phải tự đề ra cho mình những nhiệm vụ to lớn về mặt giáo dục Bêncạnh việc bồi dưỡng giáo viên cũ về mặt tư tưởng, Đảng còn chú trọng đàotạo một lớp giáo viên mới từ những thanh niên lớn lên trong kháng chiến.Chính bởi vậy, ở giai đoạn này, nhiều trường và lớp sư phạm được mở ra ởTrung ương và ở các khu

Để đảm bảo cho cuộc cải cách giáo dục đạt kết quả tốt, nhiều đợt học tậpchính trị và nghiệp vụ được tổ chức cho giáo viên, giúp họ phân định đượcranh giới giữa nhân dân, dân tộc với đế quốc và phong kiến Thông qua đó,những cán bộ làm công tác giáo dục thêm phấn khởi tin tưởng, ra sức chỉnhđốn tổ chức, cải cách giảng dạy, biến nhà trường thành công cụ sắc bén củakháng chiến Nhờ có chủ trương cải cách giáo dục, chỉnh huấn cán bộ cũ, đàotạo cán bộ mới, tổ chức thi đua học tập, thi đua giảng dạy mà bộ mặt các nhàtrường trong kháng chiến có nhiều thay đổi Trong điều kiện khó khăn, giankhổ, các nhà trường đã cố gắng vượt lên tình trạng vừa kháng chiến, vừagiảng dạy, vừa học tập, vừa tham gia sản xuất tuyên truyền đánh giặc, đi dâncông phục vụ chiến dịch

Ba là, công tác xoá nạn mù chữ tiếp tục được tiến hành và có những

bước phát triển mới: tính đến tháng 6-1950, số người thoát nạn mù chữ trong

cả nước là trên 12 triệu người Một số người được tiếp tục qua các lớp dự bị

để biết đọc, biết viết một cách chắc chắn hơn Tổng số các đơn vị được côngnhận thoát nạn mù chữ là 10 tỉnh (Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình,

Trang 22

Phúc Yên, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên) và 84huyện, 1.500 xã, 7.350 thôn, trong đó có những huyện nằm trong vùng địchkiểm soát chặt chẽ như: Yên Mỹ (Hưng Yên), Mỹ Lộc (Nam Định), Kỳ Sơn(Hòa Bình), Lạc Thủy (Hà Nam) Những vùng ngoại thành Hà Nội, HảiPhòng, Nam Định, Huế cũng được thanh toán nạn mù chữ ở từng thôn.Những thành tích nói trên góp phần mở mang kiến thức cho nhân dân và thúcđẩy nhanh sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc

Bốn là, về đào tạo học sinh ở nước ngoài, song song với việc thực hiện

cải cách giáo dục ở trong nước, để chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ côngcuộc kiến thiết đất nước sau khi giải phóng, với tầm nhìn chiến lược, Đảng vàChính phủ đã cử các đoàn cán bộ và học sinh tốt nghiệp phổ thông và đại học

đi học dài hạn ở nước ngoài, nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng đất nước saukhi chiến tranh kết thúc Trong đó, mùa hè năm 1951, nhóm học sinh đầu tiêngồm 21 người được cử sang Liên Xô học tập, mở đầu quan hệ hợp tác tronglĩnh vực đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý giữa Việt Nam vàcác nước anh em Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp càng gần đến ngàythắng lợi thì nhu cầu đào tạo cán bộ để khôi phục và xây dựng đất nước sauchiến tranh càng trở lên bức bách hơn Đầu năm 1953-1954, ta đã gửi nhiềuđoàn học sinh đi nhiều nước khác nhau: đoàn đi Liên Xô 50 người, đi Cộnghòa dân chủ Đức 04 người, đi Bungari 01 người, đi Trung Quốc 190 người.Các khoản chi phí đào tạo đều do nước bạn đài thọ

Như vậy, cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất năm 1950 đã tạo đượcbước phát triển vượt bậc cho nền giáo dục nước ta, định hình một nền giáodục dân chủ, tiến bộ Nhiệm vụ chống mù chữ đem lại những kết quả bướcđầu, công tác bổ túc văn hóa được đẩy mạnh Giáo dục phổ thông theochương trình 9 năm đã phát triển mạnh mẽ theo phương châm và nội dungchương trình đào tạo của cuộc cải cách giáo dục Công tác bồi dưỡng, đào tạogiáo viên cũng được coi trọng, điều đó được thể hiện ở việc chúng ta đã xây

Trang 23

dựng được một đội ngũ giáo viên giàu lòng yêu nước, trung thành với Đảng,gắn bó với nhân dân, có lòng yêu nghề, yêu trẻ và thiết tha phục vụ Tổ quốc,phục vụ nhân dân.

Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất năm 1950, dưới sự lãnh đạo củaĐảng đã thật sự mang lại bước tiến mới cho ngành giáo dục, góp phần thúcđẩy cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mau đi tới thắng lợi, mở ra mộtgiai đoạn phát triển mới cho nền giáo dục nước nhà Nó đặt nền tảng cho việcxây dựng một nền giáo dục dân chủ nhân dân mới của nước Việt Nam dânchủ cộng hòa với ba bộ phận cơ bản: giáo dục thế hệ trẻ, nâng cao trình độvăn hóa của nhân dân lao động và đào tạo cán bộ Cuộc cải cách đó còn manglại tính chất dân chủ trong các nhà trường, thống nhất các cấp lại thành một hệthống phổ thông duy nhất 9 năm, sau khi tốt nghiệp, học sinh có thể học tiếplên hoặc ra phục vụ ngay cho cuộc kháng chiến

Cải cách giáo dục lần thứ nhất còn thể hiện tính độc lập, tự chủ của Đảng

ta trong việc đề ra chủ trương và lãnh đạo thực hiện phù hợp với hoàn cảnhthực tế của đất nước và xu thế chung của thời đại, kết hợp lý thuyết với thựctiễn Đó là nền tảng tạo ra những con người “vừa hồng, vừa chuyên” mangbản chất XHCN Đây còn là một bước tiến mới, thể hiện tính chất ưu việt củagiáo dục cách mạng qua mục tiêu, đào tạo, chương trình, nội dung, phươngpháp và hệ thống nhà trường mới 9 năm Bằng những biện pháp và hình thứcsáng tạo, thích hợp, ngành giáo dục đã giành thắng lợi trong việc khắc phụcnhững tàn dư của tư tưởng giáo dục cũ như giáo dục trung lập, chuyên mônthuần túy, bước đầu gắn nhà trường với đời sống xã hội

Bên cạnh các nội dung của cuộc cải cách giáo dục năm 1950, quan điểmcải cách giáo dục còn được thể hiện trong nhiều văn kiện khác của Đảng,chính phủ Tại Đại hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (diễn ra

từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá,tỉnh Tuyên Quang), trong “Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam”,

Trang 24

Đảng ta đã xác định phương hướng và nhiệm vụ mới về giáo dục là: bài trừnhững di tích giáo dục thực dân và phong kiến, phát triển nền giáo dục có tínhchất dân tộc, khoa học và đại chúng, thủ tiêu nạn mù chữ, cải cách chế độgiáo dục, mở mang các trường chuyên nghiệp Mục tiêu nhằm đào tạo conngười mới và cán bộ mới cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc.

Tiếp đó, tại Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng(khóa II) họp từ ngày 27-9 đến ngày 5-10-1951 đã thông qua Nghị

quyết “Về tình hình và nhiệm vụ chung”, trong đó, nêu rõ nhiệm vụ, phương

châm đối với công tác giáo dục trong giai đoạn mới là: 1- Cần sửa đổi chươngtrình và soạn sách giáo khoa của ngành giáo dục phổ thông nhằm phươngchâm kết hợp với thực tế kháng chiến, phục vụ nhân dân, phục vụ sản xuất.Việc học ở trường phải mật thiết liên hệ với đời sống nhân dân 2- Đề caongành giáo dục bình dân, chú trọng bổ túc văn hóa, chấn chỉnh và phát triểnnhững trường phổ thông lao động 3- Ngành giáo dục chuyên nghiệp cần chú

ý đào tạo cán bộ giúp cho sản xuất trước mắt là cán bộ canh nông 4- Thiếtthực cải tạo tư tưởng và giáo dục chính trị cho cán bộ giáo dục, phổ biến quanniệm giáo dục dân chủ nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều chủ trương quan trọng đối vớicông cuộc cải cách giáo dục Trong “Thư gửi Đại hội giáo dục toàn quốc”(tháng 7-1951), Người nói “… Đại hội nên kiểm thảo kỹ công tác “cải cách”

về chương trình, chủ trương và cách thi hành để tìm thấy những khuyết điểm

mà sửa đổi, những ưu điểm mà phát triển thêm

Đại hội nên chú ý làm thế nào cho việc giáo dục liên kết với đời sốngcủa nhân dân, với công cuộc kháng chiến và kiến quốc của dân tộc Làm thếnào để phối hợp việc giáo dục của trường học với việc tuyên truyền và giáodục chính trị chung của nhân dân” [27, tr 266]

Nhìn chung, mặc dù còn có những thiếu sót, hạn chế nhất định, song với

sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục, chúng ta đã xây dựng được cơ sở vững

Trang 25

chắc cho một nền giáo dục mới, một nền giáo dục thực sự là bộ phận của sựnghiệp cách mạng chung, đóng góp xứng đáng vào công cuộc kháng chiến,kiến quốc vĩ đại của dân tộc Có thể nói, ngành giáo dục nước ta đã đạt đượcmột bước phát triển về chất, tạo đà cho những bước phát triển tiếp theo, đồngthời còn để lại những kinh nghiệm, bài học quý báu cho các cuộc cải cáchgiáo dục tiếp theo như về vai trò lãnh đạo của Đảng; lực lượng tham gia cảicách giáo dục; nội dung chương trình phải phù hợp với nhiệm vụ cách mạng.

1.2 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách giáo dục lần thứ hai (năm 1956) ở miền Bắc

1.2.1 Bối cảnh lịch sử và những yêu cầu mới đặt ra đối với nền giáo dục ở miền Bắc sau năm 1954

Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và việc ký kết Hiệp định Giơnevơ(21-7-1954), cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giànhthắng lợi Đất nước ta bước vào thời kỳ mới trong bối cảnh quốc tế và tìnhhình trong nước có những đặc điểm cơ bản sau:

Về tình hình quốc tế: sự lớn mạnh của Liên Xô và hệ thống XHCN

những năm 50 của thế kỷ XX cùng với sự giúp đỡ, hợp tác của hệ thống ấy làmột sức mạnh mới của nước ta Đặc biệt, là những thành tựu của Liên Xô vềkinh tế, về khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng lớn, cổ vũ mạnh mẽ các nước xãhội chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt và trở thành mục tiêu, lý tưởng của xã hộiloài người Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đang tiến những bướcmới Cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, hòa bình trên thế giới, nhất là ởcác nước tư bản phát triển mạnh Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, tìnhhình quốc tế ẩn chứa nhiều khó khăn, tác động đến Việt Nam Phong tràoCộng sản và công nhân Quốc tế thời kỳ này xuất hiện những rạn nứt, mâuthuẫn, bất đồng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cách mạng thế giới nóichung, Việt Nam nói riêng, đặc biệt là mâu thuẫn, bất đồng giữa Liên Xô vàTrung Quốc

Trang 26

Về tình hình trong nước: thuận lợi cơ bản lúc này đó là miền Bắc được

giải phóng Thắng lợi của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và việc ký kếtHiệp định Giơnevơ năm 1954 là một trong những đỉnh cao của chiến tranhgiữ nước trong thời đại Hồ Chí Minh, chấm dứt sự thống trị của thực dânPháp ở nước ta, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới,giải phóng hoàn toàn miền Bắc Thắng lợi đó đã làm sáng tỏ một chân lý,trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc dù nhỏ yếu nhưng một khiđoàn kết đứng lên, kiên quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của chính ĐảngMác-Lênin để giành độc lập và dân chủ thì có đầy đủ lực lượng để chiếnthắng mọi kẻ thù xâm lược

Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Đảng ngày một trưởng thành, có uytín rất cao trong nhân dân Đây là cơ sở quan trọng để Đảng tiếp tục lãnh đạo

sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, làm hậu phương vữngchắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Chínhquyền nhân dân được thành lập từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vàngày càng được củng cố vững mạnh trên cơ sở khối liên minh công nông vàkhối đại đoàn kết dân tộc rộng rãi, vững chắc

Nhân dân Việt Nam có tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, có nguyệnvọng thiết tha với chủ nghĩa xã hội Chúng ta có tài nguyên thiên nhiên phongphú, đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới, sông ngòi đa dạng… Đây là điều kiệnthuận lợi để phát triển nông nghiệp Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, nhândân ta ở miền Bắc hoàn toàn làm chủ xí nghiệp, hầm mỏ, đất nước, tài nguyên

và cuộc sống của mình Đây là một thắng lợi to lớn của cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc và đặt cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh để thực hiện mộtnước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc tađồng nghĩa với việc chấm dứt chế độ thực dân kiểu cũ cùng với một nền giáodục thực dân đã kéo dài gần 1 thế kỷ trên đất nước ta Đây là một bước ngoặt

Trang 27

lịch sử hết sức quan trọng để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta bước vàothực hiện cuộc cách mạng to lớn trên các lĩnh vực: quan hệ sản xuất; cáchmạng khoa học kỹ thuật và cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, trong

đó có giáo dục ở phạm vi miền Bắc Miền Bắc XHCN sẽ không thể tiến lênxây dựng thành công CNXH và làm tròn hậu phương lớn đối với tiền tuyếnlớn miền Nam nếu không tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng nêu trên,trong đó, trọng tâm nhất trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa đó là phải tiến hànhcải cách giáo dục để tạo ra nguồn nhân lực mới, con người mới đáp ứng vớiyêu cầu đòi hỏi bức thiết của lịch sử

Đứng trước những yêu cầu và trọng trách nặng nề mới, nếu chỉ có tinhthần cách mạng thôi thì chưa đủ Như lời cố Tổng Bí thư Lê Duẩn: “Có tinhthần làm chủ chưa đủ, còn phải có tri thức khoa học nữa thì mới làm chủ được

xã hội và thiên nhiên, mới hoàn thành được sự nghiệp cải tạo XHCN và xâydựng CNXH Không có nhiệt tình cách mạng thì không thể có hành độngcách mạng; song nếu chỉ có nhiệt tình không thôi thì nhiều nhất cũng chỉ cóthể phá được cái cũ chứ không thể xây dựng được xã hội mới Xây dựng xãhội XHCN là vận dụng tổng hợp mọi tri thức khoa học - khoa học xã hội,khoa học tự nhiên và kỹ thuật nhằm đạt tới đỉnh cao của nền văn minh Vìvậy, con người XHCN phải là con người có trình độ văn hóa, khoa học kỹthuật tiên tiến…” [11, tr.90]

Cùng với những thuận lợi trong nước, miền Bắc xây dựng CNXH trongđiều kiện có hệ thống các nước XHCN vững mạnh, kinh tế phát triển, cónhiều hoạt động ủng hộ và hỗ trợ trực tiếp sự nghiệp xây dựng CNXH và đấutranh thống nhất đất nước ta

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, cuộc cải cách giáo dục lần thứ hainăm 1956 ở miền Bắc cũng được tiến hành trong bối cảnh có nhiều khó khăn.Miền Bắc đi lên xây dựng CNXH từ một nền kinh tế lạc hậu, sản xuất nhỏ làphổ biến, sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất nhỏ lẻ, cá thể, năng suất lao động

Trang 28

thấp Bởi vậy, miền Bắc thiếu hẳn cơ sở kỹ thuật là nền đại cơ khí, côngnghiệp mới phôi thai, manh mún, nông nghiệp và thủ công nghiệp còn chiếmđại bộ phận trong nền kinh tế quốc dân Cụ thể: cơ sở vật chất ít ỏi, chỉ có 1

số nhà máy như: Nhà máy điện Yên Phụ, Nhà máy xi măng Hải Phòng côngsuất 30-40 vạn tấn/năm, nhà máy dệt, sợi Nam Định Cơ sở vật chất kỹ thuật

do chế độ cũ để lại hầu như không có gì, bởi trước khi rút khỏi miền Bắc,thực dân Pháp đã cho phá hủy các nhà máy, máy móc bị vận chuyển và tháo

gỡ Mặt khác, miền Bắc bị thiên tai liên tiếp, làm cho nạn đói kéo dài, tìnhhình kinh tế ngày càng khó khăn thêm Quan hệ sản xuất cá thể, manh mún,quy mô sản xuất nhỏ, năng suất, sản lượng thấp Lực lượng sản xuất ở trình

độ thấp kém Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật rất ít, hạn chế về năng lực,kinh nghiệm điều hành, trình độ quản lý kinh tế hạn chế

Sau Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), đất nước ta tạm thời bị chia cắt làmhai miền với hai chế độ chính trị - xã hội và hai nhiệm vụ chiến lược khácnhau Trong khi miền Bắc xây dựng CNXH thì nhân dân miền Nam vẫn phảitiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Như vậy, cáchmạng Việt Nam bị chi phối bởi hai quy luật: quy luật cách mạng XHCN vàquy luật cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Đảng ta đồng thời phải lãnhđạo hai chiến lược cách mạng ở hai miền Đây là điều chưa có tiền lệ tronglịch sử, đòi hỏi Đảng ta phải khéo kết hợp thực hiện hai quy luật này một cáchđúng đắn, sáng tạo Đặc điểm này buộc miền Bắc phải vươn lên phát triển vềmọi mặt, kinh tế, chính trị, văn hóa, trong đó có giáo dục để có thể làm tốtnghĩa vụ là hậu phương lớn

Miền Bắc phải khắc phục hậu quả chiến tranh về mọi mặt, đặc biệt làviệc sớm ổn định đời sống hết sức khó khăn, thiếu thốn của nhân dân Sau 9năm chống thực dân Pháp, kinh tế miền Bắc bị tàn phá nặng nề với hơn 15vạn hécta ruộng đất bị bỏ hoang, các công trình thuỷ lợi bị phá hỏng, công cụsản xuất bị cướp phá, giao thông hư hại nặng

Trang 29

Song song với việc khắc phục hậu quả về kinh tế, miền Bắc còn phảinhanh chóng ổn định các mặt xã hội trong bối cảnh những tàn dư của xã hội

cũ để lại rất nặng nề Hệ thống y tế - giáo dục gặp nhiều khó khăn, chưa baogiờ bệnh tật lại hành hoành ở miền Bắc như giai đoạn này Phần lớn nhân dân

mù chữ do chính sách ngu dân của thực dân Pháp Tình hình chính trị - xã hộidiễn biến phức tạp, Đảng và chính phủ phải đối phó với những âm mưu, thủđoạn thâm độc của kẻ địch như dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào công giáo di cư vàoNam; hoạt động bạo loạn chống phá cách mạng liên tiếp diễn ra ở nhiều nơinhư: Thanh Hóa, Nghệ An

Về những yêu cầu mới đặt ra đối với giáo dục ở miền Bắc sau năm 1954:

Sau ngày miền Bắc được giải phóng (7-1954), nền giáo dục phổ thôngcủa ta đã có nhiều tiến bộ Trong các năm học 1954-1955, 1955-1956 ở miềnBắc tồn tại song song hai hệ thống giáo dục đó là: 1- các trường từ vùngkháng chiến trở về và các trường mới được tiếp quản; 2- Hệ thống giáo dụcphổ thông 9 năm ở vùng tự do và hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm ở vùngmới giải phóng, trước đây bị tạm chiếm Kết quả hoạt động của hệ thống giáodục phổ thông 9 năm trong thời kỳ kháng chiến có tính chất dân chủ và tiến

bộ Số lượng học sinh tại các cấp học không ngừng tăng, năm 1955 riêng ởmiền Bắc, số học sinh các cấp 1, 2 và 3 và Tiểu học, Trung học là gần 65 vạn,

và số học sinh cấp 2, cấp 3 và trung học là 5,5 vạn So với năm 1944 là nămgiáo dục phát triển khá nhất dưới thời thực dân thì cấp 1 và Tiểu học tăng gần

2 lần và cấp 2, cấp 3 và Trung học tăng gần 8 lần Sau khi hòa bình lập lạimột thời gian, trường Trung học và trường Tiểu học do đối phương để lại ởmiền Bắc đã áp dụng chương trình cải tiến và nhờ đó đã thu được một số kếtquả đầu tiên

Những kết quả đạt được là rất tích cực Tuy nhiên, bối cảnh tình hình vànhiệm vụ trong giai đoạn mới đặt ra cho ngành giáo dục cũng như các ngànhkhác những yêu cầu hết sức nặng nề Đó là vừa phải nhanh chóng củng cố

Trang 30

miền Bắc về mọi mặt, đồng thời phải tiếp tục hoàn thành cách mạng giảiphóng dân tộc ở miền Nam, tiến tới thống nhất, hoàn thành độc lập và dânchủ trong cả nước Trong đó, yêu cầu củng cố miền Bắc là đặc biệt quantrọng, không chỉ có ý nghĩa đối với miền Bắc mà còn phải tạo cơ sở vữngmạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Đứng trước nhiệm vụ cách mạng trên đây, ngành giáo dục nói chung vàngành giáo dục phổ thông nói riêng phải cung cấp cán bộ có đủ tiêu chuẩn về

số lượng và chất lượng để phục vụ kế hoạch Nhà nước, phải đào tạo một lớpngười có đủ khả năng để củng cố miền Bắc về mọi mặt và tham gia cuộc đấutranh chính trị, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủbằng phương pháp hòa bình Do đó, nền giáo dục phổ thông cần phải đượcchấn chỉnh và chế độ giáo dục phổ thông phải được thống nhất, chấm dứt tìnhtrạng khác nhau giữa trường phổ thông 9 năm và trường Tiểu học, Trung học

ở vùng mới giải phóng

Từ tình hình thực tế nêu trên đã đặt ra yêu cầu đối với Đảng, Nhà nướccũng như Bộ Giáo dục cần phải tiến hành cải cách để thống nhất hai hệ thốnggiáo dục lại thành một nền giáo dục chung nhất Phải xuất phát từ nhu cầu xâydựng toàn miền Bắc (từ vĩ tuyến 17 trở ra) với hai nhiệm vụ xây dựng CNXH

và chi viện cho miền Nam và từ các ưu, nhược điểm của hai loại hình trườnglớp đang tồn tại song song để đề ra các quan điểm chỉ đạo việc xây dựng môhình cấu trúc trường lớp mới thích hợp

1.2.2 Chủ trương của Đảng và những nội dung cơ bản của Đề án cải cách giáo dục lần thứ hai (năm 1956) ở miền Bắc

1.2.2.1 Chủ trương của Đảng

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, đế quốc Mỹ trực tiếp can thiệpngày càng sâu, thực hiện âm mưu phá hoại đình chiến, phá hoại hòa bình ởĐông Dương, phá hoại thống nhất ở Việt Nam Trước tình hình đó, Ban Chấphành Trung ương Đảng (khóa II) đã họp Hội nghị lần thứ bảy (mở rộng) tại

Trang 31

Thủ đô Hà Nội để phân tích tình hình thế giới và trong nước, kiểm điểm việcthi hành những nhiệm vụ từ sau ngày hòa bình lặp lại và đề ra những nhiệm

vụ của toàn Đảng, toàn dân trong năm 1955 Hội nghị nhấn mạnh một trongnhững nhiệm vụ củng cố miền Bắc là củng cố về giáo dục đào tạo, phải mauchóng “chấn chỉnh và củng cố giáo dục phổ thông, thống nhất hai hệ thốnggiáo dục của vùng tự do cũ và các vùng mới giải phóng” [19]

Hội nghị khẳng định nhiệm vụ của giáo dục lúc này là đảm bảo dạy vănhóa cho con em của nhân dân và cho nhân dân, đào tạo cán bộ sơ cấp và trungcấp cần thiết cho việc khôi phục kinh tế và chuẩn bị kiến thiết nước nhà Pháttriển mau chóng về giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông Về giáo dục, chủyếu là chấn chỉnh và củng cố giáo dục phổ thông Thống nhất hai chế độ giáodục (chế độ giáo dục dân chủ mới và chế độ giáo dục cũ còn tồn tại ở vùngmới giải phóng, tiến tới thống nhất hai chế độ giáo dục một cách có kế hoạch,

có từng bước, có chuẩn bị Yêu cầu của công tác này là đạt được thống nhất

về mục đích giáo dục, về tư tưởng và tác phong của cán bộ giáo dục, vềchương trình và sách giáo khoa, về quy chế dạy và học, về chính sách bồidưỡng vật chất và tinh thần cho các giáo viên

Như vậy, để xây dựng một xã hội mới, cùng với việc khôi phục kinh tế,cải cách ruộng đất, thì trên mặt trận văn hóa, khâu then chốt nhất Đảng ta tậptrung lãnh đạo, đó là tiến hành cải cách giáo dục ở miền Bắc Đảng nhấnmạnh nếu không tập trung vào giải quyết khâu then chốt này thì trình độ dântrí thấp sẽ là một lực cản vô cùng lớn đối với kết quả công cuộc cải tạoXHCN ở miền Bắc

Ngày 31-10-1955, nhân dịp các trường bước vào năm học mới, Chủ tịch

Hồ Chí Minh viết thư gửi học sinh, cán bộ, thanh niên và nhi đồng Ngườiđánh giá trong năm vừa qua, từ khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, các thầygiáo và cán bộ đã cố gắng nhiều Các cháu học trò đã có những tiến bộ khá.Nhà trường đông đúc vui vẻ Đó là một thành tích đáng mừng Nhưng đó mới

Trang 32

chỉ là bước đầu Do vậy, Người chỉ rõ: “trường học của chúng ta là trườnghọc của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân vàcán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà Về mọi mặt trườnghọc của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến Muốnđược như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộhơn nữa Trước hết phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thựcdân còn sót lại, như: thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động vàđấu tranh của nhân dân; học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ Và cần xâydựng tư tưởng: dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân Nhàtrường phải gắn liền với thực tế của nước nhà, với đời sống của nhân dân.Thầy giáo và học trò, tùy hoàn cảnh và khả năng, cần tham gia những công

tác xã hôi, ích nước lợi dân” [28, tr 80].

Tiếp đó, trong bài phát biểu tại Đại hội giáo dục phổ thông toàn quốctháng 3-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “công tác giáo dục đã cómột số vốn, nhưng chưa đủ Vốn ấy là vốn cũ, nó chưa như ý muốn của chúng

ta, của dân tộc chúng ta Vì vậy cho nên chúng ta gặp khó khăn Chúng ta cần

phải khắc phục mọi khó khăn” [28, tr.137].

Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một lần nữa vai trò, tầmquan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước, điều mà cách đâyhàng trăm năm, danh nhân Lê Quý Đôn đã từng khẳng định với quan điểm

“Phi trí bất hưng” Với tầm nhìn chiến lược về vai trò của giáo dục đào tạođối với sự phát triển bền vững của đất nước, Bác căn dặn việc dạy và học cầnphải phù hợp với nhu cầu của dân tộc, của Nhà nước Thầy dạy tốt, trò họctốt, cung cấp đủ cán bộ cho nông nghiệp, công nghiệp, cho các ngành kinh tế

và văn hóa Đó là nhiệm vụ vẻ vang của các thầy giáo, cô giáo

Trong điều kiện của tình hình mới, giáo dục cần thiết phải cải cách để cóthể đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước Đó là điều mà không chỉ ở miền Bắcnước ta mà các nước trên thế giới cũng đều thực hiện nếu không muốn mình

Trang 33

bị lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới Chính vì vậy, Đảng

ta đã không ngừng nỗ lực để hoàn thiện một hệ thống giáo dục phổ thôngchung cho miền Bắc Có thể khẳng định, chủ trương của Hội nghị lần thứ bảy(mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) và những tư tưởng củaChủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, đào tạo đã soi sáng con đường cải cáchgiáo dục lần thứ hai năm 1956 ở miền Bắc nước ta

1.2.2.2 Nội dung cơ bản của Đề án cải cách giáo dục năm 1956

Thực hiện chủ trương của Đảng tại Hội nghị Trung ương 7 (khóa II) và

tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chủ tịch, tháng 3-1956, Đại hội giáo dục phổ thôngtoàn miền Bắc đã họp và thông qua Đề án lập hệ thống giáo dục phổ thôngmới 10 năm Đề án này được Chính phủ thông qua theo Nghị định số1027/TTg ngày 27-8-1956 và được triển khai thực hiện bắt đầu từ năm học1956-1957 trở đi trên toàn miền Bắc

* Mục tiêu của cuộc cải cách giáo dục: dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác

-Lênin, hướng tới “đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh thiếu niên và nhi đồng trởthành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt trung thành với

Tổ quốc, những người lao động tốt, những người cán bộ tốt của nước nhà cótài, có đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng CNXH ởnước ta, đồng thời để thực hiện thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập và dânchủ” [3, tr 12]

Đề án cải cách giáo dục năm 1956 cũng xác định rõ, để đạt được mục đíchgiáo dục trên, nhiệm vụ của trường phổ thông là phải tiến hành giáo dục chothanh niên và thiếu nhi về cả bốn mặt: trí dục, đức dục, thể dục và mỹ dục

Về trí dục, phải dạy cho học sinh những kiến thức khoa học cơ bản, có

hệ thống và dựa trên cơ sở đó mà giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng,phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh, làm cho họ cóthể tự mình thu nhận những kiến thức mới và áp dụng kiến thức vào hoạtđộng thực tế

Trang 34

Về đức dục, phải giáo dục cho học sinh năm điều yêu mà Hồ Chủ tịch đã

dạy là: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng củacông và kết hợp vào đó là trau dồi kỷ luật tự giác, tinh thần tập thể, ý chí vàtính cách con người mới: kiên nhẫn, dũng cảm, kiên quyết khắc phục khókhăn, thành thật, khiêm tốn…

Về thể dục, phải dạy cho học sinh giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, rèn luyện

thân thể, phát triển thể lực để chuẩn bị tham gia các công tác lao động sảnxuất và bảo vệ Tổ quốc, củng cố hòa bình

Về mỹ dục, phải làm cho học sinh biết cái đẹp trong thiên nhiên và xã

hội, phát triển mỹ cảm, năng lực sáng tạo nghệ thuật, làm cho học sinh hiểuđược, đánh giá được và thể hiện được cái đẹp trong đời sống, do đó tăng thêmlòng yêu thiên nhiên, yêu non sông Tổ quốc, yêu đời sống, luôn luôn có tinhthần lạc quan cách mạng…

Bốn mặt này cần phải phát triển cân đối, không thể coi nặng mặt này, coinhẹ mặt kia: phải tùy từng đối tượng học sinh, tùy những trường hợp cụ thể

mà uốn nắn, giáo dục cho đạt được toàn diện Trong khi nhận định trí dục là

cơ sở của giáo dục toàn diện, thì không thể vì thế mà trí dục là tất cả mà coinhẹ đức dục, thể dục, mỹ dục Căn cứ tình hình chất lượng giáo dục hiện nay,trường phổ thông cần phải tăng cường giáo dục tư tưởng và giáo dục đạo đứctrên cơ sở coi trọng việc giảng dạy trí thức có hệ thống, đồng thời chú ý giáodục vệ sinh, thể dục

* Phương châm giáo dục: cũng như giáo dục nói chung là liên hệ lý luận

với thực tiễn, gắn nhà trường với đời sống xã hội Toàn bộ công tác giáo dụcphải phục tùng đường lối chính trị của Chính phủ Dân chủ Cộng hòa ViệtNam và Đảng Lao động Việt Nam đáp ứng đúng những yêu cầu của nhiệm vụxây dựng nước nhà và đấu tranh chính trị thắng lợi

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Đảng đặc biệt chú trọng “trídục”, đồng thời tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức trên cơ sở coi trọng

Trang 35

giảng dạy tri thức có hệ thống Trong phương pháp giáo dục thì tăng cườnggiờ thực hành, tăng cường giờ lao động sản xuất, chú ý nhiều hơn đến ứngdụng tri thức vào đời sống Phương hướng chính trị của giáo dục là “toàn bộcông tác giáo dục phải phục tùng đường lối chính trị của Chính phủ dân chủcộng hòa và Đảng lao động Việt Nam” [3, tr.13] Hệ thống giáo dục phổthông 10 năm mang tính chất XHCN, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng

tư tưởng, nhằm phục vụ nhân dân lao động

* Về bậc học và cơ cấu lớp học, chủ trương của Đảng là xây dựng mô

1 Một năm học gồm 9 tháng học và 3 tháng nghỉ hè, bắt đầu khai giảng từngày 1-9 năm trước và kết thúc vào ngày 31-5 năm sau Số tuần học từ 33 đến

35 tuần Số tiết học ở cấp II và III là 29-30 tiết/tuần Thời gian học tăng lênxuất phát từ việc yêu cầu của xã hội ngày càng phát triển thì việc tiếp nhậnhọc vấn cũng ngày càng phải mở rộng hơn

Yêu cầu đặt ra cho hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm là trên cơ sở xóa

bỏ tận gốc những tàn tích nền giáo dục cũ, phải phấn đấu về mọi mặt để đưachất lượng giáo dục của nhà trường phổ thông mới ngày một cao hơn.Chương trình trường phổ thông 10 năm, xây dựng trên quan điểm duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử, nhằm bồi dưỡng từng bước cho học sinh thế

Trang 36

giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng Chương trình học quán triệtnhiệm vụ chính trị và đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ trong giaiđoạn cách mạng mới Nội dung chương trình coi trọng kết hợp lý luận vớithực tiễn, dành một số giờ thích đáng cho công tác thực hành, chú ý đến việcứng dụng bài học vào đời sống xã hội và sản xuất.

Xây dựng mô hình XHCN ở miền Bắc trong bối cảnh hệ thống XHCNtrên thế giới đang phát triển mạnh, chính vì vậy, công tác cải cách giáo dụclần thứ hai này cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của nền giáo dục các nướcXHCN Một số nội dung chương trình và sách giáo khoa được biên soạn mớitheo phương pháp giáo dục của Liên Xô Điều này có tác dụng nâng cao tínhkhoa học và cập nhật vào nội dung chương trình những kiến thức mới

* Về chương trình giáo dục và biên soạn sách giáo khoa:

Cải cách giáo dục lần thứ hai trong vấn đề chương trình, sách giáo khoađược xây dựng trên những nguyên tắc cung cấp cho học sinh những kiến thứckhoa học cơ bản, hiện đại và có hệ thống

Để thực hiện điều này, yêu cầu tăng cường tri thức khoa học thiết thực,hiện đại được đặc biệt nhấn mạnh Những kiến thức phải được kết hợp chặt chẽvới nhau và sắp xếp có hệ thống, không ôm đồm những nội dung chưa cần thiếthoặc thiếu khả năng thực hiện trong thực tiễn Nội dung chương trình phải xâydựng trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nhận thức đúngđắn, khách quan về sự vật… Tăng cường giáo dục tư tưởng, chính trị, phảiđược thấm nhuần vào ngay trong trong nội dung giảng dạy ở các môn khoa học

tự nhiên trong đời sống hàng ngày và trong sinh hoạt sản xuất

Như vậy, xuất phát từ thực trạng giáo dục ở miền Bắc sau ngày giảiphóng, Đảng ta đã đề ra chủ trương đúng đắn, sáng tạo nhằm nâng cao chấtlượng nền giáo dục nước nhà Từ nền tảng nhận thức đó, Đề án cải cách giáodục năm 1956 đã ra đời như một sự tất yếu Đây chính là những căn cứ khoahọc, tiền đề quan trọng để Đảng tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt cuộc cải cách

Trang 37

giáo dục lần thứ hai, nhanh chóng đưa những nội dung, mục tiêu của bản đề

án đi vào hiện thực trong thực tiễn những năm tiếp theo

1.3 Sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực hiện cải cách giáo dục lần thứ hai (năm 1956) ở miền Bắc

1.3.1 Về giáo dục phổ thông

1.3.1.1 Giai đoạn 1: từ năm 1956 đến năm 1964

Đề án lập hệ thống giáo dục phổ thông mới 10 năm được Chính phủthông qua tại Nghị định số 1027/TTg ngày 27-8-1956 Trên cơ sở đó, BộGiáo dục đã Ban hành Quy chế trường phổ thông 10 năm Trong đó nhấnmạnh, bắt đầu từ niên học 1956-1957, các trường phổ thông sẽ tổ chức theo

hệ thống trường phổ thông 10 năm với 3 cấp học:

Hòa chung với khí thế thi đua sôi nổi, toàn diện trên các lĩnh vực ở miềnBắc trong giai đoạn này, ngành giáo dục đã nhanh chóng thực hiện có hiệuquả Quy chế của Bộ Giáo dục Công tác tiếp quản các trường ở vùng mớiđược giải phóng sau khi thực dân Pháp rút khỏi miền Bắc được thực hiệnnhanh chóng, hiệu quả, góp phần sớm ổn định tình hình giáo dục Cùng với

đó, nhiều biện pháp được tiến hành nhằm thống nhất hai hệ thống giáo dụcphổ thông thành một chương trình giáo dục 10 năm, đảm bảo hoạt động giáodục được giữ vững ổn định, không bị gián đoạn cũng như bị phân tán bởi cácmục tiêu cải cách…

Trang 38

Sau một năm triển khai, Ban Bí thư Trung ương Đảng triệu tập Hội nghịcán bộ Đảng trong ngành giáo dục (6-1957) để kiểm điểm một năm thực hiệnchương trình phổ thông mới cải cách Hội nghị khẳng định, trong năm học1956-1957, ngành giáo dục đã có những bước tiến bộ đáng kể trong việc nângcao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng văn hóa Tuy nhiênhội nghị cũng chỉ rõ công tác giáo dục còn những nhược điểm đó là:

- Chưa coi trọng việc giáo dục chính trị tư tưởng, đặc biệt về giáo dụclòng yêu nước, yêu lao động cho học sinh

- Chưa coi trọng kết hợp lý luận với thực hành, giáo dục với lao độngsản xuất, nhà trường với gia đình và xã hội

- Phát triển giáo dục quá khả năng kinh tế, không phù hợp với sự pháttriển sản xuất, nên đã có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giảng dạy vàgiáo dục

Do đó, bước vào năm học 1957-1958, ngành giáo dục phổ thông đã đề ramột số biện pháp nhằm tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và chỉđạo sát hơn việc tổ chức giáo dục lao động trong học sinh Theo đó, bộ mônchính trị ở trường phổ thông cấp II và cấp III sau khi bổ sung, cải cách chươngtrình mới đã được đưa vào kế hoạch giảng dạy mỗi tuần từ 2 đến 3 tiết

Ngày 30-1-1959, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số

125/CT-TW, trong đó chỉ rõ vị trí quan trọng của việc giáo dục chính trị trong trườngphổ thông Chỉ thị nhấn mạnh, trong kháng chiến, tính chất chính trị của nhàtrường phổ thông thể hiện khá rõ rệt Nhất là từ sau cuộc cải cách giáo dụcnăm 1950, mục tiêu chính trị của nhà trường đã được xác định rõ ràng là đàotạo thanh niên thành những người có văn hoá, yêu nước, yêu lao động để phục

vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất Do đó, nhà trường đãgắn liền với thực tế sản xuất và kháng chiến Nhìn chung, việc giáo dục tưtưởng và tình cảm cho học sinh đã đạt được kết quả khá tốt Nhưng sau khihòa bình được lập lại, trong những năm 1955, 1956, 1957 và nửa đầu năm

Trang 39

1958, nhà trường phổ thông đã không phát huy được truyền thống tốt đẹp đó,

đã có xu hướng thoát ly lao động sản xuất và đấu tranh chính trị, cho nên chấtlượng giáo dục chính trị của học sinh nói chung có sút kém Sở dĩ như thế là

vì công tác giáo dục chính trị ở nhà trường phổ thông trong thời gian qua đãmắc phải những khuyết điểm

Căn cứ vào tình hình trên và yêu cầu của giai đoạn mới của cách mạng,Chỉ thị 125/CT-TW yêu cầu cần phải chấn chỉnh công tác giáo dục chính trịtrong nhà trường phổ thông theo những phương hướng sau đây:

Một là, phải thấy rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của môn chính

trị trong nhà trường phổ thông Muốn làm cho nhà trường có chuyển biến tốt

về chính trị và học sinh có chuyển biến tốt về tư tưởng thì không thể khôngđem trường học thực sự gắn liền với thực tiễn sản xuất và đấu tranh, khôngthể không tăng cường việc giảng dạy, chính trị, giảng dạy về thời sự, chínhsách, không thể không coi trọng môn chính trị

Hai là, xuất phát từ tình hình tư tưởng của học sinh, từ yêu cầu của cách

mạng, cần phải xác định mục đích, yêu cầu của môn chính trị trong năm học1958-1959 như sau: làm cho học sinh phân biệt được ranh giới giữa ta vàđịch, giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản, nhận thức được chỗ khác nhau giữalao động với bóc lột, giữa chủ nghĩa tập thể với chủ nghĩa cá nhân Nâng caolòng tin tưởng của học sinh vào tương lai của Tổ quốc, vào tiền đồ của dântộc, vào thắng lợi của cách mạng XHCN; nâng cao lòng tin tưởng ở chế độ, ởnhân dân, ở sự lãnh đạo của Đảng, ở phe XHCN do Liên Xô đứng đầu; nângcao tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản

Ba là, phải đề ra phương châm và phương pháp giáo dục thích hợp Để

đạt được mục đích yêu cầu trong giáo dục chính trị phổ thông, việc giảng dạychính trị cần được tiến hành theo những phương châm sau:

- Lấy học tập chính trị và tham gia lao động sản xuất làm cơ sở để giáodục tư tưởng cho học sinh

Trang 40

- Liên hệ chặt chẽ nội dung giảng dạy và học tập với thực tế xã hội, kếthợp lý luận với thực tiễn.

- Phê phán mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực, bồi dưỡng những yếu tốtiến bộ, động viên tinh thần tự nguyện tự giác của học sinh

Bốn là, phải quy định nội dung và chương trình chính trị cho sát Căn cứ

vào yêu cầu của cách mạng hiện nay, để thực hiện mục đích, yêu cầu của mônchính trị đã nêu ra ở trên, cần quy định nội dung giảng dạy chính trị ở cáctrường phổ thông cấp II và cấp III, riêng cho năm học 1958-1959 là như sau:1- Tình hình cách mạng Việt Nam

2- Công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc

3- Cuộc đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà

4- Cuộc đấu tranh để bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới

5- Đảng và Đoàn

Tháng 11-1959, trong hội nghị cán bộ Đảng bàn về giáo dục, đồng chíTrường Chinh đã nhấn mạnh: trước hết phải coi trọng chất lượng giáo dục tưtưởng chính trị, giác ngộ XHCN về thế giới quan duy vật biện chứng Đồngchí chỉ thị phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, gắnnhà trường với đời sống xã hội, kết hợp giáo dục với lao động sản xuất; trên

cơ sở đó, việc nâng cao chất lượng văn hóa mới có hiệu quả

Như vậy, công tác giáo dục chính trị trong nhà trường phổ thông có mộttầm quan trọng đặc biệt, là một bộ phận công tác trong cuộc cách mạng tưtưởng ở miền Bắc Mặt khác, nhà trường phổ thông là một lực lượng to lớn,

có tổ chức, do vậy, Đảng đặc biệt chú ý tới mục tiêu bồi dưỡng lực lượngnày, làm cho thanh niên, học sinh trở thành những người lao động yêu nước,giác ngộ XHCN, có văn hóa, có sức khỏe, có đạo đức, những người công dântốt, tích cực xây dựng XHCN và bảo vệ Tổ quốc Những phương hướng chấnchỉnh công tác giáo dục chính trị nêu trên thể hiện một bước chuyển biến mớitrong công tác giáo dục chính trị ở trong nhà trường phổ thông Đảng chỉ rõ,

Ngày đăng: 17/09/2017, 13:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 40, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đảng toàn tập, tập 40
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam
18. Đảng lao động Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng lao động Việt Nam (1960), "Văn kiện Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ III
Tác giả: Đảng lao động Việt Nam
Năm: 1960
19. Đảng Lao động Việt Nam (1955), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành TW Đảng khóa II (3-1955) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Lao động Việt Nam (
Tác giả: Đảng Lao động Việt Nam
Năm: 1955
20. Đảng Lao động Việt Nam, Nghị quyết số 225, ngày 20-2-1973 của Bộ Chính trị khóa III Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Lao động Việt Nam
21. Lê Văn Giạng (1993), Sơ thảo lịch sử giáo dục Đại học và THCN Việt Nam giai đoạn 1955-1975 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Giạng (1993)
Tác giả: Lê Văn Giạng
Năm: 1993
22. Lê Văn Giạng (2003), Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Giạng (2003), "Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dụcViệt Nam
Tác giả: Lê Văn Giạng
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
23. Võ Thuần Nho (1980), “35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Võ Thuần Nho (1980), "“35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổthông”
Tác giả: Võ Thuần Nho
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1980
24. Hoàng Đức Nhuận (1992), Viện Khoa học Giáo dục, Việt Nam trưởng thành qua 30 năm phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục, Tạp chí Thông tin hoa học Giáo dục (30) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Đức Nhuận (1992), Viện Khoa học Giáo dục, "Việt Namtrưởng thành qua 30 năm phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục
Tác giả: Hoàng Đức Nhuận
Năm: 1992
25. Hồ Chí Minh (1972), Hồ Chí Minh bàn về công tác giáo dục, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh (1972), "Hồ Chí Minh bàn về công tác giáo dục
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhàxuất bản Sự thật
Năm: 1972
26. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 4, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh toàn tập (2000), "tập 4
Tác giả: Hồ Chí Minh toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốcgia
Năm: 2000
27. Hồ Chí Minh toàn tập (2000),, tập 6, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh toàn tập (2000),, "tập 6
Tác giả: Hồ Chí Minh toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốcgia
Năm: 2000
28. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 10, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh toàn tập (2000), "tập 10
Tác giả: Hồ Chí Minh toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốcgia
Năm: 2000
29. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 11, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh toàn tập (2000), "tập 11
Tác giả: Hồ Chí Minh toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốcgia
Năm: 2000
30. Nguyễn Văn Huyên (1990), Những bài nói và viết về giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Huyên (1990), "Những bài nói và viết về giáo dục
Tác giả: Nguyễn Văn Huyên
Nhà XB: Nhàxuất bản Giáo dục
Năm: 1990
31. Phạm Minh Hạc (1992), Sơ thảo giáo dục Việt Nam (1945-1990), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Hạc (1992), "Sơ thảo giáo dục Việt Nam (1945-1990)
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1992
32. Hội khoa học kinh tế Việt Nam, Trung tâm thông tin và tư vấn phát triển (2005), Giáo dục Việt Nam 1945-2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội khoa học kinh tế Việt Nam, Trung tâm thông tin và tư vấn pháttriển (2005), "Giáo dục Việt Nam 1945-2005
Tác giả: Hội khoa học kinh tế Việt Nam, Trung tâm thông tin và tư vấn phát triển
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
33. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1981), Sơ thảo, tập 1 (1920- 1954), Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1981), "Sơ thảo, tập 1 (1920-1954)
Tác giả: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự thật
Năm: 1981
34. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), tập 2 (1954-1975), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), "tập 2 (1954-1975
Tác giả: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhàxuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
36. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), 50 năm phát triển sự nghiệp Giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), "50 năm phát triển sự nghiệp Giáodục và đào tạo
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1995

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w