Tuynhiên phương án thường được các doanh nghiệp quan tâm đầu tiên và áp dụng đó là tiết kiệm và giảm chi phí đầu vào, trong đó đối với doanh nghiệp sảnxuất, xây dựng và kinh doanh dịch v
Trang 1MỤC LỤC
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Nói đến mục đích hoạt động của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, dùdoanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nào đi nữa Trong điềukiện nền kinh tế hiện nay, đứng trước xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệtcủa nền kinh tế thị trường đang trong quá trình hội nhập Quốc tế nói chung và
sự đối mặt với những thách thức của sự suy giảm kinh tế nói riêng của nềnkinh tế trong nước, một doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển để khẳng định
vị thế của mình trên thương trường đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có một sự
nỗ lực rất lớn trong công tác quản lý cũng như hoạch định ra được chiến lượcriêng cho mình
Nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện hoạt đông kinh doanh hết sứckhó khăn như hiện nay, doanh nghiệp phải đưa ra rất nhiều phương án khácnhau, với mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những phương án riêng Tuynhiên phương án thường được các doanh nghiệp quan tâm đầu tiên và áp dụng
đó là tiết kiệm và giảm chi phí đầu vào, trong đó đối với doanh nghiệp sảnxuất, xây dựng và kinh doanh dịch vụ có sử dụng nhiều nguyên vật liệu thìviệc quản lý, sử dụng, hạch toán loại chi phí này sao cho tiết kiệm và hiệu quả
là vấn đề được đặt lên hàng đầu Bên cạnh đó, chi phí nguyên vật liệu là mộttrong những yếu tố chi phí cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, thôngthường chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Chỉ cần một biến động nhỏ về chiphí vật liệu cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, tức là cũng ảnh hưởngđến lợi nhuận của doanh nghiệp
Nhận thức được vai trò của nguyên vật liệu cũng như sự cần thiết củacông tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu, trong quá trình thực tập tại công
ty TNHH Cộng đồng 18/4 em đã chọn đề tài “Tổ chức kế toán nguyên vật liệutrong doanh nghiệp tại Công ty TNHH cộng đồng 18/4” làm chuyên đề thựctập cuối khóa
Trang 4CHƯƠNG 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp: 1.1.1 Vị trí và vai trò của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp:
Nguyên liệu, vật liệu là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chếbiến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản nhất trực tiếp cấu tạo nên thực thể sảnphẩm Nếu thiếu nguyên vật liệu doanh nghiệp phải ngừng sản xuất khônghoạt động được Là yếu tố trực tiếp cấu thành nêm giá trị của sản phẩm, nênnguyên liệu được đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng, chủng loại… cótác động rất lớn đến chất lượng của sản phẩm Vì vậy việc đảm bảo chấtlượng của nguyên vật liệu cho sản xuất là một biện phấp để nâng cao chấtlượng sản phẩm Nguyên vât liệu tham gia thường xuyên vào quá trình sảnxuất, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất sản phẩm, ảnh hưởngtrực tiếp tới giá thành của sản phẩm, nên việc tiết kiệm nguyên vật liệu hợp lý
và sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong hạ giáthành sản phẩm và thực hiện tốt kết quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
Xuất phát từ vai trò quan trọng của nguyên vật liệu đòi hỏi các doanhnghiệp phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở tất cả các khâu thu mua, bảoquản, dự trữ, sử dụng Nguồn nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất đòi hỏi phảiđảm bảo đầy đủ số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại đáp ứng kịp thờicho quá trình sản xuất được liên tục và ngăn ngừa hiện tượng hao hụt, mấtmát, lãng phí vật liệu Qua đó giảm được mức tiêu hao chi phí cho nguyên vậtliệu, sản phẩm sản xuất ra không những đảm bảo về chất lượng mà giá thành
hạ sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh
Trang 51.1.2 Đặc điểm và yêu cầu quản lý
1.1.2.1 Đặc điểm
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản nhất của quá trình sản xuất
là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm Nguyên liệu, vật liệu có những đặc điểm khác với những loại tài sản khác cụ thể là:
Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu tiêu haotoàn bộ, không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chuyển toàn bộ giátrị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để tạo ra hình thái vậtchất của sản phẩm
Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm Do vậy việc tăng cường công tác quản lý và hạch toánnguyên vật liệu tốt sẽ đảm bảo sử dụng có hiệu quả tiết kiệm nguyên vật liệunhằm hạ thấp chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm là một trong nhữngyếu tố quan trọng nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
1.1.2.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp Vì thế để tìm ra con đường tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là mục đích mà các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu
Khâu thu mua: Doanh nghiệp phải thường xuyên có kế hoạch thu mua
NVL để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất và các hoạt động khác củadoanh nghiệp Vì vậy đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng,quy cách, chủng loại, giá mua, chi phí thu mua, tiến độ về thời gian phù hợpvới kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Khâu bảo quản và dự trữ: Doanh nghiệp phải tổ chức tốt kho tàng, bến
bãi, thực hiện đúng chế độ bảo quản và xác định được mức độ dự trữ tối thiểu,
Trang 6tối đa cho từng loại vật liệu để giảm bới hư hỏng, hao hụt , mất mát, đảm bảo
an toàn, giữ được chất lượng của vật liệu
Khâu sử dụng: Phải tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở
định mức tiêu hao, dự toán chi phí nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm,tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
Kế toán nguyên vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:Thực hiện việc phân loại, đánh giá nguyên vật liệu phù hợp với nhữngnguyên tắc chuẩn mực kế toán đã quy định và yêu cầu quản trị doanh nghiệp
Tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp vớinhững quy định của Bộ tài chính và phương pháp kế toán hàng tồn kho ápdụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân loại tổng hợp số liệu đầy đủ, kịpthời số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của nguyên vật liệu trongquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thông tin để tập hợpchi phí sản xuất kinh doanh
Kiểm tra thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua và sử dụng nguyên vậtliệu cho sản xuất
1.2 Phân loại đánh giá nguyên vật liệu
1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu
Phân loại nguyên vật liệu là việc sắp xếp các loại nguyên vật liệu thànhtừng nhóm, từng loại theo những tiêu thức nhất định phục vụ cho yêu cầuquản lý và kế toán
Trang 71.2.1.1 Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị nguyên liệu, vật liệu
- Nguyên liệu, vật liệu chính: Là nguyên vật liệu khi tham gia và quátrình sản xuất kinh doanh sẽ cấu thành nên thực thể sản phẩm
- Vật liệu phụ: Là vật liệu được sử dụng trong sản xuất để tăng chấtlượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lýsản xuất, bao gói sản phẩm và không cấu thành nên thực thể sản phẩm
- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quátrình sản xuất kinh doanh, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vậntải, công tác quản lý…Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, rắn hay khí
- Phụ tùng thay thế: Là những vật liệu dùng để thay thế, sửa chữa máymóc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là vật liệu được sử dụng cho côngviệc xây dựng cơ bản như thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ, vậtkết cấu dùng để lắp đặt cho công trình xây dựng cơ bản
- Vật liệu khác: là vật liệu không được xếp vào các loại trên, được tạo ra
do quá trình sản xuất loại ra: phế liệu, vật liệu thu hồi do thanh lý TSCĐ…
1.2.1.2 Căn cứ vào nguồn gốc nguyên liệu, vật liệu
- Nguyên vật liệu mua ngoài
- Nguyên vật liệu tự gia công, chế biến
1.2.1.3 Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng nguyên liệu, vật liệu
- Nguyên vật liệu mua trực tiếp dùng vào sản xuất
- Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: quản lý phân xưởng, tiều thụsản phẩm…
Trang 81.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu
1.2.2.1 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu
Nguyên tắc giá gốc: Nguyên vật liệu của doanh nghiệp được đánh giá
theo giá gốc Giá gốc là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có đượcnguyên vật liệu đó ở địa điểm và trạng thái hiện tại (chi phí thu mua, chi phíchế biến và các chi phí liên quan…)
Trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thìphải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được
Nguyên tắc thận trọng: Doanh nghiệp được phép trích lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho theo quy định
Nguyên tắc nhất quán: Kế toán chọn phương pháp nào thì phải áp dụng
phương pháp đó nhất quán trong suốt niên độ kế toán
1.2.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu theo trị giá vốn thực tế:
a) Xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho:
Nhập kho do mua ngoài:
Trị giá vốn thực tế nhập kho
+ Giá mua ghi trên hóa đơn được xác định tùy theo từng trường hợp:Nếu nguyên vật liệu mua vào sử dụng cho đối tượng nộp thuế GTGT theophương pháp khấu trừ thì giá mua trên hóa đơn là giá mua chưa có thuế GTGT.Nếu nguyên vật liệu mua vào sử dụng cho đối tượng nộp thuế GTGT theophương pháp trực tiếp hoặc sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án thìgiá mua trên hóa đơn là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT)
+ Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho, lưu bãi…
Trang 9Nhập kho do tự gia công chế biến:
Giá vốn
Trị giá thực
tế của vậtliệu xuất kho
+
Chi phí thuêgia công phảitrả
+ Chi phí vận chuyển
bốc dỡ (nếu có)
Nhập kho do nhận góp vốn liên doanh:
Trị giá vốn thực tế nhập kho = Trị giá vốn do hội đồng liên doanh xác định vàcác khoản chi phí khác phát sinh khi tiếp nhận nguyên vật liệu
Nhập kho do được cấp
Trị giá vốn Giá ghi trên Các khoản chi phí
Thực tế nhập kho = biên bản + phát sinh khi
Giao nhận tiếp nhận NVL
Nhập kho do được biếu tặng, tài trợ:
Trị giá vốn thực tế nhập kho = Giá trị hợp lý + Các khoản chi phí phát sinh
b, Xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho: Tùy theo từng
đặc điểm của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu mà kế toán cóthể sử dụng một trong những phương pháp sau theo nguyên tắc nhất quán
Phương pháp giá đích danh: Doanh nghiệp phải quản lý nguyên liệu, vật
liệu theo từng lô hàng Khi xuất lô hàng nào thì lấy giá thực tế của lô hàng đó
Phương pháp bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho hoặc cuối kỳ:
Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tính căn cứ vào sốlượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền
Trang 10Trị giá vốn Số lượng Đơn giá
thực tế NVL = NVL xuất kho x bình quân
xuất kho trong kỳ trong kỳ
Trong đó: Giá đơn vị bình quân được tính theo hai cách sau:
Cách 1: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ:
Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ
Cách 2: Đơn giá bình quân tính sau mỗi lần nhập (Đơn giá bình quân
gia quyền liên hoàn)
Đơn giá bình quân gia quyền liên hoàn
Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): Phương pháp này dựa trên
giả định nguyên vật liệu nào nhập trước sẽ được xuất trước và lấy đơn giá
xuất kho bằng đơn giá nhập.Trị giá nguyên vật liệu cuối kỳ được tính theo
đơn giá của những lần nhập sau cùng
1.3 Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu
1.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng
Các chứng từ kế toán nguyên vật liệu được tiến hành ở kho và phòng kế
toán bao gồm:
Trang 11Phiếu nhập kho (Mẫu 01- VT)
Phiếu xuất kho (Mẫu 02- VT)
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 03- VT)Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 04- VT)
Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa(Mẫu 5- VT)
Bảng kê mua hàng hóa (Mẫu 06- VT)
Bảng phân bổ vật liệu , công cụ dụng cụ (Mẫu 07- VT)
Hóa đơn (GTGT)
Hóa đơn bán hàng,…
1.3.2 Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Tùy thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết ngyên vật áp dụng trongdoanh nghiệp mà sử dụng các sổ (thẻ) chi tiết sau:
Sổ (Thẻ) kho
Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Sổ số dư
Sổ đối chiếu luân chuyển
Bảng kê nhập – xuất – tồn kho
1.3.3 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu
1.3.3.1 Phương pháp ghi thẻ song song
Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập– xuất – tồn kho từng lần nhập, xuất nguyên vật liệu theo chỉ tiêu số lượng.Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết vật liệu để ghichép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho theo chỉ tiêu số lượng và số tiền
Trang 12Đối chiếu kiểm tra
HÌNH 1.1: KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP MỞ
Trang 13Thẻ kho
Sổ đối chiếu số luân chuyển
Sổ kế toán tổng hợp
1.3.3.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Tại kho: Thủ kho ghi thẻ kho theo dõi tình hình hiện có và sự biến độngcủa từng thứ nguyên vật liệu theo chỉ tiêu số lượng
Tại phòng kế toán: Căn cứ chứng từ nhập (xuất) để lập bảng kê nhập(xuất) hoặc tổng hợp để ghi lên sổ đối chiếu số luân chuyển vào cuối kỳ theotừng thứ cả số lượng và giá trị
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
HÌNH 1.2: KẾ TOÁN CHI TIẾT NVL THEO PP SỔ ĐỐI CHIẾU LUÂN CHUYỂN
Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển đơn giản, dễ dàng ghi chép, đốichiếu số liệu, giảm được khối lượng ghi sổ kế toán do chỉ ghi một lần vàocuối tháng nhưng vẫn có nhược điểm là trùng lặp trong việc ghi chép giữakho và phòng kế toán, việc kiểm tra đối chiếu số liệu chỉ được tiến hành vàocuối tháng nên hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán Hơn nữa công việc
Trang 14tập trung nhiều vào cuối tháng, ảnh hưởng đến tính kịp thời, đầy đủ và cungcấp thông tin cho các đối tượng sử dụng có nhu cầu khác nhau.
Phương pháp này áp dụng thích hợp cho các doanh nghiệp sản xuấtkhông có nhiều nghiệp vụ nhập, xuất, không bố trí riêng nhân viên kế toán vậtliệu, do vậy không có điều kiện ghi chép theo dõi tình hình nhập, xuất, tồnhàng ngày
1.3.3.3 Phương pháp số dư
Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập – xuất – tồnkho cuối tháng phải ghi số tồn kho đã tính trên thẻ kho sang sổ số dư vào cộtlượng
Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ theo dõi từng kho chung cho các loạivật liệu để ghi chép tình hình nhập – xuất Từ bảng kê nhập, bảng kê xuất kếtoán lập bảng lũy kế nhập, lũy kế xuất rồi từ các bảng lũy kế lập bảng tổnghợp nhập, xuất, tồn kho theo từng nhóm, loại nguyên vật liệu theo chỉ tiêu giátrị Cuối tháng khi nhận sổ số dư do thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồncuối tháng do thủ kho tính ghi ở sổ số dư và đơn giá hạch toán tính ra giá trịtồn kho để ghi vào cột số tiền trên sổ số dư và việc kiểm tra đối chiếu căn cứvào cột số tiền tồn kho trên sổ số dư và bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn và sốliệu kế toán tổng hợp
Trang 15Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
HÌNH 1.3: KẾ TOÁN CHI TIẾT NVL THEO PHƯƠNG PHÁP SỐ DƯ
Phương pháp số dư hạn chế đến mức thấp nhất khối lượng hạch toán của
kế toán, tránh được sự trùng lặp trong việc ghi chép giữa kho và phòng kếtoán và thường xuyên kiểm tra được việc ghi chép của thủ kho trên thẻ khocũng như tình hình quản lý nguyên vật liệu, đặc biệt là công việc kế toánkhông bị dồn vào cuối tháng nên đã đáp ứng được tính kịp thời Song do chỉtheo dõi các chỉ tiêu giá trị với từng nhóm nguyên vật liệu nên tại thời điểmbất kỳ nếu muốn biết tình hình nhập, xuất, tồn của một loại nguyên vật liệunào đó thì không thể xem trên sổ kế toán mà buộc phải căn cứ vào thẻ kho,khó phát hiện được nguyên nhân nếu có sai sót xảy ra
Phương pháp này thích hợp cho các doanh nghiệp sản xuất có khối lượngcác công tác nghiệp vụ nhập, xuất (chứng từ nhập, xuất) nhiều, khối lượngthường xuyên nhiều chủng loại vật liệu và với điều kiện doanh nghiệp sửdụng giá hạch toán để hạch toán nhập, xuất đã xây dựng được hệ thống danhđiểm vật liệu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán vững vàng
1.4 Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp có hai phương pháp:
- Phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp kiểm kê định kỳ
1.4.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
Trang 16Xuất NL,VL dùng cho SXKD, XDCB
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánhthường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hànghóa trên các tài khoản kế toán và sổ kế toán
1.4.1.1 Tài khoản kế toán sử dụng
TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có
và tình hình biến động của nguyên liệu, vật liệu theo giá gốc TK 152 được
mở chi tiết theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
TK 151: “Hàng mua đang đi đường”: Tài khoản phản ánh trị giá nguyênvật liệu doanh nghiệp đã mua, đã thanh toán hoặc đã chấp nhận thanh toánnhưng Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 331, TK
111, TK 112, TK 1331, TK 411,…
1.4.1.2 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Trang 16
Trang 17TK412 TK412
HÌNH 1.4: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN NVL THEO PP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
1.4.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi, phảnánh thường xuyên liên tục tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu trên các tàikhoản hàng tồn kho tương ứng, mà chỉ theo dõi phản ánh giá trị hàng tồn đầu
kỳ và cuối kỳ căn cứ vào số liệu kiểm kê định kỳ hàng tồn kho
Mọi biến động tăng, giảm (nhập, xuất) vật liệu theo dõi trên tài khoản mua hàng Các TK vật liệu (TK 151, 152) chỉ phản ánh tình hình hiện có của
611-Chênh lệch tăng do
đánh giá lại
Chênh lệch giảm do đánh giá lại
Trang 18Cuối kỳ tiến hành kiểm kê hàng tồn cuối kỳ.
Trị giá thực tế tồn kho cuối kỳ = Số lượng tồn x Đơn giá tính cho hàng tồn Trị giá
+
Trị giá thực tế
VL nhập trong kỳ
-Trị giá thực tế
VL tồn cuối kỳ 1.4.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng:
Để tổng hợp tăng nguyên vật liệu kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu như
TK 151, 152 ,156, 611
TK 611 “Mua hàng”: Tài khoản này dùng phản ánh trị giá nguyên vật liệumua vào, nhập kho hoặc đưa vào sử dụng trong kỳ TK 611 không có số dưcuối kỳ và được mở chi tiết hai tài khoản cấp 2:
- TK 6111: Mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
- TK 6112: Mua hàng hóa
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác: TK 111, TK 112,
TK 141, TK 128
Trang 19vật liệutồn kho đầu kỳ
Đầu kỳ, k/c giá trị nguyên
người bán hoặc được giảm giá Nguyên vật liệu trả lại cho
1.4.2.2 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Trang 201.5 Tổ chức công tác kế toán NVL trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán
1.5.1 Tổ chức khai báo mã hóa ban đầu của NVL:
a , Do đặc thù của các công ty, doanh nghiệp là sản xuất , kinh doanh nêncác công ty , doanh nghiệp có rất nhiều nhà cung cấp NVL khác nhau ,… Vìvậy để thuận lợi cho việc quản lý cũng như sản xuất, thương mại các loạiNVL trên ; công ty cũng đã áp dụng xây dựng tương đối đầy đủ chi tiết hệthống mã hàng hóa NVL của riêng mình
Mã nguyên vật liệu của công ty, doanh nghiệp đặt ra với các loại NVL dựatrên tên công ty , đối tác cung cấp nguyên vật liệu ; đồng thời cung dựa trênmức độ tiêu thụ NVL của công ty đối với riêng NVL đó để tạo mã riêng chotừng loại NVL
Trang 21nhớ về các mặt hàng NVL của mình cũng như dễ tìm đễ đối chiếu trên sổ sáchchứng từ , hóa đơn ,… Đồng thời việc đặt mã hàng hóa cũng giúp cho kế toánmáy thuận tiện dễ dàng hơn trong công việc của mình, đặc biệt trong việcphân loại phân nhóm mà hàng hóa cung cấp,…
1.5.2 Sơ đồ trình tự quy trình trên kế toán máy
Phân loại
HÌNH 1.6 SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ QUY TRÌNH TRÊN KT MÁY
Chứng từgốc
Nhập dữ liệu
Phần mềm sử lý
Các báo cáo
Sổ kế toán tổnghợp
Sổ kế toán chi
tiết
Trang 22CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG TY TNHH
CỘNG ĐỒNG 18/4
2.1 Đặc điểm tình hình chung của công ty TNHH Cộng đồng 18/4 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.1 Giới thiệu về công ty :
• Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH CỘNG ĐỒNG 18/4
• Tên tiếng Anh: CONG DONG APRIL 18 COMPANY LIMITED
• Tên viết tắt: CD CO LTD
• Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH
• Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và thương mại sản phẩm đồ da
• Địa chỉ: Thọ Vinh – Kim Động – Hưng Yên
• Điện thoại: 03213.815.512 , Fax: 03213.815.588, MST: 0900598336
• Công ty TNHH Cộng đồng 18/4 đăng ký lần đầu ngày 16/07/2010 ,đăng ký thay đổi ngày 02/01/2014
• Vốn điều lệ :15 tỷ đồng
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Công ty phát triển và hình thành từ hợp tác xã thủ công, Công ty TNHHCộng đồng 18/4 vốn mang những đặc điểm của loại hình Hợp tác xã Tuynhiên vào tháng 07 năm 2010 công ty TNHH Cộng Đồng 18/4 chính thứcchuyển đổi sang hình thức Công ty TNHH
- Từ năm 2010 công ty hoạt động và áp dụng điều lệ theo hình thức Công tyTNHH
- Trong quá trình hoạt động và phát triển cùng với sự cố gắng của tập thể cán
bộ công nhân và nhà quản lý, công ty đã đạt được một số những thành quảđáng khích lệ Doanh thu các năm sau đều cao hơn năm trước, qui mô kinhdoanh mở rộng Thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước và mang lại hiệu quảthiết thực cho Công ty
Trang 23Ngoài ra cùng với sự cố gắng không ngừng của toàn thể công ty đặc biệt
là những nhân viên lâu năm, đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề bài bản,
chuyên sâu đã giúp công ty TNHH Cộng đồng 18/4 nhanh chóng chiếm được
lòng tin của khách hàng cũng như bạn hàng, là nhà cung cấp, nhà sản xuất,
làm cho vị thế của công ty ngày càng nâng cao trên thị trường trong nước và
năm 2014 đã vươn đến thị trường ngoài nước
2.1.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
những năm gần đây
BẢNG 2.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (ĐVT: TRIỆU ĐỒNG)
Năm 2011
2.1.1.4 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công tyTNHH
Cộng đồng 18/4:
2.1.1.4.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty:
Công ty TNHH Cộng đồng 18/4 thực hiện các hoạt động SXKD phù
hợp với chức năng nhiệm vụ, ngành nghề chính của mình là sản xuất đồ da
như thắt lưng da, ví da và nhận da công bán thánh phẩm dầy da cho các đơn
sản xuất dầy da phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Là một doanh nghiệp tư nhân, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, công
ty đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước, phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong nước đồng thời tạo công ăn việc làm cho hơn 250 lao động tại
địa phương và các vùng lân cận, đặc biệt tạo công ăn việc làm hàng năm cho
hơn 150 người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Hưng yên , Hải Dương, Hà Nam,
Bắc Ninh cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước Bên cạnh
Trang 24…
S.P da công Nhập kho SPPhân phối đến các đại lý
đó công ty luôn tham gia nhiệt tình hỗ trợ cho các quỹ từ thiện Cộng đồng của
địa phương nói chung
Nhận thức rõ chức năng, nhiệm vụ của mình, công ty TNHH Cộng
đồng 18/4 đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần đáng kể vào mục tiêu phát triển
chung của đất nước, đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tạo công ăn việc làm
cho người tật nguyền đã được chính quyền các cấp ghi nhận theo đúng tên của
công ty là :”Công ty TNHH Cộng đồng 18/4”
2.1.1.4.2 Đặc điểm sản phẩm
Sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm như: thắt lưng da, ví da các
loại, làm da công dầy da cho một số công ty khác trên địa bàn…
2.1.1.4.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất
Doanh nghiệp tổ chức sản xuất ở hai phân xưởng, mỗi phân xưởng chia
ra các khu như khu máy cắt, khu máy sản phẩm, khu da công, khu hoàn
thiệt Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất này nhằm mục đích thuận lợi về vị trí
quản lý sản xuất, không phục vụ cho công tác kế toán
2.1.1.4.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
- Quy trình công nghệ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
HÌNH 2.1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Trang 25vụ tốt cho nơi làm việc
2.1.1.5 Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty
2.1.1.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý
HÌNH 2.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY TNHH CỘNG ĐỒNG 18/4 Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạoQuan hệ chức năng (cộng tác, phối hợp)Nhìn vào sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Cộng Đồng 18/4
ta thấy rõ hai mối quan hệ:
- Quan hệ chỉ đạo: là quan hệ giữa Giám đốc với Phó Giám đốc và giữa Phó
Giám đốc với các Phòng ban
Trang 26- Quan hệ chức năng: là quan hệ giữa các Phòng ban với nhau, mỗi đơn vị
đều có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng đặt dưới sự điều hành chung của Giám đốc
và Phó giám đốc.
Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận trong Công ty đượcphân như sau:
- Ban Giám đốc: Ban Giám đốc Công ty là người điều hành các hoạt
động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những quyếtđịnh của mình Trong đó:
+ Giám đốc: Là người đại diện về mặt pháp lý của Công ty trước Phápluật và cơ quan Nhà nước Giám đốc chịu mọi trách nhiệm về tất cả các hoạtđộng của Công ty
+ Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điềuhành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc Có nhiệm
vụ chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công vàchịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được phân công và được
uỷ quyền
- Các phòng ban trong Công ty:
+ Phòng tài chính kế toán: Trực tiếp giúp cho lãnh đạo Công ty trong
công tác quản lý, sử dụng vốn và nguồn vốn để đạt được hiệu quả đề ra, phùhợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Tổ chức tốt công tác thu thập,
xử lý các thông tin có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh củacông ty Lên kế hoạch tài chính cho từng tuần, tháng, quý, năm Báo cáo cácthông tin kế toán tài chính cho lãnh đạo công ty và các cơ quan quản lý chứcnăng
+ Phòng kinh doanh tổng hợp: Là bộ phận tham mưu cho ban lãnh đạo
về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bộ phận có nhiệm vụ tìm hiểuchung về nhu cầu thị trường, thu thập kịp thời những thông tin liên quan đếnhoạt động kinh doanh của Công ty trên cơ sở đó tổng hợp, phân tích những dữ
Trang 27liệu thông tin cần thiết cho việc biên lập và quản lý kế hoạch sản xuất, tiêu thụsản phẩm.
+ Phòng kế hoạch kỹ thuật: Đây là bộ phận quản lý việc thực hiện quy
trình công nghệ Tổ chức theo dõi việc quản lý bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị,lên kế hoạch dự đoán hạng mục đại tu, trùng tu dây chuyền thiết bị Đổngthời, có nhiệm vụ lập và quản lý hệ thống chất lượng của công ty Theo dõi ápdụng và duy trì hệ thống chất lượng và tổng hợp đề xuất phương án cải tiếnchất lượng Lên kế hoạch và thực hiện việc mua vật tư, máy móc, nguyênliệu
+ Phòng sản xuất sản phẩm (xưởng sản xuất): có nhiệm vụ tổ chức
thực hiện kế hoạch sản xuất, sửa chữa, bảo trì thiết bị và quản lý toàn bộ mọihoạt động trong xưởng
2.1.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Cộng đồng 18/4:
2.1.2.1 Bộ máy kế toán:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
HÌNH 2.3: BỘ MÁY KẾ TOÁN
Trang 282.1.2.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng tài chính - kế toán, có nhiệm
vụ kiểm tra, giám sát, chỉ đạo trực tiếp việc phân tích, tổ chức điều hành bộmáy kế toán phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo công việc cho các nhânviên kế toán Hàng tháng, hàng quý Kế toán trưởng có trách nhiệm lập báocáo tài chính, báo cáo quản trị và đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc
và các cơ quan pháp luật về các thông tin kinh tế mà mình cung cấp thôngqua các báo cáo
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ: Theo dõi tiền mặt,
TGNH, tình hình công nợ phải thu, phải trả của khách hàng, nhà cung cấp,gửi báo cáo cho ban lãnh đạo để có kế hoạch kịp thời
Kế toán nguyên vật liệu, thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm:Theo dõi tình
hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm Lậpthẻ kho, lập bảng kê tổng hợp nhập, xuất và bảng kê chi tiết vật liệu xuất dùngcho từng phân xưởng, đồng thời theo dõi tình hình tiêu thụ trên thị trường vàtheo dõi sự biến động của thị trường để đưa ra các biện pháp kinh doanh hữuhiệu và kịp thời
Kế toán tiền lương, TSCĐ, CPSX và tính giá thành: Thực hiện tính
lương, thanh toán tiền lương cho công nhân viên trong Công ty, tình hình sửdụng tài sản cố định của Công ty Thực hiện tập hợp các khoản chi phí liênquan đến quá trình sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhâncông trực tiếp và chi phí sản xuất chung… để tính giá thành sản phẩm
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt của Công ty thông qua việc thu
chi tiền mặt theo các phiếu thu, phiếu chi khi đã có đầy đủ thủ tục, có đủ chữ
ký của Kế toán trưởng và Giám đốc Công ty
Trang 29Các bộ phận kế toán có nhiệm vụ và chức năng khác nhau nhưng có mốiquan hệ chặt chẽ, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau giúp hoàn thành nhiệm vụ kế toántại công ty.
2.1.2.3 Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty TNHH Cộng đồng 18/4: 2.1.2.3.1 Các chính sách kế toán chung
Hiện nay Công ty áp dụng chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp theothông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của bộ trưởng Bộ Tài Chính
: VNĐ: từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm
: Theo tháng: Phương pháp khấu trừ: Kê khai định kỳ
: Phương pháp đường thẳng
: Bình quân cuối kỳ: Theo trị giá gốc: Theo nguyên giá: Theo chuẩn mực kế toán VN số 14
2.1.2.3.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Hệ thống sổ sách, chứng từ: Chứng từ về tiền lương, chứng từ về hàng
tồn kho, chứng từ về tài sản cố định, chứng từ về tiền tệ, chứng từ về bánhàng
Quy định về lập chứng từ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên
quan đến hoạt động của Công ty đều phải lập chứng từ kế toán và phải đượclập 1 lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh Liên quan đến lập chứng từ,công ty tuân thủ chặt chẽ theo quy định Nhà nước ban hành về nội dungchứng từ, chữ viết, cách ghi số tiền, số liên lập, chữ ký
Quy định về luân chuyển chứng từ: Tất cả các chứng từ kế toán do Công ty
Trang 30ty Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra
và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng để ghi sổ kế toán
Tổ chức bảo quản lưu trữ và hủy chứng từ: Trong năm tài chính, chứng
từ được bảo quản tại phòng kế toán, theo từng phần hành phân công củaphòng kế toán Chứng từ của các năm tài chính trước được sắp xếp bảo quảncẩn thận tại kho lưu trữ của phòng kế toán và chỉ được hủy sau một thời giannhất định theo quyết định của ban Giám đốc
2.1.2.3.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống TK được công ty xây dựng dựa trên hệ thống tài khoản đượcquy định tại thông tư số:200/2014/TT-BTC Đồng thời căn cứ vào quy mô,đặc điểm hoạt động, Công ty mở tài khoản chi tiết tới cấp 2, 3 để phù hợp vớiyêu cầu quản lý Hệ thống tài khoản của Công ty gồm 10 nhóm tài khoảnchính: Tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanhthu, chi phí, thu nhập khác, chi phí khác, xác định kết quả kinh doanh, tàikhoản ngoài bảng
2.1.2.3.4 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Các loại báo cáo tài chính Báo cáo quản trị chủ yếu
• Bảng cân đối kế toán (mẫu B-01/DN)
• Báo cáo kết quả kinh doanh (mẫu
• Quyết toán thuế TNDN (mẫu 03/DN )
• Báo cáo doanh thu, chi phí vàkết quả theo từng bộ phận
• Báo cáo về công nợ
• Báo cáo tình hình sử dụng laođộng và năng suất lao động
• Báo cáo chi tiết tăng giảmvốn chủ sở hữu
• Báo cáo phân tích nhân tốảnh hưởng đến tình hình sx
và tài chính
Trang 312.1.2.3.5 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán:
Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung trên máy vi tính.Các loại sổ của hình thức kế toán Nhật ký chung: Nhật ký chung; sổcái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Khi ứng dụng kế toán trên máy vi tính, sau khi thực hiện nhập liệu, mãhóa chứng từ trên, phần mềm sẽ tự kết xuất dữ liệu lên sổ Nhật ký chung, sổcái, sổ chi tiết liên quan Cuối kỳ, khóa sổ, thực hiện tổng hợp số liệu trên sổcái, lên bảng cân đối số phát sinh, kết xuất báo cáo tài chính Công việc kiểmtra, đối chiếu cũng được kế toán thực hiện
2.1.2.3.6 Giới thiệu chung về phần mềm kế toán Công ty đang sử dụng:
Phần mềm kế toán Công ty áp dụng: Misa.Sme.Net.2012
Giới thiệu về phần mềm kế toán Misa.Sme.Net.2012
Khởi động chương trình bằng cách kích đúp chuột vào biểu tượng phần mềm
kế toán MISA trên màn hình desktop, màn hình làm việc của MISA hiện ra:
HÌNH 2.4: BÀN LÀM VIỆC CỦA PHẦN MỀM MISA
Trang 32Phần mềm MISA SME.NET 2012 được tích hợp từ 13 phân hệ, trong
đó có 10 phân hệ tương ứng với 10 phần hành kế toán và 3 phân hệ khác hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:
Theo dõi tình hình thu, chi theo dự toán của từng văn phòng, chi nhánh (Phân hệ Ngân sách)
Kế toán tiền mặt tại quỹ (Phân hệ Quỹ)
Kế toán tiền gửi ngân hàng (Phân hệ Ngân hàng)
Kế toán mua hàng (Phân hệ Mua hàng)
Kế toán bán hàng (Phân hệ Bán hàng)
Kế toán vật tư, hàng hóa, CCDC (Phân hệ Kho, CCDC)
Kế toán TSCĐ (Phân hệ TSCĐ)
Kế toán tiền lương (Phân hệ Tiền lương)
Kế toán giá thành (Phân hệ Giá thành)
Kế toán thuế (Phân hệ Thuế)
Quản lý hợp đồng mua, hợp đồng bán (Phân hệ Hợp đồng)
Quản lý cổ đông (Phân hệ Cổ đông)
Kế toán tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính (Phân hệ Tổng hợp)
Thông tin đầu vào: hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế
toán nhập số liệu vào máy
Đối với các nghiệp vụ kết chuyển cần thiết như kết chuyển giá vốn, kếtchuyển chi phí… thì chương trình cho phép làm tự động qua bút toán kếtchuyển đã được cài đặt trong chương trình mà người sử dụng lựa chọn
Thông tin đầu ra: Kế toán có thể in chứng từ, sổ chi tiết, sổ cái từ các
nghiệp vụ đã lập bằng phương pháp xâu lọc
Mối quan hệ giữa các phần hành: Số liệu cập nhật ở phần hành nào
được lưu ở phần hành đó, ngoài ra còn được chuyển cho các phần hành khác
có liên quan theo từng trường hợp cụ thể
Quy trình xử lý trên phần mềm
Hiện nay, công ty áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” Đây làhình thức sổ có kết cấu đơn giản, thuận tiện cho việc thực hiện công tác kế
Trang 33toán bằng máy vi tính, phù hợp yêu cầu quản lý và trình độ đội ngũ kế toáncủa công ty.
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thể hiện trên chứng từ gốc, đượcnhân viên kế toán nhập bằng tay vào các phân hệ thích hợp trong phần mềm
kế toán, các chứng từ nhập vào phần mềm sẽ được lưu trữ dưới dạng dữ liệu
kế toán Sau đó, phần mềm sẽ tự động xử lý dữ liệu đưa vào, số liệu tự độngcập nhật vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản Cuối tháng,dựa vào số liệu ở các sổ chi tiết, máy tổng hợp vào bảng chi tiết số phát sinh,dựa vào sổ cái các tài khoản để lập bảng cân đối số phát sinh Kế toán đốichiếu số liệu giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết để đảm bảo khớp đúng Nếu cósai sót kế toán tiến hành sửa ngay trên máy tính, phần mềm cho phép kết xuất
ra báo cáo tài chính, báo cáo thuế, sổ chi tiết, sổ cái… Do đó, người sử dụng
có thể lưu trữ, xem, in ấn hoặc xuất dữ liệu như các sổ kế toán hoặc báo cáocần thiết
từ về phòng kế toán công ty theo đúng định kì Các nhân viên này phải theo
sự hướng dẫn của phòng kế toán và đứng đầu là kế toán trưởng Tại phòng kếtoán tổ chức việc ghi chép ban đầu, thu nhận chứng từ do các đơn vị phụthuộc gửi lên sau khi kiểm tra đối chiếu, kế toán thực hiện phần hành củamình trên máy vi tính
2.2 Thực trạng về tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Cộng đồng 18/4:
2.2.1 Công tác tổ chức quản lý chung về nguyên vật liệu tại Công ty:
Trang 34Công ty TNHH Cộng đồng 18/4 là một doanh nghiệp với quy mô sảnxuất nhỏ, số lượng và chủng loại nguyên vật liệu không nhiều, chủ yếu là da Nguồn nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là mua ngoài, từ đó đặt ra nhữngyêu cầu trong công tác quản lý, hạch toán quá trình thu mua, vận chuyển, bảoquản dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu.
2.2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu chính: Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tạo ra sảnphẩm chủ yếu là da công nghiệp
- Nguyên vật liệu phụ: chỉ màu, chỉ khâu, băng dính, keo…
- Nhiên liệu: dầu công nghiệp, hóa chất tẩy…
- Phụ tùng thay thế: vải công nghiệp, khóa các loại…
Trang 36HÌNH 2.5: DANH ĐIỂM 1 SỐ VẬT TƯ, HÀNG HOÁ
HÌNH 2.6: DANH ĐIỂM 1 SỐ NHÀ CUNG CẤP
Trang 37HÌNH 2.7: DANH ĐIỂM 1 SỐ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN
Trang 382.2.1.3 Tình hình công tác quản lý:
Nguyên vật liệu của Công ty được quản lý trong một kho, trong kho được phân chia thành các ngăn (lô) để lưu trữ bảo quản các loại nguyên vật liệu khác nhau Do nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là da các loại nên khobảo quản phải đảm bảo khô ráo, tránh ẩm, nóng làm hỏng nguyên vật liệu.Kho có sự giám sát của thủ kho trong quá trình nhập, xuất Thủ kho cũng
là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý và bảo quản nguyên vậtliệu, cập nhật sổ sách hàng ngày, theo dõi số lượng hiện có và tình hình nhậpxuất
2.2.1.4 Đánh giá nguyên vật liệu:
a) Nguyên vật liệu nhập kho:
Nguyên vật liệu nhập kho:
Nguyên vật liệu trong Công ty chủ yếu do mua ngoài, theo kế hoạch muađược dự toán theo hợp đồng và nhu cầu sử dụng từng loại NVL Khi nhập khonguyên vật liệu, kế toán dùng giá thực tế để hạch toán:
+
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ (nếu có)
-Các khoản giảm trừ ( nếu có) Giá mua ghi trên hóa đơn: Giá mua nguyên vật liệu là giá không bao
gồm thuế GTGT, giá mua được thỏa thuận trong báo giá của nhà cung cấp,thường ít biến động trong tháng
Chi phí vận chuyển: chi phí vận chuyển thuê bên ngoài chưa bao gồm
thuế GTGT
Trang 39Trích: Theo chứng từ số 02090 ngày 25/08/2014, công ty nhập 1.250 pia
da cá sấu vàng của Công ty TNHH Huynh Đệ thuộc da Hưng Thái Thuế suấtthuế GTGT là 10%
Tổng giá mua chưa thuế: 43.750.000 đồng
Số lượng: 1.250 pia
Đơn giá nhập kho 35.000 đồng/pia
b) Nguyên vật liệu xuất kho:
Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ trên phần mềm ta
vào Hệ thống\Tùy chọn\Vật tư hàng hóa có chọn thời điểm tính giá là
“Định kỳ, sử dụng chức năng tính giá xuất kho” Khi thực hiện kiểm tra giáxuất, phần mềm sẽ tiến hành tính giá của vật tư xuất kho và áp đơn giá vàocác chứng từ xuất kho
Vào menu Nghiệp vụ\Kho\Kiểm tra giá xuất, xuất hiện hộp hội thoại
cho phép người dùng thực hiện tính giá và cập nhật giá xuất kho cho các vật
tư, hàng hóa:
Chọn thời gian tính giá xuất kho Tích chọn vào “Tính tất cả vật tư, hàng hóa” để tính giá cho tất cả vật tư, hàng hóa hoặc tích vào “Chọn vật tư, hàng hóa” để chọn vật tư muốn thực hiện tính giá.
Trang 40HÌNH 2.8: KIỂM TRA GIÁ XUẤT Sau đó nhấn nút <<Thực hiện>>, phần mềm sẽ tiến hành tính giá của
vật tư xuất kho và áp đơn giá vào các chứng từ xuất kho trong kỳ
Nhấn nút <<OK>> để kết thúc việc cập nhật giá xuất kho.
Ví dụ: Tính đơn giá bình quân của da cá sấu vàng xuất da làm ví, lót theo phương pháp bình quân cuối kỳ trên phần mềm; ta vào Hệ thống\Tùy chọn\Vật tư hàng hóa có chọn thời điểm tính giá là “Định kỳ, sử dụng chức
năng tính giá xuất kho”
Vào menu Nghiệp vụ\Kho\Kiểm tra giá xuất, xuất hiện hộp hội thoại
cho phép người dùng thực hiện tính giá và cập nhật giá xuất kho cho các vật
tư, hàng hóa
Chọn thời điểm tính giá xuất kho ngày 03/08/2014 để thực hiện tính giá,
nhấn nút “Thực hiện” giá tính được là 609.129 đồng
Nhấn nút “OK” để kết thúc.